Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách thí điểm bảo hiểm nhà nước giai đoạn 2011-2013 tại thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.5 KB, 24 trang )

Danh sách thành viên nhóm 8
STT Họ và tên Mã Sinh Viên Lớp
1 Đào Quang Định 541967 KTNN54C
2 Nguyễn Thị Dung 541961 KTNN54C
3 Phan Tiến Dũng 541964 KTNN54C
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 tại tỉnh Thái Bình - Nhóm 8
1.1 Đặt vấn đề
Từ xưa đến nay, nông nghiệp vẫn luôn là ngành sản xuất chịu nhiều rủi
ro nhất, gây hậu quả hết sức nặng nề cho người dân. Đối với nhiều nước trên
thế giới, việc bảo hiểm cây trồng vật nuôi đã được đề cập và thực thi từ lâu.
Ở những nước phát triển, vấn đề này luôn được nhà nước chú ý quan tâm, với
nhiều chính sách hỗ trợ cho người nông dân trong việc đóng phí bảo hiểm
nhằm giảm thiểu những thiệt hại khi gặp rủi ro lớn. Trước đây, Việt Nam đã
triên khai BHNN nhưng không hiệu quả do nền kinh tế khó khăn; mâu thuẫn
trong sản xuất như rủi ro thi cao mà hiệu quả lại thấp, sản xuất phân tán với
thị trường thấp; công tác bảo hiểm chưa phát triển, chính sách tạo điều kiện
cho doanh nghiệp bảo hiểm chưa cụ thể… Nước ta là một nước nông nghiệp
với khoảng 80% dân sô làm nông nghiệp, thế nhưng bảo hiểm nông nghiệp
chiếm tỷ trọng rất nhỏ, có lẽ nhiều người không biết đến bảo hiểm nông
nghiệp có tồn tại ở Việt Nam hay không.
Với mục đích phát triển sản xuất, chia sẻ gánh nặng cho người nông dân
đồng thời nhằm giải quyết từng bước những tồn tại trước đây và phát triển
loại hình bảo hiểm nông nghiêp trong thị trường bảo hiểm, thì cần có sự hỗ
trợ từ phía nhà nước để cho bảo hiểm nông nghiệp hoạt động có hiệu quả
hơn. Ngày 01/3/2011, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban
hành Quyết định số 315/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông
nghiệp giai đoạn 2011-2013 (Quyết định 315/QĐ-TTg), tại 20 tỉnh, thành
phố.
Thái Bình - một tỉnh thuần nông, là một trong hai tỉnh của đồng bằng
sông Hồng (cùng với Nam Định) được chọn thí điểm BHNN ở cây lúa nước,


và đã chọn triển khai ở tất cả các xã của 3 huyện Vũ Thư, Thái Thuỵ, Tiền
Hải.Chính sách là chung, nhưng áp dụng ở mỗi địa phương lại khác nhau do
đặc điểm từng vùng là không giống nhau. Để biết được Quyết định 315/QĐ-
TTg có đi vào thực tế được tại Tỉnh Thái Bình hay không thì phải tìm hiểu
quá trình triển khai thực hiện chính sách tại đó. Vì thế chúng em xin chọn đề
2
Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 tại tỉnh Thái Bình - Nhóm 8
tài “ Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách Thí điểm bảo hiểm nông
nghiệp giai đoạn 2011-2013 tại Tỉnh Thái Bình”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở tim hiểu tình hình thực hiện chính sách Thí điểm BHNN giai đoạn
2011-2013 tại tỉnh Thái Bình để thấy được tác động của chính sách đến các
điểm được chọn thí điểm BHNN từ đó rút ra những hạn chế làm cơ sở để đề
xuất hoàn thiện chính sách.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống lý luận về chính sách BHNN và các chính sách liên
quan đến chính sách 315
- Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách 315 tại tỉnh Thái Bình
- Đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế và bất cập của chính
sách
- Đề xuất hoàn thiện chính sách
1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi
- Phạm vi về nội dung: tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách 315 về thí
điểm BHNN
- Không gian: 3 huyện của tỉnh Thái Bình được chọn thực hiện thí điểm
BHNN: Thái Thuỵ, Vũ Thư, , Tiền Hải.
- Thời gian: từ đầu năm 2011 đến hết tháng 7 năm 2012
1.3.2 Đối tượng nghiên cứu

Chính sách 315 thực hiện tại tỉnh Thái Bình
3
Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 tại tỉnh Thái Bình - Nhóm 8
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu: Sử dụng các thông tin, số liệu từ các
báo cáo đã được công bố của tỉnh Thái Bình, và 3 huyện Thái Thuỵ, Vũ Thư,
Tiền Hải và các báo cáo, tạp chí từ Trung tâm Thông tin của các Bộ, ngành.
- Phương pháp xử lý và phân tích thông tin: Chọn lọc các thông tin cần thiết
cho nghiên cứu, tổng hợp và hệ thống hóa.
PHẦN II. NỘI DUNG
4
Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 tại tỉnh Thái Bình - Nhóm 8
I. Một số lý luận về chính sách thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp
1. Chính sách
- Chính sách là đường lối hành động mà chính phủ lựa chọn đối với một lĩnh
vực nào đó của nền kinh tế, trong đó bao gồm các mục tiêu và phương pháp
để đạt được mục tiêu.
- Chính sách là tập hợp các nguyên tắc do chính phủ ban hành. Các nguyên tắc
này có ảnh hưởng hoặc quy định đến các quyết định của chính phủ.
Chính sách lá tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào
đó cua nền kinh tế- xã hội do chính phủ thực hiện. Nó bao gồm mục tiêu mà
chính phủ muốn đạt được và phương pháp để đạt được mục tiêu đó.
2. Chính sách nông nghiệp
Chính sách nông nghiệp là tổng thể các biện pháp kinh tế hoặc phi kinh
tế thể hiện sự tác động, can thiệp của Chính phủ vào lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp theo những mục tiêu xác định trong một thời gian nhất định.
Chính sách nông nghiệp thể hiện hành động của Chính phủ nhằm thay
đổi môi trường của sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát
triển.
4. Chính sách bảo hiểm nông nghiệp

Chính sách bảo hiểm nông nghiệp là chính sách hỗ trợ của Chính Phủ
tác động vào sản xuất nông nghiệp nhằm giảm bớt gánh nặng rủi ro nông
nghiệp cho người nông dân.
5. Một số lý luận về bảo hiểm
5.1. Một số khái niệm bảo hiểm
Bảo hiểm là một hoạt động tài chính với mục đích bồi thường thiệt hại
bằng tiền cho những rủi ro về tài sản, sức khoẻ hay tính mạng con người, số
tiền đền bù tỷ lệ thuận với số phí bảo hiểm đã mua cho những rủi ro ấy. Như
vậy, bảo hiểm là hoạt động chia sẻ rủi ro giữa bên bán và bên mua.
5
Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 tại tỉnh Thái Bình - Nhóm 8
Bảo hiểm nông nghiệp là hoạt động với mục đích bồi thường bằng cách
đảm nhiệm rủi ro và đền bù cho những rủi ro trong ngành Nông Nghiệp.
3.2. Đặc điểm của thị trường bảo hiểm
- Đối tượng sản xuất nông nghiệp là bố trí trên địa bàn rộng và đa dạng
sản phẩm nên rất khó quản lý rủi ro. DNBH phải có đội ngũ nhân lực đông
đảo và am hiểu nhiều loại rủi ro trong nông nghiệp, có tiềm lực tài chính dồi
dào để đền bù thiệt hại khi rủi ro trong nông nghiệp xảy ra.
- Chủ thể sản xuất nông nghiệp với quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất đa
canh, tiềm lực đầu tư có hạn nên khó tham gia vào thị trường đối với các loại
sản phẩm mà họ sản xuất.
- Khó kiểm soát được tình trạng trục lợi bảo hiểm vì sản xuất nông
nghiệp được bố trí trên địa bàn rộng.
5.3 Những yếu tố ảnh hưởng tới tình hình thực hiện chính sách thí điểm
bảo hiểm nông nghiệp
a. Cơ quan tổ chức thực hiện, các chính quyền địa phương
- Các cơ quan có nhiệm vụ ban hành các văn bản chính sách cụ thể hoá chính
sách 315 nhằm hướng dẫn thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp
- Tình hình triển khai thực hiện chính sách của tỉnh đến người dân như
công tác tuyên truyền, phân cấp,…

b. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH)
- Các yếu tố bên ngoài:
Các yếu tố bên ngoài tác động đến sự quyết định của DNBH tham gia
hay không gồm: khung pháp lý; chính sách của Nhà nước; sự phát triển của
thị trường tái bảo hiểm.
Các chính sách của Nhà nước có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy thị trường
BHNN phát triển. Khi cần khuyến khích hoặc điều tiết thị trường BHNN,
6
Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 tại tỉnh Thái Bình - Nhóm 8
Nhà nước sẽ ban hành các chính sách hỗ trợ hoặc điều tiết theo mục tiêu đã
định.
- Các yếu tố nội tại DNBH:
Các yếu tố nội tại DNBH gồm: tiềm lực của doanh nghiệp (tài chính,
LĐ, Trang thiết bị); chiến lược quản lý rủi ro; hiệu quả kỳ vọng của doanh
nghiệp.
Tiềm lực tài chính là yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của DNBH vào
thị trường BHNN.
Chiến lược quản lý rủi ro là quản lý các rủi ro thường gặp trong BHNN
là: thảm họa thiên nhiên, dịch bệnh; rủi ro đạo đức; rủi ro về chính sách.
Mục tiêu của DNBH là tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo
hiểm, nếu không có lãi thì không muốn tham gia.
c. Đối với chủ thể sản xuất nông nghiệp
• Các yếu tố bên ngoài:
Các yếu tố bên ngoài tác động đến quyết định của chủ thể SXNN trong
việc tham gia thị trường BHNN là: khung pháp lý, chính sách hỗ trợ của Nhà
nước trong từng thời kỳ.
Một khung pháp lý chặt chẽ, hoàn thiện và thông thoáng sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho các chủ thể SXNN tham gia thị trường BHNN.
• Các yếu tố thuộc về chủ thể sản xuất:
Các yếu tố nội tại của chủ thể sản xuất có ảnh hưởng đến việc mua

BHNN là: tâm lý và nhận thức, khả năng tài chính, lợi ích kỳ vọng.
Do khả năng tài chính của hộ hay nhận thức không đầy đủ về lợi ích của
BHNN đã dẫn đến tâm lý tiếc tiền sẽ làm cho các chủ thể SX không mua
BHNN.
7
Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 tại tỉnh Thái Bình - Nhóm 8
II. Hệ thống các văn bản chính sách liên quan chính sách thí điểm bảo
hiểm nông nghiệp
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Hội
nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn và Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP, ngày 28 tháng 10 năm
2008 của Chính phủ: “Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực
hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, ngày 01/3/2011, Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Quyết định số 315/QĐ-TTg về việc thực
hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 (Quyết định
315/QĐ-TTg).
Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách trong quá
trình triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn và Bộ tài chính đã ban hành các văn bản chính sách:
- Thông tư 47/2011/TT-BNNPTNT – Thông tư hướng dẫn thực hiện thí điểm
bảo hiểm nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thuỷ sản ngày
29/06/2011 theo Quyết định 315/QĐ-TTG
- Thông tư 43/2012/TT-BNNPTNT- Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều
của thông tư 47/2011/TT-BNNPTNT
- Quyết định 3035/QĐ-BTC - Quyết định ban hành quy tắc, biểu phí và trách
nhiệm bảo hiểm nông nghiệp của Bộ Tài chính ngày 16/12/2011
- Quyết định 2114/QĐ-BTC - Quyết định Sửa đổi, bổ sung quyết định
3035/QĐ-BTC
Trên cơ sở tình hình thực tế triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp

đồng thời cũng thống nhất với quy định tại Thông tư 47/2011/TT-BNNPTNT
và Thông tư 43/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
8
Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 tại tỉnh Thái Bình - Nhóm 8
thôn, Bộ Tài chính quyết định bổ sung vịt vào đối tượng bảo hiểm vật nuôi và
bỏ quy định cá basa thuộc đối tượng bảo hiểm tôm/cá.
Quyết định 2114 cũng đã bổ sung một số rủi ro được bảo hiểm đối với
cây lúa, vật nuôi, thuỷ sản như bổ sung rủi ro thiên tai được bảo hiểm (giông,
lốc xoáy); bổ sung rủi ro dịch bệnh được bảo hiểm đối với trâu, bò (tụ huyết
trùng, nhiệt thán), lợn (đóng dấu, phó thương hàn, tụ huyết trùng, dịch tả), gà,
vịt (bệnh Newcastle, gumboro và dịch tả - vịt),…
III. Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách thí điểm bảo hiểm nông
nghiệp
1. Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách
Để một chính sách đi vào được thực tiễn thì khâu quan trọng nhất là
khâu tuyên truyền phổ biến chính sách. Đặc biệt chính sách về BHNN là một
chính sách nhằm chia sẻ gánh nặng rủi ro cho người nông dân, vì thế người
dân rất vui mừng và phấn khởi. Nhưng không phải tất cả bà con nông dân đều
vậy, mà có những đối tượng họ rất phấn khởi ví dụ như người nghèo. Tuy
nhiên, có đối tượng cũng chưa hiểu họ phải làm gì và đóng góp những gì về
BHNN. Đây thực sự là trách nhiệm của Nhà nước với dân, nhưng ngược lại,
dân cũng phải có trách nhiệm với Nhà nước, kể cả với chính mình khi tham
gia BHNN
Nhằm triển khai thí điểm và đưa BHNN đến được với người nông dân,
Tỉnh Thái Bình đã tổ chức công tác tuyên truyền sâu rộng trên các phương
tiện thông tin địa chúng, trên hệ thống loa truyền thanh của các xã thí điểm,
đưa các tin bài tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về
thí điểm BHNN, đối tượng tham gia, rủi ro bảo hiểm, mức hỗ trợ của Nhà
nước, mức trách nhiệm, mức phí, mức bồi thường tổn thất khi xảy ra; các tiêu
chí, định mức, cơ chế chính sách khi tham gia để người dân dễ hiểu, dễ tiếp

cận.
9
Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 tại tỉnh Thái Bình - Nhóm 8
Công tác tập huấn cũng được Tỉnh chú trọng ngay từ đầu, vào đầu tháng
2/2012, Công ty Bảo Việt và Uỷ ban nhân dân huyện của 3 huyện Thái Thuỵ,
Vũ thư, Tiền Hải đã tổ chức tập huấn nội dung bảo hiểm, nghiệp vụ chuyên
môn đến các thành viên BCĐ huyện, chủ tịch UBND các xã, thị trấn, chủ
nhiệm, kế toán trưởng HTX dịch vụ nông nghiệp, kế toán ngân sách xã, chủ
tịch Hội Phụ nữ, chủ tịch Hội Nông dân và các trưởng thôn. BCĐ thí điểm
BHNN xã, thị trấn đã giao cho HTX dịch vụ dịch vụ nông nghiệp ( trực tiếp
là chủ nhiệm) làm chủ thể ký hợp đồng bảo hiểm cho xã viên.
Tại buổi tập huấn này, những người tham gia đã được nghe những vấn
đề cốt lõi, cơ bản về việc bảo hiểm cho cây lúa như: Chính sách hỗ trợ phí
bảo hiểm cho hộ nghèo (100%), hộ cận nghèo (80%). Điều khiến ai cũng
phấn khởi là ngay cả hộ cấy lúa không thuộc diện nghèo cũng được Nhà nước
hỗ trợ đến 60% phí bảo hiểm, điều này đồng nghĩa với việc làm BHNN
không vì mục đích kinh doanh mà là để phục vụ nông dân. Các đại biểu cũng
được đại diện Bảo Việt Thái Bình giải đáp nhiều vấn đề như: Mức phí bảo
hiểm trên mỗi sào lúa, với những thiên tai, dịch bệnh nào thì người tham
gia bảo hiểm sẽ được Bảo Việt chi trả bảo hiểm, thủ tục, hồ sơ để được chi
trả…
2. Công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện
Công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện thí điểm BHNN giai
đoạn 2011-2013 cũng được chú trọng với các tiến trình và thời gian thực hiện
cụ thể. Việc triển khai BHNN gồm 7 bước: Bước 1, thành lập BCĐ, tổ giúp
việc cho các cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên; bước 2, xây
dựng và ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện, tổ chức tập huấn cho ban chỉ
đạo các cấp; bước 3, lựa chọn các xã điểm và đăng ký tham gia với Bộ Tài
chính, Bộ Nông nghiệp và PTNT; bước 4, điều tra rà soát, xác định nhu cầu
đối tượng tham gia bảo hiểm vật nuôi; bước 5, tuyên truyền bảo hiểm thí

điểm cây lúa; bước 6, tổ chức thực hiện ký hợp đồng bảo hiểm với các đối
10
Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 tại tỉnh Thái Bình - Nhóm 8
tượng tham gia; và bước 7 là sơ kết và tổng kết công tác thí điểm bảo hiểm
cay lúa. Thời gian bắt đầu thực hiện từ vụ Đông Xuân 2011-2012, trên diện
tích đất canh tác tối thiểu từ 5 ha trở lên.
Sau khi tuyên truyền đầy đủ các nội dung, người dân sẽ phải thực hiện
kê khai theo biểu mẫu Hộ nông dân sẽ kê khai mình thuộc đối tượng gì, hộ
nghèo hay hộ sản xuất cá thể Nông dân cũng phải kê khai về diện tích trồng
trọt, số gia súc nuôi khi tham gia bảo hiểm. Sau khi có đủ các thông tin trên,
nông dân sẽ nộp cho đại diện DN bảo hiểm hoặc chính quyền cấp xã để được
xác nhận. Sau đó, DN sẽ cấp giấy cho họ và làm các thủ tục cần thiết để thực
hiện nộp phí bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính. Cuối cùng mới là các
thủ tục để hai bên DN và nông dân ký kết hợp đồng bảo hiểm. Viêc triển khai
đăng ký đến các hộ theo mẫu quy định, tổ chức ký hợp đồng với các tổ chức,
cá nhân tham gia BHNN được các xã, thị trấn triển khai tích cực,
Trước ngày 20/2/2012, chương trình BHNN sẽ được toàn bộ các xã
trong 3 huyện triển khai đến từng hộ dân. Người dân đồng ý tham gia bảo
hiểm sẽ ủy quyền cho chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp ký hợp đồng bảo
hiểm với DN nhận bảo hiểm là Bảo Việt Thái Bình.
Đồng thời huyện cũng ra nhiều công văn đôn đốc các xã, thị trấn tích
cực tuyên truyền, vận động nông dân tham gia mua bảo hiểm cho cây lúa.
Tuy nhiên, theo báo cáo của BCĐ thí điểm BHNN huyện Thái Thụy đến đầu
tháng 5/2012 toàn huyện có 60 HTX ký hợp đồng BHNN cho nông dân với
Công ty Bảo Việt Thái Bình, còn 2 HTX là Thái Hồng và Thái An chưa thực
hiện ký hợp đồng. Đối tượng tham gia bảo hiểm hầu hết là nông dân nghèo-
hộ được Nhà nước hỗ trợ 100% phí bảo hiểm, toàn huyện có 3.002 hộ cận
nghèo nhưng chỉ có hơn 100 hộ mua BHNN, chưa có người nông dân nào
không thuộc diện nghèo và cận nghèo hay doanh nghiệp tham gia.
3. Phân cấp trong triển khai thực hiện như thế nào

11
Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 tại tỉnh Thái Bình - Nhóm 8
Sau Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, việc triển khai thực hiện thí
điểm bảo hiểm nông nghiệp trên cây lúa đã được triển khai một cách đồng bộ
với sự phối hợp thống nhất giữa Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (Bộ NN&PTNT), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố triển khai
thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tổng công
ty cổ phần Bảo Minh ( hoạt động ở phía Nam), Tổng công ty cổ phần Tái bảo
hiểm quốc gia Việt Nam, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và các cơ quan thông
tấn báo chí Trung ương và địa phương.
Trong quyết định này, Bộ NN-PTNT và Bộ Tài chính sẽ là hai cơ quan
chủ trì. Bộ NN-PTNT được giao thực hiện các việc sau đây. Thứ nhất là ban
hành những quy định về thiên tai nào, dịch bệnh nào cần được bảo hiểm, bởi
thiên tai, dịch bệnh là một khái niệm rất chung. Nếu bất cứ thiên tai nào, dịch
bệnh nào cũng được bảo hiểm thì e rằng không triển khai được. Thứ hai là
ban hành cho được các tiêu chí về quy mô chăn nuôi, trồng trọt thế nào thì
được bảo hiểm, vì không thể sản phẩm đó làm kiểu gì cũng bảo hiểm được.
Thứ ba là quy trình công nghệ gì cho chăn nuôi, trồng trọt được bảo hiểm.
Đây là 3 phần việc mà Bộ NN sẽ phải thực hiện độc lập
Ngoài ra, Bộ NN-PTNT sẽ cùng phối hợp với Bộ Tài chính để ban hành
quy trình thủ tục hành chính, kể cả thu bảo hiểm và chi trả bảo hiểm. Bởi vì
nếu quy mô nào thì thu kiểu gì và chi kiểu gì, hay thiên tai dịch bệnh nào thì
cách thu và chi ra sao, đảm bảo đơn giản nhất, “ít cửa” nhất cho nông dân.
Sau khi có quyết định của Thủ tướng, Bộ NN-PTNT đã chủ động triển
khai đến các đơn vị liên quan, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cục, vụ chuyên
ngành. Có những việc, Bộ NN có thể làm việc độc lập, như quy mô chăn nuôi
tập trung, khu biệt vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh… Tuy nhiên, có
những việc phải phối hợp với các Bộ, ngành khác. Tôi nói ví dụ: Phân loại
thiên tai thì phải thống nhất với Bộ TN-MT, dịch bệnh có thể phối hợp với Bộ
Y tế…

12
Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 tại tỉnh Thái Bình - Nhóm 8
UBND tỉnh Thái Bình đã thành lâp một ban chỉ đạo về thí điểm BHNN
tỉnh đã được thành lập, do một phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban.Tỉnh
đã chọn ra một số huyện làm thí điểm rồi phân cấp xuống các tỉnh đó, các
huyện sẽ có trách nhiệm triển khai tới tất cả các xã trong huyện rồi các xã sẽ
có trách nhiệm phổ biến đến người nông dân : 3 huyện đã được UBND tỉnh
chọn để thí điểm triển khai bảo hiểm cây lúa là Tiền Hải, Thái Thụy và Vũ
Thư.UBND huyện Tiền Hải, Trưởng BCĐ về thí điểm BHNN huyện thì sẽ
thực hiện triển khai bảo hiểm trên toàn bộ các xã, thị trấn; người được bảo
hiểm là các hộ nông dân và các tổ chức trồng lúa tại các địa bàn đã đăng ký
tham gia bảo hiểm.
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp được chỉ định làm đại diện chủ hợp
đồng cho hộ nông dân ký kết bảo hiểm với Công ty Bảo Việt Thái Bình. Đến
thời điểm này, Công ty Bảo Việt Thái Bình đã ký hợp đồng với đại diện chủ
hợp đồng 82 hợp tác xã nông nghiệp, trên 9.000 hộ nông dân tại 3 huyện này
4. Huy động nguồn lực như thế nào
Nguồn kinh phí và cơ chế hỗ trợ được quy định: Ngân sách trung ương
hỗ trợ 100% cho các tỉnh nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương;
ngân sách trung ương hỗ trợ 50% cho các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết về
ngân sách trung ương dưới 50%, ngân sách địa phương đảm bảo 50% còn lại
và Ngân sách địa phương tự đảm bảo đối với các địa phương còn lại. Vì Thái
Bình là tỉnh có tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương dưới 50%, nên tỉnh
được ngân sách trung ương hỗ trợ 50% cho chương trình, Ngân sách của tỉnh
tự đảm bảo 50% còn lại
Chính phủ cũng đã đồng ý hỗ trợ kinh phí cho các địa phương và Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện thí điểm bảo hiểm nông
nghiệp là 25,9 tỷ đồng và sẽ được cấp trong hai năm 2012 và 2013. Cụ thể,
mỗi tỉnh Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bình Định, Bình
Thuận, An Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà

13
Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 tại tỉnh Thái Bình - Nhóm 8
Mau được hỗ trợ 1,5 tỷ đồng (1 tỷ đồng cho năm 2012 và 500 triệu đồng cho
năm 2013). Riêng Nghệ An, do thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đối
với cây lúa và trâu bò, lợn, gia cầm nên được hỗ trợ 3 tỷ đồng (cấp 2 tỷ đồng
năm 2012 và 1 tỷ đồng năm 2013). Các địa phương được điều tiết các khoản
thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50% là Hải Phòng, Bắc Ninh,
Đồng Nai được ngân sách hỗ trợ 750 triệu đồng.
5. Nội dung triển khai chính sách
Việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp được tổ chức thí điểm từ 1/7/2011
Theo đó, đối tượng được hỗ trợ thí điểm bảo hiểm là các hộ nông dân,
ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và các tổ chức,
cá nhân sản xuất nông nghiệp, thủy sản (sau đây gọi tắt là người sản xuất)
tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 theo Khoản 2,
Điều 1 của Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Thủ
tướng Chính phủ.
Nhà nước sẽ hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân nghèo
sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp; hỗ trợ 80%
phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân cận nghèo sản xuất nông nghiệp tham
gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp; hỗ trợ 60% phí bảo hiểm cho hộ nông
dân, cá nhân không thuộc diện nghèo, cận nghèo sản xuất nông nghiệp tham
gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp và hỗ trợ 20% phí bảo hiểm cho tổ chức
sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp.
Các thông tư do các bộ ban hành nhằm cụ thể hoá Quyết định của thủ
tướng đã quy định về các loại thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm và xác định mức
độ thiệt hại để hỗ trợ thí điểm bảo hiểm nông nghiệp cụ thể như sau:
Một là, Các loại thiên tai: Bão, lũ, lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, sương
giá, xâm nhập mặn, sóng thần, giông, lốc xoáy.
14
Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 tại tỉnh Thái Bình - Nhóm 8

Hai là, Các loại dịch bệnh đối với cây lúa: Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá,
lùn sọc đen, đạo ôn, bạc lá; dịch rầy nâu, sâu đục thân;
Thông tư này cũng quy định rõ cấp có thẩm quyền công bố thiên tai,
dịch bệnh là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công bố các
loại thiên tai, dịch bệnh đã xảy ra tại địa phương theo quy định pháp luật hiện
hành; còn đối với những trường hợp dịch bệnh xảy ra chưa đủ điều kiện công
bố dịch theo quy định thì giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận dịch
bệnh trên cơ sở kết quả kiểm tra, thẩm định của các cơ quan chuyên môn
như: Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y, Chi cục Thủy sản hoặc Chi cục
Nuôi trồng thủy sản làm căn cứ giải quyết quyền lợi cho người tham gia thí
điểm bảo hiểm nông nghiệp được thuận lợi, nhanh chóng.
Song song đó, trên cơ sở kết quả xác định của cơ quan chuyên môn về
thiên tai, dịch bệnh và phạm vi ảnh hưởng, Doanh nghiệp bảo hiểm và đối
tượng tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp thỏa thuận với nhau về mức
độ thiệt hại và mức bồi thường. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được
với nhau thì đề nghị Ủy ban nhân dân xã giải quyết. Ủy ban nhân dân xã
thành lập Tổ công tác (bao gồm: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phụ trách
kinh tế, cán bộ thống kê, cán bộ nông nghiệp và các thành phần khác theo
điều kiện cụ thể của từng địa phương) xác định mức độ thiệt hại làm căn cứ
để hai bên thỏa thuận mức bồi thường. Nếu một bên hoặc cả hai bên không
đồng ý thì đề nghị Ủy ban nhân dân huyện giải quyết. Ủy ban nhân dân
huyện thành lập Tổ công tác (bao gồm: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện
phụ trách kinh tế, cán bộ phòng Nông nghiệp hoặc phòng Kinh tế, cán bộ Chi
cục Thống kê, cơ quan chuyên ngành khác của huyện) xác định mức độ thiệt
hại làm căn cứ để hai bên thỏa thuận mức bồi thường. Trong trường hợp một
bên hoặc cả hai bên không đồng ý thì sẽ giải quyết theo quy định của pháp
luật về hợp đồng kinh tế”.
IV. Kết quả thực hiện chính sách
15
Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 tại tỉnh Thái Bình - Nhóm 8

Sau hơn 1 năm thực hiện Tỉnh đã đạt được một số kết quả:
- Trên thực tế việc triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp ở các địa
phương đã đạt được kết quả ban đầu quan trọng, được người dân hưởng ứng;
việc giải quyết bồi thường cho người dân về cơ bản đảm bảo quy định. Điều
này đã khẳng định sự đúng đắn về chính sách của Đảng và Nhà nước và ghi
nhận những nỗ lực của Tỉnh Thái Bình nói riêng và các địa phương tham gia
thí điểm nói chung.
- Tính đến hết ngày 31/7/2012, trên địa bàn tỉnh có 5048 hộ tham gia
bảo hiểm nông nghiệp với mực phí 1,637 tỉ đồng. Trong đó, người tham gia
bảo hiểm đóng góp là 279.622 triệu đồng; số tiền bảo hiểm là 347.516 tỉ
đồng, với diện tích 953ha.
- Trên địa bàn huyện Tiền Hải có số hộ tham gia nhiều nhất với 2056 hộ
với diện tích là 453ha, số tiền thu đươc từ người dân đóng là 109 triệu đồng.
- Huyện Thái Thụy có 1832 hộ tham gia với tổng diện tích là 270 ha, số
tiền thu được từ người dân là 87 triệu đồng.
- Huyện Vũ Thư có 1160 hộ tham gia với diện tích là 2030, số tiền thu
được từ người dân là 83,622 triệu đồng.
- 80% số hộ tham gia bảo hiểm là hộ nghèo,18% là hộ cận nghèo còn lại
2% là số hộ bình thường
Với mức năng suất được bảo hiểm đối với cây lúa lên 90% năng suất
bình quân ở các xã trong 3 huyện được bảo hiểm đã có 345 hộ xảy ra thiệt
hai trên cả 3 huyện và được đền bù 247 triệu đồng.
V. Đánh giá tồn tại, hạn chế và bất cấp của chính sách
1. Những tồn tại của chính sách
Đây là chủ trương chính sách mới nên việc triển khai còn nhiều khó
khăn:
16
Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 tại tỉnh Thái Bình - Nhóm 8
- Phí bảo hiểm còn cao 5,23% tổng giá trị thu nhập tính trên một hecta.
Tính theo bình quân năng suất của cả xã là chưa hợp lý nên tính theo vùng

sản xuất. Một vụ lúa phải nộp 20 nghìn đồng/sào, cả năm là khoảng 40 nghìn
đồng, tương đương 10 cân thóc của xã viên. Hiện dân đang đóng góp nhiều
khoản, như làm đường thôn xóm, trường… cách đóng góp đều dựa vào số hộ,
đầu sào. Như vậy, nếu tham gia sẽ rất chật vật. Nếu tính cụ thể đối với Thái
Thụy, ngay cả hộ cận nghèo khi được hỗ trợ 80% phí bảo hiểm thì năm 2012
mỗi sào họ phải đóng phí khoảng 20.000đ để mua BHNN, còn hộ nông dân
bình thường phải đóng phí khoảng 40.000đ/sào. Đa số nông dân đều cho rằng
mức phí này là cao so với điều kiện sống thực tế của họ. Người dân xã Thái
Đô hầu hết sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng đánh bắt thuỷ
hải sản. Mỗi năm HTX cân đối các định mức kinh tế kỹ thuật tất tật chỉ thu
của xã viên 42.000đ/sào ruộng và 12.884đ/sào nuôi trồng thủy sản, vậy mà
nhiều hộ dân còn không có tiền đóng. Đến thời điểm này, số thóc xã viên còn
khê nợ HTX là 137 tấn. Vì vậy, vừa qua khi xã triển khai thực hiện thí điểm
BHNN bà con cũng chưa nhiệt tình hưởng ứng, ngoài 143 hộ nghèo chỉ có
thêm 5 hộ cận nghèo tham gia
- Có những rủi ro thực tế đang cần bảo hiểm lại không có trong nội dung
bảo hiểm. Chẳng hạn, với cây lúa chỉ có bảo hiểm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá,
lùn sọc đen, dịch rầy nâu, nhưng các bệnh này lâu nay ít xuất hiện ở các xã ở
Vũ Thư. Còn như chuột gây hại rất lớn trên đồng ruộng lại chưa có bảo hiểm.
- Lẽ ra, thu bảo hiểm từng người thì phải bồi thường cho từng người.
Nhưng nông nghiệp ở ta xé lẻ, manh mún, không thể làm với từng hộ. Vì thế,
nếu trong xã chỉ có một vài chục hộ sụt giảm năng suất, hoặc mất mùa, nhưng
tỷ lệ diện tích chưa đạt mức bồi thường, các hộ đó sẽ tự chịu, không được bảo
hiểm
- Đa số các hộ tham gia là những đối tượng nghèo, cận nghèo, chưa thu
hút được nhiều các đối tượng khác
17
Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 tại tỉnh Thái Bình - Nhóm 8
- Các văn bản hướng dẫn chưa được triển khai kịp thời.
2. Những tồn tại về các bên có liên quan: Doanh nghiệp, người dân, nhà

nước.
2.1 Về phía các doanh nghiệp
- Sản phẩm bảo hiểm chưa phù hợp. Phần lớn các sản phẩm bảo hiểm đa
rủi ro, chưa có sản phẩm chuẩn, cụ thể cho một loại đối tượng bảo hiểm, cho
một số rủi ro nhất định và triển khai trên qui mô rộng khắp.
- Công tác khai thác bảo hiểm gặp nhiều khó khăn do hoạt động nuôi
trồng của nông dân manh mún, phân tán trên địa bàn rộng, lực lượng cán bộ
lại ít, trình độ chuyên môn còn bất cập, chi phí khai thác lớn trong khi đó
doanh thu phí bảo hiểm thấp.
- Công tác khai thác, giám định, giải quyết bồi thường gặp nhiều khó
khăn
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động bảo hiểm nông nghiệp thấp, không
thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.
- Năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm hạn hẹp.
- Chưa có thị trường tái bảo hiểm về bảo hiểm nông nghiệp.
- Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ muốn bảo hiểm cho những hoạt động ít
xảy ra rủi ro. Người dân muốn mua bảo hiểm cho những hoạt động chắc chắn
xủa ra rủi ro => không gặp nhau giữa cầu và cung BHNN
- Trục lợi bảo hiểm sẽ đẩy phí bảo hiểm tăng cao. Chi phí bảo hiểm cao
à phí bảo hiểm cao à người nông dân khó tiếp cận hoặc không quan tâm
đến BHNN
- Doanh nghiệp trực tiếp nhận nhiệm vụ triển khai loại hình bảo hiểm
này cũng vẫn ngập ngừng với việc triển khai BHNN. Bởi khi giá cả đầu ra
nông sản bấp bênh, khó xác định thu nhập, theo đó tính toán mức thiệt hại rất
18
Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 tại tỉnh Thái Bình - Nhóm 8
khó xác định. Ngoài ra, việc thuyết phục những người dân thu nhập không
cao ở nông thôn tham gia bảo hiểm thì dù là khoản tiền không lớn lắm cũng
không dễ dàng gì.
2.2 Về phía người nông dân

- Người dân chưa có thói quen tham gia bảo hiểm, còn chưa tin tưởng
vào chính sách mới hoặc do nhận thức chưa đầy đủ về sự cần thiết của bảo
hiểm nông nghiệp.
Nhiều nông dân cho rằng: với những điều kiện "ngặt nghèo" như vậy
nếu có mua bảo hiểm cũng rất khó được bồi thường. Bởi hiện nay hầu hết bà
con đều nắm chắc quy trình thâm canh lúa nước, ứng dụng tốt các tiến bộ
KHKT, cộng thêm hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu nước cơ bản đáp ứng
nhu cầu sản xuất, khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh các ngành chức năng đều vào
cuộc tích cực cùng nhân dân để phòng chống nên khả năng để sụt giảm năng
suất thấp hơn 80% năng suất lúa bình quân toàn xã là rất hiếm. Đối với Thái
Thụy, khoảng 10 năm trở lại đây chưa năm nào xảy ra mất mùa trên diện
rộng, năng suất lúa bình quân toàn huyện năm sau đều cao hơn năm trước".
- Thu nhập của nông dân còn thấp: đại đa số nông dân nước ta có mức
thu nhập thấp, không có khả năng mua bảo hiểm.
- Sản xuất manh mún, kỹ thuật chăm sóc, qui trình sản xuất của người
dân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và tự phát
- Phần lớn nông dân chỉ mua bảo hiểm cho các rủi ro chắc chắn xảy ra.
- Trục lợi bảo hiểm diễn ra nhiều và phức tạp, rất khó kiểm soát.
2.3 Một số nguyên nhân về phía Nhà nước
- Nhà nước chưa có cơ chế hỗ trợ chi phí cho nông dân và doanh nghiệp
tham gia bảo hiểm nông nghiệp.
19
Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 tại tỉnh Thái Bình - Nhóm 8
- Chưa có sự tham gia tích cực của Nhà nước: Chưa có cơ chế hỗ trợ
phần lớn hoặc toàn bộ thiệt hại.
- Chưa đưa ra được cơ chế hỗ trợ cụ thể cho sự phát triển BHNN.
- Thiếu cơ sở dữ liệu làm căn cứ cho việc tính phí, triển khai bảo hiểm.
- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước với doanh nghiệp bảo
hiểm, tái bảo hiểm, các tổ chức tài chính, tín dụng và người nông dân để cung
cấp đồng bộ các dịch vụ bảo hiểm và tín dụng.

- Công tác tuyên truyền chính sách đến người dân chưa tới nơi tới chốn.
Sở dĩ để xảy ra tình trạng này là do tính chất công việc BHNN còn quá rộng,
phức tạp nên cần một nguồn nhân lực nhất định. Thực tế với số lượng vài
chục nhân sự cho một chi nhánh bảo hiểm tỉnh, thì việc "ôm” thêm BHNN sẽ
là trở ngại không nhỏ.
VI. Đề xuất hoàn thiện chính sách
Chính phủ cần quan tâm, hỗ trợ chi phí, tạo cơ chế chia sẻ rủi ro giữa
nhà nước, doanh nghiệp và nông dân nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản
xuất nông nghiệp và bảo đảm an sinh xã hội nông thôn.
Chính phủ cần chú trọng trong việc tạo lập và cải thiện môi trường
chính sách và môi trường pháp lý cho toàn ngành bảo hiểm nói chung cũng
như bảo hiểm nông nghiệp nói riêng.
Ngoài đối tượng nghèo và cận nghèo, các doanh nghiệp bảo hiểm phải
có những sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp, nông dân, nông thôn cho cả
những hộ sản xuất lớn, có quy mô sản xuất lớn hơn như trang trại, hợp tác
xã… Qua đó, tìm cách để các hộ sản xuất này tự nguyện tham gia và có thể
đảm đương được phí bảo hiểm chứ không phải chỉ hộ nghèo và cận nghèo.
Việc 88% người nghèo tham gia bảo hiểm nông nghiệp cho thấy chúng ta vẫn
còn trông chờ vào ngân sách.
20
Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 tại tỉnh Thái Bình - Nhóm 8
Cần điều chỉnh những quy định chưa rõ ràng, bổ sung những gì còn
thiếu hoặc cập nhật lại những quy định cho phù hợp với tình hình thực tế và
các cam kết hội nhập quốc tế.
Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ cho người dân tham gia bảo
hiểm như: QĐ315 hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho nông dân nghèo, hỗ trợ
80% cho nông dân cận nghèo và hỗ trợ 60% cho nông dân không thuộc diện
nghèo, cận nghèo tham gia thí điểm BHNN.
Chính sách cần phải cân nhắc, cần giảm bớt phí tham gia bảo hiểm nông
nghiệp cho người nông dân vì phí bảo hiểm nông nghiệp hiện nay còn quá

cao làm người nông dân vẫn còn dụt dè, mức phí này là quá cao nên người
dân bắt buộc phải cân nhắc trong bối cảnh chi phí đầu vào đang tăng cao
trong khi giá bán giảm.
Chính sách nên chú trọng thực hiện bảo hiểm nông nghiệp trên cây lúa
hơn nữa,vì cây lúa chiếm tỉ trong lớn trong nông nghiệp và cũng là cây trồng
chủ yếu của người nông dân.
Mở rộng phạm vi bảo hiểm trên pham vi rộng hơn, với nhiều đối tượng
cây trồng vât nuôi hơn.
Việc giải quyết bồi thường về nguyên tắc phải chính xác, nhanh, đầy đủ
và kịp thời để đảm bảo ổn định cuộc sống, kinh doanh trồng trọt và chăn nuôi
cho bà con nông dân.
Đối với cây trồng viêc áp dụng đền bù thiêt hại cần đươc xem xét tỉ lệ
thiệt hại,rồi đền bù dựa trên diên tích thiêt hai, tránh tình trang thiếu công
băng trong người dân.Vì chính sách hiện nay chỉ bồi thường với diện tích
phải tập trung ít nhất là 5ha và chỉ chi trả khi bị thiệt hại hơn 20% tính trên
năng suất bình quân của địa phương. Với cách tính bình quân này, phần lớn
bà con nông dân cho rằng, sẽ gây thiệt thòi cho những hộ bị thiệt hại nặng.
Chẳng hạn, trường hợp có 3 hộ nông dân cùng tham gia bảo hiểm cho cây
21
Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 tại tỉnh Thái Bình - Nhóm 8
lúa, khi có biến cố, một hộ mất trắng, một hộ chỉ mất một nửa, còn một hộ
mất 1/3. Nhưng khi chi trả bảo hiểm nông nghiệp, 3 hộ lại cùng được một
mức như nhau, như vậy là không công bằng đối với những hộ thiệt hại nặng
hơn.
Cán bộ thôn xã,những người đi bán bảo hiểm cần phải là người làm
gương mua bảo hiểm trước làm gương cho người dân, và cán bộ cần hướng
dẫn tận tình cho người dân hiểu rõ hơn tạo lòng tin tưởng cho người dân tham
gia tích cực
Một số nước tiên tiến đã áp dụng thành công bảo hiểm nông nghiệp từ
rất lâu,và đạt đươc nhiêu thành công, như Mỹ và Nhật Bản, Viêt Nam đi sau

nên học hỏi kinh nghiệm và những mặt tích cực từ họ. Ngoài ra, cần tuyên
truyền với người dân nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân về BHNN,
tác dụng của nó và vận động người dân tham gia bảo hiểm một cách tự giác.
PHẦN III. KẾT LUẬN
Trồng lúa là một nghề đầy rủi ro, thiên tai, dịch bệnh luôn rình rập. Từ
lúc cắm cây mạ xuống ruộng cho đến khi lúa chín, người nông dân lúc nào
cũng sống trong tâm trạng thấp thỏm, phập phồng; luôn luôn phải “Trông
22
Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 tại tỉnh Thái Bình - Nhóm 8
trời, trông đất, trông mây/Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm”.
Ngay cả khi thấy rõ ràng lúa chín vàng rực trên thửa ruộng của mình rồi, mà
có khi vẫn mất trắng chỉ bởi một cơn lũ bất ngờ. Nay được bảo hiểm, người
nông dân trồng lúa sẽ yên tâm hơn bởi đã có người chia sẻ những rủi ro đó.
Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp là chủ trương mang tính kinh tế - xã hội và
nhân văn sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân và
nông thôn, nhằm hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp chủ động khắc phục
khó khăn và bù đắp thiệt hại tài chính do thiên tai, dịch bệnh gây ra, góp phần
bảo đảm an sinh xã hội nông thôn, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.
Mặc dù mới được triển khai hơn một năm nhưng kết quả của quá trình
triển khai cũng đã đạt được những thành công bước đầu, mở đường cho thị
trường bảo hiểm nông nghiệp phát triển hơn nữa. Là một chính sách mới, quá
trình để chính sách đi vào thực tiễn cũng không hề dễ dàng gì, bên cạnh
những điểm mới còn tồn tại nhiều điểm tồn tại, bất cấp cần được sửa đổi. bổ
sung, hoàn thiện trong thời gian tới. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các
ngành, các đối tượng tham gia và hưởng chính sách là quan trọng giúp chính
sách được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS Phạm Vân Đình , Giáo trình chính sách nông nghiệp, trường
Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội, 2009.
23

Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 tại tỉnh Thái Bình - Nhóm 8
2. TS Phạm Thị Định , Giáo trình kinh tế bảo hiểm, trường Đại Học
Kinh Tế Quốc Dân, 2011.
3. Nguyễn Duy Linh, Những thách thức trong phát triển bảo hiểm nông
nghiệp ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, 2009 (Biên dịch)
4. Nguyễn Duy Linh, Vai trò của đánh giá rủi ro trong thiết lập định
hướng ưu tiên và chính sách bảo hiểm, NXB Nông nghiệp, 2009 (Biên dịch)
5. Nguyễn Duy Linh, Những ứng dụng trong đánh giá rủi ro và phát
triển sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, 2009
(Biên dịch)
6. Nguyễn Duy Linh, Tầm nhìn chính sách trong phát triển bảo hiểm
nông nghiệp ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, 2009 (Biên dịch)
7. />8. />9. />diem-bao-hiem-nong-nghiep-Buoc-chay-da-cho-nhung-nam-tiep-theo.aspx
24

×