Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM-LÊ HỮU TỪ ĐỒNG ĐĂNG-LẠNG SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.11 KB, 2 trang )

PHÒNG GD&ĐT CAO LỘC
TRƯỜNG TH NGUYỄN TRÃI
TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
1 . Tình huống 1: Trong giờ Tập đọc của lớp 2, sau khi giới thiệu bài học
xong cô giáo ghi đầu bài " Đi học " lên bảng, bỗng có một học sinh dưới lớp hát
to :" Hôm qua em tới trường, mẹ dắt tay từng bước, hôm nay mẹ lên nương, ".
Nếu bạn là cô giáo đó thì bạn sẽ xử lí như thế nào?

Xử lí tình huống: Tôi sẽ xuống lớp khen em là em hát rất hay và rất tốt
bài học hôm nay. Nhưng giờ này là tiết Tập đọc em hãy chú ý vào bài , em sẽ
thể hiện năng khiếu của mình vào tiết Âm nhạc nhé!
2. Tình huống 2 : Sau tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp bạn đi ngang qua
lớp 5, mà lớp đó không do bạn chủ nhiệm. Bạn nghe thấy một số em đang chửi
tục nhau . Nếu bạn là giáo viên đó bạn xử lí như thế nào?
Xử lí tình huống: Tôi sẽ bước vào lớp và khuyên các em nhẹ nhàng:
"Các em, hiện giờ đã trống vào lớp, các em còn cãi nhau như hế là không nên.
Đặc biệt có bạn còn văng tục như vậy là không lịch sự. Các em ạ ,đây là trường
học nói như thế các em đã vi phạm nội quy của nhà trường, mặt khác nói tục
cũng chính là mình đã không không tôn trọng bản thân các em và những người
xung quanh, "
3.Tình huống 3 :
Vào dạy ở một lớp cá biệt, ngay giờ dạy đầu tiên, khi bạn vừa ngồi xuống
ghế đã nhận thấy quần mình bị dín chặt vào ghế vì kẹo cao su.
Là giáo viên trong tình huống trên bạn xử lý thế nào?
Xử lí tình huống: Nếu là tôi, tôi sẽ bình tĩnh gỡ quần mình ra khỏi ghế và
nói với HS rằng: Cô cũng đã từng là những người HS như chúng ta "Nhất quỷ
nhì ma thứ ba học trò".HS có rất nhiều trò nghịch ngợm và hiếu động nhưng
trong những trò nghịch ngợm đó phải đúng lúc,đúng chỗ,với ai và ở đâu. Hãy
thể hiện rằng mình là những người có nhận thức và là những người con ngoan,
trò giỏi.Trò nghịch ngợm ngày hôm nay của lớp cô sẽ bỏ qua và đừng bao giờ
chúng ta lặp lại trò này thêm 1 lần nữa.


4.Tình huống 4:

Khi bước vào dạy tiết 3, bạn nhìn thấy bảng chưa lau và mấy mẩu giấy
vụn còn nằm rải rác trên nền lớp học, bạn gọi một học sinh ngồi ở đầu bàn trên
cùng lên xóa bảng và nhặt những mẩu giấy vụn đó đi. Nhưng vừa dứt lời thì em
học sinh đó đứng lên và nói: “Thưa cô, em không vứt giấy ra lớp và hôm nay
cũng không phải đến phiên em trực nhật”. Nói xong, học sinh đó ngồi xuống.
Nếu bạn là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử lí như thế nào?
Xử lí tình huống:
Bạn sẽ nói rằng: “Vậy thì em có thể làm giúp cô được không?” Sau đó bạn nên
khen ngợi em học sinh đó đồng thời nhắc nhở người trực nhật lần sau rút kinh
nghiệm
5.Tình huống 5: Bài kiểm tra xuất sắc “đột xuất”
Trong khi chấm bài kiểm tra viết một tiết, bạn nhận thấy có một trường
hợp xuất sắc “đột xuất”: bài của một em có sức học chỉ vào loại trung bình yếu
nhưng lại rất tốt, xứng đáng được nhận điểm tuyệt đối. Trong giờ trả bài, bạn sẽ
xử lý như thế nào?:
Xử lí tình huống:
Khi trả bài trước lớp bạn vẫn phải khen ngợi người làm bài kiểm tra đó
trước cả lớp vì đã có cách giải hay, độc đáo. Đồng thời bạn phải khéo léo kiểm
tra xem bài làm ấy thực sự là của em hay không bằng cách gọi em lên bảng để
chữa cho các bạn khác cùng học tập. Đó cũng là một cơ hội để cho em chứng
minh sự tiến bộ của mình trước lớp. Và bạn cũng làm sáng tỏ được vấn đề mình
đang băn khoăn. Nếu em trình bày một cách trơn tru, thể hiện sự hiểu biết sâu
sắc về vấn đề đó thì không còn điều gì phải bàn nữa, mọi chuyện đã rõ ràng (và
chắc đây cũng là điều bạn mong muốn). Còn nếu em tỏ ra lúng túng, không làm
chủ được phần kiến thức, chứng tỏ bài đó không phải do em tự làm mà đi chép ở
đâu đó. Nhưng dù sao bạn cũng không nên phê bình em học sinh đó trước lớp
mà phải thực sự tế nhị. Bạn tạm thời chưa cho điểm vào bài làm đó, cho em học
sinh này nợ hôm sau kiểm tra lại, đồng thời cũng không quên nhắc nhở em cố

gắng học tập.
6.Tình huống 6:
Một lần vì có việc bận đột xuất nên bạn đã đến muộn 10 phút. Khi vừa
bước đến cửa lớp bạn nghe rõ tiếng học sinh trong lớp đang reo hò vì tưởng cô
giáo không đến dạy. Gặp tình huống này bạn xử lý thế nào?
Xử lí tình huống:
Trong tình huống này, dù có tự ái hay không vừa lòng trước hành động đó
của học sinh, tôi vẫn vào lớp như bình thường. Thay vì “lên lớp” học sinh, tôi
thành thật xin lỗi vì việc đột xuất nên đã đến muộn. Đồng thời tôi sẽ nhẹ nhàng,
khéo léo nhắc nhở học sinh về hành động bột phát khi thấy giáo viên đến muộn,
khuyên các em lần sau không nên làm như thế. Và tôi cũng không để mất quá
nhiều thời gian vào những chuyện “ngoài rìa” này bằng cách nhanh chóng bắt
đầu bài giảng của mình với tâm lý thoải mái để buổi học được thành công

×