Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Hoc tap theo tam guong dao duc Ho Chi Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.18 KB, 17 trang )

A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong giáo dục và đào tạo cũng như mọi công tác khác, việc tuân thủ
những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tư tưởng Hồ Chí Minh là điều
quan trọng. Bởi vì, đó là "nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động".
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm nhiều bộ phận, trong đó tư
tưởng đạo đức có vai trò, ý nghĩa quan trọng. Đạo đức là nền tả ng của cách
mạng. Hơn nữa, nhân dân ta đang triển khai cuộc vận động "Học tậ p và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" nên việc quán triệt và làm theo tấm gương
đạo đức của Người càng cần thiết. Công việc này sẽ góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục và đạt mục tiêu giáo dục.
Môn Ngữ văn ở trường THCS có nhiều ưu thế, thuận lợi trong việc tích
hợp nội dung bộ môn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh. Song, không ph ải ở văn nào chúng ta cũ ng tích hợp mà phải biế t lựa chọn
những văn bản khi lồng ghép việc "giáo dục tư tưởng và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh" cho học sinh có hiệu quả nhất.
Sau hơn hai năm (từ năm học 2009 - 2010 đến nay) được triển khai và
thực hiện việc tích hợp nội dung "Học tập và làm theo tấm gươ ng đạo đức Hồ
Chí Minh" trong môn Ng ữ văn. Tôi nhận thấy, việc tích hợp nội dung này là rất
cầ n thiết. Học sinh qua một số tiết học đư ợc đan xen sẽ nhậ n thức đúng đắn hơn,
suy nghĩ chín chắn hơn và có hướng hành động tích cực hơn trước tấm gương
đạo đức sáng ngời: Hồ Chí Minh.
Từ thực tế giảng dạy đã thôi thúc tôi viết đề tài: Phương pháp dạy học tích
hợp qua một số tiết Ngữ văn THCS nhằm giáo dục họ c sinh "Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" với mục đích góp phần nâng cao nhận
thức về vận dụng chủ động, sáng tạo vào dạ y học Ngữ văn, qua đó nâng cao chất
lượng giảng dạy môn học.
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạ ng, song có tiếp nhận truyền
thống dân tộc và tinh hoa đạo đức nhân loại, được hình thành và phát tri ển trong
những điều kiện lịch sử nhất định, có ý nghĩa và tác dụng trong ngày mai và mãi


mãi sau này. "Tư tưởng của Người đã và đang soi đường cho cuộc đấu tranh của
nhân dân ta giành th ắng lợi, trở thành giá trị bền vững của dân tộc Việt Nam và
lan toả ra thế giới".
a) Nguồn gốc, quá trình hình thành t ư tưởng và đạo đức Hồ Chí
Minh
Trước hết, đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ đạo đức truyền thống Việt
Nam, được thể hiện ở lòng yêu nước, ý chí bất khuất trong cuộc đấu tranh vì độc
lập, tự do, công bằ ng và tiến bộ xã hội, ở tinh thần nhân nghĩa, truyền thống
đoàn kết, tư ơng thân tươ ng ái, "lá lành đùm lá rách" trong cảnh nghèo khổ, ở sự
say mê lao động, sáng tạo, ham học, hiếu khách.
Cùng với đạo đức truyền thống củ a dân, Hồ Chí Minh còn tiếp thu một
cách chủ động, biết lựa chọn "tinh hoa văn hóa, đạo đức nhân loại ở phương
Đông cũng như phương Tây". Đó là tư tưởng thương người, lòng vị tha, từ bi,
bác ái, Trong việc tiếp thu tinh hoa văn hóa đạo đức của dân tộc và nhân loại
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã thấy những quan điểm, nguyên tắc của chủ
nghĩa Mác - Lê Nin về đ ạo đức làm cơ sở lý luận cho đạo đức cách mạng, phù
hợp với tình hình, nhiệm vụ của nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân thế giới
trong thời đại ngày nay.
Điều nổi bật ở đạo đức Hồ Chí Minh là những biểu hiện về đạo đức của
bản thân luôn gắn liền với tư tư ởng, nguyên tắc về đạo đức học. Vì vậy, học tập
đạo đức Hồ Chí Minh là phải học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức
của Người. Quá trình biểu hiện về đạo đức của bản thân và hình thành đạo đức
của Hồ Chí Minh chia làm 3 giai đoạn lớn:
- Giai đoạn thứ nhất: Từ thuở niên thiếu đến lúc ra đi tìm đư ờng cứu nước
(1911). Do ảnh hưởng của gia đình, đặc biệt là bố mẹ, thầy giáo và tác độ ng của
điều kiện xã hội ở quê hương, ngay từ bé Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất
Thành đã biểu hiện những phẩm chất đ ạo đứ c của một người con ngoan, trò giỏi.
Lớn lên, tác động của xã hội làm phát triển mạnh mẽ hơn ở Nguyễn Tấ t Thành
lòng yêu nước, nghĩa đồng bào.
- Giai đoạn thứ hai: (1911 - 1941): Từ lúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm

đường cứ u nước, trở thành người cộng sản Nguyễ n Ái Quốc và trở về nước trực
tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tình hình thế giới, đặc biệt tình trạng khốn
khổ của nhân dân bị áp bức ở các nướ c tư bản và thuộ c địa mà Nguyễn Ái Quốc
từng đặt chân đến đã mở mang lòng yêu nước, thương đồng bào, ý chí quyết tâm
đấu tranh chống ách áp bức bóc lột của Người thành lòng yêu thương nhân loại,
tinh thần đoàn kết quốc tế.
- Giai đoạn thứ ba (1941 - 1969): Từ khi Nguyễn Ái Quốc trực tiếp về
lãnh đạo cách mạng Việt Nam đến khi phải "từ biệt thế giới này" và "để lại
muôn vàn tình thương yêu cho nhân dân, toàn Đảng, toàn thể bộ đội, cho các
cháu thanh niên và nhi đồng". Đây là thời kỳ thể hiện một cách tổng hợp đạo
đức của một chiến sỹ cách mạng lỗi lạc, một nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước
kiệt xuất, một người sống gần gũi vớ i nhân dân, được nhân dân kính yêu và
không màng danh lợi.
b) Nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Trước hết, đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức mới, đối lậ p với đạo đức cá
nhân chủ nghĩa, ích kỷ. Đạo đức cách mạng này nhằm phục vụ lợi ích dân tộc
của Đảng, của loài người chứ không phải là công cụ để thống trị nhân dân, góp
phần xoá bỏ chế độ áp bức, bóc lột.
Mặt khác, đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng. Đạo đức cách
mạng thể hiệ n ở mặt "Trung với nước, hiế u với dân", dũng cảm, không sợ khó
khăn, gian khổ trong đấu tranh và lao động, khiêm tốn, không kiêu căng, tự phụ,
giữ vững "Cần - kiệm -liêm - chính, Chí công vô t ư" bảo đảm tình thần đoàn kết
dân tộc, hữ u nghị vớ i nhân dân các nướ c.
Ngoài ra, "yêu thương con ngườ i", sống có tình, có nghĩa là một trong
những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Đây là những phẩm chất thể hiện mối
quan hệ giữa con người trong cuộc sống đời thường.
Không chỉ vậy, "tinh thần quốc tế" trong sáng, thủy chung là một trong
những đặc điểm quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa.
c) Học tập và làm theo tấm gương đạo đứ c Hồ Chí Minh trong giai
đoạn hiện nay

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; cán bộ, Đảng viên vừa là người
lãnh đạo, vừa là người đầy tớ củ a quần chúng. Đây là lờ i dạy đ ược Hồ Chí Minh
luôn căn dặn, nhắc nhở. Bởi vì, cán bộ, Đảng viên từ quần chúng mà ra, trưởng
thành và thành đạt được thắng lợi trong phong trào đấu tranh cách mạng củ a
nhân dân. Mỗi một giai đoạn, thời kỳ cách mạng lại đặt ra những nhiệm vụ mới,
yêu cầ u mới đòi hỏi mỗi ngư ời phải nhận thức đúng để khắc phục những thiếu
sót, phát huy những ư u điểm tích cực để hoàn thành công việc được giao trong
điều kiện, hoàn cảnh lịch sử. Điều này càng trở nên quan trọng trong lúc Đảng ta
trở thành Đảng cầm quyền. Sự thắng lợi của cách mạng lại làm cho một số
người muốn hư ởng thụ, tự cao, tự đại, quan liêu, xa rời quầ n chúng. Điều này
chủ yếu do những nguyên nhân chủ quan của cá nhân thiếu tu dưỡng về mặt
đạo đức, phẩm chất do tàn dư của chế độ thống trị cũ về tư tưở ng quan tước, hư
danh thói cửa quyền hách dịch, do mặt tiêu cực của cơ chế thị trường vì vậy,
Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng đã rất chú trọng việc bồi
dưỡng, giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, Đảng viên. Việc Học tập tư
tưởng và làm theo tấm gương đạo đ ức của Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện nay có ý
nghĩa quan trọng đối với sự sống còn và phát triển của đất nước và chế độ. Bởi
vì nó góp phần xây dựng những con ngườ i tin tưởng vào công cuộc đổi mới và
sự lãnh đạo của Đảng. Trong việc xác định phương hướng, nhiệm vụ và giải
pháp xây dựng Đảng trong tình hình hiện nay, đại hội X đã đề ra nhiều biện
pháp quan trọng, trong đó có việc rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạ ng cho
cán bộ và Đảng viên theo hướ ng: "Học tập, quán triệt làm theo tư tưởng và tấm
gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh".
2. Thực trạng của vấn đề
Giáo dục tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là giáo dục thái
độ kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, hết lòng vì đất nước, dân tộc đang trên
con đường xã hội chủ nghĩa. Công việc này đ ược thực hiện thông qua các cách
thức và con đường khác nhau ở những điều kiện môi trường khác nhau. Mỗi
hình thức có tác dụng nhất định tuỳ theo nội dung dạy học và phương pháp giáo
dục. Tổng hợp cái nhìn hình thức này sẽ có tác dụng giáo dục to lớn đối với việc

hình thành nhân cách cho th ế hệ trẻ bởi các em chính là những chủ nhân tương
lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong
những năm tới. Nế u không có nhân cách t ốt các em sẽ không thể hiện tốt trách
nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. Hơn nữa, lứa tuổi học
sinh THCS, các em đang ở giai đoạn hình thành những giá trị nhân cách, song
còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quố c tế
và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của
những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn
những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu
cực. Nếu không được giáo dục nhân cách và học tập theo những tấm gương đạo
đức, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỷ,
thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.
Vì thế, giáo dục các em theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh lồ ng ghép
trong môn Ngữ văn là một việc cần thiết và nên làm. Đặc biệt, bộ môn Ngữ văn
có nhiều ưu thế trong việc giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh, bởi vì môn
Ngữ văn ở trường THCS có vai trò quan tr ọng trong việc thực hiện mục tiêu
giáo dục. Với đặc trưng của môn học về khoa học xã hội nhân văn, môn ngữ văn
bên cạnh nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng
việt, năng lực tiếp nhận văn bản còn giúp học sinh có những hiểu biết xã hội,
văn hóa, lịch sử, văn học, đời sống nội tâm của con người. Mục tiêu và nội dung
của môn Ngữ văn đã chứa đựng những yếu tố giáo dục nhân cách con người,
phù hợp với việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với cách tiếp cận làm
thay đổi hành vi của người học trên cơ sở nhận thức về các giá trị của nhân cách
Hồ Chí Minh. Vì vậy, có thể đưa nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào
các nộ i dung của môn học mà không cần phải đưa thêm các thông tin, ki ến thức
làm nặng thêm nội dung môn học.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
Trước hết, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong môn Ng ữ văn không
phải là đưa thêm các thông tin, ki ến thức, làm tăng thêm nội dung mà vẫn đảm
bảo được các nội dung và yêu cầu dạy học của môn học. Môn Ngữ văn ở THCS

được dạy với "tư cách là môn học độc lập có những đặc trưng riêng" nên cũng
không thể "lấy việc kể chuyệ n về đạo đức cách mạng, về cuộc đời và hoạt động
cách mạng của Hồ Chí Minh thay thế cho việc dạy học Ngữ văn. Vì thế, việc
giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong môn Ng ữ văn luôn được dựa vào những
đặc điểm đặc trưng củ a môn học, không làm tăng thêm nội dung, thời lư ợng dạy
học. Các nội dung giáo dục đư ợc đưa vào môn học dựa trên sự tương đồng giữa
nội dung và bài học Ngữ văn với những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh, dựa
trên hiểu biết, kinh nghiệm vốn có của bản thân người học và quá trình đố i thoại,
tương tác giữa người học với nhau để thực hành, vận dụng linh hoạt vào các tình
huống cuộc sống phù hợp với lứa tuổ i. Các nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ
được lặ p đi lặp lại, rèn luyện thường xuyên thông qua các bài h ọc theo các mức
độ giáo dục khác nhau. Mức độ cao nhất là giáo dục toàn phần bởi nội dung giáo
dục bài trùng hoàn toàn v ới nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh như bài:
"Đức tính giản dị của Bác Hồ" (Phạm Văn Đồng) - Ngữ văn 7 - Tập 2 hay văn
bản "Phong cách Hồ Chí Minh" (Lê Anh Trà) - Ngữ văn 9 - Tập 1, hoặc mức độ
giáo dục một phần vào nội dung bài học như: "Đêm nay Bác không ng ủ" (Minh
Huệ) - Lớp 6, "Cảnh khuya", "Rằm tháng giêng" (Hồ Chí Minh) - Lớp 7; "Ngắm
trăng", "Đi đường" (Hồ Chí Minh) - Lớp 8; "Viếng lăng Bác", (Viễn Phư ơng) -
Lớp 9 hoặc thấp nhất là mức độ liên hệ nghĩa là giáo dục một cách linh hoạt
kỹ năng sống vào nội dung bài họ c như: "Con rồng cháu Tiên" - Lớp 6, "Vào
nhà ngục Quảng Đông cảm tác" - Lớp 8.
Thứ hai, việc giáo dục tư tưởng nói chung, giáo d ục tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh nói riêng trong vi ệc dạy học Ngữ văn ở trường THCS phải dựa trên cơ
sở từ ng bài học cụ thể. Có nghĩa là giáo dục nội dung tư tưởng và tấm gươ ng
đạo đức Hồ Chí Minh phải dựa theo "chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ". Do
đó giáo viên không thể tuỳ tiện đưa vào bài học những nội dung dạy học ngoài
chuẩn làm cho việ c học tập trở nên nặng nề , không phù hợp với yêu cầu học tập,
trình độ họ c sinh, việc lồng ghép này không đi ra ngoài trọng tâm và mục tiêu
bài học.
Thứ ba, trên cơ sở đổi mới phương pháp dạy học để thực hiện việc giáo

dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học Ngữ văn phải thực hiện nguyên tắc
"Nói và làm", "nêu g ươ ng". Việ c tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng và học tập
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần phả i đạt được yêu cầu sau:
- Làm cho học sinh tự nguyện, năng động, tự giác, tích cực họ c tập Ngữ
văn và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh trên cơ sở các em nhận thức được sự cần
thiết phải học tập, giáo dục, say mê, hứng thú học tập.
- Bồi dưỡng năng lực, rèn luyện năng lực trong việc học tập, tự giáo dụ c,
vận dụng kiến thức đã học.
- Trên cơ sở nỗ lực chủ quan, trau dồ i kiế n thức kỹ năng mới thu được kết
quả.
Thứ tư, việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh cũng
như giáo dục các mặt khác cũng cần có những điều kiện về môi trường giáo dục,
có sự kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hộ i. Thiếu môi
trường giáo dục, không có việc nêu gương của thầy cô, cha mẹ và những cá
nhân khác trong cộng đồng thì việc giáo dục không có kết quả. Hơn thế nữa,
việc giáo dục phải được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi nhằm tạo cơ hội cho học
sinh vận dụng những bài học về tư tưởng Hồ Chí Minh vào những tình huống
thực trong cuộc sống. Trong nhà trường, việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh
phải đượ c thực hiện đồng bộ trong các giờ học của các môn và các hoạt động
giáo dục khác.
Thứ năm, phải tạo điều kiện cần thiết về thiết bị và các phương tiện dạy
học để hiệu quả giáo dục được nâng cao. Để giáo dụ c đúng về tư tưởng, về tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm cho vi ệc giáo dục không mang tính lý thuy ết
hay kêu gọi, động viên thì sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn là rất hiệ u
quả.
* Một số giáo án lồng ghép nội dung cuộc vận động "Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh":
Lớp 6:
Bài 1: Vă n bản: "Con rồng cháu Tiên".
A/ Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức
- Bước đầu định nghĩ a được sơ lược về truyền thuyết.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết "Con rồng cháu Tiên", chỉ ra
và hiểu được nội dung, ý nghĩa của các chi tiết kỳ ảo trong truyện.
2. Về kỹ năng
- Biết đọc hiểu truyện "Con rồng cháu Tiên" theo đặc trư ng truyền thuyết
và kể lại được câu chuyện trước tập thể.
3. Thái độ
- Tự hào về nguồn gốc dân tộc.
- Tích hợp tấm gư ơng đạo đức Hồ Chí Minh: Bác luôn đề cao truyền
thống đoàn kết giữa các dân tộc anh và em và niềm tự hào về nguồn gốc Con
rồng cháu Tiên.
B/ Chuẩn bị củ a giáo viên, học sinh
1. Đối với giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham kh ảo, bài
soạn, tranh ảnh minh hoạ, bảng phụ.
2. Đối với học sinh: Sách giáo khoa, v ở bài tập Ngữ văn.
C/ Tổ chức hoạt động dạy và học
1. Giới thiệu bài mới
2. Dạy bài mới
+ Nhiệm vụ 1: Giáo viên, học sinh nắm được khái niệm, truyền thuyết.
+ Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu chung văn bản.
- Giáo viên học sinh cho học sinh đọ c văn bản và tìm hiểu chú thích để
hiểu rõ nghĩa của từ và hiểu văn bản.
- Học sinh tìm bố cục văn bản (3 phầ n).
+ Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu chi tiết.
* Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu về các nhân vật trong truyện, xác
định nhân vậ t chính: Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Chi tiết thần giúp dân, dạy dân cho thấy Lạc Long Quân là người tốt,
hay giúp đỡ mọi người. Chi tiết ấy còn giúp chúng ta hi ể u được thờ i kỳ đầu mở
nước còn khó khăn, Lạc Long Quân đã dùng tài năng của mình để giúp dân.

- Chi tiết Âu Cơ tìm đến thăm miền đất Lạc Việ t cho thấy Âu Cơ là người
mơ mộng, yêu thiên nhiên cây c ỏ, dịu dàng, đằm thắm.
- Chi tiết Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau thể hiện vẻ đẹp cao quý của
thần tiên hoà hợp.
* Tìm hiểu chuyện sinh nở của Âu Cơ
 Âu Cơ sinh nở khác thường: "Cái bọc trăm trứng nở trăm con" là hình
ảnh giàu ý nghĩa, nhấn mạnh mọi người dân Việt Nam đều cùng một cha mẹ
sinh ra, đều gọi anh em một nhà. Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi nhân dân bằng hai
tiếng "Đồng bào" bắt nguồn từ ý nghĩa của bọc trăm trứng.
* Tìm hiểu chi tiết chia con của cha Rồng, mẹ Tiên
- Do tính tình tập quán khác nhau nên L ạc Long Quân và Âu C ơ không
sống với nhau lâu dài.
- Cách chia hai hướng: Lên rừng, xuống biển  phù hợp tâm lý người
Việt, phù hợp với đặc điểm địa lý Việt Nam, phù hợp ý nguyện của dân tộc, mở
rộng địa bàn cư trú làm ăn, phát triển và giữ vững đất đai.
- Lời dặn củ a Lạc Long Quân thể hiệ n ý nguyện đoàn kết, thống nhất dân
tộc, tinh thần yêu thương đùm bọc nhau.
- Chi tiết các con củ a Lạc Long Quân và Âu Cơ nối nhau làm Vua ở đất
Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang, lấy hiệu là Hùng Vương 18 đời không
đổi. Phong Châu là đất Tổ, dân tộc ta có truyền thống đoàn kết, thống nhấ t và
bền vững.
3. Tổng kết, luyện tập
- Văn bản giải thích suy tôn nguồn gốc cao quý, linh thiêng c ủa dân tộc,
thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất.
4. Củ ng cố, dặn dò
- Học sinh tìm những câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những câu ca
dao, bài hát được khơi nguồn cảm xúc từ tác phẩm "Con rồng cháu Tiên" hoặc
nói về tinh thần đoàn kết dân tộc của nhân dân ta. Chẳng hạn "Đoàn kết, đoàn
kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công"; Bài th ơ "Hòn đá to,
hòn đá nặng"; "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, ngườ i trong một nước phải

thường nhau cùng"; bài hát "N ổi trống lên các bạn ơi"; "Dòng máu Lạc Hồng".
Lớp 7: Văn bản: Đức tính giản dị củ a Bác Hồ - Tiết 92
A/ Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh cảm nhận được một trong những phẩm chất cao đẹp của Chủ
tịch Hồ Chí Minh là đức tính giản dị: Giản dị trong lối sống, trong quan hệ với
mọi người, trong việc làm, trong lời nói và bài viết.
- Nhận ra và hiểu đư ợc nghệ thuật lập luận của tác giả trong văn bản, đặc
biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diệ n, rõ ràng kết hợ p với cách giải thích,
bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.
2. Về kỹ năng
- Trình bày, phân tích được những đặc đ iể m về đức tính giản dị của Bác
Hồ.
3. Thái độ
- Có ý thức rèn luyện những đức tính và thói quen sống giản dị ngay từ
khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tự xác định được mục tiêu phấn đấu, rèn luyện
về lối sống của bản thân theo tấm gương đạo đ ức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B/ Chuẩn bị phương tiện dạy - học
1. Đối với giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, thi ết kế bài dạ y, tài
liệu tham khảo khác, tranh minh hoạ.
2. Đối với học sinh: Sách giáo khoa, v ở bài tập Ngữ văn.
C/ Các thức tổ chức
* Giới thiệu bài:
Bài mới:
I. Tìm hiể u chung (thể hiện nội dung trong giáo án gi ảng dạy).
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Sự nhấ t quán trong nhân cách v ĩ đại của Bác Hồ giữa đời hoạt động
chính trị lay trời chuyển đất với cuộc số ng đời thường vô cùng bình dị và khiêm
tốn.

2. Những biể u hiện về đức tính giản dị của Bác Hồ
a) Giản dị trong lối sống
- Cách ăn: Bữa cơm chỉ vài ba món đơn giản  bình dị, đạm bạ c.
- Cách ở: Căn nhà sàn vài ba phòng  Thanh bạch, tao nhã.
- Các làm việ c: Suốt đời làm việc, suốt ngày làm việ c  xả thân, bền bỉ,
cầ n mẫn
- Mối quan hệ với mọi người: Quan tâm, yêu thương.
b) Giản dị trong cách nói và cách vi ết
Người nói giản dị, viết giản dị vì Người "muốn cho quần chúng nhân dân
hiểu được, nhớ được, làm được".
3. Tổng kết
+ Nội dung: Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ, giản dị trong lối số ng
và trong lời nói, bài viết. Ở Bác, sự giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong
phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.
+ Nghệ thuậ t: Bố cục chặt chẽ, mạch lạc, dẫn chứng toàn diện, chọn lọc,
trình bày hợp lý.
III. Luyện tập
+ Sưu tầm một mẩu truyện về đời sống giản dị củ a Bác Hồ.
+ Sưu tầm một số bài thơ của Bác để chứng minh sự giản dị.
Qua bài tích hợp toàn phần, giáo viên và học sinh thống nhất kết luận:
- Sự giản dị của Bác không phải là lối sống khắc khổ của nhà tu hành hay
hiền triết thời xưa.
- Sự giản dị của Bác có sự hài hoà của đời sống vật chất và đời số ng tinh
thần. Sự giản dị về vật chất càng làm nổi bật sự phong phú về đời sống tinh thần,
tâm hồn, tình cảm của Bác.
- Sự giản dị là biểu hiện của đời sống văn minh, lành mạnh của Bác. Một
cuộc sống cao đẹp về tinh thần, phong phú về tình cảm, không màng vật chất
tầm thường và cũng không vì thoả mãn cá nhân.
Lớp 7: Bài: "Sông núi nướ c Nam" - Lý Thường Kiệt - Tiết
Trong quá trình dạy học bài "Sông núi nước Nam", giáo viên có th ể liên

hệ đến tư tưở ng độc lập, tự do của Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập bằng
hai cách:
+ Hướng dẫn học sinh nội dung nào thì liên hệ đến vấn đề dân tộc được
Bác thể hiện trong Tuyên ngôn độc lập đến đấy.
Ví dụ: Về ý thức độ c lậ p dân tộc: Nếu thế kỷ XI, ông cha ta đã ý thức rõ
ràng về vị thế của dân tộc Việt Nam với một nước láng giềng "Nam Đế" so với
"Bắc Đế" thì đến thế kỷ XX Bác Hồ đã mở rộng phạm vi rộng lớn hơn "Tất cả
các dân tộc trên thế giới".
Nếu thế kỷ XI, ông cha ta chỉ giới hạn trong nơi ở "cư" thì đến thế kỷ XX
Bác Hồ còn phát triển thêm các quyền của một dân tộc "quyền được sống, quyền
tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Cao hơn nữa là quyền bình đẳng giữa các
dân tộc: "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng
có quyền sống, quyề n sung sướng và quyền tự do".
- Về quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc:
"Sông núi nước Nam" tôn vinh sức mạnh của dân tộ c khi kẻ thù xâm
phạm bờ cõi bằng việc khẳng định sự thất bại của kẻ thù thì "Tuyên ngôn độc
lập" khẳng định nền độc lập dân tộc và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc
lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính
mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".
+ Hướng dẫn học sinh học hết bài "Sông núi nước Nam" rồi sau đó liên hệ
đến việc Bác Hồ đã phát triển tinh thầ n dân tộc trong Tuyên ngôn độc lập.
- Khẳng định quyền của các dân tộc, trong đó có dân tộc Việt Nam: "Tất
cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền
sống, quyền sung sướng và tự do".
- Chính nghĩa của dân tộc Việt Nam và quyết tâm bảo vệ nền độ c lậ p dân
tộc: "Nướ c Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một
nước tự do, độc lậ p. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và
lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".
 Hai cách liên hệ tuy cùng một nộ i dung nhưng phương pháp thực hiện
khác nhau. Ở cách thứ nhất, nên áp dụng với lớp có học lực khá trở lên; cách thứ

hai thư ờng dùng đối với học sinh có học lực trung bình, khả năng học văn còn
hạn chế.
Lớp 7: "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" - Hồ Chí Minh - Tiết
+ Tích hợp bộ phận: Bài học rút ra từ nhân cách Hồ Chí Minh.
- Lòng yêu thiên nhiên luôn g ắn bó với lòng yêu nước.
- Phong thái dung dung t ự tại của Bác.
 Học sinh học tập và làm theo tấm gương của Bác.
Lớp 8: Văn bản: "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" (Phan Bội Châu)
Ở bài này, giáo viên tích h ợp bằng cách liên hệ với bản lĩnh người chiến
sỹ cách mạng Hồ Chí Minh trong thời gian bị tù đày tại nhà ngục của Tưởng
Giới Thạch. Đó là sự gặp gỡ của những người anh hùng về lòng yêu nước, tinh
thần hy sinh tất cả cho lý tưởng độc lập dân tộc, phong thái ung dung t ự tại khi
bị giam cầm hay đối mặt với hiểm nguy. Qua đó thể hiện tư tưởng yêu nước và
độc lập dân tộc của Bác, tự đặt mục tiêu phấ n đấu cho cá nhân theo tư tưởng của
Bác.
Lớp 9: Văn bản: "Phong cách Hồ Chí Minh" (Lê Anh Trà) - Tiết
+ Tích hợp: Toàn bộ.
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức.
2. Kỹ năng.
3. Thái độ.
+ Vẻ đẹp trong phong cách lãnh t ụ Hồ Chí Minh: Sự kết hợp hài hoà giữa
truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị, thanh cao và
khiêm tốn
B/ CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN
1. Đối với giáo viên.
2. Đối với học sinh.
C/ CÁCH THỨC TỔ CHỨC
* Kiểm tra bài cũ.
* Dạy bài mới.

I. Đọc và tìm hiểu chung.
II. Phân tích.
Giáo viên nêu và hướng dẫn học sinh căn cứ vào sách giáo khoa để thực
hiện các nhiệm vụ học tập sau:
+ Đọc nhanh phần 1 trong văn bản và nêu ý chủ đề của đoạn.
+ Tìm hiểu các chi tiết làm rõ ý chủ đề (có thể sử dụng câu hỏi 1 trong
sách giáo khoa).
+ Học sinh suy nghĩ, có thể trao đổ i nhóm nhỏ và trình bày ý kiến cá
nhân.
+ Giáo viên định hướng nội dung cơ bản.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh có một lối sống rất Việt Nam, rất phương đông
nhưng cũng rất mới, rất hiện đại.
- Vốn tri thức vă n hóa nhân loại sâu rộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
quá trình hoạt đ ộng cách mạng, Hồ Chí Minh đã đến nhiều nơi, tiếp xúc với
nhiều nền văn hóa từ phương đ ông sang phương tây, Người có những hiểu biết
sâu sắc về nền văn hóa các nước Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu M ỹ.
- Để có vốn tri thức sâu rộng ấy Bác đã: Nắm vững phương tiện giao tiếp
là ngôn ngữ, nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng qua công việc lao động hàng
ngày. Học hỏi, tìm hiểu đến mức uyên thâm nền văn hóa của các nước khác.
 Điều quan trọng là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa
nước ngoài một cách có chọn lọc, không ảnh hưởng thụ động. Người biết tiế p
thu cái hay, cái đẹp đồng thời với việc phê phán những hạn chế, những tiêu cựu
của chủ nghĩa tư bản trên nền tảng văn hóa dân tộc và ảnh hưởng quốc tế mà
nhào nặn một nhân cách rất Việt Nam, rất bình dị, rất phươ ng Đông và cũng rất
hiện đại.
* Giáo viên nêu vấn đề: Đoạn 2 trong văn bản cho thấy điểm gì về con
người Bác (sử dụng câu hỏi 2, 3 sách giáo khoa).
* Học sinh phát hiện vấn đề, đọc đ oạn 2 và phân tích nét đẹp trong lối
sống giả n dị mà thanh cao của Chủ tị ch Hồ Chí Minh.
* Giáo viên gợi mở, ghi tóm tắt các ý chính lên b ảng hoặc máy chiếu để

học sinh trự c quan:
- Lối sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Nơi ở, nơi làm việc (chiếc
nhàn sàn nhỏ đơn sơ trong vư ờn cây, cạnh ao cá, có ít phòng nh ỏ ); trang phục
giản dị (bộ quần áo bà ba nâu, áo tr ấn thủ, đôi dép lốp ); ăn uố ng đạm bạc (cá
kho, dưa cà muối, cháo hoa ).
- Lối sống vô cùng thanh cao: Là cách s ống có văn hóa theo quan niệm
thẩm mỹ cái đẹp là sự giản dị, đó không phải là lối sống khắc khổ hoặc mình
làm khác ngư ời. Đây là một cách sống có văn hóa, một cách di dưỡng tinh thần,
một quan niệm thẩm mỹ: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
* Luyệ n tập:
Bài tập 1: Viết đoạ n văn ngắn nêu cảm nhận của em về phong cách Hồ
Chí Minh. Qua đó, em học tập được những gì ở Người ?
- Giáo viên gợi ý  học sinh thực hiện  Trình bày  Học sinh khác
nhận xét; bổ sung  Giáo viên nhận xét chung.
Bài tập 2: Kể một câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch
Hồ Chí Minh ?
- Tuỳ theo thời gian còn lại trên lớ p và sự chuẩn bị trướ c của học sinh,
giáo viên có thể gọi 1 - 2 em kể tóm tắt câu chuyện đọc thêm của mình về lối
sống giả n dị mà cao đẹp của Bác.
Trên đây là một số giáo án minh hoạ có tích hợp nội dung: "Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Ngoài các v ăn bản trên còn có
nhiều văn bản khác, trong quá trình gi ảng dạy giáo viên cũng có thể lồng ghép
nội dung này. Chẳng hạn ở lớp 6, ngoài vă n bản "Con Rồng cháu Tiên" chúng ta
có thể chọn các văn bản sau: "Thánh Gióng", " Đêm nay Bác không ngủ" (Minh
Huệ", "Lòng yêu nướ c" (Iliaêrenbua) L ớp 7, ngoài văn bản "Đức tính giản dị
của Bác Hồ" (Phạm Văn Đồng), "Sông núi nước Nam" (Lý Thường Kiệt),
"Cảnh khuya", "Rằm tháng Giêng" (Hồ Chí Minh) còn các v ăn bản sau: "Tinh
thần yêu nước của nhân dân ta" (Hồ Chí Minh), "Sự giàu đẹp của Tiếng Việt"
(Đặng Thai Mai), "Những trò lố hay là Va ren và Phan B ội Châu" (Nguyễn Ái
Quốc) ở lớp 8, ngoài văn bản: "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" (Phan

Bội Châu), chúng ta có th ể chọn văn bản "Hai chữ nước nhà" (Trần Quang
Khải), "Đập đá ở Côn Lôn" (Phan Châu Trinh), "T ức cảnh Pắc Bó" (Hồ Chí
Minh), "Ngắm trăng" (Hồ Chí Minh), "Đi đường" (Hồ Chí Minh), "Hịch tướng
sĩ" (Trần Quốc Tuấn), "Nước Đại Việ t ta" (Nguyễn Trãi), "Thuế máu" (Nguyễn
Ái Quốc) Lớp 9, có thể chọn thêm các văn bản như: "Đấu tranh cho một thế
giới hoà bình" (Mắc két), "Tiếng nói của vă n nghệ" (Nguyễn Đình Thi), "Viếng
lăng Bác" (Viễn Phương) là những văn bản có thể tích hợp nội dung: "Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" rõ nét và hi ệu quả hơn. Tuỳ theo
nội dung từng bài, tuỳ theo đối tượng học sinh, chúng ta lựa chọn mức đ ộ lồng
ghép: Toàn bộ, bộ phận hay chỉ liên hệ.
4. Kiểm nghiệm
Sau hơn 2 năm triển khai và thực hiện việc tích hợ p nội dung "Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong mỗi Ngữ văn THCS, tôi nhận
thấy việc lồng ghép nội dung trên là rất cầ n thiết và nên tiếp tục thực hiện. Bởi,
so với trước kia chưa tích hợp nội dung này, giáo viên trong quá trình gi ảng dạy
đã đề cập đến song chưa rõ ràng, hiệu quả nhưng từ khi nội dung tích hợp "Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" được chính thức đ ưa vào lồng
ghép trong môn Ng ữ văn thì việc giáo dục đạo đức cho họ c sinh qua các tiết học
văn được nâng cao hơn rất nhiều. Điều đó đ ượ c thể hiện qua kết quả kiểm chứ ng
ở học sinh khối 7 về việc học tập tấm gương của Bác (Các khối 6, 8, 9 cũng có
kết quả kiểm nghiệm tương tự.
Khối
Năm chưa
tích hợp
Năm học
2009 -
2010 (đã
2010 -
2011 (đã
tích hợp)

2011 -
2012 (đã
tích hợp)
2012 -
2013 (đã
tích hợp)
tích hợp)
7
50/100
65/100
70/100
75/100
80/100
Kết quả kiểm nghiệm ở học sinh khối 7 trên cho thấy: Việc tích hợp "Học
tập và làm theo tấm gương đạ o đức Hồ Chí Minh" cần tiếp tục được đan xen,
lồng ghép trong các tiết dạy văn ở trư ờng THCS.
C/ KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Hồ Chí Minh là anh hùng dân t ộc Việt Nam, một nhà văn hóa lớn, một
chiến sỹ lỗi lạc. Cố ng hiến của Người đối với đất nước và nhân loại vô cùng to
lớn. Người không những lãnh đạo thành công cách mạng giải phóng dân tộc,
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tấm gương yêu nước, những phẩm chất
đạo đức cách mạng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đều giúp chúng ta rút ra
những bài học về đạo đức cách mạng. Việc học tập và làm theo tấm gương củ a
Người giúp chúng ta có đượ c sự nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí, ý nghĩa lịch
sử đối với cuộc sống hiện tại và tương lai mà còn để lại nhiều bài họ c về bồi
dưỡng tư cách đạo đức và nhất là thái độ thẳng thắn, trung thực để nhìn thẳng
vào quá khứ, dũng cảm nhận thấy sai lầm, thiếu sót để sửa chữa, nhận thức đúng
ưu điểm, thành tựu mà tự hào chính đáng, không tự kiêu, chủ quan. Cuộc đời
hoạt động cách mạng và những tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm

gương đạo đức cách mạng sáng ngời cho thế hệ trẻ học tập. Vì vậy, việc học tập
tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và t ấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được tích
hợp trong môn Ngữ văn THCS là rất cần thiết để giáo dục đạo đức cách mạng
cho thế hệ trẻ.
2. Bài học kinh nghiệm

×