Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CHO VAY DU HỌC TẠI ACB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.74 KB, 32 trang )

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM
CHO VAY DU HỌC TẠI ACB- ĐÀ NẴNG
2.1 SƠ LƯỢC VỀ NH ACB- CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
2.1.1.1 Quá trình ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
(ACB)-chi nhánh Đà Nẵng:
Ngân hàng Á Châu là ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập và hoạt động
vào ngày 04/06/1993 theo giấy phép hoạt động số 0032/NH-CP ngày 24/04/1993 của Ngân
hàng Nhà Nước Việt Nam. Thời hạn hoạt động của ngân hàng là 50 năm, với vốn điều lệ
ban đầu chỉ có 20 tỷ đồng, năm 1994 vốn điều lệ tăng lên 70 tỷ đồng. Năm 1996 việc nâng
lên 341 tỷ đồng là một quá trình đại chúng hóa. Ngân hàng Á Châu lần đầu tiên trong nước
được phép có cổ đông nước ngoài. Đến tháng 01/02/2006 vốn điều lệ của ngân hàng là 424
tỷ đồng, kể từ ngày 14/02/2006 vốn điều lệ của ngân hàng là 1100.047 tỷ đồng.
Ngân hàng Á Châu tên giao dịch quốc tế là Asia commercial bank (ACB) có trụ sở
chính đặt tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai-Quận 3-TP Hồ Chí Minh. Ngân hàng đã mở các
chi nhánh tại Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Đà Nẵng, Đăk Lak, An Giang, Cần Thơ, TP
Hồ Chí Minh và Cà Mau.
Ra đời trong bối cảnh đất nước mở cửa, ngân hàng có những thay đổi rất cơ bản, từ
kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến nay
ngân hàng đã đạt được những thàng quả rất tốt đẹp, phát huy được sức mạnh so sánh của
mình trong việc thực hiện những các chỉ tiêu kinh tế đề ra. Với mạng lưới hoạt động rộng
khắp toàn quốc và với phương châm hoạt động “luôn mang đén sự hoàn hảo để phục vụ
khách hàng” đã thu hút được nhiều khách hàng đến đặt quan hệ với ngân hàng, giữ vững
niềm tin tưởng của khách hàng, duy trì củng cố và phát triển giá trị thương hiệu của một
ngân hàng luôn hướng đến mục tiêu phục vụ tốt nhất những nhu cầu của khách hàng trong
lĩnh vực tài chính.
Ngân hàng Á Châu là ngân hàng cổ phần (duy nhất) đươc đánh giá về độ tín nhiệm
và an toàn (cơ quan định mức tín nhiêm quốc tế Fitch năm 2001, 2002). Bằng khen của thủ
tướng chính phủ năm 2002 về thành tích kinh doanh ổn định, nâng cao chất lượng hoạt
động, chất lượng sản phẩm dịch vụ trong nhiều năm, đạt giải chất lượng Việt Nam.
Năm 1996 Đảng và Nhà nước đẩy mạnh phát triển sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện


đại hóa đất nước đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành lập và phát triển. Trước tình
hình đó, nhằm mở rộng mạng lưới chi nhánh và phạm vi hoạt động của mình, ngân hàng Á
Châu – chi nhánh Đà Nẵng (ACB- ĐN) được thành lập theo quyết định số 212/QĐ-NHS
ngày 13/08/1996 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 08/01/1997. Trụ sở ACB- ĐN đặt
tại 16 Thái Phiên- TP Đà Nẵng.
2.1.1.2 Chức năng hoạt động của chi nhánh:
• Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi các loại của pháp
nhân, cá nhân trong và ngoài nước bằng VNĐ và các loại ngoại tệ khác theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ACB-Hội sở.
• Được phép vay, cho vay các định chế tài chính trong và ngoài nước, thực hiện và
quản lý các nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế, nghiệp vụ mua bán chiết khấu
các chứng từ có giá trị được Tổng Giám Đốc ủy nhiệm chấp thuận và theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
• Thực hiện quản lý nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, chuyển tiền nhanh, thẻ thanh toán,
thực hiện nghiệp vụ kinh doanh mua bán vàng.
• Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ của Nhà nước, ngân
hàng Nhà nước và ACB-Hội sở.
• Chấp hành tốt chế độ quản lý tiền tệ, kho quỹ của Ngân hàng Nhà nước và ACB-
Hội sở. Bảo quản các chứng từ có giá trị, thế chấp, cầm đồ…. Bảo đảm an toàn kho
quỹ tuyệt đối, thực hiện thu chi tiền tệ chính xác.
• Lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh, mức tạo lãi của ngân hàng như kế hoạch cân
đối nguồn vốn, kế hoạch thua nhập, chi phí…
• Thường xuyên nghiên cứu cải tiến nghiệp vụ, đề xuất các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng phù hợp với địa bàn hoạt động, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào quy trình
nghiệp vụ và quản lý ngân hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng phục
vụ…
• Thực hiện chế độ bảo mật nghiệp vụ ngân hàng như số liệu tồn quỹ, thanh khoản
ngân hàng, số dư tài khoản khách hàng.
2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức:
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC

BAN GIÁM ĐỐC
Phòng
Kinh doanh
P.Giao dịch &
Ngân quỹ
P. Kế toán –
Hành chính
Bộ phận
Tín dụng
Tổ
Loan _CSR
Tổ
Pháp lý
chứng từ
Tổ
A/O
Tổ
Giao dịch
Tổ Dịch vụ
Khách hàng
Tổ
Ngân quỹ
Tổ
Kế toán
Tổ
Hành chính
Bộ phận
Thanh toán quốc tế
Bộ phận
Kiều hối

Bộ phận
Thẻ-Địa ốc- Chứng khoán
Phòng
Giao dịch
2.1.1.4.Nhiệm vụ của các phòng ban:
Phòng
Giao dịch
Ban Giám Đốc:
+ Giám đốc: là người đứng đầu chi nhánh, điều hành mọi hoạt động của chi
nhánh, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc và trước pháp luật về hoạt
động của chi nhánh.
+ Phó Giám đốc: được sự ủy quyền của giám đốc thực hiện môt số nhiệm
vụ và quyền hạn nhất định.
Phòng kinh doanh: Có chức năng kinh doanh, phát triển các dịch vụ ngân hàng.
Gồm:
+ Bộ phận tín dụng: Thực hiện các nghiệp vụ cho vay thẩm định và tổ chức
theo dõi các khoản vay, đế xuất các phương án giải quyết các vấn đề liên
quan đến hoạt động tín dụng và bảo hành các chi nhánh. Trong đó bao gồm
các tổ:
-Tổ A/O: thẩm định
-Tổ Loan –CSR
-Tổ hỗ trợ tín dụng
+Bộ phận Thanh toán quốc tế: Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế
+ Bộ phận WU- Kiều hối: Thực hiện các nghiệp vụ chuyển tiền.
+ Bộ phận thẻ- địa ốc-chứng khoán
Phòng giao dịch – Ngân quỹ: hướng dẫn thủ tục mở và sử dụng tài khoản, thực
hiện và quản lý các nghiệp vụ liên quan đến các loại tài khoản của khách hàng thực hiện
các giao dịch và dịch vụ khách hàng. Gồm:
-Tổ giao dịch
-Tổ Ngân quỹ

-Tổ dịch vụ-hành chính
Phòng Kế toán –Hành chính:
+Tổ Kế toán : Có nhiệm vụ quản lý các khoản tiền gửi của chi nhánh tại
NHTM địa phương và các tổ chức tín dụng khác, năm tình hình nguồn vốn và sử
dụng vốn, quản lý, kiểm tra và tổ chức hạch toán thu nhập, chi phí cũng như tài sản
khác của chi nhánh. Bên cạnh đó, tổ kế toán còn thực hiện chế độ báo cáo kế toán,
thống kê theo quy định của NHTM và của Ngân hàng Á Châu.
+ Tổ Hành chính-Tổ chức: Quản lý nhân sự của chi nhánh, kết hợp với bộ phận
kế toán quản lý và xem xét những nhu cầu chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện
làm việc của chi nhánh.
Phòng giao dịch: hướng dẫn, giao dịch với khách hàng khi khách hàng đến chi
nhánh.
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của ACB trong 2 năm 2006-2007.
2.1.2.1 Tình hình huy động vốn:
Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
GT TT% GT TT% GT TĐ%
1. Huy động cá nhân
566,42
8 96 880,129 97 313,701 55
TGTT cá nhân 47,420 8 68,765 8 21,345 45
TGTK cá nhân 519,008 88 811,364 89 292,356 56
2. Huy động doanh nghiệp 23,808 4 30,597 3 6,789 29
Huy động VND 22,601 4 29,249 3 6,648 29
Huy động ngoại tệ 1,207 0,2 1,348 0,2 141 12
Tổng
590,23
6 100 910,726 100 320,490 54

Tính đến cuối năm 2007 ACB-ĐN đã huy động được 910.726 triệu đồng tăng 54%
so với cuối năm 2006. Đạt được kết quả tăng trưởng cao như vậy là nhờ trong năm qua Chi

nhánh đã áp dụng các biện pháp tiếp thị sâu rộng như: đa dạng các hình thức huy động, áp
dụng các mức lãi suất linh hoạt đối với từng mức tiền gởi(gởi càng nhiều lãi suất càng
cao), áp dụng các chương trình khuyến mãi vào từng thời điểm cụ thể trong năm…Nhờ
vậy mà số dư huy đông năm 2007 đã tăng với con số tuyệt đối là 320.490 triệu đồng hay
tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhìn vào số liệu huy động ta có thể thấy, số dư huy động tăng chủ yếu là từ lượng
tiền gửi tiết kiệm của dân cư chiếm tỷ trọng khoảng 97% tổng nguồn huy động năm 2007
với số dư 880.129 triệu đồng, còn lượng tiền gửi của doanh nghiệp chiếm 3% với số dư
30.597 triệu đồng.
Nhìn chung về tổng thể cơ cấu huy động, khách hàng cá nhân vẫn là chủ lực và là
điểm mạnh của ACB-ĐN. Trong thời gian tới Chi nhánh cần tiếp tục phát huy bằng các
giải pháp nhạy bén và linh hoạt nhằm tăng lượng tiền gửi doanh nghiệp nói riêng và tổng
nguồn huy động nói chung để hoạt động của Chi nhánh ngày càng đ ạt hiệu quả hơn.
2.1.2.2 Tình hình cho vay vốn.
Dư nợ cho vay Năm 2006 Năm 2007
Chênh lệch
GT TĐ%
1. Khối cá nhân 228,441 304,588 76,147 33
Cá nhân 213,801 285,068 71,267 33
DNTN 14,640 19,520 4,880 33
2.Khối doanh nghiệp 126,287 204,666 78,379 62
Cty CP, liên doanh 7,497 46,280 38,783 517
Cty TNHH 118,790 158,386 39,596 33
Tổng 354,728 509,254 154,526 44
Năm 2007 dư nợ Chi nhánh đạt là 509.254 triệu đồng tăng 154.526 triệu đồng hay
là tăng 44% so với năm 2006. Trong đó Khối doanh nghiệp tăng 78.379 triệu đồng với mức
tăng 62% và Khối cá nhân tăng 33% với mức dư nợ t ăng là 76.147 triệu đồng.
Năm 2007 là năm có nhiều sự biến động của thị trường vốn vì vậy các NHTM đang
đua nhau đưa ra các chiến lược nhằm tăng thị phần của mình trên thị trường. Trước tình
hinh đó ACB-ĐN cũng không ngừng nổ đ ể đạt được các chỉ tiêu do Hội sở ACB giao. Với

đội ngũ nhân viên tín dụng nhiệt tình, nắm vững nghiệp vụ và trung thực trong công việc
cùng với đội ngũ PFC(nhân viên tư vấn tài chính cá nhân) mới được thành lập và bước đầu
đã có dấu hiệu khả quan trong việc phát triển dư nợ cá nhân.
Cuối năm 2007 ACB đã cho ra đời sàn giao dịch vàng đây có thể nói là sản phẩm
tiên phong và là sản độc quyền của ACB hiện nay trên thị trường Ngân hàng. Việc ra đời
sàn vàng phần nào nào đã đem lại sắc màu mới các nhà đầu tư rút vốn khỏi thị trường
chứng khoán chuyển sang kinh doanh vàng. Điều này đã góp phần làm tăng kênh huy động
cho ACB và tăng dư nợ Khối cá nhân một cách đáng kể với mức tăng 33% với số tuyệt đối
là 76.147 triệu đồng.
Tuy nhiên mức tăng này vẫn còn thấp hơn so với mức tăng của Khối doanh nghiệp
là 62% với số tuyệt đối là 78.379 triệu đồng. Trong thời gian tới, với sự hỗ trợ của đội ngũ
nhân viên tư vấn tài chính cá nhân PFC là đội ngũ đi tiếp thị trực tiếp bên ngoài, ACB-ĐN
sẽ có những bước tăng trưởng mạnh hơn trong việc tăng dư nợ của Khối cá nhân
2.1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh:
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
Chênh lệch
GT TĐ%
1. Thu nhập 30,268 49,963 19,695 65
Thu hoạt động kinh doanh 21,412 38,344 16,932 79
Thu khác 8,856 11,620 2,764 31
2.Chi phí 24,025 39,487 15,462 64
Chi hoạt động kinh doanh 14,664 26,382 11,718 80
Chi khác 9,361 13,105 3,744 40
3. Lợi nhuận 6,243 10,476 4,233 68

Doanh thu năm 2007 của Chi nhánh là 49.963 triệu đồng tăng 19.695 triệu đồng so
với năm 2006 trong đó chủ yếu là nguồn thu từ công tác tín dụng và từ hoạt động dịch vụ.
Điều đó là tất nhiên vì trong năm qua công tác tín dụng tại Chi nhánh đã được cải tiến ,
các dịch vụ ngân hàng điện tử như công nghệ thanh toán thẻ, máy rút tiền tự động ATM,
chuyển tiền điện tử, chuyển tiền nhanh W.U.. cũng đã được Chi nhánh chú trọng mạnh mẽ

Chi phí năm 2007 cũng đã tăng 15.462 triệu đồng so với năm 2006. Trog đó chi cho
hoạt động kinh doanh tăng 80% hay là tăng 11.718 triệu đồng. Sở dĩ có tăng đó là do Chi
nhánh đã đầu tư thêm mua sắm tài sản cố định, quản lý đào tạo nâng cao nghiệp vụ của
toàn thể nhân viên…
Bên cạnh đó trong năm 2007 Phòng Giao dịch Thanh Khê mới bước vào giai đoạn
hoạt động nên Chi nhánh còn phải bù lỗ nên các khoản chi khác cũng tăng 40%
Tổng kết hoạt động năm 2007 tổng lợi nhuận đạt 10.476 triệu đồng tăng 4.233 triệu
đồng với mức tăng 48% so với cuối kỳ năm 2006. Đây là sự tăng trưởng cao nhất trong
vòng 10 năm hoạt động của ACB-ĐN tại khu vực miền Trung và đó cũng là sự nổ lực rất
lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh
2.2 CHÍNH SÁCH KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CHO VAY DU HỌC
2.2.1 Sản phẩm cho vay du học.
2.2.1.1 Khái niệm:
Cho vay du học là một nghiệp vụ cho vay của ngân hang đối với các cá nhân để
phục vụ mục đích chi trả học phí và các khoản chi khác khi tham gia các khoá học đại học
và sau đại học ở nước ngoài (du học nước ngoài) hay ở trong nước nhưng do các cơ sở đào
tạo nước ngoài thực hiện tại Việt Nam (du học tại chỗ).
2.2.1.2 Đặc trưng cho vay du học.
Cho vay du học là một sản phẩm tương đối mới tại các ngân hàng hiện nay, việc cho
vay du học được đặt thành một chương trình riêng tín dụng du học học sinh với các yêu
cầu về hồ sơ, thủ tục phù hợp của mục đích vay này. Việc xét cho vay du học cũng giống
như các loại hình cho vay khác. Khách hàng cần chứng minh nguồn thu nhập ổn định để
đảm bảo được khả năng trả nợ, đồng thời cần có tài sản để thế chấp như nhà ở, sổ tiết
kiệm, chứng từ có giá trị…
Tại hầu hết các ngân hàng cho vay du học được áp dụng theo hình thức cho vay
thông thường, sau khi ngân hàng hoàn tất việc thẩm định, bao gồm thẩm định mục đích sử
dụng vốn vay, khả năng thu nhập đảm bảo trả nợ, tài sản thế chấp.
Ngân hàng sẽ xét duyệt và giải ngân vào lúc vay. Việc xét duyệt cho vay và sau đó
giải ngân đều phải có căn cứ trên giấy tờ chứng minh chi phí du học sinh sử dụng trong
quá trình du học như giấy thông báo học phí của nhà trường, giấy thông báo hay hóa đơn

chi phí kí túc xá, chi phí ăn, ở sinh hoạt…
Về phương thức trả tiền vay và lãi, khách hàng có thể trả lãi định kì hàng tháng còn
tiền vốn có thể hoàn trả định kì hàng tháng, 3 tháng hay 6 tháng..tuỳ vào khả năng thu nhập
và điều kiện phù hợp với mình. Tiền lãi tính trên dư nợ bình giảm dần (tiền lãi sẽ giảm theo
nợ gốc, giảm dần theo mỗi đợt trả).
Bình quân chi phí du học tự túc ở nước ngoài khá cao, khoảng 10.000 USD/năm
hay có thể đến 20.000 USD/năm. Để có khả năng cho con du học, phần đông phải là các
gia đình có thu nhập cao và ổn định. Vì vậy có khá đông các bậc cha mẹ tìm đến ngân hàng
vay vốn phục vụ cho mục đích này.
2.2.1.3 Vai trò và ý nghĩa của cho vay du học:
Đây là một sản phẩm nhằm nỗ lực đáp ứng nhu cầu các bậc cha mẹ muốn lo cho
con em mình đi du học, mở mang tầm hiểu biết, tiếp thu những kiến thức mới, đồng thời
giúp học sinh giỏi bộc lộ năng lực và tính độc lập cao muốn được học tập tại nước ngoài vì
tương lai sự nghiệp của mình. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong thời đại tri thức ngày nay.
Cho vay du học không chỉ mang lại nguồn lợi nhuận cho ngân hàng mà nó còn có ý
nghĩa rất lớn trong điều kiện hiện nay. Từ khi có hoạt động này đã giúp cho đại bộ phận
khách hàng có nhu cầu cho con em mình du học tự túc nước ngoài, sang các nước tiên tiến
mở mang tầm hiểu biết, tiếp thu những kiến thức mới, tinh hoa tri thức của nhân loại, phục
vụ cho sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước.
2.2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay du học:
a. Nhân tố thuộc về ngân hàng:
Điều kiện cho vay du học của các ngân hàng còn khó khăn, thời gian làm thủ tục
còn lâu, lãi suất cho vay còn cao.
Việc áp dụng khoa học công nghệ ở các ngân hàng như việc NHTM áp dụng hình
thức chuyển tiền nhanh giữa các quốc gia W.Union (WU).
Chính sách marketing trong giới thiệu sản phẩm của ngân hàng còn nhiều hạn
chế, cần phải mở rộng, giới thiệu sản phẩm đến từng khách hàng.
b. Nhân tố bên ngoài ngân hàng:
Do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng nên các ngân hàng phải đa dạng hóa các loại
hình cho vay.

Phong trào đi du học ngày càng nhiều đòi hỏi nhu cầu vốn cũng phải nhiều để đáp
ứng nhu cầu vay của khách hàng.
Đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên, nhu cầu cho con em mình đi du học
cũng tăng lên.
Nhà nước đề ra các chính sách cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho các gia đình
muốn cho con em đi du học.
Nhà nước ta đặt mối quan hệ hữu nghị với các quốc gia khác.Hợp tác trong các
lĩnh vực kinh tế, khoa học, tạo mối quan hệ để cho sinh viên Việt Nam đi du học ở nước
ngoài.
2.2.2 Phân tích tình hình cho vay du học tại ACB- Đà Nẵng.
2.2.2.1 Các hình thức cho vay du học:
ACB hiện đang cho vay du học với 3 hình thức sau :
• Cho vay ký quỹ du học : là việc ACB tài trợ vốn để khách hàng mở thẻ tiết
kiệm, tài khoản nhằm mục đích chứng minh năng lực tài chính với các cơ
quan xét cấp Visa
• Cấp hạn mức tín dụng du học : là hình thưc vay vốn dưới dạng Ngân hàng
đồng ý cấp hạn mức để giúp cho du học sinh có thể trang trải học phí trong
suốt thời gian học tập tại nước ngoài
• Cho vay thanh toan chi phí du học : là hình thức vay vốn để thanh tóan chi
phí du học bao gồm: học phí, sinh hoạt phí và các chi phí khác phát sinh theo
từng năm học. Nếu du học sinh đang ở nước ngoài toàn bộ số tiền giải ngân
sẽ được chuyển vào tài khoản của trường tại nước ngoài.
2.2.2.2 Phân tình hình hình cho vay du học qua 2 năm 2006 -2007:
Cho vay du học là một sản phẩm truyền thống và đặc trưng của ACB-ĐN . Nhìn
chung từ khi triển khai hoạt động này đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho Chi nhánh và
đã có những bước phát triển thuận lợi, cụ thể như sau :
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
GT TĐ
1. Doanh số cho vay 18,510 23,137 4,627 25
2. Doanh số thu nợ 7,670 8,897 1,227 16

3. Dư nợ 10,434 21,478 11,044 106
4. Nợ quá hạn 0 0 0 0
Dư nợ cho vay du học cuối năm 2007 là 21.478 triệu đồng tăng 11.044 triệu đồng
với mức tăng là 106% so với cuối năm 2006. Dư nợ tăng một mặt thể hiện nhu cầu du học
của học sinh sinh viên trên địa bàn ngày càng cao, mặt khác cho thấy sự nổ lực rất lớn của
Chi nhánh, mở rộng cho vay trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng, chủ động tìm kiếm
khách hàng mới và củng cố phát triển khách hàng cũ.
Với quan điểm “Ngân hàng tìm đến khách hàng” trong năm 2007 ACB thường
xuyên tham gia các chương trình quảng cáo, triểm lãm giáo dục kết hợp với các trung tâm
tư vấn du học. ACB đã khẳng định được vị trí là Ngân hàng hàng đầu trong việc cung cấp
các dịch vụ hỗ trợ tài chính cho du học sinh với các thủ tục nhanh gọn.
Và điều đó đã được thể hiện rõ thông qua sự tăng trưởng doanh số cho vay du học.
Cụ thể năm 2006 doanh số cho vay du học của ACB-ĐN là 18.510 triệu đồng nhưng đến
năm 2007 doanh số cho vay đã tăng 4.627 triệu đồng và đạt mức 23.137 triệu đồng.
Xét về chỉ tiêu nợ quá hạn qua 2 năm 2006, 2007 và kể từ khi triển khai sản phẩm
cho vay du học tỷ lệ nợ quá hạn luôn bằng không. Điều đó cho thấy tình hình cho vay của
Chi nhánh có chiều hướng tốt không những đạt được chỉ tiêu quy mô tín dụng mà chất
lượng tín dụng cũng đạt được đảm bảo an toàn và hiệu quả
2.2.3 Những cơ hội và thách thức từ môi trường kinh doanh của hoạt động cho vay du
học tại ACB-Đà Nẵng.
2.2.3.1 Môi trường pháp lý:
Từ khi Luật các tổ chức tín dụng ra đời năm 1997 cho đến nay, Chính Phủ và Ngân
hàng Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của ngành
ngân hàng, tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi, điều kiện kinh doanh thông thoáng cho các
NHTM hoạt động trong cơ chế thị trường trong đó phải kể đến một số văn bản sau:
Thứ nhất, Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2002 của Thống đốc
ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2002 về việc ban
hành quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Đây là một văn bản có
tầm quan trọng đặc biệt, mang tính đột phá đối với hoạt động cho vay của NHTM. Văn bản
đã có nhiều sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình mới trên tinh thần “được phép làm

×