Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 21 trang )

MỘT SỐ KINH NGHIỆM
RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN
CHO HỌC SINH LỚP 9

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Từ xưa đến nay, văn học luôn có vai trò hết sức quan trọng trong
đời sống và trong sự phát triển nhân cách của con người, bởi: “Văn học
là nhân học”. Trong trường phổ thông, môn Ngữ văn cũng đã được các
cấp ngành hết sức chú ý, nó chiếm một số lượng tiết rất đáng kể so với
các môn học khác. Đó là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội có tầm
quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm, nhân cách
cho học sinh. Nó không những tạo tiền đề cho học sinh có kĩ năng nghe,
nói, đọc, viết tiếng Việt khá thành thạo mà còn rèn cho các em các kĩ
năng sơ giản về phân tích tác phẩm văn học, bước đầu có năng lực cảm
nhận và bình giá văn học. Văn học đồng thời cũng là một môn công cụ
có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ môn khác. Học tốt môn văn sẽ giúp
các em tiếp nhận các môn khoa học khác một cách tốt hơn.
Thế nhưng thực tế cho thấy năng lực cảm thụ văn chương, đưa văn
chương vào cuộc sống và đặc biệt là cách hành văn (nhất là văn nghị
luận) của đại đa số các em còn rất yếu. Mặc dù đã học đến lớp 9 vậy mà
có không ít học sinh vẫn còn viết những đoạn văn, bài văn không đâu
vào đâu, hết sức ngây ngô, thậm chí ngay đến bài kiểm tra một số em
cũng chỉ vẽ vời luơ quơ, viết đối phó để tránh bị điểm 0. Dường như các
em bất lực trước ngòi bút của mình. Hầu hết các em chỉ có thể làm văn
bằng cách sao chép bài mẫu hoặc ghi tất cả những lời giảng của giáo
viên chứ không thể viết ra “những điều mình nghĩ, mình cần bày tỏ một
cách trung thành, chính xác, để làm nổi bật điều muốn nói”. Chính điều
đó làm cho các em lo sợ, ngại ngùng và ít hào hứng khi học bộ môn
Ngữ văn nhất là phân môn tập làm văn.
Môn ngữ văn trong nhà trường THCS gồm có ba phân môn chính
là: Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn. Trong thực tế, phân môn Tập


làm văn luôn được coi là phân môn khó nhất không chỉ đối với giáo viên
mà đối với cả học sinh. Theo kết quả điều tra của bản thân tôi vào đầu
năm học bằng phiếu lấy ý kiến:
Học phân môn Tập làm văn: Thích:

Không thích:


Năng lực học Tập làm văn của em ở mức nào?
Giỏi:

Khá:

TB:

Yếu:


1
Làm bài Tập làm văn: Khó:

Dễ:


Theo bản thân em, thể loại văn bản nào sau đây đối với em là khó
làm bài nhất?
Tự sự

Miêu tả


Biểu cảm

Nghị luận

Thuyết minh

Hành chính


Kết quả khảo sát cho thấy, trong tổng số 120 phiếu điều tra,
trong đó có đến hơn 2/3 ý kiến các em không thích môn Tập làm văn,
các em cho đây là môn học khó và học rất yếu môn này, đặc biệt là đối
với thể loại văn nghị luận.
Đứng trước tình trạng đó, tôi và nhiều đồng nghiệp khác đã không
khỏi băn khoăn. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã cố gắng tìm tòi, học
hỏi, tìm biện pháp để giúp các em có kĩ năng làm văn nhất là văn nghị
luận. Chính vì vậy, tôi đã chọn: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN KĨ
NĂNG VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH LỚP 9” làm đề tài.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thực hiện đề tài này tôi không có tham vọng gì hơn ngồi
mục đích cung cấp cho học sinh lớp 9 nói riêng và học sinh THCS nói
chung những kĩ năng khi làm văn nghị luận để các em cải thiện được kĩ
năng viết văn nghị luận của mình nói riêng và để học tốt bộ môn Ngữ
văn nói chung.
I. THỰC TẾ GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP
PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN NÓI CHUNG VÀ KIỂU
LOẠI VĂN NGHỊ LUÂN NÓI RIÊNG
1. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN:
Như đã nói, Tập làm văn là phân môn khó dạy nhất trong số các
phân môn của bộ môn Ngữ văn. Mặt khác, số tiết quy định cho việc dạy

lí thuyết và thực hành lại hết sức khiêm tốn, vì vậy giáo viên ít có thời
gian để uốn nắn, điều chỉnh những lệch lạc sai sót trong cách viết của
2
học sinh. Đa số giáo viên tận tụy với nghề, luôn chăm lo quan tâm đến
học sinh, mặc dù vậy vẫn còn một số hạn chế như: do điều kiện khách
quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy, áp dụng công nghệ thông tin vào
trong bài dạy còn hạn chế; một số giáo viên còn thực sự chưa tâm huyết
với nghề, chưa khơi gợi được mạch cảm xúc, chưa khơi gợi được hứng
thú của học sinh trong tiết học; mặt khác, do sĩ số lớp đông nên giáo
viên khó có thể theo sát và kèm cặp từng học sinh trong mỗi tiết học.
2. ĐỐI VỚI HỌC SINH:
Phần lớn các em có tâm lí chán học , lười học, không có thói quen
đọc sách văn học, kể cả những văn bản trong sách giáo khoa, chứ chưa
nói đến việc soạn bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Hiện nay, sách
những bài văn mẫu tràn ngập thị trường khiến cho các em không cần
phải động não nhưng vẫn có thể viết bài một cách tương đối. Lâu dần
khả năng cảm thụ và sáng tạo bị thui chột, khiến các em hồn tồn bị phụ
thuộc, thành thử không có văn mẫu không làm được bài.
Vì trường nằm trên địa bàn thị trấn, trung tâm của các khu công
nghiệp, đại đa số cha mẹ các em là công nhân, đi làm sớm tối, ít có thời
gian coi sóc, quan tâm đến việc học của con em.
Mặt khác đời sống tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu
giải trí như : xem ti vi, chơi game ngày càng nhiều khiến cho một số em
chưa có ý thức học bị lôi cuốn, thành ra sao nhãng việc học.
Nói chung còn vô vàn những thiếu sót ở phía các em, nhưng nhìn
chung lại chủ yếu là do các em chưa nắm được phương pháp, từ đó
không hình thành cho mình kĩ năng làm văn (đặc biệt là đối với văn
nghị luận).
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG
VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH LỚP 9

Mặc dù các em đã học từ lớp 7, thế nhưng để học sinh hiểu kĩ
hơn về thể văn nghị luận, tôi thường khắc sâu cho các em thấy rõ những
đặc trưng cơ bản của văn nghị luận đó là:
Văn nghị luận là một loại văn bản mà ở đó người nói, người viết
trình bày, phát biểu ý kiến, quan niệm, suy nghĩ, tư tưởng, thái độ của
mình trước một vấn đề nào đó trong cuộc sống cũng như trong văn học.
Đó là một thể văn dùng lí lẽ để phân tích, giải quyết vấn đề nhằm xác
lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, một quan điểm nào đó.
3
Trong bài văn nghị luận, vấn đề nghị luận là tư tưởng cốt lõi, là
chủ đề (hay nói cách khác nó là nội dung chính ) của cả bài. Muốn triển
khai làm rõ vấn đề nghị luận thì bắt buộc phải có hệ thống luận điểm. Vì
vậy, luận điểm được coi là linh hồn của bài văn. Luận điểm thể hiện rõ
tư tưởng, quan điểm, lập trường, chủ trương, đánh giá của người viết với
vấn đề cần thuyết phục và làm sáng tỏ. Luận điểm thường được thể hiện
dưới hình thức một câu văn ngắn gọn, là những phán đốn có tính chất
khẳng định hoặc phủ định. Tuy nhiên có luận điểm chưa phải là yếu tố
quyết định để có bài văn nghị luận hay mà điều quan trọng là luận điểm
đó như thế nào, có đúng đắn, mới mẻ, độc đáo không? Vậy làm thế nào
để có một luận điểm đúng đắn, mới mẻ và độc đáo? Luận điểm mới mẻ
không tự nhiên mà có, người viết thường xuất phát từ thực tế cuộc sống
thực tế và từ kho tàng tư tưởng đạo lí của dân tộc và nhân loại.
Có luận điểm mới mẻ, sáng tạo là hết sức quan trọng, nhưng để
bài văn thuyết phục cao thì riêng luận điểm chưa đủ. Ở đây cần
phải biết đến vai trò của lập luận. Phải biết lập luận, tức là phải
biết trình bày và triển khai các luận điểm; biết nêu vấn đề và giải quyết
vấn đề, biết dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ những điều muốn
nói, để người đọc hiểu, tin và tán đồng với mình. Luận điểm là nội dung
còn lập luận là hình thức diễn đạt nội dung ấy; lập luận là cách nói.
Trong SGK Ngữ văn 9 tập 2, để dạy học sinh cách làm bài nghị luận

có các bài cụ thể sau:
- Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời
sống
- Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
- Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc
đoạn trích)
- Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Mặc dù đã có những hướng dẫn cụ thể nhưng các bài này còn
mang tính khái quát, mô hình tổng thể, chưa đề cập nhiều đến việc nhận
diện đề, xây dựng lập luận, ngôn ngữ trong văn nghị luận, mặc dù những
điều này các em đã học ở các lớp dưới, cho nên học sinh gặp rất nhiều
khó khăn trong viết bài.
Trong hai năm 2006 – 2007 và 2007 – 2008, bản thân tôi được
phân công giảng dạy môn Ngữ văn khối 9. Khi dạy văn nghị luận, tôi đã
cố gắng truyền đạt tất cả những kiến thức cơ bản để hướng dẫn học sinh
viết một bài văn nghị luận như SGK Ngữ văn 9 tập 2, song tôi nhận
thấy hiệu quả viết văn nghị luận các em chưa cao, phần lớn lỗi các em
còn mắc phải trong bài làm là ở khâu nhận diện đề, xây dựng lập luận,
ngôn ngữ cho bài văn. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, tôi đã cố gắng
4
lồng ghép, cung cấp tốt cho các em những điều này để giúp các em rèn
luyện kĩ năng viết văn của mình một cách tốt hơn.
A. NHẬN DIỆN ĐỀ.
Trước khi làm bất cứ một bài văn nghị luận nào, điều đầu tiên
hết sức quan trọng đối với người viết là việc nhận diện đề. Bởi mỗi đề
văn nghị luận thường có những đặc điểm riêng về mặt nội dung và hình
thức, không đề nào hồn tồn giống đề nào. Vì vậy trong quá
trình làm bài văn nghị luận, việc tìm hiểu đề để nắm vững yêu cầu của
đề về cả hai phương diện: cách thức nghị luận và nội dung nghị luận là
công việc quan trọng có ý nghĩa quyết định trước tiên đối với

sự thành bại của mỗi bài văn. Tìm hiểu kĩ đề tránh được tình trạng lạc
đề, xa đề, thừa ý, thiếu ý… trong bài làm.
Vì thế nhận diện đề là khâu hết sức quan trọng trong quy trình
làm văn. Nếu nhận diện sai, bài làm sẽ sai. Đối với học sinh những lỗi
sai về nhận diện đề thường là:
- Lạc đề: Là xác định sai nội dung, phương pháp, giới hạn…
- Lệch đề: Là chưa xác định được đâu là nội dung chính, lẽ
ra nội dung chính cần phải làm nhiều thì lại nói qua loa, đại khái, phần
phụ trở thành phần chính, thao tác chính lại trở thành thao tác phụ,
cuối cùng viết không đúng trọng tâm…
- Lậu đề: Là còn viết thiếu ý, bỏ sót ý hoặc thiếu một yêu cầu
nào đó của đề.
Khi hướng dẫn học sinh cách làm các bài văn nghị luận cụ thể,
giáo viên cần dạy tốt phần tìm hiểu đề. Giúp các em hiểu tìm hiểu đề là
tìm hiểu về nội dung, thể loại, giới hạn của đề, … Nói một cách khác
giáo viên cần giúp cho học sinh xác định được: vấn đề nghị luận, và
những yêu cầu cụ thể mà người soạn đề đòi hỏi người viết phải giải
quyết khi bàn luận vấn đề đó.
Trước hết, giáo viên hướng dẫn các em tìm hiểu cặn kẽ ý nghĩa
của từng từ ngữ quan trọng, vai trò của các vế, các câu, phân tích quan
hệ ngữ pháp và quan hệ logic – ngữ nghĩa của chúng – tức là phải khám
phá cho được những điều còn ẩn kín trong các bộ phận của đề bài: từ
nghĩa đen đến nghĩa bóng, từ nghĩa trực tiếp đến nghĩa sâu sa, nghĩa
trong văn cảnh và các sắc thái tinh vi phong phú của chúng.
Thông thường khi hướng dẫn học sinh nhận diện đề, tôi thường
định hướng cho học sinh trả lời các câu hỏi dưới đây:
- Viết điều gì? Tức là cần xác định được nội dung bài viết, được
vấn đề nghị luận. Yêu cầu về nội dung thường khó phát hiện hơn cả và
là yêu cầu quan trọng nhất. Song song với đó cần phải xác định: phạm vi
nghị luận, mức độ nghị luận… ( để tránh dàn trải, làm mờ nhạt nội dung

chính)
5
- Viết cho ai? Tức là phải xác định được đối tượng nghị luận
(thầøy cô, bè bạn, hay tất cả mọi người). Việc xác định đúng đối tượng
nghị luận và hiểu biết sâu sắc về đối tượng đó luôn tạo hiệu quả cho bài
nghị luận.
- Viết như thế nào? Tức là cần phải xác định được phương pháp
nghị luận, chủ yếu là tìm hiểu xem đề thuộc kiểu nào? (giải thích, chứng
minh, bình luận, hỗn hợp…), để tránh tình trạng đề yêu cầu một đằng thì
viết một nẻo. Bên cạnh đó, cũng cần xác định xem bài sẽ phải viết theo
hướng nào, cần phải có những luận điểm nào, hệ thống luận cứ và dẫn
chứng ra sao?
- Viết để làm gì? Đây là câu hỏi nhằm xác định mục đích viết.
Trên cơ sở đó, các em sẽ đưa ra những luận điểm, và lựa chọn dẫn
chứng sao cho phù hợp với mục đích của mình.
B. XÂY DỰNG CÁCH LẬP LUẬN CHO BÀI VĂN

Văn nghị luận là tiếng nói của trí tuệ, của lí trí, nó thuyết phục người
đọc, người nghe chủ yếu bằng nội dung luận thuyết, chất liệu và sức
mạnh chủ yếu của nó là lí lẽ, là lập luận. Nói như vậy, để làm một bài
văn nghị luận, mới chỉ có ý thôi thì chưa đủ mà cần phải có lí nữa, vì
đích đến của một bài văn nghị luận đối với người đọc, người nghe chính
là tính thuyết phục. Vậy để bài văn có lí, thì cần phải có lập luận. Lập
luận chính là trình bày hệ thống lí lẽ và dẫn chứng của mình một cách
chặt chẽ, rành mạch theo một trình tự hợp lí đúng với quy luật logic
nhằm khẳng định hay bênh vực một ý kiến, làm sáng tỏ một vấn đề. Vì
vậy khi dạy cho học sinh cách làm bài văn nghị luận người giáo viên cần
cho học sinh hiểu rõ và biết cách xây dựng lập luận.
1. Xây dựng luận cứ
Luận cứ là các lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh cho kết luận.

Khi xây dựng một lập luận, điều quan trọng là phải tìm được các luận cứ
có tính thuyết phục cao. Vì vậy, tôi thường hướng dẫn học sinh tìm luận
cứ bằng cách đưa ra các lí lẽ và đưa ra các dẫn chứng như sau:
a. Sử dụng dẫn chứng từ thực tế.
Dẫn chứng từ thực tế có thể là người thật, việc thật, diễn ra
trong cuộc sống hiện tại, trong lịch sử, cũng có thể là những câu thơ, các
sự kiện rút ra từ tác phẩm văn học. Những dẫn chứng từ thực tế có tác
động trực tiếp vào giác quan người đọc, cách dẫn chứng này đơn giản,
không cần tra cứu nhiều, điều này rất thích hợp với khả năng nghị luận
của đại bộ phận học sinh lớp 9 nhất là đối tượng học sinh từ yếu đến
khá. Tuy nhiên để luận cứ có tính thuyết phục cao, tôi thường lưu ý với
các em khi lấy dẫn chứng từ thực tế thì cần phải chọn những dẫn chứng
6
tiêu biểu, đúng bản chất của đối tượng, phù hợp với kết luận cần hướng
tới. Những dẫn chứng này phải được nhiều người biết và phải có ý
nghĩa. Đặc biệt trong bài văn nghị luận xã hội, dẫn chứng từ thực tế
thường được sử dụng nhiều và đóng vai trò hết sức quan trọng.
Chẳng hạn: Với đề bài “Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh
nghèo vượt khó, học giỏi. Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu
suy nghĩ của mình”.
Tôi đã gợi ý để học sinh lấy một số dẫn chứng từ tế, lịch sử như
sau:
Mạc Đĩnh Chi con nhà nghèo, ban ngày còn phải làm kiếm sống,
chỉ tối đến mới có thời gian học tập. Nhưng không có tiền mua dầu
thắp đèn, cậu bé họ Mạc phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng rồi soi lên
trang sách mà đọc chữ. Với ngọn đèn đom đóm ấy, cậu bé miệt mài học
tập và đến khoa thi năm 1304 cậu thi đỗ Trạng nguyên rồi trở thành
một vị quan có tài năng lớn trong triều Trần.
Hoặc: Nguyễn Hiền nhà nghèo, phải xin đi làm chú tiểu trong chùa
nhưng rất thông minh và ham họ. Được thầy dạy cho học chữ, Nguyễn

Hiền tiến bộ rất nhanh. Không có giấy, cậu lấy lá viết chữ, rồi lấy que
xâu thành từng xâu ghim xuống đất. Mỗi xâu là một bài. Thế mà,
Nguyễn Hiền đã đậu Trạng nguyên khi mới 12 tuổi.

Hay với đề: Suy nghĩ về đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn”
Tôi cũng đã gợi ý để học sinh lấy dẫn chứng từ thực tế, văn học
như sau:
Triết lí sống “Uống nước nhớ nguồn” đã hóa thân thành những
tập tục đẹp đẽ của người Việt Nam. Biết ơn các vua Hùng dựng nước,
dân ta có ngày giỗ tổ Hùng Vương. Biết ơn các thương binh, liệt sĩ đã
đổ xương máu để giữ hòa bình, chúng ta có ngày 27 – 7. Triết lí sống
“Uống nước nhớ nguồn” đã trở thành bản lĩnh sống, là một nét nhân
cách đẹp đẽ. Nguyễn Trãi ăn lộc vua nhưng lại tâm niệm đền ơn kẻ cấy
cày. Trần Đăng Khoa biết từ những khó nhọc của cha mẹ để thấy rõ
hơn trách nhiệm của mình:
Aùo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Mẹ ngày đêm khó nhọc
Con chưa ngoan chưa ngoan.
( Khi mẹ vắng nhà.)
Trong thực tế, không phải không có những kẻ vô ơn, thậm chí
quay lưng phản bội lại những người có công lao với mình. Đó là những
kẻ ích kỉ, giả dối như nhân vật Lí Thông trong truyện cổ tích Thạch
7
Sanh. Những kẻ vô ơn ấy bị xã hội khinh ghét và sớm muộn cũng phải
trả giá cho sự vô ơn của mình.
Với kiểu bài nghị luận văn học, tôi cũng hết sức lưu ý với các
em, muốn bài viết có tính thuyết phục cao thì khi trích dẫn chứng, cần
phải trích một cách chính xác và phải đặt dẫn chứng vào trong đóng mở
ngoặc kép. Do vậy khi dạy giảng văn, tôi thường yêu cầu và kiểm tra rất

chặt chẽ về việc học thuộc các văn bản thơ và các chi tiết tiêu biểu đặc
sắc trong các tác phẩm truyện.
b. Sử dụng các con số thống kê.
Con số thống kê chính là dẫn chứng thực tế được nâng lên mức
độ khái quát, tổng hợp thành số liệu cụ thể nên chúng có giá trị thuyết
phục cao về mặt lí trí. Đây là kiểu dẫn chứng khá thích hợp cho dạng
văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Chẳng hạn: Để chứng minh thuốc lá ảnh hưởng sức khỏe và đời
sống con người, tôi đưa ra những số liệu thống kê để các em tham khảo
như sau:
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thế kỉ 20, đã có khoảng 100
triệu người trên thế giới chết do thuốc lá. WHO cũng dự báo, theo đà sử
dụng thuốc lá như hiện nay, thì sau năm 2020, mỗi người tử vong do
nghiện thuốc lá trên tồn cầu sẽ có khoảng 8 triệu người, trong đó 70%
thuộc các nước đang phát triển…
c. Sử dụng các phương tiện lập luận.
Trong lập luận, một mặt luận cứ, kết luận phải được trình bày rõ
ràng, tách bạch nhau, nhưng mặt khác, chúng phải được liên kết với
nhau một cách chặt chẽ để tạo nên một chỉnh thể. Vì vậy, các phương
tiện liên kết lập luận giữ một vai trò hết sức quan trọng. Các phương
tiện liên kết trong văn bản nghị luận thường là các từ ngữ hoặc cũng có
thể là các câu văn có tác dụng liên kết.
Đối với học sinh lớp 9, các em đã được học về liên kết nội dung
và liên kết hình thức trong một đoạn văn, bài văn nhưng hầu hết bài viết
của các em phần lớn còn rời rạc, chưa có một sự liên kết chặt chẽ, sự kết
dính thật sư,ï bởi các em chưa biết cách sử dụng các phương tiện lập
luận. Để giúp các em viết văn nghị luận tốt hơn, GV cần thiết cung cấp
cho các em những phương tiện liên kết cơ bản để giúp cho các em viết
bài tốt hơn cụ thể như sau:
Về mặt nội dung, các phương tiện liên kết được sử dụng để chỉ

các mối quan hệ sau đây giữa các luận cứ:
- Ý nghĩa trình tự: trước tiên, trước hết, sau đó, tiếp theo, một
là, hai là, ba là, …
8
- Ý nghĩa tương đồng: ngồi ra, bên cạnh đó, vả lại, hơn nữa,
một mặt, mặt khác, …
- Ý nghĩa tương phản (đối lập) : nhưng, song, tuy vậy, tuy
nhiên, ngược lại, thế mà, có điều, …
- Ý nghĩa nhân quả: bởi vậy, vì vậy, như vậy, do đó, …
Về mặt chức năng, các phương tiện liên kết có thể đảm nhiệm
các chức năng sau:
- Dẫn nhập luận cứ: vì, bởi vì, do vì, …
- Dẫn nhập kết luận: nên, cho nên, vì vậy, do đó, do vậy, …
- Nối kết giữa các luận cứ: ngồi ra, bên cạnh đó, vả lại,
nhưng, hơn thế nữa, thêm vào đó, …
2. Một số cách lập luận cơ bản.
a. Lập luận suy lí (suy luận).
Là kiểu lập luận suy từ lí lẽ này đến lí lẽ khác (trong đó lí lẽ sau
là hệ quả của lí lẽ trước) để dẫn dắt đến lí lẽ cuối cùng (luận điểm
chính).
Ví dụ:
Các tác phẩm văn học có giá trị đều có tính nhân văn. “Truyện
Kiều” của Nguyễn Du là một tác phẩm có giá trị. Bởi vậy, “Truyện
Kiều” có tính nhân văn, không ai có thể phủ nhận được.
b. Lập luận diễn dịch.
Là lập luận trong đó câu khẳng định nhiệm vụ chung ( luận
điểm chính) đứng ở đầu đoạn văn. Những câu còn lại đứng sau mang ý
nghĩa cụ thể có nhiệm vụ giải thích, minh họa cho câu khẳng định
nhiệm vụ chung.
Ví dụ:

Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương. Em thương bác đẩy
xe bò “mồ hôi ướt lưng, căng sợi dây thừng” chở vôi cát về xây trường
học, và mời bác về nhà mình… Em thương thầy giáo một hôm trời mưa
đường trơn bị ngã, cho nên dân làng bèn đắp lại đường.
c. Lập luận quy nạp.
Là lập luận trong đó câu khẳng định nhiệm vụ chung (luận
điểm chính) đứng ở cuối đoạn văn. Những câu đứng trước mang ý nghĩa
cụ thể, có nhiệm vụ giải thích minh họa cho câu khẳng định nhiệm vụ
chung.
Ví dụ:
Chí Phèo bị vu oan, bị lừa lọc và bị xô đẩy đến đường cùng tuyệt
vọng. Chí Phèo trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại và chỉ hung hãn
trong những cơn say triền miên. Chỉ khi tỉnh rượu, Chí mới hiểu rằng
9
mình là kẻ cô đơn, yếu đuối. Chính sự cô đơn và nỗi tuyệt vọng đã hủy
hoại ước mơ hồn lương của Chí Phèo. Vì vậy, Chí Phèo phải chết!
d. Lập luận Tổng – Phân – Hợp.
Là mô hình cấu trúc của văn nghị luận chuẩn dạng “ kinh
điển”, trong đó câu mang luận điểm chính đứng đầu đoạn, các câu nằm
giữa giải thích, chứng minh làm rõ luận điểm chính, câu cuối có nhiệm
vụ khái quát luận điểm đã nêu.
Ví dụ:
“Trong hồn cảnh “trăm dâu đổ đầu tằm” ta càng thấy chị
Dậu là một người phụ nữ đảm đang tháo vát. Một mình chị phải giải
quyết mọi khó khăn đột biến của gia đình, phải đương đầu với mọi thế
lực tàn bạo: quan lại, cường hào, địa chủ và tay sai của chúng. Chị có
khóc lóc, có kêu trời nhưng chị không nhắm mắt khoanh tay mà tích cực
tìm cách cứu được chồng ra khỏi cơn hoạn nạn. Hình ảnh chị Dậu
hiện lên vững chãi như một chỗ dựa vững chắc của cả gia đình”.
e. Lập luận so sánh.

Là phân tích bằng cách đối chiếu, đặt sóng đôi hai đối tượng,
hai vấn đề trên cơ sở sự giống nhau của chúng (thường là đối chiếu một
sự vật không biết hoặc biết ít với một sự việc quen thuộc để làm cho ý
nghĩa của chúng rõ ràng, sinh động hơn). Có 3 loại lập luận so sánh:
So sánh tương tự (loại suy): là suy lí từ chỗ hai đối tượng
giống nhau ở một số dấu hiệu ( một số mặt, tính chất hoặc quan hệ ) từ
đó rút ra kết luận rằng hai đối tượng này cũng giống nhau ở các dấu hiệu
khác.
Ví dụ:
“Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu
của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần đó lại
sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn , nó lướt
qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ
cướp nước”.
(Hồ Chí Minh)
So sánh tính chất, sức mạnh lòng yêu nước của nhân dân ta với
sóng biển.
So sánh tương đồng: là đặt vấn đề này bên vấn đề khác có
chung một số nét đồng nhất để làm nổi bật vấn đề phân tích.
Ví dụ:
“ Đảng ta vĩ đại thật. Một thí dụ: trong lịch sử ta có ghi tên vị
anh hùng dân tộc là Thánh Gióng đã dùng gốc tre đánh đuổi giặc ngoại
xâm. Trong những ngày đầu kháng chiến, Đảng ta đã lãnh đạo hàng
10
nghìn, hàng vạn anh hùng noi gương Thánh Gióng dùng gậy tầm vông
đánh thực dân Pháp.”
So sánh vũ khí và tinh thần đánh giặc của nhân dân ta trong
cuộc kháng chiến chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng với vũ khí và
tinh thần đánh giặc của Thánh Gióng.
So sánh tương phản: Là đặt cái sáng bên cạnh cái tối, cái

trắng bên cạnh cái đen, cái tốt bên cái xấu để làm nổi bật cái cần được
giải thích.
Ví dụ: “Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà
Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời
Tam đại theo ý riêng mình mà tự chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở
nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu;
trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi.
Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh,
Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ
của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại
không được lâu bền, số phận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật
không được thích nghi …”
(Chiếu dời đô)
Đối lập hai nhà Đinh, Lê với hai nhà Thương, Chu.
3. Kĩ năng trình bày luận chứng.
Tính thuyết phục của lập luận còn phụ thuộc vào các luận
chứng, tức là vận dụng các suy luận logic để đưa ra các lí lẽ, các bằng
chứng cần thiết nhằm chứng minh cho kết luận được nêu ra. GV có thể
hướng dẫn HS vận dụng một số cách trình bày luận chứng sau:
a. Cần nêu luận chứng một cách tồn diện.
Một vấn đề, một sự kiện, một hiện tượng thường bao gồm nhiều
phương diện, nhiều khía cạnh, nhiếu mức độ… cho nên luận chứng đưa
ra phải nhiều mặt, nhiều khía cạnh, bao quát được tồn bộ vấn đề. Nếu
không vấn đề được trình bày sẽ mắc thiếu sót, phiến diện; luận cứ, luận
điểm sẽ khó đứng vững vì thiếu căn cứ đầy đủ.
Khi một luận điểm đưa ra liên quan đến nhiều mặt, nhiều vấn đề
thì phải huy động nhiều luận chứng thuộc nhiều bình diện, nhiều phạm
vi, nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong văn chứng minh. Không bỏ sót
những luận chứng cần thiết, nhất là những luận chứng có giá trị, nhiều ý
nghĩa.

b. Chọn lọc và sắp xếp luận chứng.
Trong những dẫn chứng phong phú thuộc nhiều phạm vi, nhiều
lĩnh vực, có những dẫn chứng cùng một ý nghĩa, có giá trị tương đương
nhau, phải chọn lọc để có những dẫn chứng tiêu biểu, có ý nghĩa mang
11
tính khái quát, đại diện, tránh tình trạng dẫn chứng tràn lan (dù đó là dẫn
chứng hay). Bởi vì nếu không biết chọn lọc dẫn chứng rất dễ rơi vào
tình trạng lan man, khiến cho bài viết bị lỗng, thiếu sức thuyết phục,
phản tác dụng.
Khi nêu luận chứng để chứng minh cho luận điểm cũng cần chú ý
đến sự hài hòa, cân đối trong tồn bộ bài văn, tránh chất dồn vào phần
này để phần khác sơ sài, nghèo nàn, thiếu hụt. Cũng nên tránh những
dẫn chứng quá quen thuộc, sáo mòn, ít mang lại hiệu quả.
Luận chứng cần có tính hệ thống (tức là nó phải được sắp xếp
theo một trình tự hợp lí, chặt chẽ). Tùy theo những mục tiêu cần chứng
minh, giải thích, phân tích,… để có thể sắp xếp các luận chứng theo
trình tự thích hợp.
C. NGÔN NGỮ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Văn nghị luận đòi hỏi việc sử dụng từ ngữ phải chính xác, khoa
học. Vì vậy ngôn ngữ trong văn nghị luận có những đặc điểm sau đây:
1. Về cách dùng từ ngữ:
Văn nghị luận vừa mang tính chất trừu tượng, lại vừa mang tính cụ
thể, gợi cảm. Đểø bài văn giàu hình tượng, có sức thuyết phục, hấp dẫn
người đọc, thì ngôn ngữ trước hết phải mang tính tồn dân.
Trong văn nghị luận, câu văn thường có tính cân đối và sử dụng
nhiều điệp từ, điệp ngữ, câu hỏi…, khi đọc lên phải có ngữ điệu trang
trọng, thiết tha, hấp dẫn. Phép điệp từ, điệp ngữ thường được dùng phối
hợp với phép lặp cấu trúc cú pháp và phép đối, vừa có tác dụng nhấn
mạnh, tô đậm, gây cảm giác tăng tiến, vừa tạo được nhịp điệu và âm
hưởng cho câu văn, tạo sự trang trọng, đĩnh đạc hoặc thiết tha hùng

hồn.
Ngồi ra, khi viết văn nghị luận cũng cần chú ý vận dụng các biện
pháp tu từ từ vựng, dùng từ, đặt câu có hình ảnh, có ngữ điệu, gợi cảm
để bài viết có sức truyền cảm, lôi cuốn, hấp dẫn và thuyết phục người
đọc.
Ví dụ:
“ Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong
vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ
đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao
động! Tre, anh hùng chiến đấu.”
12
(Thép Mới)
2. Về cách dùng câu:
Câu văn trong văn nghị luận trước hết phải có cấu trúc cú
pháp chuẩn. Câu thường có đủ thành phần, quan hệ giữa các vế rành
mạch. Văn nghị luận hầu như không sử dụng câu đặc biệt. Văn nghị
luận thường sử dụng câu ghép với những cặp liên từ hô ứng và phụ
thuộc.
Ví dụ: tuy nhiên … nhưng, vì … cho, nếu … thì, …
3. Về đoạn văn nghị luận:
Mỗi một luận điểm trong bài văn nghị luận thường được trình
bày thành một đoạn văn. Mỗi đoạn văn nghị luận thường gồm có nhiều
câu, các câu có sự liên kết chặt chẽ với nhau cả về nội dung lẫn hình
thức. Có nhiều cách để trình bày nội dung trong một đoạn văn tương
ứng với các kiểu lập luận đã nêu ở trên như: diễn dịch, quy nạp, móc
xích, tổng –phân – hợp,… nhưng thông thường nhất vẫn là đoạn văn
tổng – phân – hợp.
Tóm lại ngôn ngữ trong văn nghị luận cần rõ ràng, chính xác
trong cách dùng từ, đặt câu. Nó phải là ngôn ngữ vừa trừu tượng trí tuệ,
khái quát vừa cụ thể trong sáng gợi cảm để thuyết phục, kích thích

người đọc, người nghe. Song ngôn ngữ trong văn nghị luận cần được
hấp dẫn, lôi cuốn bằng những từ ngữ có tính hình tượng và sức biểu cảm
bằng sự biến đổi linh hoạt của cách diễn đạt.
I. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Nói đến viết văn (đặc biệt là viết văn nghị luân), ban đầu các em
cũng rất ngại viết, ngại làm nhưng khi tôi làm tốt những điều đã nói ở
trên, tôi nhận thấy càng ngày các em càng quen dần và thích thú hơn, kĩ
năng viết văn nghị luận của các em đã có những tiến bộ rõ rệt qua từng
bài viết. Cụ thể, trong năm học 2008-2009, tôi đã áp dụng kinh nghiệm
này trên ba lớp 9A7, 9A8, 9A9 với tổng số học sinh là 116, kết quả cụ
thể như sau:
Bài viết Giỏi Khá Trung
bình
yếu Kém TB trở
lên
Bài viết số 5 8 16 56 27 9 73 %
13
Bài viết số 6
Bài viết số 7
12
14
17
23
58
57
24
22
5 75 %
81 %
Kết quả này tuy có tiến bộ nhưng còn khá khiêm tốn. Mặc dù vậy,

nó đã trở thành động lực giúp tôi tự tin hơn và cố gắng tìm tòi, sáng tạo
hơn trong mỗi giờ lên lớp.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Từ những tiết học cụ thể trên, tôi đã tự rút ra một số kinh nghiệm
đứng lớp như sau:
- Giáo viên coi trọng việc cung cấp kiến thức lí thuyết nhưng
cũng không nên xem nhẹ việc thực hành, luyện tập trong giờ học.
- Vận dụng nhiều cách để gợi mơ,û dẫn dắt giúp các em học sinh
thấy cái hay, tầm quan trọng của văn nghị luận, đặc biệt là của bộ môn
Ngữ văn.
- Lấy nhiều ví dụ minh họa, để có kiến thức phong phú.
- Luôn khuyến khích các em đọc sách (đặc biệt là các sách văn
học, những tác phẩm, những mẩu chuyện có liên quan đến bài học) để
tạo vốn sống phong phú, bồi dưỡng tình cảm cho các em đối với bộ
môn.
- Và quan trọng hơn là: giáo viên phải tìm ra biện pháp để kích
thích sự hứng thú của học sinh trong từng tiết học.
III. KẾT LUẬN
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã học hỏi, áp dụng
và viết ra trong quá trình dạy học. Những gì tôi đã trình bày, thực ra ai
ai cũng biết, ai ai cũng làm và cũng đã đạt những kết quả tốt nhưng tôi
vẫn muốn nó hồn thiện hơn nên mạo muội viết ra. Rất mong nhận được
sự quan tâm, góp ý của quý thầøy cô và các bạn đồng nghiệp cho bài
viết này của tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Dĩ An, ngày 23 tháng 02 năm 2010
Giáo viên thực hiện
14
Nguyễn Thu Huyền
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN














15








NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA TRƯỜNG THCS DĨ AN


















16


NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA PHÒNG GIÁO DỤC
HUYỆN DĨ AN




















17
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO
TỈNH BÌNH DƯƠNG



















18
DÀN Ý BÀI VIẾT
Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết
văn nghị luận cho học sinh lớp 9

*****000*****
Phần I: Đặt vấn đề
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
Phần II: Nội dung
I. THỰC TẾ GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP
PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN NÓI CHUNG
VÀ KIỂU LOẠI VĂN NGHỊ LUẬN NÓI RIÊNG
1. Đối với giáo viên
2. Đối với học sinh
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT
VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH LỚP 9
A. Nhận diện đề
B. Xây dựng lập luận cho bài văn
1. Xây dựng luận cứ
2. Một số cách lập luận cơ bản
C. Ngôn ngữ trong văn nghị luận
1. Về cách dùng từ ngữ
2. Về cách dùng câu
3. Về đoạn văn trong bài văn nghị
luận
Phần III: Kết luận chung
I. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
III. KẾT LUẬN
19
20
21

×