Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

phân tích bản chất và thực tiễn của chính sách ”hộp vàng” trong hỗ trợ nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.36 KB, 31 trang )

MỤC LỤC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 3
1.3 Phạm vi nghiên cứu: 3
1.4 Phương pháp thu thập thông tin: 3
1.5 Phương pháp phân tích: 3
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
2.1 Chính sách hỗ trợ trong nước 4
2.1.1 Hỗ trợ 4
2.1.2 Chính sách hộp đỏ ( hổ phách): 4
2.1.3 Chính sách hộp xanh: 4
2.1.4 Chính sách hộp vàng: 5
2.2 Chính sách hộp vàng 5
2.2.1 Khái niệm chính sách “Hộp vàng” 5
2.2.2 Nội dung 5
2.2.3 Mục tiêu 6
2.2.4 Tác động 6
2.3 Chính sách hộp vàng của một số nước trên thế giới 11
2.3.1 Mỹ 11
2.3.2 Indonesia 12
2.3.3 Thái lan 13
2.3.4 Trung Quốc 13
3. THỰC TIỄN CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM 15
3.1 Khái quát tình hình phát triển nông nghiệp Việt Nam 15
3.2 Chính sách hộp vàng của Việt Nam 17
3.2.1 Cơ cấu hỗ trợ thuộc chính sách hộp vàng 17
3.2.2 Chính sách đầu tư: 19
3.2.3 Chính sách hỗ trợ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp 20
3.2.4 Chính sách trợ cấp chuyển dịch cây trồng thay cây thuốc phiện. 21
3.3 Tác động của chương trình phát triển tại Việt Nam 21


3.3.1 Với phát triển nông nghiệp 21
3.3.2 Đối với xoá đói, giảm nghèo 23
3.4 Tác động tích cực, tiêu cực của chương trình phát triển tại Việt Nam 24
3.5 Một số đề xuất, định hướng chính sách 27
4. KẾT LUẬN 28
1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Tỷ lệ dân số ở nông
thôn chiếm đến 73.3% tổng dân số trêm toàn quốc, khoảng 71 % dân số làm
nghề nông (Đỗ Kim Chung – 2008). Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp đóng
vai trò rất quan trọng đối với đời sống kinh tế xã hội.
Ngày 11/01/2007 Việt Nam là thành viên chính thức của WTO, theo đó
một mặtViệt Nam phải ký các hiệp định đa phương, hiệp định song phương với
các thành viên WTO, mặt khác phải ký cam kết với WTO trong đó cam kết về
nông nghiệp là một nội dung quan trọng. Nội dung chính gồm: mở cửa thị
trường, chính sách hỗ trợ trong nước đối với nông nghiệp và về trợ cấp xuất
khẩu nông sản. Trong đó, Việt Nam phải cắt giảm các biện pháp hỗ trợ sản xuất
nông nghiệp gây méo mó, lệch lạc thị trường.
Nghị quyết về Tam Nông của Bộ Chính Trị khẳng định: Tam nông có vai
trò quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH , xây dựng và bảo vệ tổ quốc, có
quan hệ mật thiết với CNH-HĐH. Phát triển tam nông phải dựa trên cơ chế thị
trường định hướng XHCN, phù hợp với từng điều kiện cụ thể. Giải quyết vấn đề
tam nông là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, xã hội. Tất cả nhằm mục tiêu
tổng quát là nâng cao chất lượng tam nông, xây dựng nông thôn hiện đại, phát
triển, xây dựng giai cấp nông dân vững mạnh.
Tình hình sản xuất nông nghiệp Việt Nam ngày càng khó khăn. Gía vật tư
nông nghiệp, phân bón, nhân công không ngừng tăng khiến chi phí đầu vào bị
đội lên nhiều lần. Cạnh đó, tình hình thời tiết ngày càng khắc nghiệt. Người
nông dân cùng một lúc phải đối mặt với nhiều khó khăn. Hàng nông sản Việt

Nam phải cạnh tranh với nông sản các nước thành viên WTO. Đây là thách thức
lớn đối với nông dân, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam.
2
Xuất phát từ những lý do trên việc tiến hành nghiên cứu đề tài “ phân tích
bản chất và thực tiễn của chính sách ”hộp vàng” trong hỗ trợ nông nghiệp” là
cần thiết và có ý nghĩa trong nghiên cứu và hoạch định chính sách nông nghiệp.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Hệ thốn hoá cơ sở lý luận về bản chất, cơ sở khoa học của chính sách hộp
vàng.
Thảo luận thực tiễn vấn đề chính sách hộp vàng trên thế giới và ở Việt
Nam.
Đề xuất chính hướng chính sách hộp vàng phù hợp nhất đối với điều kiện
của Việt Nam.
1.3 Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: Đề tài đợc tiến hành nghiên cứu, thảo luận từ ngày 27/10/2008 đến
13/11/2008
Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại trường Đại Học Nông Nghiệp Hà
Nội.
Về nội dung: Tập chung nghiên cứu chính sách hộp vàng theo quy đinh của
WTO. Tác động của chính sách và tình hình vận dụng chính sách hộp vàng của
các nước.
1.4 Phương pháp thu thập thông tin:
Hoàn toàn sử dụng những thông tin đã công bố trên các sách, báo, tạp chí và
mạng internet.
1.5 Phương pháp phân tích:
Sử dụng phương pháp phân tích phúc lợi trong phân tích chính sách.
3
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Chính sách hỗ trợ trong nước
2.1.1 Hỗ trợ

Là các chi phí dành cho ngành nông nghiệp được lấy từ ngân sách nhà nước
hoặc từ các khoản đáng ra phải nộp nhưng được để lại hỗ trợ cho ngành nông
nghiệp.
Các biện pháp phi thuế hạn chế xuất, nhập khẩu có tác động hỗ trợ giá
nông sản trong nước được tính quy đổi ra hỗ trợ.
Hiệp định về nông nghiệp của WTO quy định về chính sách hỗ trợ trong nước
gồm các nhóm chính sách khác nhau. Căn cứ mức độ tác động tới thương mại
nông sản có thể chia làm 3 loại sau:
2.1.2 Chính sách hộp đỏ ( hổ phách):
là những chính sách hỗ trợ trực tiếp, gây méo mó thương mại. Nhóm chính
sách này phải cam kết cắt giảm. Hiện tại các nước vẫn được duy trì một mức
nhất định nếu tổng giá trị hỗ trợ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (5% với các nước phát
triển và 10% với các nước đang phát triển) trong giá trị sản xuất các sản phẩm
cụ thể hoặc tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
2.1.3 Chính sách hộp xanh:
Là những hỗ trợ không có tác động hoặc chỉ ảnh hưởng đến sản xuất, bóp méo
thương mại ở mức tối thiểu và thoả mãn các tiêu chuẩn sau:
- Trợ cấp thông qua một chương trình do chính phủ tài trợ, không
liên quan tới các khoản thu từ người tiêu dùng.
- Không có tác dụng trợ giá cho người sản xuất.
4
Các chính sách thuộc hộp xanh bao gồm: Dịch vụ công, dự trữ quốc gia vì mục
đích an ninh lương thực, trợ cấp lương thực trong nước, thanh toán theo các
chương trình môi trường
2.1.4 Chính sách hộp vàng:
là những chính sách hỗ trợ người sản xuất nằm trong chương trình khuyến
khích sản xuất hoặc thu hẹp sản xuất nông nghiệp. Những chính sách này hiện
tại không phải cam kết cắt giảm song phải chịu sự giám sát chặt chẽ. Chính sách
này gồm 2 dạng:
- Chương trình phát triển áp dụng cho các nước đang phát triển và

chậm phát triển.
- Chương trình thu hẹp sản xuất áp dụng cho các nước phát triển.
2.2 Chính sách hộp vàng
2.2.1 Khái niệm chính sách “Hộp vàng”
Là các khoản chi trả trực tiếp từ ngân sách nhưng mà gắn với sản xuất và
thuộc các chương trình thu hẹp sản xuất nông nghiệp.
2.2.2 Nội dung
Với các nước phát triển Chính sách này được áp dụng là: Các khoản chi
trả trực tiếp cho nông dân trong chương trình hạn chế sản xuất được tính trên:
- Diện tích sản xuất
- Đầu gia súc
- Sản lượng nông nghiệp
Với các nước đang và chậm phát triển: Áp dụng chính sách này nhằm
khuyến khích sản xuất, gọi tắt là“chương trình phát triển” Chính sách gồm:
5
- Các khoản trợ cấp đầu tư. Cho vay ưu đãi, hỗ trợ sau đầu tư, hỗ
trợ lãi suất
- Trợ cấp các loại vật tư đầu vào cho người nghèo, người có thu
nhập thấp, nông dân ở các vùng khó khăn
- Hỗ trợ để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.
2.2.3 Mục tiêu
Với các nước đang và chậm phát triển: Chính sách nhằm tăng cường sức sản
xuất nông nghiệp, giúp người nông dân nghèo có thể tiếp cận với nguồn vốn,
các yếu tố sản xuất để họ có thể phát huy tiềm năng sản xuất vốn có của mình;
đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đảm bảo mục tiêu kinh tế,
mục tiêu xã hội cho phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Với các nước phát triển: Chính sách hộp vàng nhằm làm giảm lượng cung khi
cung vượt quá cầu, tăng giá nông sản trên thị trường, đảm bảo lợi ích người
nông dân. Đảm bảo mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội cho phát triển nông nghiệp
và nông thôn.

2.2.4 Tác động
Với điều kiện cho phép, chúng tôi chỉ trình bày tác động của “ chương trình
phát triển” tại các nước đang phát triển. “Chương trình phát triển” nhằm giảm
chi phí cho người nông dân bằng cách lấy Ngân sách nhà nước bù một phần chi
phí. Như vậy, chính sách có tác động như sau.
2.2.4.1 Đối với người sản xuất:
Trong ngắn hạn:
Do được hỗ trợ về vốn, về vật tư đầu vào người nông dân một mặt tiết kiệm
được một khoản chi phí, mặt khác có điều kiện mở rộng sản xuất. Trong ngắn
hạn, giá bán nông sản không thay đổi, do vậy lợi ích người sản xuất sẽ tăng.
6

Hình 2.1 Tác động của “chương trình phát triển” tới thặng dư người tiêu dùng.
Từ đồ thị ta thấy: Trước trợ giá: PS = a
Sau trợ cấp: PS = a + b + c
PS tăng là: ∆PS = b + c
Trong đó: b: lợi ích tăng lên do tiết kiệm chi phí
c: lợi ích tăng lên do mở rộng sản xuất
Trong dài hạn:
Do mở rộng sản xuất, đường cung sản phẩm nông nghiệp dịch chuyển từ
S
1
đến S
2
. Trong khi cầu nông sản không đổi. Điều này làm giá nông sản giảm từ
P
1
xuống P
2
.

a
P
S
1
S
2
c
Q
1
Q
2
Q
P
b
7
Hình 2.2 Tác động của hỗ trợ sản xuất tới người tiêu dùng và người sản xuất.
Từ đồ thị trên ta thấy: Cung tăng từ S1 sang S2, giá giảm từ P1 xuống P2
Lợi ích của người sản xuất : Chưa trợ giá: PS = b + c
Có trợ giá: PS = c + f+ g
Thay đổi: ∆PS = f + g – b
Nếu f+g >b: người sản xuất được lợi.
Nếu f+g < b: người sản xuất bị thiệt.
Nếu f+g = b: Lợi ích người sản xuất không thay đổi
Tuy nhiên f+g lớn hay nhỏ phụ thuộc vào độ co giãn của cầu đầu vào theo
giá đầu vào và độ co giãn của năng suất so với lượng đầu vào được sử dụng.
Như vậy, chương trình phát triển của các nước đang phát triển chỉ có thể giúp
người sản xuất tăng thêm lợi ích trong ngắn hạn còn trong dài hạn chưa hẳn
người sản xuất đã được lợi.
2.2.4.2 Đối với người tiêu dùng:
Trong ngắn hạn: Lợi ích người tiêu dùng không tăng lên mà cũng không

giảm đi do giá nông sản không thay đổi.
S
2
S
1
Q
2
Q
1
P
P
1
P
2
Q
b
c
d e
f
a
g
8
Trong dài hạn: Lợi ích người tiêu dùng tăng lên do khi cung nông sản
tăng làm giá nông sản giảm làm người tiêu dùng mua được nhiều hàng hoá với
giá thấp hơn. Nó được minh chứng cụ thể ở mô hình 2.2
Từ đồ thị trên ta thấy: Cung tăng từ S1 sang S2, giá giảm từ P1 xuống P2
Thặng dư của người tiêu dùng : Chưa trợ giá: CS = a
Có trợ giá: CS = a + b + d + e
Thay đổi: ∆CS = b + d + e.
Qua phân tích mô hình ta thấy trong dài hạn lợi ích của người tiêu dùng

tăng lên nguyên nhân là do giá giảm
Như vậy, ta có thể thấy rằng chương trình phát triển luôn làm cho người tiêu
dùng có lợi.
2.2.4.3 Đối với ngân sách chính phủ:
Do chính phủ phải chi trả trực tiếp chương trình từ hỗ trợ lãi xuất, hỗ trợ đầu
vào tới hỗ trợ để chuyển dịch cơ cấu cây trồng nên ngân sách sẽ giảm. Cụ thể từ
hình 2.2 ta thấy: ngân sách nhà nước giảm: b + c + e
2.2.4.4 Đối với an sinh xã hội và dịch chuyển nguồn lực.
Hình 2.3 Ảnh hưởng của hỗ trợ sản xuất đối với an sinh xã hội và dịch chuyển
nguồn lực.
Qua mô hình 2.3 cho thấy:
a
P
b
S
1
S
2
c
Q
1
Q
2
P
d
9
Với an sinh xã hội:
- Giá rẻ hơn, mở rộng sản xuất, thặng dư sản xuất tăng: a + b
- Chính phủ chi cho hỗ trợ: a + b + c
- An sinh xã hội ( giảm) : - c

Với dịch chuyển nguồn lực:
- Nguồn lực sử dụng thêm: - (c + b + d)
- Tiết kiệm ngoại tệ để nhập khẩu: b + d
- Kết quả chung( giảm) : -c
Như vậy, chính sách cho chương trình phát triển đều làm giảm an sinh xã
hội và tài nguyên được sử dụng tăng thêm.
2.2.4.5 Đối với thị trường:
Chương trình phát triển gây méo mó thị trường. Giá nông sản trên thị
trường giảm. Tuy nhiên, giá thành nông sản không giảm. Điều này ảnh hưởng
đến sự cạnh tranh của các nông sản ở các nước, khu vực không được hỗ trợ. Gây
bất bình đẳng trong thị trường cạnh tranh.
2.2.4.6 Đối với nền nông nghiệp trong nước:
Chương trình phát triển áp dụng các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích sản
xuất. Do vậy, diện tích, quy mô sản xuất nông nghiệp tăng ,đồng thời sản lượng
hàng hoá nông sản trên thị trường tăng lên. Đồng thời, cơ cấu kinh tế nông
nghiệp sẽ được chuyển dịch theo hướng tích cực. Những cây trồng vật nuôi có
hiệu quả kinh tế cao sẽ được khuyến khích phát triển, những cây trồng vật nuôi
có hiệu quả kinh tế thẫp sẽ bị loại trừ. Nền nông nghiệp trong nước được thúc
đẩy tăng trưởng, đáp ứng mục tiêu kinh tế trong ngành nông nghiệp.
Khả năng cạnh tranh của nền nông nghiệp trong nước trước mắt được giữ
vững, không bị hàng nông sản nước ngoài loại bỏ. Do giá nông sản hàng hoá
trong nước được hạ thấp, mức độ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, thị
phần tiêu thụ nông sản trong nước tương đối cao. Tuy nhiên về lâu dài, chính
sách này có thể gây phản ứng ngược lại. Do năng suất sản xuất không tăng,
10
người nông dân lạm dụng sự giúp đỡ của nhà nước, sử dụng lãng phí tài nguyên,
chất lượng nông sản có xu hướng giảm. Nông sản trong nước không thể cạnh
tranh về chất lượng đối với nông sản nước ngoài.
2.2.4.7 Đối với nền kinh tế, xã hội.
Chương trình phát triển góp phần tăng thu nhập cho người nông dân các vung

khó khăn, vùng sau vùng xa. Qua đó, làm giảm tỷ lệ đói, nghèo.
Tạo việc làm cho người nông dân, đảm bảo ổn định tình hình an ninh khu
vực nông thôn.
Góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Hạn chế tình trạng phụ
thuộc nông sản nhập khẩu.
Góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về xoá đói, giảm nghèo. Đảm bảo
các chỉ tiêu về kinh tế nông nghiệp, xã hội nông thôn
2.3 Chính sách hộp vàng của một số nước trên thế giới
2.3.1 Mỹ
Mỹ là nước áp dụng các chính sách hỗ trợ nông nghiệp từ rất sớm. Hầu
hết chính sách nông nghiệp của Mỹ đều kết hợp chương trình hạn chế sản xuất
với chương trình trợ giá.
Những năm 70 do lượng nông sản trên thị trường khá cao, mặt khác nông
sản tồn kho ( do chính phủ mua vào những năm trước đó) quá nhiều. Chính phủ
Mỹ đã áp dụng chương trình trả lương bằng hiện vật cho các nông dân làm việc
trong các trang trại thuộc sở hữu nhà nước, nhờ đó giảm được chi phí dự trữ và
giảm được 25% tổng diện tích canh tác.
Năm 1983 chính phủ Mỹ đề nghị trả cho nông dân bằng hiện vật thay tiền
cho phần diện tích bỏ không của họ.
Năm 1985 Mỹ ban hành luật Nông Nghiệp với mục đích đưa chính sách
nông nghiệp tới gần cơ chế thị trường hơn. Luật này ngoài những điều nhằm hạn
11
chế sự hỗ trợ về giá còn đề ra mục tiêu giảm từ 16 đến 18 triệu ha đất canh tác
trong thời gian từ 10 đến 15 năm. Tuy vậy từ đó đến nay chi trợ nông hàng năm
vẫn duy trì ở mức cao như những số liệu dưới đây.
Bảng 2.1. Tình hình trợ cấp của nước Mỹ
Năm Trợ cấp/1tấn(USD)
Tổng trợ cấp
(triệu USD)
1995 44 70538

1996 39 77.218
1997 37 76.314
1998 44 91.370
1999 47 99.529
2000 46 92.797
2001 56 97.442
2002 48 90.273
(Trích từ ĐOÀN THỊ MỸ HẠNH )
2.3.2 Indonesia
Chính sách mở rộng tín dụng ưu dãi và phát triển dịch vụ ở nông thôn:
Chương trình nhà nước cung cấp vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi, phân bón,
giống cho nông dân thông qua mạng lưới trung gian là các tổ chức tín dụng và
mua bán; phát triển hệ thống thủy lợi, phương tiện vận chuyển, xây dựng đường
xá ở nông thôn và hệ thống kho chứa lương thực để thu mua tại chỗ cho nông
dân; khuyến khích người dân sử dụng giống mới, hướng dẫn quy hoạch, cải tạo
lại đồng ruộng và đưa công cụ cơ khí, bán cơ khí vào sản xuất nông nghiệp, loại
bỏ phương thức canh tác cổ truyền.
- Chương trình nhà nước cấp vốn với lãi suất thông thường cho những hộ nông
dân có từ 5 ha canh tác trở lên, chủ yếu là các điền chủ nhỏ, để mua nguyên
12
nhiên liệu và thiết bị phục vụ nông nghiệp. Ngược lại họ có nghĩa vụ bán thóc
cho nhà nước ngoài phần thuế thu nhập phải đóng.
2.3.3 Thái lan
Thái Lan tập chung chủ yếu vào chính sách cho vay ưu đãi để đàu tư vào
nông nghiệp và chương trình trợ giúp vật tư canh tác nông nghiệp. Năm 1995
tổng đầu tư cho “ chương trình phát triển là 5.363 triệu baht, chiếm 9.8 % trong
tổng hỗ trợ sản xuất trong nước. Năm 1996 tổng đẩu tư cho “ chương trình phát
triển là 12217 triệu baht, chiếm 18.4% tổng hỗ trợ trong nước và năm 1997 là
6902 triệu baht, chiếm 9.7 % tổng hỗ trợ sản xuất trong nước.
2.3.4 Trung Quốc

Theo quy định của WTO, các chính sách hỗ trợ thuộc nhóm này phải chuyển
từ hỗ trợ cho hệ thống phân phối sang hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất. Như vậy,
Trung Quốc sẽ phải xây dựng lại hệ thống chính sách này, chuyển từ trợ cấp sản
xuất nông nghiệp trong khâu lưu thông sang trợ cấp trực tiếp cho tất cả các khâu
liên quan đến quá trình sản xuất. Sẽ hỗ trợ giá và áp dụng các chính sách ưu đãi
cho vật tư sản xuất nông nghiệp, như giống cây, con, hoá học nông nghiệp, các
chất sinh hoá, phân, nhiên liệu. Sử dụng cho nông nghiệp và máy nông nghiệp,
đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng nông thôn, hạ lãi suất vay cho nông nghiệp, tăng
hỗ trợ theo vùng. Theo chính sách hộp vàng, giai đoạn 96-98, hỗ trợ nông
nghiệp của Trung Quốc chiếm 1,4% giá trị sản lượng nông nghiệp còn thấp hơn
so với quy định của WTO và Trung Quốc còn có thể tăng hỗ trợ nông nghiệp
qua nhóm chính sách này.
Để sử dụng hợp lý các quy định về xâm nhập thị trường, thứ nhất sẽ tăng
cường và củng cố quy định về thuế nhập khẩu đối với những nông sản chủ chốt
như lúa mỳ, ngô, gạo, bông đường, dầu đậu nành, dầu hạt cải, len và tơ. Thứ hai
là triển khai các biện pháp về kiểm dịch động thực vật. Ngay sau khi gia nhập
13
WTO, thủ tục kiểm dịch động thực vật có một số thay đổi về quy mô và mức độ
khó khăn cũng tăng lên. Tất nhiên là các quy định về kiểm dịch động thực vật
của Trung Quốc đều phải phù hợp với quy định của WTO, đồng thời cũng phải
đảm bảo ngăn chặn nguy cơ dịch hại có thể xâm nhập và lây lan. Trung Quốc sẽ
kiện toàn hệ thống kiểm dịch động thực vật trên khắp cả nước theo đúng tiêu
chuẩn quốc tế và thiết lập hệ thống kiểm tra và quản lý quá trình thực hiện. Biện
pháp thứ ba là xây dựng hệ thống giám sát thông tin thị trường trên khắp cả
nước. Hệ thống này sẽ cung cấp các dữ liệu thông tin hoàn chỉnh và chính xác.
Các thông tin quan trọng về thương mại quốc tế, cán cân thương mại hàng nông
sản, giá cả vv. Sẽ được thu thập, phân tích và thông tin cho mọi nơi và mọi
đối tượng cần thiết.
14
3. THỰC TIỄN CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM

3.1 Khái quát tình hình phát triển nông nghiệp Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng của khu vực nông nghiệp Việt Nam luôn thấp hơn khu vực
công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân cho cả giai
đoạn 1995-2007 là 4%, thấp hơn tốc độ tăng trung bình của GDP. Riêng năm
2007, mặc dù nông nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh và
thiên tai, nhưng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng là 3,25%, thấp hơn so với 2006 đạt
4,4% (Bảng 3.1).
Bảng3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP và các khu vực kinh tế của Việt Nam (%),
1995-2007
Năm
Tốc độ tăng
trưởng GDP
Tốc độ tăng
trưởng của NN
Tốc độ tăng
trưởng của CN
Tốc độ tăng
trưởng của DV
1995 9,5 4,8 13,6 9,8
1997 8,1 4,3 12,6 7,1
1999 4,8 5,2 7,7 2,3
2000 6,5 4,0 10,1 5,6
2001 6,8 4,2 14,2 6,8
2002 7,1 4,1 9,4 6,5
2003 7,2 3,2 10,3 6,6
2004 7,69 5,4 16,0 8,2
2005 8,4 5,0 10,7 8,5
2006 8,2 4,4 10,4 8,3
2007 8,5 3,3 10,6 8,7
15

Nguồn: Nguyễn Anh Tuấn, Giáo trình Kinh tế đối ngoại Việt Nam, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nôi 2005; Thời báo kinh tế Việt Nam các số năm 2006,
2007, 2008
Cơ cấu kinh tế của nước ta cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công
nghiệp hoá và hiện đại hoá. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP cũng có sự dịch
chuyển, từ mức 27,2% GDP năm 1995 xuống còn 20% GDP năm 2007. Nông
nghiệp từng bước nhường vị trí làm cơ sở phát triển kinh tế sang cho ngành khác
đặc biệt là dịch vụ (bảng 2). Tuy tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ
phần lớn, nhưng phần lớn lao động Việt Nam vẫn làm trong khu vực nông
nghiệp, cho dù tỷ lệ lao động nông nghiệp đã giảm từ 73,3% năm 1991 xuống
còn 66% lực lượng lao động trong năm 2007.
Bảng 3.2. Cơ cấu nền kinh tế Việt Nam (%), 1995-2007
Chỉ số 1995 1996 1997 1999 2000 2003 2004 2007
GDP
100 100 100 100 100 100 100
100
Nông nghiệp
27,2 27,2 25,8 25,4 25,4
21,8
21,7
20,0
Công nghiêp
28,8 28,8 32,1 34,5 34,5
40,0
40,1
42.0
Dịch vụ 44,0 44,0 42,1 40,1 40,1 38,2 38,2 38,0
Nguồn: Nguyễn Anh Tuấn, Giáo trình Kinh tế đối ngoại Việt Nam, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nôi 2005; Thời báo kinh tế Việt Nam các số năm 2006,
2007, 2008

Cơ cấu của ngành nông nghiệp: Trồng trọt là ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ
cấu kinh tế nông nghiệp mang tính chất ổn định, tăng trưởng đều đặn với các
loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, chăn nuôi chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có xu
hướng tăng, tốc độ tăng trưởng không đều giữa các loại đầu gia súc, gia cầm.
Thuỷ sản tăng trưởng đều đặn. Còn lâm nghiệp diện tích rừng có tăng lên nhưng
chưa đủ cung cấp nguyên liệu gỗ công nghiệp chế biến, chưa đủ để điều hoà môi
16
trường sinh thái, còn có những khu rừng vẫn chưa được phủ kín, hay tốc độ khai
thác còn quá nhanh so với tốc độ phát triển của rừng.
Hệ thống chính sách: Việt Nam có một hệ thống chính sách khá khổng lồ
cho các ngành khác nhau nhưng sau khi vào WTO phải thực hiện các cam kết
của tổ chức thì các chính sách đó đang dần được điều chỉnh đặc biệt là chính
sách về nông nghiệp. Trong nông nghiệp nước ta áp dụng nhiều chính sách khác
nhau và rất rộng như các chính sách điều chỉnh sản xuất, quan hệ sản xuất, chính
sách xã hội…Tạo nên một tổng thể chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn.
Khi nghiên cứu phân tích chính sách nông nghiệp trên góc độ quy định của
WTO thì các chính sách nông nghiệp mà WTO đưa ra trong các hiệp định chủ
yếu là xoay quanh vấn đề hỗ trợ cho nông nghiệp. Hiệp định nông nghiệp phân
loại các hỗ trợ trong nước đối với nông nghiệp thành các nhóm khác nhau căn
cứ vào mức độ ảnh hưởng của các biện pháp này đối với thương mại trong nông
nghiệp.
Qua trên cho chúng ta thấy được kinh tế Việt Nam trong những năm gần
đây có sự thay đổi đặc biệt là sự chuyển đổi tích cực từ ngành nông nghiệp sang
các ngành kinh tế khác. Vậy với các quy định của WTO về chính sách hỗ trợ
nông nghiệp thì Việt Nam sẽ thay đổi và thực hiện chính sách hỗ trợ trong nông
nghiệp ra sao để nông nghiệp vẫn tiếp tục phát triển, người dân không phải bỏ
đất trống đó là các chính sách thuộc các nhóm hộp màu khác nhau. Vậy với
nhóm chính sách hộp vàng (xanh lơ) thực tiễn đước áp dụng ở Việt Nam ra sao
chúng ta cùng đến với phần tiếp theo .
3.2 Chính sách hộp vàng của Việt Nam.

3.2.1 Cơ cấu hỗ trợ thuộc chính sách hộp vàng
Các chính sách hỗ trợ trong nhóm chương trình phát triển đang áp dụng chiếm
10,7% tổng nhóm hỗ trợ trong nước. Chủ yếu dưới các hình thức hỗ trợ cho 1 số
17
chương trình hỗ trợ sau đầu tư, hỗ trợ lãi suất cho mía đường, sản xuất sữa, chăn
nuôi; hỗ trợ lãi suất thấp cho người nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế (bỏ trồng
cây thuốc phiện). Cụ thể hỗ trợ bình quân một năm của chính phủ như sau:
Bảng 3.3: Giá trị hỗ trợ thuộc chính sách hộp vàng hàng năm của Việt Nam
Đơn vị tính: tỷ VNĐ
Loại hỗ trợ
Giai đoạn
1996 - 1998
Giai đoạn 1998
đến nay
So sánh (%)
Hỗ trợ đầu tư 183 181.5 99.10
Hỗ trợ đầu vào
cho dân nghèo
333 330 99.09
Hỗ trợ chuyển
dịch cây trồng thay
cây thuốc phiện
15.6 38.5 246.79
Tổng hỗ trợ 532 550 103.38
Nguồn: Đỗ Kim Chung, 2008; Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn,
Báo cáo Chính sách hỗ trợ của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO, 2001.
Qua bảng số liệu và đồ thị trên có thể thấy, Việt Nam chủ yếu đầu tư cho hỗ
trợ đầu tư và hỗ trợ đầu vào cho sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay giá trị hỗ trợ ngày
18
càng giảm so với giai đoạn t96-98. Tỷ trọng hỗ trợ chuyển đổi cây trồng thay

cây thuốc phiện tương đối nhỏ. Tuy nhiên, tỷ lệ này ngày càng được đầu tư
mạnh, tỷ lệ này hiện tăng 246.79 lần so với giai đoạn 96-98.
3.2.2 Chính sách đầu tư:
Hướng vào việc huy động tối đa các nguồn vốn, thỏa mãn nhu cầu về vốn với
hoạt động sản xuất kinh doanh…và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng
vốn. Chính sách hỗ trợ tín dụng gồm hỗ trợ đầu tư thông qua chương trình tín
dụng ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển theo luật khuyến khích đầu tư trong nước :
Chính phủ hỗ trợ bằng cách cấp bù chênh lệch cho ngân hàng để ngân hàng cho
vay tín dụng đầu tư với lãi suất ưu đãi. Đối với các khoản nợ khó đòi của ngành
nông nghiệp, Nhà nước cho khoanh nợ, xóa nợ. Để hỗ trợ phát triển nông nghiệp
Việt Nam vừa rồi (9/2008) Ban Giám đốc Điều hành Ngân hàng Thế giới WB
vừa phê duyệt khoản tín dụng trị giá 59,8 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam tăng
cường tính cạnh tranh cho ngành nông nghiệp. Khoản tiền này từ Hiệp hội Phát
triển Quốc tế (IDA) là cơ quan cho vay tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Thế giới
cho các nước có thu nhập thấp – sẽ được sử dụng cho Dự án Tăng cường tính
cạnh tranh cho ngành nông nghiệp.
Dự án nhằm mục tiêu chính là hỗ trợ chính phủ trong việc phát triển ngành
nông nghiệp theo định hướng thị trường, là một phần quan trọng trong nỗ lực
của chính phủ nhằm xóa đói giảm nghèo.
19
Hộp 1: Cho vay uỷ thác hộ nghèo và đối tượng chính sách: Thành công từ
hoạt động tích cực của Hội phụ nữ
Mô hình dịch vụ uỷ thác của chương trình tín dụng chính sách là một hình thức cho
vay đặc thù của nước ta, do NHCSXH Việt Nam và Hội LHPN Việt Nam phối hợp thực
hiện. Sau 5 năm, mô hình đã góp phần quan trọng vào công tác XĐGN, dạy nghề, đào
tạo việc làm, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế. Đã có trên 500 nghìn hộ phụ nữ nghèo vay
vốn từ mô hình này thoát nghèo, nhiều hộ trở nên khá giả, đời sống gia đình cải thiện,
mở rộng sản xuất, con cái có điều kiện học tập… Đó là nhận xét của bà Nguyễn Thị
Thanh Hoà - Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam về kết quả thực hiện hoạt động uỷ thác cho
vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách do Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức.

( Trích của Thanh Hồng, báo Thời Đại Mới, ngày 31/07/2008)
Hộp 2: Vai trò của hội phụ nữ đối hoạt động tín dụng nông thôn
Qua 5 năm, Hội LHPN 64 tỉnh thành đã triển khai hoạt động ủy thác cho vay với tổng
dư nợ (đến tháng 6/2008) là 16 nghìn tỷ đồng, cho 2,4 triệu hộ vay, chiếm 40% tổng dư
nợ của NHCSXH Việt Nam. Trong đó, 46 tỉnh có dư nợ trên 200 tỷ đồng, cao nhất là
Thanh Hóa dư nợ đạt 865 tỷ đồng và Nghệ An 632 tỷ đồng, tỉnh có dư nợ thấp nhất cũng
trên 94 tỷ đồng. Mức vay bình quân cũng tăng từ 2,9 triệu đồng/hộ năm 2004 lên 6,7
triệu đồng/hộ năm 2008. Tỷ lệ nợ quá hạn hàng năm đều giảm, từ 2,6% (năm 2004)
xuống còn 0,86% (đến tháng 5/2008). Đặc biệt, 2 tỉnh có dư nợ cao nhất lại có tỷ lệ nợ
quá hạn thấp nhất, chỉ 0,19% (Thanh Hóa) và 0,44% (Nghệ An).
( Trích của Thanh Hồng, báo Thời Đại Mới, ngày 31/07/2008)
3.2.3 Chính sách hỗ trợ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp
Hỗ trợ đầu vào cho nông dân nghèo hoặc những nơi khó khăn: Nhà nước thiết
lập lên hệ thống Ngân hàng người nghèo cho nhân dân nghèo được vay vốn với
lãi suất đặc biệt ưu đãi (50% lãi suất thông thường ) để phát triển sản xuất; nông
dân có thể được hỗ trợ đến 70% khi trang bị máy móc kỹ thuật trong quá trình
sản suất. Đối tượng hỗ trợ là những người nghèo thường tập chung ở vùng trung
20
du, miền núi, duyên hải miền tung, vùng sâu, vùng xa. Nhà nước cấp bù chênh
lệch phần lãi suất, khoanh nợ, xóa nợ trong trường hợp khó đòi…
3.2.4 Chính sách trợ cấp chuyển dịch cây trồng thay cây thuốc phiện.
Chi một phần cho bà con nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tử cây trồng
kém hiệu quả sang cây trồng có năng suất cao và hiệu quả hơn. Hỗ trợ cho nhân
dân đặc biệt là đồng bào dân tộc chuyển từ trồng cây thuốc phiện sang trồng cây
khác ( Hỗ trợ cây giống, hạt giống, con giống, hướng dẫn kỹ thuật và kiểm
tra, kiểm soát quá trình chuyển dịch cây trồng này).
3.3 Tác động của chương trình phát triển tại Việt Nam
Tại Việt Nam, chương trình phát triển thường kết hợp với nhiều chương trình,
chính sách khác nhằm thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn. Chính
vì vậy, không thể tách rời tác động riêng của chính sách hộp vàng. Tuy nhiên,

căn cứ mục tiêu của chương trình phát triển là phát triển sản xuất, giúp đợ nông
dân khó khăn, chúng tôi đi sâu tìm hiểu tác động của chính sách tới phát triển
nông nghiệp và xoá đói, giảm nghèo.
3.3.1 Với phát triển nông nghiệp
Chương trình phát triển góp phần củng cố và phát triển ngành nông nghiệp.
Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp những năm qua ngày càng tăng như đồ
thị dưới đây.
21
Dưới sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước, nông dân có điều kiện duy trì và mở
rộng sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt các khu vực vùng nông thôn miền núi, vùng
cao. Diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, cây
cảnh, cây rau màu ngày càng được mở rộng. Số lượng vật nuôi gia súc và gia
cầm ngày càng tưng lên nhờ các hình thức chăn nuôi hiện đại, trong đó chăn
nuôi lợn hương nạc, gia cầm siêu trứng, nuôi gia cầm công nghiệp là những
loại hình đem lại giá trị kinh tế cao. Nhờ đó, giá trị sản xuất trong nghành nông
nghiệp nói chung và các nghành trồng trọt, chăn nuôi, và dịch vụ không ngừng
tăng lên. Trong đó tốc độ gia tăng ngành trồng trọt là cao nhất.
Tuy nhiên, nhìn chung tốc độ phát triển ngành nông nghiệp còn tương đối
thấp so với các ngành khác. Tình trạng đầu tư kém hiệu quả vẫn còn xảy ra.
Ví dụ như dự án trồng cà phê ở tỉnh Thanh Hoá. Người dân được vay vốn
với lãi xuất ưu đãi để phát triển trồng cà phê. Tuy nhiên, do nghiên cứu không kỹ
tính phù hợp của cây cà phê đối với khu vực Thanh Hoá nên dự án đã thất bại.
Người dân gặp khó khăn trong sản xuất, mắc thêm một món nợ đối với ngân hàng.
22
3.3.2 Đối với xoá đói, giảm nghèo
.
Chương trình phát triển góp phấn xoá đói giảm nghèo, thống kê qua các
năm, tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam giảm dần. Cụ thể được thể hiện qua dồ thị
dưới
Dưới sự hỗ trợ đầu tư về vốn, vật tư của nhà nước. Nông dân, đồng bào

các dân tộc miền núi, vùng sau vùng xa có điều kiện tăng gia sản xuất, nâng cao
thu nhập thoát khỏi tình trạng đói nghèo. Nhờ đó, tỷ lệ đói nghèo của cả nước
ngày càng giảm. Năm 1998, tỷ lệ nghèo đói là 37.4 % đến năm 2004 tỷ lệ này
giảm còn 16%. Việt Nam thực hiện được mục tiêu thiên niên kỷ về giảm tỷ lệ
nghèo đói.
Tuy nhiên, theo đánh giá, tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam hiện đang có
nguy cơ tăng lên. Một trong số những nguyên nhân đó là hiệu quả ngược của
chương trình phát triển. Các chính sách thuộc chương trình phát triển thường là
hướng người nông dân trồng những cây trồng, nuôi những vật nuôi theo kế
23
hoạch của nhà nước, dựa theo những dự án phát triển nông nghiệp nông thôn.
Xong, không phải tất cả các dự án đều thành công, có những dự án không thành
công đã làm cho người dân không những giảm nghèo mà còn nghèo thêm.
Ví dụ: Dự án xây dựng nhà máy dứa Như Thanh thuộc tỉnh Thanh Hoá là dự
án nhằm xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc vùng núi Thanh Hoá. Theo
đó, nhà nước hỗ trợ nông dân về vốn, về giống, về phân bón để trồng dứa. Nông
dẫn phá bỏ cây bạch đàn, cây keo để lấy đất đồi trồng dứa. Tuy nhiên, nhà máy
hoạt động được 2 năm thì tuyên bố phá sản. Là người dân địa phương, tôi thấy
người nông dân tham gia dự án không những không thoát được nghèo mà còn
lâm vào tỉnh cảnh nghèo hơn.
.
Hộp 3: Chênh lệch giàu nghèo, trăm nghe không bằng một thấy
Trong một cuộc trò chuyện cuối năm 2007, Ts Nguyễn Văn Minh (Đại học Ngoại
thương) nói với chúng tôi rằng, chênh lệch giàu nghèo là chuyện trăm nghe không
bằng một thấy. Anh đưa một số liệu chính anh ghi chép ở một vùng quê tỉnh Vĩnh
Phúc. Một nhân khẩu nơi đây được chia 3 sào ruộng, mỗi năm thu hoạch 2,5 vụ,
mỗi vụ được khoảng 6 tạ thóc, giá mỗi tạ thóc là khoảng 300 nghìn đồng. Như vậy,
một năm một người dân làm thuần nông sẽ có tổng thu nhập chừng 4,5 triệu đồng (6
x 2,5 x 300 nghìn), trừ đi 50% chi phí (giống, thuốc trừ sâu, phân bón ), còn lại chỉ
trên dưới 2 triệu. Đem con số này trừ đi những nhu cầu sinh hoạt tối thiểu, bà con

chỉ để ra được từ 300-500 nghìn đồng/người/năm tích lũy là may (đó là nhờ ơn trời
không đau ốm, bệnh tật, không đi cưới hỏi, ma chay, giỗ chạp ). Giá lúa và sản
lượng lúa tại thời điểm này có thể tăng lên chút xíu nhưng lại phải cõng theo gánh
nặng lạm phát và chi phí đầu vào leo thang thì rốt cuộc, nghèo lại hoàn nghèo
(Trích www.nguoidaibieu.com.vn/Trangchu/VN/tabid/66/ /Default.aspx - 74k )
3.4 Tác động tích cực, tiêu cực của chương trình phát triển tại Việt Nam
Mỗi một chính sách đưa ra đều có ưu nhược điểm của nó, nếu gây ảnh hưởng
tốt tới một số đối tượng này thì nó cũng đồng thời gây ảnh hưởng không tốt tới
một số đối tượng khác nhưng mức độ không tốt thường ít hơn.
24
Các chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp của nước ta cũng không ngoại lệ, ví
dụ như khi hỗ trợ đầu tư cho người dân tăng cùng với việc không đánh thuế thì
ngân sách Nhà nước sẽ giảm do thu ít mà chi thì nhiều, lợi ích của người sản
xuất tăng lên nhưng an sinh xã hội sẽ bị giảm xuống…Vì vậy ta có thể thấy rằng
khi chúng ta áp dụng và triển khai bất kì một chính sách cụ thể nào đó nói chung
nó đều có những mặt tích cực và tiêu cực của nó. Và khi ta áp dụng hay thực
hiện chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp thì ngoài những tác động tích cực cho
nông nghiệp thì mặt nào đó nó vẫn có những tác động tiêu cực nói chung. Vậy
thì tác động của chính sách hộp vàng tới các đối tượng khác nhau là như thế nào
chúng ta hãy tìm hiểu thông qua phần tác động này.
25

×