Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Chuyên đề tốt nghiệp: phương pháp cung cấp ngữ liệu mới khi giảng dạy tiếng anh đối với học sinh trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.45 KB, 71 trang )

MỤC LỤC

Mục lục
Phần thứ nhất: Lý do chọn đề tài
Phần thứ hai: Nội dung nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phương pháp cung cấp ngữ liệu
mới khi giảng dạy tiếng anh đối với học sinh Trung học cơ sở
2.2. Những khuynh hướng học sinh học từ mới và những khó khăn
của học sinh trong khi học từ mới
2.3. Tìm hiểu thực trạng về khuynh hướng học từ mới của học sinh
trường Trung học cơ sở Hà Tây.
2.4. Cách thức giúp học sinh giải quyết những khó khăn trong việc
học từ vựng
Phần thứ ba: Kết luận
Phụ lục: Vui học tiếng Anh qua thơ
Tài liệu tham khảo
Trang
Phần thứ nhất
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việc học từ mới là một phần rất quan trọng trong việc học hỏi bất cứ một
ngôn ngữ nào. Đặc biệt việc học từ mới tiếng Anh đối với học sinh Trung học
cơ sở lại càng quan trọng hơn vì từ mới là một phần cấu tạo nên câu và nó sẽ
là mọi nền tảng vững chắc tạo đà cho các em trong các năm học sau này. Tuy
nhiên không phải ai cũng thành công trong việc hướng dẫn học sinh học tốt từ
vựng. Đặc biệt là những giáo viên mới ra trường và công tác ở các trường
không thuận lợi. Bởi vì nếu chúng ta dạy từ vựng cho học sinh mà học sinh
chỉ hiểu nghĩa, chỉ nhận biết mặt chữ thì việc học từ vựng chưa có hiệu quả.
Tôi đã mạnh dạn làm đề tài nghiên cứu này với hi vọng tìm được những tài
liệu và kinh nghiệm hữu ích của những người đi trước để giúp cho bản thân và
những ai đọc tài liệu này. Từ đó sẽ có một hướng giúp học sinh học từ vựng
có hiệu quả hơn và giúp học sinh phát huy hết khả năng của mình trong việc


học môn tiếng Anh ở trường Trung học cơ sở Hà Tây. Trong phần nghiên cứu
này tôi muốn đề cập đến một số vấn đề liên quan đến việc học từ vựng của
học sinh. Bên cạnh đó giới thiệu một vài phương pháp dạy từ vựng mà tôi rất
tâm huyết cùng với những kinh nghiệm dạy từ mới của giáo viên và kinh
nghiệm học từ mới của bản thân. Tôi hy vọng rằng mình có thể đóng góp một
phần nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả dạy môn tiếng Anh.
Mục đích của việc tìm hiểu đề tài này nhằm tìm hiểu thực trạng học từ mới
của học sinh trường Trung học cơ sở Hà Tây. Qua đó đề xuất một số biện
pháp giúp học sinh học từ mới hiệu quả hơn. Tìm hiểu một số nguyên nhân
khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc học từ mới của học sinh.
Trong đề tài này tôi muốn hệ thống lại những vấn đề lý luận có liên quan
đến đề tài, mô tả thực trạng về đặc điểm học từ mới của học sinh trường Trung
học cơ sở Hà Tây và đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao việc học từ
mới có hiệu quả hơn.
Phần thứ hai
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phương pháp cung cấp ngữ liệu mới
khi giảng dạy tiếng anh đối với học sinh Trung học cơ sở
2.1.1. Cơ sở lí luận
Phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Anh là một khoa học, vì vậy việc
nghiên cứu cơ sở lý thuyết là tất yếu, quyết định tư cách của bộ môn. Muốn
đưa ra nội dung và phương pháp dạy học và cung cấp ngữ liệu mới đạt hiệu
quả chúng ta cần phải dựa trên những tiền đề lý thuyết làm cơ sở khoa học.
a) Cơ sở ngôn ngữ học
Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ có khả năng hoạt động trong câu. Hay
nói cách khác từ là một đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa, có tính độc lập, tự do, xuất
hiện trong lời nói và có chức năng cú pháp là thành phần của câu hay là câu
của một thành phần.
Từ là một tín hiệu ngôn ngữ bao gồm hai thành phần âm thanh và ý nghĩa.
Hai phần này có liên quan mật thiết và hỗ trợ cho nhau để biểu hiện ý nghĩa

của con người.
Như vậy từ là cơ sở hay vật liệu cơ bản để xây dựng ngôn ngữ, mỗi con
người có có được một ngôn ngữ nào đó chính là họ tập hợp được những từ,
hay nói cách khác là họ có một vốn từ vựng của một ngôn ngữ. Do vậy, từ
vựng chính là vốn từ của một ngôn ngữ.
Vốn từ là khối từ ngữ cụ thể, hoàn chỉnh (có đủ hình thức âm, chữ và nội
dung ngữ nghĩa) mà mỗi cá nhân tích luỹ được trong ký ức của mình. Vốn từ
ở từng người cụ thể không ai giống ai. Vốn từ nhiều hay ít, đa dạng hay đơn
giản tuỳ thuộc ở kinh nghiệm sống, ở trình độ học vấn, ở sự tiếp xúc giao lưu
văn hoá ngôn ngữ của từng người.
Vốn từ được tích luỹ trong đầu óc con người không phải là một mớ hỗn tạp
và được tổ chức thành một hệ thống liên tưởng nhất định. Có thể nói từ ngữ
phải được tồn tại trong đầu óc con người như là một hệ thống thì mới được
tích luỹ nhanh chóng và được sử dụng một cách dễ dàng.
Dựa vào tần số sử dụng từ trong đời sống, người ta chi vốn từ thành vốn từ
tích cực và vốn từ thụ động.
Trong tiếng Anh, sự phân định từ loại nghĩa là xếp tất cả các từ của một
ngôn ngữ thành những lớp, những nhóm căn cứ vào đặc trưng ngữ pháp của
chúng. Phát triển và mở rộng vốn từ cho học sinh cần mở rộng theo từ loại
như danh từ, động từ, tính từ…
Tính hệ thống của ngôn ngữ nói chung, của từ nói riêng là cơ sở để xây
dựng phương pháp mở rộng vốn từ. Dạy từ ngữ còn tính đến đặc điểm của từ
trong hệ thống ngôn ngữ, trong quan hệ với hiện thực khách quan. Dạy từ ngữ
không thể xem xét từ một cách cô lập, riêng lẻ mà phải thấy được mối quan hệ
với các từ khác. Có nghĩa là dạy từ phải tính đến quan hệ ý nghĩa của từ với
các từ khác bao quanh, các chức năng khác nhau. Do đó, khi giảng dạy từ,
phải đặt nó trong mối quan hệ với các từ xung quanh trong hệ thống ngôn ngữ.
Vì vậy, chúng tôi chọn tính hệ thống của từ làm cơ sở lý luận cho đề tài của
mình.
Khi có một vốn từ nhất định, muốn sử dụng được vốn từ đó trong hoạt động

giao tiếp học sinh phải hiểu, phải nắm chắc được nghĩa từ. Việc nắm, hiểu từ
là thước đo kĩ năng sử dụng từ ngữ của học sinh.
Vì vậy, giáo viên cần gắn hoạt động của từ và đưa vào trong ngôn bản. Bởi
vì, trong giao tiếp nghĩa của từ không đơn thuần chỉ là nghĩa khái quát mà nó
còn gắn với tâm lí người sử dụng. Đó là nghĩa biểu thái, nghĩa biểu cảm nghĩa
mà các em tiếp nhận nó mang sắc thái tình cảm và gắn với hoạt động. Bây giờ
chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu cụ thể từng thành phần nghĩa này. Nghĩa biểu vật,
nghĩa biểu niệm và ý nghĩa biểu thái của từ.
Y nghĩa biểu vật của từ là nghĩa ứng với sự vật hiện tượng, trạng thái, tính
chất được từ gọi tên. Ý nghĩa biểu vật quy định phạm vi sự vật nưmà từ dùng
để biểu hiện. Có những từ có ý nghĩa biểu vật chật hẹp, chỉ ứng với một sự vật
hiện tượng duy nhất trong thực tế. Song có những từ có ý nghĩa biểu vật lại có
tính khái quát lớn, bao hàm một phạm vi sự vật to lớn. Có những từ có nhiều ý
nghĩa biểu vật, tức là từ đó ứng với nhiều loại sự vật trong hiện thực.
Sự vật hiện tượng trong thực tế khách quan được phản ánh vào ngôn ngữ
thành ý nghĩa biểu vật và có ý nghĩa biểu vật sẽ có ý nghĩa biểu niệm tương
ứng. Ý nghĩa biểu niệm sẽ là những hiểu biết mà từ gợi ra về các sự vật, hiện
tượng, hoạt động, trạng thái, tính chất. Những hiểu biết về thuộc tính, đối
tượng, tổng hợp tất cả các thuộc tính đó tạo thành nội dung khái niệm. Mỗi
thuộc tính đó được phản ánh trong nghĩa biểu niệm của từ thành một nét
nghĩa. Và mỗi nét nghĩa như vậy có thể có mặt trong ý nghĩa biểu niệm của từ.
Yù nghĩa biểu thái là nhân tố cảm xúc dễ chịu, sợ hãi, khó chịu… hay nhân
tố thái độ trọng, khinh, yêu, ghét mà từ gợi ra cho người nói và người nghe.
Sự vật hiện tượng được biểu thị trong ngôn ngữ là những sự vật hiện tượng đã
được nhận thức, được thể nghiệm bởi con người. Do đó cùng với một tên gọi,
con người thường gởi kèm cách đánh giá của mình mà chính mình lắm khi
cũng không tự biết.
Dạy từ không chỉ dạy ý nghĩa định danh (gọi tên), mà phải vươn tới dạy cho
học sinh nắm những tri thức mà loài người đã nhận thức được qua các khái
niệm, lồng vào đó còn có những sắc thái tình cảm khác.

b) Cơ sở tâm lý ngôn ngữ học
Tâm lý ngôn ngữ học là một khoa học liên ngành, nghiên cứu hoạt động tâm
lý trong quá trình sử dụng ngôn ngữ và hình thành ngôn ngữ ở con người.
Muốn sử dụng từ ngữ trong hoạt động giao tiếp thì đầu tiên người sử dụng
phải có năng lực từ ngữ, nghĩa là phải có một vốn từ phong phú, đa dạng được
sắp xếp một cách có khoa học.
Nghiên cứu quá trình phát triển vốn từ, tâm lý ngôn ngữ học hiện đại cho
thấy từ tích luỹ trong đầu óc chúng ta theo mối liên tưởng nào đó. Nói về sự
liên tưởng các từ, khi kích thích gần nghĩa sẽ đo được phản ứng như nhau.
Còn khi thay đổi kích thích thì không đo được phản ứng.
Chúng ta thực sự nắm nghĩa của từ khi chúng ta nắm được hệ thống các mối
quan hệ, nắm được sự đối lập trong quá trình sử dụng chúng trong hoạt động
giao tiếp bằng ngôn ngữ. Hiện tượng tâm lý nàycó vai trò rất quan trọng trong
giảng dạy ngữ liệu mới. Chúng ta có thể làm giàu kiến thức ngôn ngữ cho học
sinh dựa trên quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ thông qua các hoạt động giao tiếp.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
a) Đối với giáo viên
Đa số giáo viên đều mong muốn giờ dạy của mình thành công. Thấy được ý
nghĩa và tác dụng của việc cung cấp ngữ liệu mới. Việc dạy của giáo viên
được tiến hành một cách có kế hoạch, mang tính chủ động qua các giờ dạy và
học. Có không ít giáo viên có tâm huyết với nghề nghiệp, hiểu biết sâu sắc về
phương pháp dạy học bộ môn, kiến thức vững vàng, có tay nghề khá và nhạy
cảm trước những đòi hỏi mới của xã hội đã có nhiều giờ dạy tốt.
Về nhận thức: Phần lớn giáo viên chưa nhận thức được vai trò, vị trí của
việc ứng dụng ngữ liệu mới vào việc thực hành phát triển các kỹ năng thông
qua hoạt động giao tiếp. Nhiều giáo viên cho rằng việc củng cố lại ngữ liệu
mới chỉ là phần phụ nên chưa quan tâm nhiều đến việc kiểm tra việc lĩnh hội
ngôn ngữ của các em; dần đần quên đi phương pháp củng cố lại kiến thức
trong việc phát triển các kỹ năng thông qua các hoạt động giao tiếp nhằm kích
thích sự quan tâm và hứng thú của các em vào bài học và vô hình chung đã

làm mất đi niềm đam mê của mình vào môn học vốn rất được ưa chuộng từ
trước đến nay và là một phương tiện hữu hiệu trong việc tiếp thu tinh hoa văn
hoá của nhân loại, sự chuyển giao khoa học công nghệ cũng như việc nối vòng
tay lớn với bạn bè năm châu trên toàn thế giới.
Về năng lực: Khả năng ngôn ngữ của giáo viên còn hạn chế và vốn từ của
bản thân giáo viên chưa phong phú, chưa đáp ứng được yêu cầu giúp học sinh
phát triển tính tích cực của mình. Cách dạy của nhiều giáo viên trong việc
cung cấp ngữ liệu mới còn nhiều đơn điệu, lệ thuộc máy móc vào sách giáo
viên.
Về phương pháp: Giáo viên chưa xác định được phương pháp, cách thức
hướng dẫn học sinh ứng dụng kiến thức ngôn ngữ đã học vào việc phát triển
các kỹ năng trong thực tế đời sống của các em. Không nắm chắc mục đích, tác
dụng, cấu tạo, qui trình của từng loại kỹ năng, cho nên không có cách hướng
dẫn học sinh luyện tập thích hợp và đạt hiệu quả cao.
b) Đối với học sinh
Khả năng vận dụng lý thuyết đã học vào làm bài tập, sử dụng trong giao tiếp
còn yếu. Vốn từ của học sinh chưa phong phú về số lượng, còn khiếm khuyết
về chất lượng. Nên khi vận dụng vào trong các bài tập thực hành giao tiếp còn
lúng túng.
Hiện nay số học sinh người dân tộc thiểu số theo học tại trường trung học cơ
sở Hà Tây rất thụ động, có kết quả học tập không cao, những hạn chế này do
nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân phải kể đến là kỹ năng giao
tiếp của các em còn thấp.
Kỹ năng giao tiếp của các em được hình thành một cách tự phát trong môi
trường sống hơn là kết quả của quá trình giáo dục tích cực. Đặc biệt không để
cho các em yếu kém có cảm giác thấy mình bị thầy cô gạt ra ngoài rìa lớp học
kể cả một số em “ngồi nhầm lớp”. Qua 8 năm công tác ở trường tôi nhận thấy
học sinh học yếu môn tiếng Anh rất nhiều. Việc học yếu này do nhiều yếu tố
tác động, đa số các em là con em dân tộc thiểu số, gia đình và bản thân các
em chưa ý thức được việc học, việc đến trường; còn các em học sinh người

Kinh thì là con em của những gia đình nghèo vào xã Hà Tây làm ăn sinh sống,
cuộc sống còn rất nhiều khó khăn, ngoài giờ đến trường các em còn phải phụ
giúp gia đình, không có thời gian học bài và chuẩn bị bài. Chính vì vậy mà các
em thường hay vắng học và không học bài. Môn Tiếng Anh không khó lắm
nhưng đòi hỏi phải chuyên cần, chịu khó và không thể học dồn vào một thời
gian ngắn mà phải học liên tục không thể để mất kiến thức và hổng kiến thức.
Các em phần lớn học yếu do tiếp thu kiến thức chậm và hay nghỉ học nhiều
nên bị hổng kiến thức. Khi đã học yếu thì các em học yếu thì các em rất chán
nản và muốn bỏ học. Do đó người giáo viên cần phải khéo léo để giúp các em
thêm tự tin vào việc học ở trường nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng. Cần
tạo không khí học tập thoải mái vui vẻ, tích cực để giúp các em chủ động lĩnh
hội kiến thức, tự giác ôn bài, học bài ( nhất là đối với học sinh yếu kém).
2.2. Những khuynh hướng học sinh học từ mới và những khó khăn của
học sinh trong khi học từ mới.
2.2.1.Học thuộc lòng từ.
Với cách học này chúng ta thường thấy học sinh học “go” là đi, “ school”
là trường, “no” là không, “table” là bàn, “ chair” là ghế
Những khó khăn chúng ta thường thấy là học sinh dễ quên và các em
thường lắp ghép từ theo cảm tính như nghĩa tiếng Việt như “ eat morning”
nghĩa là ăn sáng, hoặc “ no table”, “ She is a girl beautiful”
2.2.2.Học từ bằng cách học thuộc lòng nguyên câu, học thuộc bài đàm
thoại.
Ví dụ: I’m going to school.
Học sinh có thể hiểu nghĩa của câu trên là “ Tôi đang đí đến trường”.
Nhưng khi chúng ta hỏi từ “ go” nghĩa là gì và nó có chức năng gì trong câu
thì các em lại không biết. Nghĩa là các em chỉ nhận biết nghĩa của từ khi đọc
hết câu thôi.
2.2.3. Viết từ nhiều lần.
Chúng ta thường thấy học sinh học từ bằng cách viết từ vào những tờ giấy
hoặc trên bảng. Việc học như thế này giúp học sinh nhớ từ khi viết, khi đọc và

hiểu nghĩa của từ. Nhưng chưa chắc các em đã sử dụng được những từ này khi
nói và khó có thể nhận ra từ này khi nghe bởi vì có một số từ trong tiếng Anh
có cách phiên âm đọc khác nhau mặc dù chúng được viết giống nhau.
Ví dụ: banana / b’nan/
Khi viết học sinh chúng ta sẽ được viết được, nhưng khi đọc rất ít em đọc
đúng như phiên âm /b’nan/.
Hoặc là các em viết được từ nhưng khi đọc các em lại đọc dấu nhấn sai chỗ
làm cho chức năng trong câu và nghĩa của từ đó khác đi.
Ví dụ: present / ‘preznt/ (n)
present / pri’zent/ (v)
2.2.4. Đọc theo cách đọc tiếng Việt .
Chúng ta thường thấy một học sinh chúng ta đọc tiếng Anh như đọc tiếng
Việt.
Ví dụ: polite (adj)
Các em thường đọc là /po-li-te/ thay vì đọc đọc theo phiên âm là /p‘lait/
Cách đọc này giúp cho học sinh chúng ta biết đúng chính tả trong văn viết
và hiểu nghĩa của từ mới khi đọc. Nhưng khi sử dụng để nói các em dễ lẫn lộn
giẵ cách đọc tiếng Anh chuẩn và cách đọc riêng của các em theo thói quen đọc
giống tiếng Việt. Điều này gây khó khăn cho các em khi diễn đạt ý của mình
cho người khác hiểu trong văn nói.
2.2.5. Học từ trong từ điển.
Điều này sẽ làm cho học sinh khó khăn khi sử dụng từ vì nghĩa của từ
thường nằm trong tình huống, ngữ cảnh. Hơn nữa thứ tự của từ trong tự điển
thì được sắp xếp theo vần từ A đến Z nhưng trong óc con người từ không theo
trật tự ấy.
2.3. Tìm hiểu thực trạng về khuynh hướng học từ mới của học sinh trường
Trung học cơ sở Hà Tây.
2.3.1. Tình hình thực tế ở trường Trung học cơ sở Hà Tây.
a)Khuynh hướng học từ mới của học sinh và những trở ngại trong việc học
môn tiếng Anh của học sinh.

Khuynh hướng học từ mới của học sinh trường Trung học cơ sở Hà Tây:
Qua điều tra 240 em ở 4 khối 6, 7, 8 và 9 tôi nhận được kết quả sau:
Câu hỏi: Em thường học từ mới bằng cách nào?
Thu được kết quả qua bảng sau:
Bảng 1:
STT Vấn đề điều tra Biểu hiện cách học của học sinh. Số HS Tỉ lệ %
1 Cách học từ mới Viết nhiều lần
Đọc thuộc lòng
Học thuộc lòng nguyên câu
Đọc như đánh vần tiếng Việt
Học từ trong từ điển
94
72
50
12
12
39%
30%
21%
5%
5%
Những trở ngại mà các em gặp phải khi học theo các cách trên:
Với những cách học trên của học sinh và theo phân tích trong chương trình
một thì học sinh trường Trung học cơ sở Hà Tây gặp những trở ngại như sau:
- 96 em học từ mới bằng cách viết từ nhiều lần thì vốn từ của các em rất
nhiều tuy nhiên các em thường gặp khó khăn trong khi nói và đây là tình trạng
chung của học sinh Việt Nam.
- 72 em học từ mới bằng cách đọc thuộc lòng từng từ. Các em đọc chuẩn
và hiểu được người ta nói tiếng Anh với mình khi giao tiếp, nhưng các em sẽ
lúng túng khi viết, và tất nhiên sẽ sai lỗi chính tả.

- 50 em học từ bằng cách học thuộc lòng nguyên câu. Cách học này phổ
biến ở những thập niên 50 – 60. Nếu có chỉ học thuộc lòng nguyên câu thì
chưa đủ vì bản chất của ngôn ngữ là sáng tạo chứ không chỉ là lặp lại một cách
máy móc.
- 24 em đọc theo cách đánh vần tiếng Việt. Các em này sẽ gặp rắc rối vì
khi muốn diễn đạt cho người khác hiểu thì các em sẽ nhầm lẫn cách đọc chuẩn
vì cách đọc theo thói quen của tiếng Việt hay tiéng mẹ đẻ của các em.
b) Khuynh hướng dạy từ mới của giáo viên và kết quả gây hứng thú với
học sinh.
Khuynh hướng dạy từ mới của giáo viên
Qua dự giờ tham khảo cách dạy của các cô trường Trung học cơ sở Hà Tây
và các trường trên địa bàn huyện Chưpăh tôi nhận thấy:
Cũng như cách dạy truyền thống từ trước đến nay, hầu như giáo viên ở
trường Trung học cơ sở cũng dạy từ mới bằng cách ghi một bên tiếng Anh,
một bên tiếng Việt, ghi phiên âm, ghi chức năng của từ. Rồi cho học sinh đọc
từ mới, đọc bài và cứ lặp đi, lặp lại nhiều như vậy trong mọi chi tiết dạy từ
mới làm cho học sinh không cảm thấy thích thú khi học và điều này thể hiện
trong kết quả phiếu điều tra.
Kết quả khảo sát khi tôi đặt câu hỏi:
Trong các giờ học Tiếng Anh thầy cô dạy phần nào em thích nhất?
Bảng 2:
STT
Vấn đề
điều tra
Biểu hiện cách học của học sinh. Số
HS
Tỉ lệ%
1 Giờ học Các kỹ năng 120 50%
hứng thú Phần trình bày ngữ liệu mới
Language Focus/Grammar Practice

48
72
20%
30%
2.3.2. Những nguyên nhân tác động đến phương cách học từ mới và hứng
thú học từ mới của học sinh.
a) Nguyên nhân chủ quan.
Học sinh ở cấp Trung học cơ sở bước đầu học môn tiếng Anh cho nên các
em có rất nhiều bỡ ngỡ và các em chưa biết phát huy hết khả năng của mình,
trong việc nghiên cứu một ngôn ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ.
Điều kiện cơ sở vật chất trang bị
b) Nguyên nhân khách quan.
Sở dĩ kết quả học sinh không thích học phần từ mới hơn những phần khác
trong bài theo tôi có một nguyên nhân là do đa số các thầy cô phương pháp
dạy là dịch ra tiếng Việt. Điều này làm cho giờ dạy từ mới trở nên tẻ nhạt vì
giáo viên thường ít tạo được những ấn tượng đặc biệt cho học sinh trong khi
giới thiệu từ mới. Học sinh không thường được kích thích sự tò mò về từ vựng
mới sắp học. Và tất nhiên nó không tạo cho học sinh những hứng thú khi học
từ mới. Bên cạnh đó trường Trung học cơ sở Hà Tây đa số là giáo viên tuổi
nghề không cao. Các thầy cô đa số là giáo viên mới ra trường chưa am hiểu
nhiều phong tuc tập quán của đồng bào địa phương. Đặc biệt là sự hạn chế về
ngôn ngữ dẫn đến việc giao tiếp, khai thác để truyền thụ kiến thức cho học
sinh còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Trong giảng dạy do thời gian hạn
hẹp nên giáo viên chưa chú ý và chưa thường xuyên tái hiện củng cố kiến thức
cũ để xây dựng kiến thức mới có hệ thống mà chủ yếu tập trung chú ý trình tự
của một tiết dạy, hơn nữa do học sinh tiếp thu kiến thức chậm nên phần lớn
thời gian tiết học dành cho phần lý thuết của bài học, ít thời gian luyện tập có
hướng dẫn rèn luyện kỹ năng vận dụng giải bài tập vận dụng ngữ liệu đã cung
cấp trước đó cho học sinh. Mặt khác các thầy cô giáo chưa có kế hoạch phù
hợp cho việc lấp những kiến thức hẫng hụt ở lớp dưới để tạo tạo điệu kiện cho

học sinh có cơ sở nắm kiến thức mới.
Với những lý do trên thiết nghĩ cần phải tìm ra một giải pháp để giúp học
sinh tháo gỡ những khó khăn để các em học hiệu quả hơn phần từ mới phần cơ
bản để học một ngôn ngữ. Từ vựng trong từ điển thì được sắp xếp theo vần từ
A – Z nhưng trong óc con người thì không theo trật tự ấy.
2.4. Cách thức giúp học sinh giải quyết những khó khăn trong việc học từ
vựng.
2.4.1. Đối với giáo viên bộ môn Tiếng Anh
a) Một số yêu cầu khi dạy bộ môn Tiếng Anh
Với những khó khăn trên của học sinh giáo viên cần có nhiệm vụ giúp học
sinh có hứng thú học từ mới, làm thế nào để trong phương pháp dạy của mình
giáo viên có thể giúp học sinh nhớ từ mới hữu ích nhất.
Nếu chúng ta dạy từ mới bằng cách viết một bên tiếng Anh một bên tiếng
Việt trên bảng, và cứ lặp đi lặp lại như vậy, thì tiết học từ mới nhàm chán,
không hề gây được ấn tượng gì cho học sinh. Vì vậy giáo viên cần kết hợp
nhiều phương pháp trong khi dạy từ mới, để tạo hnứg thú cho học sinh, giúp
học sinh tập trung vào bài. Đồng thời giúp các em khắc sâu vào trí những hình
tượng về từ mới được giới thiệu trong giờ học để các em có thể nhớ từ nhiều
hơn và lâu hơn. Đặc biệt là phải giúp các em sử dụng được những từ chúng ta
vừa dạy trong khi nói hoặc viết. Trong khi dạy từ mới giáo viên nên kết hợp
đặt câu hỏi gợi mở để học sinh hăng say phát biểu tạo tâm thế học sinh tốt cho
các em, để các em có ấn tượng tốt về giờ học và các em sẽ dễ dàng nhớ được
những từ vừa học.
Bên cạnh việc dùng nhiều phương pháp để giải nghĩa của từ, thiết nghĩ
chúng ta cũng nên giải thích rõ chức năng ngữ pháp của từng từ. Vì đây là một
cách thức rất hữu hiệu để giúp cho học sinh hiểu rõ và sử dụng được từ này
khi sáng tạo nên những câu mới.
Thêm vào đó khi giới thiệu từ mới giáo viên nên đưa ra những ví dụ có sử
dụng từ này để học sinh hiểu được từ này được sử dụng như thế nào trong
tiếng Anh. Để các em nắm vững và sử dụng được từ mới này khi sáng tạo nên

câu mới.
Có những từ mới mà chúng ta không thể tách rời khi dạy cho học sinh, mà
phải dạy trong cụm từ, trong ngữ cảnh. Và giáo viên cần phải giải thích rõ
điều này cho học sinh.
Khi giới thiệu từ mới xong giáo viên nên kiểm tra việc nắm bài của học
sinh bằng cách đưa tình huống để học sinh sử dụng từ vừa học để tái tạo lại
những câu trong bài. Hoặc nếu trình độ lớp khá hơn chúng ta có thể yêu cầu
học sinh đặt câu có từ vừa học. Việc làm này vừa kiểm tra việc sử dụng từ vừa
học của học sinh kết hợp với việc ôn từ đã học trong các bài trước. Và đặc biệt
là khuyến khích học sinh dùng từ mới để thực hành nói tiếng Anh trong lớp.
Sơ đồ dưới đây toát lên tầm quan trọng của việc thực hành luyện tập tiếng
Anh:
- The Process of Vocabulary Expansion:
presented practice
+ Unknown > Passive Vocabulary >Active Vocabulary
looked up in
dictionaries
Besides, there is always an oppsite process regularly occurring in the
language learner’s memory.
little practice no practice
+ Active Vocabulary >Passive Vocabulary >Unknown
Ở Việt Nam chúng ta, việc học ngoại ngữ có nhiều hạn chế. Vì chúng ta
học ngoại ngữ trong điều kiện không có môi trường tiếng. Nghĩa là học sinh
chúng ta ít có cơ hội để thực hành ngôn ngữ ở ngoài đời thật. Vì chúng ta ít
được tiếp xúc với người bản xứ (người Anh, người Mỹ ). Hoặc là học sinh
chúng ta không đủ mạnh dạn để giao tiếp với người nước ngoài mặc dù các
em có rất nhiều từ mới và cấu trúc câu. Vì các em không có nhiều cơ hội nói
tiếng Anh hoặc nghe tiếng Anh được nói trong lớp. Vì vậy nhiệm vụ của
người giáo viên là bên cạnh việc dạy từ mới, giúp học sinh nhớ từ kĩ, hiểu
cách sử dụng của từ, thì giáo viên nên cho học sinh luyện tập ngôn ngữ bằng

cách : tùy thuộc vào trình độ của lớp mà cho các em đặt câu, sáng tạo và nói
những câu mới với những từ vừa được học, tập cho các em mạnh dạn đứng
trước lớp diễn đạt ý của mình bằng tiếng Anh. Đây là cách thức tốt nhất để
giúp học sinh ghi nhớ từ mới một cách hữu hiệu.
Bên cạnh đó giáo viên nên sử dụng tiếng Anh càng nhiều càng tốt trong
giờ học. Và tùy trình độ của lớp mà giáo viên cho học sinh thực hành tiếng
Anh như thế nào cho phù hợp để việc dạy từ mới của chúng ta đạt chất lượng
cao. Bên cạnh đó giáo viên có thể giúp học sinh nhận ra một số khác biệt nhỏ
của tiếng Anh của người Anh và tiếng Anh của người Mỹ: Người Anh khi nói
thường sử dụng phần khoang miệng và giữ giọng ấm, nên âm thanh phát ra
thanh toát, nhẹ nhàng. Trong khi đó người Mỹ có xu hướng sử dụng tối đa
vùng khoang hầu cho nên âm thanh phát ra hơi gắt, pha chút giật cục. Người
Anh và ngươi Mỹ phát âm không giống nhau đối với các nguyên âm O và A
và đối với phụ âm T, ngoài ra còn có một số trường hợp nghĩa của từ và ngữ
pháp giữa hai thứ tiếng Anh này cũng có sự khác nhau.
2.4.2. Những phương pháp dạy từ mới để gây hứng thú cho học sinh.
a) Các phương pháp giới thiệu từ.
a1) DÙNG VẬT THẬT
Đây là một thủ thuật hữu hiệu để dạy từ mới và thủ thuật này thích hợp để
giới thiệu cho học sinh những từ mới chỉ đồ vật trong lớp, quần áo, bộ phận
trong cơ thể, hoặc là những từ chỉ những đồ vật mà chúng ta có thể đem từ
ngoài lớp vào. Giáo viên có thể chỉ vào vật dùng câu hỏi để dẫn dắt học sinh
quan tâm đến từ mà chúng ta sắp học.
Giáo viên chỉ vào vật và hỏi:
Teacher : What is this in Vietnamese?
Pupil : It is “ cái bút”
Teacher : What’s this in English?
Pupil : A a
Teacher : It is a pen.
Thủ thuật này giúp học sinh nhớ từ mới nhanh chóng vì học sinh trực tiếp

thấy vật thật.
a2) DÙNG TRANH ẢNH
Chúng ta cũng có thể giới thiệu bằng cách dùng tranh ảnh kết hợp giảng
giải. Tranh ảnh có thể vẽ trực tiếp lên bảng, vẽ trước ở nhà, dùng hình gậy đơn
giảng, hoặc sử dụng tranh từ sách báo. Chúng ta chỉ vào tranh nói tình huống
để học sinh đoán nghĩa của từ.
Ví dụ: Hôm nay chúng ta dạy từ “ beach” chúng ta có thể dùng một tranh
vẽ về bờ biển có đông người
Giáo viên nói rõ ràng: “ Trong tranh này họ đang ở “beach” vậy khi nhìn
vào tranh các em có thể đoán được nghĩa “beach” trong tiếng Việt là gì
không?”
a3) DÙNG CỬ CHỈ, ĐIỆU BỘ
Chúng ta có thể dùng điệu bộ, hành động và những biểu lộ trên nétt mặt để
giới thiệu từ mới cho học sinh, chúng ta còn dùng phương pháp này với hầu
hết những động từ chỉ hành động và một số tính từ chỉ trạng thái
Dạy từ bằng trực quan là một phương pháp rất hiệu quả. Nó nhanh chóng,
thú vị và tạo được ấn tượng trong lơp. Dĩ nhiên không phải tất cû mọi từ đều
có thể dạy bằng phương pháp trực quan, mà chúng ta chỉ nên sử dụng phương
pháp này đối với những từ mà chúng ta có thể giới thiệu cho học sinh một
cách nhanh chóng, dễ dàng.
a4) DÙNG VÍ DỤ
Chúng ta có thể giảng nghĩa của từ bằng cách đưa ra những ví dụ đơn giản.
Một ví dụ tốt để dạy từ là một ví dụ phải kiến thức một cách rõ ràng nghĩa của
từ đối với người chưa hề biết từ đó. Cách dạy từ bằng ví dụ đặc biệt hữu ích
với những từ trừu tượng như love, happines.
a5)DỊCH THẲNG RA TIẾNG VIỆT HAY TIẾNG MẸ ĐẺ CỦA HỌC
SINH
Đây là một phương pháp đơn giản nhất, rõ ràng nhất để dạy nghĩa của một
từ. Nhưng nếu chúng ta dịch thẳng ra như vậy sẽ không tạo được cho học sinh
một ấn tượng nào về từ mới và học sinhßẽ khó biết được cách dùng từ này

trong câu tiếng Anh. Để giúp cho học sinh hiểu được cách dùng này, sau khi
giáo viên dịch nghĩa, giáo viên cần cho một ví dụ có sử dụng từ này.
Hoặc thay vì nói nghĩa của từ cho học sinh, giáo viên có thể đưa tình huống
và yêu cầu học sinh đoán nghĩa. Việc này giúp chúng ta biêté rằng học sinh có
htể hiểu được nghĩa của từ hay không và khuyến khích học sinh nghe được từ
được sử dụng trong tiếng Anh.
a6) PHƯƠNG PHÁP GỢI MỞ
Là một phương pháp dùng để lôi cuốn cự chú ý học tập của học sinh vào
những gì chúng ta đang học bằng cách đặt câu hỏi gợi mở để học sinh nói lên
những gì chúng biết. Hay nói cách khác học sinh sẽ nhớ từ này lâu hơn vì giáo
viên đã tạo cho chúng những ấn tượng về đề tài này.
b) Phương pháp củng cố từ.
Một người giáo viên thành công trong công việc giới thiệu từ mới cho học
sinh là một cơ sở vững chắc cho học sinh. Song giáo viên ấy đã thành công
gấp bội nên trong phần củng cố giáo viên có thêm một vài trò chơi để giúp học
sinh nhớ từ mới kĩ hơn. Một số trò chơi có thể áp dụng trong vài phút sau của
giờ học.
b1) LAP THE BOARD (VỖ VÀO BẢNG)
- Giáo viên chọn 5 trong số từ mới vừa dạy ghi vào 2 khung giống nhau
trên bảng.
- Gọi hai tổ học sinh lên thi đua mỗi tổ 5 em, mỗi em mang một số thứ tự
1, 2, 3, 4, 5.
- Giáo viên gọi 2 em cùng một số đứng riêng ra chuẩn bị.
- Sau đó giáo viên đọc bằng tiếng Việt một trong số những từ mới tiếng
Anh trên bảng. Học sinh có nhiệm vụ tìm ra từ tiếng Anh có nghĩa tương ứng.
Em vỗ vào bảng trước là người chiến thắng. Tổ nào có nhiều bạn thắng hơn, tổ
đó sẽ thắng.
b2) BINGO
- Giáo viên viết 8 – 10 từ tiếng Anh vừa dạy xong lên bảng.
- Sau đó yêu cầu mỗi học sinh chọn 5 trong số những từ này ghi vào giấy.

- Giáo viên lần lượt đọc bằng tiếng Việt những từ có trên bảng.
- Học sinh đánh dấu (V) vào từ có trong giấy mà giáo viên đọc.
- Giáo viên cứ lần lượt đọc những từ trên bảng bằng tiếng Việt. Học sinh
nào có đánh dấu X đủ 5 từ trong giấy trước tiên đó là người chiến thắng.
b3) VOCABULARY RACE:
Mục đích:
Trò chơi này rất đơn giản không cần phải chuẩn bị nhưng rất thú vị vì
học sinh có động cơ thi đua trong học tập.
Cách tiến hành:
+ Giáo viên chọn hai học sinh từ hai nhóm khác nhau lên bảng. Giáo
viên chia bảng làm hai và cho học sinh thời gian cố định hai phút.
+ Học sinh viết những từ chúng đã học trong bài vào cột đúng. các bạn
còn lại trong nhóm cổ vũ bạn bằng cách nhắc câu trả lời cho đồng đội của
mình. Nhóm nào nhiều từ nhất thì thắng cuộc.
b4) ORGANIZING WORDS:
Mục đích:
Ôn từ mới, giúp học sinh luyện tập phân loại từ: danh từ, động từ, tính
từ, trạng từ, giới từ…
Cách tiến hành:
+ Giáo viên chọn một số từ trong một bài và viết vào “flipchart”.
+ Học sinh làm việc theo nhóm hay cặp để sắp xếp.
Ví dụ:
Bài 10: HEALTH AND HYGIENE – Sách Tiếng Anh 7:
Flipchart:
touch tidy surgery strange polish painful neglect iron
scared serious dentist harvest appointment fill cavity
Nouns Verbs Adjectives
surgery
dentist
harvest

appointment
cavity
touch
polish
neglect
iron
fill
serious
tidy
strange
painful
scared
b5) NETWORKS:
Mục đích:
Ôn lại những từ đã học trong các bài trước bằng cách đưa vào ngữ cảnh
để nhớ lâu hơn.
Cách tiến hành:
Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp hay nhóm. Chọn từ thích hợp trong
khung để điền vào mạng lưới từ đã cho:
Ví dụ: Khi thảo luận chủ đề “Những loại thức ăn em thích hoặc
không thích” học sinh có thể Brainstorm (lên dàn ý) như sau
sandwich beef vegetables
eggs food pork
chicken rice cucumber
Ví dụ:
Khi dạy bài 3: AT HOME – Tiết 2 – Phần A 2 - Trang 31 – Sách Tiếng
Anh 6, giáo viên có thể cho học sinh thảo luận chủ đề “Những vật dụng trong
phòng khách mà em biết”, học sinh có thể lên dàn ý như sau
a telephone a lamp a bookshelf
an armchair living-room a couch

a chair a television a stereo
Ví dụ: Hay khi dạy bài 3: AT HOME – Tiết 1 – Phần A1 -Trang 29 –30
Sách Tiếng Anh 7, giáo viên có thể giúp học sinh ôn tập lại từ vựng đã học khi
cho học sinh thảo luận chủ đề “Những đồ vật trong nhà tắm, nhà bếp… và
học sinh có thể lên dàn ý sau khi giáo viên giải thích cuộc sống tiện nghi, thoải
mái ở thành phố, thị trấn và xem tranh ảnh như sau:
washing machine dryer refrigerator
kitchen
dishwasher electric stove
a tub a sink
bathroom
a shower
rice milk beef
chicken food and drink
fish vegetables fruits
Ví d ụ:
Khi dạy bài 4: SCHEDDULES . Tiết 1 A1-1,4 –Trang 29 –31- Sách
Tiếng Anh 7, giáo viên có thể giúp học sinh vẽ sơ đồ các môn học trong nhà
trường:
Math Vietnamese language & Literature History
Biology Physics
Geography Subjects Fine Arts
Physical Education Civic Education
Music English Technology Chemistry
b6) NOUGHTS AND CROSSES
Mục đích:
Giúp học sinh đặt câu dùng từ mới học.
Cách tiến hành:
+ Giáo viên kẻ bảng có 9 ô.
+ Học sinh thực hành theo cặp. Một học sinh chép lại khung trên bảng

vào vở. Một em chọn “O” (noughts) và em kia chọn “X” (crosses). Một em
bắt đầu chọn từ và đặt câu. Nếu câu được đặt là câu đúng thì viết (O) hay (X)
vào khung. Học sinh nào có ba từ được đặt trong câu đúng, thẳng hàng (dọc,
ngang, chéo) là người chiến thắng.
Ví dụ:
coffee
O
rice
X
mangoes
O
potatoes coal
O
Rubber
silk
X
tea sugar
X
S1: (0) There is a black coal in Quang Ninh.
S2: (X) We eat a lot of rice.
S1: (O) I like mangoes very much.
S2: (X) She likes silk.
S1: (O) Would you like to have a cup of coffee?
S2: (X) How much is a kilo of sugar?
b7) JUMBLED WORDS:
Mục đích:
Luyện tập viết từ mới.
Cách tiến hành:
+ Giáo viên viết 5 hay 6 từ theo trật tự lộn xộn.
+ Giáo viên cho học sinh biết chủ đề để giúp chúng đoán. Sau đó mời

lên bảng sửa.
Ví dụ:
Chủ đề: clothes
rsesd = dress bseluo = blouse
tshri = skirt stsruoer = trousers
b8) FINDING FRIENDS
Mục đích:
Dùng thủ thuật hay trò chơi này khi từ mới được dạy có phần liên kết
giữa tính từ với danh từ, hoặc những từ theo sau động từ hay danh từ…
(collocation problems).
Cách tiến hành:
+ Giáo viên kẻ bảng và yêu cầu học sinh ( ♦ ) mà chúng nghĩ là “đi’ với
nhau (go together).
Ví dụ: dark eyes; dark hair…
Nếu từ nào không “đi” được thì chúng bỏ trống. Nếu không chắc cắn
thì (?), ví dụ: black hair (?).
Vì thường mất nhiều thời gian để kiểm tra nên giáo viên chú ý đến
những chỗ mà học sinh hay sai hoặc (?) do ảnh hưởng của tiếng phổ thông
hoặc tiếng Bahnar-tiếng mẹ đẻ của các em.
eyes nose Hair
big
♦ ♦
small
long

short
dark

black


b9) MY SHOPING BASKET
Mục đích:
Luyện tập từ vựng về các chủ đề: thức ăn, quần áo…
Cách tiến hành:
+ Một học sinh bắt đầu một câu bằng cách nói về một thứ mà em có.
+ Học sinh thứ hai lặp lại và thêm một cái khác.
Ví dụ:
Chủ đề : Fruit
S1: In my basket, I’ve got an apple.
S2: In my basket, I’ve got an apple and an orange.
S3: In my basket, I’ve got an apple, an orange and a mango.
S4: …
b10) ORDERING
Mục đích:
+ Giúp học sinh nhận ra cách phát âm từ mới và luyện kỹ năng nghe.
+ Giúp học sinh biết được từ trong ngữ cảnh như thế nào.
Cách tiến hành:
+ Giáo viên dạy từ mới và viết theo trật tự lộn xộn.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh ghi vào vở. Đọc hay kể câu chuyện có
những từ đó.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh sắp xếp trật tự từ bằng cách đánh số:
(to) get up 5
(to) go to bed 6
(to) feed 3
Mr. HNAIH works on a
farm. He plants the rice.He
feeds the animals.He grows
(to) work 1
(to) plant 2
(to) grow 4

vegetables. He gets up early and
goes to bed late.
b11) GUESS THE PICTURE
Mục đích:
Giúp học sinh luyện tập từ mới một cách có ý nghĩa.
Cách tiến hành:
+ Giáo viên chuẩn bị tranh theo cỡ giấy A
4
.
+ Giáo viên mời một học sinh lên trước lớp và chọn một trong nhiều
bức tranh. Bảo đảm các bạn khác trong lớp không thấy bức tranh đó. Nhưng
học sinh ngồi trong lớp đoán tranh bằng cách hỏi: “Is it a __?”
+ Học sinh đầu tiên đoán đúng tranh thì mờ lên bảng chọn một tranh và
trò chơi tiếp tục.
b12) MATCHING
Mục đích:
Giúp học sinh biết cách nối các từ mới với định nghĩa từ đó bằng tiếng
Anh, tranh ảnh hay tiếng Việt hoặc tiếng Bahnar tương đương nhằm để tiết
kiệm thời gian cho hoạt động sao đó.
Cách tiến hành:
+ Giáo viên viết từ mới ở cột trái của bảng. Sau đó giáo viên viết phần
định nghĩa hay tranh vẽ ở cột phải.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng và nối kết từ với định nghĩa hoặc
tranh bằng cách vẽ một đường nối giữa từ và định nghĩa hay tranh ảnh. Bốn
hay năm học sinh có thể lên bảng đồng thời. Kiểm tra phần làm của học sinh
bằng cách hỏi cả lớp “ Do you agree? “
Ví dụ:
Khi dạy từ vựng bài 7 – THE WORLD OF WORK – Tiết 4. Phần B 1.
The worker – Trang 76 –77 - Sách Tiếng Anh 7, giáo viên trình bày từ vựng
lên bảng trên bảng phụ dưới đây:

Matching:
A B
A teacher * * works on a farm.
A doctor * * does the housework.
A journalist * * teaches in a school.
A housewife * * takes care of sick people.
A farmer * * writes for a newspaper.
A worker * * worker in a factory.
Giáo viên tiến hành hướng dẫn học sinh thực hiện theo các bước đã
trình bày ở trên. Có thể cho các em làm việc theo nhóm 4, sau thời gian qui
định mỗi nhóm nộp phiếu học tập và cử đại diện lên trình bày kết quả của
nhóm mình trước lớp.
b13) LAP THE BOARD
Mục đích:
Giúp học sinh nhận ra từ mới bằng cách lắng nghe từ giáo viên đọc và
kiểm tra việc hiểu nghĩa từ mới.
Cách tiến hành:
+ Khi dạy từ vựng bài 4 –BIG OR SMALL – Tiết 4. Phần C 1-2.
Getting ready for school – Trang 49- Sách Tiếng Anh 6, giáo viên viết từ vựng
lên bảng như hình vẽ dưới đây:


+ Giáo viên mời hai học sinh lên bảng, bảo đảm khoảng cách từ bảng
đến hai em này bằng nhau.
+ Giáo viên hô: “đi đến trường”.
+ Hai em phải chạy nhanh đến bảng để vỗ – “slap” và ô “go to
school”. Em nào vỗ vào trước ô “go to school” là thắng.
* Tương tự như vậy đối với các từ khác. Em nào “slap” nhiều từ trước
nhất là thắng cuộc. Hình thức này tương tự như trò chơi “cướp cờ” mà học
sinh thường chơi vào các giờ sinh hoạt ngoài trời.

wash my face
thuång
get dressed
brush my teeth
get up
go to school
have
breakfast
* Hoặc tương tự khi dạy bài 9 -A FIRST-AID COURSE – Tiết 1.
Getting started & Listen and Read – Trang 80 – 81- Sách Tiếng Anh 8, sau khi
dạy các từ:
Emergency (n): tình trạng khẩn cấp, cấp cứu (giải thích nghĩa
của từ)
Ambulance (n): xe cứu thương (tranh)
Conscious (adj): còn tỉnh, tỉnh táo >< unconscious (adj): bất tỉnh
Bleeding badly (v): chảy máu (nhiều)
Giáo viên cũng có thể kiểm tra viêïc nhớ từ của học sinh bằng
trò chơi tương tự để gây hứng thú cho học sinh.

b14) WHAT AND WHERE
Mục đích:
Giúp học sinh nhớ từ mới hay ôn lại từ đã học.
Cách tiến hành:
+ Trước khi dạy tiếp bài 4 –BIG OR SMALL – Tiết 5. Phần C 1 và 3.
Getting ready for school – Trang 49- Sách Tiếng Anh 6, giáo viên gợi mở giúp
học sinh đưa ra từ và viết từ vựng mà các em đã học ở tiết trước vào các ô trên
bảng như hình vẽ dưới đây:


wash my face

thuång
brush my teeth
get up
go to school
have
breakfast
Emergency
unconscious
Conscious
Bleeding
badly
ambulance
+ Giáo viên viết lần lượt các từ vào trong vòng tròn.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và sau đó giáo viên lần lượt xoá các
từ nhưng không xoá các ô nền.
+ Giáo viên chỉ vào các ô không có từ, yêu cầu học sinh đọc và nhớ từ.
Tiếp tục như vậy cho đến khi các ô nền bị xoá sạch các từ viết bằng tiếng Anh.
+ Sau đó giáo viên yêu cầu một vài học sinh đồng thời lên bảng và viết
lại những từ đã bị xoá
b15) RUB OUT AND REMEMBER
Mục đích:
Giúp học sinh nhớ từ mới.
Cách tiến hành:
Sau khi đã hoàn thành phần trình bày từ mới, giáo viên để lại phần tiếng
Việt hay tranh ảnh.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh đóng sách vở lại; lần lượt xoá từng từ
(phần tiếng Anh) để lại phần tiếng Việt hay tranh ảnh.
+ Giáo viên chỉ vào phần tiếng Việt hay tranh và hỏi học sinh: “What’s
this in English?”.
Khi tất cả các từ tiếng Anh đã được xoá hết, giáo viên chỉ vào từ tiếng

Việt hay tranh theo trật tự lộn xộn và yêu cầu học sinh đọc từ đó bằng tiếng
Anh. Nếu có thời gian, yêu cầu học sinh lên bảng và viết lại bằng tiếng Anh
(không được xem sách vở).
b16) HANG MAN
Mục đích:
Luyện tập đoán từ vựng đã học.
Cách tiến hành:
+ Giáo viên chọn một từ và cho học sinh biết từ đó có bao nhiêu
“letters” bằng cách viết bấy nhiêu ( _ ). Mỗi ( _ ) thay cho một chữ
cái – “a letter”. Giáo viên đừng nói hay viết từ đó ra.
Ví dụ: ( HAIR) 5
- Học sinh đọc 1 “letter” trong từ đó. 6
A
8
7 4
- S
s
-> “A” giáo viên ghi __ __ __ __ 9
___
- S
s
-> “S” giáo viên vẽ 1
___ 2 10 11 3
- S
s
-> “B” giáo viên vẽ tiếp 1 2
1
- Trò chơi kết thúc khi giáo viên vẽ từ 1 -> 11 nếu học sinh không đoán
ra thì học sinh thua, còn học sinh đoán ra trước khi giáo viên vẽ nét thứ 11 thì
các em thắng.

b17) WORD BUILDING
Mục đích:
Luyện tập viết từ, kiểm tra từ vựng của học sinh.
Cách tiến hành:
+ Giáo viên viết một từ dài lên bảng. Cho học sinh 2 phút chuẩn bị.
+ Học sinh dùng từ gốc giáo viên cho để biết nhiều từ khác nhau. Hoạt
động này thực hiện theo cặp hay cá nhân.
Ví dụ:
learn ran earn lap no

pan AEROPLANE real
an
plane lane plan pen
ran for rat fat rot mat mint

nit INFORMATION in
on an
if onion
nor f ort no form not of tin fit
b18) WORD GROUP ACTIVITIES
Mục đích:
Sắp xếp từ theo nhóm là cách thức tuyệt vời để học ngôn ngữ hay để
củng cố.
Cách tiến hành:
+ Giáo viên phân học sinh theo nhóm 5 em. Cho mỗi nhóm một số từ và
yêu cầu chúng sắp xếp chủ điểm đã cho.
+ Cho thời gian 3 phút để các nhóm sắp xếp và yêu cầu học sinh dừng
lại khi thời gian đã hết dù các em đã hoàn thành hay chưa.
+ Thay vì giáo viên đưa ra câu trả lời, gọi một học sinh trong một nhóm
nói về cách sắp xếp của nhóm đó. Hỏi các nhóm khác có thống nhất với ý kiến

đó hay không.
In the
kitchen
In the
bathroom
In the
bedroom
In the
living-room
Cooker Shampoo Bed Armchair
Frdge Shower Blanket Bookcase
Frying pan Soap Dressing table Cooffee table
Kettle Toobrush Pillow Sofa
Plates Towel Wardrobe C.D player
Sau khi giới thiệu kết hợp nhiều phương pháp cho học sinh phần từ mới và
nghĩa cách dùng cho học sinh đọc từ mới, đọc bài chúng ta nên giúp học sinh
củng cố phần từ mới trên lớp bằng cách đóng lại bài đối thoại mở. Nghĩa là
chúng ta để trống một vài từ mới trong bài để học sinh nhớ và điền từ đó vào
trong khi đóng vai trò lại bài đối thoại.
Hoặc trình độ của lớp khá hơn giáo viên có thể cho học sinh tình huống
mới của bài bằng tiếng Việt để học sinh nói bằng tiếng Anh.
-Như vậy chúng ta có thể vừa kiểm tra việc học sinh hiểu nghĩa của từ vừa
biết được học sinh có thể sử dụng được từ vừa học để tái tạo lại câu hoàn
chỉnh.
2.4.2. Đối với học sinh Trung học cơ sở.
Qua trao đổi với một số giáo viên và kinh nghiệm học từ mới của bản thân
tôi có một số ý như sau:
- Học theo bốn tiêu chuẩn: speling (cách viết), pronunciation (cách đọc),
meaning/s (nghĩa) và use/s (cách dùng). Sở dĩ phải học theo các tiêu chuẩn
này vì tiếng Anh vay mượn từ rất nhiều từ các ngôn ngữ khác nên gần như

không có nguyên tắc thống nhất cho cách viết và đọc. Ví dụ: Believe (đọc i:),
receive (i:), break (ei), speak (i:), lead (e) (nghĩa : chì), lead (i:) (nghĩa : dẫn
dắt, lãnh đạo) Về nghĩa và cách dùng thì một từ có rất nhiều nghĩa và cách
dùng khác nhau, không tìm hiểu kỹ thì sẽ lẫn lộn nghĩa và cách dùng. Từ có
thể thay đổi nghĩa trong từng ngữ cảnh tình huống khác nhau. Nếu bạn chịu
khó tham khảo thêm sách bên ngoài, sách giáo khoa (tùy theo khả năng) tôi
chắc rằng bạn có thể phát triển được vốn từ vựng của mình của bạn và hiểu
được nhiều cách sử dụng của từ mà bạn đã từng học. Ví dụ: Trước đây tôi chỉ
biết “ book” (n) là sách chứ tôi chưa biết “book” (v) nghĩa là đặt trước.
- Bạn hãy viết từ mới ở tất cả những nơi nào bạn có thể đọc chúng một
cách dễ dàng hàng ngày. Ví dụ trên bảng, trên cửa phòng
- Học từ mới bằng cách viết nhiều lần là một cách hữu hiệu song việc học
này sẽ hiệu quả hơn nếu trong khi viết bạn đọc to và phát âm chuẩn từ này. Vì
như vậy sẽ giúp bạn nhớ từ lâu hơn và bạn sẽ nắm vững được cách phát âm
của nó để sử dụng trong giao tiếp sau này.
- Khi học một từ mới hãy tập đặt câu với từ này, vì đây là cách biến từ mới
thành từ chủ động của mình.
- Bạn không nên đọc từ mới theo cách đọc tiếng Việt vì điều đó rất dễ làm
cho bạn nhầm lẫn trong khi nói và nghe tiếng Anh.
- Bên cạnh việc học nghĩa của từ, cách phát âm của từ nên học cả chức
năng của từ để tiện cho việc sử dụng chúng sau này.
- Học thêm các affixes (tiếp tố) gồm prefixes (tiếp đầu ngữ) và sufixes (tiếp
vĩ ngữ). Cách học này giúp người học đỡ công tra từ điển nhiều. Ví dụ: un-
happi-ness (gốc happy (adj), thêm ness vào đuôi, nó thành ra danh từ (hạnh
phúc), thêm un vào đầu, nó có nghĩa ngược lại (không), unhappiness: sự
không có hạnh phúc-đau khổ.
- Học từ theo nhóm từ có liên quan. Ví dụ: house (nhà), những từ tương tự:
building, quarters, cottage, bungalow, mainsion , những từ có liên quan như:
build (xây), buy-sell-rent (mua-bán- thuê), rental (tiền thuê), landlady,
landlord (chủ nhà cho thuê), tenant (người thuê), lease (hợp đồng thuê nhà)

Tương tự khi học một từ bạn nên ôn từ đó với những từ có liên quan đến từ
đó. Ví dụ bạn học từ “ family” bạn sẽ có những từ liên quan như : father,
mother, sister, brother v.v
- Học thêm từ đồng nghĩa, phản nghĩa (synonym-antonym). Ví dụ: happy,
glad, pleased, delighted (từ đồng nghĩa - synonym); unhappy, sad, sorry,
depressed (từ phản nghĩa - antonym). Dĩ nhiên người họccần hiểu rõ rằng
giống nghĩa chỉ là tương đối mà thôi, chứ không hoàn toàn vì còn có những

×