Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

XÂY DỰNG CHỢ ĐIỆN TỬ TRÊN NỀN TẢNG ASP.NET MVC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.13 MB, 62 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
──────── * ───────









ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN






XÂY DỰNG CHỢ ĐIỆN TỬ TRÊN NỀN
TẢNG ASP.NET MVC








Sinh viên thực hiện : Cao Kỷ Tùng
Lớp TTM – K53
Giáo viên hướng dẫn: ThS.Bành Thị Quỳnh Mai







HÀ NỘI 5-2013


Sinh viên thực hiện: Cao Kỷ Tùng - 20082977 K53 TTM

Page 2


PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1. Thông tin về sinh viên
Họ và tên sinh viên: Cao Kỷ Tùng.
Điện thoại liên lạc: 0985725493. Email:
Lớp: Truyền thông và Mạng máy tính . Hệ đào tạo: Đại Học.
Thời gian làm ĐATN: Từ ngày 01/02/2013 đến 30/ 05 /2013.

2. Mục đích nội dung của ĐATN
Xây dựng chợ điện tử trên nền tảng ASP.NET MVC.

3. Các nhiệm vụ cụ thể của ĐATN

- Tìm hiểu Chợ điện tử và xu hướng chợ điện tử trong lĩnh vực thương mại điện tử
- Phân tích thiết kế hệ thống
- Xây dựng triển khai hệ thống

4. Lời cam đoan của sinh viên:
Tôi – Cao Kỷ Tùng - cam kết ĐATN là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự
hướng dẫn của Ths Bành Thị Quỳnh Mai
Các kết quả nêu trong ĐATN là trung thực, không phải là sao chép toàn văn của bất kỳ
công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2013


Cao Kỷ Tùng
5. Xác nhận của giáo viên hướng dẫn về mức độ hoàn thành của ĐATN và cho phép bảo
vệ:

Hà Nội, ngày tháng năm
Giáo viên hướng dẫn






Sinh viên thực hiện: Cao Kỷ Tùng - 20082977 K53 TTM

Page 3


Lời cảm ơn


Lời đầu tiên em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ths. Bành Thị Quỳnh Mai -
Giảng viên bộ môn Truyền thông và Mạng máy tính, Viện Công nghệ Thông tin và Truyền
thông, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội - đã chỉ bảo tận tình, luôn quan tâm theo dõi và
đóng góp ý kiến giúp em hoàn thành đồ án này.

Cuối cùng em xin cám ơn các thầy cô trong Viện đã giúp đỡ em trong suốt các năm
theo học tại Viện, dạy bảo những kiến thức để làm nền tảng cho Đồ án này.


Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện:


Cao Kỷ Tùng


Sinh viên thực hiện: Cao Kỷ Tùng - 20082977 K53 TTM

Page 4


MỤC LỤC

MỤC LỤC 4
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 6
1.1 Thực trạng hội chợ thương mại tại Việt Nam 7
1.2 Sự cần thiết phải có chợ điện tử 8
1.3 Nhiệm vụ đặt ra khi xây dựng chợ điện tử 8
1.4 Nội dung đề tài 8

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 10
2.1 Giới thiệu về Portal 11
2.2 Phân loại về Portal 12
2.2.1 Phân loại theo phạm vi 12
2.2.2 Phân loại theo chức năng 12
2.3 Sự khác nhau giữa Portal và website bình thường 13
2.4 Các tính năng cơ bản của Portal 14
2.5 Ứng dụng của Portal 16
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH NHIỆM VỤ VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP 18
3.1 Phân tích nhiệm vụ 19
3.2 Lựa chọn công cụ xây dựng hiện có 19
3.2.1 ASP.NET MVC 19
3.2.2 Microsoft SQL Server 21
3.2.3 So sánh giữa ASP.NET với DotNetNuke 22
CHƯƠNG IV: XÂY DỰNG ỨNG DỤNG WEB PORTAL 23
4.1 Phân tích các chức năng 24
4.2. Biểu đồ phân cấp chức năng 25
4.2.1 Biểu đồ 25
4.2.2. Đặc tả chức năng 25
4.3. Biểu đồ về chức năng 26
4.3.1. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh 26
4.3.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 28
4.3.3. Biểu đồ chức năng “Xét đăng ký”: 29
4.3.4. Biểu đồ chức năng “Quản lý người sử dụng”: 30
4.3.5. Biểu đồ chức năng “Quản lý Gian hàng”: 31
4.3.6. Biểu đồ chức năng “Xử lý đơn hàng”: 32
4.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu 32

Sinh viên thực hiện: Cao Kỷ Tùng - 20082977 K53 TTM


Page 5


4.3.1. Xác định các thực thể 32
4.3.2. Xác định các liên kết giữa các thực thể. 33
4.3.3. Xác định các thuộc tính cho các thực thể 34
4.3.4. Sơ đồ thực thể liên kết toàn hệ thống 40
CHƯƠNG V: TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG 41
5.1. Thiết kế giải thuật 42
5.1.1. Đăng kí thành viên 42
5.1.2. Đăng kí gian zhàng 43
5.1.3. Đăng nhập 44
5.1.4. Đăng xuất 45
5.1.5. Chức năng sửa thông tin 46
5.1.6. Chức năng tìm kiếm sản phẩm 47
5.1.7. Chức năng đặt mua sản phẩm 48
5.1.8. Chức năng bình luận sản phẩm 49
5.1.9. Chức năng Phản hồi 50
5.2. Thiết kế cấu trúc trang 51
5.2.1. Cấu trúc trang chủ 51
5.2.2. Cấu trúc trang đăng kí, đăng nhập 51
5.2.3. Cấu trúc trang gian hàng, trang sản phẩm 52
5.3. Giao diện trang website 53
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN 58
6.1. Các kết quả đạt được 59
6.1.1. Ưu điểm 59
6.1.2. Nhược điểm 59
6.2. Hướng phát triển trong tương lai 59
Danh mục hình vẽ 60
Tài liệu tham khảo 62




Sinh viên thực hiện: Cao Kỷ Tùng - 20082977 K53 TTM

Page 6





CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ





















1.1 Thực trạng chợ điện tử tại Việt Nam
1.2 Sự cần thiết phải có chợ điện tử
1.3 Nhiệm vụ đặt ra khi xây dựng hội trợ thương mại
trực tuyến
1.4 Nội dung đề tài

Sinh viên thực hiện: Cao Kỷ Tùng - 20082977 K53 TTM

Page 7


1.1
Thực trạng hội chợ thương mại tại Việt Nam
Hội chợ thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại, được thực hiện tập trung trong
một thời gian và tại một địa điểm nhất định để các công ty, tổ chức, doanh nghiệp
trưng bày, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa của mình.
Hội chợ được tổ chức để các công ty trong một ngành nào đó đến để quảng cáo,
quảng bá sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của các doanh nghiệp.
Đây là nơi trưng bày, giới thiệu hàng hóa và dịch vụ của các đơn vị, doanh
nghiệp từ nhiều nơi đến tham gia, là nơi gặp gỡ giữa người mua và bán, giữa các đối
tác để kí kết hợp đồng mua bán sản phẩm, dịch vụ, mở các cửa hàng, đại lý… Đây
cũng là cơ hội tốt để trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư,
hợp tác kinh tế giữa các doanh nghiệp, các địa phương.
Việc tổ chức hội chợ thường do thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ - triển
lãm thương mại thực hiện; hoặc do một tổ chức, cơ quan, hiệp hội nào đó đứng ra tổ
chức nhằm hỗ trợ các thương nhân, doanh nghiệp xúc tiến ký kết hợp đồng tiêu thụ
hàng hóa. Thông thường, các cơ quan này là cơ quan xúc tiến thương mại của quốc
gia hay địa phương, dùng ngân sách hay quỹ để hỗ trợ, tại Việt Nam là VIETRADE

(Cục Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Công Thương).
Chủ thể tham gia trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ tại các hội chợ, triển
lãm thương mại thường là các thương nhân, doanh nghiệp với mục tiêu tìm đối tác.
Hội chợ thường được tổ chức thành các gian hàng (diện tích lớn hoặc nhỏ,
nhưng quy chuẩn tối thiểu là 3m x 3m) để các đơn vị giới thiệu về sản phẩm, dịch
vụ của mình tại đó.
Nhà tổ chức đứng ra mời, kêu gọi, tập hợp các thương nhân,công ty, tổ chức
tham gia hội chợ, triển lãm thương mại; sau đó sắp xếp họ vào các vị trí gian hàng
tại địa điểm của mình hoặc tự mình đi thuê. Họ tham gia hội chợ, triển lãm thương
mại phải trả phí gian hàng cho nhà tổ chức. Trong trường hợp nhà tổ chức là một
cơ quan nhà nước, các thương nhân tham gia thường được miễn phí hoặc giảm một
phần chi phí so với khi tham gia hội chợ, triển lãm thương mại mà nhà tổ chức là
thương nhân.
Tại Việt Nam, các hội chợ được tổ chức để các công ty, doanh nghiệp tham gia
giới thiệu, trưng bày hàng hóa, dịch vụ.Ngoài ra, đây cũng là nơi để các công ty
doanh nghiệp hợp tác, kí kết hợp đồng. Bên cạnh đó, khi người tiêu dùng đến tham
quan các gian hàng trong hội chợ, họ có thể mua bán trực tiếp các sản phẩm được
trưng bày. Các hội chợ chuyên ngành thường diễn ra ngắn hơn so với các hội chợ
đa ngành. Các hội chợ đa ngành hoặc hàng tiêu dùng, hay tổng hợp thường kéo dài
7 - 10 ngày. Các hội chợ chuyên ngành chỉ diễn ra 2 - 4 ngày vì doanh nghiệp tham
gia và đối tượng tiếp cận cũng hẹp hơn.
Các lĩnh vực, nhóm sản phẩm thường có trong các hội chợ :
- Hàng tiêu dùng
- Nông nghiệp
- Thực phẩm
- Nội thất
- Hàng điện tử, máy tính

Sinh viên thực hiện: Cao Kỷ Tùng - 20082977 K53 TTM


Page 8


- ….
1.2
Sự cần thiết phải có chợ điện tử
Qua khảo sát về thực trạng các hội chợ thương mại thực tế, ta nhận thấy chi phí
để tổ chức là khá lớn, tốn kém mà thời gian diễn ra thường rất ngắn gây lãng phí.
Trong xã hội ngày nay, công việc bận rộn khiến mọi người có rất ít thời gian rảnh
rỗi để có thể đến thăm quan, mua sắm tại các hội chợ như thế.
Từ những hạn chế này, rất cần xây dựng một chợ điện tử. Ưu điểm của việc
xây dựng chợ điện tử là có thể thăm quan, mua sắm cho dù chúng ta ở bất cứ nơi
đâu. Chỉ cần một chiếc máy tính có kết nối mạng Internet, chúng ta có thể xem và
mua những sản phẩm mong muốn. Mặt khác, chợ điện tử thì thường duy trì khá lâu,
không cần tốn nhiều công sức cũng như kinh phí để tổ chức.
1.3
Nhiệm vụ đặt ra khi xây dựng chợ điện tử
Nội dung của đồ án sẽ từng bước đi khảo sát những yêu cầu đặt ra, đánh giá công
nghệ hiện tại và đưa ra phương án triển khai. Dựa trên những yêu cầu đó để phân tích
những chức năng mà hệ thống cần thực hiện, thiết kế cơ sở dữ liệu và triển khai
chương trình
Việc triển khai một chợ điện tử áp dụng các tính năng của một cổng thông tin
điện tử có một số yêu cầu cần đáp ứng. Đó là:
 Tính sử dụng: dễ dàng thay đổi, cập nhật nội dung, giao diện website. Hỗ
trợ nhập liệu thông tin dễ dàng, tiện lợi, không cần biết các kỹ năng về lập
trình để biên tập nội dung.
 Tính sẵn sàng: tốc độ truy cập nhanh.
 Tính tin cậy: thông tin, dữ liệu tính toán trả về phải chính xác. Vận hành ổn
định, có cơ chế sao lưu/phục hồi nhanh chóng, đảm bảo phục hồi hệ thống
tối đa trong vòng 24h.

 Tính bảo mật: có khả năng phân quyền, đảm bảo tính bảo mật cao (hệ thống
giao dịch thương mại điện tử).
 Tính mở: dễ dàng phát triển, nâng cấp, thay đổi các tính năng sau này.
 Đăng nhập 1 lần duy nhất và sử dụng tất cả các dịch vụ của hệ thống Portal

1.4
Nội dung đề tài
Tên đề tài
Xây dựng chợ điện tử trên nền tảng ASP.NET MVC
Nhiệm vụ của đề tài
Sản phẩm của đề tài này là một hệ thống đáp ứng tạo gian hàng (website riêng) cho
từng các nhân hoặc doanh nghiệp có nhu cầu cung cấp, đồng thời cũng đáp ứng cho người
dùng có thể mua hàng từ các gian hàng.Những công việc cần phải thực hiện trong trong
quá trình thực hiện đề tài như sau:
Sử dụng công nghệ web portal
 Xây dựng website chính hiển thị các sản phẩm, gian hàng nổi bật, hiển thị các sản
phẩm VIP, được các chủ gian hàng nâng cấp đối với hệ thống
 Xây dựng các gian hàng con cho chủ các gian hàng

Sinh viên thực hiện: Cao Kỷ Tùng - 20082977 K53 TTM

Page 9


 Xây dựng chức năng quản lý cho người bán và người mua
 Xây dựng chức năng đăng bán sản phẩm
 Xây dựng cá nhân hóa của từng gian hàng
 Xây dựng chức năng thanh toán, hỗ trợ dành cho người mua hàng, hỗ trợ quảng cáo PR
cho gian hàng …


Bố cục của đồ án
- Chương I : Đặt vấn đề
- Chương II : Cơ sở lý thuyết
- Chương III : Phân tích nhiệm vụ và lựa chọn giải pháp
- Chương IV : Xây dựng ứng dụng Web Portal
- Chương V : Triển khai ứng dụng
- Chuong VI: Kết luận




Sinh viên thực hiện: Cao Kỷ Tùng - 20082977 K53 TTM

Page 10



CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Giới thiệu về Portal
2.2 Phân loại Portal
2.3 Sự khác nhau giữa Portal và Website
2.4 Các tính năng của Portal
2.5 Ứng dụng của Portal

Sinh viên thực hiện: Cao Kỷ Tùng - 20082977 K53 TTM

Page 11


2.1

Giới thiệu về Portal
Portal (cổng) vốn là một thuật ngữ kiến trúc, chỉ lối vào của một tòa nhà. Trong
lĩnh vực Công nghệ thông tin, cổng thông tin điện tử được hiểu theo nhiều cách khác
nhau. Nhìn chung, Portal cũng có ý nghĩa tương tự là một cổng để đi vào một kho thông tin
lớn, đa dạng. Đó là điểm vào của một tập hợp lớn các nguồn tài nguyên và dịch vụ, qua đó
những đối tượng người dùng khác nhau có thể truy cập đến nhiều loại thông tin khác nhau
nhưng theo một cách thức thống nhất.

Một cách hiểu khác thì cổng thông tin điện tử được coi là điểm truy cập duy nhất
đến thông tin được lưu trữ trong một thư viện được phân loại, cá nhân hóa.

Hình 2.1 – Giới thiệu Portal

Portal cho phép người dùng khai thác hiệu quả một khối lượng lớn tài nguyên
thông tin và dịch vụ qua một công cụ cho phép tích hợp thông tin và các ứng dụng chạy
trên website, đồng thời cung cấp khả năng tùy biến cho từng đối tượng sử dụng, qua đó
cho phép khai thác thông tin hiệu quả, nhanh chóng và thân thiện.

Như vậy, có thể nói Portal chính là một phần mềm ứng dụng tích hợp cung cấp
giao diện web mang tính cá nhân hóa cho người sử dụng để có thể khám phá, tìm kiếm,
giao tiếp với các ứng dụng với các nguồn thông tin khác nhau của một đơn vị hay các tài
nguyên trên mạng Internet và với những người khác.
Một portal khi được xây dựng gắn vào một hệ thống cơ bản thì không được làm
quá tải khả năng cung cấp thông tin của hệ thống. Thông tin phải được cung cấp tùy theo
quyền, chức năng, nhu cầu của từng cá nhận cụ thể. Người sử dụng chỉ cần đăng nhập vào
hệ thống một lần duy nhất là có thể giao tiếp và khai thác thông tin theo yêu cầu chuyên
môn của họ. không cần biết thông tin đó được lấy ở nguồn nào trong hệ thống.


Sinh viên thực hiện: Cao Kỷ Tùng - 20082977 K53 TTM


Page 12


2.2
Phân loại về Portal
Portal có thể được phân loại theo phạm vi ứng dụng hay theo chức năng. Do đó
không có một định nghĩa chính xác về portal nên cách phân loại chỉ là tương đối. Sau đây
là chi tiết về cách phân loại portal:

2.2.1 Phân loại theo phạm vi
 Portal theo chiều dọc (vertical portal): V-portal là những portal mà nội dung
thông tin cùng các dịch vụ của nó được thiết kế để phục vụ cho một lĩnh vực
xác định, cho một chuyên ngành xác định, do vậy khách hàng của loại này là
diện hẹp. Tuy nhiên, đây lại là loại hình phát triển nhanh nhất hiện nay.

 Portal theo chiều ngang(Horizontal portal) : H-portal có nội dung thông tin
cũng như các dịch vụ phục vụ cho nhiều loại khách hàng khác nhau. Các portal
nổi tiếng như Yahoo, NetCenter, Altavista là những ví dụ điển hình cho loại
portal này Loại này cung cấp thông tin bao trùm nhiều lĩnh vực hoặc nhiều chủ
đề trong một lĩnh vực lớn như kinh tế, khoa học, nghệ thuật, âm nhạc, thể
thao… Nó được tích hợp thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau.
2.2.2 Phân loại theo chức năng
 Portal thông tin : có vai trò như một hệ thống cung cấp thông tin trên cơ sở thu
gom số liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Các nguồn dữ liệu này nằm rải rác có
thể từ Internet, từ các cơ sở dữ liệu của các mạng nội bộ Intranet, và có khi từ
các portal khác. Ví du : trang của Yahoo – được sử dụng để ghép nối các thông
tin lại với nhau từ nhiều nguồn, nhiều ứng dụng và từ nhiều người, cho phép cá
nhân hóa giao diện theo ý.


 Portal cộng đồng(community): portal này lập ra “một cộng đồng ảo” trên
Internet để cho các nhóm người trao đổi thông tin, hợp tác với nhau trong cùng
một mục đích cụ thể.

 Portal của một công ty(Enterprise portal): Nó được dùng bởi các nhân viên
trong một cơ quan hay tổ chức để chia sẻ thông tin, cộng tác với nhau, qua đó
nâng cao năng suất lao động và hiệu quả giải quyết công việc. Portal này được
xây dựng để cho phép tương tác trên các thông tin và ứng dụng nghiệp vụ tác
nghiệp của doanh nghiệp.

 Portal thương mại (Commercial): cung cấp “chợ điện tử” trong thị trường
thương mại điện tử, là nơi liên kết giữa người bán và người mua. Ví dụ: eBay,
Amazon,EnBac,RongBay…

 Portal chính phủ(Goverment): cung cấp các “cổng hành chính công điện tử”
để chính quyền (Trung ương và địa phương) thực hiện các chức năng của mình
đỗi với người dân thông qua việc cung cấp thông tin và các dịch vụ hành chính
công.

Sinh viên thực hiện: Cao Kỷ Tùng - 20082977 K53 TTM

Page 13


 Cổng thông tin ứng dụng chuyên biệt (Specialized portals): ví dụ như SAP
portal, cổng thông tin loại này cung cấp các ứng dụng chuyên biệt khác nhau.

Điểm quan trọng là một giải pháp portal cụ thể có thể bao gồm nhiều kiểu portal
tạo thành một dạng portal khác.


2.3
Sự khác nhau giữa Portal và website bình thường
So với các trang web thông thường, portal có các tính năng vượt trội về quản lý
thông tin. Ngoài các khả năng cơ bản như tổ chức phân loại thông tin, hỗ trợ khả năng tìm
kiếm thông tin hiệu quả, portal có các tính năng vượt trội so với công nghệ web thông
thường.
Dưới đây là các tính năng chính của portal :

Portal Website thông thường
Hỗ trợ khả năng đăng nhập một lần tới tất cả các tài nguyên
được liên kết với Portal. Người dùng chỉ cần một lần đăng
nhập là có thể vào và sử dụng tất cả các ứng dụng đã được
tích hợp trong Portal đó mà người dùng này có quyền. Các
chức năng trên được thực hiện theo cách an toàn và kiểm soát
được
Một website thông thường
không có được khả năng
đăng nhập một lần
Hỗ trợ khả năng cá nhân hóa theo người dùng. Đây là một
trong những chức năng quan trọng của portal. Portal cá nhân
hóa nội dung hiển thị, tự động dựa trên các quy tắc tác nghiệp,
chẳng hạn như vai trò của người sử dụng trong một tổ chức.
Ví dụ khi một người mua hàng đăng nhập vào hệ thống, portal
sẽ hiện ra danh sách các sản phẩm mới. Nếu cần quan tâm đến
lĩnh vực thời trang thì portal có thể cung cấp các thông tin
bảng các mặt hàng thời trang : giầy dép, quần áo, mỹ phẩm
Thường không hỗ trợ, nếu
có thì chỉ ở mức độ rất
nhỏ, không nổi bật
Khả năng tùy biến : trong một portal có thể bỏ phần thông tin

nếu không liên quan đến nó. Cách hiển thị của portal cũng có
thể thay đổi. Ví dụ thay vì hiển thị bằng chữ màu mặc định,
chúng ta có thể thay bằng màu tùy ý hay có thể thay đổi giao
diện của portal nếu mặc định chức năng A để sau chức năng
B, nếu không thích thì có thể thay đổi lại thứ tự hiển thị này…
Một vài website có nhưng
chỉ dừng lại ở mức độ
dựng sẵn, người dùng chỉ
có thể lựa chọn một vài
mẫu đã có sẵn mà không
tự thay đổi một cách tùy ý
được
Truy nhập đến thông tin, mà thông tin đó có thể được tích hợp
từ nhiều nguồn khác nhau, kể cả dữ liệu tổng hợp hay đã phân
loại. Portal có khả năng liên kết tới tài nguyên dữ liệu rộng
lớn, gồm nhiều kiểu dữ liệu từ dữ liệu thông thường đến siêu
dữ liệu. Điều đó cho phép có được một cái tổng quát về công
việc hay lĩnh vực kinh doanh
Chỉ sử dụng các liên kết
để tới các site khác nhưng
nội dung chủ yếu vẫn chỉ
tập trung trong trang đó.

Sinh viên thực hiện: Cao Kỷ Tùng - 20082977 K53 TTM

Page 14


Hỗ trợ rất tốt khả năng liên kết và hợp tác người dùng. Nó
không chỉ liên kết chúng ta với những gì chúng ra cần mà còn

liên kết với những người mà chúng ta cần. Khả năng liên kết
này được thực hiện bởi các dịch vụ hợp tác thông qua các mô
hình làm việc cộng tác hay cộng đồng ảo.
Hỗ trợ mô hình tự động xử lý công việc theo quy trình đã xác
định từ trước. Cung cấp một giao diện chung, tích hợp đến các
luồng công việc và cho phép tương tác với các quy trình công
việc.
Hầu hết không hỗ trợ
Bảng 2.3 - So sánh sự khác nhau giữa portal và website


2.4
Các tính năng cơ bản của Portal
Mỗi loại portal có thể cung cấp loại dịch vụ và ứng dụng khác nhau, nhưng tất cả
các loại portal đều có chung một số tính năng. Các tính năng này là đặc trưng của portal
khác với một Website hoặc một ứng dụng chạy trên nền tảng Web.
a) Khả năng tìm kiếm
Cơ chế tìm kiếm (search engine) trong portal rất mạnh và có các tính năng đa dạng,
bao gồm các đặc tính như sau:
- Đánh chỉ mục toàn văn cho tất cả các văn bản trong CSDL của Portal cho phép
tìm kiếm đơn giản/nâng cao, tìm theo thuộc tính (metadata)
- Xử lý các dạng văn bản thường gặp.
- Tìm kiếm với các nguồn dữ liệu bên ngoài (các CSDL, văn bản, emails, tệp ).
b) Khả năng cá nhân hóa
Một trong các tính năng mạnh của Portal là khả năng cung cấp các nội dung khác
nhau với các người dùng khác nhau. Việc này được thực hiện thông qua cá nhân hóa và tùy
biến hóa. Cá nhân hóa cho phép thiết đặt các thông tin khác nhau hiện lên màn hình cho
các loại đối tượg sử dụng khác nhau theo yêu cầu. Ví dụ, khi nhân viên bán hàng đăng
nhập mạng thì danh sách các sản phẩm mới được tự động hiện ra. Tùy biến lựa chọn portal
trông thế nào, vị trí nội dung hiện trên màn hình ra sao. Cá thể hóa và tùy biến cho phép

một portal nhắm đến một cộng đồng người dùng xác định (khách hàng, nhân viên, hay đối
tác). Cac tính năng này được điều chỉnh dựa trên hoạt đông thu thập thông tin về người
dùng và cộng đồng người dùng, từ đó cung cấp các thông tin chính xác tại thời điểm được
yêu cầu.
c) Khả năng tối ưu hiệu năng
Để có thể tăng cường hiệu năng hoạt động, portal cần có các chức năng sau:
- Caching: Nhằm giảm lượng dữ liệu vào ra thông qua việc lưu một phần nội
dung của các kết quả xử lý trước đó nhằm có thể sử dụng để thực hiện các yêu
cầu sau này.
- Load Distribution (Phân tải công việc xử lý): Tránh hiện tượng nghẽn cổ chai
ở một số modul của hệ thống.
d) Khả năng tích hợp
Portal cho phép tích hợp nhiều loại thông tin thông qua việc

Sinh viên thực hiện: Cao Kỷ Tùng - 20082977 K53 TTM

Page 15


xây dựng nội dung thông tin từ nhiều nguồn khác nhau cho nhiều đối tượng sử dụng. Sự
khác biệt giữa các nội dung thông tin sẽ được xác định qua các ngữ cảnh hoạt động của
người dùng (user-specific context). Từng đối tượng sử dụng, sau khi thông qua quá trình
xác thực, sẽ được cung cấp các thông tin khác nhau, hoặc nội dung thông tin sẽ được cung
cấp khác nhau trong quá trình cá nhân hóa thông tin.
- Tích hợp với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ dụng, các website hiện có, các
ứng dụng, các webservices…
- Cho phép những người dùng không am hiểu về kỹ thuật cũng có thể tích hợp
dữ liệu và tuỳ biến nội dung portal.
e) Khả năng năng hỗ trợ đa ngữ.
- Hỗ trợ Unicode: hiển thị font tiếng Việt tốt.

- Giao diện hiển thị đa ngôn ngữ.
- Nội dung hiển thị đa ngôn ngữ.
f) Xuất bản thông tin
- Khả năng xuất bản thông tin này của portal có liên quan đến khả năng tích hợp.
Portal có thể thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và cung cấp cho người
dùng thông qua các phương pháp hoặc giao thức một cách thích hợp. Một hệ thống
xuất bản thông tin chuyên nghiệp phải có khả năng xuất bản thông tin với các định
dạng đã được quy chuẩn, ví dụ như RDF , RSS , NITF và NewsXML.
- Ngoài ra, các tiêu chuẩn dựa trên XML cũng phải được áp dụng để quản trị và hiển
thị nội dung một cách thống nhất, xuyên suốt trong quá trình xuất bản thông tin.
Các tiêu chuẩn dựa trên XML này cho phép đưa ra giải pháp nhanh nhất để khai
thác và sử dụng thông tin trên các Web site khác nhau thông qua quá trình thu thập
và bóc tách thông tin với các định dạng đã được quy chuẩn.
g) Hỗ trợ nhiều thiết bị hiển thị thông tin
Portal cho phép hiển thị cùng một nội dung thông tin trên nhiều loại thiết bị khác
nhau như màn hình máy tính , thiết bị di động, sử dụng để in hay cho bản fax. .một cách tự
động bằng cách xác định thiết bị hiển thị thông qua các thuộc tính khác nhau. Ví dụ, cùng
một nội dung khi hiển thị trên màn hình máy tính thì sử dụng HTML, nhưng khi hệ thống
xác định được thiết hiển thị là điện thoại di động, hệ thống sẽ loại bỏ các ảnh có trong nội
dung và tự động chuyển nội dung đó sang định dạng WML để phù hợp cho việc hiển thị
trên màn hình của thiết bị.
h) Khả năng đăng nhập một lần
Portal cho phép người dùng khi sử dụng các dịch vụ không cần phải đăng nhập lại
khi chuyển sang dịch vụ mới. Vì các ứng dụng và dịch vụ trong portal có thể được phát
triển thêm khi xuất hiện nhu cầu, phần lớn trong số đó có các nhu cầu về xác thực hoặc
truy xuất thông tin người dùng, tính năng đăng nhập một lần rất quan trọng làm giảm thao
tác cho người sử dụng.
i) Quản trị Portal
- Portal cung cấp khả năng xác định cách thức hiển thị thông tin cho người dùng
cuối. Tính năng này không chỉ đơn giản là thiết lập các giao diện người dùng với

các chi tiết đồ hoạ. Với tính năng quản trị, người quản trị phải định nghĩa được các
thành phần thông tin, định nghĩa nhóm người dùng cùng với các quyền truy cập và
sử dụng thông tin khác nhau.
- Portal cũng có chức năng Quản trị người dùng cuối cung cấp các khả năng quản trị
người dùng cuối, tuỳ thuộc vào đối tượng sử dụng của portal. Người sử dụng có thể
tự đăng ký trở thành thành viên tại một portal công cộng (như Yahoo, MSN.) hoặc
được người quản trị tạo lập và gán quyền sử dụng tương ứng đối với các portal như
trong một doanh nghiệp. Hiện tại phương pháp phân quyền sử dụng dựa trên vai

Sinh viên thực hiện: Cao Kỷ Tùng - 20082977 K53 TTM

Page 16


trò (role-based security) được sử dụng như một tiêu chuẩn để cung cấp thông tin
cho các đối tượng khác nhau trong các portal cũng như các ứng dụng Web.

2.5
Ứng dụng của Portal
Portal được dụng để cung cấp thông tin cho người dùng có thẩm quyền. Portal
truyền tải dữ liệu từ các hệ thống thông tin vào các giao diện đã được cá nhân hóa và cho
phép người dùng tương tác với hệ thống thông tin qua giao diện này.
Thông qua giao diện web, Portal cung cấp các dịch vụ cung cấp tin, tìm kiếm, thư
mục (phân loại tin), mail, diễn đàn, hội thoại, hội thảo, lịch làm việc… và đáp ứng được
các yêu cầu : tùy biến hóa, bảo mật, tạo khả năng tương tác giữa người dùng và các nguồn
thông tin, giữa người dùng với các ứng dụng tác nghiệp và giữa các ứng dụng với nhau. Do
Portal có thể tích hợp nhiều các ứng dụng nên đảm bảo tính mở cho các hệ thống, giúp
quản trị nội dụng và hỗ trợ các cộng đồng ảo…
Trên thế giới, xu hướng ứng dụng Portal đang ngày càng trở nên phổ biến trong các
lĩnh vực như chính phủ điện tử, thương mại điện tử, đào tạo trực tuyến… Ví dụ, một Portal

của thành phố phải cung cấp thông tin về các thủ tục hành chính cho những người dân bình
thường, thông tin dự án cho các nhà đầu tư, thông tin bản đồ, danh lam thắng cảnh cho
khách du lịch…



Hình 2.5.1 – Portal thương mại điện tử
Mọi đối tượng sử dụng đều có thể tìm kiếm và khai báo kho thông tin đa dạng này
một cách dễ dàng qua một giao diện mà không cần biết thông tin nằm ở đâu, do ai quản lý.
Thông qua một portal, người dân có thể tìm thấy và sử dụng được ngay các dịch vụ họ cần

Sinh viên thực hiện: Cao Kỷ Tùng - 20082977 K53 TTM

Page 17


mà không cần quan tâm đến những chính quyền cấp nào, những cơ quan nào liên quan đến
thủ tục hành chính đó.


Hình 2.5.2 – Portal của Yahoo


Ngoài ra, Portal có thể phục vụ cho nhiều nhóm đối tượng sử dụng với cá nhu cầu
thông tin khác nhau. Các trang web của các công ty cung cấp dịch vụ trên Internet lớn như
Yahoo, MSN, AOL là các portal. Portal cung cấp cho người dùng cuối nhiều loại dịch vụ
cho nhiều nhu cầu khác nhau.











Sinh viên thực hiện: Cao Kỷ Tùng - 20082977 K53 TTM

Page 18



CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH NHIỆM VỤ VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP





















3.1 Phân tích nhiệm vụ
3.2 Lựa chọn công cụ xây dựng hiện có

Sinh viên thực hiện: Cao Kỷ Tùng - 20082977 K53 TTM

Page 19


3.1
Phân tích nhiệm vụ
Hệ thống website gian hàng trực tuyến phát triển đáp ứng những chức năng cơ bản
của một website gian hàng cần có:
- Đăng ký thành viên
- Đăng ký gian hàng
- Đăng sản phẩm cho từng gian hàng
- Tạo thêm danh mục nhỏ cho từng gian hàng
- Cá nhân hóa gian hàng: Thay đổi banner, footer cho từng gian hàng
- Hỗ trợ nâng cấp gian hàng Vip
- Hỗ trợ nâng cấp gian hàng Bestchoice
- Hỗ trợ nâng cấp gian hàng nổi bật
- Hỗ trợ nâng cấp sản phẩm nổi bật, sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm lựa chọn
trong ngày….
- Thanh toán hóa đơn , gửi bình luận tới từng gian hàng…
- Hỗ trợ thay đổi giao diện cho từng gian hàng
- Hỗ trợ chỉnh sửa nội dung của shop như : Thông tin liên hệ, nick hỗ trợ…


Website cung cấp nhiều thông tin về sản phẩm, các gian hàng và các mặt nổi bật theo
từng tiêu chí khác nhau. Đồng thời cung cấp khả năng tùy biến banner và footer theo từng
gian hàng….
Như vậy hệ thống xây dựng phải cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho người
dùng và phần quản lý thông tin cho từng chủ gian hàng.

3.2
Lựa chọn công cụ xây dựng hiện có
3.2.1 ASP.NET MVC
ASP.NET MVC
l
à một
nề
n
t
ảng
(frame
work) phát triển ứng dụng web
mới

của Microsoft, nó kết hợp
gi
ữa tính
hiệ
u quả và nhỏ
gọ
n của mô

nh
model


-

vie
w-
controller(MVC)




Sinh viên thực hiện: Cao Kỷ Tùng - 20082977 K53 TTM

Page 20




Hình 3.2.1a - Nền
t
ảng Asp.Net MVC
Fr

amework
Models trong các ứng dụng dựa trên MVC là những thành phần có nhiệm vụ
lưu
trữ thông
tin,
trạng thái của các đối tượng
,
thông thường


nó là một lớp
được
ánh
xạ từ một bảng trong CSDL.
Vie
ws
c
hính là
c
ác thành phần chịu
tr
ách nhiệm hiển
t
hị các thông tin lên
c
ho
người dùng
thông
qua
gi
ao diện. Thông thường
,
c
ác thông tin cần hiển thị
được
lấy từ
thành phần
Models.



Controller

c
hính là
c
ác thành phần chịu
tr
ách nhiệm điều khiển gọi đến các model
tương tứng và truyền dữ liệu qua view để hiển thị.

Công cụ lập trình là Visual Studio 2012









Sinh viên thực hiện: Cao Kỷ Tùng - 20082977 K53 TTM

Page 21



Hình 3.2.1b – Visual Studio 2012




3.2.2 Microsoft SQL Server
SQL Server là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (Relational Database
Management System (RDBMS) ) sử dụng Transact-SQL để trao đổi dữ liệu giữa Client
computer và SQL Server computer. Một RDBMS bao gồm databases, database engine và
các ứng dụng dùng để quản lý dữ liệu và các bộ phận khác nhau trong RDBMS







Sinh viên thực hiện: Cao Kỷ Tùng - 20082977 K53 TTM

Page 22




Hình 3.2.2 - Microsoft SQL Server 2000

3.2.3 So sánh giữa ASP.NET với DotNetNuke
Điểm mạnh của hệ thống viết bằng ASP.NET MVC
- Hệ thống chợ điện tử được viết trên nền tảng ASP.NET 4.0 và .NET 4.0 công
nghệ mới nhất của Microsoft
- Hệ thống được viết theo mô hình MVC + LINQ cho phép tách rời thành phần
code và giao diện, cho phép hệ thống dễ bảo hành, bảo trì và triển khai
- Hệ thống dùng LINQ để kết nối Database, với khả năng Mapping Object,
khiến hệ thống bảo mật, tránh các lỗi Sql Injection.

- Hệ thống mã hóa tất cả các tài nguyên được bảo mật, mã hóa theo IP + key
trên server nên mỗi người sử dụng được mã hóa khác nhau
So sánh hệ thống với DotNetNuke (Sản phẩm của Microsoft)
- Dung lượng code: Dung lượng ban đầu của DotNetNuke là 30MB trong khi
đó bản cài đặt của hệ thống chỉ là 2MB
- Dung lượng Assembly: Thư viện DotNetNuke là 21.9MB – Hệ thống chỉ là
2MB
- Dung lượng Database (chưa có dữ liệu): DotNetNuke là 8MB còn hệ thống là
2MB.DotNetNuke lớn gấp 4 lần
- Mã Html trả về: DotNetNuke thường có ViewState do đó mã html rất nặng,
trong khi đó mã html của hệ thống rất sạch và nhẹ


Sinh viên thực hiện: Cao Kỷ Tùng - 20082977 K53 TTM

Page 23






CHƯƠNG IV: XÂY DỰNG ỨNG DỤNG WEB PORTAL































4.1 Phân tích các chức năng
4.2 Biểu đồ phân cấp chức năng
4.3 Biểu đồ chức năng
4.4 Thiết kế cơ sở dữ liệu

Sinh viên thực hiện: Cao Kỷ Tùng - 20082977 K53 TTM


Page 24


Đồ án: Xây dựng chợ điện tử dựa trên mô hình các hệ thống như Vật giá, én bạc, rồng bay,
123.vn, gianhangvn.com…. Hệ thống cung cấp cho khách hàng có thể tìm tất cả các sản
phẩm thuộc tất cả các lĩnh vực mà mình mong muốn, tạo sự thuận tiện và tập trung cho
khách hàng.Đối với chủ gian hàng, hệ thống giúp họ có thể tạo website riêng mà không
quá tốn kém và không cần biết về kỹ thuật, giải quyết vấn đề đưa sản phẩm tới tay khách
hàng nhanh nhất và hiệu quả nhất.

4.1
Phân tích các chức năng
Đây là hệ thống xử lý giao dịch,cung cấp quá trình mua bán online giữa khách hàng
và các gian hàng trực tuyến.
Mục tiêu của đồ án là xây dựng một trang website về hội chợ thương mại điện tử.
Ngoài có những tính năng như các website thương mại thông thường thì website về hội
chợ thương mại điện tử này sẽ có một số tính năng của cổng giao dịch điện tử: khả năng
đăng nhập một lần, khả năng tùy biến, chức năng ứng dụng trực tuyến Qua việc tìm hiểu,
khảo sát một số trang website như , ,
… ta có thể tổng hợp lại quy trình nghiệp vụ của hệ thống như sau:
Người quản trị hệ thống có chức năng quản lý tài khoản, thông tin của khách hàng
và các gian hàng. Người quản trị có thể chấp nhận hoặc từ chối quyền truy nhập của khách
cũng như các gian hàng nếu nhận thấy dấu hiệu, hành vi bất cập. Ở đây, người quản trị chỉ
được thay đổi, cập nhật thông tin của mình và xem thông tin của người khác mà không
được thay đổi thông tin của họ. Một chức năng nữa của người quản trị này chính là quản lý
quảng cáo/liên kết của chính hệ thống hoặc của các gian hàng khác có nhu cầu quảng bá
giới thiệu thương hiệu của mình. Chức năng khá quan trọng của người quản trị là xây
dựng, cập nhật các mẫu giao diện, các module chức năng cho hệ thống của mình: trang
chủ, trang danh sách sản phẩm, trang chi tiết sản phẩm…Ngoài ra, người quản trị cũng
nhận được các góp ý, thắc mắc của bất cứ ai về hệ thống để từ đó có thể ngày càng hoàn

thiện hơn.
Admin gian hàng có chức năng thay đổi thông tin của mình cũng như thay đổi
thông tin về gian hàng mà mình làm chủ. Từ những mẫu giao diện có sẵn của hệ thống,
admin gian hàng có thể chọn cho mình mẫu ưng ý rồi thay đổi các thành phần banner,
footer và vị trí của các module hiển thị trên gian hàng của mình. Đây chính là một đặc tính
cơ bản của một cổng giao dịch điện tử - đặc tính tùy biến. Chức năng quan trọng nhất đối
với người admin gian hàng đó chính là quản lý sản phẩm của mình và các đơn hàng nhận
được từ khách. Đối với chức năng quản lý sản phẩm, người quản trị phải nắm được thông
tin về sản phẩm: số lượng, hình ảnh minh họa, giá thành, chi tiết sản phẩm…để có thể giới
thiệu một cách chân thực nhất đến khách hàng. Ở chức năng này, người quản trị có thể
thêm, sửa, xóa các sản phẩm theo ý của mình. Chức năng quản lý đơn đặt hàng là chức
năng khá quan trọng. Khi nhận được thông tin về đơn đặt hàng, admin gian hàng (chủ gian
hàng) sẽ xem chi tiết về đơn hàng đó xem gian hàng của mình có đáp ứng được hay không.
Từ đó liên hệ lại với người khách đặt hàng qua những thông tin có sẵn trên đơn đặt hàng để
có thể xác nhận các thông tin. Sau đó, người quản trị sẽ cập nhật trạng thái của các đơn
hàng để thông báo cho khách hàng biết. Ngoài các chức năng trên, hệ thống cũng xây dựng
các chức năng quản lý những lời bình luận về sản phẩm của gian hàng mình, quản lý
những tin nhắn hay hỗ trợ trực tuyến với khách hàng thông qua Yahoo Messenger. Đây
cũng chính là một tính năng cơ bản của một cổng thông tin điện tử.
Đối với khách vãng lai thì họ chỉ có thể xem các sản phẩm, gửi những góp ý đến
người quản trị hệ thống. Để có được những tính năng khác thì khách vãng lai phải đăng ký

Sinh viên thực hiện: Cao Kỷ Tùng - 20082977 K53 TTM

Page 25


một tài khoản trên hệ thống. Sau khi đăng ký tài khoản thành viên thành công, họ có thể
đăng ký một gian hàng trên hệ thống nếu muốn. Đối với khách hàng đã là thành viên, họ có
thể thay đổi, cập nhật thông tin cá nhân của mình, xem các sản phẩm, bình luận về sản

phẩm đó, lưu sản phẩm mà mình ưa thích, gửi tin nhắn liên hệ với gian hàng và tiến hành
đặt mua sản phẩm mà mình muốn.
Đối với người dùng, hệ thống xây dựng tính năng đăng nhập một lần – tính năng cơ
bản của một portal. Tính năng này giúp người dùng thuận tiện hơn khi vào muốn đặt mua,
bình luận, hỗ trợ từ nhiều gian hàng khác nhau.
4.2. Biểu đồ phân cấp chức năng
4.2.1 Biểu đồ

Hình 4.2.1. Biểu đồ phân cấp chức năng
Ở mức 0, chức năng sẽ là chức năng bao phủ toàn bộ hệ thống cũng chính là nội dung
chính của đề tài. Hệ thống sẽ gồm 4 chức năng chính ở mức đỉnh là chức năng xét đăng ký,
quản lý người dung, quản lý gian hàng và xử lý đơn hàng. Việc phân rã các chức năng sẽ
được thực hiện ở các bước sau.
4.2.2. Đặc tả chức năng
- Xét đăng ký: cho phép người dùng là khách vãng lai có thể đăng ký thành viên sau đó
đăng ký gian hàng.Đồng thời cho phép thành viên đăng ký gian hàng.
- Quản lý người dùng: Đây là chức năng của người quản lý chung hệ thống bao gồm quản
lý thành viên của hệ thống, quản lý các gian hàng đã đăng ký, quản lý quảng cáo chung
cho cả hệ thống, quản lý feedback từ phía khách hàng đối với hệ thống…
Hệ thống
1. Xét đăng ký
1.1. Đăng ký
thành viên
1.2. Đăng ký
gian hàng
2. Quản lý
người dùng
2.1. Cập nhật
thông tin
2.2. Quản lý

thay đổi gian
hàng
3. Quản lý
gian hàng
3.1. Quản lý
danh mục
3.2. Quản lý
sản phẩm
3.3. Quản lý
khác(giao
diện, bình
luận, đơn
hàng )
4. Xử lý đơn
hàng

×