Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Chuyên đề Phát triển quảng bá thương hiệu vmtmedia.com

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.62 KB, 47 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Điện Tử
Đề Tài: Phát triển quảng bá thương hiệu vmtmedia.com
TÓM LƯỢC
Công ty Cổ Phần Thương Mại và Công Nghệ Truyền Thông Việt là một trong
những công ty tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh phát triển phần mềm tại Việt Nam.
Là công ty kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử với các sản phẩm hầu hết là
công nghệ số hóa, qua 5 năm hoạt động kinh doanh truyền thống và gần 3 năm hoạt
động thương mại điện tử, công ty đã đạt được những thành tự đáng kể.
Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, đứng trước các
sản phẩm số hóa ngày càng tiên tiến, đâu sẽ là sản phẩm hữu ích nhất cho người sử
dụng. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sự hiểu biết về công nghệ còn yếu kém thì đâu
sẽ là cơ sở để họ lựa chọn sản phẩm phù hợp với công ty mình, đó chính là thương hiệu.
Đặc biệt với thời đại số hóa hiện nay, với mô hình kinh doanh trực tuyến phát triển,
giao thương càng nhiều, cạnh tranh càng khốc liệt thì vấn đề thương hiệu lại càng được
quan tâm nhiều hơn. Vậy làm thế nào để công ty Cổ Phần Thương Mại và Công Nghệ
Truyền Thông Việt có thể đặt được dấu ấn trong tâm trí khách hàng. Xuất phát từ thực
tế này, tôi quyết định chọn đề tài: “Phát triển quảng bá thương hiệu vmtmedia.com”
làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan
đến phát triển quảng bá thương hiệu trong doanh nghiệp; phân tích thực trạng hoạt động
phát triển quảng bá website vmtmedia.com của công ty; đề xuất một số giải pháp nhằm
phát triển quảng bá hình ảnh thương hiệu vmtmedia.com
Đề tài gồm 3 chương, trong đó:
Chương 1: Những vấn đề tổng quan khi nghiên cứu đề tài, các cơ sở lý luận chung
về phát triển quảng bá thương hiệu. Đồng thời tìm hiểu tình hình nghiên cứu của các
công trình trước nhằm đối chiếu, so sánh với đề tài của bản thân từ đó phân định những
nội dung cần nghiên cứu.
Chương 2: Chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phát triển
quảng bá thương hiệu của công ty; xử lý, phân tích các kết quả sơ cấp và thứ cấp; giới
Đặng Thị Hằng – K43I6 1
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Điện Tử


thiệu về công ty CPTM
(1)
và Công Nghệ Truyền Thông Việt, đánh giá về thực trạng
hoạt động phát triển quảng bá thương hiệu của công ty.
Chương 3: Nêu lên những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của nó;
Từ đó đưa ra các phương hướng đề xuất nhằm phát triển quảng bá thương hiệu
vmtmedia.com.
Chuyên đề tốt nghiệp là kết quả của 4 năm tích lũy kiến thức tại giảng đường đại
học, là nỗ lực và phản ánh những kỹ năng thực tế ban đầu của bản thân qua thời gian
thực tập tại công ty. Tôi hy vọng những nghiên cứu này sẽ đóng góp một phần nào đó
cho công ty Cổ Phần Thương Mại và Công Nghệ Truyền Thông Việt nhằm phát triển
quảng bá hình ảnh thương hiệu vmtmedia.com được tốt hơn, thu hút ngày càng đông
khách hàng đến với doanh nghiệp để thực hiện được mục tiêu lớn là tăng doanh thu,
tăng lợi nhuận.
Đặng Thị Hằng – K43I6 2
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Điện Tử
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành tốt bài chuyên đề tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ và hướng dẫn rất tận tình của các thầy cô và các bạn thuộc khoa Thương Mại
Điện Tử, trường Đại học Thương Mại. Tôi xin cảm ơn các thầy cô đã cung cấp cho tôi
các kiến thức vô cùng quý báu và cần thiết trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi chân thành cảm ơn cô Đào Thị Dịu đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý công ty Cổ Phần Thương Mại và Công Nghệ
Truyền Thông Việt đã tạo điều kiện cho tôi thực tập, học hỏi kiến thức thực tế tại công
ty.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình cùng bạn bè đã tạo điều kiện, động
viên và giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Do giới hạn về mặt thời gian và kiến thức nên đề tài sẽ không tránh khỏi những sai
sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy cô

và các bạn. Tôi xin trân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Hằng
Đặng Thị Hằng – K43I6 3
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Điện Tử
MỤC LỤC
Đặng Thị Hằng – K43I6 4
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Điện Tử
Đặng Thị Hằng – K43I6 5
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Điện Tử
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức công ty………………………………………………… 31
Bảng2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty…………….……….……32
Bảng 2.3: Tỷ lệ đầu tư cho phát triển quảng bá thương hiệu………….…………………34
Đặng Thị Hằng – K43I6 6
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Điện Tử
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 2.1: Mức độ kế hoạch phát triển thương hiệu………………………… …….…….27
Hình 2.2: Kênh phát triển quảng bá thương hiệu………………………….………………27
Hình 2.3: Hoạt động xúc tiến công ty đang sử dụng……………………….…… ……….28
Hình 2.4: Hiệu quả việc phát triển quảng bá thương hiệu của công ty……….….…… 28
Hình 2.5: Logo của công ty…………………………………………………… …….………33
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. CPTM: Cổ Phần Thương Mại
2. WIPO: World Itellectual property Organization - Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
3. ITA: International Trademark Association - Hiệp hội nhãn hiệu thương mại
quốc tế
4. E-brand: Electronic brand - Thương hiệu điện tử
Đặng Thị Hằng – K43I6 7
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Điện Tử

5. PR: Public Relatiions – Quan hệ công chúng
6. SPSS: Statistical Package For Social Sciences
7. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
8. TM: Thương Mại
9. DV: Dịch vụ
10.TMĐT: Thương mại điện tử
11.SEO: Search Engine Optimization
12.SCM: Supply Chain Management – Quản lý chuỗi nhà cung ứng
13.ERP: Enterprise Reource Planning
14.SMS: Short Message Service - Tin nhắn văn bản
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Bài giảng: Quản trị thương hiệu – Bộ môn quản trị thương hiệu
• Nguyễn Thị Thanh Thảo (K41I3) – “Phát triển hình ảnh thương hiệu
Megabuy.vn của công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Thời Đại Mới
thông qua các hoạt động truyền thông online” – Luận văn tốt nghiệp năm 2009
Đặng Thị Hằng – K43I6 8
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Điện Tử
• Nguyễn Trần Hiệp – Thương hiệu và sự phát triển của doanh nghiệp – NXB Lao
động xã hội, năm 2006
• Vũ Chí Lộc, Lê Thị Thu Hà – Xây dựng và phát triển thương hiệu – NXB Lao
động xã hội, 2007
• Một số website:

/> />QTDN/Marketing/ChLuoc_thuong_hieu_nao_hop_ly



Chương 1
Tổng quan nghiên cứu đề tài
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài

Hiện nay, Internet đã trở thành một phương tiện truyền thông phổ biến, số lượng
người truy cập ngày càng tăng. Năm 2008 nước ta có 6,7 triệu người trong tổng số 85
triệu người truy cập internet, tăng đến 28,4% so với năm 2007, tuy nhiên số lượng
Đặng Thị Hằng – K43I6 9
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Điện Tử
khách hàng đến với các doanh nghiệp thương mại điện tử vẫn còn rất hạn chế. Có nhiều
lý do, trong đó có hai lý do lớn là thói quen mua sắm và niềm tin của khách hàng đối
với các doanh nghiệp thương mại điện tử. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với các doanh
nghiệp thương mại điện tử muốn thu hút được đối tượng khách hàng tiềm năng là phải
tạo dựng một thương hiệu mạnh, uy tín, định vị được hình ảnh thương hiệu doanh
nghiệp trong tâm trí khách hàng.
Công ty Cổ Phần Thương Mại và Công Nghệ Truyền Thông Việt kinh doanh sản
phẩm chủ yếu là cài đặt, phát triển phần mềm, thiết kế website, logo… Với trên 5 năm
kinh nghiệm hoạt động kinh doanh trong đó có hơn 2 năm hoạt động trong lĩnh vực
thương mại điện tử, công ty đã đặt cho mình một nền móng vững chắc, một thương
hiệu trên thị trường. Tuy nhiên, thị trường của công ty vẫn còn khá nhỏ bé, chủ yếu là
Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc. Do vậy, vấn để phát triển quảng bá hình ảnh công ty
đi xa, đi sâu trong tâm trí khách hàng là điều rất quan trọng.
Qua khảo sát thực tế tại công ty, tôi thấy 100% nhân viên trong công ty nhận thức rõ
được thương hiệu có tầm quan trọng như thế nào đối với công ty. Tuy nhiên, chưa có
một bộ phận nào chuyên trách về thương hiệu, vấn đề phát triển quảng bá thương hiệu
vẫn chưa được đưa ra thành một chiến lược, chưa được công ty thực sự chú trọng.
Từ những vấn đề nêu trên, công ty Cổ Phần Thương Mại và Công Nghệ Truyền
Thông Việt cần chú trọng đầu tư nhiều hơn nữa về việc phát triển quảng bá hình ảnh
thương hiệu của công ty. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để công ty phát triển, mở
rộng thị trường, tạo được lòng tin đối với khách hàng, có khả năng tham gia vào hoạt
động thương mại điện tử của Việt Nam hiện nay.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu của đề tài
Từ thực trạng và qua quá trình thực tập tại công ty Cổ Phần Thương Mại và Công
Nghệ Truyền Thông Việt, tôi nhận thấy vấn đề phát triển quảng bá thương hiệu còn

nhiều vướng mắc tại công ty. Điều này gây nên rất nhiều hạn chế đối với công ty. Vì
vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Phát triển quảng bá thương hiệu vmtmedia.com” làm
đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu
Đặng Thị Hằng – K43I6 10
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Điện Tử
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: “Đưa ra được thực trạng về phát triển quảng bá
thương hiệu tại công ty, phát hiện vấn đề, tìm hiểu nguyên nhân và từ đó đưa ra giải
pháp để phát triển quảng bá thương hiệu vmtmedia.com”
Từ mục tiêu trên, ta có thể đưa ra các nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể là:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về thương hiệu, thương hiệu điện tử trong
doanh nghiệp nhằm phát triển quảng bá hình ảnh doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng hoạt động phát triển quảng bá thương hiệu vmtmedia.com của
công ty.
- Phát hiện các vấn đề còn tồn tại, tìm hiểu nguyên nhân các vấn đề
- Đưa ra các giải pháp nhằm phát triển quảng bá thương hiệu vmtmedia.com
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Về không gian: Do giới hạn về thời gian thực tập, tìm hiểu nghiên cứu về công ty
nên tôi chỉ tập trung vào việc phát triển quảng bá thương hiệu vmtmedia.com của công
ty Cổ Phần Thương Mại và Công Nghệ Truyền Thông Việt cho thị trường chính là Hà
Nội.
1.4.2. Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển quảng bá thương hiệu
vmtmedia.com của công ty giai đoạn 2008 – 1010. Đồng thời đề xuất một số giải pháp
phát triển quảng bá thương hiệu vmtmedia.com đến năm 2013.
1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu
1.5.1. Một số khái niệm cơ bản về thương hiệu và thương hiệu điện tử
1.5.1.1. Các nội dung chủ yếu về thương hiệu.
Khái niệm thương hiệu:
Trong thời đại ngày nay, sự cạnh tranh giữa các công ty ngày càng trở nên khốc liệt.
Cạnh tranh giờ đây không chỉ dừng lại ở chất lượng và giá cả sản phẩm mà còn là cuộc

chạy đua về hình ảnh thương hiệu. Công ty nào tạo được một hình ảnh đẹp về sản phẩm
của mình trong tâm trí khách hàng thì đó là một lợi thế chiến lược. Tuy nhiên khái niệm
thương hiệu cần được hiểu như thế nào? Hiện nay có rất nhiều cách định nghĩa khác
nhau về thương hiệu:
Đặng Thị Hằng – K43I6 11
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Điện Tử
- Theo tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO
(2)
: Thương hiệu là một dấu hiệu đặc biệt
(hữu hình hoặc vô hình) để nhận biết một sản phẩm, một hàng hóa hay một dịch vụ nào
đó được sản xuất, cung cấp bởi một tổ chức hay một cá nhân.
- Theo hiệp hội nhãn hiệu thương mại quốc tế ITA
(3)
: Thương hiệu bao gồm những từ
ngữ, tên gọi, biểu tượng hay bất kỳ sự kết hợp nào giữa các yếu tố trên được dùng trong
thương mại để xác định và phân biệt hàng hóa của các nhà sản xuất hoặc người bán với
nhau và để xác định nguồn gốc của hàng hóa đó.
Vậy, Thương hiệu là một thuật ngữ dùng nhiều trong marketing; là tập hợp các dấu
hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ cùng
loại của doanh nghiệp khác; là hình tượng về một loại, một nhóm hàng hóa, dịch vụ
hoặc về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.
Các thành tố của thương hiệu:
Tên thương hiệu
Dưới góc độ xây dựng và phát triển thương hiệu, tên gọi là thành tố cơ bản vì nó là
yếu tố chính xác hoặc là liên hệ chính của sản phẩm một cách cô đọng và tinh tế. Tên
gọi là ấn tượng đầu tiên về một doanh nghiệp hay một loại sản phẩm, dịch vụ trong
nhận thức của người tiêu dùng. Vì thế, tên nhãn hiệu là một yếu tố quan trọng thể hiện
khả năng phân biệt của người tiêu dùng khi đã nghe hoặc nhìn thấy nhãn hiệu và cũng
là yếu tố cơ bản gợi nhớ sản phẩm, dịch vụ trong những tình huống mua hàng.
Một số quy tắc để lựa chọn thành tố tên thương hiệu là: dễ nhớ, có ý nghĩa, dễ chuyển

đổi, gây ấn tượng, đáp ứng yêu cầu bảo hộ.
Logo
Logo là thành tố đồ họa của thương hiệu góp phần quan trọng trong nhận thức của
khách hàng về thương hiệu. Cùng với tên gọi, logo là cách giới thiệu bằng hình ảnh về
công ty. So với tên thương hiệu, logo trừu tượng, độc đáo và dễ nhận biết hơn nhưng
cũng tiềm ẩn nguy cơ khách hàng không hiểu logo có ý nghĩa gì, liên hệ gì nếu không
được giải thích thông qua chương trình tiếp thị hỗ trợ.
Các yêu cầu đối với một logo: có ý nghĩa văn hóa đặc thù, dễ hiểu, phải đảm bảo tính
cân đối và hài hòa.
Đặng Thị Hằng – K43I6 12
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Điện Tử
Khẩu hiệu (Slogan)
Khẩu hiệu là một đoạn ngắn thông tin mô tả hoặc thuyết phục về thương hiệu theo
một cách nào đó.
Các yêu cầu đối với Slogan: dễ nhớ, thể hiện được những đặc tính và lợi ích chủ yếu
của sản phẩm, dịch vụ, phải ấ1n tượng và tạo nên sự khác biệt.
Các thành tố khác
 Bao bì: bao bì không chỉ có tác dụng bảo vệ, mô tả và giới thiệu sản phẩm mà nó
còn chứa đựng rất nhiều nhân tố tác động đến khách hàng và việc quyết định lựa chọn
mua hàng của họ. Bao bì là yếu tố quan trọng giúp cho người tiêu dùng nhận sản phẩm
trong vô số các sản phẩm cùng loại. Đối với thương hiệu truyền thống bao bì là yếu tố
quan trọng, nhưng đối với thương hiệu điện tử thì bao bì lại không phải là một thành tố.
 Tên miền: Đối với thương hiệu truyền thống tên miền không phải là một thành tố,
nhưng đối với thương hiệu điện tử đây lại là một thành tố rất quan trọng.
 Âm thanh: âm thanh cũng có khả năng làm cho người tiêu dùng nhận biết ra hàng
hóa, giúp phân biệt được nguồn gốc sản xuất khác nhau của các sản phẩm cùng loại,
ngay cả khi người tiêu dùng chưa nhìn thấy hàng hóa.
 Mùi vị: chưa thực sự phát triển mạnh mẽ như nhãn hiệu âm thanh, không đạt hiệu
quả cao như hình ảnh hay âm thanh giúp người tiêu dùng phân biệt và nhận thấy sản
phẩm quen dùng.

 Các yếu tố vô hình: phần hồn của thương hiệu. Các yếu tố vô hình của thương hiệu
là sự trải nghiệm của người tiêu dùng về tổng hợp các yếu tố hữu hình đó thông qua các
tác nghiệp nhằm đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng và gắn bó với người tiêu dùng,
như chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng, văn hóa kinh doanh.
1.5.1.2. Các nội dung chủ yếu của thương hiệu điện tử (E-brand
(4)
)
Khái niệm:
Có nhiều quan điểm khác nhau về thương hiệu điện tử, nhưng trong phạm vi đề tài
nghiên cứu, tôi xin tiếp cận thương hiệu điện tử theo khía cạnh sau: “Thương hiệu điện
tử là thương hiệu được xây dựng, thể hiện và tương tác thông qua internet”
Đặng Thị Hằng – K43I6 13
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Điện Tử
Thương hiệu điện tử được xây dựng và thể hiện không chỉ thông qua tên miền mà còn
giao diện, nội dung và khả năng tương tác của website, các liên kết trên mạng thông tin
toàn cầu và các liên kết khác.
Tên miền
Tên miền là một thành tố quan trọng của E-brand. Tên miền của E-brand được chia
làm tên riêng và cấp độ tên miền. Trong đó tên riêng có thể là:
− Lựa chọn riêng theo từng chủ đề, chẳng hạn như: chongbanphagia
− Tên giao dịch, viết tắt. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn là một ví
dụ khi chọn tên riêng là vbard.
− Tên thương hiệu thông thường. Rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn theo cách thức
này, phối hợp chặt chẽ giữa thương hiệu trực tuyến và thương hiệu thông thường, chẳng
hạn như: quangminh, dongtam, …
Cấp độ tên miền cũng được thể hiện theo nhiều cách khác nhau. Thông thường có hai
cấp độ thể hiện tên miền. Đó là:
− Chỉ nhóm đối tượng tên miền theo phân loại quốc tế, cấp độ tên miền có dạng:
.com, .net, .gov, .org, .edu
− Chỉ quốc gia quản lý nhóm đối tượng, cấp độ tên miền có dạng: .vn, .cn, .us, .uk…

Phân loại và vai trò của E-Brand
Phân loại:
Thương hiệu điện tử có các loại sau :
Thương hiệu điện tử độc lập. Đây là loại thương hiệu điện tử được tồn tại riêng biệt
trên internet, là thương hiệu được doanh nghiệp phát triển riêng hoàn toàn không liên
quan đến thương hiệu truyền thống của doanh nghiệp. Ví dụ như công ty Cổ Phần
Thương Mại và Công Nghệ Truyền Thông Việt phát triển hình ảnh thương hiệu trực
tuyến vmtmedia.com hoàn toàn tách rời với tên giao dịch (thương hiệu truyền thống)
của công ty.
Thương hiệu điện tử tồn tại dưới dạng một tên miền thuần túy. Có thể là tên giao
dịch hay tên viết tắt của công ty. Chẳng hạn ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
Đặng Thị Hằng – K43I6 14
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Điện Tử
Thôn phát triển thương hiệu điện tử là vbard.com.vn, vbard là tên viết tắt của ngân
hàng.
Thương hiệu điện tử tồn tại thống nhất cùng với thương hiệu thông thường. Nhiều
công ty phát triển thương hiệu của mình trên cả hai môi trường truyền thống và trực
tuyến, như công ty gốm Long Anh với E-brand là longanh.com.vn.
Vai trò :
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của thị trường nói chung và thị trường điện
tử nói riêng, ngày nay con người càng nhận ra vai trò hết sức quan trọng của thương
hiệu. Qua thời gian, bằng kinh nghiệm sử dụng hàng hóa, cũng như các thông điệp mà
thương hiệu truyền tải đến người tiêu dùng, vị trí của hàng hóa định vị dần dần trong
tâm trí khách hàng. Thương hiệu giúp người tiêu dùng phân biệt nhanh chóng hàng hóa
cần mua trong muôn vàn các hàng hóa cùng loại khác, góp phần xác định nguồn gốc,
xuất xứ của hàng hóa. Không chỉ là điểm tiếp xúc, nhận biết thương hiệu mà còn tăng
khả năng đối thoại thương hiệu. Thương hiệu góp phần tạo ra một giá trị cá nhân cho
người tiêu dùng, một cảm giác sang trọng và được tôn vinh. Thương hiệu giúp thiết lập
kênh riêng phát triển doanh nghiệp. Một trong những chức năng quan trọng của thương
hiệu là chức năng thông tin và chỉ dẫn, do đó có thể nói rằng thương hiệu là kênh phát

triển quảng bá hình ảnh quan trọng của doanh nghiệp, giúp tạo dựng hình ảnh doanh
nghiệp trong tâm trí khách hàng. Đặc biệt trong môi trường điện tử cạnh tranh khốc liệt
và phải luôn đặt uy tín lên hàng đầu, thì kênh quảng bá này càng có ý nghĩa hơn.
Thương hiệu còn là sự cam kết của doanh nghiệp với khách hàng. Các thông điệp
mà thương hiệu đưa ra trong các quảng cáo, logo, khẩu hiệu… luôn tạo ra một sự kích
thích, lôi cuốn khách hàng, nó chứa đựng những nội dung như một sự cam kết nào đó
về chất lượng hàng hóa hoặc những lợi ích tiềm ẩn từ việc sử dụng hàng hóa của doanh
nghiệp với khách hàng.
1.5.2. Nội dung chủ yếu trong phát triển quảng bá thương hiệu
1.5.2.1. Khái niệm phát triển thương hiệu
Đặng Thị Hằng – K43I6 15
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Điện Tử
Phát triển thương hiệu là tổng hợp các hoạt động nhằm gia tăng hình ảnh thương
hiệu trong tâm trí khách hàng thông qua việc tăng cường các hoạt động truyền thông và
mở rộng thương hiệu doanh nghiệp.
Như vậy nói đến phát triển thương hiệu bao gồm hai vấn đề lớn đó là: gia tăng hình
ảnh thương hiệu doanh nghiệp tới khách hàng và mở rộng thương hiệu của doanh
nghiệp.
1.5.2.2. Chiến lược phát triển quảng bá hình ảnh thương hiệu thông qua các hoạt động
truyền thông online
Mục tiêu chiến lược
Chiến lược thương hiệu là đối sách mà một tổ chức lựa chọn để cạnh tranh với các
đối thủ khác dựa trên những lợi thế cạnh tranh bền vững nhằm đạt được mục tiêu
thương hiệu. Chiến lược sẽ xác định hướng đi của một doanh nghiệp.
Mục tiêu của chiến lược phát triển thương hiệu đó là: tạo dựng một thương hiệu
mạnh, uy tín.
Xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu
Kế hoạch nguồn nhân lực:. Tùy theo từng công đoạn trong phát triển thương hiệu
mà huy động nguồn nhân lực cho hợp lý và hiệu quả. Đầu tư, đào tạo các cán bộ nhân
viên, nâng cao trình độ năng lực đáp ứng nhu cầu. Bố trí hợp lý các chức danh và phạm

vi hoạt động của các chức danh.
Kế hoạch về thời gian: Kế hoạch dài hạn hay ngắn hạn được lập ra trên cơ sở nghiên
cứu kỹ thị trường, khách hàng và tập sản phẩm của doanh nghiệp, định hướng chiến
lược xây dựng phát triển thương hiệu. Cần phân bổ thời gian hợp lý và chi tiết cho từng
công đoạn phát triển thương hiệu.
Kế hoạch về chi phí: Kế hoạch tài chính cần đi trước một bước bởi mọi hoạt động
đều cần phải có kinh phí. Căn cứ vào nguồn lực tài chính của doanh nghiệp mà phân bổ
cho hợp lý, cần được tính toán xác lập hết sức tỉ mỉ, cẩn thận và đúng nguyên tắc tài
chính, kế toán.
Các công cụ phát triển thương hiệu

Các công cụ truyền thông online
Đặng Thị Hằng – K43I6 16
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Điện Tử
Có nhiều công cụ doanh nghiệp có thể dùng để phát triển thương hiệu của mình.
Một cách tổng quát chúng ta có thể chia thành các nhóm lớn như sau:
Quảng cáo trực tuyến
Quảng cáo mang lại hiệu quả rất to lớn cho thương hiệu, nhằm đưa thương hiệu đến
được với công chúng và để công chúng cảm nhận về thương hiệu và giá trị của thương
hiệu trong tiêu dùng sản phẩm. Quảng cáo qua Internet cũng tương tự như quảng cáo
qua các phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống khác. Đó là các công ty tạo ra
các khoảng không quảng cáo và sau đó bán lại các khoảng không gian này cho những
nhà quảng cáo ở bên ngoài. Tất cả khoảng không được thuê trên trang web hay là trong
các thư điện tử đều được xem là quảng cáo.
Mục tiêu của quảng cáo: Tạo ra nhận thức về thương hiệu, tạo ra sự hiểu biết về thương
hiệu, thuyết phục quyết định mua và mục tiêu hành động để duy trì lòng trung thành.
Các phương tiện chủ yếu được sử dụng trong quảng cáo trực tuyến: Các banner, nút
bấm, pop-up…; Email - Thư điện tử; quảng cáo thông qua các công cụ tìm kiếm: quảng
cáo Keyword, quảng cáo Adword - đó là việc sử dụng các từ khóa, công ty đăng ký với
các công cụ tìm kiếm nhằm tạo đường link tới website doanh nghiệp khi người truy cập

search các từ khóa trên công cụ tìm kiếm về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp;
blog…
Quan hệ công chúng điện tử
Quan hệ công chúng (PR
(5)
) thường được hiểu là một hệ các nguyên tắc và các hoạt
động có liên hệ một cách hữu cơ, nhất quán nhằm tạo dựng một hình ảnh; một ấn
tượng; một khái niệm, nhận định; hoặc một sự tin cậy nào đó. Quan hệ công chúng sử
dụng công nghệ Internet bao gồm những nội dung trên trang web của chính doanh
nghiệp, xây dựng các cộng đồng trực tuyến, và các sự kiện trực tuyến.
Xúc tiến bán điện tử
Xúc tiến bán là hình thức khuyến khích ngắn hạn dưới hoạt động tặng quà hoặc gia
tăng lợi ích giúp đẩy nhanh quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất tới tay người tiêu
dùng; đồng thời giúp tăng nhanh tốc độ đưa hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp tới
người tiêu dùng.
Đặng Thị Hằng – K43I6 17
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Điện Tử
Mục tiêu của xúc tiến bán điện tử là nhanh chóng định vị hình ảnh doanh nghiệp trong
tâm trí người tiêu dùng, khuyến khích người tiêu dùng tiêu dùng nhiều hàng hơn, mua
với số lượng lớn hơn và mở ra những khách hàng mới.
Marketing điện tử trực tiếp
Marketing trực tiếp được định nghĩa là tất cả các hoạt động truyền thông trực tiếp
đến người nhận là khách hàng hoặc doanh nghiệp mà được sử dụng để nhận được
những phản ứng đáp lại dưới hình thức đơn đặt hàng (đặt hàng trực tiếp), lời yêu cầu
cung cấp thêm thông tin, một cuộc đến thăm gian hàng hay những địa điểm khác của
doanh nghiệp nhằm mục đích mua một hoặc nhiều sản phẩm, dịch vụ đặc thù của doanh
nghiệp.
Mục tiêu của marketing điện tử trực tiếp: Tạo ra nhận thức về thương hiệu, gia tăng đối
thoại thương hiệu, thuyết phục quyết định mua, mục tiêu hành động để duy trì lòng
trung thành.


Mở rộng và làm mới thương hiệu
Mở rộng thương hiệu
− Mở rộng các thương hiệu phụ: từ thương hiệu ban đầu tiến hành mở rộng theo chiều
sâu hoặc chiều rộng của phổ hàng bằng cách hình thành các thương hiệu bổ sung.
− Mở rộng thương hiệu sang mặt hàng khác. Căn bản của phương pháp này là mặt
hàng mới phải có cùng một nhóm khách hàng mục tiêu như sản phẩm ban đầu và điều
thứ hai là giảm chi phí cho truyền thông thay vì xây dựng một thương hiệu mới hoàn
toàn, đồng thời nó tránh được nguy cơ nuốt lẫn thị phần của nhau.
Làm mới thương hiệu
− Đổi tên thương hiệu. Chúng ta có thể tạo ra những thương hiệu mới bằng cách đổi
tên thương hiệu do các đặc tính về sản phẩm và cách thức tiêu dùng cũng như nhận
thức về dòng sản phẩm thay đổi.
− Chia tách và sát nhập. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp được mua lại hoặc bị chia
tách hoặc bán đi một số thương hiệu sản phẩm của nó cho các đối tác khác hoặc chuyển
Đặng Thị Hằng – K43I6 18
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Điện Tử
nhượng quyền sử dụng yếu tố cấu thành thương hiệu. Vì thế sau khi tiếp quản doanh
nghiệp cần phải chuẩn bị cho một chiến lược đổi mới thương hiệu từ thương hiệu cũ.
− Tiếp sức thương hiệu. Những thương hiệu đã và đang xây dựng chắc chắn sẽ đến lúc
trở nên già cỗi và suy thoái vì vậy cần phải tiếp sức cho thương hiệu, làm sống lại
thương hiệu hoặc chuyển đổi hoàn toàn sang thương hiệu mới.
1.5.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển quảng bá thương hiệu
1.5.3.1. Nhân tố bên ngoài
Thị trường
Thị trường là một yếu tố quan trọng trong xây dựng và phát triển thương hiệu.
Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu về tập khách hàng, về nhu cầu của thị trường về sản
phẩm, mức tăng trưởng kinh tế của đất nước, giá cả, mức độ sử dụng Internet của người
tiêu dùng… để xây dựng chiến lược phát triển hình ảnh thương hiệu điện tử cho phù
hợp. Trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp có xây dựng, phát triển

được thương hiệu mạnh mới có thể là bệ phóng để nâng cao sức cạnh tranh của mình.
Đối thủ cạnh tranh
Việc phát triển, nâng cao uy tín thương hiệu doanh nghiệp mình luôn luôn phải đi
cùng với hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Tìm hiểu đối
thủ cạnh tranh đang tiến hành những hoạt động gì nhằm phát triển, quảng bá thương
hiệu; để từ đó có những giải pháp nhằm nâng cao vị thế của thương hiệu mình, vượt lên
trên đối thủ cạnh tranh.
Văn hóa, thị hiếu thị trường đích
Doanh nghiệp muốn định vị được thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng,
thì tất cả các hoạt động đều phải phù hợp với văn hóa, thị hiếu, nhu cầu của thị trường
đích. Dell là một ví dụ điển hình, khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản, Dell dùng
website với khung viền màu đen, theo người Nhật Bản màu đen không mang lại may
mắn cho họ, vì thế số lượng khách hàng của Dell rất ít, Dell đã thất bại trên thị trường
này.
Yếu tố công nghệ
Đặng Thị Hằng – K43I6 19
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Điện Tử
Công nghệ cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động phát triển thương hiệu
đặc biệt đối với các doanh nghiệp phát triển hình ảnh thương hiệu điện tử. Công nghệ
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động truyền thông online, giúp hình ảnh thương
hiệu dễ dàng đến với người truy cập internet.
1.5.3.2. Nhân tố bên trong
Nguồn nhân lực
Một là, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Xây dựng, phát triển thương hiệu có được
quyết định hay không phụ thuộc vào bản thân nhà lãnh đạo. Sự hiểu biết sâu sắc của
ban giám đốc về thương hiệu và tác dụng của thương hiệu, về việc doanh nghiệp có cần
thiết xây dựng thương hiệu sẽ tạo ra một quyết tâm thực hiện cũng như đạt được tới
mục tiêu.
Hai là, đội ngũ cán bộ chịu trách nhiệm xây dựng thương hiệu. Xây dựng được một
chiến lược sâu, sát, phù hợp đạt hiệu quả và có tính khả thi cho việc thực hiện đòi hỏi

các cán bộ thực thi phải có tinh thần trách nhiệm, có trình độ kiến thức, hiểu biết sâu
sắc về thương hiệu, nhiệt tình với công việc đồng thời nắm vững mọi hoạt động của
doanh nghiệp.
Tài chính
Nguồn lực về tài chính cũng là một yếu tố quan trọng cho việc xây dựng và thực
hiện thành công một chiến lược thương hiệu. Đối với các doanh nghiệp có tiềm lực tài
chính mạnh, để xây dựng một thương hiệu mạnh đối với họ không phải là điều khó
khăn. Nhưng ngược lại, đối với doanh nghiệp có tài chính hạn chế thì hoàn toàn không
phải đơn giản. Nguồn lực tài chính sẽ buộc các doanh nghiệp phải có sự lựa chọn cẩn
thận sao cho hiệu quả đạt được là tối ưu so với lượng chi phí bỏ ra. Với nguồn lực có
hạn nên xây dựng chiến lược phải tính toán kỹ càng.
Chất lượng sản phẩm
Cơ sở của thương hiệu là sản phẩm. Sản phẩm tồi là cách nhanh nhất để làm mất
thương hiệu trên thị trường. Vấn đề cốt lõi trong việc giữ gìn và phát triển thương hiệu
bền vững là sự kết hợp hoàn hảo giữa chiến lược thương hiệu, chiến lược sản phẩm và
phân phối sản phẩm của doanh nghiệp. Thương hiệu là hình ảnh của sản phẩm, của
Đặng Thị Hằng – K43I6 20
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Điện Tử
doanh nghiệp và chất lượng của hình ảnh này chính là phụ thuộc vào chất lượng sản
phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải xây dựng được uy tín và hình ảnh thương
hiệu bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách
hàng, xây dựng mạng lưới phân phối, đưa thương hiệu đến với người tiêu dùng, đảm
bảo sự gần gũi giữa thương hiệu và khách hàng.
1.5.4. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước
Thương mại điện tử là một lĩnh vực còn khá mới mẻ, tính đến thời điểm này có rất ít
công trình luận văn, chuyên đề nghiên cứu về phát triển quảng bá thương hiệu website
của một công ty. Hầu hết các đề tài nghiên cứu chỉ tập trung vào các hoạt động truyền
thống nhằm phát triển thương hiệu. Một số đề tài đó là:
− Nguyễn Thị Thanh Thảo (K41I3) – “Phát triển hình ảnh thương hiệu megabuy.vn
của công ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Công Nghệ Thời Đại Mới thông qua các hoạt

động truyền thông online” - Luận văn tốt nghiệp - trường ĐH Thương Mại, năm 2009)
− Lê Thu Hà – “Giải pháp marketing - mix nhằm phát triển thương hiệu Bảo Việt của
Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam” - Luận văn tốt nghiệp - Khoa Kinh Doanh Thương
Mại, trường đại học Thương Mại, năm 2005)
− Nguyễn Thị Thu Huyền – “Giải pháp marketing nhằm xây dựng và phát triển
thương hiệu HAPRO của tổng công ty thương mại Hà Nội” - Luận văn tốt nghiệp -
Khoa Kinh Doanh Thương Mại, trường đại học Thương Mại, năm 2006)
1.5.5. Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài
Trong đề tài này tôi tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
− Hệ thống hóa các hoạt động phát triển quảng bá thương hiệu
− Một số hoạt động liên quan đến hoạch định chiến lược phát triển thương hiệu điện
tử
− Phân tích trình độ nhận thức, thực trạng triển khai, hoạch định chiến lược để phát
triển hình ảnh thương hiệu công ty
− Đề xuất một số giải pháp phát triển quảng bá thương hiệu.
Đặng Thị Hằng – K43I6 21
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Điện Tử
Chương 2
Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích
thực trạng phát triển quảng bá thương hiệu vmtmedia.com
của công ty Cổ Phần Thương Mại và Công Nghệ Truyền Thông Việt
2.1. Phương pháp hệ nghiên cứu vấn đề:
Đặng Thị Hằng – K43I6 22
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Điện Tử
Để nắm rõ thực trạng phát triển quảng bá thương hiệu tại công ty, tôi sử dụng các
phương pháp sau trong quá trình nghiên cứu đề tài:
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
Phương pháp sử dụng phiếu điều tra: Nội dung phiếu điều tra tập trung vào việc
phát triển quảng bá thương hiệu vmtmedia.com của công ty Cổ Phần Thương Mại và
Công Nghệ Truyền Thông Việt. Số lượng 14 phiếu, được phát tới 5 phiếu cấp lãnh đạo,

9 phiếu tới nhân viên. Số phiếu thu về hợp lệ: 14 phiếu.
Phương pháp phỏng vấn: Việc phỏng vấn được tiến hành đối với các nhà quản trị
của công ty, các chuyên gia có kiến thức về marketing, về thương hiệu… nhằm tìm hiểu
về nhận thức của doanh nghiệp đối với vấn đề phát triển quảng bá thương hiệu, thực
trạng phát triển quảng bá thương hiệu tại doanh nghiệp cũng như những chiến lược phát
triển quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp.
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Thông qua báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, các
website thống kê uy tín trên thế giới, qua các phóng sự nói về công ty, qua báo, đài,
truyền hình, các tin tức về thương mại điện tử.
Phương pháp xử lý dữ liệu: Sử dụng phần mềm SPSS
(6)
và phần mềm excel để phân
tích, xử lý dữ liệu. Phần mềm SPSS và phần mềm excel là các phần mềm phân tích
thống kê kinh tế được sử dụng nhiều hiện nay. Kết quả thống kê từ các phần mềm này
sẽ được phân tích diễn giải nhằm giúp người đọc dễ hình dung hơn về những số liệu mà
nó đưa ra.
2.2. Đánh giá tổng quan tình hình và nhân tố ảnh hưởng tới phát triển quảng bá
thương hiệu vmtmedia.com của công ty CPTM và Công Nghệ Truyền Thông Việt
2.2.1. Môi trường bên ngoài
Tình hình thị trường:
Hiện nay, lạm phát đang tăng cao, mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, sự lên
xuống của thị trường không ổn định, điều này đã tạo ra không ít thách thức nhưng cũng
là một cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt với các doanh nghiệp thương mại
điện tử. Việc không giới hạn về không gian, thời gian đã tạo ra một thị trường mở,
Đặng Thị Hằng – K43I6 23
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Điện Tử
khách hàng ở Hà Nội có thể dễ dàng tìm kiếm và mua hàng tại TP.Hồ Chí Minh nếu giá
cả rẻ hơn và đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng đặt ra. Khách hàng cũng có thể ngồi
tại nhà tìm kiếm và đặt hàng vào bất cứ thời gian nào. Vấn đề đặt ra đối với doanh

nghiệp là nâng cao sức cạnh tranh của mình. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản
phẩm, dịch vụ thì công ty cần phải có nhiều hoạt động nhằm gia tăng hình ảnh thương
hiệu của mình, xây dựng một thương hiệu uy tín trong tâm trí khách hàng.
Vì vậy, trong giai đoạn thị trường có nhiều biến động như hiện nay, thương mại điện
tử là một sự lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Công ty CPTM và
Công Nghệ Truyền Thông Việt đã nhận thức rõ điều này và đã tham gia vào hoạt động
kinh doanh điện tử được hơn 2 năm.
Đối thủ cạnh tranh:
Với ngành nghề kinh doanh trên thị trường điện tử, công ty Cổ Phần Thương Mại và
Công Nghệ Truyền Thông Việt cũng gặp phải vô vàn những khó khăn và sự cạnh tranh
khốc liệt của thị trường. Một số đối thủ cạnh tranh chính của công ty có thể kể đến như:
của công ty Phát Triển Phần Mềm 4psoft (xếp vị trí top 2 trên google
với từ khóa “phát triển phần mềm”); của công ty TNHH
(7)
TM
(8)
và DV
(9)
Phát Triển Phần Mềm Viễn Nam; của công
ty Cổ Phần Phát Triển Phần Mềm ASIA (từng đạt được nhiều danh hiệu giải thưởng về
phát triển phần mềm); của công ty Phát triển Phần mềm và Truyền
thông VNPEC…. Đây là những đối thủ rất mạnh của công ty, ngoài ra công ty còn phải
đối mặt với rất nhiều đối thủ khác cũng như những sự cạnh tranh của nhiều mặt hàng,
sản phẩm mới tiên tiến thay thế.
Vì vậy, công ty cần phải tìm hiểu rõ các chiến lược mà đối thủ cạnh tranh đang theo
đuổi, các hoạt động mà họ đã và đang thực hiện để nhằm đưa ra được những giải pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
Phân tích khách hàng:
Công ty Cổ Phần Thương Mại Và Công Nghệ Truyền Thông Việt phải luôn nỗ lực
hết sức mình để đáp ứng nhiều hơn nữa giá trị cho khách hàng tạo ra được tập khách

hàng trung thành đông đảo hơn nữa. Một số khách hàng trung thành của công ty như:
Đặng Thị Hằng – K43I6 24
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Điện Tử
của công ty Bất Động Sản Xuân Mai;
của công ty TNHH một thành viên quảng cáo và nội thất Tổng Hợp;
của Công ty TNHH Thiết kế Tạo Mẫu In Thanh Vân;
của Công ty cổ phần thiết bị Tràng An;
của công ty Cổ Phần Thương Mại và Dịch Vụ Hồng Hưng;
của Công ty TNHH đầu tư TM Tân Thiên Trường…
Ngoài ra nhu cầu, thị hiếu của khách hàng cũng đòi hỏi công ty phải tìm hiểu, đáp
ứng kịp thời để không chỉ giữ chân những khách hàng trung thành tiềm năng mà còn
phải mở rộng, tiềm kiếm thêm nhiều khách hàng mới. Đó cũng là các hoạt động nhằm
nâng cao uy tín của thương hiệu doanh nghiệp.
2.2.2. Môi trường bên trong
Năng lực tài chính:
Năng lực về tài chính là một yếu tố rất quan trọng cho việc xây dựng và thực hiện
thành công một chiến lược thương hiệu. Công ty Cổ Phần Thương Mại và Công Nghệ
Truyền Thông Việt là một doanh nghiệp trẻ, nguồn lực tài chính không phải là mạnh,
nên việc xây dựng, phát triển quảng bá thương hiệu cũng gặp một số khó khăn nhất
định. Do đó, các nhà lãnh đạo công ty cần lựa chọn cẩn thận chiến lược sao cho hiệu
quả đạt được tối ưu so với lượng chi phí bỏ ra.
Hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật
Với một công ty thương mại điện tử thì hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật là bao gồm
các hệ thống mạng máy tính, các phần mềm, các thiết bị quản trị. Đây là một yếu tố
không thể thiếu với các công ty kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử. Hiện tại,
Công ty đang sử dụng máy chủ chạy hệ điều hành server 2003 có 10 máy tính để bàn, 4
laptop, 2 máy in,1 máy photo, 6 điện thoại để bàn, 2 máy fax, có hệ thống mạng và
mạng không dây. Công ty mới chỉ sử dụng phần mềm kế toán MISA cho việc quản lý
tài chính,phần mềm tra cứu văn bản pháp luật cho hoạt động chung của công ty,nhiều
phần mềm phục vụ trong việc thiết kế đồ họa và thiết kế website như : Joomla, Flash…

tuy nhiên các phần mềm chuyên dụng phục vụ cho việc quản lý khách hàng, quản lý
giao dịch… vẫn chưa có.
Đặng Thị Hằng – K43I6 25

×