Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

việc quản trị trong điều kiện môi trường năng động và phức tạp có điểm gì khác biệt so với việc quản trị trong điều kiện môi trường ổn định và đơn giản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.18 KB, 7 trang )

Câu 6. Việc quản trị trong điều kiện môi trường năng động và phức tạp có điểm gì
khác biệt so với việc quản trị trong điều kiện môi trường ổn định và đơn giản?
I. Khái niệm về môi trường:
Môi trường là toàn bộ những yếu tố từ bên trong và bên ngoài tác động ảnh hưởng đến
hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức.
II. Phân loại môi trường:
Tùy theo góc độ tiếp cận khác nhau, người ta có thể phân môi trường quản trị ra thành
nhiều loại. Môi trường quản trị là sự vận động tổng hợp, tương tác lẫn nhau giữa các yếu
tố và lực lượng bên ngoài hệ thống quản trị nhưng lại có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián
tiếp đến hoạt động quản trị của một tổ chức.
1. Căn cứ theo phạm vi và cấp độ của môi trường: Môi trường phân thành 2 loại:
Một là, Môi trường bên ngoài: bao gồm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp có thể ảnh
hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Gồm 3 cấp độ:
- Môi trường toàn cầu: Kinh tế, chính trị- pháp lý, văn hóa xã hội, dân số, công nghệ
ở phạm vi toàn cầu
- Môi trường tổng quát: Kinh tế, chính trị- pháp lý, văn hóa xã hội, dân số, công
nghệ ở phạm vi một quốc gia
- Môi trường ngành:khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, nhóm áp lực
Hai là, Môi trường nội bộ: bao gồm các yếu tố bên bên doanh nghiệp có thể ảnh
hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Gồm các yếu tố như: nguồn nhân lực,
khả năng nghiên cứu và phát triển, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính, văn hóa tổ
chức
2. Căn cứ theo mức độ phức tạp và mức độ biến động của môi trường: Môi trường
được phân thành 4 loại:
a. Môi trường đơn giản - ổn định
Là môi trường có ít các yếu tố ảnh hưởng và ít biến động. Doanh nghiệp hoạt động trong
môi trường này có nhiều thuận lợi, ít rủi ro nhất.
Ví dụ như các công ty nhà nước trước khi đổi mới, hoạt động theo một kế hoạch đã đề ra
từ trước với sản lượng đã đặt ra, công việc lặp đi lặp lại và các yếu tố ảnh hưởng tới
ngành ít biến động.
Ví dụ khác như các phòng ban trong các cơ quan nhà nước đặc biệt là về hành chính,


nhân sự.
b. Môi trường đơn giản – năng động
Là môi trường có ít các yếu tố tác động, nhưng chúng thường thay đổi. Doanh nghiệp
hoạt động trong môi trường này tương đối có nhiều rủi ro hơn so với môi trường đơn giản
– ổn định.
Ví dụ: các công ty nước uống đóng chai bị ảnh hưởng lớn của yếu tố đối thủ cạnh tranh.
Do đặc thù sản phẩm không có sự khác biệt nhiều, dễ dàng gia nhập và rút lui khỏi thị
trường. Do đó các công ty nước uống đóng chai tuy môi trường có ít các yếu tố tác động
nhưng lại thường xuyên thay đổi.
c. Môi trường phức tạp - ổn định
Là môi trường có nhiều yếu tố tác động và ít khi thay đổi. Doanh nghiệp hoạt động trong
môi trường này có khá nhiều rủi ro.
Ví dụ: môi trường ở các công ty viễn thông thường chịu ảnh hưởng ở yếu tố đối thủ cạnh
tranh, khách hàng và đối thủ mới tiềm ẩn. Tuy nhiên các yếu tố trên thường ít thay đổi
bởi vì mức độ khác biệt giữa các sản phẩm của các đối thủ là không nhiều và thường liên
kết với nhau thành các nhóm độc quyền.
d. Môi trường phức tạp – năng động
Là môi trường có nhiều yếu tố tác động và chúng thường thay đổi. Doanh nghiệp hoạt
động trong môi trường này có rất nhiều rủi ro. Các nhà quản trị cần có những biện pháp
quản trị môi trường thích hợp, nhằm giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra.
Ví dụ: Đối với những công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ (điện thoại di động,
máy tính, phần mềm…) thì đây là môi trường vừa năng động và phức tạp bởi sự phát
triển không ngừng của khoa học và công nghệ và tính bản quyền của sản phẩm. Sự ra đời
của 1 sản phẩm mới của đối thủ cạnh tranh đã là thách thức và khởi nguồn cho mọi sự
thay đổi chiến lược sản xuất.
3. So sánh giữa môi trường đơn giản-ổn định và môi trường phức tạp-năng
động:
MT ĐƠN GIẢN – ỔN ĐỊNH MT PHỨC TẠP – NĂNG ĐỘNG
Đặc
điểm

Có ít yếu tố tác động/ ảnh hưởng.
Ít biến động/ thay đổi.
Hiện tại, hiếm có doanh nghiệp nào
hoạt động trong môi trường này.
Có nhiều yếu tố tác động/ ảnh
hưởng.
Thường xuyên thay đổi
Các doanh nghiệp hiện nay đang dần
chuyển sang hoạt động ở môi trường
này.
Cạnh
tranh
Ít có sản phẩm mới được tạo ra.
Chất lượng sản phẩm ít khi được cải
thiện.
Giá thành sản phẩm ít thay đổi.
Vòng đời sản phẩm dài.
Ít sản phẩm thay thế.
Ít đối thủ cạnh tranh, ít người gia
nhập ngành.
Ít áp lực và mối đe dọa đối với
doanh nghiệp.
Nhiều sản phẩm mới được tạo ra.
Chất lượng sản phẩm luôn được
nâng cao, hoàn thiện hơn.
Giá thành ngày càng rẻ hơn.
Vòng đời sản phẩm ngắn.
Nhiều sản phẩm thay thế.
Nhiều đối thủ cạnh tranh, nhiều đối
thủ mới.

Có nhiều áp lực và mối đe dọa đối
với doanh nghiệp
Khả
năng tài
chính
Khả năng tài chính: kém hơn. Mức
chi tiêu ít hơn.
Khả năng tài chính của các doanh
nghiệp phải mạnh. Mức chi tiêu
nhiều.
Cơ sở
vật chất
Không được cung cấp trang thiết bị,
kỹ thuật hiện đại.
Luôn được trang bị thiết bị mới, cập
nhật trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại.
Nhà
cung cấp
Nhà cung cấp không nhiều và khá ổn
định
Có nhiều nhà cung cấp
Khách
hàng
Số lượng khách hàng ổn định Số lượng khách hàng luôn thay đổi.
Cách
quản trị
Do có ít yếu tố tác động vào môi
trường này, hơn nữa, các yếu tố tác
động lại biến đổi không nhiều, nên
nhà quản trị trong môi trường này

Do có nhiều yếu tố tác động, hơn
nữa những yếu tố này lại biến động
không ngừng nên nhà quản trị trong
môi trường này cần rất nhiều những
không cần nhiều kiến thức về những
yếu tố tác động, chỉ cần nắm chắc
những yếu tố chính tác động đến
doanh nghiệp và ngành là có thể
quản trị tốt được
 Vấn đề quản trị đơn giản.
kiến thức về những yếu tố tác động,
không chỉ nắm những yếu tố trong
doanh nghiệp và ngành của mình, mà
con phải xem xét những yếu tố tác
động đến nhà cung cấp, khách
hàng… mới có thể quản trị tốt được
 Quản trị khó khăn và phức tạp.
III. Những khác biệt trong cách quản trị giữa môi trường đơn giản-ổn định và
môi trường phức tạp-năng động:
MT ĐƠN GIẢN – ỔN ĐỊNH MT PHỨC TẠP – NĂNG ĐỘNG
Hoạch định
- Chỉ cần hoạch định tốt ở bước đầu
có thể ứng dụng cho thời thời gian
sau bằng cách điều chỉnh lại chút ít
cho phù hợp. Do môi trường ít biến
động nên kế hoạch lập ra tương đối
ổn định trong ngắn hạn. Kế hoạch dự
phòng là cần thiết nhưng không cần
quá nhiều
- Độ phức tạp cao: ngoài những

hoạch định dài hạn thì những hoạch
định trong ngắn hạn phải liên tục, cập
nhật và điều chỉnh cho phù hợp vì
các yếu tố tác động không ngừng
thay đổi.
- Cần có nhiều phương án dự trù để
linh hoạt ứng phó.
Tổ chức
- Chính nhờ hoạch định tương đối ổn
định, nên cơ cấu tổ chức nếu đã phù
hợp với chiến lược hoạch định thì
cũng không cần phải thay đổi quá
nhiều. Việc giữ ổn định cơ cấu tổ
chức trong môi trường này sẽ thuận
lợi hơn vì cơ cấu này đã vận hành tốt
- Khi hoạch định thay đổi, đòi hỏi tổ
chức cũng phải thay đổi cho phù hợp.
- Cơ cấu, bộ máy quản lý phân chia
hợp lý và thay đổi thường xuyên khi
có yêu cầu.
- Nguồn lực sẵn có cao và đòi hỏi
nhân lực phải không ngừng học hỏi,
cho doanh nghiệp, sự thay đổi quá
nhiều sẽ làm cho tổ chức khôn ổn
định và không giúp ích gì được về
mặt hoạt động
nâng cao trình độ, tay nghề đẻ bắt kịp
với sự thay đổi của môi trường
- Khuynh hướng thiên về hành động.
Điều khiển

- Sử dụng cách quen thuộc. Do
không có nhiều sự biến đổi và ít yếu
tố tác động cũng có thể làm cho nhân
viên không tìm thấy nguồn cảm hứng
trong công việc hoặc họ dễ cảm thấy
không đủ để họ phát huy tài năng,
chính vì vậy, dù trong môi trường ổn
định, nàh quản trị cũng phải khéo léo
có những chính sách động viên và
khuyến khích nhân viên phù hợp,
không nên thụ động. Thông tin tuy
đơn giản nhưng phải được truyền đạt
cách chính xác.
-Chế độ động viên từng thời kỳ để
phù hợp với điều kiện phát triển của
doanh nghiệp và của ngành cũng như
của đất nước
- Thông tin xuyên suốt và cập nhật để
phản ứng kịp thời. Do môi trường
thông tin biến động nhanh và mạnh
nên việc đảm bảo thông tin được
truyền đạt chính xác, hiệu quả trong
môi trường này khó khăn hơn, đòi
hỏi nhà quản trị phải xây dựng cho
doanh nghiệp mình một hệ thống
truyển tin tốt.
- Giải quyết các xung đột và xáo trộn
linh hoạt và hài hòa.
Kiểm soát
- Định kỳ. Do môi trường ít biến

động nên việc kiểm soát có thể bị
buông lỏng hoặc làm một cách hời
hợt. Chính vì vậy, cần lên kế hoạch
những điểm dễ xảy ra sai sót để kiểm
soát định kỳ thực sự có hiệu quả
- Kiểm soát, đánh giá chặt chẽ và kịp
thời ( định kỳ và đột xuất)
- Môi trường có nhiều bến động nên
việc kiểm soát càng cần phải chặt
chẽ, không những kiểm soát định kỳ
mà còn cần kiểm soát đột xuất để kịp
phản ứng với những thay đổi của môi
trường
KẾT LUẬN:
Khó có thể phân biệt một cách rạch ròi doanh nghiệp hiện ở hẳn trong một môi trường
nào. Trong môi trường kinh doanh hiện đại ngày nay, doanh nghiệp có thể ở giữa 2 loại
môi trường. Chính vì vậy, việc nghiên cứu môi trường là nền tảng để các doanh nghiệp
tiến hành phân tích môi trường mình đang hoạt động. Các doanh nghiệp cần phân tích cả
môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Liệt kê càng nhiều, càng cụ thể, chi tiết
càng tốt các yếu tố tác động vào doanh nghiệp. Những yếu tố đó bao gồm những yếu tố
từ những năm trước đây và những yếu tố tác động hiện tại. Sau đó dựa vào sự biến động
của các yếu tố để phân loại môi trường. Việc phân tích môi trường cần phải tiến hành
nhiều lần. Nhà quản trị cần sử dụng đội ngũ chuyên gia phân tích trên từng vấn đề mang
tính chiến lược cho doanh nghiệp.

×