Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách miễn giảm thủy lợi phí tại tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.59 KB, 34 trang )

Tiểu luận: Chính sách Nông Nghiệp
Đề tài: Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách Miễn giảm
thủy lợi phí tại tỉnh Hưng Yên
Giảng viên hướng dẫn : GV. Lê Thị Thanh Loan
Nhóm Sinh viên thực hiện: Nhóm 7
Lớp : K54KTNNA
Danh sách nhóm 7 – Lớp K54KTNNA
1. Đinh Thị Hiền Minh (NT) 541812
2.Đinh Hoàng Nam 541813
3.Trần Thị Nhâm 541818
A. Đặt vấn đề
GDP Hưng Yên năm 2011 tăng 11,58%, Sản xuất nông nghiệp toàn
tỉnh tăng 8,85%, vượt hơn 4% so với kế hoạch.
Từ đầu năm 2012 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của tỉnh
tăng 9,34%, năng suất lúa đông xuân bình quân đạt 68,5 tạ/ha, chăn nuôi gia
súc gia cầm phát triển ổn định, không để xảy ra dịch bệnh.
Cơ cấu chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng giá trị cây lương thực,
tăng nhanh giá trị cây công nghiệp, rau quả và chăn nuôi. Cơ cấu trong nông
nghiệp năm 2010: cây lương thực 24% - cây công nghiệp, rau quả 30% -
chăn nuôi, thủy sản 46%, giữ ổn định lương thực bình quân 450kg/đầu
người/năm; cây vụ đông đạt 29% diện tích canh tác, phát triển được gần
4.000 trang trại, gia trại, trong đó có 2.500 trang trại đạt tiêu chí liên Bộ hoạt
động có hiệu quả, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng hiệu quả sản xuất
nông nghiệp. Diện tích lúa chất lượng cao đạt 45%. Như vậy có thể nói nông
nghiệp vẫn chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế tỉnh Hưng Yên.
Hưng Yên là một trong hai tỉnh trên toàn quốc sớm thực hiện miễn thủy
lợi phí cho nông dân. Chính sách này tác động nhiều tới nông nghiệp tại tỉnh
Hưng Yên cũng như đời sống của người dân nơi đây.
Vì vậy cần nghiên cứu tình hình thực thi chính sáchmiễn giảm thủy
lợi phí tại tỉnh Hưng Yên (Nghị định 115/2008/NĐ-CP)(Ban đầu ý tưởng
của nhóm chỉ làm về một nghị định 115 nhưng sau đó chúng em thấy làm


theo trình tự từ năm 2003 thì sẽ logic hơn nhưng quên không sửa phần mở
đầu) với mục tiêu là phân tích thuận lợi khó khăn trong quá trình thực hiện
chính sách từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách hơn.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Dựa vào tình hình thực tế trong triển khai thực hiện cũng như kết quả đạt
được của chính sách miễn giảm thủy lợi phí tại tỉnh Hưng Yên mà phân tích
thuận lợi, khó khăn. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình
thực thi trong phạm vi khu vực tỉnh Hưng Yên
Mục tiêu cụ thể
• Phân tích thuận lợi, khó khăn trong việc thực thi chính sách miễn
giảm thủy lợi phí tại tỉnh Hưng Yên
• Khuyến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách và công tác
thực thi chính sách tại tỉnh Hưng Yên
Phạm vi nghiên cứu
• Nội dung: Phân tích thuận lợi, khó khăn trong việc thực thi chính sách
tại tỉnh Hưng Yên, Khuyến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách
và công tác thực thi chính sách
• Không gian: Tỉnh Hưng Yên
• Thời gian: Từ năm 2003 đến nay
Phương pháp nghiên cứu
• Số liệu: Nguồn số liệu đã công bố trong tạp chí, đề tài nghiên cứu và
các phương tiện truyền thông khác về tình hình tổ chức thu phí thủy lợi
trước đây, nợ đọng thủy lợi phí của HTX dung nước, hộ nông dân địa
phương, thực trạng công trinh thủy nông.
• Phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp số liệu và thông tin từ các nguồn
tìm được rồi phân tích và đánh giá. Phương pháp so sánh.
B.Nội Dung
I. Một số lý luận về chính sách A
1. Cơ sở lý luận

Quan điểm về thủy lợi phí (TLP) hiện nay chưa có sự thống nhất, TLP có
thể là chi phí sản xuất hay TLP là khoản thu của nhà nước đối với nông dân
trong việc sử dụng nước, nên chưa có một chính sách hoàn chỉnh đáp ứng
được yêu cầu thực tế, đảm bảo công trình thủy lợi phát huy được hiệu quả
tối đa.
Một số quan điểm về thủy lợi phí:
- “Là phí tổn về quản lý và tu sửa của các hệ thống nông giang” mà
người dùng nước phải trả (Nghị định số 66-CP).
- “Là phí dịch vụ thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ
từ công trình thủy lợi cho mục đích sản xuất nông nghiệp để góp phần chi
phí cho việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng và bảo vệ công trình thủy lợi và
"tiền nước“ là giá tiền trong hợp đồng dịch vụ về nước thu từ tổ chức, cá
nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi ngoài mục đích
sản xuất nông nghiệp” (Pháp lệnh Khai thác & Bảo vệ Công trình thủy lợi).
Để phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao ý thức trách nhiệm của
người dân, đảm bảo các công trình thuỷ lợi vận hành an toàn trong điều kiện
hiện nay, thì việc duy trì một mức thu thuỷ lợi phí là cần thiết. Ngoài việc
đáp ứng yêu cầu về vốn, giảm bớt gánh chịu của ngân sách nhà nước thì
thuỷ lợi phí còn có tác dụng nâng cao ý thức của người sử dụng và người
quản lý tiết kiệm nước, bảo vệ và khai thác tốt công trình thuỷ lợi. Nhưng
thu mức nào thì cần phải có chính sách hợp lý, công bằng, trong đóng góp
đảm bảo quyền lợi và khuyến khích sản xuất nói chung.
Như vậy, bài toán đặt ra đối với chính sách thủy lợi phí sẽ là:
- Nếu nhà nước quy định mức thu thuỷ lợi phí cao thì mức cấp của Nhà
nước sẽ ít.
- Ngược lại, nếu quy định mức thấp hoặc không thu thì nhà nước phải cấp
bù nhiều hơn, chắc chắn đó là gánh nặng đối với nhà nước.
Qua từng thời kỳ, Nhà nước đã đưa ra các chính sách thủy lợi phí và
miễn giảm thủy lợi phí, tuy nhiên vẫn chưa có một chính sách hoàn thiện
giải quyết được mâu thuẫn này.

2. Cơ sở thực tiễn Ở Việt Nam
Để đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển thủy lợi phục vụ cho sự
nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, trong từng giai đoạn Nhà nước đã ban hành
các chính sách miễn giảm Thủy lợi phí như sau:
Để khai thác tối đa năng lực các hệ thống công trình thuỷ lợi hiện có, gắn
trách nhiệm với quyền lợi của người dùng nước, giảm bớt gánh nặng bao
cấp của Nhà nước trong lĩnh vực thuỷ lợi, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã
trình Chính phủ ban hành chính sách về tiền nước và thuỷ lợi phí theo quy
định tại Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003, bắt đầu thực hiện
việc miễn, giảm thuỷ lợi phí.
Cụ thể: Những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
được miễn thủy lợi phí; địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì
giảm từ 50% - 70% mức thủy lợi phí. Nhìn chung, người nông dân có thu
nhập thấp hàng năm vẫn phải gánh một khoản lệ phí không nhỏ cho thủy lợi.
Như vậy, Nghị định số 143 quy định việc miễn thủy lợi phí còn mang tính
công thức và không sát thực.
Đến năm 2007, Nghị định 154/2007/NĐ-CP được ban hành, thay thế cho
Nghị định 143/2003/NĐ-CP. Nghị định 154 quy định: Miễn thuỷ lợi phí
(TLP) đối với hộ gia đình, cá nhân có đất, mặt nước dùng vào sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối trong hạn mức giao đất
nông nghiệp…;đối với địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn
và khó khăn theo quy định của Luật Đầu tư được miễn TLP đối với toàn bộ
diện tích đất, mặt nước dùng vào nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ
sản, làm muối không phân biệt trong hay ngoài hạn mức giao đất…Các đơn
vị quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi được ngân sách Nhà nước cấp bù số
tiền do miễn thu TLP quy định tại Nghị định này.
Như vậy Nghị định 154/2007/NĐ-CP thay cho Nghị định 143/2003/NĐ-
CP (phần TLP), nhưng chỉ đối với các hệ thống thủy lợi được đầu tư bằng
vốn ngân sách do IMC quản lý và đã giảm được trên 80% tổng số TLP mà
nông dân phải trả trước đây. Chi phí về tưới của nông dân phải trả TLP nội

đồng chỉ bằng 1,4 -2,0% tổng chi phí đầu vào của sản phẩm nông nghiệp có
tưới (trước đây là 7 -10%).
Thực tế cho thấy, quá trình triển khai Nghị định 154 của Chính phủ đã
phát sinh nhiều phiền toái, chưa hợp lý. Nghị định này chỉ đề cập đến diện
tích tưới tiêu đối với các công trình thuỷ nông xây dựng bằng nguồn vốn
ngân sách Nhà nuớc. Còn diện tích tưới tiêu các công trình thuỷ lợi xây
dựng bằng vốn không phải của ngân sách, đang thu theo thoả thuận thì
không được miễn. Ngoài ra, mức cấp bù thuỷ lợi phí cho các địa phương
được căn cứ vào mức thu thuỷ lợi phí theo quy định của UBND các tỉnh,
thành phố theo quy định tại Nghị định 143/2003/NĐ-CP nhưng khi thực
hiện Nghị định này các địa phương lại có quy định mức thu thuỷ lợi phí
khác nhau. Mặt khác, còn một số HTX nông nghiệp chưa nhận được khoản
hỗ trợ tiền cấp bù miễn thủy lợi phí.
Xuất phát từ những tồn tại nêu trên, mới đây, Chính phủ đã ban hành
Nghị định 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 sửa đổi, bổ sung Nghị định
143/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác
và bảo vệ công trình thủy lợi.
II.Hệ thống văn bản chính sách
1. Hệ thống văn bản chính sách liên quan
- Nghị định số 66-CP về việc ban hành điều lệ thu thủy lợi phí do hội
đồng chính phủ ban hành 05/06/1962.
- Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng 112-HĐBT ngày 25/8/1984 về
việc thu thủy lợi phí.
- Nghị định 143/NĐ-CP ngày 28/11/2003 quy định chi tiết thi hành
một số điều của pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
- Nghị định số 154/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 quy định
chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình
thủy lợi.
- Thông tư 36 Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số

115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
- Bộ Tài chính chủ trì ban hành Thông tư số 36 ngày 26/2/2009 hướng
dẫn thi hành một số điều của Nghị định nói trên.
- Ngày 12/5/2009, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Chỉ thị số
1268 về việc tăng cường công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi.
- Tiếp đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 65 ngày
12/10/2009 hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác
công trình thuỷ lợi;
- Quyết định số 2891 ngày 12/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong
công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
2. Văn bản chính sách
Nghị định 115/2008/NĐ-CP ngày 14-11-2008 sửa đổi, bổ sung một số
điều của nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi.
Đối tượng miễn thuỷ lợi phí:
Hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ
sản và làm muối.
Phạm vi miễn thuỷ lợi phí:
- Miễn thuỷ lợi phí đối với diện tích mặt đất, mặt nước trong hạn mức
giao đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân dùng vào sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối, bao gồm: đất do Nhà
nước giao, được thừa kế, cho, tặng, nhận chuyển nhượng hợp pháp, kể cả
phần diện tích đất 5% công ích do địa phương quản lý mà các hộ gia đình, cá
nhân được giao hoặc đấu thầu quyền sử dụng.
- Miễn thuỷ lợi phí đối với toàn bộ diện tích đất, mặt nước dùng vào sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối của hộ gia

đình, cá nhân tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và
địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của Chính phủ.
Diện tích mặt đất, mặt nước miễn thuỷ lợi phí quy định tại điểm này
không phân biệt được cấp, tưới, tiêu nước từ công trình thuỷ lợi đầu tư bằng
vốn ngân sách hay các nguồn vốn khác, thu thuỷ lợi phí theo mức Nhà nước
quy định hay theo thoả thuận.
Mức miễn thuỷ lợi phí:
- Mức miễn thuỷ lợi phí đối với trường hợp sử dụng nước từ công
trình thuỷ lợi đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước được tính theo
mức quy định tại các điểm a, b, c và các tiết 3, 4 Biểu mức thu tiền nước tại
điểm d khoản 1 Điều này.
- Mức miễn thuỷ lợi phí đối với trường hợp sử dụng nước từ công trình
thuỷ lợi đầu tư bằng nguồn vốn không thuộc ngân sách nhà nước hoặc có
một phần vốn ngân sách nhà nước được tính theo mức thu thuỷ lợi phí thoả
thuận quy định tại khoản 4 Điều này.
Mức cấp bù kinh phí do thực hiện miễn thủy lợi phí:
Các đơn vị quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi được ngân sách nhà
nước cấp bù số tiền do thực hiện miễn thu thuỷ lợi phí quy định như sau:
- Đối với đơn vị quản lý, khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi đầu tư
bằng vốn ngân sách nhà nước được cấp bù số tiền do thực hiện miễn thuỷ lợi
phí tính theo mức thu quy định tại điểm a, b, c và các tiết 3, 4 của Biểu mức
thu tiền nước tại điểm d khoản 1 Điều 19 Nghị định này.
- Đối với đơn vị quản lý, khai thác hệ thống công trình đầu tư bằng nguồn
vốn không thuộc ngân sách nhà nước hoặc có một phần vốn ngân sách nhà
nước và thu thuỷ lợi phí theo thoả thuận được cấp bù số tiền do thực hiện
miễn thuỷ lợi phí tính theo mức thu quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định
này.
Đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi làm nhiệm vụ cấp, tưới tiêu
nước được hưởng các khoản trợ cấp, trợ giá, hỗ trợ tài chính theo quy định
của pháp luật.

Công ty khai thác công trình thuỷ lợi nhà nước được hỗ trợ kinh phí để
xử lý xóa nợ đọng thuỷ lợi phí và khoản lỗ do nguyên nhân khách quan.
3. Văn bản chính sách đối với Tỉnh Hưng Yên
• Thi hành Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003, tỉnh Hưng
Yên đã ban hành Quyết định số 67/2004/QĐ-UB ngày 28/6/2004 quy định
mức thu TLP.
• UBND tỉnh Hưng Yên vừa có Quyết định số 984/QĐ-UB ngày
31.5.2007 về việc miễn, giảm thuỷ lợi phí cho các hộ nông dân sử dụng
nước vào sản xuất nông nghiệp năm 2007 trên địa bàn tỉnh. Mức miễn, giảm
như sau: giảm 50% tiền thuỷ lợi phí theo mức thu thực tế của từng hộ nông
dân sử dụng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng năm và miễn 100%
tiền thuỷ lợi phí gieo trồng cây vụ đông.
Kinh phí cấp bù hỗ trợ số tiền miễn giảm thuỷ lợi phí năm 2007 là 22 tỷ
đồng, trong đó khối công ty khai thác công trình thủy lợi 14 tỷ 510 triệu
đồng, khối huyện, thị xã 7 tỷ 490 triệu đồng. Nguồn kinh phí cấp bù từ ngân
sách tỉnh. UBND tỉnh giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông
nghiệp-PTNT tổ chức hướng dẫn thực hiện việc miễn giảm thuỷ lợi phí nông
nghiệp theo quy định. Sở Nông nghiệp- PTNT có trách nhiệm chỉ đạo các
công ty khai thác công trình thủy lợi thu tiền thuỷ lợi phí bảo đảm thời gian,
đúng quy định hiện hành của Nhà nước và của tỉnh.
• Nghị quyết Về miễn thuỷ lợi phí nông nghiệp Số: 90/2007/NQ-
HĐND – Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên khóa 14 kỳ họp thứ 8 ngày 17
tháng 7 năm 2007, Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11
năm 2003 và Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi ngày 04
tháng 4 năm 2001;Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11
năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp
lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
Xét đề nghị của UBND tỉnh tại Tờ trình số 946 /TTr-UBND ngày 12 tháng
7 năm 2007; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế Ngân sách và ý kiến của các
đại biểu HĐND tỉnh quyết đinh.

Thực hiện miễn 100% thuỷ lợi phí theo mức thu thực tế của từng hộ nông
dân sử dụng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng năm trong hạn mức.
Trong trường hợp bơm tiêu úng được hỗ trợ tiền điện đối với diện tích thực
tế bơm tiêu.
III. Tình hình thực hiện chính sách miễn giảm thủy lợi phí
1.Lập kế hoạch triển khai thực hiện
Theo nghị quyết Số: 90/2007/NQ-HĐND, Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng
Yên triển khai thực hiện như sau:
- UBND tỉnh Hưng Yên vừa có Quyết định số 984/QĐ-UB ngày
31.5.2007 về việc miễn, giảm thuỷ lợi phí cho các hộ nông dân sử dụng
nước vào sản xuất nông nghiệp năm 2007 trên địa bàn tỉnh. Mức miễn, giảm
như sau: giảm 50% tiền thuỷ lợi phí theo mức thu thực tế của từng hộ nông
dân sử dụng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng năm và miễn 100%
tiền thuỷ lợi phí gieo trồng cây vụ đông.
Kinh phí cấp bù hỗ trợ số tiền miễn giảm thuỷ lợi phí năm 2007 là 22 tỷ
đồng, trong đó khối công ty khai thác công trình thủy lợi 14 tỷ 510 triệu
đồng, khối huyện, thị xã 7 tỷ 490 triệu đồng.
Miễn giảm thuỷ lợi phí cho các hộ nông dân sử dụng nước vào mục đích
sản xuất nông nghiệp để giảm bớt khó khăn, động viên nông dân tích cực
đầu tư phát triển sản xuất, từng bước nâng cao đời sống, do vậy phải đảm
bảo các nguyên tắc sau:
- Rà soát, thống kê chính xác số diện tích và mức thu hiện tại của từng hộ
nông dân sử dụng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp làm căn cứ xác định
kinh phí cấp bù.
- Khi bơm tiêu úng, chỉ hỗ trợ tiền điện đối với diện tích thực tế được bơm
tiêu.
- Công ty khai thác công trình thuỷ lợi phải hoạt động theo đúng Luật
Doanh nghiệp; củng cố tổ chức, tinh giản bộ máy để hoạt động có hiệu quả và
chất lượng hơn.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm, đảm bảo tưới tiêu nước phục vụ sản

xuất nông nghiệp tốt hơn. Đối với những diện tích do thiếu tinh thần trách
nhiệm, không được tưới tiêu kịp thời gây thiệt hại thì giảm cấp bù tương ứng
số diện tích đó.
- Việc quản lý và cấp phát nguồn kinh phí tỉnh cấp bù từ ngân sách Nhà
nước phải thực hiện đúng các quy định hiện hành, sử dụng có hiệu quả, đúng
mục đích.
2. Phân cấp trong triển khai thực hiên
Dựa vào những văn bản tạo cơ sở pháp lý quan trọng giúp Tỉnh Hưng
Yên tiến hành tổ chức họp Hội đồng nhân dân tỉnh Khoá XIV - kỳ họp thứ
tám thông qua tiến trình và kế hoạch thực hiện chính sách
Hội đồng nhân dân tỉnh giao Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực
hiện Nghị quyết này; hàng năm cần tổ chức rút kinh nghiệm và báo cáo kết
quả thực hiện tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh.
Nguồn kinh phí cấp bù từ ngân sách tỉnh. UBND tỉnh giao Sở Tài chính
chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp-PTNT tổ chức hướng dẫn thực hiện
việc miễn giảm thuỷ lợi phí nông nghiệp theo quy định. Sở Nông nghiệp-
PTNT có trách nhiệm chỉ đạo các công ty khai thác công trình thủy lợi thu
tiền thuỷ lợi phí bảo đảm thời gian, đúng quy định hiện hành của Nhà nước
và của tỉnh. Cụ thể:
2.1. Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt dự toán kinh
phí cấp bù miễn thủy lợi phí hàng năm cho Công ty TNHH một thành viên
Thủy nông Đồng Cam và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, nơi có các đơn
vị quản lý thủy nông được cấp bù thủy lợi phí theo biểu mức thu thủy lợi phí
đã được quy định trên.
- Cấp phát kinh phí cấp bù miễn thu thủy lợi phí cho các đơn vị quản lý
khai thác công trình thủy lợi cấp tỉnh và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố nơi có các đơn vị quản lý thủy nông được cấp bù thủy lợi phí.
- Kiểm tra, phê duyệt quyết toán kinh phí cấp bù miễn thu thủy lợi phí
cho các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi thuộc tỉnh quản lý và Uỷ

ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nơi có các đơn vị quản lý thủy
nông được cấp bù thủy lợi phí.
- Theo dõi, nắm bắt những kiến nghị, trở ngại, vướng mắc của các tổ
chức dùng nước khi thực hiện thu thủy lợi phí theo Quy định này để báo cáo,
đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết.
2.2. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (đối với các đơn vị quản
lý thủy nông cấp huyện quản lý):
- Tổng hợp dự toán kinh phí cấp bù miễn thủy lợi phí hàng năm theo biểu
mức thu thủy lợi phí đã được quy định trên.
- Kiểm tra, phê duyệt quyết toán kinh phí cấp bù miễn thu thủy lợi phí
cho các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi thuộc cấp huyện quản
lý.
- Lập báo cáo quyết toán kinh phí cấp bù miễn thủy lợi phí.
2.3. Các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi và tổ chức hợp tác
dùng nước có trách nhiệm:
- Thông báo rộng rãi chính sách miễn thủy lợi phí và mức thu thủy lợi phí
cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng nước hiểu và thực hiện theo
Quy định này.
- Lập bảng kê diện tích được tưới, nhu cầu sử dụng nước và thực hiện
đầy đủ việc ký kết và nghiệm thu hợp đồng sử dụng nước với các tổ chức, cá
nhân sử dụng nước.
- Tổ chức quản lý, vận hành, bảo vệ, sửa chữa công trình đảm bảo phục
vụ công tác tưới tiêu theo hợp đồng đã ký.
- Trực tiếp thu thủy lợi phí, tiền nước của các tổ chức, cá nhân không
được miễn thủy lợi phí và phí dịch vụ nội đồng theo đúng biểu mức thu thủy
lợi phí quy định tại Quyết định này. Trong quá trình thực hiện hóa đơn
chứng từ thu - chi, lập báo cáo tài chính phải tuân thủ theo đúng quy định về
chế độ tài chính kế toán.
2.4. Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã:
Thông báo đến các hộ dùng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp tại địa

phương để người nông dân hiểu và nắm bắt được chính sách miễn thủy lợi
phí cho các hộ nông dân và mức thu thủy lợi phí, tiền nước và khung giá
mức trần thu phí dịch vụ nội đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
2.5. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về thu thủy lợi phí, tiền nước
và phí dịch vụ nội đồng sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện, các đơn vị quản lý thủy nông, UBND huyện,
thị xã, thành phố kịp thời phản ảnh về UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn những vướng mắc để kịp thời sửa đổi, bổ
sung cho phù hợp.
3.Nội dung triển khai
Ý tưởng của nhóm em là tình hình thực hiện chính sách miễn giảm
thủy lợi phí từ khi bắt đầu có chính sách, nội dung triển khai đi theo
trình tự năm. Vì vậy nên phần này nhóm em đi theo cả 2 nghị định.
3.1 Thi hành Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003, tỉnh Hưng
Yên đã ban hành Quyết định số 67/2004/QĐ-UB ngày 28/6/2004 quy định
mức thu thủy lợi phí. Quyết định này có 3 nội dung nổi bật:
(i) Quy định mức thu thủy lợi phí tương đối thấp. Mức thu thủy lợi
phí đối với lúa vụ đông xuân là 526 nghìn đồng/ha (theo Nghị định
143/2003: 500-750 nghìn đồng/ha) và vụ mùa là 454 nghìn đồng/ha (theo
Nghị định 143/2003: 450-700 nghìn đồng/ha);
(ii) Quy định mức thu thủy lợi phí dịch vụ nội đồng cho các Hợp tác
xã là 95 nghìn đồng/ha/vụ;
(iii) Không thực hiện miễn, giảm thủy lợi phí trong một số trường hợp
như quy định trong Nghị định 143/CP. Trong trường hợp gặp thiên tai xảy ra
gây mất mùa, thiệt hại về năng suất, sản lượng cây trồng thì tùy vào mức độ
thiệt hại, UBND tỉnh sẽ xem xét mức hỗ trợ thiệt hại cho hộ nông dân nhưng
không phải tính cho cấp bù cho miễn, giảm TLP.
Mức thu thủy lợi phí, tiền nước
Mức thu thủy lợi phí, tiền nước quy định được áp dụng cho tất cả các
công trình đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh

Hưng Yên.
-Biểu mức thu thủy lợi phí đối với đất trồng lúa:
Mức thu này được tính cho công tác quản lý từ đầu mối công trình thủy
lợi đến cống lấy nước đầu kênh của Hợp tác xã quản lý:
Đơn vị tính: đồng/ha/vụ
Vùng và biện pháp công trình
Lúa
Đông Xuân
Lúa Hè
- Thu
Lúa
Mùa
- Tưới tiêu bằng động lực 500 -
750
450 -
700
- Tưới tiêu bằng trọng lực 450 -
700
400 -
650
- Tưới tiêu bằng trọng lực và kết
hợp động lực hỗ trợ
480 -
730
420 -
680
- Trường hợp chỉ tạo nguồn tưới, tiêu bằng trọng lực thì thu bằng 40%
mức thu trên.
- Trường hợp chỉ tạo nguồn tưới, tiêu bằng động lực thì thu bằng 50%
mức thu trên.

- Trường hợp tưới, tiêu chủ động một phần thì thu bằng 60% mức thu
trên.
• Đối với diện tích trồng cây rau, hoa, màu, cây công nghiệp ngắn
ngày, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả thì mức thu thủy lợi phí bằng
40% mức thủy lợi phí đối với trồng lúa.
• Cấp nước ngọt đối với việc sản xuất muối thu 2% giá trị muối thành
phẩm.
• Biểu mức thu tiền nước đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng nước
hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi phục vụ cho các mục đích không
phải sản xuất lương thực
-Cấp nước thô bằng biện pháp tự chảy phục vụ cho sản xuất công nghiệp,
tiểu thủ công nghệp thu 750 đồng/m3, nếu cấp nước thô bằng biện pháp bơm
điện thu 1.500 đồng/m3.
- Cấp nước thô bằng biện pháp tự chảy dùng cho nhà máy nước phục vụ
sinh hoạt, chăn nuôi thu 750 đồng/m3, nếu cấp nước thô bằng biện pháp
bơm điện thu 1.100 đồng/m3.
- Cấp nước thô bằng biện pháp tự chảy để nuôi trồng thủy sản thu 500
đồng/m3, nếu cấp bằng biện pháp bơm điện thu 700 đồng/m3 hoặc 2.500
đồng/m2 mặt thoáng.
- Nuôi trồng thủy sản trong lòng hồ chứa thủy lợi thu 7% giá trị sản
lượng; nuôi cá cá lồng, bè thu 8% giá trị sản lượng.
- Nước tưới dùng kết hợp để phát điện thu 12% giá trị sản lượng điện
thương phẩm.
- Sử dụng công trình thủy lợi để kinh doanh du lịch, nghỉ mát, an dưỡng,
giải trí, nhà hàng thu 10% tổng giá trị doanh thu.
- Trường hợp đối với các công trình đầu mối là trạm bơm điện, bơm dầu
chi phí quản lý, vận hành công trình cao, mức thu thủy lợi phí theo quy định
không đủ, để đảm bảo kinh phí các đơn vị quản lý thủy nông có thể quy định
mức thu thủy lợi phí ở mức cao hơn nhưng phải thông qua Đại hội xã viên
hoặc tập thể người sử dụng nước thỏa thuận mức thu (bằng tiền), nhưng

không được cao hơn 1,2 lần mức thu quy định tại Điều này và phải được
thông qua Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và được Uỷ ban nhân dân
huyện, thị xã, thành phố quyết định. Phần chênh lệch mức thu cao hơn mức
thu quy định tại Điều này thì hộ dùng nước phải trả.
- Đối với biện pháp tưới tiêu bằng bơm chuyền 2 cấp, mức thu thủy lợi
phí được tính như sau:
+ Cấp bơm thứ nhất: Tính như biện pháp tưới tạo nguồn bằng động lực
thì thu bằng 50% mức quy định tại Điều 2 của Quy định này.
+ Cấp bơm thứ hai: Tính giá bằng biện pháp tưới tiêu bằng động lực.
Như vậy, đối với tưới tiêu bằng biện pháp bơm chuyền 2 cấp được tính
áp giá bằng 1,5 lần mức thu tưới tiêu bằng động lực tại Điều 2 của Quy định
này.
2. Mức thu thủy lợi phí của các công trình thủy lợi được đầu tư bằng
nguồn vốn không thuộc ngân sách nhà nước hoặc có một phần vốn ngân
sách nhà nước do đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi thỏa thuận với
hộ dùng nước và không vượt mức trần thu thủy lợi phí, tiền nước được quy
định khoản 1 Điều này.
Mức trần thu phí dịch vụ nội đồng
Mức trần thu phí dịch vụ nội đồng từ sau cống đầu kênh đến mặt ruộng
(kênh nội đồng) như sau:
Đơn vị tính: đồng/ha/vụ
TT Biện pháp công trình
Mức trần thu phí dịch vụ
nội đồng
1 Tưới, tiêu bằng trọng lực (hồ
chứa, đập dâng…)
550.000
2 Tưới, tiêu bằng động lực (trạm
bơm các loại)
Các tổ chức quản lý thủy nông địa phương, tùy điều kiện kinh tế - xã hội

của từng vùng; đặc điểm của từng hệ thống thủy lợi nội đồng, thông qua Đại
hội xã viên hoặc tập thể người sử dụng nước thỏa thuận mức thu (bằng tiền)
phí dịch vụ nội đồng từ sau cống đầu kênh cho phù hợp với tiêu chí lấy thu
bù chi, đảm bảo kinh phí cho tổ chức quản lý thủy nông hoạt động. Mức phí
dịch vụ nội đồng thỏa thuận không được cao hơn mức trần thu phí dịch vụ
nội đồng quy định tại Điều này.
3.2.Quyết định số 984/2007/QĐ-UB ngày 31/5/2007 của UBND tỉnh
Hưng Yên quy định miễn, giảm thủy lợi phí như sau:
(i) Giảm 50% thủy lợi phí vụ Đông Xuân và vụ Mùa;
(ii) Miễn 100% thủy lợi phí cây trồng vụ Đông.
3.3.Đến vụ Mùa năm 2007, tỉnh miễn hoàn toàn thủy lợi phí và phí dịch
vụ thủy nông nội đồng (theo Quyết định 1720/QĐ-UBND). Đối tượng được
cấp bù miễn thủy lợi phí:
(i) Công ty quản lý và khai thác công trình thủy lợi;
(ii) Các HTX dịch vụ nông nghiệp (hoặc xã, phường, thị trấn nơi không
có HTX dịch vụ nông nghiệp) tham gia quản lý và khai thác công trình thủy
lợi.
IV. Kết quả thực hiện chính sách
Nếu quy ra thóc một sào ruộng cấy mỗi năm 2 vụ nộp trên dưới
chục kg thóc, tương đương 40-50 ngàn đồng cho dịch vụ tưới tiêu. Khoản
phí này so với mặt bằng chi phí nhân công, dịch vụ, giá cả chung… không
cao, nhưng với người nông dân chân lấm, tay bùn mỗi tháng thu nhập
khoảng 1 triệu đồng lại là khoản chi đáng kể. Không những được miễn thủy
lợi phí, hàng năm được Nhà nước còn hỗ trợ nông dân thực hiện các dịch vụ
tưới tiêu, phát triển sản xuất. Để thực hiện Nghị định 115, tỉnh đã ra quyết
định quy định mức thu, miễn, cấp bù thủy lợi phí làm căn cứ để triển khai
đến cơ sở, chỉ đạo các huyện, thành, thị kiện toàn, củng cố mạng lưới dịch
vụ làm đầu mối thực hiện hoạt động tưới, tiêu và tiếp nhận kinh phí hỗ trợ.
Theo đó, hiện nay việc thực hiện dịch vụ thủy nông trên địa bàn có hai loại
hình quản lý làm dịch vụ thủy lợi là: Công ty TNHH Nhà nước một thành

viên, quản lý, khai thác công trình thủy lợi vàHTX dịch vụ.
Qua quá trình tiến hành điều tra công ty khai thác công trình thủy lợi
Văn Lâm – Hưng yên cho những kết quả sau:
• Dưới góc độ phương diện quản lý
Kết quả điều tra, phân tích cho thấy, sau khi có chính sách miễn thủy lợi
phí quyền hạn của các công ty khai thác công trình thủy lợi được “mở rộng “
hơn.Trước chính sách, công ty có nghĩa vụ phải thu - nộp thủy lợi phí.Sau
khi có chính sách miễn thủy lợi phí, công ty không phải thực hiện nghĩa vụ
này mà có quyền được nhận cấp bù thủy lợi phí
• Dưới góc độ phương diện tưới phục vụ sản xuất
Kết quả điều tra cho thấy, khi có chính sách miễn thủy lợi phí diện tích
tưới của công ty qua ba năm có xu hướng tăng lên.Năm 2007, tổng diện tích
tưới được khảo sát là 7.091 ha tăng 72,6 % so với năm 2006.Năm 2008, diện
tích tưới giảm nhẹ còn 96,6%
Sau khi tiến hành miễn thủy lợi phí thì tính kịp thời đều giảm .Điều này
cho thấy sau khi miễn thủy lợi phí chất lượng tưới tiêu của dịch vụ nước
giảm sút rất nhiều.
Về kết quả tiêu: cũng giống như tình trạng tưới nước, chất lượng tiêu
nước cũng giảm sút nghiêm trọng từ sau khi miến thủy lợi phí.Tỷ lệ diện
tích được tiêu nước cũng giảm so với trước.Ngoài ra, diện tích nước được
tiêu nước kịp thời cũng giảm đi so với trước khi miễn thủy lợi phí.
Tóm lại, khi miến thủy lợi phí, tổng diện tích tưới tiêu của công ty
khai thác công trình thủy lợi đều có xu hướng tăng lên với cơ cấu mùa vụ
khác nhau; chất lượng phục vụ của các công ty đối với các hộ nông dân có
sự giảm sút so với trước khi có chính sách.
• Tình hình nợ đọng thủy lợi phí của công ty
Theo kết quả điều tra đánh giá, nguyên nhân nợ đọng thủy lợi phí
chủ yếu do: Thứ nhất, dịch vụ thủy lợi là dịch vụ mang tính công ích xã hội,
phục vụ chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, hộ nông dân – tầng lớp có thu
nhập thấp trong xã hội.Thứ hai, các hệ thống công trình thủy lợi thường nằm

trên địa bàn rộng liên huyện liên xã phục vụ cho nhiều lĩnh vực, nhiều
nghành khác nhau nên nhiều nơi chưa có sự phối hợp vận hành thống nhất;
Thứ ba đối tượng thu thủy lợi tương đối đa dạng, phân bổ ở nhiều địa
phương khác nhau, lực lượng thu thủy lợi phí của công ty mỏng lại chưa sát
với đối tượng thuộc diện nộp thủy lợi phí, gây thất thu lớn; Thứ tư, một số
đơn vị sử dụng mang nặng tính bao cấp, ỷ lại Nhà Nước, trả thủy lợi phí
không đúng hợp đồng và hợp đồng không đúng diện tích tưới, không trả tiền
thủy lợi phí, nợ nần kéo dài, không có khả năng chi trả hoặc cố tình không
trả chờ nhà nước miễn giảm.
Từ những phân tích trên chúng tôi nhận thấy, chính sách miễn thủy
lợi phí không làm thay đổi nhiều về mặt quyền hạn, chức năng, trách nhiệm,
và nghĩa vụ nhưng làm thay đổi về mặt thu chi tài chính của công ty khai
thác công trình thủy lợi, các khoản thu của công ty thay vì phải thu từ các
hợp tác xã theo hợp đồng tưới như trước đây thì được nhận cấp bù từ ngân
sách nhà nước.Tuy nhiên, mức cấp bù còn chưa đáp ứng yêu cầu chi phí
hoạt động.Đồng thời, tiến độ cấp bù chậm không đảm bảo cung cấp kịp thời
kinh phí cho các công ty, chính vì vậy, miễn thủy lợi phí tác động rõ rệt đến
diện tích tưới, tiêu của các công ty đặc biệt là diện tích vụ đông
Tình hình thực thi chính sách của các hợp tác xã dịch vụ nông
nghiệp
Do được cấp bù thủy lợi phí nên các HTX dịch vụ có kinh phí để
trang trải hoạt động, nhất là thù lao cho người quản lý, vận hành công trình,
nhiều nơi đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ như máy bơm, xây
kênh, mương… Do được phục vụ tốt hơn nên 4 năm qua sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn liên tục tăng trưởng, trong đó năng suất lúa đã tăng từ
bình quân dưới 50 tạ/ha lên 54-55 tạ/ha. Nhiều địa phương đạt mức trên 60
tạ/ha. Nhờ có tác động cấp bù thủy lợi phí nhiều địa bàn vùng khó khăn đã
được quan tâm tưới, kinh tế xã hội phát triển.Tuy vậy, qua hoạt động thủy
nông theo cơ chế miễn thủy lợi phí, cấp bù cho nông dân cũng bộc lộ những
hạn chế cần được quan tâm, điều chỉnh

a.Tình hình cung cấp dịch vụ thủy lợi của các hợp tác xã trước và sau
khi có chính sách miễn thủy lợi phí
Chính sách miễn thủy lợi phí tác động đến diện tích phục vụ tưới của hợp
tác xã ở các khu vực nghiên cứu là khác nhau.Chính sách miễn thủy lợi phí
đã tạo điều kiện thuận lọi cho các địa phương phát huy lợi thế so sánh trong
sản suất nông nghiệp.
Tuy nhiên, xét dưới góc độ kết quả phục vụ tưới của các hợp tác xã
đối với diện tích của các hộ điều tra ở các địa phương khảo sát cho thấy, khi
tiến hành miễn thủy lợi phí thì chất lượng tưới nước của các hợp tác xã đều
giảm.
b.Chi phí sản xuất của các hộ trước và sau chính sách miễn thủy lợi phí
Kết quả điều tra và phân tích cũng cho thấy, khi miễn thủy lợi phí mặc
dù chi phí thủy lợi giảm nhưng do chất lượng dịch vụ thủy lợi giảm dẫn đến
các hộ không chủ động được việc tưới tiêu.Và đây cũng là nguyên nhân làm
tăng thêm các khoản chi phí khác của người dân (chi tiền điện bơm nước,
tiền máy bơm dầu)
Tóm lại, chính sách miễn thủy lợi phí có tác động làm giảm chi phí
sản suất của các hộ nông dân.Nhưng chính điều này đã gây ra sự mất công
bằng giữa các nhóm hộ trong việc hưởng lợi từ chính miễn thủy lợi phí.Miễn
thủy lợi phí làm chi phí thủy lợi giảm song chất lượng thủy lợi kém đi, gây
khó khăn cho người dân trong việc lấy nước, tác động xấu đến năng suất cây
trồng.
c. Ảnh hưởng của chính sách miễn thủy lợi phí tới diện tích gieo trồng
của các hộ nông dân
Nhu cầu mở rộng sản xuất của các hộ có nhiều diện tích canh tác ở
đầu nguồn có lợi hơn các hộ có diện tích cuối nguồn, bởi các hộ đầu nguồn
được cung cấp nước đầy đủ, kịp thời hơn so với diện tích cuối nguồn.Vì khi
miễn thủy lợi phí, chi phí sản xuất của nhóm hộ có nhiều diện tích đầu
nguồn này giảm nhiều hơn và mức tăng thu nhập cũng cao hơn so với các hộ
có diện tích cuối nguồn.Do đó các hộ trồng lúa có diện tích gieo trồng tăng

chủ yếu là nhóm hộ có nhiều diện tích đầu nguồn, các hộ trồng lúa có diện
tích gieo trồng giảm (không đổi) hầu như là các hộ có nhiều diện tích ở cuối
nguồn.
Khi xẹm xét ảnh hưởng của chính sách miễn thủy lợi phí tới quyết
định sản suất cây vụ đông của các hộ có xu hướng giảm.Nguyên nhân của
tình trạng trên là do cây vụ đông cần nhiều nước và lien tục hơn so với cây
lúa nhưng khả năng cung cấp nước cho vụ đông thấp, nước bơm không đều
và liên tục ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Nguyên nhân của tình trạng này là do, miễn thủy lợi phí làm giảm ý
thức sử dụng tiết kiệm nước của người dân, gây lãng phí nước và gia tăng sự
mất công bằng giữa các nhóm hộ trong việc sử dụng nước.Những hộ ở đầu
nguồn sử dụng lãng phí nước không cần biết những hộ cuối nguồn có được
cung cấp nước hay không.Ngoài ra còn có hiên tượng nước đào xẻ, đắp
chặn, dù đó là kênh bê tông của một số người dân chỉ vì thiếu nước, thiếu
kênh nội đồng; do sự giảm sút về thái độ phục vụ cũng như chất lượng phục
vụ tưới của các đơn vị cung ứng dịch vụ thủy lợi khi miễn phí.
Bên cạnh đó là chất lượng phục vụ tưới của các đơn vị cung ứng dịch
vụ thủy lợi,kết quả điều tra cho thấy, khi chưa miễn thủy lợi phí có 76,35% ý
kiến cho rằng được cung cấp nước kịp thời và 84,33% ý kiến cho rằng được
cung cấp nước đầy đủ.nhưng khi miễn thủy lợi phí con số này chỉ là 23,65%
và 15,67%.Theo đánh giá của người dân, nguyên nhân của tình trạng này là
do miễn thủy lợi phí các công ty không phải thu thủy lợi phí của dân nên
không còn “ ràng buộc với người dân” nên dân mất “ tiếng nói” trong việc
đưa ra ý kiến lien quan đến dịch vụ nước họ được hưởng miễn phí.Đa số
cho rằng trước mắt có giảm chi phí sản xuất của hộ nhưng về lâu dài sẽ sinh
ra tiêu cực và năng suất cây trồng và vật nuôi sẽ giảm do lịch tưới không
được bảo đảm.
Tất cả các địa phương khảo sát đều có chung một quan điểm là
“Những năm trước, khi thu TLP thì dân nợ tiền Nhà nước, ngược lại hiện
nay khi miễn thu TLP thì Nhà nước lại nợ tiền dân”. Thực tế thì Nhà nước

không nợ tiền dân mà chỉ trả tiền thay cho dân nhưng số tiền mà Nhà nước
cấp bù đó cho các đơn vị quản lí và KTCTTL lại rất chậm khiến cho hoạt
động của các đơn vị này gặp nhiều khó khăn: Ở Hưng Yên, mức cấp bù cho
miễn TLP năm 2008 toàn tỉnh là 67,7 tỷ, nhưng đến tháng 8/2008 chỉ mới
nhận được 48 tỷ.
V. Tồn tại, hạn chế và bất cập của chính sách
Miễn giảm thuỷ lợi phí trong sản xuất nông nghiệp là chủ trương đúng
đắn của Đảng và Nhà nước, thể hiện sự quan tâm đối với nông nghiệp, nông
dân và nông thôn, giảm chi phí, tạo điều kiện cho nông dân đầu tư sản xuất.
Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện đã nảy sinh một số khó khăn, bất cập
trong việc quản lý và phục vụ sản xuất.
Trước đây với hơn 1 mẫu ruộng, một hộ nông dân phải chi phí hơn 450
nghìn đồng tiền thuỷ lợi phí. Sau khi có chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí
cho nông dân, người nông dân có thêm điều kiện để đầu tư nâng cao hiệu
quả sản xuất. Để có một sào lúa đạt năng suất, người nông dân phải chi phí
nhiều khoản. Một sào lúa vụ chiêm xuân nếu không phải thuê công cấy, gặt,
chi phí cũng hết hơn 280 nghìn đồng, trong đó 50 nghìn đồng công làm đất,
60 nghìn đồng mua thuốc trừ sâu, 171 nghìn đồng phân bón. Trước kia, khi

×