Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Mối quan hệ giữa Việt Nam và IMF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.73 KB, 16 trang )

VIỆT NAM-IMF NHỮNG BƯỚC SONG HÀNH—GVHD:Lâm Thị Minh Châu

ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
KINH TẾ QUỐC TẾ
NỘI DUNG : MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ IMF
ĐỀ TÀI
VIỆT NAM – IMF NHỮNG BƯỚC SONG HÀNH

GVHD:Lâm Thị Minh Châu
NHÓM 4
Nguyễn Thị Mỹ Hà 36K06.2
Thái Trịnh Hạnh Nguyên 36K04.1
Lương Thị Thanh 36K04.1
Mai Thị Thảo 36K06.1
1
VIỆT NAM-IMF NHỮNG BƯỚC SONG HÀNH—GVHD:Lâm Thị Minh Châu
I. Quan hệ Việt Nam - IMF
1. L ịch sử quan hệ Việt Nam - IMF
Chính quyền Sài gòn gia nhập IMF năm 1956. Năm 1976, CHXHCN Việt Nam
chính thức kế tục chân hội viên của Việt nam tại IMF và được quyền hưởng các
khoản vay từ
a) Trong giai đoạn 1976-1983
Ngân hàng Nhà nước đã tích cực chủ động làm việc với IMF để vay khoảng
200 triệu Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) theo các điều kiện ưu đãi về lãi suất và thời
hạn giúp Việt Nam khắc phục các khó khăn trong cán cân thanh toán.
b) Trong giai đoạn 1985-1993
Quan hệ giữa Việt Nam với IMF bước vào một thời kỳ vô cùng khó khăn khi
IMF đình chỉ quyền vay vốn của Việt Nam do các khoản nợ quá hạn. Trong thời
gian này, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã phối hợp các bộ, ngành liên
quan kiên trì các nỗ lực ngoại giao để duy trì quan hệ hội viên tại IMF, tạo tiền đề
cho việc nối lại quan hệ tín dụng sau này. Trợ giúp của IMF được thực hiện thông


qua các đoàn công tác về kinh tế vĩ mô và hỗ trợ kỹ thuật.
Ðến tháng 10-1993, với nỗ lực to lớn và quyết tâm thực hiện cải cách của
Chính phủ Việt Nam cùng với sự vận động dàn xếp tài chính thiện chí của các nhà
tài trợ thuộc Câu lạc bộ Paris, quan hệ tín dụng giữa IMF và Việt Nam chính thức
được nối lại. Ðây là kết quả của quá trình đàm phán kiên trì của Chính phủ ta với
các chính phủ và một số ngân hàng nước ngoài để huy động nguồn tài trợ cho việc
trả hết các khoản nợ quá hạn.
c) Trong giai đoạn 1993-2004
IMF đã cung cấp cho Việt nam 4 khoản vay với tổng vốn cam kết 1.094 triệu
USD, trong đó, chương trình vay cuối cùng là Tăng trưởng và Giảm nghèo (PRGF)
3 năm. Chương trình này được ký kết từ tháng 4/2001 với tổng số vốn cam kết
khoảng 368 triệu USD. Việt Nam đã rút vốn 3 đợt với tổng số tiền là 158 triệu
USD. Từ thời điểm đó đến tháng 4/2004 khi chương trình hết hạn, hai bên: IMF và
2
VIỆT NAM-IMF NHỮNG BƯỚC SONG HÀNH—GVHD:Lâm Thị Minh Châu
Chính phủ Việt Nam không có đợt giải ngân nào được thực hiện do 2 bên không
đạt được sự nhất trí về chính sách an toàn mà IMF đưa ra làm điều kiện cho việc
giải ngân. Sau nhiều lần kiên trì đàm phán nhưng không đi đến một giải pháp trung
hoà mang tính thoả hiệp, tháng 4/2004, IMF và Việt Nam đã thống nhất sẽ để
chương trình PRGF kết thúc mà không tiếp tục gia hạn.
Mặc dù chương trình này kết thúc, nhưng IMF cũng như các nhà tài trợ quốc
tế khác vẫn công nhận những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội Việt Nam đạt
được trong những năm vừa qua. Đồng thời trong năm 2004, IMF tiếp tục trợ giúp
kỹ thuật cho các Bộ, ngành hữu quan của Việt Nam trên các lĩnh vực: chính sách
thuế, phương pháp thống kê, hoạt động tiền tệ - ngân hàng và ngoại hối; cung cấp
các khoá đào tạo ngắn và trung hạn ở nước ngoài do IMF cung cấp kinh phí về: kinh
tế vĩ mô, quản lý rủi ro tín dụng, quản lý tài khoá, an toàn hoạt động ngân hàng,
thanh tra - kiểm soát hoạt động tiền tệ, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố,... cho cán
bộ trung cao cấp của Việt Nam.
BẢNG SỐ LIỆU CÁC KHOẢN CHO VAY CỦA IMF GIAI ĐOẠN 1993 -

2004
(Đơn vị: Triệu USD)
TÊN KHOẢN VAY NGÀY KÝ
KẾT
SỐ CAM
KẾT
1. Chuyển đổi hệ thống (STF) 06/10/1993 34
2 Dự phòng (SBA) 06/10/1993 157
3. Điều chỉnh cơ cấu mở rộng (ESAF) 11/11/1994 535
4. Tăng trưởng và Xóa đói Giảm nghèo (PRGF) 13/04/2001 368
Tổng cộng 1.094
Năm 2009, IMF đã tiến hành hai đợt phân bổ SDR tổng thể và đặc biệt
vào các tháng 8 và 9 nhằm giúp các nước hội viên tăng dự trữ ngoại hối , chống
đỡ trước tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (*).
Qua hai đợt phân bổ này, Việt Nam được phân bổ tổng cộng hơn 267 triệu SDR,
3
VIỆT NAM-IMF NHỮNG BƯỚC SONG HÀNH—GVHD:Lâm Thị Minh Châu
trong đó, phân bổ thông thường gần 244 triệu SDR và phân bổ đặc biệt hơn 23
triệu SDR.
BẢNG SỐ LIỆU PHÂN BỔ SDR
TT Đợt phân bổ Giá trị Đơn vị Thời gian
1 Phân bổ tổng thể 243.965.055 SDR 28/8/2009
2 Phân bổ đặc biệt 23.168.946 SDR 9/9/2009
Tổng cộng 267.134.001 SDR
Về nguyên tắc, trong trường hợp cần thiết Việt Nam có thể sử dụng nguồn
vốn này để hỗ trợ cho dự trữ ngoại hối của mình, cũng như hỗ trợ cán cân vãng lai,
cán cân thương mại. Tuy nhiên, cho đến giờ phút này, Việt Nam vẫn chưa sử dụng
đến nguồn này.
2. Cổ phần và đại diện
Hiện nay cổ phần của Việt nam tại IMF bằng 329,1 triệu SDR, chiếm

0,155% tổng khối lượng cổ phần và có tỷ lệ phiếu bầu là 0,16% tổng số quyền bỏ
phiếu.
Việt Nam thuộc nhóm Đông Nam Á.Giám đốc điều hành (GĐĐH) và
GĐĐH phụ khuyết của nhóm Đông Nam Á được luân phiên giữa các nước
Indonesia, Thái lan, Singpore và Malaysia. Các vị trí cố vấn được luân phiên giữa
tất cả các nước trong nhóm.
4
SDR là loại tiền tượng trưng của IMF được quy đổi,đóng góp bằng bản tệ và ngoại tệ mạnh
như USD, yên Nhật, ERUO,...
(*) Việc phân bổ SDR này là nhằm đáp ứng lời kêu gọi của nhóm G20. Tại hội nghị thượng
đỉnh diễn ra tại London hồi tháng 4/2009, các nước G20 và các nước thị trường mới nổi đã
kêu gọi phân bổ 250 tỷ USD vốn SDR nhằm khắc phục những hậu quả của khủng hoảng kinh
tế thế giới.
VIỆT NAM-IMF NHỮNG BƯỚC SONG HÀNH—GVHD:Lâm Thị Minh Châu
3. IMF tư vấn cho Việt Nam

a) Giai đoạn năm 1976 – 2000
Trong thập niên 90, Việt Nam gặp nhiều khó khăn:
 Đầu tư ngoại quốc suy giảm. Các doanh nghiệp quốc doanh không có
năng suất cao hoặc thua lỗ nhiều.
 Hệ thống ngân hàng quốc doanh gặp khó khăn vì số tiền cho các
doanh nghiệp này vay không được trả lại hết.
 Các doanh nghiệp tư doanh còn quá ít và còn quá nhiều luật lệ kiểm
soát và do đó giới hạn sự phát triển trong lãnh vực này.
 Mặt khác, kinh tế Việt Nam dựa trên hàng nhập khẩu rất nhiều.
Những nhận định về nền kinh tế Việt Nam của IMF:
1 Việt Nam cần có những chính sách hạ tầng mới để lôi cuốn đầu tư ngoại
quốc.
2 Về ngân sách, IMF gợi ý là tiền cho các doanh nghiệp quốc doanh vay cần
phải được theo dõi kỹ càng hơn để tránh tình trạng tiền cho mượn không

được trả do nhiều khó khăn của các doanh nghiệp này. Hệ thống xác định
tỷ lệ phân lãi cần phải được sửa đổi và để cho thị trường đóng vai trò
quan trọng. Cách quản trị cần phải rõ ràng và hữu hiệu hơn : chấp nhận
việc kiểm soát độc lập, dùng những kỹ thuật bảo hiểm tiền cho mượn, áp
dụng tiêu chuẩn quốc tế để xác định giá trị thực sự của tiền cho vay.
3 Về doanh nghiệp quốc doanh, những dự định cải cách lâu dài các doanh
nghiệp này cần phải được cụ thể hoá bằng những phương thức giải quyết
vấn đề nhân công bị sa thải và vấn đề đóng cửa những doanh nghiệp
không có năng xuất kinh tế.
4 Việt Nam nên giảm bớt những hạn chế về số lượng của nhiều loại hàng
hoá và việc ký giao kèo thương mại với Mỹ.
5
IMF luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng, giúp Chính phủ Việt
Nam trong việc hoạch định chính sách, đặc biệt là các chính sách kinh
tế vĩ mô.
VIỆT NAM-IMF NHỮNG BƯỚC SONG HÀNH—GVHD:Lâm Thị Minh Châu
5 IMF gợi ý sự cải thiện việc thu thập những dữ kiện thống kê kinh tế, kế
toán quốc gia và cán cân chi thu. Việc cải thiện này giúp Quỹ kiểm soát
dễ dàng hơn và là dấu chỉ sự hữu hiệu của những chương trình cải cách
của chính quyền Việt Nam
b) Giai đoạn năm 2007 đến nay:
- Năm 2007, dưới ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, Việt Nam
cũng gặp nhiều khó khăn
 Giá lương thực và hàng hóa tăng mạnh
 Giá bất động sản tăng đột biến
 Tài chính mở rộng, tăng trưởng tín dụng nhanh chóng
xuất hiện tạo nên áp lực cho lạm phát, thâm hụt ngân sách
- Tuy nhiên, Việt Nam đang có triển vọng tốt, hội nhập sâu hơn vào nền
kinh tế toàn cầu và được hưởng từ các lợi ích tiềm năng của WTO
- Hội nghị nhóm tư vấn cho Việt Nam diễn ra tại Hà Nội, ngày 3-

4/2/2007 Ông Shogo Ishii- Trợ lý Giám đốc, đại diện của IMF- đã đưa ra những
gợi ý cho nền kinh tế Việt Nam
Những nhận định về nền kinh tế Việt Nam của IMF
1 Việt Nam cần thắt chặt các điều kiện tiền tệ. IMF khuyến khích các cơ
quan có thẩm quyền kiểm soát tăng trưởng tín dụng bằng cách thắt chặt
các điều kiện tiền tệ và tăng cường giám sát bảo đảm an toàn của ngân
hàng, đặc biệt là của các ngân hàng cổ phần.
2 Việt Nam nên tăng tỷ giá hối đoái linh hoạt. Trong ngắn hạn, tỷ giá hối
đoái linh hoạt sẽ không chỉ giúp giảm áp lực lạm phát. Trong dài hạn, sẽ
tạo ra một động lực để quản lý rủi ro tỷ giá có hiệu quả, đào sâu hơn nữa
thị trường tài chính, và giúp tăng cường khả năng phục hồi của Việt Nam
trước những cú sốc bên ngoài
3 Việt Nam cần thực hiện chính sách tài khóa thận trọng. Theo đuổi một
chính sách tài khóa mở rộng có thể làm trầm trọng thêm lạm phát và làm
suy yếu các triển vọng tăng trưởng cao và bền vững. Để tăng cường tính
6

×