Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Học tâp và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.59 KB, 4 trang )

TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG
Đồng Ngọc Châu
Học viện Chính trị
DĐ: 0989.998.403
Trong công tác xây dựng Đảng tự phê bình và phê bình (TPB và PB) là
một nguyên tắc, đồng thời là một chế độ sinh hoạt đảng. Mọi hoạt động của các
tổ chức đảng từ Trung ương đến chi bộ đều phải thực hiện TPB và PB. Qua đó
góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa
chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn.
Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ. Vì vậy, phê bình mình cũng như phê bình
người phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch
rõ cả ưu điểm và khuyết điểm. Đồng thời, chớ dùng những lời mỉa mai, chua
cay, đâm thọc. Phê bình việc làm chứ không phải phê bình người. Những người
bị phê bình thì phải vui lòng nhận xét để sửa đổi, không nên vì bị phê bình mà
nản chí, hoặc oán ghét”
(1)
.
Thực tiễn, tổ chức đảng nào duy trì TPB và PB nghiêm túc sẽ góp phần
nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu của tổ chức đảng, nâng cao được ý thức, trách nhiệm chính trị của mọi đảng
viên. Ngược lại, nếu tổ chức đảng nào xem nhẹ, buông lỏng việc TPB và PB
trong sinh hoạt đảng sẽ làm giảm sức chiến đấu của tổ chức đảng, ảnh hưởng
đến vị trí, vai trò của đảng viên trong mọi hoạt động.
TPB và PB là nguyên tắc sinh hoạt của Đảng, theo đó mọi hoạt động của
Đảng đều phải được kiểm điểm, đánh giá để thấy rõ đúng sai, tốt xấu, phải trái.
Đó là vũ khí để rèn luyện đảng viên, giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ
Đảng, làm cho mỗi tổ chức đảng và mọi cán bộ, đảng viên ngày càng tiến bộ
hơn, biết phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, từ đó tăng cường đoàn kết
nội bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của


mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình,
vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra
khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là
một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”
(2)
.
Đối với công tác kiểm tra, giám sát, Điều lệ Đảng khóa X chỉ rõ: “Kiểm
tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng”
(3)
. Như vậy, công tác kiểm
tra, giám sát là một bộ phận, một nội dung quan trọng trong toàn bộ hoạt động
lãnh đạo của Đảng. Cho nên giữa TPB và PB với công tác kiểm tra, giám sát có
mối quan hệ trực tiếp với nhau, tác động qua lại lẫn nhau.
TPB và PB là một nguyên tắc, một chế độ sinh hoạt trong toàn bộ hoạt
động xây dựng Đảng. Vì vậy, TPB và PB là một thuộc tính của công tác kiểm
tra, giám sát, một chế độ và là một trong những phương pháp cơ bản khi tiến
hành kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên. Trong hoạt động thực tiễn
nói đến kiểm tra, giám sát là nói đến hoạt động TPB và PB. TPB và PB tốt sẽ
góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát. Ngược
lại, không làm tốt TPB và PB thì công tác kiểm tra, giám sát sẽ mang tính hình
thức và hiệu quả mang lại không rõ nét.
Thực tiễn ở nhiều tổ chức đảng vừa qua cho thấy: thông qua tổ chức các
cuộc kiểm tra, nhất là kiểm tra đảng viên có dấu hiệu vi phạm thì kết quả và chất
lượng phụ thuộc rất nhiều vào việc TPB và PB của đảng viên. Nếu thực hiện
TPB và PB nghiêm túc vừa mang lại hiệu quả trực tiếp, kết luận được ưu điểm,
chỉ ra được khuyết điểm, vừa rút ngắn được về mặt thời gian; bảo đảm cho tổ
chức đảng và uỷ ban kiểm tra các cấp có cơ sở, căn cứ để kết luận chính xác,
nhanh chóng, đúng người, đúng lỗi phạm.
Để làm tốt hơn nữa việc TPB và PB trong công tác kiểm tra, giám sát,
thời gian tới các tổ chức đảng cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Thứ nhất, thống nhất nhận thức tự phê bình và phê bình là một nguyên tắc,
một chế độ trong công tác xây dựng Đảng.
TPB và PB tác động trực tiếp đến các hoạt động lãnh đạo nói chung và
công tác kiểm tra, giám sát nói riêng. Vì vậy, mọi tổ chức đảng và đảng viên
trong sinh hoạt đảng, trong tiến hành công tác kiểm tra, giám sát phải TPB và
PB nghiêm túc. Phải coi TPB và PB là việc làm thường xuyên như việc rửa mặt
hàng ngày… Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: “Ngay từ bây giờ, các cơ quan, các
cán bộ, các đảng viên, mỗi người mỗi ngày phải thiết thực tự kiểm điểm và kiểm
điểm đồng chí mình. Hễ thấy khuyết điểm phải kiên quyết tự sửa chữa và giúp
đồng chí mình sửa chữa. Phải như thế, Đảng mới chóng phát triển, công việc
mới chóng thành công”
(4)
. Khắc phục những lệch lạc trong thức nhận thức của
đảng viên: coi kiểm tra là tìm khuyết điểm, giám sát là để dò xét, để xét nét…
dẫn đến sự e ngại, không cởi mở trong công tác kiểm tra, giám sát. Đồng thời,
tập trung giải quyết triệt để biểu hiện “trung bình chủ nghĩa” hiện nay trong đội
ngũ đảng viên, khắc phục tình trạng “ngại phê bình, sợ va chạm, sợ ảnh hưởng
đến quyền lợi, lợi ích cá nhân”. Hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát nói
chung và từng cuộc kiểm tra, giám sát nói riêng phụ thuộc rất lớn vào ý thức tự
giác của tổ chức đảng, đảng viên... Vì vậy, cần làm rõ về mặt nhận thức trong
khâu này để mỗi tổ chức đảng, đảng viên nhận thức sâu sắc gắn với trách nhiệm
tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.
Thứ hai, bảo đảm và phát huy dân chủ, tự do tư tưởng trong sinh hoạt
đảng, trong công tác kiểm tra, giám sát để mọi đảng viên được tham gia phát
biểu, phê bình, đóng góp ý kiến.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát cần tạo được bầu
không khí tâm lý tập thể cởi mở, tránh tình trạng căng thẳng, lên gân, gò bó…
Thực tiễn, ở một số nội dung kiểm tra như kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi
phạm, với mục đích là kết luận đúng, sai: có hoặc không có vi phạm nên tâm lý
của đảng viên dự họp thường nặng nề không mạnh dạn phê bình đóng góp. Vì

vậy, cần khêu gợi, động viên để đảng viên mạnh dạn tham gia đóng góp ý kiến.
Cần thiết có thể xây dựng những “hạt nhân”, những người đi đầu để tạo “không
khí” trong sinh hoạt. Bảo đảm cho mọi đảng viên đề cao trách nhiệm tham gia ý
kiến, có chính kiến rõ ràng, nghiêm túc tự phê bình về trách nhiệm của bản thân,
cơ quan, đơn vị theo nhiệm vụ được phân công và đề xuất các giải pháp phát
huy ưu điểm, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm. Bí thư, phó bí thư và từng cấp
uỷ viên phải “chủ công” trong nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, đổi mới cách
tiến hành TPB và PB, đồng thời, phải gương mẫu tự TPB và PB một cách chân
thành, cầu thị. Khi đó, mọi đảng viên theo chức trách, nhiệm vụ được phân công
sẽ tích cực tham gia TPB và PB với động cơ đúng đắn, tránh được hiện tượng
phê bình chung chung, ngại va chạm, nhất là những vấn đề liên quan đến cấp
trên. Nghiêm cấm các hành vi trù dập người phê bình và lợi dụng phê bình để hạ
uy tín cá nhân, chia rẽ đoàn kết nội bộ…
Thứ ba, kiểm tra, giám sát là mục đích chỉ rõ ưu điểm, vạch ra khuyết điểm.
Đối tượng của các cuộc kiểm tra thường là những đảng viên có chức,
quyền. Tâm lý e ngại đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng TPB và PB trong
công tác kiểm tra, giám sát. Vì vậy, tổ chức đảng có trách nhiệm bảo vệ quyền
lợi của cá nhân đảng viên tham gia phê bình, xử lý nghiêm túc những biểu hiện
trù dập, định kiến cá nhân trong phê bình. Động viên, khích lệ, biểu dương, khen
thưởng những đảng viên hăng hái, mạnh dạn phê bình, đóng góp ý kiến.
TPB và PB là một nguyên tắc của Đảng, là một chế độ trong sinh hoạt
đảng; TPB và PB còn là một phương pháp cơ bản khi tiến hành công tác kiểm
tra, giám sát. TPB và PB có tác động trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả của công
tác kiểm tra, giám sát. Vì vậy, cần có sự thống nhất cao về mặt nhận thức trong
quan hệ giữa TPB và PB với công tác kiểm tra, giám sát; mặt khác cần có thái
độ trách nhiệm nghiêm túc, dân chủ, thẳng thắn thực hiện tự TPB và PB trong
nhiệm vụ kiểm tra, giám sát có như vậy mới mang lại tính hiệu quả, tính thực
chất, tính thiết thực cho nhiệm vụ này.
(1)
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H, 2002, tr.232.

(2)
Sđd, tập 5, tr.261
(3)
Đảng Cộng sản Việt Nam, Điều lệ Đảng khóa X, Nxb CTQG, H, 2006, tr.8.
(4)
Sđd, tập 5, tr.233.

×