Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Triển khai đào tạo và phát triển nhân lực tại siêu thị Bigc An Lạc, thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.69 KB, 29 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
————
BÀI THẢO LUẬN
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
ĐỀ TÀI: TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN
LỰC TẠI SIÊU THỊ BIG C AN LẠC − THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP
Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Liên
Nhóm thực hiện : 02
Lớp HP : 1454CEMG1911

HÀ NỘI – 2014
1
2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong môi trường kinh tế mà sự hợp tác và cạnh tranh diễn ra ngày càng mạnh mẽ,
sâu rộng, các đòi hỏi ngày càng đa dạng và khắt khe, chất lượng nguồn nhân lực được
đánh giá như một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp.
Chính vì những lý do đó, việc phát huy tối đa khả năng của nguồn nhân lực song hành
với việc quan tâm bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nâng cao tính chuyên nghiệp của
người lao động cần được các doanh nghiệp nhìn nhận và quan tâm đúng mức.
Căn cứ vào kế hoạch nhân sự, đặc thù lĩnh vực kinh doanh và khả năng tài chính,
mỗi doanh nghiệp cần chọn kế hoạch đào tạo phù hợp để tăng cường và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực. Tuy vậy khi có một kế hoạch, chương trình đào tạo phù hợp thì
việc triển khai kế hoạch đó vào thực tế có hiệu quả hay không lại là một câu chuyện khác.
Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của việc triển khai đào tạo và phát triển nhân lực đối
với sự thành công của cả một hệ thống quản trị nhân lực nói chung và công tác đào tạo
nói riêng.
2


3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÀO TẠO VÀ
PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
1.1. KHÁI NIỆM, QUY TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
1.1.1. Khái niệm đào tạo và phát triển nhân lực
Đào tạo và phát triển nhân lực được hiểu là quá trình liên quan đến việc hoàn thiện
và nâng cao kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và kinh nghiệm nghề nghiệp của người lao
động nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá trình thực hiện công việc của họ ở cả hiện tại và
tương lai, từ đó góp phần thực hiện mục tiêu đã xác định của doanh nghiệp.
1.1.2. Quy trình đào tạo và phát triển nhân lực
1.2. NỘI DUNG TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
1.2.1. Triển khai đào tao và phát triển nhân lực bên ngoài tổ chức doanh
nghiệp
Quá trình này thường được tiến hành theo các bước công việc là:
• Lựa chọn đối tác
• Ký kết hợp đồng với đối tác
• Theo dõi tiến độ thực hiện quá trình đào tạo và phát triển nhân lực
1.2.1.1. Lựa chọn đối tác
a) Mục đích:
3
Xác định nhu cầu ĐT & PT nhân lực
Xây dựng kế hoạch ĐT & PT nhân lực
Triển khai ĐT & PT nhân lực
Đánh giá kết quả ĐT & PT nhân lực
4
Nhằm tìm kiếm và lựa chon đối tác đào tạo ở bên ngoài tổ chức, doanh nghiệp có
khả năng đảm đương được việc đào tạo cho người lao động theo các mục tiêu và các yêu
cầu đã đặt ra.
b) Các căn cứ lựa chọn đối tác đào tạo và phát triển nhân lực
• Uy tín và năng lực của đối tác trong những năm gần đây

• Các dịch vụ đào tạo và phát triển năng lực mà đối tác có khẳ năng cung cấp.
• Cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị đào tạo của đối tác.
• Khả năng đáp ứng yêu cầu về đào tạo và phát triển nhân lực của tổ chức, doanh
nghiệp.
• Năng lực, trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên của đối tác đào tạo.
• Chí phí đào tạo.
c) Nội dung
• Lựa chọn thông tin cần thu thập
• Tìm kiếm nguồn cung cấp thông tin
• Tiến hành thu thâp thông tin
• Lập chính sách đối tác tiềm năng
1.2.1.2. Ký kết hợp đồng với đối tác
a) Mục đích
Nhằm xác định ro các mục tiêu, yêu cầu và các ràng buộc của quá trình đào tạo mà
tổ chức, doanh nghiệp và đối tác đào tạo phải thực hiện, đảm bảo tính pháp lý cue quá
trình đào tạo.
b) Nội dung
• Về cơ bản, căn cứ vào nhu cầu đào tạo và phát triển nhân lực của tổ chức, doanh
nghiệp, đối tác sẽ xây dựng chương trình và vội dung đào tạo phù hợp với từng đối
tượng, sau đó gửi các tài liệu giảng dạy cho tổ chức, doanh nghiệp để xem xét, phê duyệt
trước khi ký kết hợp đồng và tiên hành giảng dạy.
• Nội dung của hợp đồng đào tạo được tập chung vào các điều khoản chính bao
gồm:
- Mục tiêu đào tạo: Hai bên cần làm rõ về mục tiêu đào tạo. Nếu doanh nghiệp yêu
cầu đối tác xây dụng chương trình đào tạo, hai bên cần thống nhất làm rõ mục tiêu đào
tạo. Đây chính là căn cứ quan trọng để đánh giá đối tác trong hoạt động đào tạo.
4
5
- Thời gian đào tạo: Doanh nghiệp cần căn cứ vào mục tiêu và đối tượng tham gia
đào tạo để lựa chọn thời gian đào tạo cho phù hợp.

- Địa điểm đào tạo: Nếu doanh nghiệp muốn giảm chi phí cho nội dung đào tạo
thì nên chọn lớp học gần doanh nghiệp.
- Nội dung chương trình đào tạo: Hai bên cần làm rõ với mục tiêu đào tạo thì nội
dung gì sẽ được triển khai đào tạo, thời gian đào tạo mỗi nội dung như thế nào.
- Phương pháp đào tạo
- Tùy thuộc vào đối tượng và mục tiêu đào tạo thì đối tác đào tạo sẽ đưa ra các
phương pháp để doanh nghiệp lựa chọn.
- Giảng viên tham gia giảng dạy: Trong hợp đồng cần làm rõ ai sẽ là giảng viên
của khóa học hay của những nội dung cụ thể trong chương trình đào tạo.
- Quy định về đánh giá học viên, giảng viên: Kết quả đánh giá học viên được coi
là nguồn nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp trong hoạt động đánh giá nhân viên. Do
đó doanh nghiệp và cơ sở đào tạo cần làm rõ trong hợp đồng về trách nhiệm đánh giá,
cách thức tiến hành đánh giá học viên.
- Các loại bằng cấp, chứng chỉ sau đào tạo: Doanh nghiệp cần xem xét cơ sở đào
tạo có được phép cấp các loại văn bằng chứng chỉ hay không, hoặc họ có phảo là đối tác
của những cơ sở được phép cấp chứng chỉ hay không. Sau đó, hai bên cần làm rõ những
loại văn bằng, chứng chỉ có thể được cấp, đồng thời làm rõ thời hạn của văn bằng, chứng
chỉ đó.
- Các dịch vụ cam kết sau giảng dạy.
- Kinh phí
- Hai bên thống nhất xem các khoản kinh phí được tính toán như thế nào, cách
phân bổ kinh phí và thanh toán hợp đồng ra sao.
1.2.1.3. Theo dõi tiến độ thực hiện quá trình đào tạo và phát triển
a) Mục đích
Theo dõi kiểm tra tiến độ thực hiện quá trình đào tạo và phát triển nhân lực dựa trên
hợp đồng đào tạo đã ký kết để đảm bảo mục tiêu đã đề ra. Nếu phát hiện sai sót, khiếm
khuyết trong quá trình giảng dạy, học tập thì kịp thời trao đổi với đối tác để sửa chữa,
điều chỉnh nhằm đạt kết quả cao nhất.
b) Nội dung theo dõi
5

6
• Thời gian và tiến độ đào tạo: bao gồm tiến độ thực hiện khóa học, lớp học theo
hợp đồng đã ký kết, việc chấ hành giờ giấc của giảng viên và người học.
• Nội dung, hình thức và phương pháp giảng dạy: Cần theo dõi những sự thay đổi
trong nội dung, hình thức và phương pháp đào tạo. Vì yếu tố này ảnh hưởng nhiều đến
chất lượng và hiệu quả đào tạo nên cần chú ý phối hợ với đối tác theo dõi vấn đề sau: Nội
dung đào tạo mang tính tiếp nối, logic và lượng thông tin cung cấp phải phù hợp với khả
năng tiếp thu của người học, đảm bảo khối lượng giảng dạy theo dung hợp đồng đã ký
kết; Luôn đặt người học là trung tâm của quá trình đào tạo, từ đó lựa chọn phương pháp
giảng dạy thích hợp; Kết hợp lý thuyết với thực hành, nghe với quan sát thực nghiệm để
học viên dẽ hiểu, dễ nhớ.
• Sự tham gia của người học: Sự tham gia của người học và kết quả học tập theo
các nội dung đào tạo hoặc tưng giai đoạn của quá trình đào tạo.
• Thông tin phản hồi: Thông tin phản hồi trong quá trình đào tạo sẽ giúp học viên
biết dược họ học được đến đâu, rèn luyện kỹ năng làm việc như thế nào, biết phải làm gì
để nâng cao kết quả học tập, từ đó giúp họ tự tin hơn và tiến bộ nhanh hơn. Vì vậy nhà
quản trị và các cán bộ quản lý đào tạo cần phải thường xuyên nắm bắt, thei dõi được tình
hình học tập của học viên, phát hiện ưu nhược điểm của mỗi học viên.
• Động viên khuyến khích người học: Để tạo động lực cho người học, cần kịp thời
áp dụng các biện pháp động viên, khuyến khích như: khen thưởng kịp thời kết quả bước
đầu của học viên, chỉ ra các cơ hội thăng tiến sau đào tạo, tạo môi trường văn hóa thuận
lơi, tạo điều kiện để người học tích cực, chủ động tham gia vào quá trình đào tạo.
1.2.2. Triển khai đào tạo và phát triển nhân lực bên trong tổ chức, doanh
nghiệp
1.2.2.1. Lập danh sách đối tượng được đào tạo và phát triển và mời giảng viên
a) Lập danh sách đối tượng được đào tào tạo và phát triển
• Mục đích: giúp người quản lý và người học chủ động, đồng thời tạo thuận lợi cho
quá trình theo dõi người học sau này.
• Các cán bộ quản lý đào tạo cần lên danh sách người học với các nội dung cụ thể
như: Họ tên, phòng ban, chức trách, nhiệm vụ quyền hạn của đối tượng được đào tạo, lý

do đào tạo; Sau đó tiến hành thông báo kế hoạch tập trung học tập cho từng đối tượng
6
7
tham gia khóa học hay lớp học, tìm hiểu những khó khăn của họ đối với việc thham gia
học tập và giúp đỡ họ khắc phục những khó khăn đó để tham gia đầy đủ và đúng hạn.
b) Mời giảng viên.
• Mục đích: Lựa chọn và lập danh sách giảng viên ở bên trong hoặc bên ngoài
doanh nhiệp có đủ năng lực và điều kiện cần thiết để giảng dạy theo yêu cầu và mục tiêu
cuả khóa học.
• Để lựa chọn được giảng viên phù hợp cần có những tiêu chuẩn lựa chọn rõ ràng,
cụ thể như: Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp và kinh nghiệm…
• Lập kế hoạch về thời gian, tiến độ và thông báo kế hoạc trước cho người dạy để
có sự chuẩn bị chu đáo cho giảng dạy.
• Đối với giảng viên bên trong DN cần lưu ý đến nững cam kết, chính sách đãi ngộ
trong thời gian giảng dạy.
• Đối với giảng viên bên ngoài doanh nghiệp: Có thể thương thảo và ký kết hợp
đồng hoặc sắp xếp thời gian hợp lý để giảng viên có thể tham gia đầy đủ, đúng kế hoạch.
1.2.2.2. Thông báo danh sách và tập trung đối tượng được đào tạo và phát triển
a) Mục đích
Giúp người học chủ động chuẩn bị các điều kiện đểtham gia quá trình đào tạo, cũng
như giúp doanh nghiệp tập chung đầy đủ người học theo đúng đối tượng, thời gian, địa
điểm.
b) Nội dung
Các cán bộ quản lý đào tạo tiến hành thông báo kế hoạch khóa đào tạo và danh sách
của người học cho từng đối tượng tham gia khóa học bằng cách dán tong báo ở bản tin
nội bộ, đăng lên website nội bộ…
Cán bộ quản lý đào tạo tiến hành theo dõi và quản lý người học trong thời gian đầu,
tập chung họ tham gia khóa học hay lớp học. Rà soát các trường hợp không tham gia
khóa học có lý do chính đáng hay không để có các biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp.
Hướng dẫn người học chuẩn bị những điều kiện cần thiết để học tập đạt kết quả tốt nhất.

1.2.2.3. Chuẩn bị các tài liệu, cơ sở vật chất
a) Mục đích
7
8
Chuẩn bị trước các tài liệu , cơ sở vật chất cần thiết ,đảm bảo hoạt động đào tạo và
phát triển nhân lực được tiến hành một cách thuẩn lợi và hiệu quả nhất .
b) Nội dung
• Chuẩn bị các tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập
- Ở bước công việc này, cán bộ quản lý đào tạo, kết hợp với giảng viên chuẩn bị
các tài liệu giảng dạy và học tập theo yêu cầu của nội dung chương trình đào tạo đã được
xây dựng và phê duyệt như bài giảng mẫu, giáo trình, giáo án, kịch bản môn học, tài liệu
tham khảo, bài giảng điện tử, bài tập thực hành… tiến hành in ấn hoặc photo các tài liệu
trên để cung cấp cho giảng viên và người học một cách kịp thời, đầy đủ trước khi khóa
học, lớp học được bắt đầu .
- Hướng dẫn người học sử dụng, nghiên cứu các tài liệu học tập để học chủ động
và có hứng thú trong quá trình tham gia khóa học, lớp học.
- Lưu ý: Các tài liệu giảng dạy, học tập có thể do giảng viên lựa chọn theo ý cá
nhân, có thể do giảng viên biên soạn trên cơ sở đặt hàng của tổ chức doanh nghiệp.
• Chuẩn bị các điều kiện vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập
- Điều kiện vật chất bao gồm: địa điểm , trang thiết bị giảng dạy và học tập , các
dịch vụ phục vụ cho công việc giảng dạy, học tập và các điều kiện vật chất khác.
- Về địa điểm: thực chất là bố trí phòng học với đầy đủ các điều kiện phục vụ cho
giảng dạy và học tập như bàn ghế, ánh sang, âm thanh, phấn bảng, môi trường sư
phạm…. Đặc biệt, cần lưu ý đến môi trường sư phạm như yên tĩnh, vệ sinh, an toàn và
thuận tiện cho việc đi lại của giảng viên, học viên.
- Về trang thiết bị giảng dạy, học tập: Tùy theo phương pháp và nội dung giảng
dạy,cần trang bị đầy đủ các phương tiện, đồ dùng giảng dạy và học tập như hệ thống
nghe nhìn, máy chiếu slide, mô hình học tập
- Về các dịch vụ phục vụ cho việc giảng dạy: Cần chuẩn bị đầy đủ các dịch vụ như
ăn, uống, giải trí, nghỉ ngơi cho giáo viên và học viên nếu cần thiết và có điều kiện thực

hiện.
1.2.2.4. Tiến hành đào tạo và phát triển nhân lực
Như chúng ta đã biết, trong công tác đào tạo và phát triển doanh nghiệp có hai dạng
đào tạo và phát triển nhân lực đó là đào tạo phát triển chính thức và không chính thức.
tuy vậy, trong giới hạn cue học phần này chúng tôi chỉ đi sâu trình bày về hình thức đào
8
9
tạo và phát triển chính chức do vậy nội dung “Tiến hành đào tạo và phát triển bên trong
doanh nghiệp” bao gồm các công việc trong khoảng thời gian từ buổi giảng dạy đầu tiên
đến khi kết thúc khóa học.
Về cơ bản, tiến hành một khoa học bao gồm ba giai đoạn: Mở đầu, triển khai và kết
thúc khóa học.
• Mở đầu khóa học: Thường bao gồm các nhiệm vụ chính là giới thiệu khóa học
(đặc biệt là mục tiêu, vai trò – đặc biệt là tầm quan trọng của khóa học), đưa ra các yêu
cầu đối với người học, chỉ dẫn cho người học những nội quy cơ bản của khóa học, giới
thiệu các trang thiết bị tại điểm học, phát tài liệu, trong giai đoạn này có thể tiến hành cả
việc chia sẻ kinh nghiệm của người đi trước và trao đổi hai chiều với người học về khóa
học trước khi bắt đầu.
• Triển khai khóa học: Đây là nhiệm vụ của người giảng dạy, tuy vậy, để người
tiến hành công tác giảng dạy đạt kết quả cao thì chúng ta cần lưu ý một số nguyên tắc
sau:
- Tận dụng tối đa các thiết bị, các phương tiện giảng dạy
- Khi trình bày một vấn đề, nên tiếp cận theo cách thức gần gũi với người học
- Tránh lạm dụng bài tập
- Thiết kế Slide đẹp, hấp dẫn và đúng theo quy chuẩn…
1.2.2.4. Thực hiện chính sách đãi ngộ cho đội ngũ tham gia đào tạo
• Mục đích: Động viên kịp thời các đối tượng tham gia đào tạo và phát triển: Giảng
viên và cán bộ quản lý đào tạo để họ có những nỗ lực cao nhất nhằm đạt mục tiêu của
khóa học hay lớp học đã được đề ra .
• Các đãi ngộ được thực hiện dựa trên cơ sở chính xác đãi ngộ và ngân quỹ đào tạo

và phát triển nhân lực của tổ chức đã được xây dựng và ban hành, như đãi ngộ thông qua
tiền lương thưởng, phụ cấp, trợ cấp. Ví dụ như thực hiện chế độ được hưởng nguyên tiền
lương, phúc lợi cho người tham gia học tập; chế độ trợ cấp tiền ăn tiền học phí. Mua sắm
tài liệu và phương tiện học tập; chế độ trả công cho giảng viên kiêm nhiệm… Ngoài ra,
cần kịp thời các đãi ngộ phi vật chất như tuyên dương, khen thưởng đối với những cá
nhân có thành tích cao trong học tập, giảng dạy và quản lý đào tạo.
• Tuy nhiên, việc triển khai chính sách đãi ngộ nêu trên phải đảm bảo tính hợp lý
trên cơ sở ngân quỹ đào tạo đã được xây dựng và phê duyệt, tránh tình trạng lãng phí tiền
bạc hoặc lạm dụng công quỹ vì lợi ích cá nhân, đồng thời cũng cần tránh việc chi tiêu cho
9
10
đào tạo quá chặt chẽ, “máy móc” làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động và kết quả của
hoạt động này.
Các nội dung công việc của triển khai đào tạo bên trong tổ chức, doanh nghiệp cần
phải được tiến hành theo đúng chính sách, quy dịnh và kế hoạch đã đề ra, phải thực hiện
môt cách nghiêm túc, cụ thể và chi tiết. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện thực tế của tổ chức,
doanh nghiệp và triển khai linh hoạt, mềm dẻo theo mỗi chương trình đào tạo, theo từng
khóa học hay lớp học.
10
11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO VÀ
PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI SIÊU THỊ BIG C AN LẠC
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG SIÊU THỊ BIG C VIỆT NAM VÀ
BIG C AN LẠC
2.1.1. Giới thiệu về hệ thống siêu thị Big C
Hệ thống siêu thị Big C hoạt động kinh doanh theo mô hình “Trung tâm thương
mại” hay “Đại siêu thị”, là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại đang được Tập đoàn
Casino (Tập đoàn mẹ của siêu thị Big C) triển khai. Casino là một trong những tập đoàn
bán lẻ hàng đầu thế giới, với hơn 307.000 nhân viên làm việc tại hơn 12.000 chi nhánh,
tại Việt Nam, Thái Lan, Argentina, Uruguay, Brazil, Columbia, Pháp, Madagascar và

Mauritius.
Hiện tại, siêu thị Big C Việt Nam có tổng cộng 26 siêu thị Big C trên toàn quốc.
Chính thức hoạt động tại Việt Nam vào năm 1998, hệ thống siêu thị Big C tự hào
giới thiệu đến người tiêu dùng trên toàn quốc những không gian mua sắm hiện đại,
thoáng mát, thoải mái với chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú, chất lượng kiểm soát
và giá cả hợp lý, đi cùng với những dịch vụ khách hàng thật hiệu quả. Bên cạnh đó, tất cả
các siêu thị Big C trên toàn quốc đều cung cấp những kinh nghiệm mua sắm với nhiều
dịch vụ tiện ích cho Khách hàng.
Thương hiệu « Big C » thể hiện hai tiêu chí quan trọng nhất trong đinh
hướng kinh doanh và chiến lược để thành công của chúng tôi.
“Big” có nghĩa tiếng Việt là “To lớn”, điều đó thể hiện quy mô lớn của các
siêu thị Big C và sự lựa chọn rông lớn về hàng hóa mà chung tôi cung cấp.
Hiện tại, mỗi siêu thị Big C có khoảng hơn 40.000 mặt hàng để đáp ứng
cho nhu cầu của Khách hàng.
“C” là cách viết tắt của chữ “Customer” (Tiếng Anh), có nghĩa tiếng Việt
là “Khách hàng”, Chữ “C” đề cập đến những Khách hàng thân thiết của
chúng tôi, họ là chìa khóa dẫn đến thành công trong chiến lược kinh doanh
11
12
của siêu thị Big C.
Tầm nhìn: Nuôi dưỡng một thế giới đa dạng.
Nhiệm vụ: Là điểm đến của người tiêu dùng và là nhà bán lẻ tốt nhất làm hài lòng
quý khách hàng.
Thành tích
- Thương hiệu Việt yêu thích nhiều năm liền.
- Dịch vụ siêu thị được hài lòng nhất.
- Nhà phân phối - bán lẻ tiêu dùng tốt nhất Việt Nam.
- Doanh nghiệp Rồng Vàng
Tại các trung tâm thương mại và đại siêu thị Big C, phần lớn không gian được dành
cho hàng tiêu dùng và thực phẩm với giá rẻ và chất lượng cao. Sản phẩm kinh doanh tại

các siêu thị Big C có thể được chia ra thành 5 ngành chính, như sau:
12
13
- Thực phẩm tươi sống: thịt, hải sản, trái cây và rau củ, thực phẩm chế biến, thực
phẩm đông lạnh, thực phẩm bơ sữa, bánh mì.
- Thực phẩm khô: Gia vị, nước giải khát, nước ngọt, rượu, bánh snack, hóa phẩm,
mỹ phẩm, thực phẩm cho thú cưng và những phụ kiện.
- Hàng may mặc và phụ kiện: thời trang nam, nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh, giày dép và
túi xách.
- Hàng điện gia dụng: các sản phẩm điện gia dụng đa dạng bao gồm thiết bị trong
nhà bếp, thiết bị giải trí tại gia, máy vi tính, các dụng cụ và các thiết bị tin học.
- Vật dụng trang trí nội thất: bàn ghế, dụng cụ bếp, đồ nhựa, đồ dùng trong nhà,
những vật dụng trang trí, vật dụng nâng cấp, bảo trì và sửa chữa, phụ kiện di động, xe gắn
máy, đồ dùng thể thao và đồ chơi
Với đặc thù ngành nghề công việc nên hệ thống siêu thị Big C cần rất nhiều nhân
viên, khoảng 9000 nhân viên là 1 con số không hề nhỏ đối với Big C. Nền kinh tế ngày
càng phát triển,Big C muốn giữ vững được thị trường thì họ cần phải có đội ngũ nhân
viên có thể đảm bảo được chất lượng và luôn bám kịp được tiến trình phát triển của thị
trường. Big C cần tạo ra những môi trường học tập và làm việc cho nhân viên để họ có
thể phát triển hết khả năng của mình.
2.1.2. Giới thiệu về Big C An Lạc:
Công Ty TNHH Thương Mại & Dịch Vụ Siêu Thị Big C An Lạc
Địa chỉ: 1231 Quốc Lộ 1A, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh
(TPHCM)
Điện thoại: (08) 38770670, 38770667, 38770668, 37562308
Fax: (08) 38770680
2.2. THỰC TRẠNG ĐÀO TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN
LỰC TẠI SIÊU THỊ BIG C AN LẠC
Vài năm trở lại đây, ngành phân phối bán lẻ Việt Nam phát triển nhanh chóng với
sự ra đời của hàng loạt siêu thị, trung tâm thương mại, kéo theo nhu cầu nhân sự tăng cao

ở tất cả các cấp bậc, đặc biệt là vị trí quản lý. Trong khi đó, nguồn nhân lực trong lĩnh
vực này đang thiếu hụt trầm trọng. Không thụ động chờ sự đáp ứng nhân lực từ thị
trường lao động, nhiều doanh nghiệp đã chọn giải pháp tự đào tạo để cung cấp nhân lực
13
14
cho chính doanh nghiệp mình, trong đó, một nhà bán lẻ chủ chốt của thị trường là Big C
đã có những bước phát triển táo bạo và mang tính lâu dài trong công tác đào tạo nội bộ và
liên kết. Qua các khóa đào tạo và phát triển nhân lực bên trong Big C, đội ngũ nhân viên
Big C đã phát triển nhanh về chất và lượng, đáp ứng được nhu cầu nhân sự hiện tại của
toàn hệ thống Big C.
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong sự phát triển của doanh
nghiệp, Big C An Lạc luôn chú trọng xây dựng một chính sách nguồn nhân lực năng
động, hiệu quả và lâu dài:
- Thường xuyên tìm kiếm nhân tài mới đảm bảo chiến lược củng cố và phát triển.
- Phân công công việc phù hợp với ưu điểm của từng cán bộ, nhân viên, tạo điều
kiện tốt nhất cho sự phát triển năng lực của họ.
- Có chính sách đề bạt dựa trên đào tạo và huy động nhân lực nội bộ - 70% các vị
trí chủ chốt trong tập đoàn Big C là do các cán bộ có thâm niên lâu năm đảm trách.
- Có chính sách đãi ngộ người lao động tốt nhất.
- Củng cố kỹ năng ngoại ngữ bằng những khóa đào tạo theo nhu cầu của cá nhân.
- Tuyển dụng người khuyết tật.
- Tạo điều kiện hoà nhập cộng đồng thông qua việc tuyển dụng thanh niên có hoàn
cảnh khó khăn và đào tạo nghề nghiệp cho họ.
Big C An Lạc luôn nhận định rằng đào tạo và chuyển giao công nghệ, kỹ năng đóng
vai trò chiến lược trong công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty. Vì thế, Big C đã
thành lập trung tâm đào tạo nhằm chuẩn hóa kiến thức, hoàn thiện kỹ năng, đào tạo nghề,
đào tạo đặc biệt và chuyển giao công nghệ nhằm hướng tới một đội ngũ cán bộ, nhân
viên chuyên nghiệp, phục vụ khách hàng tốt nhất.
“Khát” nhân sự là vấn đề nhiều doanh nghiệp (DN) đang gặp phải, đặc biệt là trong
lĩnh vực bán lẻ hiện đại nhưng nguồn cung hiện nay lại không đáp ứng kịp nhu cầu của

thị trường. Vì vậy, để có được đội ngũ nhân sự đáp ứng được yêu cầu công việc thì DN
phải đào tạo và đào tạo lại.
14
15
Ông Jean-Louis Paré, Giám đốc CFVG và ông Nguyễn Xuân Hải, Giám đốc điều hành phía
Nam của BigC, ký kết hợp tác đào tạo MINI MBA
Đào tạo và phát triển nhân lực tại Big C An Lạc được triển khai theo đúng quy định
của hệ thống siêu thị Big C. Cụ thể là:
• Hệ thống siêu thị Big C liên kết với Trung tâm Đào tạo Quản lý Pháp - Việt
(CFVG) đào tạo chương trình Mini MBA “Giám đốc Siêu thị Trẻ”
Với mong muốn xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, Big C đã liên kết với
Trung tâm Đào tạo Quản lý Pháp - Việt (CFVG) đào tạo chương trình Mini MBA “Giám
đốc Siêu thị Trẻ” trong 1 năm (2013-2014) với kinh phí lên đến 4,7 tỉ đồng. Đây là
chương trình đào tạo quản trị kinh doanh rút gọn dành cho các nhà quản lý trẻ giữ các vị
trí quản lý siêu thị, có quy mô lớn được BigC đầu tư nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển
lâu dài tại Việt Nam. Ông Serge Cao - Giám đốc đào tạo của Big C - cho biết: “Ngành
bán lẻ đang ngày càng phát triển với tốc độ nhanh, mạnh. Chúng tôi đầu tư đào tạo cán bộ
trẻ thành
Điểm nổi bật của chương trình đào tạo này là sự kết nối quyền lợi của cả 3 nhóm
đối tượng: người lao động, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Đồng thời, sau khi tốt nghiệp,
học viên sẽ được ưu tiên tuyển dụng làm việc tại hệ thống siêu thị Big C với vị trí từ phó
giám đốc siêu thị trở lên. Để bảo đảm chất lượng đào tạo, ông Lê Văn Phi - đồng Giám
đốc CFVG TP HCM - cho biết: “Các học viên tham gia khóa học này phải bảo đảm một
số yêu cầu của CFVG. Chúng tôi điểm danh từng buổi học. Nếu thiếu một số buổi theo
15
16
quy định thì các học viên sẽ không được thi. Sau khi hoàn thành khóa học này, học viên
nào muốn lấy bằng MBA thì chỉ cần bổ sung thêm một số môn theo quy định”.
• Hệ thống siêu thị Big C – Trường Đại học Hoa Sen: Liên kết đào tạo nghề “Quản
trị bán lẻ”

Lễ trao chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo “Quản trị bán lẻ”
Trước đó vào ngày 1.7.2011, hệ thống siêu thị Big C và Trường Đại học Hoa Sen đã
ký thoả thuận hợp tác đào tạo nghề “Quản trị bán lẻ”. Khoá đào tạo kéo dài từ tháng
9.2011 đến tháng 5.2012 với 9 tháng đào tạo lý thuyết và xen kẽ thực hành. Trong đó, 4
tháng học lý thuyết tại trường Hoa Sen (gồm các môn học như: Khuynh hướng ngành
phân phối bán lẻ VN, Chuỗi cung ứng, Quản lý quan hệ khách hàng, Tài chính, Anh văn
thương mại, Quản trị nhân sự, Truyền thông marketing…), 4 tháng học thực hành tại siêu
thị Big C (gồm các môn học như: Quy trình thu ngân VLP, Sơ đồ trưng bày, Thất thoát,
Vòng quay hàng hóa, Trách nhiệm của trưởng quầy, Kiểm kê…) và 1 tháng làm báo cáo
tốt nghiệp.
Tháng 6/2012, 17 học viên gồm 12 nhân viên đang làm việc tại Big C và 5 sinh viên
của trường Hoa Sen đã chính thức hoàn thành tất cả các môn học và bảo vệ khoá luận
thành công. Hiện nay, sau khi tốt nghiệp, tất cả các học viên của khoá học đều được
tuyển dụng và bố trí công việc phù hợp tại Big C, trong đó phần lớn được phân công đảm
nhận vị trí Trưởng/Phó các quầy hàng của siêu thị. Đây cũng sẽ là đội ngũ kế thừa nòng
16
17
cốt, tiếp tục cống hiến và thăng tiến lên các vị trí quản lý cao cấp của Big C trong tương
lai.
Điểm ưu việt của chương trình là kết nối lợi ích của cả 3 nhóm đối tượng: Người
lao động, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp; giúp học viên nhanh chóng hòa nhập vào môi
trường công việc thực tế ngay sau khi tốt nghiệp. Về phía cơ sở đào tạo có thể điều chỉnh
chương trình đào tạo sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Còn đối với
doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ đắc lực trong việc tìm kiếm và khai thác tiềm năng của
người lao động. Tổng chi phí đào tạo thực tế cho số học vlên này lên đến 1,5 tỉ đồng.
2.2.1 Lập danh sách học viên và mời giảng viên
2.2.1.1. Lập danh sách học viên
Để tiến hành triển khai đào tạo và phát triển nhân lực bên trong, đầu tiên Big C An
Lạc lập danh sách học viên theo học nhằn giúp người quản lý và người học chủ động,
đồng thời tạo thuận lợi cho quá trình theo dõi người học sau này. Các cán bộ quản lý đào

tạo tại Big C An Lạc rất chú trọng đến việc lên danh sách người học với các nội dung cụ
thể như:
Biểu mẫu danh sách đối tượng được đào tạo và phát triển
STT Họ và tên Chức danh Phòng ban Lý do đào tạo
Sau đó, các cán bộ quản lý công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại Big C sẽ tiến
hành thông báo kế hoạch học tập cho từng đối tượng tham gia khóa học hay lớp học và
tìm hiểu những khó khăn của họ đối việc tham gia học tập, tạo điều kiện tối đa cho họ và
giúp đỡ họ khắc phục những khó khăn đó để tham gia đầy đủ , đạt kết quả cao nhất.
2.2.1.2. Mời giảng viên
Sau khi lập danh sách học viên, Big C An Lạc sẽ tiến hành mời giảng viên đến
giảng dạy. Công việc này rất quan trọng đòi hỏi giảng viên được lựa chọn phải có đủ
năng lực và điều kiện cần thiết để giảng dạy theo yêu cầu và mục tiêu của khóa học. Big
17
18
C An Lạc rất khắt khe khi đặt ra những tiêu chuẩn như trình độ học vấn, chuyên môn
nghiệp vụ, phẩm chất cá nhân, kinh nghiệm giảng dạy, phương pháp giảng dạy,… nhằm
lựa chọn được giảng viên phù hợp nhất. Big C An Lạc cũng rất lưu ý đến những cam kết,
chính sách đãi ngộ cho giảng viên trong thời gian giảng dạy. Trong đào tạo nhân viên bán
hàng, giáo viên là những người có kiến thức và kinh nghiệm thực tế về bàn hàng, hiểu
biết chặt chẽ về thị trường. Về kiến thức họ thỏa mãn được yêu cầu của chương trình đào
tạo, có kinh nghiệm giảng dạy, đã tham gia nhiều khóa đào tạo. Đối với các lớp bồi
dưỡng lao động quản lý, Big C An Lạc thường mời các chuyên gia, giảng viên đến từ
trung tâm đào tạo có uy tín về giảng dạy. Đó là những người luôn nắm bắt và tiếp cận với
thông tin mới về quản lý, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu để học viên dễ tiếp thu và ứng
dụng vào thực tế.
Big C An Lạc thường xuyên liên kết với Trung tâm Đào tạo Quản lý Pháp - Việt
(CFVG) đào tạo chương trình Mini MBA “Giám đốc Siêu thị Trẻ”. Đây là chương trình
đào tạo quản trị kinh doanh rút gọn dành cho các nhà quản lý trẻ giữ các vị trí quản lý
siêu thị, có quy mô lớn được BigC đầu tư nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển lâu dài tại
Việt Nam. Big C An Lạc đã mời giảng viên của Trung tâm đến và tiến hành đào tạo cho

các nhà quản trị trẻ.
Hệ thống siêu thị Big C và Trường Đại học Hoa Sen đã ký thoả thuận hợp tác
đào tạo nghề “Quản trị bán lẻ”. Theo đó, Big C An Lạc sẽ cử nhân viên của mình đi học
tại Trường Đại học Hoa Sen. Giảng viên thuộc trường Đại học Hoa Sen sẽ giảng dạy lý
thuyết 4 tháng tại trường và 4 tháng thực hành tại siêu thị. Giảng viên có trách nhiệm
hướng dẫn sinh viên làm báo cáo tốt nghiệp trong vòng 1 tháng.
2.2.2 Thông báo danh sách học viên
Các cán bộ quản lý đào tạo tại Big C An Lạc sẽ tiến hành thông báo kế hoạch khóa
đào tạo và danh sách người học cho từng đối tượng tham gia khóa học bằng cách đăng
trên website nội bộ, thông qua các trưởng phòng/bộ phận và thông báo trực tiếp tới từng
học viên qua email của họ.
18
19
Hệ thống Siêu thị Big C Việt Nam Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Big C An Lạc -Phòng HCNS Độc lập -Tự do- Hạnh phúc
THÔNG BÁO
Về việc: Đào tạo cán bộ quản lý
1. Mục đích: Đào tạo các nhà quản lý tương lai bằng cách cung cấp cho họ những kiến
thức cơ bản vứng chắc về kỹ năng quản lý nói chung và thực tế.
Giúp các quản lý mới hiểu được công việc của mình và biết các phương pháp làm việc hiệu
quả.
2. Danh sách học viên:
Số lượng: 8 học viên
Danh sách:
STT Họ và tên
DOB
Chức vụ Bộ phận/ phòng Ghi chú
1 Hoàng Thế Anh 29/06/1980 Trưởng bộ phận Hàng gia dụng
2 Lê Quốc Anh 12/2/1983 Quản lý ngành hàng Thực phẩm
3 Nguyễn Thị Cúc 20/7/1985 Trưởng bộ phận Cung ứng

4 Phạm Lệ Dương 10/12/1983 Quản lý Quality Control
5 Lê Thị Bích Loan 17/1/1979 Quản lý HR
6 Nguyễn Thu Phương 4/11/1984 Trưởng bộ phận R&D
7 Trần Đình Nam 17/8/1988 Supervisor Kinh doanh
8 Hoàng Văn Cẩn 25/9/1988 Supervisor Kinh doanh
3. Thời gian:
Tổng thời gian đào tạo: 14 buổi (56 giờ học trên lớp)
Tổ chức: 7h30- 11h30 chủ nhật hàng tháng
4. Địa điểm:
- Phòng họp số 2 tầng 3 tại trụ sở chính số 1231 QL1A, KP5, Bình Trị Đông B, Q.Bình
Tân, TP.Hồ Chí Minh
5. Kinh phí:
- Do siêu thị Big C chi trả toàn bộ.
- Hỗ trợ chi phí đi lại cho toàn bộ nhân viên có trong danh sách đào tạo.
Đề nghị tất cả đến đầy đủ và đúng giờ.
Người phê duyệt Giám đốc đào tạo
19
20
2.2.3. Chuẩn bị tài liệu, cơ sở vật chất
Đây là việc vô cùng quan trọng tại Big C An Lạc nhằm đảm bảo hoạt động đào tạo
và phát triển nhân lực được tiến hành một cách thuận lợi và hiệu quả nhất.
Để chuẩn bị các tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập, các cán bộ quản lý đào tạo tại
Big C kết hợp với giảng viên chuẩn bị các tài liệu giảng dạy và học tập theo yêu cầu của
nội dung chương trình đào tạo đã được xây dựng và phê duyệt như bài giảng mẫu, kịch
bản môn học, tài liệu tham khảo, bài giảng điện tử, bài tập thực hành, bài tập tình huống,
… Sau đó, các cán bộ quản lý đào tạo tại Big C tiến hành in ấn hoặc photo các tài liệu
cho người học một cách kịp thời và đầy đủ, hướng dẫn người học sử dụng, nghiên cứu tài
liệu để giúp họ chủ động hơn và có hứng thú hơn khi tham gia khóa học.
Danh mục kiểm tra các tài liệu, cơ sở vật chất phục vụ chương trình đào tạo
Mini MBA “Giám đốc Siêu thị Trẻ” tại Big C

Tài liệ
phục vụ
học tập
Nội dung
Đã

Số lượng
Mức độ đáp ứng
Ghi
chú
Tốt Khá
Bình
thường
Kém
Giáo trình, sách tham
khảo của các học phần
10 bộ +
Slide bài giảng 10 bộ +
Mô hình học tập 10 bộ +
Đề kiểm tra 2bộ +
Giấy A4 100 tờ +
Giấy A0 100 tờ +
Bút viết, bút dạ, phấn 20 bút +
Phấn bảng
5 hộp
phấn
+
Phòng học (đảm bảo
yên tĩnh ,vệ sinh, an
toàn, thuận tiện cho

việc đi lại)
1 phòng
học
+
Trà, cà phê Mua
theo nhu
+
20
21
Bánh, hoa quả +
Bàn ghế 15 bộ +
Đèn điện 16 đèn +
Quạt, điều hòa
4 quạt, 1
điều hòa
+
Máy chiếu 1 chiếc +
Loa đài, mic 1 bộ +
2.2.4. Tiến hành đào tạo và phát triển nhân lực tại Big C An Lạc
Big C An Lạc khi tiến hành các khóa học cũng bao gồm ba giai đoạn: Mở đầu, triển
khai và kết thúc khóa học.
- Mở đầu khóa học: Để mở đầu khóa học, cán bộ đào tạo của Big C thường giới
thiệu khóa học (mục tiêu, vai trò, tầm quan trọng của khóa học), đưa ra các yêu cầu đối
với người học, nội quy cơ bản của khóa học, giới thiệu giảng viên, phát tài liệu.
• Giới thiệu khóa học:
Mục tiêu: kết thúc khóa học 100% học viên đạt chứng chỉ.
Vai trò của khóa đào tạo: Cung cấp nguồn nhân lực cấp cao cho công ty.
• Yêu cầu đối với học viên
- Học viên phải chấp hành đầy đủ quy định học tập.
- Có trách nhiệm hoàn thành khóa học và được cấp bằng chứng chỉ.

- Sau khi được cử đi đào tạo có nghĩa vụ làm việc cho Big C sau khi kết thúc khóa
học theo quy định.
• Nội quy cơ bản của khóa học:
21
22
- Nếu học viên tham gia đào tạo có thời gian nghỉ vượt quá 20% thời lượng khóa
học (không được tổng giám đốc hoặc giám đốc đào tạo phê duyệt) thì:
- Trường hợp học viên xin thôi khi khóa học đào tạo chưa kết thúc: phải nộp đơn
xin thôi học và có xác nhận của lãnh đạo quản lí và phê duyệt của tổng giám đốc.
- Triển khai khóa học: Giảng viên luôn tận dụng tối đa các thiết bị, phương tiện
giảng dạy, mô hình học tập để học viên tiếp thu kiến thức tốt nhất; có sự trao đổi hai
chiều với người học; truyền đạt kiến thức rõ ràng, dễ hiểu. Cán bộ phụ trách quản lý đào
tạo của Big C theo dõi, kiểm tra tình hình học tập của học viên, tiến hành điểm danh học
viên đều đặn.
Kết thúc khóa học: Kết thúc khóa học, Big C An Lạc và Trung tâm đào tạo quản lý
Pháp Việt (CFVG) tiến hành trao chứng chỉ trao chứng chỉ tốt nghiệp cho các học viên đã
xuất sắc hoàn thành khóa đào tạo mini MBA . Các học viên được Big C bố trí vào những
vị trí quản lý phù hợp tại các siêu thị Big C trên toàn quốc để tiếp tục chương trình huấn
luyện trở thành giám đốc siêu thị trong tương lai. Bên cạnh đó Big C luôn thu nhận ý kiến
học viên thông qua phiếu đánh giá đào tạo, đánh giá hiệu quả của khóa học để tiếp tục
triển khai hoạt động đào tạo này trong tương lai.
Trường Đại học Hoa Sen sẽ cấp chứng chỉ đào tạo nghề “Quản trị bán lẻ” sau khi
học viên học và hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp.
2.2.5. Đãi ngộ cho học viên tham gia đào tạo
Hệ thống siêu thị Big C nói chung và Big C An Lạc nói riêng luôn quan tâm tới
công tác đãi ngộ cho học viên tham gia đào tạo nhằm động viên kịp thời các đối tượng
tham gia để họ có nỗ lực cao nhất nhằm đạt được mục tiêu khóa học đề ra. Big C tiến
hành các đãi ngộ dựa trên cơ sở chính sách đãi ngộ và quỹ đào tạo phát triển nhân lực của
Hệ thống siêu thị đã được xây dựng và ban hành như đãi ngộ tài chính qua tiền lương,
tiền thưởng, trợ cấp, phụ cấp. Trong chương trình Mini MBA “Giám đốc Siêu thị Trẻ”,

theo tiêu chí đào tạo của Big C, mỗi học viên tham gia khóa đào tạo vị trí giám đốc đều
được tài trợ học bổng toàn phần trị giá 35.000.000 đồng/người bao gồm: học phí, trợ cấp
thực tập 10.000.000 đồng/tháng và các chi phí hỗ trợ khác ( hưởng nguyên lương, trợ cấp
22
23
tiền ăn, đi lại). Đồng thời, sau khi tốt nghiệp, học viên sẽ được ưu tiên làm việc tại hệ
thống siêu thị BigC với vị trí từ phó giám đốc siêu thị trở lên.
Bên cạnh đó, nếu cán bộ học viên không hoàn thành nhiệm vụ đào tạo vi phạm quy
chế đào tạo, nội quy lớp học sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm dưới các hình thức kỷ
luật sau:
- Nhân viên tham gia đào tạo nghỉ quá 20% số buổi học quy định thì phải học lại,
thi lại và tự chi trả chi phí liên quan bên ngoài công ty và đảm bảo đạt yêu cầu đầu ra của
khóa học.
- Nếu nhân viên không tham gia khóa đào tạo do lỗi cá nhân ngoại trừ trường hợp
việc nghỉ đó được xác nhận bởi giám đốc công ty phê duyệt sẽ phải bồi hoàn 100% chi
phí khóa học cá nhân đó.
- Không được quyền lợi xem xét tăn lương, bổ nhiệm, thăng tiến trong thời hạn 1,5
năm nếu: không tham gia khóa học bắt buộc mà không được giám đốc hoặc người được
ủy quyền phê duyệt; tham gia đầy đủ nhưng kết quả khóa học không đạt yêu cầu đề ra.
23
24
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO VÀ
PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI BIG C AN LẠC
3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG
3.1.1. Thành công
Công tác triển khai đào tạo và phát triển nhân lực tại Big C được tiến hành theo các
bước tuần tự và có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan bao gồm đại diện doanh
nghiệp, học viên và giảng viên.
• Về công tác lựa chọn đối tượng đào tạo:
- Công tác lựa chọn đối tượng nhà quản lý để đào tạo trong công ty khá là rõ ràng.

- Công ty đã xác định tiêu chuẩn cụ thể cho từng đối tượng đào tạo. Tùy theo từng
giai đoạn, tùy tình hình sản xuất kinh doanh, số hợp đồng mới được ký kết mà công ty
tiến hành lựa chọn đối tượng đào tạo cho phù hợp để có thể cân đối nguồn nhân lực trong
công ty.
- Các lớp đào tạo của công ty mở ra cho cán bộ quản lý công ty hầu hết đều lựa
chọn đúng đối tượng đang có nhu cầu đào tạo. Thông báo kế hoạch đào tạo tới nhân viên
được triển khai đầy đủ qua cả phương thức trực tiếp lẫn gián tiếp. Học viên tham gia
khóa đào tạo nắm bắt được rõ nội dung của kế hoạch đào tạo
- Việc thông báo các đối tượng được đào tạo công khai rõ ràng và thông báo trực
tiếp đến tận mọi học viên nên người tổ chức đào tạo có thể nắm được sĩ số dự kiến để
chuẩn bị trang thiết bị đảm bảo đầy đủ cho học viên.
• Về lựa chọn phương pháp đào tạo:
- Kết hợp tốt phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc cũng như tách rời thực
hiện các công việc thực tế.
- Phương pháp đào tạo tại công ty không mất nhiều thời gian, liên quan trực tiếp
đến công việc, học viên có thể trao đổi thông tin với giáo viên một cách nhanh chóng.
• Về xây dựng chương trình đào tạo trong công ty:
- Công ty thiết kế, xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo phù
hợp, tương đối hoàn chỉnh và chi tiết với từng đối tượng cụ thể.
- Chương trình đào tạo của công ty được thực hiện thông qua việc liên kết với các
Trung tâm Đào tạo Quản lý Pháp - Việt (CFVG) đào tạo chương trình Mini MBA “Giám
đốc Siêu thị Trẻ”.
24
25
- Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty luôn được quan tâm và
thực hiện thường xuyên. Công tác đào tạo tác động trực tiếp giúp nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh, tạo niềm tin cho nhà quản trị nói riêng và toàn thể người lao động tại
Big C vào sự lãnh đạo của công ty. Các cán bộ của công ty sẽ thấy rằng công ty rất quan
tâm đến sự phát triển của họ, cải thiện điều kiện lao động, giúp họ gắn bó với công ty
hơn.

- Việc hợp tác với Đại học Hoa Sen để đào tạo “quản trị bán lẻ” giúp nhân viên
hoàn thiện, nâng cao kiến thức, kỹ năng, trau dồi phẩm chất nghề nghiệp. Công ty chú
trọng công tác đào tạo mới, bổ sung hoàn thiện bộ máy lãnh đạo của công ty ngày càng
hoàn thiện, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ gián tiếp, cử học đi học các lớp
nghiệp vụ nâng cao chất lượng quản lý góp phần vào sự phát triển của công ty.
• Về việc mời giảng viên:
- Big C đã có sự chủ động trong việc mời giảng viên bên ngoài doanh nghiệp. Việc
lựa chọn giảng viên được tiến hành kỹ lưỡng nên đã mời được những giảng viên phù hợp
nhất cho khóa đào tạo.
- Đã khai thác được các đối tác có chuyên môn tầm quốc tế giúp khóa đào tạo đạt
được chất lượng cao, học viên được học hỏi sâu rộng hơn.
- Giảng viên của Đại học Hoa Sen có nhiều kiến thức, kinh nghiệm về quản trị bán
lẻ, phương pháp giảng dạy phù hợp giúp nhân viên dễ tiếp cận.
• Về chuẩn bị tài liệu, cơ sở vật chất:
Big C đã có sự chuẩn bị và kiểm tra một cách kỹ lưỡng tài liệu và cơ sở vật chất cho
khóa đào tạo trước khi khóa học diễn ra, đảm bảo được sự thuận tiện trong học tập của
học viên.
• Về hoạt động đãi ngộ
- Kết thúc khóa đào tạo, BigC đã phân loại được những cán bộ xuất sắc và những
người chưa thật sự tốt, tạo thuận lợi cho các hoạt động bố trí và đào tạo nhân lực sắp tới.
- Mức đãi ngộ cho học viên tham gia khóa đào tạo của Big C rất cao, khích lệ tốt
tinh thần học tập của cán bộ tham gia, qua đó họ cũng có trách nhiệm hơn khi tham gia
vào khóa đào tạo.
3.1.2. Hạn chế
25

×