DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4
Họ và tên Lớp MSV
1. Lê Công Định KTNNA-K54
541785
2. Trần Thị Thu Hà KTNNA-K54
541789
3. Đào Thị Hiền KTNNA-K54
541790
1
Phần 1. Mở đầu
Nông thôn Việt Nam với 74,8% dân số, 72% lực lượng lao động xã hội, tạo ra 40% GDP
của cả nước, là nơi phân bổ hầu hết các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nơi sinh sống của
54 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Vì vậy, phát triển nông nghiệp nông
thôn có vai trò hết sức quan trọng và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế
xã hội nói chung của đất nước.
Phát triển nông nghiệp nông thôn mang tính toàn diện liên quan tới nhiều lĩnh vực trong
đó xây dựng nông thôn mới đang được triển khai bước đầu trong giai đoạn hiện nay. Xây
dựng nông thôn mới như thế nào cho phù hợp với từng địa phương? Làm thế nào để xây
dựng một nông nghiệp nông thôn phát triển? Các yếu tố nào làm cơ sở cho sự phát triển
kinh tế xã hội nông nghiệp nông thôn?
Có các yếu tố cấu thành nên sự phát triển nông nghiệp nông thôn như người dân, nhà
nước, các tổ chức, cơ sở hạ tầng và các chính sách liên quan tới phát triển nông nghiệp
nông thôn. Để phát triển một cách dễ dàng, nhanh chóng thì các chính sách về đầu tư cơ
sở hạ tầng phải phù hợp và kịp thời.
Từ những lý do trên chúng em thực hiện tìm hiểu đề tài: Chính sách hỗ trợ và quản lý
đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới tỉnh Thái Bình”
Phần 2. NỘI DUNG
Cơ sở lý luận về chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng
nông thôn mới
I. Cơ sở lý luận
1 Mục tiêu nghiên cứu
1.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết
cấu hạ tầng nông thôn mới tỉnh Thái Bình, nhằm đánh giá những kết quả mà tỉnh đã đạt
được và đưa ra một số giải pháp hạn chế bất cập của chính sách.
1.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận thực tiễn về chính sách, chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây
dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới.
- Đưa ra những văn bản chính sách có liên quan và tìm hiểu một văn bản chính sách cụ thể.
- Tìm hiểu tình hình thực hiện của chính sách.
- Phân tích các kết quả mà chính sách đã đạt được và các yếu tố có liên quan.
2
- Đánh giá những hạn chế, tồn tại bất cập của chính sách từ đó đưa ra những đề xuất để
hoàn thiện chính sách.
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu.
Khách thể: Khu vực nông thôn tỉnh Thái Bình.
-Đối tượng khảo sát: Người dân các xã thực hiện chính sách xây dựng kết cấu hạ tầng
nông thôn mới. Các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức có liên quan: Ủy ban nhân
dân các cấp, hội nông dân, hộ phụ nữ, hộ cựu chiến binh. Đoàn thanh niên, các tổ chức
cung cấp vốn
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình
kết cấu hạ tầng nông thôn mới tỉnh Thái Bình.
Thời gian: Thực hiện tìm hiểu số liệu nghiên cứu từ năm 2011.
Không gian: Tìm hiểu ở các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các xã điểm
xây dựng nông thôn mới.
3. Phương pháp tiếp cận.
Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: tiến hành điều tra, thu thập thông tin từ các nông
dân. Thiết kế bảng hỏi dóng và bảng hỏi mở.
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Sử dụng nhiều số liệu đã được công bố để phân tích tình hình thực hiện
Thu thập thông tin qua báo, internet các chỉ tiêu đánh quá trình thực hiện chính sách.
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Thu thập qua điều tra, phỏng vấn thực tế rồi tiến
hành xử lý, phân tích theo hệ thống chỉ tiêuS
II. Một số khái niệm
2.1. Khái niệm
Chính sách nông nghiệp là tổng thể các biện pháp kinh tế hoặc phi kinh tế thể hiện
sự tác động can thiệp của Chính phủ vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp theo những mục
tiêu xác định, trong một thời hạn nhất định. Chính sách nông nghiệp có liên quan đến rất
nhiều lĩnh vực sản xuất, phân phối lưu thông và tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho
nông nghiệp phát triển.
Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là một trong những chính sách quan
trọng điển hình tác động gián tiếp tới sự phát triển của nông nghiệp. Chính sách đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng thường là những tài sản công, thuộc đầu tư công vì vốn đầu tư
thường lớn sử dụng đòi hỏi phải có sự quản lý của công cộng. Tuy nhiên cũng có công
3
trình đầu tư mang tính cộng đồng, thậm trí mang tính tư nhân. Nó góp phần tạo điều kiện
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp ( chống lại tác hại của thiên tai, giảm nhẹ cường độ và
tăng năng suất lao động nông nghiệp. Mục tiêu của chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng là tạo nên cơ sở vật chất vững mạnh trong nông nghiệp như thủy lợi, giao thong, chế
biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm nông sản. Ngoài ra, chính sách này còn quan tâm đến
các lĩnh vực đời sống, văn hóa để phát triển nông thôn toàn diện, thúc đẩy quá trình đô thi
hóa.
2. 2. Ý nghĩa chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát
triển của nông thôn Việt Nam. Chính sách dã huy động và khai thác mọi nguồn lực cả
đầu tư công của xã hội, của cộng đồng và của tư nhân tham gia vào phát triển cơ sở hạ
tầng. Phát huy sự tham gia đầy đủ của người dân vào tất cả các giai đoạn của sự phát
triển cơ sở hạ tầng. Nó đảm bảo đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu và dóng góp có hiệu quả vào
sự phát triển bền vững.
2.3 . Công cụ thực hiện chính sách
Để thực hiện chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cần phải có những công cụ
thực thi và hỗ trợ. Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Đây là lĩnh vực được ưu
tiên khi chúng ta gia nhập WTO. Việt Nam đang cần 72 tỷ USD để xây dựng phát triển
cơ sở hạ tầng. Đây là một con số khổng lồ trong khi ngân sách của chúng ta vô cùng hạn
hẹp. Vì vậy cần có những sự đầu tư hỗ trợ từ bên ngoài bằng các nguồn vốn như ODA
hay FDI. Từ những hỗ trợ trên, cơ sở hạ tầng của nước ta đã có những tín hiệu vui về đầu
tư cơ sở hạ tầng. Theo đánh giá của tổ chức OECD trong 131 quốc gia điều tra ngẫu
nhiên nước ta xếp 106 thứ hạng về cảng biển, 99 thứ hạng về điện, 64 thứ hạng về điện
thoại. Như vậy đây là bước dệm quan trọng để nước ta trỏ thành một nước công nghiệp.
Chính phủ có các chương trình hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn và các chương
trình quốc gia giảm nghèo giai doạn 2006- 2010. Trong đó chủ yếu tập chung vào 7 hạng
mục cơ sở hạ tầng với tổng kinh phí đầu tư 25000 tỷ đồng. Khuyến khích đầu tư tư nhân
vào xây dựng cơ sở hạ tầng( thủy lợi, nước sạch, đường). Việc thực hiện chính sách phát
triển cơ sở hạ tầng nằm trong chính sách hộp xanh của nhà nước cần được khuyến khích
4
khi chúng ta phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế. Chúng ta cần da dạng hóa các nguồn
lực. Trong giai đoạn 2011- 2015, 50% vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, 40% từ ODA
và 10% từ người dân.
Nhà nước cần phân cấp quản lý như trao quyền cho chính quyền cơ sở( xã) về: xác
định nhu cầu, xác định mục tiêu, phân bổ nguồn lực đã có cho mục tiêu, tổ chức thực
hiện, giám sát, kiểm tra, vận hành quản lý và duy tu. Đồng thời cần phát huy sự tham gia
của cộng đồng như: công khai cho dân xác định yêu cầu, lựa chọn mục tiêu. Công khai
quản lý nguồn lực, quyền lợi và nghĩa vụ. Dân được tham gia vào tổ giám sát. Phân cấp
cho xã là chủ đầu tư…
2.4 Đầu tư, hỗ trợ sơ sở hạ tầng nông thôn mới.
Xây dựng nông thôn mới đang là một trong những vấn đề quan trọng, được Đảng
và Nhà nước quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn
mới có 8 tiêu chí liên quan tói xây dựng cơ sở hạ tầng như vậy ta có thể thấy rõ tầm quan
trọng của xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới.
Nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt một số cơ chế
chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng nông thôn Hệ thống các văn bản chính sách hỗ trợ và
quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới.
Kế hoạch triển khai chương trình hành động tham gia thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của Ban chấp hành tỉnh hội Thái Bình
Quyết định của thủ tướng chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020
Quyết định của thủ tướng chính phủ về ban hành bộ tiêu chí xây dựng nông thôn
mới.
III. Hệ thống văn bản liên quan đến chính sách
- Quyết định só 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của thủ tướng chính phủ về việc ban
hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
5
- Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 28/4/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái
Bình về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015.
- Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 20/7/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái
Bình về việc phê duyệt một số cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng nông
thôn mới tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2011-2015.
- Quyết định số 09/2011/QĐ-UBND ngày 16/08/2011 của UBND tỉnh Thái Bình về
ban hành quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng
công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2011- 2015.
- Xét đề nghị của UBND tỉnh tại Tờ trình số 72/TTr-UBND ngày 18 tháng 7 năm
2011 về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng nông thôn mới, giai
đoạn 2011-2015; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và ý
kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh.
- Ngày 10 - 8 - 2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành QĐ số 864 phê duyệt tổng thể
"Dự án năng lượng nông thôn” (RE2) bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế
giới (WB). Mục đích của dự án là để đầu tư, nâng cấp cải tạo và mở rộng lưới điện
nông thôn.
Từ những văn bản chính sách trên nhóm chúng em lựa chọn Quyết định số
09/2011/QĐ-UBND ngày 16/08/2011 của UBND tỉnh Thái Bình làm căn
cứ để thực hiện đề tài này.
IV. Tình hình thực hiện chính sách
1. Công tác tuyên truyền thực hiện chính sách
Xây dựng nông thôn mới không phải là dự án mà là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân,
do dân, vì dân, dân hưởng. Vì thế đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm cao của toàn Đảng toàn dân
nhằm khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương và mỗi người dân. Chính vì vậy
công tác tuyên truyền thực sự là bước khởi đầu quan trọng trong quá trình thực hiện nông
thôn mới:
- Các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị xã hội nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích
cực triển khai công tác tuyên truyền nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đến với cán bộ,
đảng viên và nhân dân các địa phương trong tỉnh.
- Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo thái bình mở chuyên mục truyên truyền về xây
dựng nông thôn mới. Hệ thống đài truyền thanh huyện, xã tăng thời lượng tuyên truyền
chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về xây dựng nông thôn mới.
- Các huyện ủy xây dựng kế hoạch tuyên truyền gửi cho các tổ chức Đảng cơ sở.Chỉ đạo
ban tuyên giáo huyện ủy tập trung phối hợp với các phòng ban trong huyện hướng dẫn
chỉ đạo việc tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân
6
bằng hình thức như qua hệ thồng truyền thanh huyện, xã, qua các buổi sinh hoạt tổ
chức, đoàn thể ở xã, thôn.
- Các ngành, các cấp căn cứ chức năng nhiệm vụ của ngành, của địa phương tổ chức
tuyên truyền các cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích của nhà nước.
- Công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới được các cấp, ban ngành trên địa bàn
tỉnh quan tâm đúng mức nhằm cổ vũ, động viên khích lệ các tầng lớp nhân dân chung
sức xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt là tuyên truyền để mỗi người dân xác định được
mình chính là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại
vào nhà nước.
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy yêu cầu các ban ngành, đoàn thể, đơn vị liên quan, ban tuyên
giáo các huyện, thành phố cần hướng về cơ sở. Tập trung tuyên truyền sâu rộng mục
đích, ý nghĩa, mục tiêu xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết số 02 của
Tỉnh ủy,.
- Cùng với Viện khoa học phát triển nguồn nhân lực- Nhân tài Việt Nam tổ chức thành
công hội thảo khoa học với chủ đề: “Thực trạng cơ sở hạ tầng truyền thông và nhu cầu
truyền thông tại địa bàn kinh tế nông nghiệp nông thôn Thái Bình hiện nay.”
- Tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, thường xuyên, nhằm cung cấp
đầy đủ thông tin, tạo điều kiện cho cả hệ thống chính trị và toàn xã hội hiểu rõ mục
đích, nội dung, tư tưởng chỉ đạo, cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng
nông thôn mới.
- Sao gửi các văn bản của Trung ương về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
cho các huyện qua đường công văn và qua thư điện tử để nghiên cứu triển khai thực
hiện.
2. Công tác lập kế hoạch
- Xây dựng kế hoạch đầu tư và phương án phân bổ vốn hỗ trợ đầu tư
- Đảng uỷ chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện tuân thủ theo quy định và hướng dẫn của
cấp trên, công khai, dân chủ, thống nhất, đúng quy hoạch và tiêu chí của NTM.
- Căn cứ quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới của xã đã được phê duyệt; cơ chế
chính sách của tỉnh, của huyện và khả năng huy động nguồn lực của xã, Ban quản lý
xây dựng nông thôn mới xã xây dựng kế hoạch đầu tư tổng thể các công trình giai
2011-2015, phân kỳ cho từng năm; tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư trong xã và
trình Hội đồng nhân dân xã.
- Xây dựng kế hoạch vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2011 trình
UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch được UBND tỉnh giao về Chương trình MTQG xây dựng nông
thôn mới năm 2011, Ban Chỉ đạo giao trách nhiệm cho các Sở, ngành có liên quan
hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra địa phương triển khai thực hiện.
- Ban quản lý xây dựng nông thôn mới tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư theo quy
định của Pháp lệnh dân chủ cơ sở.
7
- Sau khi HĐND xã thông qua Ban quản lý xây dựng nông thôn mới của xã tổng hợp kế
hoạch trình UBND huyện, thành phố.
- Tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo ngành nông nghiệp hỗ trợ di chuyển dân ở các trang trại lẻ
vào điểm dân cư tập trung.
- Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
- Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình.
- Giám sát hoạt động xây dựng.
- Nghiệm thu, bàn giao, bảo hành, bảo trì, quản lý khai thác công trình.
- Quản lý, cấp phát vốn hỗ trợ đầu tư.
- Tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch hàng quý, năm; xây dựng các báo cáo …
3. Phân cấp trong triển khai thực hiện: trao quyền cơ sở về: xác định nhu cầu, xác định
mục tiêu.
- Từ cuối năm 2008, ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã của Thái Bình đều thành lập Ban chỉ đạo
xây dựng thí điểm nông thôn mới, do đồng chí bí thư cấp ủy làm trưởng ban. Kế hoạch
được thực hiện từ quý 4-2008 và các năm tiếp theo, tùy theo tính chất, quy mô của từng
dự án.
- Các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã chủ động xây dựng kế hoạch, tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, triển khai tổ chức thực hiện và xây dựng
đề án, các chính sách phát triển nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm xây dựng cơ chế chính sách của
huyện, thành phố,thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công
trình theo quy định; quản lý mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới đúng theo quy
định hiện hành của nhà nước và của tỉnh.
- Phân bố nguồn lực đã cho có mục tiêu,tổ chức thực hiện, giám sát kiểm tra, quản lý và
vận hành duy tu.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố tổ chức kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư công trình hoàn thành của các xã.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo việc dồn điền, đổi thửa.
- Ngành điện lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án RE2 ở xã Thanh Tân.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí đủ vốn cho nội dung quy hoạch.
- Các ngành y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, khoa học - công nghệ căn cứ vào nhiệm
vụ, chức năng của mình tạo các nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia phục vụ
cho các xã nông thôn mới.
4. Công tác huy động nguồn lực
- Huy động và khai thác mọi nguồn lực cả đầu tư công của xã hội, của cộng đồng và của
tư nhân tham gia vào phát triển CSHT.
- Phát huy sự tham gia đầy đủ của người dân vào tất cả các giai đoạn của sự phát triển
CSHT, phát huy sự tham gia của cộng đồng.
- Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", chỉ trong hơn 10 năm, nhân dân
Thái Bình đã đóng góp hơn 200 tỷ đồng xây dựng hạ tầng nông thôn. hệ thống
8
đường giao thông nông thôn của toàn tỉnh được trải nhựa hoặc bê-tông hóa với tổng
chiều dài hơn 5.000 km. Thái Bình đã huy động được sức dân tham gia đắp các bờ
vùng, bờ thửa. Tiếp đó là đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng bằng cách hỗ trợ người dân
mua máy móc theo phương án: Nông dân bỏ 50% chi phí, tỉnh hỗ trợ 50%.
- Hình thức huy động đa dạng các nguồn vốn,chủ yếu từ sự tự nguyện đóng góp của nhân
dân và một phần hỗ trợ của ngân sách Nhà nước các cấp. Cần huy động vốn đầu tư của
DN đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, các khoản đóng góp từ
nhân dân và các nguồn vốn tín dụng.
- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; chương
trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu, vốn trái phiếu Chính phủ; vốn tín dụng đầu tư của Nhà
nước; vốn ODA; vốn tín dụng thương mại
- Nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới 3 năm qua gần 2.000 tỉ đồng, trong đó năm
2011 là 1.228 tỉ đồng: ngân sách trung ương (bao gồm cả lồng ghép nguồn vốn các
chương trình mục tiêu quốc gia) gần 300 tỉ đồng, chiếm 24,4%; ngân sách địa phương
các cấp: 565 tỉ đồng, chiếm 46%; vốn tín dụng ưu đãi: 35 tỉ đồng, chiếm trên 2,8%; vốn
doanh nghiệp đầu tư: 244 tỉ đồng, chiếm gần 19,9%; nhân dân tự nguyện đóng góp trên
84 tỉ đồng, chiếm 6,9% (chưa kể đóng góp bằng ngày công, vật tư, hiến đất để xây dựng
đường làng, ngõ xóm, nhà văn hóa, mở mang hệ thống giao thông, thủy lợi đồng
ruộng ).
- Trong 3 năm (2009-2011), tổng kinh phí Thái Bình đã huy động được 3500 tỷ đồng,
trong đó 833 tỷ đồng do dân đóng góp; huy động được sự đóng góp, tài trợ của các
doanh nghiệp. Có hộ gia đình đã quyên góp xây dựng NTM tới 400-500 triệu đồng. Các
doanh nghiệp ít nhất cũng góp 10 triệu đồng ủng hộ.
- TB luôn xác định nguồn lực tại chỗ giữ vai trò quyết định. Từ đó huy động cả hệ thống
chính trị cùng vào cuộc kết hợp phát huy vai trò chủ thể của người dân. Với phương
châm dựa vào dân để lo cho dân, khi dân đã hiểu và đồng thuận thì họ đều tự nguyện,
tích cực tham gia thực hiện nội dung các tiêu chí xây dựng NTM
- Việc huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới được cấp uỷ chỉ đạo tổ chức
thực hiện bám sát kế hoạch, với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, chú
trọng việc phát huy nội lực; dân chủ bàn bạc với nhân dân đóng góp sức người sức của
trong xây dựng nông thôn mới.
- Ví dụ xã Bình Nguyên(Kiến Xương): từ năm 2008, các nguồn lực được đầu tư để xây
dựng các công trình cho NTM gồm: xây dựng chợ nông thôn: 900 triệu đồng; xây dựng
nghĩa trang: 81,7 triệu đồng; tôn tạo sân vận động: 52,4 triệu đồng; xây dựng công trình
nước sạch: 600,8 triệu đồng; xây dựng trụ sở làm việc: 1196,8 triệu đồng; cứng hoá
kênh mương: 624,4 triệu đồng; cứng hoá nội đồng: 500 triệu đồng; XD đường thôn
xóm: 254,4 triệu đồng. Tổng nguồn lực huy động cho XD cơ sở hạ tầng là:6982 triệu
đồng; trong đó: nguồn lực huy động dân: 3233 triệu đồng; nguồn ngân sách xã: 3029
triệu đồng; nguồn ngân sách cấp trên: 720 triệu đồng.
9
- Ở Vũ Lạc: sau khi DĐĐT đất nông nghiệp, trung bình mỗi hộ dân trong xã đã hiến
35m
2
đất để xây dựng các công trình công cộng. Các thôn đã vận động người dân đóng
góp từ 180.000- 220.000đ/ sào, đóng góp ngày công lao động để đào đắp giao thông
thuỷ lợi và chỉnh trang đồng ruộng.
- Ở An Vinh( Quỳnh Phụ): Đảng ủy, chính quyền xã quyết tâm huy động nội lực tạo
điểm nhấn quan trọng trong xây dựng NTM, huy động sức dân đóng góp làm đường
giao thong, cán bộ, đảng viên là những người gương mẫu đi đầu trong việc giải phóng
mặt bằng, góp đất và góp quỹ xây dựng cơ sở hạ tầng
- Tại An Ninh( Tiền Hải) : từ năm 2007 đến hết năm 2011, các địa phương, đơn vị trên
địa bàn huyện đã đấu giá đất thu được 192 tỷ đồng và huy động được sự ủng hộ lớn từ
các doanh nghiệp tiêu biểu như Vân Trường, Tây Sơn, Nam Hải, Vũ Lăng nhân dân
các xã tự nguyện đóng góp tiền, ngày công, hiến đất
- Với phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”, Thanh Tân huy động tối đa sự
đóng góp của nhân dân và con em đi xa, người dân đã đóng góp được 11/26 tỷ đồng để
xây dựng NTM bằng công sức lao động đồng thời chủ động tạo nguồn vốn từ quỹ đất
để xây dựng cơ sở hạ tầng theo Quyết định 372, Quyết định 09 của UBND tỉnh.
5. Nội dung triển hai thực hiện
5.1 Cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015
- Hỗ trợ công tác dồn điền đổi thửa: 100 triệu đồng cho mỗi xã thực hiện công tác dồn
điền đổi thửa đất nông nghiệp thực hiện quy hoạch nông thôn mới.
- Hỗ trợ chỉnh trang đồng ruộng: 500 triệu cho một xã.
5.1.1 Ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng kinh tế- xã hội
STT Công trình được hỗ trợ Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật
Mức hỗ trợ
năm 2011
1
Đường giao thông nội đồng
trục chính - Bờ vùng, giai đoạn
1 (đối với các xã đã hoàn thành
dồn điền đổi thửa).
Bề rộng nền đường 4.5m: đắp
đất, xây tường gạch hai bên
(tường dày 11 cm, cao 14cm:
móng dày 22 cm, cao 21 cm);
cứng hóa mặt rộng tối thiểu 3.5
m bằng đá cấp phối lu lèn dày 14
cm
250 triệu
đồng/km
2 Cứng hóa kênh cấp 1, loại III
(đối với các xã đã hoàn thành
dồn điền đổi thửa).
Tường gạch xây M75 dày 22 cm,
đáy bằng BTCT M200, dày 10
cm
10
- Loại bxh = (0,7x0,9) m 720 triệu
đồng/km
- Loại bxh = (0,9x1,1)m 840 triệu
đồng/km
3
Khu thu gom xử lý rác thải Diện tích khoảng 15.000 m
2
850 triệu
đồng/khu
4
Xây mới Nhà trẻ, Trường
Mầm non
Phòng học đạt chuẩn Quốc gia 200 triệu
đồng/phòng
5
Xây mới Trường Tiểu học Phòng học đạt tiêu chuẩn Quốc
gia
150 triệu
đồng/phòng
6
Xây mới Trường Trung học cơ
sở
Phòng học đạt chuẩn Quốc gia 150 triệu
đồng/phòng
7
Xây mới Trạm y tế xã Trạm y tế xã đạt chuẩn Quốc gia1.000 triệu
đồng/trạm
8
Xây mới Nhà văn hóa thôn
(mái bằng)
Nhà 01 tầng, diện tích sàn xây
dựng tối thiểu 100 m
2
, kết cấu
khung BTCT chịu lực, tường bao
xây gạch chỉ
120 triệu
đồng/nhà
9
Đường giao thông trục thôn Mặt đường rộng tối thiểu 4,0 m:
lớp trên cấp phối đá dăm, láng
nhựa 3 kg/m
2
hoặc mặt đường
BTXM 200# dày 16cm
1.450 triệu
đồng/km
10
Đường nhánh cấp 1 của đường
giao thông trục thôn
Mặt đường rộng tối thiểu 3,5m:
lớp trên cấp phối đá dăm, láng
nhựa 3 kg/m
2
hoặc mặt đường
BTXM 200# dày 14 cm
990 triệu
đồng/km
11 Sân bãi thể thao thôn Diện tích không quá 3.000 m
2
Sân đất san phẳng, đầm nện kỹ,
30.000
11
xây rãnh tiêu nước xung quanh,
xây bao tường 110, bố trụ 220,
cao 1m
đồng/m
2
12
Đường giao thông trục xã Mặt đường rộng tối thiểu 5,0 m:
lớp trên cấp phối đá dăm hoặc đá
dăm tiêu chuẩn, láng nhựa 4,5
kg/m
2
3.950 triệu
đồng/km
13
Xây mới nhà văn hóa xã Đạt chuẩn của Bộ VH-TT-DL 850 triệu
đồng/nhà
14
Xây mới trụ sở xã Nhà 02-03 tầng, diện tích sàn
xây dựng 800-850 m
2
, kết cấu
khung BTCT chịu lực, tường bao
xây gạch chỉ
2.000 triệu
đồng/trụ sở
15
Sân bãi thể thao xã Diện tích khoảng 8.000 - 12.000
m
2
. Sân đất san phẳng, đầm nện
kỹ, xây rãnh tiêu nước xung
quanh, xây bao tường 110, bổ trụ
220, cao 1m, 1 phía sân có xây
khán đài
400 triệu
đồng/sân
16
Xây mới chợ nông thôn Tối thiểu đạt tiêu chuẩn chợ loại
3
500 triệu
đồng/chợ
17
Trạm cấp nước sạch 60% tổng mức
đầu tư công
trình
5.1.2 Thực hiện ưu tiên hỗ trợ đầu tư
- Dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruồng.
- Công trình tầng đồng ruộng.
- Nhà văn hóa thôn.
- Đường giao thong trục thôn, đường nhánh cấp 1 của đường trục thôn, khu thể thao xã.
5.2 Cơ chế quản lý đầu tu xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới
• Cấp quyết định chủ đầu tư
- UBND tỉnh là cấp quyết định đầu tư
12
- UBND cấp huyện là cấp quyết định
- UBND cấp xã là cấp quyết định đầu
• Chủ đầu tư
• Xây dựng kế hoạch đầu tư và phương án phân bổ vốn hỗ trợ đầu tư
- Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã xây dựng kế hoạch đầu tư cho năm kế hoạch.
- UBND huyện thành phố thẩm định kế hoạch đầu tư của các xã và tổng hợp kế haochj
chung toàn diện, trình UBND tỉnh qua Sở Kế hoạch và ĐT.
- Sở KH và ĐT chủ chì tiến hành kiểm tra thực tế, thẩm định và phân loại các công trình.
• Lập thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, báo cáo kinh tế- kỹ thuật xây dựng
công trình.
• Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình
- Giao các cộng đồng dân cư.
- Lựa chọn tổ thợ.
- Lựa chọn nhà thầu thong qua hình thức đấu thầu theo quy định hiện hành.
• Giám sát hoạt động xây dựng
• Nghiệm thu, bàn giao, bảo trì, quản lý khai thác công trình
• Quản lý, cấp phát vốn hỗ trợ đầu tư
- Đối với các công trình ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% vốn trở lên thực hiện theo quy
định này.
- Đối với các công trình ngân sách dưới 50% vốn thì cơ chế quản lý do Ban quản lý xây
dựng nông thôn mới xã và nhà tài trợ quy định.
- Quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư đối với các công trình do UBND cấp xã
quyết định đầu tư.
- Các công trình khác thì thực hiện theo các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ tài
chính.
- Quản lý sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư của Ban quản lý xây dựng nông thôn mới
xã.
- Quản lý kinh phí hoạt động của Ban giám sát đầu tư công cộng.
5.3 Tổ chức thực hiện
• Trách nhiệm của các sở, ngành liên quan và UBND các cấp
- Sở kế hoạch và đầu tư
- Sở tài chính
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Sở xây dựng
- Các sở, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm xây dựng cơ chế chính sách của huyện,
thành phố.
- UBND các xã xây dựng đề án, kế hoạch xây dựng NTM.
- UBMTTQ xã, các tổ chức chính trị và xã hội thực hiện giám sát cộng đồng trong xây
dựng hạ tầng nông thôn.
• Điều khoản thi hành
V. Kết quả thực hiện
13
Sau hơn 3 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, Thái Bình đã đạt được được kết quả
khá quan trọng ở 8 xã điểm, làm cơ sở nhân rộng trong toàn tỉnh.
Cùng với việc dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất và cơ giới hóa nông nghiệp, kinh tế hộ đã
phát triển theo hướng mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng hiệu quả.
- Toàn tỉnh có 146/267 xã đã hoàn thành dồn điền đổi thửa và chỉnh trang đồng ruộng,
đạt tỷ lệ 55%, vượt kế hoạch của tỉnh đã đề ra.
- 100% xã hoàn thành quy hoạch chi tiết giao thông thủy lợi nội đồng.
- Người dân đã tự nguyện đóng góp 2.201,17 ha và ngày công quy ra tiền là 199, 6 tỷ
đồng để thực hiện đào đắp giao thông, thủy lợi (chiếm 54,3 % tổng kinh phí thực hiện);
đã đào đắp được 9.782.839m
3
/ 13.058.707m
3
, đạt 74, 9% Tổng diện tích quy hoạch các
công trình công cộng đã để được vào đất 5% công ích là 977,57 ha đạt 78,9% kế hoạch.
- Về trồng trọt 70 xã điểm được hỗ trợ 100 triệu/xã
- Tỉnh có 1.150 trang trại, 15.500 gia trại.3 năm từ khi triển khai chương trình xây dựng
NTM đã phát triển thêm được 2.000 gia trại và 300 trang trại, trong đó có 43 trang trại
chăn nuôi quy mô lớn với công nghệ hiện đại.
- Hệ thống hạ tầng thủy lợi, nước sạch, giao thông, giáo dục, y tế được tăng cường, bộ
mặt nông thôn từng bước thay đổi rõ nét.
- Tại xã Bình Nguyên hệ thống giao thông thủy lợi của xã: tổng tuyến kênh mương thủy lợi
nội đồng là 460 tuyến, với 92,22km; trong đó, tuyến mương cấp I,II cũ là 372tuyến =
76,2km; mới mở và cải tạo là 88 tuyến = 16,02km.Về hệ thống giao thông: tổng số tuyến
giao thông nội đồng là 533 tuyến = 111,18 km, tuyến bề mặt rộng 4-5m = 70 tuyến =
15,6km, tuyến bề mặt rộng 1,5-3m = 463 tuyến = 94,5km. Toàn bộ hệ thống giao thông
thủy lợi nội đồng đã được triển khai đào đắp xong năm 2011 bằng cơ giới và thủ công.
Tổng khối lượng đào đắp khoảng 150.000m
3
, tổng kinh phí dự kiến là 3,7 tỷ đồng.
- Vũ Lạc đã xây dựng được 2 nhà văn hoá thôn đạt chuẩn với khuân viên rộng trên
1.000m
2
; nâng cấp tuyến đường Vân Động trị giá 350 triệu đồngxây dựng mới Trường
tiểu học trị giá gần 2,4 tỷ đồng; xây dựng hội trường UBND xã trị giá gần 2,28 tỷ đồng;
xây dựng 2 bể chứa rác thải tại thôn Vân Động và Thượng Cầm trị giá 637 triệu đồng;
cứng hoá 1km mương với kinh phí 600 triệu đồng; nạo vét kênh mương với kinh phí gần
1,2 tỷ đồng…Tất cả các công trình nói trên đều đã hoàn thành quyết toán vốn trong năm
2011.,
- Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn tiếp tục được đổi mới; kinh tế nông thôn phát
triển theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, góp phần tạo việc làm và tăng
thu nhập cho cư dân nông thôn.
- Hiện nay toàn tỉnh đã có 39/296 trường mầm non, 242/294 trường tiểu học, 57/274
trường THCS và 7/49 trường THPT đạt chuẩn quốc gia.
- Thái Bình có 43 CCN được quy hoạch với tổng diện tích là 1.226ha trong đó đã quy
hoạch chi tiết được 31CCN với tổng diện tích là 761ha. 26CCN đã có doanh nghiệp đầu
tư vào sản xuất, tổng diện tích đất đi vào hoạt động xây dựng và sản xuất là 161,1ha,
14
chiếm 21,16% tổng diện tích đất CCN, gia trị sản xuất CN(giá cố định 1994) năm
2011đạt khoảng 1.316 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2010, số lao động nông
thôn vào CCN đến nay là 13.232 người.
- Toàn tỉnh hiện có 229 làng nghề đã được UBND tỉnh cấp bằng công nhận.
- Được sự hỗ trợ của tỉnh 50% giá máy sản xuất trong nước, trong 3 năm 2009- 2011
Thái Bình tiếp tục thực hiện đề án cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, toàn tỉnh các cá
nhân và hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đã mua được 366 máy gặp đập liên hợp; 19
máy gặt rải hàng; 322 máy làm đất; 22 máy gieo đậu tương; 21 máy gieo sạ lúa; xây
dựng 12 kho lạnh; 1.675 công cụ gieo sạ lúa. Tổng số tiền hỗ trợ của tỉnh đã giải ngân
là 21.119.210.000 đồng.
VI. Đánh giá tồn tại, hạn chế và bất cập của chính sách
Chính Sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới ở
tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2011- 2015 là một chính sách cụ thể đã đưa ra được những mục
tiêu , phương pháp , cách thức thực hiện và đối tượng thực hiện phù hợp với Kế hoạch
triển khai chương trình hành động tham gia thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015 . Xây dựng nông thôn mới nhằm nâng
cao đời sống người dân, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, khoa học, phát huy tối đa
hiệu quả để phục vụ nền nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.Muốn đạt được
những tiêu chí này, ngoài nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cần huy động nguồn lực đóng
góp của nhân dân. Bên cạnh đó, các ngành liên quan căn cứ vào từng tiêu chí cụ thể mà
xây dựng, chỉnh sửa các đề mục để làm căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành từng phần
việc được quy hoạch trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, phù hợp với điều kiện cụ
thể của mỗi xã.
- Trong giai đoạn 2011 – 2015, tỉnh Thái Bình phấn đấu hoàn thành tiêu chí quy hoạch
hệ thống điện, bưu điện, nhà ở dân cư, y tế ở tất cả các xã. Đối với 70 xã điểm, phấn
đấu hoàn thành các tiêu chí giao thông thủy lợi, trường học cơ sở vật chất văn hóa,
chợ nông thôn, nước sạch và vệ sinh nông thôn.
- Đến nay , các xã điểm đã đạt từ 10-14 tiêu chí. Cũng theo báo cáo này, toàn tỉnh Thái
Bình đã có 267/267 xã phê duyệt quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới. 100% xã
hoàn thành quy hoạch chi tiết giao thông thủy lợi nội đồng. Đặc biệt, ở cấp xã đạt
100% hoàn thành công tác đánh giá hiện trạng nông thôn, đang triển khai đề án xây
dựng nông thôn mới cấp xã Toàn tỉnh có 146/267 xã đã hoàn thành dồn điền đổi
thửa và chỉnh trang đồng ruộng, đạt tỷ lệ 55%, vượt kế hoạch của tỉnh đã đề ra.
- Trong nông nghiệp tỉnh cũng đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa quy mô
lớn, có hiệu quả kinh tế cao, cơ cấu cây trồng và mùa vụ tiếp tục có chuyển biến tích
cực.Bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa với cùng loại sản phẩm có quy
mô hàng trăm ha/vùng, như vùng trồng đậu tương, ớt, khoai tây, ngô, lúa chất lượng,
hiệu quả sản xuất tăng cao hơn so với trước đây.
- Chăn nuôi trang trại, gia trại cũng phát triển mạnh mẽ với quy mô lớn, công nghệ hiện
đại được áp dụng tương đối rộng khắp.Theo thống kê, toàn tỉnh có 1.150 trang trại,
15.500 gia trại. Đáng chú ý chỉ trong vòng 3 năm từ khi triển khai chương trình xây
15
dựng NTM đã phát triển thêm được 2.000 gia trại và 300 trang trại, trong đó có 43
trang trại chăn nuôi quy mô lớn với công nghệ hiện đại.
- Cùng với việc dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất và cơ giới hóa nông nghiệp, kinh tế
hộ đã phát triển theo hướng mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng hiệu quả.
Các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp được củng cố, nâng cao năng lực hoạt động,
nhiều khâu dịch vụ ; tưới tiêu, bảo vệ thực vật, cung ứng vật tư nông nghiệp, chuyển
giao kỹ thuật, chỉ đạo sản xuất đạt kết quả tốt
- Hệ thống hạ tầng thủy lợi, nước sạch, giao thông, giáo dục, y tế được tăng cường, bộ
mặt nông thôn từng bước thay đổi rõ nét. Qua triển khai xây dựng nông thôn mới,
nhiều địa phương đã có nhiều cách làm sáng tạo trong việc tuyên truyền, vận động,
huy động nguồn lực, giải phóng mặt bằng, tổ chức xây dựng công trình và phát triển
kinh tế nâng cao thu nhập, vận động nhân dân đồng thuận trong việc góp công sức,
tiền của, hiến đất, để xây dựng nông thôn như các xã Quỳnh Minh, Hồng
Minh,Thanh Tân, Đông Phương, Thượng Hiền, Thụy An…
- Tính đến nay, tổng kinh phí huy động đầu tư cho xây dựng nông thôn mới của tỉnh
Thái Bình trên 3.500 tỷ đồng; trong đó vốn đóng góp của nhân dân và tài trợ gần
1.700 tỷ đồng. Thời gian tới, Thái Bình ưu tiên đầu tư hạ tầng cho các xã điểm để cơ
bản hoàn thành xây dựng nông thôn mới; tăng cường chỉ đạo các địa phương hoàn
thiện quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới ở tất cả các xã trong tỉnh, phấn đấu
cơ bản sẽ hoàn thành việc dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp .
6.1 Tồn tại những khó khăn
- Hầu hết các huyện, xã chưa xây dựng chính sách hỗ trợ xây dựng NTM của cấp mình,
chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai huy động tổng hợp các nguồn
lực cho xây dựng NTM mà chủ yếu dựa vào tiền đấu giá quyền sử dụng đất, tiền hỗ trợ
của ngân sách cấp trên. Đa số các xã ngoài điểm còn thụ động trong việc triển khai thực
hiện chương trình xây dựng NTM, chưa xác định được lộ trình, bước đi phù hợp với điều
kiện và khả năng của xã; một số xã bắt đầu chững lại sau bước dồn điền đổi thửa.
- Đặc biệt, các xã (kể cả xã điểm) xây dựng đề án, kế hoạch thực hiện chương trình NTM
xác định nguồn lực quá lớn (có xã trên 400 tỷ đồng) nhưng chưa chỉ rõ cơ cấu vốn và
biện pháp huy động, chỉ quan tâm đến các tiêu chí xây dựng cơ sở hạ tầng, còn các tiêu
chí khác như phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, xóa đói, chuyển dịch cơ
cấu lao động, xây dựng hệ thống chính trị chưa thể hiện rõ thời gian hoàn thành, giải
pháp, nguồn lực thực hiện.
- Đáng chú ý, tiến độ lập quy hoạch, đề án xây dựng NTM ở các huyện, thành phố thực
hiện chậm, chất lượng còn hạn chế, quản lý quy hoạch chưa chặt chẽ, hầu hết các địa
phương chưa xây dựng được quy chế quản lý quy hoạch, nhiều địa phương chưa cắm
mốc chỉ giới xây dựng cơ sở hạ tầng NTM và không đạt yêu cầu. Công trình hạ tầng của
16
một số ngành như hệ thống cột điện của ngành điện mâu thuẫn với quy hoạch xây dựng
NTM của các xã nhưng đến nay chưa có biện pháp khắc phục.
- Ngoài ra, việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và các đường ngõ trong khu
dân cư trong những năm qua chưa được coi trọng; số đông các xã mới chỉ quan tâm vận
động hiến đất để xây dựng giao thông thủy lợi nội đồng, chưa quan tâm chỉ đạo hiến đất
giải phóng mặt bằng làm đường giao thông và công trình phúc lợi trong khu dân cư. Việc
phân cấp đầu tư ở xã cho cấp thôn, cộng đồng dân cư còn hạn chế không thu hút được
nguồn lực trong cộng đồng dân cư nhiều xã còn nợ đọng trong xây dựng cơ bản lớn
như Hồng Minh, Vũ Phúc, Trọng Quan, Đông Phương, Bình Nguyên, Thượng Hiền,
Bình Định,,,
- Đặc biệt, tại 8 xã điểm việc thực hiện kế hoạch vốn xây dựng NTM của tỉnh còn những
tồn tại cần chấn chỉnh như triển khai không đúng danh mục, quy mô và tiêu chuẩn kỹ
thuật công trình, thanh quyết toán không đúng quy định của Nhà nước
- Thêm nữa, tư tưởng sản xuất nhỏ, tự cấp, tự túc trong nông thôn còn nặng nề; ruộng đất
ít, lao động nhiều nên việc tích tụ ruộng đất còn khó khăn; sản xuất nông nghiệp lợi
nhuận thấp, rủi ro cao nên khó thu hút doanh nghiệp về đầu tư sản xuất nông nghiệp.
VII. Đề xuất hoàn thiện chính sách
- Trước những tồn tại và khó khăn trong quá trình triển khai xây dựng NTM , các Sở,
ngành liên quan tỉnh Thái Bình đã đặt ra những nhiệm vụ cấp bách cần triển khai
trong thời gian tới.
- Theo đó, cần khẩn trương hoàn thiện dứt điểm quy hoạch, đề án xây dựng NTM cấp
xã, đảm bảo chất lượng tiến độ, điều chỉnh quy hoạch ngành đồng bộ với quy hoạch
sử dụng đất theo tiêu chí xây dựng NTM; điều chỉnh quy hoạch xây dựng NTM phù
hợp với quy hoạch sử dụng đất theo quy định của Chính phủ. Tăng cường quản lý,
kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện quy hoạch và đề án xây dựng NTM.
- Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện nhiệm vụ dồn điền đổi thửa, chỉnh trang ruộng
đồng, phấn đấu hoàn thành trên 80% số xã vào cuối năm nay.
- Đồng thời, rà soát ban hành bộ cơ chế chính sách xây dựng NTM. Thực hiện nghiêm
túc công việc công khai quyết toán, thanh toán vốn xây dựng NTM một cách đầy đủ
kịp thời để nhân dân giám sát. Tăng cường quản lý các khoản đóng góp của các tổ
chức và nhân dân.
- Đặc biệt, các ban, ngành cần chỉ đạo thực hiện các tiêu chí NTM phải đồng bộ, phù
hợp với khả năng nguồn lực của địa phương, những tiêu chí cần ít vốn cần phải tập
trung thực hiện để sớm hoàn thành. Tăng cường kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện kế
17
hoạch vốn đầu tư xây dựng NTM cả về danh mục, thời gian hoàn thành, quy mô, tiêu
chuẩn kỹ thuật, chất lượng thanh quyết toán. Xử lý kiên quyết các trường hợp sai quy
định.
- Cùng với đó, cần nghiên cứu thực hiện, tổng kết nhân rộng các mô hình hay, cách làm
sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới.
- Với sự chủ động, sáng tạo và những kết quả tích cực đã đạt được trong những năm
qua, hi vọng tỉnh Thái Bình sẽ thực hiện tốt những mục tiêu trước mắt và lâu dài, tiếp
tục là một trong những điểm sáng về nông thôn mới trong cả nước.
- Các giải pháp quy hoạch, kiến trúc, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, bảo vệ môi
trường cảnh quan nông thôn mới.
- Hoàn thiện hơn nữa về chính sách tích tụ ruộng đất sản xuất nông nghiệp.
- Có cơ chế, chính sách phât triển công nghiệp hỗ trợ cho nông nghiệp.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách huy động các nguồn lực xã hội, doanh nghiệp, nông dân
tham gia xây dựng nông thôn mới.
- Xây dựng mô hình quy hoạch, kiến trúc nông thôn mới.
- Lồng ghép các chương trình, tổng hợp các nguồn vón trên địa bàn để tạo điều kiện để
DN đầu tư xây dựng nông thôn mới theo hình thức BT.
- Trên cơ sở mục tiêu kế hoạch và cân đối các nguồn vốn thực hiện Chương trình, đề
nghị UBND tỉnh chủ động kết hợp với Ngân hang Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Ngân hang chính sách và xã hội… thống nhất về cơ chế huy động cho vay vốn.
Phần 3. Kết luận
Chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới
ở Thái Bình được đánh dấu bằng những văn bản,chính sách liên quan đến Chương mục
tiêu quốc gia về Nông thôn mới. Chính sách đã có những bước thực hiện triển khai và
đạt được những bước đầu khá thành công:
- Từ công tác tuyên truyền, phổ biến tới người dân, phát huy sự tham gia của cộng đồng
người dân.
- Công tác lập kế hoạch rõ ràng cụ thể
- Công tác huy động nguồn lực từ phái Ngân sách Nhà nước một phần và nguồn đóng
góp chủ yếu là từ phía người dân trong tỉnh.
- Công tác phân cấp trong triển khai thực hiên: đã được triển khai một cách thống nhất và
tương đối rõ ràng, từ cấp Bộ ngành, UBND tỉnh xuống UBND các huyện, thành phố, và
cuối cùng là xuống đến người thực hiện là nhân dân.
Với mục tiêu xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước
hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với
phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy
hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường
sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của
18
người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nông thôn Thái
Bình thực sự có một diện mạo mới với cơ sở hạ tầng nông thôn được nâng cấp và xây
dựng hiện đại, đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội và góp phần vào sự nghiệp
CNH-HĐH Nông nghiệp- Nông thôn của đất nước.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Chính sách Nông nghiệp-Phạm Vân Đình- Trường Đại học Nông
Nghiệp Hà Nội
/>11ng_dan.htm
/> /> />m
19
/>ItemID=91
/>moi_o_vu_lac.htm
/>ItemID=282
/>co_id=10004&cn_id=547572#
20
21