Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP - LỚP 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.38 KB, 17 trang )


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỚP 3
GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC : 2012-2013
Người biên soạn: Tập thể giáo viên tổ 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TOÁN
Câu 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
a/ 4200,……., … , 4500, ……., 4700
b/ 2010, … ,2040,……., ………,
Câu 2:
a/ Viết mỗi tổng sau thành số có bốn chữ số :
2000 + 2000 + 50 + 5 =
4000 + 500 + 2 =
b/ Viết mỗi số sau thành tống các số nghìn, trăm, chục,
đơn vị:
5429 =…………………………………………………….
9048 =…………………………………………………….

Câu 3:
a/ Đọc các số sau:
9008 :………………………………………………….
4145: …………………………………………………
b/ Viết các số sau:
Bảy nghìn bốn trăm hai mươi: ………………….
Năm nghìn không trăm hai mươi ba: ………………….
Câu 4: Khoanh vào chữ dặt trước câu trả lời đúng
a/ Số liền trước số 9999 là:
A.9990, B. 9998 C. 9997
b/ Số liền sau số 1000 là:
A. 999, B. 1001, C. 1002



Câu 5: Đặt tính rồi tính:
2675 + 2325, 9167 – 3442, 3105 x 4, 91678 : 7
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
………………………………………………………
Câu 6: Tính giá trị của biểu thức:
a/ 1407 + 358 – 267 = ………………………………
……………………………………………………………
b/ 9756 – 239 + 403 =.………………………………….
……………………………………………………………

Câu 7: Điền dấu >,< ,= vào chỗ chấm:
6329…6490; 7895 768; 5004 5000 + 4; 2102 2012
Câu 8:
a/ Xếp các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé:
4052, 4012, 4605, 4512.
…………………………………………………………………
b/ Xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
8561, 7916, 6851, 8615.
………………………………………………………………

Câu 9:
Điền dấu >, < , = vào chỗ chấm:
4207 cm …44 m; 1002 g … 1kg;
120 phút … 2 giờ; 150 phút ….2 giờ 40 phút
Câu 10: Tính nhẩm:
2000 + 6000 + 50 =…….; 5000 + 3000 + 999 = …
3000 + 2000 + 200 = ….; 4000 + 2000 + 500 =……

Câu 11: Ngày 29 tháng 5 là thứ bảy. Thì ngày 2
tháng 6 của cùng năm đó là thứ ……………

Câu 12: Tìm X:
a. X + 1023 = 7762; b. X – 412 = 1078; c. X : 5 = 749
……………………………………………………………
……………………………………………………………
d. X x 3 = 6183; e. 7105 – X = 349; g. 8075 : X = 5
……………………………………………………………
……………………………………………………………
Câu 13: Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 484m,
chiều rộng bằng 1/4 chiều dài. Tính chu vi khu đất đó.
…………………………………………………………………
………………………………………………………

Câu 14: Một thửa vườn hình chữ nhật có chiều dài 927
m, chiều rộng bằng 1/3 chiều dài. Tính chu vi thửa
vườn đó.
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………

Câu 15: Một cửa hàng có 3264kg gạo, cửa hàng đã
bán 1/2 số gạo đó . Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki-
lô-gam gạo?
Câu 16: Người ta lắp bánh xe vào ô tô, mỗi ô tô cần
phải lắp 4 bánh xe. Hỏi có 1250 bánh xe thì lắp được
nhiều nhất bao nhiêu ô tô như thế và còn thừa mấy
bánh xe?


Đọc và trả lời các câu hỏi của các bài tập đọc
từ tuần 19 đến tuần 26
MÔN TIẾNG VIỆT

Câu 1: Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi “ Khi nào?”:
a. Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối.
b.Tối mai, anh Đom Đóm lại đi gác.
c. Chúng em học bài thơ “Anh Đom Đóm” trong học kì I.
Câu 2:Trong bài thơ Anh Đom Đóm (đã học trong học kì
I) còn những con vật nào nữa được gọi và tả như
người?
Câu 3: Xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp: đất
nước, dựng xây, nước nhà, giữ gìn, non sông, kiến
thiết, giang sơn.
a. Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc.
b. Những từ cùng nghĩa với bảo vệ.
c. Những từ cùng nghĩa với xây dựng.

Câu 4: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?”:

Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín tỉnh Hà
Tây.

Ông học được nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần
đi sứ.

Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân
dân lập đền thờ ở quê hương ông.
Câu 5: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu

sau:

Ở nhà em thường giúp mẹ xâu kim.

Trong lớp Hoa luôn luôn chăm chú nghe giảng.

Hai bên đường những cây sưa đã đâm chồi nẩy lộc.

Trong sân trường nhiều cây xanh tỏa bóng mát.

Câu 6: Điền dấu chấm, dấu phẩy thích hợp vào ô trống:
Ông Trương Vĩnh Ký là người có hiểu biết rất rộng□
Nhà thông thái này sử dụng thành thạo tới 26 ngôn
ngữ □ tham gia nhiều hội nghiên cứu quốc tế □ Ông
để lại cho chúng ta hơn 100 bộ sách có giá trị về
ngôn ngữ □ lịch sử □ văn học □ địa lý, Người
đương thời liệt ông vào hàng 18 nhà bác học nổi
tiếng thế giới □

Câu 7: Trong bài thơ sau, những nhân vật nào được
nhân hóa?
Đồng hồ báo thức
Bác kim giờ thận trọng
Nhích từng li, từng li
Anh kim phút lầm lì
Đi từng bước, từng bước.
Bé kim giây tinh nghịch
Chạy vút lên trước hàng
Ba kim cùng tới đích
Rung một hồi chuông vang.

Hoài Khánh

Câu 8: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm:
a. Trương Vĩnh Ký hiểu biết rất rộng.
b. Ê-đi- xơn làm việc miệt mài suốt ngày đêm.
c.Hai chị em thán phục nhìn chú Lý.
d. Tiếng nhạc nổi lên réo rắt.
Câu 9: Hãy tìm những từ ngữ:

Chỉ những người hoạt động nghệ thuật.

Chỉ các hoạt động nghệ thuật.

Chỉ các môn nghệ thuật.
Câu 10: Tìm bộ phân câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao?”

Cả lớp vỗ tay vì cô giáo giảng bài hay quá.

Những chàng man –gác rất bình tĩnh vì họ thường là
những người phi ngựa giỏi nhất.

Em luôn chăm chỉ học hành vì thương mẹ vất vả
chăm sóc em.

Câu 11: Viết các bài chính tả đã được học từ tuần 19
đến tuần 26.
Câu 12: Em hãy viết một đoạn văn (7-10 câu) kể về một
người lao động trí óc mà em biết?
Câu 13: Em hãy viết một đoạn văn (7-10 câu) kể về một
buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem?

Câu 14: Em hãy viết một đoạn văn (7-10 câu) kể về một
lễ hội mà em biết?

×