Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

bản chất và tác động của chính sách cấp sổ đỏ cho nông dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.66 KB, 26 trang )

Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do đề cập tới chủ đề.
Cùng với quá trình hội nhập của đất nước, Nông nghiệp, Nông thôn Việt
Nam cũng đang từng bước đổi mới.
Sản xuất hàng hóa từ chỗ tự cấp tự túc đã chuyển sang sản xuất theo nhu
cầu thị trường. Mọi nguồn lực đầu vào trong đó quan trọng nhất là đất cũng dần
mang tính thị trường. Thị trường đất đai nói chung hình thành và phát triển trước
khi luật Đất đai năm 1993 được ban hành. Thị trường đất nông nghiệp , nông
thôn phát triển mạnh cùng với quá trình chuyên môn hóa sản xuất theo hộ. Đặc
biệt trong giai đoạn hiện nay, khi nhà nước đang có những nchính sách thúc đẩy
phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư đòi hỏi nhiều diện tích đất cho phát triển
các khu công nghiệp , khu chế xuất thì vấn đề đất đai nông nghiệp, nông thôn lại
càng trở nên bức thiết.
Để đảm bảo quyền lợi cho người nông dân, chính sách cấp sổ đỏ cho đất
nông nghiệp- nông thôn đã ra đời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình mua bán,
chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng, giúp người nông dân chủ động
trong việc lập kế hoạch sản xuất, vay vốn để mở rộng quy mô . Chính sách này
tác động ra sao tới đời sống của bà con nông dân nói riêng và nền kinh tế xã hội
nói chung, chúng tôi đi tìm hiểu chuyên đề:
“ Bản chất và tác động của chính sách cấp sổ đỏ cho nông dân”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về bản chất, cơ sở khoa học của chính sách
cấp sổ đỏ cho nông dân.
- Thảo luận thực tiễn vấn đề cấp sổ đỏ cho nông dân trên thế giới và ở
nước ta.
- Đề xuất định hướng chính sách
1
Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Giai đoạn từ khi luật đất đai 1993 được ban hành cho tới nay.


- Không gian: Trên phạm vi cả nước ( chủ yếu là nông thôn Việt Nam) ,
ngoài ra còn đề cập tới một số nước Xã Hội Chủ Nghĩa khác trên thế giới.
Chủ đề nghiên cứu: Nghiên cứu về bản chất của chính sách cấp sổ đỏ cho nông
dân và những tác động của nó.
1.4. Phương pháp thu thập thông tin
Dựa trên nguồn thông tin đã công bố , có sử dụng những thông tin mới.
1.5. Phương pháp phân tích chính sách
- Phân tích thặng dư người sản xuất
- Phân tích thặng dư người tiêu dùng
- An sinh xã hội.
2
Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm.
Với mọi quốc gia, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước đóng vai trò là
đại diện chủ sở hữu. Về quyền sử dụng thì tùy theo hoàn cảnh xã hội và chính trị
của mỗi quốc gia mà trao quyền sử dụng, quản lý cho cá nhân, cho các hộ ở các
mức độ khác nhau.
Quyền sở hữu: Bao gồm quyền quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định
đoạt của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu có đủ ba quyền là
quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản.
Quyền sử dụng: Quyền sử dụng là quyền của chủ sở hữu khai thác công dụng,
hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, chỉ là một trong ba quyền của chủ sở hữu.
Quyền sử dụng đất: Là quyền của người chủ sở hữu khai thác công dụng,
hưởng hoa lợi, lợi tức từ đất, chuyển nhượng, mua, bán, cho thuê vv. Đây là một
trong ba quyền của chủ sở hữu.
Sổ đỏ: Là GCN quyền sử dụng đất cấp theo Nghị định 181
(29-10-2004) của Chính phủ về việc thi hành Luật Đất đai
năm 2003 .
Giấy hồng: Là GCN quyền sở hữu nhà ở và GCN quyền sở

hữu công trình xây dựng cấp theo Nghị định 95 (15-7-
2005) của Chính phủ .
Giấy xanh: Là GCN đăng ký BĐS dùng để đăng ký tài sản gắn liền với đất.
Chính sách cấp sổ đỏ: Nằm trong luật Đất đai, nhằm trao quyền sử dụng đất
hợp pháp vào tay người dân.
2.2. Đặc điểm
3
Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16
Chính sách cấp sổ đỏ cho nông dân nhằm hiện thực hóa quyền sử dụng đất
của người nông dân đã được quy định trong Luật đất đai do chính phủ ban hành.
Tính từ năm 1987 trở lại đây, Việt Nam đã ban hành 5 Bộ Luật về đất đai.
Bộ luật đất đai đầu tiên của Việt Nam được ban hành năm 1987
Gồm 6 chương và 57 điều trong đó có điều khoản quy định:
- Giao đất cho các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất và cá nhân để sử dụng lâu
dài vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp;
- Giao đất chưa sử dụng cho các tổ chức và cá nhân sử dụng có thời hạn
hoặc tạm thời để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp;
- Giao đất khu dân cư nông thôn cho nhân dân làm nhà ở theo kế hoạch
đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành
chính tương đương xét duyệt.
Việc chuyển quyền sử dụng đất đai chỉ thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Khi hộ nông dân vào hoặc ra hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp;
- Khi hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp và cá nhân thoả thuận đổi
đất cho nhau để tổ chức lại sản xuất;
- Khi người được giao đất chuyển đi nơi khác hoặc đã chết mà thành viên
trong hộ của người đó vẫn còn tiếp tục sử dụng đất đó.
Bộ luật đất đai năm 1993( và luật sửa đổi bổ sung năm 1998 và 2001)
Là một trong những đạo luật quan trọng thể hiện đường lối đổi mới của
Đảng và Nhà nước ta. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện Luật Đất đai

là tích cực, thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần ổn định chính trị - xã hội.Bộ
luật này ra đời đã khắc phục nhiều những bất cập của bộ luật năm 1987, gồm 7
chương và 89 điều.
4
Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16
Trong bộ luật này có điểm tiến bộ hơn bộ luật trước là : Nhà nước giao đất cho
các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Thời hạn giao đất sử
dụng ổn định lâu dài để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản là 20 năm, để
trồng cây lâu năm là 50 năm. Khi hết thời hạn, nếu người sử dụng đất có nhu cầu
tiếp tục sử dụng và trong quá trình sử dụng đất chấp hành đúng pháp luật về đất
đai thì được Nhà nước giao đất đó để tiếp tục sử dụng.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo các quy
định sau đây:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan quản lý đất đai ở Trung
ương phát hành;
- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất thì cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp Chính phủ quyết định giao đất thì Uỷ
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất;
- Trong trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân không cùng một hộ gia đình
hoặc không cùng một tổ chức sử dụng, thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
được cấp đến từng tổ chức, từng hộ gia đình, từng cá nhân.
Luật Đất đai năm 2003
Quy định Nhà nước giữ quyền định đoạt cao nhất đối với đất đai bằng việc
thực hiện những quyền năng cụ thể là: quyết định mục đích sử dụng đất thông qua
việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy định thời hạn sử dụng đất, giao đất,
cho thuê đất, thu hồi đất, định giá đất. Trên cơ sở đó, Luật Đất đai đã quy định cụ
thể nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và của từng
cấp chính quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ của người đại diện. Nhà nước có
quyền hưởng lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính về đất đai, như thu

tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thu thuế sử dụng đất;, thuế thu nhập từ chuyển
5
Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16
quyền sử dụng đất; điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của
người sử dụng đất mang lại. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng
đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối
với người đang sử dụng đất ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của họ đối với
chủ sở hữu đất đai. Với việc làm rõ vai trò của Nhà nước là người đại diện chủ sở
hữu toàn dân về đất đai, Luật Đất đai đã phân định rõ ranh giới giữa quyền của
chủ sở hữu đất đai với quyền của người sử dụng đất, nâng cao nhận thức của
người sử dụng đất về nghĩa vụ của họ đối chủ sở hữu đất đai
( />Bộ luật đất đai mới nhất đang được quốc hội thảo luận và dự định sẽ
hoàn thành vào năm 2015. Trong bộ luật này, chính phủ dự kiến việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cùng với quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền
với đất; việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, sắp xếp công ăn việc làm của người
bị thu hồi đất Ngoài ra sẽ đổi mới hệ thống tài chính đất đai, thực hiện miễn,
giảm các nghĩa vụ tài chính cho những người được cấp “giấy đỏ” lần đầu.
Nhìn chung chính sách cấp sổ đỏ cho đất nông nghiệp và nông thôn của
chính phủ là hoàn toàn phù hợp với giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Trong
quá trình sửa đổi và ban hành luật mới, chính phủ đã quan tâm sát hơn tới lợi ích
của người nông dân . Mặc dù vậy, dù chặt chẽ tới đâu, những bộ luật, những chính
sách này cũng vẫn còn những bất cập, thiếu sót cần bổ sung và tiếp tục điều chỉnh.
Có thể nêu ra một số dẫn chứng , trong năm 2007 và đầu năm 2008 xảy ra khá
nhiều vụ người dân gởi đơn thư khiếu nại có liên quan tới quyền tài sản, nhà đất
của người dân, việc đền bù, giải tỏa, chuyển đất ruộng thành đất kinh doanh vv.
Người dân từ nông thôn kéo nhau lên tận thành phố để khiếu kiện tập thể gây búc
xúc trong dư luận. Hay xoay quanh việc giao đất cho nông dân. Tại sao có thể
giao đất cho những nhà tư bản ( trong và ngoài nước) tới 50 năm mà ruộng đất
6
Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16

giao cho nông dân bị giới hạn canh tác trong 20 năm, hay các nhà tư bản có
quyền có quyền tùy nghi khai thác, chuyển đổi mục đích sử dụng trong khi người
nông dân chỉ được trồng trọt , cấy cày trên mảnh đất được giao đó.
Trên đây là một số đặc điểm về chính sách cấp sổ đỏ cho nông dân nói
riêng và chính sách về đất đai nói chung. Có những đổi mới tích cực, xong cũng
vẫn còn những hạn chế cần khắc phục .
2.3. Nhân tố ảnh hưởng
Có khá nhiều nhân tố ảnh hưởng tới chính sách cấp sổ đỏ cho đất nông
nghiệp và nông thôn, trong đó có một số nhân tố chính như sau :
SĐ1: Sơ đồ nhân tố tác động
Chính sách
Cơ quan ban
hành CS
Người tiếp
nhận CS
Biến động của
nền kinh tế
Đơn vị thực
thi CS
Nông dân
Người dân
nông thôn
ĐVSXKD
NN
Kinh tế phát
triển
Giá cả biến
động
Cơ cấu ngành
thay đổi

7
Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16
Đơn vị ban hành Luật, chính sách: Chính phủ là người đề ra Luật, chính sách,
sau đó đưa ra quốc hội để bàn bạc thảo luận có sự tham gia đóng góp ý kiến của các
cử tri . Khi đã thống nhất , thủ tướng chính phủ là người ký quyết định ban hành.
Đơn vị thực thi chính sách: Là các sở TNMT & NĐ , UBND các tỉnh, thành phố
Người tiếp nhận chính sách: Là mọi cá nhân tổ chức có quốc tịch Việt Nam,
hiện đang sinh sống trên lãnh thổ Việt nam, những cá nhân , tổ chức nước ngoài
có trụ sở tại Việt Nam đã có sự đồng ý của những cơ quan có thẩm quyền phía
Việt nam mà công việc của họ có liên quan tới đất đai nông nghiệp và nông thôn
Nhóm nhân tố thứ tư là sự biến động của nền kinh tế. Sự thay đổi về tỷ trọng
các ngành trong nền kinh tế quốc dân, sự biến động của giá cả , quá trình thu hút
vốn đầu tư, phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị hóa vvv đều ảnh hưởng
không nhỏ tới quá trình ban hành và thực thi chính sách.
2.4 Tác động của chính sách
SĐ 2: Đối tượng chịu tác động của chính sách
Chính
sách
Thặng dư
người TD
An sinh
XH
Thặng dư
người SX
Nông
nghiệp
Nền kinh
tế
8
Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16

Nền kinh tế là hệ thống các hoạt động của con người liên quan tới sản
xuất, phân phối, trao đổi hàng hóa dịch vụ trong một quốc gia hoặc một khu vực
địa lý nhất định.
Người sản xuất ở đây không chỉ là người nông dân mà còn là những doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ vv
Người tiêu dùng cũng không đơn thuần là người dân mà còn là những đơn
vị sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng.
An sinh xã hội là lợi ích tổng thể mà xã hội đạt được ( tổng thặng dư người
sản xuất và thặng dư người tiêu dùng )
Thặng dư người tiêu dùng là sự chênh lệch giữa lợi ích của người đó khi
tiêu dùng một đơn vị sản phẩm hàng hóa với chi phí mà anh ta bỏ ra.
Thặng dư người sản xuất là phần chênh lệch giữa chi phí mà người đó bỏ
ra với phần anh ta thu được.
Mô hình tác động của chính sách tới thặng dư người sản xuất và tiêu dùng
P
1
P
2
S
1
S
2
D
P
Q
Q
2
a
b
c

d e
f
9
Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16
PHẦN III: THỰC TIỄN VỀ CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM
3.1.Đặc điểm ở Việt Nam
3.1.1. Kinh tế- Xã hội
Nền kinh tế Việt nam từ trước tới nay vẫn luôn lấy nông nghiệp là chủ
đạo. Mặc dù trong quá trình phát triển của đất nước nói chung và nền kinh tế nói
riêng, tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu hướng giảm, nhường chỗ cho phát triển
công nghiệp thương mại dịch vụ, xong những đóng góp của nó vẫn rất lớn.
Nông nghiệp Việt Nam có khá nhiều điều kiện để phát triển, đặc biệt là khí hậu
và thổ nhưỡng. Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long là hai khu
vực sản xuất chính với sản lượng khá cao. Mặc dù vậy, kỹ thuật canh tác cùng
với công nghệ lạc hậu là hai nguyên nhân chính dẫn tới sự lãng phí tài nguyên
.Chất lượng nông sản không cao. Nông sản Việt nam xuất khẩu chủ yếu chỉ là
nhiều về mặt số lượng còn chất lượng chưa cao, mẫu mã còn kém, chưa xây
dựng được thương hiệu. Các loại nông sản xuất khẩu chủ yếu là chè, cao su, cà
10
Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16
phê, gạo, tiêu, điều, thủy hải sản. Gia nhập WTO, nông nghiệp Việt nam phải đối
mặt với khá nhiều thách thức .
Công nghiệp phát triển chậm và tụt lại rất xa so với các nước trong khu
vực. Chủ yếu chỉ có khai thác khoáng sản và xuất khẩu ở dạng thô. Nổi lên là
ngành sản xuất sắt thép phục vụ xây dựng xong sản lượng rất thấp, không đáp
ứng đủ nhu cầu trong nước. Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, nhà nước đón
nhận nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp
trong nước. Điển hình là sự xuất hiện khá nhanh chóng của các khu công nghiệp,
khu chế xuất.
Thương mại và dịch vụ mới chỉ phát tiển mấy năm trở lại đây, khi mà quá

trình giao thương với các nước trong và ngoài khu vực được khai thông cùng với
quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ.
Người dân Việt nam cần cù, ham học hỏi. Quá trình lao động vẫn mang
tính truyền thống là chính.
Đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế , đời sống của người dân cũng
cải thiện rõ rệt. Nhu cầu về nâng cao chất lượng cuộc sống và chăm sóc sức khỏe
cộng đồng luôn là mục tiêu hướng tới.
3.1.2 Đất nông nghiệp
Việt nam có 2 vùng sản xuất nông nghiệp lớn là ĐBSH và ĐBSCL.
Đất nông nghiệp ở vùng ĐBSH chiếm 50% diện tích. Đất được phù sa sông
Hồng và sông Thái Bình bồi đắp tuy màu mỡ nhưng lại phân tán, manh mún nền
sản lượng không ổn định. Do quá trình canh tác lạc hậu, lạm dụng quá nhiều thuốc
bảo vệ thực vật nên diện tích đất đang bị vôi hóa bạc màu tăng mạnh. Quá trình đô
thị hóa nhanh cũng làm giảm đáng kể diận tích đất nông nghiệp
ĐBSCL với diện tích gấp 2,7 lần ĐBSH và hàng năm cũng được phù sa
của sông Tiền và sông Hậu bồi đắp .Là vùng sản xuất lúa lớn nhất nước ta
11
Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16
nhưng hiện nay đất nông nghiệp có nhiều diện tích bị nhiễm mặn do sự xâm hại
của nước biển, nhiễm phèn.
3.2.Thực tiễn chính sách
Ở Việt Nam, khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Luật đất đai năm
1993 và sửa đổi năm 1998, Luật đất đai năm 2003 đã khẳng định các hộ, các cá
nhân được quyền: chuyển nhượng, chuyển đổi, thế chấp, thừa kế, cho thuê, cho
thuê lại, góp vốn đầu tư, cho tặng, bảo lãnh quyền sử dụng đất.
Để có các quyền trên, các hộ và các cá nhân phải có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Do đó việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất- “sổ đỏ”
là một chính sách cần phải làm của Chính phủ. Chính sách “sổ đỏ” cho người
dân góp phần cải thiện tính hiệu quả lẫn tính công bằng.
Theo báo cáo từ các địa phương cho biết, đến nay cả nước đã có 37 tỉnh,

thành phố cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt trên 70% diện tích các loại
đất chính, trong đó 13 địa phương đạt trên 90%, 14 tỉnh đạt từ 80-90%.
Tính từ năm 2005 đến đầu tháng 10/2007, cả nước đã cấp gần 1,5 triệu giấy
chứng nhận đất nông nghiệp với diện tích 474.000 ha, tăng 12% so với trước đó,
nâng tổng số giấy chứng nhận đất nông nghiệp lên 13,7 triệu giấy với diện tích
7,5 triệu ha.
Đối với đất nông nghiệp, trong 3 năm qua việc cấp giấy đã tăng 45% so
với trước, tổng cộng có 1,1 triệu giấy với diện tích 8,1 triệu ha, đạt 62,1% tổng
diện tích cần cấp giấy. Đất nuôi trồng thủy sản đạt 642.000 giấy với 478.000
ha,đạt 8,3%.
Vấn đề được quan tâm là cấp giấy chứng nhận đất ở cũng đạt được tiến độ
đáng kể. Đất ở nông thôn 3 năm qua cũng đạt tốc độ tăng 25,7% về tiến độ cấp
giấy chứng nhận, nâng tổng số giấy cấp lên 11,7 triệu giấy với diện tích
383.165ha, đạt 76,5%. Từ ngày 1/7/2006, loại đất ở tại đô thị và nông thôn được
12
Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16
cấp đồng thời cả giấy chứng nhận đối với sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho
người có nhu cầu theo Luật nhà ở. Cấp giấy chứng nhận cho đất chuyên dùng
tăng mạnh nhất với 85,1%, nâng tổng số lên 71.879 giấy với diện tích 208.828
ha, đạt 37,4%.
Vấn đề cải cách hành chính trong tiến trình làm thủ tục cấp sổ đỏ được
thực hiện. Chế độ một của được thực thi, trách nhiệm của người nộp hồ sơ được
nâng cao. Giảm bớt các thủ tục rườm rà.
Tuy nhiên song song với những tiến bộ đạt được so với trước thì vẫn tồn
tại những yếu kém do nhiều nguyên nhân khiến cho quá trình đưa chính sách
vào thực tiễn gặp khó khăn.
- Thứ nhất là từ phía cơ quan ban hành chính sách.
Đối với những cơ quan ban hành chính sách , việc nắm bắt thực tế tình
hình là vô cùng quan trọng. Nếu thiếu sự đi sâu đi sát mà chỉ lập kế hoạch , ra
chính sách trong “ phòng lạnh” thì khi áp dụng vào thực tế sẽ gặp khó khăn và

không phù hợp. Đơn cử một số ví dụ :
Việc định giá đất không phù hợp giữa đất nông nghiệp với các loại đất
khác, đất nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai cao nhất chỉ có 316.000/m2 trong khi đó
đất tại đô thị lên tới 18,1triệu đồng/m2. Sự chênh lệch trên là quá lớn. Và giá đất
nông nghiệp ở các tỉnh thành không giống nhau. Ngay ở các huyên ngoại thành
hà Nội, giá đất nông nghiệp dao động từ 162.000 đồng tới 189.000đồng/ m2.
( />Kinh phí làm thủ tục cấp sổ đỏ quá cao làm người dân không thể lo nổi.
Sự không nhất quán giữa các chính sách cũng là một tác nhân khá lớn. Chính
sách giao đất cho nông dân trong thời hạn 20 năm làm cho người dân không yên
tâm sản xuất, thêm vào đó ngay khi có sổ dỏ đi vay ngân hàng cũng chỉ vay được
rất ít vì thời hạn giao đất quá ngắn.
13
Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16
Sự nhập nhằng giữa sổ dổ, sổ hồng, sổ xanh cũng làm cho những người nông
dân trình độ dân trí thấp gặp khó khăn trong việc tập hợp đủ giấy tờ, thủ tục.
Mấy năm gần đây, việc nhà nước khuyến khích phát triển các khu công
nghiệp, khu du lịch, sân gôn lấy đi không biết bao nhiêu thửa ruộng” bờ sôi
ruộng mật” mà phải trải qua bao đời bà con nông dân mới có được.
Thêm vào đó, đất của các doanh nghiệp khi giải tỏa được đền bù theo giá thị
trường trong khi đất nông nghiệp lại theo quy định của nhà nước.
Sự chồng chéo giữa các chính sách, bất công bằng trong định giá đất, quy
hoạch không hợp lý là những nguyên nhân phổ biến gây trở ngại cho chính sách
từ phía các nhà lãnh đạo.
- Thứ hai là từ phía những người thực thi chính sách
Đây là những người có trách nhiệm hướng dẫn và thực hiện việc cấp sổ đỏ
cho người dân. Hiện tượng cán bộ nhũng nhiễu người dân khi làm thủ tục cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn chưa được xử lý triệt để khiến người dân
ngần ngại trong việc làm thủ tục xin cấp giấy. Sai sót trong quá trình cấp giấy
vẫn diễn ra. Có nhiều trường hợp thiếu sót trong quá trình thẩm tra giấy tờ gây
nên kiện tụng trong dân chúng.

Trình độ cán bộ cũng là một nguyên nhân khiến cho việc làm thủ tục cho
dân còn chậm. Nhiều cán bộ không hướng dẫn cụ thể cho dân mà chỉ phổ biến
chung chung như kiểu “ mang con bỏ chợ” .
- Thứ ba là do phía người dân
Đối tượng chính của chính sách này là người nông dân. Trình độ dân trí là
một trở ngại lớn trong việc thực thi chính sách
14
Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16
Bảng 1: Số lượng hộ gia đình phân theo nguồn biết về chính sách đất đai
Hộ
Theo nguồn
Nguồn 1 Nguồn 2 Nguồn 3 Nguồn 4 Nguồn 5
Tổng số 200 Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ
NĐ181 về thi
hành luật ĐĐ
81 40,5 66 33,0 25 50 24 48 9 180
NĐ182 về xử phạt VPHC
trong lĩnh vực ĐĐ
61 30,5 51 25,5 39 78 25 50 13 20
NĐ188 về PP xác định giá đất
& khung các loại giá đất
56 28 59 29,5 25 50 31 62 16 32
(Nguồn: Viện Ngiên cứu quản lý kỹ thuật Trung Ương, 2005)
Trong đó:
Nguồn 1: Phương tiện thông tin đại chúng
Nguồn 2: Sách báo
Nguồn 3: Cơ quan nhà nước
Nguồn 4: Bạn bè , người thân
Nguồn 5: Nguồn khác
15

Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16
Người sử dụng đất thực sự không biết và không có điều kiện biết về
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Từ trước tới nay , những người nông
dân chỉ biết cầy cấy trồng trọt trên mảnh đất mà mình được giao hoặc của ông
cha để lại chứ thường không quan tâm tới những thủ tục, giấy tờ chứng nhận
quyền sử dụng đất đai. Khi nhà nước ban hành chính sách mới, ngoại từ những
nông dân tiến bộ thì đa phần người dân hoang mang trước một đống giấy tờ cần
trình cho cơ quan nhà nước. Họ lại phải tự tìm hiểu qua các phương tiện thông
tin đại chúng chứ cũng ít có sự hướng dẫn của các cán bộ chuyên trách.
Từ đó xảy ra một số hiện tượng xoay quanh vấn đề cấp “ sổ đỏ” từ phía
nông dân là:
Người dân mong ngóng được nhận “sổ đỏ”
Một số người lại từ chối nhận “sổ đỏ” dù đó là vật rất quan trọng.
Hai hiện tượng này tưởng chừng như đối lập nhau không bao giờ đồng
thời xảy ra, song ở Việt Nam thì nó lại phổ biến.
Người dân coi “sổ đỏ” như một vật quý giá trong gia đình. Hiểu được
nguyện vọng của người dân,Nhà nước ta đã có những chính sách đất đai có
những đột phá: Nếu như Khoán 10 đã đưa đất đai từ sự quản lý tập sang tay
người nông dân để họ chủ động sản xuất hiệu quả và tạo ra một xung lực mới
cho nông nghiệp thì hiện nay cần có một chính sách đất đai làm rõ quyền sở hữu,
quyền quản lý, cơ chế chuyển dịch, chuyển nhượng cho thuê để tích tụ đất đai
sản xuất hàng hoá lớn. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ tạo cho
người dân an tâm đầu tư sản xuất; có “sổ đỏ” thì những giao dịch về đất đai sẽ
trở nên dễ dàng hơn; giá trị của tài sản trên đất được đánh giá một cách chính xác
hơn, tránh thiệt thòi cho họ trong quá trình giao dịch;việc thế chấp để vay vốn
ngân hàng cũng dễ dàng hơn vì ngân hàng coi “sổ đỏ” là “lá bùa” của mình…
16
Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16
Lý do mà người dân không đến nhận “sổ đỏ”: Đó chính là “tiền và
phiền”. Có nhiều người dân không có đủ khả năng tài chính để chi trả cho những

nghĩa vụ tài chính như phí địa chính, lệ phí trước bạ, thuế chuyển nhượng quyền
sử dụng đất… Sự hạch sách, cửa quyền, thiếu tinh thần trách nhiệm của một số
cán bộ chức trách đã gây khó dễ cho người dân trong việc xin cấp “sổ đỏ”…
- Thứ tư là do biến động của nền kinh tế.
Tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa mạnh dẫn tới việc khan hiếm đất để
xây dựng cơ sở hạ tầng khiến cho diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh. Nhiều
diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng khiến cho quá trình
xác minh nguồn gốc đất là vô cùng khó khăn.
Giá cả , lạm phát cũng ảnh hưởng tới quá trình thực thi chính sách. Tiền
mất giá khiến nhiều người dân có xu hướng đầu tư vào đất, tạo nên những cơn
sốt đất ảo , thị trường đất đai không ổn định .
Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, từ đất nông nghiệp chuyển thành các cơ sở
sản xuất kinh doanh, thành nhà ở nhiều khi chưa được phép của chính quyền địa
phương dẫn đến việc xác định sai giữa đất ở nông thôn và đất sản xuất nông
nghiệp .
Trên đây là những vấn đề nổi bật về thực tiễn chính sách cấp sổ đỏ cho đất
nông nghiệp và nông thôn ở nước ta.
3.3. Tác động của chính sách
3.3.1. Tác động tới Nông nghiệp.
17
Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16
BĐ 3: Tác động tích cực của chính sách tới Nông nghiệp
Chính sách cấp sổ đỏ cho đất nông nghiệp thúc đẩy việc tập trung ruộng
đất, hạn chế tính manh mún của đất NN tại ĐBSH . Khi ruộng đất đã được tập
trung thì người dân sẽ đầu tư mở rộng quy mô, hình thức trang trại sẽ trở nên phổ
biến. Quy mô lớn không những giảm thiểu những rủi ro cố hữu của ngành SX
nông nghiệp mà còn cả những rủi ro do thị trường mang lại.
Khi có sổ đỏ trong tay, người nông dân hoàn toàn chủ động trong việc lập kế
hoạch sản xuất lâu dài trên mảnh đất của mình. Họ sẵn sàng đầu tư cải tạo mảnh đất
của mình để nâng cao năng suất cây trồng, ổn định và tăng dần sản lượng.

Nắm sổ đỏ trong tay, nông dân có thể vay vốn ngân hàng, đầu tư máy móc
phục vụ sản xuất để giảm thiểu chi phí.
Chính sách
Nông nghiệp
Tập trung
ruộng đất
Quy mô SX
mở rộng
NS cây trồng
cao
SL ổn định
Thu hút đầu

CSHT nông
thôn phát triển
Giải quyết
lao động
18
Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16
Khi tính minh bạch của đất đai được thể hiện thì các tổ chức , cá nhân
nước ngaòi không ngại ngần khi bỏ vốn đầu tư, nhờ vậy mà cơ sở hạ tầng nông
thôn được nâng cấp, giải quyết lượng lao động dư thừa.
Những tác động tiêu cực mà chính sách đem lại cho nông nghiệp là: Quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đất nông nghiệp giảm vì người dân
thế chấp, chuyển nhượng, hoặc bán đất nông nghiệp để chuyển hướng sang kinh
doanh, làm dịch vụ dẫn tới tình trạng thiếu hụt lương thực.
3.3.2.Tác động tới nền kinh tế.
Những lợi ích mà chính sách đem lại cho nền nông nghiệp cũng chính là
đem lại lợi ích cho nền kinh tế nói chung. Sản lượng nông nghiệp ổn định góp
phần đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ cho xuất khẩu. Một môi trường minh

bạch thông thoáng sẽ thu hút đầu tư vào nhiều lĩnh vực nhằm phát triển một nền
kinh tế toàn diện.
Việc cấp sổ đỏ cho đất nông nghiệp cũng tạo nên một thị trường đất nông
nghiệp và nông thôn , giảm bớt sức nóng của thị trường đất đai tại vùng đô thị .
Kinh nghiệm về sử dụng đất đai ở Trung Quốc trong hiện tại còn cho thấy
rằng thị trường hóa là linh hồn của cuộc cải cách quyền sở hữu ruộng đất: Ai tôn
trọng luật pháp nước CHND Trung Hoa, người ấy được phép thuê nhà, xây nhà và
buôn bán kiếm lời, không phân biệt quốc tịch nước nào. Khi áp dụng trên thực tế,
các nhà chức trách Trung Quốc đã thấy rõ, càng thị trường hóa bao nhiêu thì lại
càng luật lệ hóa bấy nhiêu, khiến cho số người làm chủ đất ở và đất sản xuất-kinh
doanh ngày một gia tăng, đem lại những nguồn phấn khích lớn lao như một luồng
gió tươi mới thổi vào một số tỉnh tiến bộ nhất trên đất nước Trung Quốc.
3.3.3. Tác động tới người sản xuất và người tiêu dùng
Khi có sổ đỏ, giá đất nông nghiệp sẽ tăng hơn so với trước. Người nông
dân sẽ sẵn sang bán và thế chấp mảnh đất của mình để có vốn làm ăn. Mức cung
về đất đai trên thị trường đất nông nghiệp sẽ tăng.
19
Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16
Đường cung có xu hướng dịch chuyển sang phải( S
1
đến S
2
). Khi đó thặng
dư người sản xuất và tiêu dùng thay đổi.
Người sản xuất ở đây hay chính là những người cung đất đai nông nghiệp
ra thị trường ( ngững người nông dân hoặc những người dân sống ở nông thôn)
Người tiêu dùng là những cá nhân hay tổ chức tham gia mua đất nông nghiệp.
- Trước khi có sổ đỏ, thặng dư của người sản xuất là (a+b). Sau khi có sổ đỏ là
(b+c+f). Vậy thặng dư người sản xuất thay đổi một lượng là (b+c+f) – (a+b)
= (c+ f- a)

So sánh phần mất đi và phần tăng thêm thấy rằng:
Nếu a> (c+f) thì thặng dư người sản xuất giảm
Nếu a< (c+f) thì thặng dư người sản xuất tăng
Nếu a= (c+f) thì thặng dư người sản xuất không đổi
- Thặng dư của người tiêu dùng tăng một lượng là ( a+d+e)
- Phúc lợi xã hội tăng một lượng là ( c+f –a) + (a+d+e) = ( f+d+c+e)
Vậy chính sách sổ đỏ làm tăng phúc lợi xã hội.
Ở Việt Nam là vậy, còn ở các nước thì sao. Một điển hình trong hệ thống
các nước XHCN là Trung Quốc. Chính sách mà Trung Quốc áp dụng để phát
triển NN là khuyến nông đi đôi với tăng quyền của nông dân
Điểm cốt lõi của chính sách này là nông dân được trao đổi, sang nhượng
không hạn chế quyền sử dụng đất nông nghiệp mà họ đang được hưởng cho
những nông dân khác hoặc cho doanh nghiệp, miễn là không chuyển đổi mục
đích sử dụng. Nông dân cũng sẽ được thế chấp, cầm cố “quyền sử dụng đất” để
vay vốn ngân hàng hoặc góp vốn vào công ty nông nghiệp. Việc nông dân được
phép bán đất sẽ tạo điều kiện cho sự ra đời của các nông trại quy mô lớn với
công nghệ canh tác hiện đại. Với những nông dân muốn chuyển ra thành thị sinh
sống, chính sách mới sẽ cho họ bán đất để ra thành phố với một khoản vốn khởi
20
Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16
nghiệp. Ngoài ra, một hệ thống cơ quan hành chính mới, chuyên về quản lý đất
nông nghiệp, cũng sẽ được thành lập.
Tuy “nền tảng cơ bản của sở hữu tập thể đối với đất nông nghiệp vẫn
không thay đổi”, như khẳng định của truyền thông Trung Quốc, nhưng chính
sách này đã góp phần xoa dịu sự phẫn nộ của nông dân Trung Quốc do tình trạng
tham nhũng ở nông thôn và sự cách biệt quá lớn về thu nhập giữa nông thôn với
thành thị. Sử gia Zhang Lifan, nguyên là nhà nghiên cứu thuộc Viện xã hội
Trung Quốc (CASS) nói: “Từ góc độ lịch sử, sự tồn vong của mỗi triều đại đều
liên quan đến nông dân và đất đai. Chính sách này sẽ có lợi cho sự ổn định nông
thôn và giành được trái tim nông dân”.

Lấy câu nói của sử thi Zhang Lifan là câu kết, chính sách đất đai của
Trung Quốc là phù hợp với định hướng của một nước XHCN , đồng thời thúc
đẩy nền NN phát triển mạnh mẽ.
3.4. Nhận xét
Nhìn chung chính sách cấp sổ đỏ cho đất nông nghiệp nông thôn đều
nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho người nông dân, tạo điều kiện phát triển
kinh tế nông thôn.
Bên cạnh những điểm tích cực mà chính sách mang lại thì vẫn còn tồn tại
nhiều tiêu cực chủ yếu là do yếu tố chủ quan. Nhũng tiêu cực này có thể hạn chế
nếu tổ chức được hệ thống nhất quán từ trung ương xuống tới địa phương.
Mỗi nước đều có những định hướng chính sách phù hợp với thực tiến của
quốc gia mình, xong ở mỗi mô hình chúng ta có thể rút ra những điểm hay, tiến
bộ , học hỏi và áp dụng vào thực tế của nước mình.
21
Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16
22
Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16
PHẦN IV: KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu, chúng ta đã hiểu được bản chất của chính sách
cấp sổ đỏ chính là trao quyền sử dụng đất nông nghiệp, nông thôn và tài sản trên
đất tới tận tay người nông dân. Với chính sách này, người dân được đảm bảo về
mặt pháp lý với tài sản của mình, họ được tự do quyết định sản xuất trên mảnh
đất của mình. Không chỉ tại Việt nam mà ở một số nước XHCN như Trung
Quốc,quyền sở hữu đất đai của người nông dân cũng là một trong những vấn đề
gây nhiều tranh cãi. Xong Trung Quốc đã chọn đúng hướng đi trong việc giải
quyết tình trạng trên
Về thực tiễn chính sách tại Việt Nam ; như đã thống kê ở trên, tính đến
đầu tháng 10/2007, cả nước đã cấp gần 1,5 triệu giấy chứng nhận đất nông
nghiệp với diện tích 474.000 ha, tăng 12% so với trước đó, nâng tổng số giấy
chứng nhận đất nông nghiệp lên 13,7 triệu giấy với diện tích 7,5 triệu ha. Đất ở

nông thôn 3 năm qua cũng đạt tốc độ tăng 25,7% về tiến độ cấp giấy chứng
nhận, nâng tổng số giấy cấp lên 11,7 triệu giấy với diện tích 383.165ha, đạt
76,5%. Cùng với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì các tài sản trên
đất cũng được bảo đảm.
Đất đai là tài sản lớn và có giá trị, vì vậy xoay quanh vấn đề này có khá
nhiều tiêu cực xuất phát từ nhân tố con người. Các chính sách chưa phù hợp của
nhà nước đều có thể chỉnh sửa, xong để cải tạo được nhân tố con người thì cần
một thời gian rất dài.
Đề xuất định hướng:
- Chính phủ cần ban hành những bộ luật đất đai thống nhất, để tránh sự
chồng chéo giữa các Luật.
23
Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16
- Nâng cao nhận thức của người dân về chính sách đất đai của nhà nước.
Bên cạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân qua các phương tiện thông tin
đại chúng, các ủy ban xã, phường nên họp bà con nông dân và tổ chức các buổi
thảo luận để hướng dẫn bà con về cách thức,các bước làm giấy chứng nhận, nơi
làm, giấy tờ cần thiết.
- Điều chỉnh một số chính sách chưa hợp lý về giá đất, thời hạn giao đất
cho nông dân, các quy hoạch phát triển công ngiệp, du lịch vv để giảm diện tích
đất nông nghiệp bị mất.
- Chính phủ ban hành những văn bản dưới luật quy định cụ thể về các nội
dung chuyển nhượng ruộng đất , cho thuê, chuyển đổi mục đích sử dụng.
- Cần giới hạn một diện tích đất nông nghiệp cố định để đảm bảo an ninh
lương thực.
- Cải tiến lề lối làm việc của cán bộ nhà nước, tránh tình trạng nhũng
nhiễu, tham nhũng.
- Chính phủ cần thống nhất một loại giấy chứng nhận về quyền sử dụng
đất và trên đó ghi nhận tài sản trên đất, góp phần giảm thiểu những thủ tục rờm
rà cho người dân khi làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận.

- Chính phủ cần giảm khoản lệ phí khi cấp giấy chứng nhận xuống mức
thấp hơn
24
Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT
I. Danh mục tài liệu tham khảo
- Giáo trình chính sách nông nghiệp - NXB Nông Nghiệp
Chính sách đất đai cho tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo(Báo cáo nghiên cứu
của Ngân hàng thế giới)
- Kinh tế và chính sách đất đai ở Việt Nam – NXB Thống kê
- Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 260
- Luật Đất đai 1993, 2003
- /> - ttp://www.dongnai.gov.vn/thong_tin_KTXH/qui_hoach/mlnews.2008-01-08.4535955743
- Cấp sổ đỏ cho dân là nghĩa vụ của Nhà nước(vnexpress2-6-2006
- Còn nhũng nhiễu trong việc cấp sổ đỏ cho dân
- Lao Động số 259 Ngày 07/11/2007 Cập nhật: 8:48 AM, 07/11/2007
- Những tiến bộ trong thực hiện Luật Đất đai
/>II. Các chữ viết tắt
UBNH: Ủy ban nhân dân
SX: sản xuất
TD: tiêu dùng
CS: chính sách
SĐ: sơ đồ
TNMT&NĐ: tài nguyên môi trường và nhà đất
GCN: gấy chướng nhận
BĐS: bất động sản
ĐVSXKD: đơn vị sản xuất kinh doanh
NN: nôngnghiệp
SL: Sẩn lượng
NS: năng suất

ĐS: đời sống
25

×