MỤC LỤC
A.ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………...1
B.NỘI DUNG……………………………………………………………………...1
I.Lý luận chung……………………………………………………………………1
II. Thực trạng………………………………………………………………………6
1. Bình đẳng giới trong gia đình trong lao động…………………………………6
2. Bình đẳng giới trong khi tham gia vào thị trường lao động………………….8
III.Một số nguyên nhân…………………………………………………………..9
IV.Một số kiến nghị………………………………………………………………11
C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ……………………………………………..................11
Page 1
BÀI LÀM
A.ĐẶT VẤN ĐỀ.
Có rất nhiều người phụ nữ có tài năng và họ cũng là những người rất muốn
cống hiến cho sự phát triển của xã hội và đất nước nhưng do những phong tục, tập
quán lạc hậu từ thời phong kiến để lại họ đã không được trọng dụng; bên cạnh đó
có những người nam giới rất yêu thích những nghề như là lấu ăn, may nhưng bởi vì
những thành kiến của xã hội lên họ cũng không muốn làm việc mà họ thích.
Những điều này ta có thể thấy rất rõ trong các gia đình ở các vùng nông thôn và
các vùng miền núi và dân tộc ít người. Để cho mọi người đều được bình đẳng với
nhau trong việc thể hiện tài năng của mình vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất
nước thì nhà nước ta đã ban hành luật bình đẳng giới và ghi nhận tinh thần bình
đẳng trong cả hệ thống pháp luật. Luật quy định là bình đẳng trong mọi mặt như
vậy nhưng theo em quy định bình đẳng trong gia đình trong lao động và tham gia
vào thị trường lao động là có ý nghĩa nhất, vì bình đẳng gia đình là cái gốc của mọi
bình đẳng khác. Và lao động là hoạt động làm ra của cải vật chất để nuôi sống con
người cho nên muốn mọi người phát huy được tối đa khả năng của mình để tạo ra
vật chất họ phải được bình đẳng với nhau. Để hiểu sâu về vấn đề này em đi tìm
hiểu vấn đề “ vấn đề bình đẳn gới giữa các thành viên trong gia đình trong lao
động và tham gia vào thị trường lao động”.
A. NỘI DUNG.
I. Lý luận chung.
Ngay từ ngày đầu mới lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong phần
mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh
tuyên bố:“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những
quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hiếp pháp 1946, đã
ghi nhận “Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không
phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” (Điều 1).“Đàn bà
ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” (Điều 9).
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
dành suối nguồn nghĩa tình sâu nặng, trân quý các thế hệ phụ nữ Việt Nam. Tại lễ
kỷ niệm lần thứ 20 ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Người đã ôn
Page 2
lại truyền thống yêu nước đầy tự hào của người phụ nữ Việt Nam với hình ảnh Hai
Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, đánh giặc, cứu dân thủa trước “cho đến nay mỗi khi
nước nhà gặp nguy nan thì phụ nữ ta đều hăng hái đứng lên, góp phần xứng đáng
của mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tại Đại hội liên hoan phụ nữ “Năm
Tốt” vào ngày 30-4-1964, Người đã khẳng định “Ngay từ lúc đầu, Đảng và Nhà
nước ta đã thi hành chính sách đối với phụ nữ cũng được bình quyền, bình đẳng với
đàn ông”
1
. Trong cuộc Tuyển cử phổ thông đầu phiếu ngày 6-1-1946, Người vui
sướng nói "Phụ nữ là tầng lớp đi bỏ phiếu hăng hái nhất". Trong bản di chúc viết
tháng 5 năm 1968, Người đã căn dặn: "Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ
nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất, Ðảng và
Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để
ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân
phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Ðó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình
đẳng thật sự cho phụ nữ"
Kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và thực hiện những lời di huấn
của Bác, Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo và thực hiện bình đẳng giới, nhiều văn
bản chính sách đã được ban hành như: Nghị quyết số 152-NQ/TW ngày
10/01/1967 “Về một số vấn đề về tổ chức công tác phụ vận”, trong đó nhấn mạnh
một số nhiệm vụ như“phân bố, sử dụng hợp lý sức lao động phụ nữ trong nông
nghiệp, hướng dẫn thực hiện quyết định của chính phủ về sử dụng lao động phụ nữ
trong công nghiệp”; “Tăng cường việc tổ chức đời sống, bảo vệ sức khoẻ cho phụ
nữ và trẻ em”. Nghị quyết số 153-NQ/TW ngày 10/01/1967 về “Công tác cán bộ
nữ”; Chỉ thị số 44-CT/TW ngày 07/6/1984 “Về một số vấn đề cấp bách trong công
tác cán bộ nữ"; Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 12/7/1993 về “Đổi mới và tăng
cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới"; Chỉ thị số 37-CT/TW ngày
29/9/1993 về “Một số vấn đề về công tác cán bộ nữ trong tình hình mới”; Nghị
quyết 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về "Công tác phụ nữ thời
kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước"… Một trong những văn bản quan trọng không
thể không nhắc đến, đó là Hiến pháp 1992 đã quy định: “Công dân nữ và nam có
quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình;
Nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ
nữ” (Điều 63). Trong thời gian qua, hàng loạt các văn bản pháp luật của Nhà nước
đã được ban hành nhằm nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội và thực hiện bình
đẳng giới như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và Gia đình, Pháp
lệnh Dân số... và không thể không nhắc đến là Luật Phòng chống bạo lực gia đình,
Luật Bình đẳng giới.
Tại Điều 24 - Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định “Phụ nữ có quyền bình đẳng với
nam giới trong mọi lĩnh vực hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa trong gia đình và
ngoài xã hội”. Đặc biệt chính sách, pháp luật lao động đối với lao động nữ luôn
Page 3
được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết của Bộ Chính trị Ban chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 12 tháng 7 năm 1993 đã khẳng
định “Bồi dưỡng lực lượng phụ nữ phát huy sức mạnh và chăm lo sự phát triển mọi
mặt của phụ nữ là nhiệm vụ thường xuyên, rất quan trọng của Đảng ta trong mọi
thời kỳ cách mạng”. Trong lĩnh vực lao động - việc làm Nghị quyết chỉ rõ “Một
trong những công tác lớn quan trọng của Đảng ta hiện nay là giải quyết việc làm,
chăm lo đời sống, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi
của phụ nữ”.
Luật BĐG (Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực thi hành từ
1/7/2007) quy định về BĐG trên tám lĩnh vực: chính trị, kinh tế, lao động - việc
làm, văn hóa-thông tin, y tế, giáo dục-đào tạo, thể dục thể thao v.v... BĐG trong
gia đình được Luật BĐG quy định tại Điều 18:
- Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên
quan đến hôn nhân và gia đình.
- Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng
trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực
trong gia đình.
- Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử
dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc
con ốm theo quy định của pháp luật.
- Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để
học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
- Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.
Và theo Luật hôn nhân và gia đình tại Điều 19. Quy định: “Vợ, chồng bình
đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”
Và Điều 13. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, quy định:
1. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình
đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội,
điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
2. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các
chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
3. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:
Page 4
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;
b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;
c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao
động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp
xúc với các chất độc hại.
Xuất phát từ đặc điểm của phụ nữ ngoài việc thực hiện những nghĩa vụ lao
động còn phải đảm nhận thiên chức làm mẹ, Bộ Luật Lao động đã dành một
chương riêng – Chương X đối với lao động nữ nhằm đảm bảo các quyền làm việc
của phụ nữ được bình đẳng về mọi mặt với nam giới. Tùy theo trình độ phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước theo từng thời kỳ phát triển; khả năng ứng dụng khoa
học công nghệ; tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và chủ trương
đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đảng, các văn bản quy phạm
pháp luật đã thể hiện rõ những nội dung chủ yếu về tuyển dụng, sa thải và chấm
dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ; về các chính sách đào tạo; về tiền
lương và tiền công;…
Theo quy định như trên của pháp luật thì các thành viên trong gia đình bình
đẳng với nhau trong lao động và tham gia vào thị trường lao động.
II. Thực trạng
1. Bình đẳng giới trong gia đình trong lao động.
Nhưng năm gần đây do bình đẳng giới trong gia đình trong lao động được
ghi nhận chi tiết trong pháp luật, đẩy mạnh tuyên truyền đến quần chúng nhân dân
và được thực hiện một cách nghiêm túc cho nên đã đạt được những thành quả khả
quan. Có thể nhận thấy là đa số các gia đình trong nước ta đặc biệt ở những vùng
có dân trí cao như ở các thành phố, thị xã đã đạt được kết quả cao về bình đẳng
giới trong gia đình trong lao động. Ta có thể thấy là ở đây không phải chỉ có người
vợ mới làm công việc gia đình hoặc những công việc mang tính giản đơn nữa. Ta
có thể thây trong các gia đình ở các thành phố người phụ nữ là kinh doanh, làm trí
thức…Tuy vậy nhưng ta còn thấy không ít sự mất bình đẳng giới trong các gia
đình trong lao động đặc biệt là ở các vùng nông thôn và khu vực miền núi, dân tộc
ít người. Ta có thể thấy ở đó người phụ nữ, người vợ thường làm việc nhà và
những công việc giản đơn còn người chồng, ngời con trai thường đảm nhiệm
những công việc chính trong gia đình.
Page 5