Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

tiểu luận tình huống quản lý nhà nước giải quyết tranh chấp đất đai giữa hai hộ gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.46 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
Mục lục
I. MỞ ĐẦU
II. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1. Mô tả tình huống
2. Phân tích tình huống
3. Xây dựng đánh giá phương án và lựa chọn phương án
4. Kế hoạch tổ chức thực hiện
III. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
1. Kiến nghị
2. Kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang
01
02
04
04
07
10
13
14
14
15
17
1
I. MỞ ĐẦU
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất trực tiếp, mặt
bằng để sản xuất kinh doanh, xây dựng công sở, các công trình công cộng và nhà
ở. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất
quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức


thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Trong
trường hợp cần thiết vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích an ninh,
quốc phòng, phát triển kinh tế – xã hội, Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng
có bồi thường, hỗ trợ tái định cư hoặc không có bồi thường theo qui định của
pháp luật. Người sử dụng đất có trách nhiệm trả lại đất khi Nhà nước có quyết
định thu hồi đất.
Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của công dân thể hiện dưới
nhiều hình thức khác nhau như quyền tham gia thảo luận những vấn đề chung
của cả nước và từng địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết
khi Nhà nước trưng cầu dân ý. Trong quá trình sinh sống khi bị xâm hại các lợi
ích công dân có quyền khiếu lại - tố cáo với các cơ quan chức năng có thẩm
quyền để giải quyết đảm bảo các lợi ích hợp pháp của mình đặc biệt trong lĩnh
vực va chạm lợi ích về đất đai bởi đó là phần tài sản lớn của mỗi công dân, là
lợi ích sát sườn ảnh hưởng trực tiếp đế cuộc sống của mỗi công dân và hộ gia
đình của mình.
Điều 74 Hiến Pháp 1992 (Sửa đổi bổ sung) quy định quyền khiếu nại, tố
cáo của công dân. Đây là quyền cơ bản trong các quyền và nghĩa vụ hành
chính - chính trị mà công dân được hưởng. Giải quyết kịp thời những đơn thư
khiếu nại, tố cáo của công dân sẽ tạo được lòng tin của nhân dân đối với Đảng
và Nhà nước, qua đó phát huy được những ưu điểm, có biện pháp khắc phục
những tồn tại, yếu kém, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân. Trong
những năm qua mặc dù các cơ quan Nhà nước đã có nhiều cố gắng nhưng chất
lượng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân còn nhiều hạn chế,
thiếu chặt chẽ, một số vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật nhưng
không được thi hành nghiêm chỉnh.
2
Trong tình hình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt
Nam, thực hiện tốt luật khiếu nại, tố cáo là cơ sở pháp lý quan trọng để công dân
thực hiện tốt quyền làm chủ trong bộ máy Nhà nước, thể hiện trách nhiệm của
chính quyền địa phương và các ngành các cấp đối với công dân.

Bằng những kiến thức được trang bị thông qua quá trình học tập tại lớp
bồi dưỡng kiến thức QLNN – Chương trình chuyên viên khóa XVII, tỉnh Điện
Biên và sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo, tôi đã chọn tình huống
“Giải quyết tranh chấp đất đai giữa hai hộ gia đình ” làm bài tiểu luận cuối khoá
chương trình học tập. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tiểu luận do trình độ
nhận thức và hiểu biết của tôi về vấn đề này có phần còn hạn chế. Vì vậy, quá
trình thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự
quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo và các đồng chí đồng
nghiệp.
3
II. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1. Mô tả tình huống: Năm 1982 ông Lò Văn P định cư tại bản X xã TC
có khai hoang và làm nương lúa ở bờ khe và phát quang khe đắp đập thành
một cái ao ở lưng chừng núi cách xa khu dân bản địa. Ông tiến hành canh tác
và sử dụng cái ao đó cho đến năm 1990 thì ông P mắc vào tệ nạn Ma tuý, của
cải trong gia đình ông bán đi dần và cuối cùng bán cả mấy mảnh nương ở gần
khu vực ao, riêng ao cá ông không bán.
Trong thời gian ông P nghiện Ma tuý gia đình ông rất khó khăn không đủ
điều kiện để tiếp tục thả cá trên ao đó nữa nên áo cá bỏ hoang từ năm 1991 nhưng
ông vẫn tiến hành dọn dẹp đánh dấu (theo phong tục tập quán). Năm 2003 được sự
tạo điều kiện của chính quyền địa phương cũng như sự nỗ lực của bản thân ông P
đã cai nghiện thành công trở về bản làng tiếp tục sinh sống. Ông cùng gia đình tiến
hành ra cái ao cũ phát cỏ đắp bờ để tiến hành thả cá trên diện tích đất ao mà trước
đây ông đã thả cá. Khi tiến hành đắp bờ thì có ông Quàng Văn V đến ngăn cản, hai
bên đã xảy ra xung đột, không bên nào chịu bên nào.
Ngày 14/4/2004 ông Quàng Văn V đã làm đơn khiếu nại gửi tới UBND xã
TC và uỷ ban UBND huyện TG với nội dung: Năm 1992 tại khu vực khe này
chưa có ai khai thác sử dụng, gia đình ông Quàng Văn V đã cùng một số hộ khác
cải tạo và chia nhau khai thác sử dụng làm ao thả cá. Gia đình ông V được chia
đất phần đầu tiên tính từ đầu khe. Sau khi được chia đất, gia đình ông Quàng Văn

V đánh dấu và tới năm 1996 mới tiến hành đắp bờ thả cá nhưng do mưa lũ, bờ ao
thường xuyên bị vỡ nên ông và các hộ khác đều không sử dụng.
Năm 1999 khi cán bộ địa chính của huyện đến phổ biến công tác kê khai
đất sử dụng để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông đã kê khai có một cái
ao với diện tích 1000m
2.
Ngày 26/9/1999 ông đã được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất. Trong đó có cả phần diện tích ao là 1000m
2
, gia đình ông được
quyền sử dụng đến năm 2019. Sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất gia đình ông V cũng không tiến hành cải tạo sử dụng ao (ao đang tranh chấp).
Tới năm 2004 khi thấy ông P đi đắp bờ ao thì gia đình ông V đã tới và dẫn đến
tranh chấp giữa hai hộ gia đình. Ông V đã làm đơn gửi các cấp có thẩm quyền và
4
khẳng định cái ao đó là của gia đình ông đã được cấp theo như giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất năm 1999 thực tế phía trên khu vực ao tranh chấp gia đình ông
V đang sử dụng một cái ao với diện tích khoảng 2000 m
2
(Ông đã sử dụng từ năm
1998) như vậy vấn đề đặt ra là: Có phải cái ao trên mới là diện tích ao mà ông V
đã kê khai để đăng ký quyền sử dụng hay không?
Trở lại vấn đề nêu trên ngày 20/4/2004 sau khi nhận được đơn của ông V
UBND xã TC đã mời hai bên gia đình tới động viên và hoà giải. Thành phần hoà
giải gồm: Chủ tịch UBND xã TC, phụ trách Tư pháp xã, cán bộ địa chính xã cùng
tổ hoà giải bản X. Sau khi nghe hai bên trình bày và ai cũng khẳng định cái ao đó
là của gia đình mình. Cuối cùng ông Chủ tịch xã TC kết luận và giao quyền sử
dụng ao cho ông Quàng Văn V. Lý do ông V có giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất. Ông P không đồng ý với kết quả hoà giải trên và viết đơn khiếu nại gửi tới cơ
quan có thẩm quyền xem xét giải quyết.

Ngày 14/6/2004 UBND xã lại tiếp tục triệu tập hai gia đình để hoà giải.
Kết quả cuộc hoà giải này UBND xã TC kết luận giao cho ông P được sử dụng vì
UBND xã qua kiểm tra xác định trên khu ao đang tranh chấp (phần đầu tiên tính
từ đầu khe xuống) có một cái ao mà gia đình ông P đang sử dụng, UBND xã xác
định cái ao trên mới đúng là ao được ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất và cũng phù hợp với sự mô tả trong đơn của ông P. Ông V đã không đồng ý
với kết quả hoà giải trên nên ông lại tiếp tục gửi đơn với nội dung như những lá
đơn trước nhưng thêm chi tiết là cái ao trên ông đã cho con trai sử dụng từ năm
2001 nên ao đó không thuộc quyền sử dụng của ông nữa.
Ngày 13/5/2005 UBND xã TC triệu tập hai bên gia đình đến hoà giải
nhưng kết quả hoà giải không thành vì lý do: Ông V có giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất số 0045 và phần diện tích ao thể hiện ở GCNQSDĐ là 1000 m
2
nhưng chi tiết giáp ranh ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không
trùng với thực tế khu vực cả hai ao ở khe đồi đó, lại không có sơ đồ mô tả địa
danh bản X nên UBND xã không đủ thẩm quyền giải quyết, yêu cầu cấp trên có
thẩm quyền xác minh giải quyết.
Ngày 23/4/2005 UBND huyện TG yêu cầu phòng Nông nghiệp - Địa chính
5
(Nay là phòng Tài nguyên - Môi trường) xuống địa bàn xác minh giải quyết. Qua
thẩm tra xác minh phòng Tài nguyên - Môi trường kết luận: Khu vực ao đang
tranh chấp vẫn được giao cho ông Quàng Văn V vì ông V đã có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Còn phần ao trên đầu khe thì Phòng Tài nguyên - Môi trường
không có ý kiến gì.
Lần này vì quá bức xúc với kết luận trên nên ông Lò Văn P đã viết đơn
gửi tới UBND xã, UBND huyện và đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Điện Biên
với nội dung: Năm 1982 gia đình ông đã đến đây khai phá đầu tiên. Sau đó do
điều kiện ông mắc tệ nạn Ma tuý nên không có điều kiện chăn thả cá nhưng gia
đình ông vẫn đánh dấu giữ theo phong tục tập quán. Khi nhà nước có chủ
trương cho nhân dân kê khai để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản

thân ông nghiện ngập không thiết tha chuyện đồng áng, gia đình cũng kém hiểu
biết về pháp luật đất đai nên không kê khai phần ao này. Nay ông đã cai được
ma tuý nên có nhu cầu cải tạo sử dụng ao thả cá thì lại có người đến tranh chấp
nên ông P đề nghị các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng xem xét giải
quyết.
Ngày 26/8/2005 UBND huyện TG nhận được đơn thư của ông Lò Văn P.
Ngày 27/8/2005 UBND huyện cũng nhận được Công văn số 95/CVPT-TH ngày
24/8/2005 của đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Điện Biên về việc đề nghị giải
quyết đơn thư khiếu nại của ông Lò Văn P.
Ngày 8/9/2005 đoàn Thanh tra do Phó Chánh thanh tra huyện làm trưởng
đoàn thực hiện Quyết định số 120/QĐ-UBND ngày 7/9/2005 của Chủ tịch
UBND huyện TC về việc thẩm tra xác minh giải quyết tranh chấp giữa 2 hộ gia
đình ông P và ông V. Qua kiểm tra xác minh từ các nhân chứng cho biết ông
Quàng Văn V có truyền thống đi tranh chấp đất của người khác. Qua hồ sơ đất
đai của gia đình ông V cũng cho thấy cả 2 ao (ao đang sử dụng và ao đang tranh
chấp) đều không có căn cứ để khẳng định ông V được sở hữu khu ao nào (mặc dù
gia đình ông có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) còn gia đình ông P tuy
không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng gia đình ông là người đến
khai phá đầu tiên và đã đánh dấu theo phong tục tập quán, nhất là hiện tại nhu cầu
6
sử dụng đất đối với gia đình ông P sử dụng khu đất ao là hết sức cần thiết.
Đoàn Thanh tra đã tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ và kiểm tra xác
minh tại thực địa, căn cứ vào phong tục tập quán và áp dụng các văn bản Pháp
luật đã có kết luận cụ thể.
2. Phân tích tình huống
2.1. Định huớng mục tiêu cần xử lý
Xác định mục tiêu của vụ việc này là: Vụ tranh chấp đất đai giữa một hộ có
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và một hộ không có giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất. Vấn đề đặt ra là phải giải quyết đúng nếu không sẽ làm mất lòng tin
tưởng của quần chúng nhân dân đối với Đảng và Nhà nước cũng như sự nghiêm

minh của Pháp luật. Giải quyết không đúng không những không bảo vệ được lợi
ích chính đáng của nhân dân mà còn gây ảnh hưởng xấu về mặt xã hội. Việc giải
quyết không dứt điểm sẽ dẫn tới khiếu kiện kéo dài, mất thời gian, công sức, tiền
của cho nhân dân và cán bộ Nhà nước. Vụ việc này cần giải quyết dứt điểm để
nhân dân yên tâm tăng gia sản xuất.
2.2. Phân tích nguyên nhân và hậu quả của tình huống:
* Phân tích: Sau khi nhận được đơn khiếu nại của ông Lò Văn P, UBND
huyện TG đã có Quyết định số 120/QĐ-UBND ngày 7/9/2005 của Chủ tịch
UBND huyện TG về việc thẩm tra xác minh giải quyết tranh chấp giữa 2 hộ gia
đình ông P và ông V. Ngày 8/9/2005 đoàn Thanh tra do Phó Chánh thanh tra
huyện làm trưởng đoàn đã triệu tập, họp đoàn thanh tra.
- Đoàn thanh tra đã xuống UBND xã TC thẩm tra lại toàn bộ sự việc, yêu
cầu UBND xã TC nộp toàn bộ đơn khiếu nại của gia đình ông P và ông V cùng
với các biên bản, kết luận trước và đưa ra một số nội dung nghi vấn, cụ thể:
? Tại sao UBND xã TC lại không thể hoà giải được cũng như có những kết
luận hoàn toàn trái ngược nhau giữa các buổi hoà giải? Thực tế UBND xã cũng
không xác định được vị trí ao thể hiện trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
là cái ao nào; Ông Chủ tịch xã là anh họ của ông V và lại là em rể ông P nên
trong việc giải quyết gặp rất nhiều khó khăn;
7
? Tại sao Phòng Tài Nguyên - Môi trường huyện lại có kết luận giao khu
đất ao đang tranh chấp cho ông V? Thực chất trong quá trình giải quyết, cán bộ
được phân công tiến hành thẩm tra xác minh đã không tìm hiểu sâu các nhân
chứng am hiểu khu đất nhất là các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong
dòng họ, các Đảng viên tại thôn bản nơi ông P và ông V cư trú. Cán bộ địa chính
huyện cũng không tới thực địa để xem xét lại vị trí giáp gianh của khu vực tranh
chấp chỉ đơn thuần xuống gặp cán bộ địa chính xã và ông Chủ tịch xã. Sau khi
xem xét các biên bản hoà giải và căn cứ theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
mà kết luận giao khu vực ao đang tranh chấp cho ông V sử dụng, dẫn đến những
kết luận thiếu trung thực.

- Sau cuộc họp đoàn thanh tra đến bản X xã TC gặp các nhân chứng am
hiểu khu đất như: già làng, trưởng bản, người có uy tín trong dòng họ, Đảng viên
tại thôn bản để hỏi về các vấn đề liên quan đến khai hoang đất, cuộc sống của hai
gia đình… sau đó đoàn đi kiểm tra thực địa tại khu đất đang tranh chấp.
- Họp đoàn thanh tra, mời UBND xã TC, trưởng bản X, địa chính xã cùng
gia đình ông P và ông V để phân tích và làm rõ vấn đề.
- Họp đoàn thanh tra đưa ra kết luận:
+ Căn cứ vào Hiến pháp năm 1992;
+ Căn cứ vào Luật đất đai sửa đổi bổ sung đã được nước Cộng hoà XHCN
Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003;
+ Căn cứ theo Chỉ thị số 01/1998/CT/UB-NN ngày 08/04/1998;
+ Căn cứ vào Biên bản Thẩm tra, xác minh tại hiện trường ngày 8/9/2005
của đoàn Thanh tra huyện TG;
+ Căn cứ vào các nhân chứng am hiểu khu đất trên đã cung cấp thông tin
về nguồn khai hoang phục hoá đất khe,
Đoàn thanh tra kết luận khu đất ao có diện tích 1000m
2
là của ông Lò Văn P
* Nguyên nhân xảy ra tình huống
- Do thiếu tinh thần trách nhiệm, kém hiểu biết về quy định của Pháp luật
8
về đất đai, trình độ năng lực chuyên môn còn hạn chế. Cụ thể trong trường hợp
này để xảy ra vụ tranh chấp trên nguyên nhân chính là do cán bộ địa chính khi
hướng dẫn để nhân dân kê khai đăng ký quyền sử dụng đất đã không cụ thể.
Chính vì sự kém hiểu biết, thiếu tinh thần trách nhiệm mà khi xác định 1000m
2
ao cho gia đình ông Quàng Văn V trên hồ sơ không đúng với vị trí thực tế của cả
2 ao (một ao gia đình ông V đang sử dụng, một ao gia đình ông V đang tranh
chấp) vì thế đã dẫn đến vụ tranh chấp và khiếu kiện kéo dài;
- Do còn giữ nếp sống vì lợi ích anh em dòng họ mà không chú ý tới việc

tuân thủ pháp luật, mặt khác trình độ hiểu biết của cán bộ cấp xã còn hạn chế,
cũng có cán bộ xã đã nhìn nhận được mặt phải của sự việc nhưng còn e ngại và
muốn né tránh gây nên sự mất đoàn kết trong thôn bản nên việc giải quyết công
việc chưa thống nhất đồng bộ;
- Do thiếu hiểu biết pháp luật về đất đai của ông Quàng Văn V và cũng vì
lợi ích cá nhân nên ông đã cố ý tranh chấp phần đất ao với ông Lò Văn P dẫn tới
vụ khiếu kiện kéo dài;
- Hệ thống văn bản quy phạm về đất đai chưa hoàn thiện đồng bộ, thiếu cụ
thể hoá, công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật về đất đai cho quần chúng
nhân dân chưa coi trọng đúng mức, nhất là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số.
Đôi khi các cá nhân, hộ gia đình tranh chấp và khiếu kiện kéo dài không phải do
lợi ích vật chất mà vì tự ái dân tộc;
- Hoạt động của cơ quan quản lý hành chính Nhà nước các cấp chưa đồng
bộ, khoa học nhất là công tác kiểm tra, theo soát theo dõi, thống kê và quản lý đất
đai, đặc biệt là công tác quản lý đất nông nghiệp - lâm nghiệp;
- Chưa chú ý tới thông tin nhiều chiều, né tránh, không chịu sửa sai trước
quần chúng nhân dân và trước cơ quan cấp trên.
*. Hậu quả của tình huống
- Do xem xét giải quyết thiếu khách quan, không kịp thời và không chịu
thừa nhận công tác giao đất không đúng theo quy định của Pháp luật nên đã dẫn
đến việc tranh chấp và khiếu kiện kéo dài gây thiệt hại về thời gian, kinh tế của
9
hai bên gia đình và cán bộ cấp xã, cấp huyện;
- Việc xử lý sai của Phòng Tài nguyên - Môi trường đã gây lên sự bất bình
trong quần chúng nhân dân, làm giảm uy tín chính quyền các cấp và sự nghiêm
minh của Pháp luật;
- Việc sử lý thiếu khách quan đã khiến cho ông Lò Văn P (một người mới
cai nghiện trở về với cộng đồng) có sự mặc cảm tự ti trước mọi người, nếu không
có bản lĩnh rất dễ quay lại con đường tái nghiện.
3. Xây dựng đánh giá phương án và lựa chọn phương án tối ưu

Qua phân tích đánh giá của tình huống trên thấy rằng vụ việc này có thể có
những phương án giải quyết sau:
3.1. Phương án thứ nhất
Giao 1000m
2
trong số 3000m
2
của cả khu ao dưới (ao đang tranh chấp) cho
ông Quàng Văn V tính từ bờ ao ông V đã đắp hắt lên phía trên đầu khe. Số đất ao
còn lại và cái áo phía trên ao tranh chấp sẽ giao lại cho UBND xã quản lý, bảo vệ
theo điểm 1 Điều 103 luật đất đai đã được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt
Nam khoá XI kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003.
a. Ưu điểm
- Ông Quàng Văn V sẽ được đúng phần ao mà đã ghi trong giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất của gia đình;
- Tạo điều kiện cho cơ quan chuyên môn (Phòng Tài nguyên - Môi trường)
không phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện giao đất của mình.
b. Nhược điểm
- Ông Lò Văn P sẽ bị thiệt thòi vì không có đất ao để sử dụng vào mục
đích thả cá, đời sống gia đình sẽ gặp khó khăn;
- Dư luận quần chúng không đồng tình, gây bất bình trong nhân dân, nhân
dân không còn tin tưởng vào sự nghiêm minh của Pháp luật;
- Tạo kẽ hở Pháp luật cho những cán bộ chuyên môn thực hiện sai chính
10
sách về đất đai.
3.2. Phương án thứ hai
Đoàn Thanh tra theo Quyết định số 120/QĐ-UBND ngày 7/9/2005 của
Chủ tịch UBND huyện TG dựa vào kết quả xác minh tại thực địa tham mưu cho
UBND huyện giao quyết định tạm giao diện tích ao đang tranh chấp cho hộ gia
đình ông Lò Văn P tiếp tục cải tạo sử dụng vào mục đích nông nghiệp. Ông P

phải có tránh nhiệm cải tạo đất và sử dụng lợi trên đất, ông P có trách nhiệm
đến UBND xã TC, phòng Tài nguyên - Môi trường huyện TG làm thủ tục kê
khai đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hộ gia đình ông Quàng Văn V tạm thời vẫn được sử dụng phần diện tích
đất ao 1000m
2
theo đơn đã đăng ký (thửa đầu tiên kể từ trên xuống theo dọc khe
nước). Phần đất ao trên nếu thừa so với 1000m
2
thì ông V phải có trách nhiệm với
UBND xã TC, Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện TG làm thủ tục kê khai
đăng ký lại diện tích sử dụng của khu đất hoặc làm thủ tục xin thuê phần diện tích
đất thừa đó.
a. Ưu điểm
- Cả hai gia đình vẫn có đất để sử dụng vào mục đích nông nghiệp;
- Đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, bảo vệ lợi ích cho người lao động,
khuyến khích được người khai hoang phục hoá nhất là những gia đình có hoàn
cảnh khó khăn và thiếu đất sử dụng như gia đình ông Lò Văn P;
- Tránh tình trạng khiếu kiện kéo dài và cả những tranh chấp có thể xảy ra
sau này;
- Đảm bảo giữ vững được kỷ cương pháp luật, bảo vệ đúng quyền lợi chính
đáng hợp pháp của người lao động;
- Tạo được lòng tin của quần chúng nhân dân với sự nghiêm minh của
pháp luật, đảm bảo uy tín của chính quyền các cấp được tăng cường;
- Giải quyết theo đúng nguyện vọng của UBND xã TC theo biên bản hoà
giải ngày 14/06/2004.
11
b. Nhược điểm
- Ông Quàng Văn V đã không được phần nào trong khu vực tranh chấp;
- Giữa hai hộ gia đình sẽ có sự mất đoàn kết.

3.3. Phương án thứ ba
Giao ao tranh chấp cho hộ gia đình ông Quàng Văn V, thu lại phần diện
tích ao phía trên làm thủ tục giao cho hộ gia đình ông Lò Văn P.
a. Ưu điểm
- Cả hai hộ đều có ao sử dụng;
- Ông Lò Văn P có lợi hơn vì không phải cải tạo mà lại có một cái ao đẹp
và rộng với diện tích mặt nước gần 2000 m
2
;
- Phù hợp với nguyện vọng của ông Quàng Văn V đã trình bày;
- Cán bộ chuyên môn không phải chịu trách nhiệm về việc giao đất trái với
quy định.
b. Nhược điểm
- Ông Quàng Văn V lại mất công cải tạo ao dưới (ao tranh chấp) vì mặt
nước của ao này chỉ khoảng 15m
2
/ 3000m
2
của cả khu ao tranh chấp;
- Ông Quàng Văn V mất nguồn thu từ ao đã sử dụng từ trước tới nay (ao
phía trên ao tranh chấp);
- Cán bộ giải quyết chỉ đơn thuần dựa vào sự trình bày và sự tự khẳng định
của ông V đối với cái ao tranh chấp mà không đối chiếu các dữ liệu trong đơn
ông V đã viết.
3.4. Lựa chọn phương án tối ưu
Qua phân tích đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của các phương án nói
trên tôi nhận thấy phương án thứ 2 là tối ưu hơn cả bởi vì phương án đó vừa bảo
đảm tính hợp pháp vừa bảo đảm tính hợp lý, vừa giải quyết có tình có lý vừa bảo
đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Phương án này đã thể hiện được việc Nhà
nước luôn tôn trọng và bảo vệ thành quả chính đáng của người lao động. Đồng

12
thời nó đáp ứng được mục tiêu đề ra, các mặt ưu điểm và nhược điểm đều có thể
chấp nhận được và phương án này có tính khả thi cao, được đông đảo quần chúng
nhân dân ủng hộ. Phương án 2 là phương án được lựa chọn để đưa vào áp dụng
sử lý tình huống nêu trên.
4. Kế hoạch tổ chức thực hiện
4.1. Xây dựng kế hoạch triển khai công việc
- Tham mưu ra quyết định thành lập đoàn Thanh tra xác minh giải quyết
đơn thư khiếu nại do Thanh tra huyện làm trưởng đoàn;
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định đoàn Thanh tra tiến
hành xác minh tại thực địa và phải báo cáo kết quả bằng văn bản với UBND
huyện;
- Tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện ra quyết định về việc giải quyết
đơn thư khiếu nại giữa 2 hộ gia đình ông Lò Văn P và ông Quàng Văn V;
- Khi quyết định giải quyết có hiệu lực thì có trách nhiệm thi hành.
4.2. Thành lập đoàn Thanh tra
Do Chủ tịch UBND huyện TG ra quyết định thành lập.
4.3. Phân công trách nhiệm thực hiện công việc
Phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong đoàn, thu thập tài liệu,
chứng cứ, xác minh nguồn thông tin.
4.4. Thẩm tra xác minh
- Xem xét lại tất cả các đơn thư của hai bên;
- Xem xét lại quá trình giải quyết, các biên bản hoà giải và việc xử lý của
UBND xã TC;
- Xem xét quá trình giải quyết của phòng Tài nguyên - Môi trường Huyện;
- Xác minh nguồn thông tin đáng tin cậy, kiểm tra lại công tác giao đất
nông nghiệp và việc quản lý, sử dụng đất đai của phòng Tài nguyên - Môi
trường;
13
- Làm tốt công tác tư tưởng, đồng thời động viên hoà giải 2 hộ gia đình;

- Xác minh tại thực địa và đối chiếu với hồ sơ sử dụng đất của hộ gia đình
ông Quàng Văn V;
- Tổng kết báo cáo trước Chủ tịch UBND huyện.
III. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
1. Kiến nghị:
Tình hình quản lý và sử dụng đất đai hiện nay ở chính quyền các cấp cơ sở
còn lỏng lẻo chủ quan, thậm chí thiếu tinh thần trách nhiệm. Cán bộ làm công tác
địa chính ở địa phương còn chưa làm tốt công tác tham mưu và còn nhiều bất
cập, trình độ năng lực chuyên môn còn hạn chế, chính quyền cấp trên thiếu kiểm
tra đôn đốc sử lý chưa khách quan đối với những sai phạm dẫn đến khiếu kiện
điển hình như vụ khiếu nại kéo dài giữa hai hộ gia đình ông Lò Văn P và ông
Quàng Văn P. Qua tình huống vụ việc nêu trên tôi có một số kiến nghị như sau:
- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về quản lý sử dụng đất đai;
- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục và phổ biến pháp luật, các
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực đất đai đến với mọi
người dân;
- UBND các cấp tăng cường công tác kiểm tra việc quản lý sử dụng đất đai
trên địa bàn. Đối với những vụ việc cụ thể phải giải quyết kịp thời khách quan
nhanh chóng nhưng phải đúng theo quy định của Pháp luật;
- Chấn chỉnh công tác theo dõi thống kê quản lý đất đai của cán bộ chyên
môn, đặc biệt trong công tác quản lý đất nông - lâm nghiệp;
- Tổ chức giao đất tại thực địa có kèm theo sơ đồ cắm mốc đơn giản (Tránh
để xẩy ra tình trạng như tình huống trên);
- Xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật đất đai và
kiên quyết xử lý những cán bộ sai phạm, thiếu tinh thần trách nhiệm trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là cán
14
bộ địa chính xã, phường phải có đầy đủ kiến thức về pháp luật cũng như kiến
thức quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai.

2. Kết luận:
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay công tác quản lý
đất đai và đang phải chịu sức ép rất lớn từ nhiều phía. Khối lượng công việc đòi
hỏi người làm công tác quản lý phải thường xuyên nâng cao trình độ, nắm vững
chuyên môn nghiệp vụ, giải quyết công việc phải công tâm khách quan, đúng với
quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó Chính phủ và chính quyền địa phương cần tăng cường kiểm
tra, kiểm soát đánh giá tình hình quản lý đất đai để đưa ra những chính sách phù
hợp. ở tình huống trên cho thấy việc ông Quàng Văn V khiếu nại đến cơ quan
chức năng về trình tự thủ tục là đúng. Song nội dung ông khiếu nại lại không có
cơ sở pháp lý. Chính vì sự thiếu hiểu biết về pháp luật đất đai và sự thiếu tinh
thần trách nhiệm của các cán bộ địa chính đã dẫn tới vụ việc khiếu nại kéo dài.
Qua đó khẳng định sự kém hiểu biết pháp luật về đất đai của một số cán bộ
công chức cũng như tinh thần trách nhiệm không cao của cán bộ chuyên môn.
Hiện nay giá trị đất đai đang có xu hướng ngày càng tăng do tác động nhiều mặt.
Tình hình lấn chiếm, tranh chấp và số lượng đơn thư khiếu nại trong lĩnh vững
này ngày càng nhiều. Chứng tỏ công tác quản lý của các cấp chính quyền đối với
lĩnh vực đất đai còn nhiều bất cập. Có thể ở khu đô thị tranh chấp đất đai do
thuận lợi nhưng ở vùng sâu vùng xa tranh chấp chỉ do đơn thuần vì tự ái cá nhân
dân tộc mà thôi, chính vì vậy các cán bộ quản lý và những cơ quan tham mưu khi
tham gia giải quyết tranh chấp về đất đai phải hết sức mềm dẻo, linh hoạt, phải có
năng lực và phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của cán bộ công chức nhân dân ở
từng địa phương. Kết hợp công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật sâu rộng
trong cán bộ và quần chúng nhân dân về lĩnh vực đất đai. Giải quyết tranh chấp
về đất đai là vấn đề khó khăn phức tạp.
Vì vậy việc lựa chọn phương án sử lý và thực hiện tốt phương án đã góp
phần vào việc thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, tính
15
nghiêm minh của Pháp luật nhằm hạn chế đến mức tấp nhất những vụ việc tranh
chấp khiếu kiện kéo dài gây thiệt hại cả về kinh tế và bức xúc trong xã hội.

Việc tuyên truyền giao dục pháp luật và phổ biến các chính sách về đất đai
nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân có như vậy thì chính sách pháp luật mới
đi vào cuộc cống tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện và chấp hành pháp luật
được tốt hơn.
Trên đây là một tình huống về vụ tranh chấp đất đai xảy ra tại địa bàn xã
TC huyện TG. Do thời gian và việc nghiên cứu cũng như kinh nghiệm của bản
thân còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót về kiến thức pháp
luật. Trong quá trình phân tích các phương án cũng như một số nội dung khác
còn chưa chặt chẽ. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ, sự đánh giá của
các thầy cô để tôi có những kinh nghiệm tốt hơn trong thực hiện nhiệm vụ công
tác cũng như góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước./.
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình quản lý hành chính Nhà nước chương trình chuyên viên.
2. Luật tổ chức HĐND & UBND (sửa đổi) ban hành ngày 10/12/2003.
3. Luật khiếu nại tố cáo (sửa đổi)
4. Nghị định số 53/2005/NĐ-CP ngày 19/4/2005 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dân thi hành luật khiếu nại, tố cáo.
5. Luật đất đai (sửa đổi) thông qua ngày 26/11/2003
6. Chỉ thị số 01/1998/CT/UB - NN ngày 08/4/1998 và Nghị định số 181/2004/NĐ
- CP ngày 29/10/2004 về việc thi hành luật khiếu nại tố cáo và đất đai.
17

×