Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Văn Vận
MỤC LỤC
1.1.3.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch 5
1.1.3.2. Những bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch 5
1.1.3.3. Những nét đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch 5
Chỉ tiêu 35
Chỉ tiêu 36
Số giấy 38
2.2.5.1. Hiện trạng tổ chức các dịch vụ tham quan 39
3.3. Các giải pháp thực hiện 55
Trần Thị Bích Ngọc – KTPT 49B
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Văn Vận
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHXNCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
TP Thành phố
TS Tiến sĩ
HST Hệ sinh thái
XHH Xã hội học
VCGT Vui chơi giải trí
UBND Ủy ban nhân dân
Trần Thị Bích Ngọc – KTPT 49B
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Văn Vận
DANH MỤC BẢNG BIỂU
1.1.3.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch 5
1.1.3.2. Những bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch 5
1.1.3.3. Những nét đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch 5
Bảng 2 : Thống kê các hệ sinh thái điển hình của Vịnh Hạ Long 22
Bảng 7: Hiện trạng doanh thu du lịch trên địa bàn TP Hạ Long 35
giai đoạn 2005 - 2010 35
Chỉ tiêu 35
Chỉ tiêu 36
Số giấy 38
Khách sạn Hồng Hải 38
2.2.5.1. Hiện trạng tổ chức các dịch vụ tham quan 39
3.3. Các giải pháp thực hiện 55
Trần Thị Bích Ngọc – KTPT 49B
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Văn Vận
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây , cùng với sự mở cửa hội nhập của nền kinh tế ,
ngành du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển nhảy vọt, đóng góp một phần
quan trọng vào sự tăng trưởng về mọi mặt của đời sống. Du lịch là một trong những
hình thức nghỉ ngơi tích cực và phổ biến nhất , được trở thành một bộ phận không
thể tách rời của đời sống con người với khát vọng muốn khám phá những miền đất
mới, những thắng cảnh thiên nhiên , di tích lịch sử văn hoá , phong tục tập quán và
truyền thống các dân tộc khác nhau . Chính vì vậy mà du lịch ngày càng giữ vị trí
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân - là một ngành kinh tế tổng hợp có tính chất
liên ngành , liên vùng, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển
Được thành lập từ năm 1993 và mở rộng thêm vào năm 2001 , Thành phố Hạ
Long có tổng diện tích tự nhiên 636,11 km2 trong đó diện tích đất tự nhiên
208,552km2, dân số 184.032 nhân khẩu với 20 đơn vị hành chính, 18 phường và 2
xã. Hạ Long có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, đặc biệt là Vịnh Hạ Long đã
được Unesco công nhận là di sản thế giới nên thu hút ngày một nhiều khách du lịch
trong nước và quốc tế. Hiện trạng phát triển du lịch Hạ long trong thời gian qua đã
có những bước tiến đáng kể. Hoạt động du lịch của Thành phố đã góp phần vào
tăng trưởng kinh tế của toàn Tỉnh, thay đổi cơ cấu kinh tế, lao động, giải quyết việc
làm và xoá đói giảm nghèo. Với tốc độ tăng trưởng tương đối cao về lượng khách
và doanh thu, du lịch Hạ Long đang là điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt nam và
khu vực. Tuy vậy, thực tế phát triển trong những năm qua đã có nhiều bất cập cần
sớm được khắc phục; sản phẩm du lịch còn đơn điệu và chất lượng chưa cao, chưa
thu hút được nguồn khách có khả năng chi trả cao; sự phát triển nhanh của du lịch
đã gây nên những tác động tiêu cực về môi trường và sinh thái cảnh quan; nguồn
nhân lực chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng du lịch
Để góp phần giải quyết vấn đề này, em đó lựa chọn đề tài “Định hướng và
giải pháp phát triển du lịch thành phố Hạ Long giai đoạn 2011 - 2015 và tầm
nhìn đến năm 2020”.
Trần Thị Bích Ngọc – KTPT 49B
1
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Văn Vận
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Được giới hạn trong ngành du lịch thành phố Hạ Long với ưu thế về các
cảnh quan tự nhiên. Tập trung tìm hiểu về chất lượng ngành du lịch thành phố trong
giai đoạn 2005 – 2010.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian nghiên cứu: địa bàn thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.
Về thời gian nghiên cứu: Trong phạm vi 6 năm, bao gồm phân tích, đánh giá
thực trạng giai đoạn 2005 - 2010, phương hướng và giải pháp đến năm 2015, tầm
nhìn đến năm 2020
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Vận dụng kiến thức kinh tế chính trị học Mác – Lênin , tư tưởng Hồ Chí
Minh về kinh tế và những kiến thức về quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN để phân tích , làm rõ những nội dung cơ bản về phát triển du
lịch ở thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.
- Bài viết sử dụng số liệu thống kê , báo cáo của các ngành ở địa phương ,
các Nghị quyết của Đảng , các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của nhà nước
để phân tích , tổng hợp , khái quát hoá trong quá trình thực hiện.
4. Kết cấu chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, chuyên đề thực tập của em bao gồm 3
chương:
CHƯƠNG I: Tổng quan về ngành du lịch
CHƯƠNG II: Thực trạng phát triển du lịch thành phố Hạ Long giai đoạn
2005 - 2010
CHƯƠNG III: Giải pháp phát triển du lịch thành phố Hạ Long giai đoạn
2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
Trong quá trình làm chuyên đề thực tập này, em đã may mắn nhận được rất
nhiều sự ủng hộ, động viên và giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn: TS.Phạm
Văn Vận. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của thầy giáo đã giúp
em hoàn thành đề tài này.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Trần Thị Bích Ngọc – KTPT 49B
2
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Văn Vận
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DU LỊCH
1.1 Các khái niệm cơ bản về du lịch
1.1.1 Khái niệm du lịch
Ngày nay , du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ
biến không chỉ ở các nước phát triển mà cũng ở các nước đang phát triển trong đó
có Việt Nam. Tuy nhiên , cho đến nay , không chỉ ở nước ta , nhận thức về nội dung
du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau , dưới
mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau.
Ở nước Anh, du lịch xuất phát từ tiếng “To Tour” có nghĩa là cuộc dạo chơi
(Tour round the world - cuộc đi vũng quanh thế giới ; to go for tour round the town
- cuộc dạo quanh thành phố; tour of inspection - cuộc kinh lý kiểm tra, …). Tiếng
Pháp, từ du lịch bắt nguồn từ “Le Tour” có nghĩa là cuộc dạo chơi , dã ngoại, …
Theo nhà sử học Trần Quốc Vượng , Du lịch được hiểu như sau: Du có nghĩa là đi
chơi, Lịch là lịch lãm , từng trải , hiểu biết, như vậy du lịch được hiểu là việc đi
chơi nhằm tăng thêm kiến thức.
Như vậy , có khá nhiều khái niệm Du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du lịch
hàm chứa các yếu tố cơ bản sau:
- Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội
- Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của
các cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ;
- Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng nhằm
phục vụ cho các cuộc hành trình , lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá nhân
hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ.
- Các cuộc hành trình , lưu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều đồng
thời có một số mục đích nhất định , trong đó có mục đích hoà bình.
Năm 1963 , với mục đích quốc tế hoá, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch
họp ở Roma , các chuyên gia đó đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là
tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các
cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên
của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là
nơi làm việc của họ.
Khác với quan điểm trên , các học giả biên soạn Từ điển Bách Khoa toàn thư
Việt Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt.
Trần Thị Bích Ngọc – KTPT 49B
3
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Văn Vận
Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): Du lịch là một
dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục
đích: nghỉ ngơ i, giải trí, xem danh lam thắng cảnh , di tích lịch sử , công trỡnh văn
hoá, nghệ thuật, …
Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): Du lịch là một ngành kinh doanh
tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên , truyền
thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước; đối
với người nước ngoài là tính hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế , du lịch là
lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn : có thể coi là hình thức xuất khẩu
hàng hóa và dịch vụ tại chỗ.
Việc phân định ra rằng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa giúp
phần thúc đẩy sự phát triển du lịch . Cho đến nay , không ít người , thậm chí ngay
cả các cán bộ, nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch, chỉ cho rằng du lịch là
một ngành kinh tế . Do đó, mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả
kinh tế . Điều đó cũng có thể đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài
nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh . Trong khi đó, du lịch cũng là một hiện tượng xã
hội, nó giúp phần nâng cao dân trí , phục hồi sức khoẻ cộng đồng, giáo dục lòng
yêu nước, tính đoàn kết, … Chính vì vậy , toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp
, hỗ trợ , đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáo dục , thể thao hoặc một lĩnh
vực văn hoá khác.
Theo Pháp lệnh du lịch (do chủ tịch nước CHXNCN Việt Nam công bố ngày
20/02/1999) : Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên
của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan , giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định.
1.1.2. Khái niệm về dịch vụ du lịch
Dịch vụ là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa người cung
cấp và khách hàng , cũng như nhờ hoạt động của người cung cấp để đáp ứng nhu
cầu của người tiêu dùng.
Dịch vụ là kết quả của những hoạt động không thể hiện bằng sản phẩm vật
chất , nhưng bằng tính hữu ích của chúng và có giá trị kinh tế.
Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ . Sản phẩm của ngành du lịch chủ yếu
là dịch vụ, không tồn tại dưới dạng vật thể , không lưu kho , không chuyển quyền sở
hữu khi sử dụng.
Trần Thị Bích Ngọc – KTPT 49B
4
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Văn Vận
Dịch vụ du lịch là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa
những tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch và thông qua các hoạt động
tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ
chức cung ứng dịch vụ.
1.1.3. Sản phẩm du lịch và tính đặc thù của nó
1.1.3.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là các dịch vụ du lịch , hàng hóa cung cấp cho du khách ,
được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc
sử dụng các nguồn lực : cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở , một vùng
hay một quốc gia nào đó.
1.1.3.2. Những bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch
Sản phẩm bao gồm cả những yếu tố hữu hình và những yếu tố vô hình: Yếu
tố hữu hình là hàng hoá , yếu tố vô hình là dịch vụ. Xét theo quá trình tiêu dùng của
khách du lịch trên chuyến hành trinh du lịch thì chúng ta có thể tông hợp các thành
phận của sản phẩm du lịch theo các nhóm cơ bản sau:
- Dịch vụ vận chuyển;
- Dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, đồ ăn, đồ uống;
- Dịch vụ thăm quan, giải trí;
- Hàng hoá tiêu dùng và đồ lưu niệm;
- Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.
1.1.3.3. Những nét đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể , không tồn tại dưới dạng vật thể.
Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ (thường chiếm 80% - 90% về
mặt giá trị) , hàng hoá chiếm tỷ trọng nhỏ . Do vậy ,việc đánh giá chất lượng sản
phẩm du lịch rất khó khăn, vì thường mang tính chủ quan và phần lớn không phụ
thuộc vào người kinh doanh mà phụ thuộc vào khách du lịch . Chất lượng sản phẩm
du lịch được xác định dựa vào sự chênh lệch giữa mức độ kỳ vọng và mức độ cảm
nhận về chất lượng của khách du lịch
Sản phẩm du lịch thường được tạo ra gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch.
Do vậy, sản phẩm du lịch không thể di chuyển được . Trên thực tế không thể đưa
sản phẩm du lịch đến nơi có khách du lịch mà bắt buộc khách du lịch phải đến nơi
Trần Thị Bích Ngọc – KTPT 49B
5
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Văn Vận
có sản phẩm du lịch để thoả mãn nhu cầu của mình thông qua việc tiêu dùng sản
phẩm du lịch
Vi vậy, trên thực tế hoạt động kinh doanh du lịch thường mang tính mùa vụ .
Sự dao động (về thời gian) trong tiêu dùng du lịch gây khó khăn cho việc tổ chức
hoạt động kinh doanh và từ đó ảnh hương đến kết quả kinh doanh của các nhà kinh
doanh du lịch . Khắc phục mùa vụ trong du lịch luôn là vấn đề bức xúc cả về mặt
thực tiễn , cũng như về mặt lý luận trong lĩnh vực du lịch.
1.1.4. Khái niệm phát triển du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu ngành kinh tế của mỗi
quốc gia . Tương tự như khái niệm phát triển kinh tế , phát triển du lịch được hiểu là
một quá trình biến đổi cả về lượng và về chất của ngành du lịch . Sự biến đổi về
lượng thể hiện sự gia tăng về doanh thu của ngành , và giá trị của ngành đóng góp
vào tổng sản phẩm trong nước . Sự biến đổi về chất của du lịch thể hiện ở số lượng
cũng như chất lượng dịch vụ của các sản phẩm du lịch được cung cấp.
1.2. Các yếu tố tác động tới phát triển du lịch của một địa phương
1.2.1 Các nhân tố khách quan
1.2.1.1. Các xu hướng phát triển du lịch trên thế giới và mục tiêu, chiến lược
phát triển du lịch của Việt Nam
Hiện nay trên thế giới phát triển du lịch theo hai xu hướng: i, Phát triển theo
mô hình đa dạng hoá các sản phẩm du lịch. ii, Phát triển du lịch chỉ tập trung vào
khai thác một hoặc hai tài nguyên du lịch nổi trội nhất. Mặc dù xu hướng thứ nhất
được nhiều nước áp dụng , nhưng trên thực tế, các nước phát triển theo xu hướng
thứ hai lại gặt hái được nhiều thành công hơn, tiêu biểu như Hung-ga-ri, Hy Lạp và
một số nước phát triển khác. Vì vậy , TS. Lưu Đức Hải cho rằng: Việt Nam nên
phát triển theo xu hướng thứ hai , tức là tập trung khai thác nguồn tài nguyên du
lịch biển , tài nguyên du lịch núi và tài nguyên du lịch 7 di sản thiên nhiên, văn hoá
thế giới , trong đó ưu tiên vào các khu du lịch trọng điểm: Phú Quốc; Nha Trang;
Vân Đồn - Hạ Long - Cát Bà; Đà Lạt; Tam Đảo và phụ cận; Huế - Hội An.
Trong xu thế hội nhập , sự liên kết hợp tác phát triển giữa các nước Đông Á -
Thái Bình Dương, giữa các nước Đông Nam Á, giữa 6 nước tiểu vùng sông Mê
Công,… song phương và đa phương sẽ mở ra những cơ hội và điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển du lịch của mỗi nước . Đó cũng là triển vọng tốt đẹp cho xu hướng
phát triển du lịch Việt Nam.
Trần Thị Bích Ngọc – KTPT 49B
6
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Văn Vận
Trong bối cảnh của sự đổi mới đất nước với những thành tựu quan trọng đã
đạt được về chính trị , kinh tế , văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng , Đảng và nhà
nước ta đã xác định: "Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong
đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá ,
hiện đại hoá đất nước" (Theo chỉ thị 46/ CT-TW Đảng khoá VII,10/1994).
Vì vậy , mỗi địa phương khi xây dựng chiến lược phát triển du lịch cần phải
biết vận dụng kinh nghiệm của các nước trên thế giới , tận dụng những cơ hội của
sự hội nhập quốc tế nhưng đồng thời phải dựa trên quan điểm, chiến lược phát triển
du lịch của nhà nước để có được hướng phát triển du lịch đúng đắn cho địa phương
mình.
1.2.1.2. Định hướng phát triển du lịch của địa phương
Định hướng phát triển du lịch của địa phương sẽ đưa ra quy hoạch tổng thể
để phát triển du lịch và đưa ra các biện pháp để thúc đẩy việc thực hiện quy hoạch
đó . Vì vậy mà chính sách phát triển du lịch là chính chìa khóa dẫn đến thành công
trong việc phát triển du lịch . Nó có thể kìm hãm nếu đường lối sai với thực tế.
Chính sách phát triển du lịch được ở hai mặt : Thứ nhất là chính sách chung của Tổ
chức du lịch thế giới đối với các nước thành viên; thứ hai là chính sách của cơ quan
quyền lực tại địa phương, quốc gia đó . Mặt thứ hai có ý nghĩa quan trọng hơn cả vì
nó huy động được sức người , căn cứ vào khả năng thực tế tại mỗi vùng, quốc gia
đó để đưa ra chính sách phù hợp.
1.2.1.3. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương
Du lịch là một bộ phận trong cơ cấu ngành kinh tế , vì vậy sự phát triển của
du lịch sẽ có tác động không nhỏ tới kinh tế - xã hội của địa phương . Vì vậy ngành
du lịch có thể hoàn thành tốt vai trò của mình, thì sự phát triển của du lịch phải dựa
trên định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương đó.
1.2.2. Các nhân tố chủ quan
1.2.2.1.Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển du
lịch . Tài nguyên nghĩa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần được khai thác và
Trần Thị Bích Ngọc – KTPT 49B
7
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Văn Vận
phục vụ cho mục đích phát triển nào đó của con người . Theo Buchvakop – Nhà địa
lý học người Bungari : Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết
hợp khác nhau của cảnh quan thiên nhiên cùng cảnh quan nhân văn có thể được sử
dụng cho dịch vụ du lịch và thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi hay tham quan của khách
du lịch . Xét dưới góc độ cơ cấu tài nguyên du lịch, có thể phân thành hai bộ phận
hợp thành : Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
1.2.2.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Địa hình: Địa hình hiện tại của bề mặt trái đất là sản phẩm của các quá trình
địa chất lâu dài (nội sinh , ngoại sinh ) . Trong chừng mực nhất định, mọi hoạt động
sống của con người trên lãnh thổ đều phụ thuộc vào địa hình . Đối với hoạt động du
lịch , địa hình của một vùng đóng một vai trò quan trọng với việc thu hút khách.
Địa hình Đồng bằng tương đối đơn điệu về ngoại cảnh nhưng là nơi tập trung tài
nguyên du lịch nhân văn, đặc biệt là các di tích lịch sử văn hoá và là nơi hội tụ các
nền văn minh của loài người . Địa hình đồi thường tạo ra không gian thoáng đãng,
nơi tập trung dân cư tương đối đông đúc , lại là nơi có những di tích khảo cổ và tài
nguyên văn hóa, lịch sử độc đáo , tạo khả năng phát triển loại hình du lịch tham
quan theo chuyên đề . Địa hình núi có ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển du lịch ,
đặc biệt là khu vực thuận lợi cho tổ chức du lịch mùa đông, và các loại hình du lịch
thể thao như leo núi, du lịch sinh thái .v.v…. Địa hình Karst được tạo thành do sự
lưu thông của nước trong các đá dễ hòa tan .
Khí hậu: Là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển du lịch,
nó tác động tới du lịch ở hai phương diện :
- Ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động dịch vụ
về du lịch .
- Là một trong những nhân tố chính tạo nên tính mùa vụ du lịch .
+ Du lịch cả năm: Du lịch văn hóa , du lịch chữa bệnh .
+ Du lịch mùa đông : Du lịch thể thao .
+ Du lịch mùa hè : Du lịch biển, nói chung là phong phú.
Tài nguyên nước: bao gồm nước chảy trên bề mặt và nước ngầm . Đối với
du lịch thì nguồn nước mặt có ý nghĩa rất lớn . Nó bao gồm đại dương , biển, hồ,
sông, hồ chứa nước nhân tạo , suối, Karst, thác nước, suối phun…. Nhằm mục đích
phục vụ du lịch, nước sử dụng tùy theo nhu cầ, sự thích ứng của cá nhân , độ tuổi và
quốc gia. Trong tài nguyên nước , cần phải nói đến tài nguyên nước khoáng. Ở Việt
Trần Thị Bích Ngọc – KTPT 49B
8
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Văn Vận
Nam tiêu biểu có nguồn nước khoáng Kim Bôi (Hoà Bình) , Hội Vân (Bình Định),
Quang Hanh (Quảng Ninh), Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) v.v…
Hệ động thực vật: Đây là một tiềm năng du lịch đã và đang khai thác có sức
hấp dẫn lớn khách du lịch . Du khách đến với các vườn quốc gia , khu bảo tồn thiên
nhiên để tham quan thế giới động thực vật sống động , hài hòa trong thiên nhiên để
con người thêm yêu cuộc sống . Bên cạnh đó là việc phát triển loại hình du lịch
nghiên cứu khoa học và du lịch thể thao săn bắn (phụ thuộc vào quy định từng vùng).
1.2.2.3. Tài nguyên du lịch nhân văn
Tiềm năng du lịch nhân văn là đối tượng và hiện tượng văn hóa lịch sử do
con người sáng tạo ra trong đời sống . So với tiềm năng du lịch tự nhiên , tiềm năng
du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn, giá trị giải trí là thứ yếu . Tiềm
năng du lịch nhân văn thường tập trung ở các thành phố lớn , là đầu mối giao
thông và là nơi tập trung cơ sở vật chất phục vụ du lịch . Đại bộ phận tài nguyên du
lịch nhân dân không có tính mùa, không bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên tần
suất hoạt động của nó là rất lớn(lượng khách , số ngày khách đến).
Ngày nay, việc phát huy các thế mạnh về tiền năng du lịch nhân văn để phát
triển du lịch được Nhà nước quan tâm, ngay Điều 1 pháp lệnh du lịch Việt Nam chỉ
rõ : “Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, quan
trọng, mang nội dung văn hoá sấu sắc…” . Việc phát triển du lịch nhân văn (Du
lịch văn hoá) là cách để giáo dục lòng yêu nước, nhận thức trách nhiệm bảo vệ tài
sản công của quốc gia , quảng bá về hình ảnh của đất nước ra thề giới.
Di tích lịch sử văn hoá: là tài sản văn hoá quý giá của mỗ địa phương , mỗi
đất nước và của cả nhân loại . Di tích được hiểu theo nghĩa chung nhất là những tàn
tích, dấu vết còn sót lại của quá khứ , là tài sản của các thế hệ trước để lại cho các
thế hệ kế tiếp . Ở Việt Nam , theo pháp lệnh bảo vệ và sự dụng di tích lịch sử văn
hóa và danh lam thắng cảnh công bố ngày 04/04/1984 thì di tích lịch sử văn hoá
được quy định chư sau: “Di tích lịch sử văn hoá là những công trình xây dựng, địa
điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẫm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, cũng
như có gía trị văn hoá khác, hoặc liên quan đến sự kiện lịch sử , quá trính phát
triển văn háo xã hội”
Các bảo tàng: là nơi bảo tồn tài sản văn hoá dân tộc , truyền thụ tri thức,
chấn hưng tinh hoa truyền thống. Cùng với việc bảo vệ các di tích lịch sử – Văn
hoá, việc xây dựng các bảo tàng luôn đặt trong quốc sách về kinh tế, văn hoá, xã hội
Trần Thị Bích Ngọc – KTPT 49B
9
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Văn Vận
mỗi quốc gia . Mục 3, Luật di sản văn hoá : “Bảo tàng là nơi bào quản và trưng bày
các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo
dục tham quan quan”. Chính các bảo tàng cũng là nơi thu hút đông đảo khách du
lịch trong và ngoài nước.
Lễ hội: Lễ hội là hoạt động sinh hoạt văn hoá cộng đồng diễn ra trên địa bàn
dân cư trong thời gian và không gian xác định nhằm nhắc lại những sự kiện lịch sử ,
nhân vật lịch sử hay một huyền thoại, đồng thời là dịp để hiểu biết cách ứng xử văn
hoá của con người với thiên nhiên thần thánh và con người với xã hội . Các lễ hội
có sứa hấp dẫn du khách không kém gì các di tích lịch sự văn hoá. GS.Phan Đăng
Nhật cho rằng: “Lễ hội là kho tàng lịch sử khổng lồ , ở đó tích tụ vô số những lớp
phong tục tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật và cả các sự kiện lịch sử quan trọng
của dân tộc. Lễ hội còn là bảo tàng sống về các mặt sinh hoạt văn hoá tinh thần
của người Việt. Chúng đã sống , đang sống và với đặc trưng của mình , chúng tạo
nên sức cuốn hút và thuyết phục mạnh mẽ nhất.”
Tiềm năng du lịch gắn với dân tộc học: Mỗi dân tộc có những điều kiện
sinh sống, những đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang
những sắc thái riêng . Và con người khi đi du lịch chính là đi tìm “những xúc cảm
mới lạ” mà quê mình không có . Cảm xúc khác lạ đấy chính là những tập tục là về
cư trú, thói quen ăn uống sinh hoạt , kiến trúc cổ, trang phục dân tộc.v.v…
Văn hóa ẩm thực: Người ta nói ăn uống là biểu hiện của văn hóa . Mỗi quốc
gia có một quan niệm khách nhau và vì vậy hình thành phong cách ẩm thực riêng
cho mình . Nguyễn Tuân đã từng nói: “Ẩm thực là một dòng chảy không ngừng,
không nghỉ như con sông nó đi qua bao tầng nấp, bờ bãi của kinh nghiệm ăn và
sống mới phát triển thành nghệ thuật . Chủ quan , cảm tính là yếu tố không thể
không tránh khỏi . Nhưng như mọi hiện diện của đời sống, ẩm thực cũng là một ấn
tượng , một thói quen, một ký ức hay một kỷ niệm.
1.2.2.4. Điều kiện chung
a. An ninh chính trị, an toàn xã hội
Để du lịch không ngừng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của
đất nước , sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động du
lịch cũng như các ngành kinh tế khác có ý nghĩa cực kì quan trọng. Sự bảo đảm
Trần Thị Bích Ngọc – KTPT 49B
10
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Văn Vận
vững chắc về quốc phòng, an ninh tạo môi trường ổn định cho đất nước và khách
tới tham quan.
Du lịch, bên cạnh việc nghỉ ngơi là “thẩm nhận những giá trị vật chất, tinh
thần độc đáo , khác lạ với quê hương mình” . Điều này đòi hỏi sự giao lưu , đi lại
của du khách giữa các quốc gia , các vùng với nhau . Bầu chính trị hòa bình, hữu
nghị sẽ kích thích sự phát triển của du lịch quốc tế. Một thế giới bất ổn về chính trị,
xung đột về sắc tộc , tôn giáo làm ảnh hưởng tới việc phát triển du lịch tức là nó
không làm tròn “sứ mệnh” đối với du lịch , gây nên nỗi hoài nghi , tâm lý sợ hãi cho
du khách. Bên cạnh đó , những cuộc nội chiến , những cuộc chiến tranh xâm lược
với nhiều loại trang thiết bị lợi hại làm hủy hoại tài nguyên du lịch , các công trình
nghệ thuật kiến trúc do loài người sáng tạo nên
b. Kinh tế
Là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát
triển du lịch là điều kiện kinh tế chung . Nền kinh tế phát triển là tiền đề cho sự ra
đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch. Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế
thuộc Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc , một đất nước có thể phát
triển du lịch một cách vững chắc nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải
vật chất cần thiết cho du lịch
Sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm có ý nghĩa quan
trọng với phát triển du lịch . Đây là cơ sở cung ứng nhiều hàng hoá nhất cho du lịch.
Ngành công nghiệp dệt cung cấp cho các xí nghiệp du lịch các loại vải để trang bị
phòng khách, các loại khăn trải bàn , ga giường …. Ngành công nghiệp chế biến gỗ
trang bị đồ gỗ cho các văn phòng, cơ sở lưu trú.
Khi nói đến nền kinh tế của đất nước , không thể không nói đến giao thông
vận tải . Từ xa xưa , giao thông vận tải đã trở thành một trong những nhân tố chính
cho sự phát triển của du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế . Giao thông vận tải ảnh
hưởng đến sự phát triển du lịch trên hai phương diện : Số lượng và chất lượng . Sự
phát triển về số lượng làm cho mạng lưới giao thông thông vươn tới mọi miền trái
đất . Chất lượng của phương tiện giao thông ảnh hưởng tới chuyến du lịch ở các
mặt sau : tốc độ, an toàn, tiện nghi, giá cả.
Điều kiện kinh tế có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển du lịch .
Điều này cũng đòi hỏi ngành du lịch trong qua trình phát triển của mình phải quảng
bá, góp phần xây dựng kinh tế . Có như vậy mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau
mới bền vững.
Trần Thị Bích Ngọc – KTPT 49B
11
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Văn Vận
c. Văn hóa
Trình độ văn hoá cao tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch . Phần lớn
những người tham gia vào cuộc hành trình du lịch là những người có trình độ văn
hoá nhất định , nhất là những người đi du lịch nước ngoài . Bởi vì họ có sở thích
(nhu cầu) đối với việc tìm hiểu các danh lam thắng cảnh , di tích lịch sử , bản sắc
văn hoá dân tộc hay nói đúng hơn tài nguyên , điểm du lịch tác động đến họ theo
một quá trình : Thông tin - Tiếp xúc - Nhận thức - Đánh giá . Phải có trình độ văn
hoá thì mới hiểu hết giá trị của chuyến tham quan du lịch. Trong các nước mà nhân
dân có trình độ văn hoá cao thì số người đi du lịch ra ngoài tăng lên không ngừng
với cường độ cao . Bên cạnh đó, trình độ của người dân nước sở tại, nơi đón khách
cũng phải chú ý . Trình độ văn hóa thấp ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển của du
lịch như : Ăn xin, cướp giật, ép khách mua hàng….
Việc phát triển du lịch phải mang dấu ấn của con người , tức là con người
thông qua trí tuệ của mình đưa ra những biện pháp , cách thức để phát triển du
lich. Một quốc gia giàu có về tài nguyên du lịch nhưng nếu không biết sử dụng
trí óc của con người để phát huy hết giá trị của tài nguyên đó thì coi như “muối
bỏ bể” . Ngược lai có những quốc gia nghèo về tài nguyên du lịch nhưng biết
phát huy hợp lí sẽ thu hút được lượng khách du lịch rất lớn và ngành du lịch sẽ
phát triển bền vững
Ngày nay , việc đưa văn hóa ẩm thực vào các chương trình du lịch đã trở nên
phổ biến . Đó là cách để lấy tiền của du khách một cách lịch sử nhất . Việc xây
dựng các chương trình du lịch ẩm thực thường được các công ty tổ chức thành 2
lọai : Chương trình du lịch chuyên biệt và chương trình du lịch kết hợp
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển du lịch
1.3.1. Mức độ khai thác tài nguyên du lịch
Việc đánh giá hiệu quả khai thác tài nguyên du lịch cho biết việc khai thác
tài nguyên du lịch đã hợp lý , đúng hướng chưa , có đảm bảo hài hoà giữa các mục
tiêu kinh tế , xã hội và môi trường không hay có đáp ứng được các nhu cầu du lịch
hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch trong tương lai
không Đồng thời , ta có thể có thể đưa ra những quy hoạch hợp lý hơn để vận
dụng tối đa nguồn lực sẵn có của địa phương.
1.3.2. Số lượng khách du lịch nội địa và quốc tế
Trần Thị Bích Ngọc – KTPT 49B
12
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Văn Vận
Khách du lịch là yếu tố quyết định trong việc hình thành nên “cầu” du lịch ,
là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá sự phát triển du lịch của
một điểm du lịch cụ thể . Các chỉ tiêu về khách có thể cho biết rất nhiều thông tin,
cụ thể là thước đo của sự phát triển du lịch , của sự nổi tiếng của điểm du lịch, của
sức hấp dẫn của điểm du lịch , của khả năng “cung” và đáp ứng các nhu cầu của du
khách của điểm du lịch… Các đánh giá về khách là bức tranh về hoạt động du lịch
của điểm du lịch , các đánh giá về khách sẽ làm cơ sở cho nhiều đánh giá liên quan
khác cũng như đưa ra những định hướng phát triển du lịch trong tương lai . Để có
những đánh giá cụ thể về khách cần thường xuyên tổ chức các cuộc điều tra nhằm
đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với các dịch vụ du lịch cũng như thái độ
đón tiếp của chính quyền và cộng đồng địa phương tại các điểm du lịch
1.3.2.1. Đối với khách du lịch quốc tế
Phát triển du lịch bền vững dưới góc độ đánh giá các tiêu chí về khách du
lịch quốc tế đó là việc có được những đánh giá cụ thể của du khách trong việc
“mong muốn dược quay trở lại điểm du lịch đó lần thứ hai, thứ ba ”, nói cách
khác phát triển du lịch bền vững theo tiêu chí về khách du lịch là việc phân tích “tỷ
lệ khách du lịch quốc tế quay trở lại lan thứ hai, thứ ba,….thứ n” trong cơ cấu
khách quốc tế . Các giá trị này có được thông qua việc tiến hành các cuộc điều tra ,
phỏng vấn khách du lịch tại các khu điểm du lịch trên toàn lãnh thổ hoặc thông qua
việc phối hợp với các hãng lữ hành trên toàn quốc tổ chức các cuộc phỏng vấn . Tỷ
lệ khách du lịch quốc tế quay trở lại lần thứ hai càng cao chứng tỏ rằng hoạt động
du lịch tại khu vực đó , quốc gia đó đang phát triển đúng hướng , có hiệu quả cao.
Đối với Việt Nam , trong khi tiến hành điều tra phỏng vấn khách , cần tập trung chú
ý vào các thị trường khách có khả năng chi trả cao , có thời gian lưu trú dài ngày và
thị trường đó phải là thị trường có lượng khách outbound lớn như Nhật Bản , Anh,
Pháp , Mỹ, và một số nước trong cộng đồng Châu Âu.
Ngoài ra tiêu chí về sự ổn định và tăng trưởng của lượng khách quốc tế từ
các thị trường nguồn trọng điểm đến Việt Nam cũng có ý nghĩa quan trọng để đánh
giá sự phát triển du lịch .
1.3.2.2. Đối với khách du lịch nội địa
Trần Thị Bích Ngọc – KTPT 49B
13
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Văn Vận
Khách du lịch quốc tế là đối tượng được tập trung chú ý như một nguồn thu
ngoại tệ chính đối với ngành du lịch thì khách du lịch nội địa có vai trò duy trì sự
phát triển và tăng trưởng chung của ngành du lịch. Việc khuyến khích được người
dân trong nước đi du lịch đã tạo điều kiện phân phối lại thu nhập giữa các thành
phần lao động trong xã hội , góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội , hỗ trợ
tích cực cho các chương trình cứu trợ của Chính phủ như các chương trình xoá đói
giảm nghèo, nâng cao nhận thức cho cộng đồng Như vậy đã góp phần quan trọng
trong việc thực hiện thành công mục tiêu đặt ra của phát triển bền vững cả dưới góc
độ về kinh tế và góc độ xã hội . “Tỷ lệ người dân Việt Nam đi du lịch trong một
năm” là cơ sở để đánh giá mức độ phát triển bền vững của du lịch Việt Nam, con số
này càng cao thì mục tiêu đặt ra cho phát triển bền vững càng có cơ sở thành công
1.3.3. Doanh thu du lịch
Tài nguyên du lịch khi được khai thác phục vụ mục đích du lịch đều đem lại
một nguồn thu nhất định đối với ngành du lịch nói chung và cộng đồng địa phương .
Nguồn thu này có thể có được từ việc bán vé tham quan , vé cho các dich vụ vui
chơi giải trí , từ việc bán các sản phẩn lưu niệm hay các đặc sản của địa phương…
và được tính vào doanh thu cho ngành du lịch . Sự đóng góp của ngành du lịch cho
bảo tồn thể hiện ở “tỷ lệ doanh thu du lịch được trích lại cho chính quyền địa
phương hoạc chủ quả các nguồn tài nguyên du lịhc đó phục vụ công tác bảo tồn và
tôn tạo”.
Du lịch là một ngành kinh tế có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao .
Chính vì vậy tỷ lệ doanh thu mà ngành du lịch trích lại cho cơ quan chủ quản các
nguồn tài nguyên du lịch càng cao chứng tỏ khả năng phối hợp liên ngành tốt . Việc
đánh giá khả năng phát triển của ngành bắt buộc phải dựa trên yếu tố này , kết quả
thu được có thể có xác suất do nhiều khi doanh thu du lịch trích lại không được
dùng vào mục tiêu bảo tồn , tôn tạo các nguồn tài nguyên.
1.3.4. Đầu tư cho du lịch
- Đối với các nguồn vốn huy động trong nước: tỷ lệ vốn quay vòng từ các
hoạt động kinh doanh du lịch , vốn trích từ quỹ phát triển ngành cho công tác bảo
tồn và các nguồn vốn Ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho phát triển . Nhưng nhìn
chung , nguồn vốn này thường mang tính chất hỗ trợ hơn là việc khuyến khích phát
triển.
Trần Thị Bích Ngọc – KTPT 49B
14
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Văn Vận
- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn quan trọng thúc đẩy
sự phát triển của hầu hết các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân trong đó có
du lịch . Trong một khoảng thời gian nghiên cứu xác định(có thể là 5 năm , 10 năm)
mức độ biến đổi của các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch sẽ cho
chúng ta những nhận định cơ bản về tương lai phát triển của ngành . Trong đó tỷ số
k sẽ cho chúng ta những nhận định cụ thể về sự phát triển của ngành du lịch.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch
k =
Tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàivào nền kinh tế
1.3.5. Tình hình tổ chức phát triển các sản phẩm du lịch
Tình hình tổ chức các sản phẩm du lịch được thể hiện ở các sản phẩm du lịch
được cung cấp và chất lượng của từng sản phẩm đó được thể hiện như thế nào Có
thể đánh giá qua nhóm các chỉ tiêu :
- Hiện trạng tổ chức các dịch vụ tham quan
- Hiện trạng tổ chức các dịch vụ lưu trú
- Hiện trạng tổ chức dịch vụ ăn uống
- Hiện trạng tổ chức các dịch vụ hàng lưu niệm
- Hiện trạng tổ chức các dịch vụ vui chơi giải trí
- Hiện trạng tổ chức dịch vụ vận chuyển khách du lịch
1.4. Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế xã hội
1.4.1. Du lịch với phát triển kinh tế
Về phương diện kinh tế , du lịch đã trở thành một ngành mũi nhọn, chiếm một
tỷ trọng lớn trong thu nhập kinh tế quốc dân . Không những vậy , do đặc tính hoạt
động, du lịch cũng góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế vùng chậm phát triển,
đồng thời giúp xóa đói , giảm nghèo ở những vùng sâu vùng xa . Du lịch đóng một vai
trò chủ chốt bởi sức hút mạnh mẽ của đồng tiền đối với hàng hóa , dịch vụ và cơ hội
việc làm trong những ngành công nghiệp dịch vụ có liên quan đến du lịch
1.4.1.1. Phát triển du lịch nội địa
Tham gia tích cực tạo nên thu nhập quốc dân(sản xuất ra đồ lưu niệm , chế
biến thực phẩm,…) làm tăng tổng sản phẩm quôc nội
Trần Thị Bích Ngọc – KTPT 49B
15
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Văn Vận
Tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các
vùng hay nói cách khác du lịch tác động tích cực vào việc làm cân đối cấu trúc của
thu nhập và chi tiêu của nhân dân theo các vùng(thường thì các vùng phát triển
mạnh du lịch lại là các vùng kém sản xuất ra của cải vật chất dẫn đến thu nhập của
người dân tại những vùng đó từ sản xuất là thấp
Du lịch nội địa phát triển tốt sẽ củng cố cho nhân dân lai động và do vậy góp
phần làm tăng năng suất lao động xã hội . Ngoài ra du lịch nội địa giúp cho việc sử
dụng cưo sở vật chất kỹ thuật của du lịch quốc tế được hợp lý hơn . Vào trước và
sau thời vụ du lịch , khi khách quốc tế vắng có thể sử dụng cơ sở vật chất kỹy thuật
ấy vào phục vụ khách du lịch nội địa . Theo cách đó vừa có tác động thúc đẩy sự
phát triển của du lịch nội địa , vừa tân dụng được cơ sở vật chất kỹ thuật
1.4.1.2. Phát triển du lịch quốc tế
Tác động tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân thong qua ngoại tệ
đóng góp vai trò lớn trong việc cân bằng cán cân kinh t
Cùng với hàng không dân dụng , kiều hối , cung ứng tàu biển , bưu điện quốc
tế chuyển giao công nghệ và dịch vụ thu ngoại tệ khác, du lịch quốc tế hàng năm
đem lại cho các quốc gia nhiều ngoại tệ . Đây là tác động trực tiếp nhất của du lịch
đối với nền kinh tế , nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã thu hàng tỷ USD
mỗi năm thông qua việc phát triển du lịch.
1.4.1.3. Du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất
Tính hiệu quả cao trong kinh doanh du lịch thể hiện trước nhất ở chỗ du lịch
là một ngành “ sản xuất tại chỗ” những hàng hoá công nghiệp , hàng tiêu dùng , thủ
công mỹ nghệ… theo giá bán lẻ cao hơn (nếu như bán qua xuất khẩu sẽ thu giá
buôn) được trao đổi thông qua con dường du lịch , các hàng hoá được xuất khẩu
mà không phải chịu hàng rào thuế quan, mậu dịch quốc tế
Du lịch không chỉ là ngành “sản xuất tại chỗ” mà còn là ngành “sản xuất
vô hình” hàng hoá du lịch . Đó là cảnh quan thiên nhiên , khí hậu và ánh nắng
vùng nhiệt đới , và những giá trị của những di tích lịch sử văn hoá, tính độc đáo
truyền thống phong tục tập quán… mà không bị mất đi qua mỗi lần bán
1.4.1.4. Du lịch khuyến khích và thu hút đầu tư nước ngoài
Trần Thị Bích Ngọc – KTPT 49B
16
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Văn Vận
Qui luật có tính phổ biến của quá trình chuyển dịch cơ cấu hiện nay là giá trị
ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản phâm xã hội và trong số
người có việc làm. Do vậy các nhà kinh doanh đi tìm hiệu quả của đồng vốn thì du
lịch là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn so với nhiều ngành kinh tế khác . Du lịch
đem lại tỷ suất lợi nhuận cao vì vốn đầu tư vào du lịch tương đối ít so với ngành
công nghiệp , giao thông vận tải mà khả năng thu hồi vốn nhanh , kỹ thuật không
phức tạp.
Đặc biệt trong linh vực kinh doanh dịch vụ bổ sung thì nhu cầu về vốn đầu
tư lại càng ít hơn . Mà lại thu hút lao đông nhiều hơn, thu hồi vốn nhanh hơn.
1.4.1.5. Du lịch góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế
Các tổ chức mang tinh chính phủ và phi chính phủ vì du lịch tác đôngj tích
cực trong việc hình thành các mối quan hệ kinh tế quốc tế
Du lịch quốc tế phát triển tạo nên sự phát triển đường lối giao thông quốc tế
Du lịch quốc tế như một đầu mối “ xuất - nhập khẩu” ngoại tệ, góp phần làm
phát triển quan hệ ngoại hối quốc tế…
1.4.2. Phát triển du lịch đối với văn hóa - xã hội
Du lịch ngày nay đó trở thành một hoạt động không thể thiếu trong đời sống
sinh hoạt xã hội , làm cho đời sống xã hội ngày một phong phú hơn , lý thú và bổ
ích hơn . Du lịch có vai trò to lớn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá
truyền thống dân tộc . Nghị quyết 4 của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá 8 về
việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống là định hướng quan trọng
trong việc khôi phục lại nguồn vốn quý của dân tộc . Nhiều công trình văn hoá nghệ
thuật trên các lĩnh vực văn hoá phi vật thể và vật thể được kiểm kê , trùng tu, tôn tạo
chống xuống cấp; sưu tầm bảo quản nghiên cứu giới thiệu, giao lưu để bảo tồn
trong cuộc sống và cho khách tham quan. Trong đó , du lịch đóng vai trò to lớn và
đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống dân
tộc
1.4.2.1. Du lịch góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân
Theo thống kê năm 2000 của thế giới, du lịch là ngành tạo nên việc làm quan
trọng . Tổng số lao động trong các hoạt động lien quan đến du lịch chiếm 10,7%
Trần Thị Bích Ngọc – KTPT 49B
17
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Văn Vận
tổng số lao động toàn cầu . Cứ 2.5giây, du lịch tạo ra 1 việc làm mới. Đến năm
2005 cứ 8 lao động thì có 1 lao động trong ngành du lịch so với tỉ lệ hiện nay là 1/9.
1.4.2.2. Du lịch làm giảm quá trình đô thị hoá ở các nước kinh tế phát triển
Thông thường tài nguyên du lịch thiên nhiên thường có nhiều ở những vùng
núi xa xôi , vùng ven biển hay vùng hẻo lánh khác. Việc khai thác đưa những tài
nguyên này vào sử dung đòi hỏi phải có đầu tư về mọi mặt giao thông bưu điện,
kinh tế văn hóa , xã hội… Do vậy, việc phát triển làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã
hội ở những vùng đó và cũng vì vậy mà góp phần làm giảm sự tập trung dân cư
căng thẳng ở nhưng trung tâm dân cư.
1.4.2.3. Du lịch là phương tiện truyền quảng bá cho các nước chủ nhà
Về kinh tế : là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo hữu hiệu cho hàng hoá
nội địa ra nước ngoài thường qua du khách. Khách du lịch được làm quen tại chỗ
với các mặt hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Một số mặt hàng làm cho du
khách hài lòng cả về chất lượng, giá cả lẫn mẫu mã… về đến nước khách du lịch
tuyên truyền cho bạn bè, người thân và nhiều khi bắt đầu tìm kiếm các mặt hàng đó,
nhiều khi chính bằng con đường đó , nước làm du lịch có điều kiện xuất khẩu nhiều
hàng hoá hơn
Vê mặt xã hội : là phương tiện tuyên truyền quảng cáo hữu hiệu cho các
thành tựu kinh tế , chính trị, xã hội , văn hoá, giới thiệu về con người và phong tục,
tập quán….
1.4.2.4. Du lịch đánh thức các nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền của dân tộc
Khách du lịch rất thích mua các đồ lưu niệm mang tính dân tộc đó là các sản
phẩm của các nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền.
Khách du lịch văn hoá ngày một đông, họ thường đi tham quan các danh lam
thắng cảnh , di tích lịch sử , văn hoá dân tộc . Do vậy, việc tôn tạo và bảo dưỡng các
di tích đó ngày càng được quan tâm nhiều hơn . Nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền
dân tộc phuc vụ cho các mục đích đó có điều kiện phục hồi và phát triển hơn(khảm,
khác , sơn mài , đẽo tạc tượng, làm tranh lụa…).
Ngoài ra, du lịch còn làm tăng thêm tầm hiểu biết chung về xã hội của người
dân thông qua người ở địa phương khác , khách nước ngoài(về phong cách sống,
thẩm mỹ, ngoại ngữ…) . Đồng thời , du lịch cũng làm tăng them tính đoàn kết , hữu
Trần Thị Bích Ngọc – KTPT 49B
18
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Văn Vận
nghị, mối quan hệ hiểu biết của nhân dân giữa các vùng với nhau và của người dân
giữa các quốc gia với nhau.
Trần Thị Bích Ngọc – KTPT 49B
19
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Văn Vận
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
THÀNH PHỐ HẠ LONG GIAI ĐOẠN 2005 - 2010
2.1. Những tiềm năng phát triển du lịch thành phố Hạ Long
2.1.1. Tài nguyên cảnh quan
Cảnh quan biển - đảo Vịnh Hạ Long là tài nguyên du lịch nổi trội, có sức
cạnh tranh nhất. Hình thái và bố cục kỳ lạ của các hòn đảo gắn liền với truyền
thuyết "Rồng Hạ" là hình ảnh vô cùng độc đáo, hấp dẫn du khách bốn phương.
Cảnh quan của đô thị Hạ Long - đô thị ven biển với hơn 100 năm phát triển gắn
liền với lịch sử phát triển của ngành than cũng là yếu tố đặc biệt thu hút du khách.
Bảng 1: Thống kê các dạng tài nguyên cảnh quan của thành phố Hạ Long
TT
Dạng cảnh
quan
Vị trí
Độ hấp
dẫn
Mức độ khai thác
hiện tại
A- Cảnh quan Vịnh Hạ Long
A1
Cảnh quan tổng
thể
Vịnh Hạ Long
Rất hấp
dẫn
Khai thác nhiều
nhưng chất lượng
thấp
A2
Cảnh quan các
đảo có hình thái
đặc biệt
Hòn Gà Chọi, Hòn Trống
mái, Hòn Thiên Nga, Hòn
Con cóc,…
Rất hấp
dẫn
Khai thác tương đối
nhiều nhưng chất
lượng thấp
A3
Cảnh quan
hang động
Hang Đầu gỗ; Động Thiên
cung; Hang Sửng sốt; Hang
Bồ Nâu, Động Tam Cung,
động Mê Cung, động Thiên
Long….
Rất hấp
dẫn
Khai thác tương đối
nhiều nhưng chưa
sâu.
A4
Cảnh quan
tùng- áng
áng Luồn, áng Ba Hầm,
áng Lờm Bò,…
Rất hấp
dẫn
Khai thác tương đối
nhiều nhưng chua sâu.
A5
Cảnh quan rừng
ngập mặn
Khu vực ven đảo Tuần
châu và Yên cư, Đại đán.
Hấp dẫn Khai thác ít
A6
Cảnh quan san
hô
Khu vực đáy biển các đảo
Đầu bê, Hang Trai, Cống
đỏ…
Rất hấp
dẫn
Khai thác ít
A7
Cảnh quan các
làng chài
Cửa Vạn Hấp dẫn
Khai thác tương đối
nhiều
A8
Cảnh quan các
đảo đất
Đảo Soi Sim, đảo Lờm bò,
đảo Rều, đảo Tuần châu.
Khai thác ít
Trần Thị Bích Ngọc – KTPT 49B
20
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Văn Vận
B- Cảnh quan T.P Hạ Long
B1
Cảnh quan các
khu dịch vụ du
lịch ven bờ
Bãi Cháy, Hùng Thắng,
Tuần châu, Yên cư- Đại
đán.
ít hấp
dẫn
Khai thác nhiều
nhưng chất lượng
thấp
B2
Cảnh quan các
khu thắng cảnh
Hồ Yên Lập, Núi Bài
Thơ, Lán Bè.
Hấp dẫn Khai thác ít
B3
Cảnh quan các
di tích LS và lễ
hội truyền
thống.
Chùa Long Tiên, Mỏ than
cũ, …
Hấp dẫn Khai thác ít
B4
Cảnh quan khu
đô thị Hòn Gai
Khu trung tâm thương
mại, khu Phố cổ Hòn Gai,
Khu đường dạo ven biển.
Hấp dẫn
Khai thác tương đối
nhiều
Nguồn: Phòng Du lịch - Thương mại T.P Hạ Long
Cảnh quan Vịnh Hạ Long có những giá trị điển hình sau:
+ Giá trị thẩm mỹ: thể hiện qua bố cục tổng thể của quần thể đảo và vẻ đẹp
hình thái độc đáo, đa dạng mang tính liên tưởng cao của nhiều hòn đảo.
+ Giá trị văn hoá: thể hiện dưới các khía cạnh sau:
- Giá trị tâm linh huyền thoại: thể hiện qua hình thái bố cục đảo kết hợp với
các di chỉ khảo cổ và truyền thuyết về con Rồng
- Giá trị lịch sử: thể hiện qua lịch sử hình thành của hệ thống đảo và sự tồn
tại của các di tích, di chỉ.
- Giá trị triết lý: thể hiện qua sự phối kết của hai yếu tố cảnh quan cơ bản là
Đá - Nước, vừa đa dạng phong phú, vừa thống nhất, hài hoà như sự tồn tại và luân
chuyển của hai thái cực Âm - Dương và sự vận động của Ngũ hành.
+ Giá trị đa dạng sinh học: thể hiện qua sự phong phú, đa dạng của các hệ
sinh thái trong khu vực.
+ Giá trị địa chất: thể hiện qua quá trình vận động địa chất của hệ thống đảo.
+ Giá trị cảm xúc tinh thần: là những cảm xúc, ấn tượng sâu sắc nhất của du
khách đối với Vịnh hạ Long như: Vẻ đẹp hoang sơ yên tĩnh, thơ mộng; Sự huyền bí
siêu nhiên; Sự hùng vĩ; sự đa dạng phong phú; sự gần gũi, thân mật.
Những giá trị trên là những giá trị tinh thần đặc biệt của Hạ Long mà không
nơi nào có được. Quá trình khai thác cảnh quan phục vụ du lịch cần lưu ý đến việc
bảo tồn và phát huy các giá trị đặc thù này.
Trần Thị Bích Ngọc – KTPT 49B
21
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Phạm Văn Vận
2.1.2. Tài nguyên sinh thái
Hạ Long tập trung hầu hết các hệ sinh thái của vùng biển nhiệt đới như: Hệ
sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng mưa nhiệt
đới đặc biệt là hệ sinh thái tùng - áng độc đáo không nơi nào có được.
Các HST không chỉ là những tài nguyên du lịch hấp dẫn mà còn đóng vai trò
rất lớn trong việc bảo vệ môi trường. Vì vậy cần xác định những ranh giới bảo vệ và
chính sách khai thác hợp lý để không làm ảnh hưởng đến các HST nhạy cảm này.
Bảng 2 : Thống kê các hệ sinh thái điển hình của Vịnh Hạ Long
TT
Tên hệ
sinh thái
Khu vực cư trú
Giá trị
đối với du lịch
Vai trò đối với bảo
vệ môi trường
1
Hệ sinh
thái rừng
ngập mặn
Tập trung ở khu
vực ven bờ T.P Hạ
Long, đặc biệt là
xung quanh đảo
Tuần Châu.
Mức độ đa dạng sinh
học cao, thành phần
loài phong phú, là nơi
cư trú của nhiều loại
cá, tôm và chim…
- Chống xói mòn
- Kiểm soát lũ lụt
- Tạo môi trường sống
cho sinh vật biển
2
Hệ sinh
thái rạn
san hô
Tập trung ở khu vực
đảo Đầu Bê, Hang
trai và đảo Cống Đỏ.
Là yếu tố tạo cảnh đặc
sắc cho cảnh quan đáy
biển.
- Giữ cân bằng sinh
thái.
- Bảo tồn các nguồn
gien quí hiếm.
3
HST tùng
– áng
Xuất hiện ở khu
vực đảo Đầu Bê,
Hang trai và đảo
Lờm Bò.
Có địa hình thích hợp
với việc hình thành
các công viên biển.
Nuôi trồng và bảo vệ
các nguồn gen động
thực vật quí hiếm
4
HST rừng
mưa nhiệt
đới
Che phủ hầu hết
các hòn đảo trên
Vịnh Hạ Long.
Tô điểm cho vẻ đẹp
của Vịnh Hạ Long,
thích hợp với việc phát
triển các tuyến du lịch
sinh thái.
Là nơi cư trú của
nhiều loại động thực
vật quí hiếm
5
HST đất
ngập nước
Có ở các đầm phá
ven biển, các hồ
chứa nước, các bãi
đất triều ven biển
Thích hợp với việc
phát triển các loại hình
du lịch sinh thái đặc
thù
Là nơi cư trú của
nhiều loại động thực
vật biển
Nguồn: Phòng Du lịch - Thương mại T.P Hạ Long
2.1.3. Tài nguyên du lịch văn hóa
2.1.3.1. Các di chỉ khảo cổ
Trần Thị Bích Ngọc – KTPT 49B
22