Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

CÁC VẤN ĐỀ VỀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG TÁC PHẨM “CHỐNG DUY RINH” CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN. Ý NGHĨA ĐỐI VỚI CUỘC ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG, LÝ LUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.34 KB, 33 trang )

CÁC VẤN ĐỀ VỀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG
TÁC PHẨM “CHỐNG DUY RINH” CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN.
Ý NGHĨA ĐỐI VỚI CUỘC ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG, LÝ LUẬN

I. hoàn cảnh ra đời, kết cấu, đặc điểm và những tư tưởng cơ bản của tác phẩm
“chống đuy-rinh” của C. Mác và ph. ăng-ghen
1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của tác phẩm
C. Mác và Ph. Ăng-ghen viết tác phẩm “Chống Đuy-rinh” trong bối cảnh lịch
sử có những nét nổi bật là:
Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển mạnh mẽ ở châu Âu,
Bắc Mỹ và đã trở thành một hệ thống, có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Cũng trong
khoảng thời gian này, tại châu á, Nhật Bản đã tiến hành cải cách và đã đưa nước
này trở thành một trong những cường quốc tư bản. Điều đáng chú ý là, trong thời
gian đó, chủ nghĩa tư bản phát triển không chỉ bằng sức mạnh nội tại của nó mà
còn bằng sự xâm chiếm thực dân, đặt ách thống trị lên các dân tộc khác. Song song
với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp vô sản và phong trào công nhân
cũng phát triển trở thành một lực lượng quốc tế.
Trong lực lượng công nhân quốc tế thời bấy giờ, vốn đã có một bộ phận khá
lớn từng lấy chủ nghĩa Mác làm lý luận nền tảng, lại đang diễn ra quá trình nhận
thức lại chủ nghĩa Mác, trong đó có những vấn đề về thế giới quan, phương pháp
luận, đặc biệt là phương pháp luận đấu tranh cách mạng. Sau thất bại của Công xã
Pa-ri (1789), các học thuyết xét lại (Revisionism) và cơ hội (Opportunism) đã đưa
ra những nội dung giải thích mới về chủ nghĩa Mác, xa rời với những luận điểm cơ
bản của học thuyết này. Bằng việc sử dụng chiêu bài “nhân danh vì tiến bộ xã hội
và văn minh”, họ chủ trương dung hoà với trật tự của xã hội hiện tại và tìm kiếm
một cương lĩnh chính trị dựa trên sự thoả hiệp giai cấp, đã gây tác động tiêu cực
không nhỏ đến phong trào công nhân quốc tế. Tại Đức, trung tâm của phong trào
1
công nhân là Đảng dân chủ - xã hội đã được thành lập, song lại chịu sự chi phối
của khuynh hướng tư tưởng chiết trung và chủ nghĩa xã hội đạo đức, từng bị C.
Mác và Ph. Ăng-ghen phê phán.


Thực tế là, vào những năm 70 của thế kỷ này, các trào lưu triết học phi cổ
điển và tôn giáo tiếp tục ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của các học giả ở
các nước Tây Âu, nhất là ở Đức và ở Pháp. Các học giả này đã lợi dụng các thành
quả của khoa học tự nhiên và khoa học lịch sử để giải thích xuyên tạc các lĩnh vực
tự nhiên và xã hội, hòng bác bỏ chủ nghĩa Mác.
Một trong những học giả ấy là Oi-ghen Các Đuy-rinh (1833-1921), giáo sư cơ
học trường Đại học Béc-lin, nhà tư tưởng đại diện cho chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản
phản động, đã xuất hiện trên sân khấu triết học với tuyên bố về những khám phá
mới của mình, hành động đó của Đuy-rinh đã khiến cho các nhà hoạt động chính
trị và các nhà nghiên cứu khoa học chú ý. Thực chất của cái gọi là “khám phá” của
Đuy-rinh chẳng qua chỉ là sự chiết trung triết học, là sự dung nạp vô nguyên tắc
giữa chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa duy vật siêu hình tầm thường với chủ nghĩa
thực chứng và chủ nghĩa vô chính phủ trong chính trị. Với cái “khám phá” đó,
Đuy-rinh đã giải thích sai lệch các vấn đề về triết học, kinh tế chính trị học, chủ
nghĩa xã hội. Đáng chú ý là, với việc cho xuất bản lần thứ hai cuốn “Lịch sử phê
phán khoa kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội” và cho xuất bản cuốn “Bài giảng
về triết học” của mình, Đuy-rinh đã công kích gay gắt chủ nghĩa Mác, cho rằng
chủ nghĩa Mác là “cũ rích”, là “phi khoa học”, là “sự nhắc lại chủ nghĩa
G.Ph.Hêghen và làm mới chủ nghĩa L.Phoiơbắc”; đồng thời, Đuy-rinh còn ngạo
mạn tự nhận mình là một “người cộng sản” và nhấn mạnh chỉ có ông ta mới là
người trung thành với chủ nghĩa xã hội. Tệ hại hơn, Đuy-rinh còn tuyên bố ầm ĩ
rằng, chỉ có tin và đi theo con đường mà ông ta vạch ra thì phong trào công nhân
mới “có hy vọng”, mới rũ bỏ được “cuộc đời đau khổ” của họ. Đặc biệt, từ đầu
năm 1875, chủ nghĩa Đuy-rinh được truyền bá trên quy mô rộng lớn và trở nên cực
kỳ nguy hiểm. Sự kiện này đã gây nên những ảnh hưởng tiêu cực cho cách mạng vì
2
nó đã trực tiếp góp phần làm “tiêm nhiễm những tư tưởng độc hại” vào phong trào
công nhân.
Đảng dân chủ - xã hội Đức lúc bấy giờ không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó,
thậm chí một số đảng viên chủ chốt của đảng này còn chịu ảnh hưởng nặng nề của

chủ nghĩa Đuy-rinh, như: E.Béc-stanh đã tỏ thái độ hoan nghênh Đuy-rinh và đề
xuất ý định thay thế chủ nghĩa Mác bằng thứ chủ nghĩa theo quan điểm chiết trung
chính trị của Đuy-rinh, hơn thế nữa, A. Bêben, một lãnh tụ của đảng đã viết hai bài
luận văn đăng trên tờ báo “Volksstaat” (“Nhà nước nhân dân”, cơ quan ngôn luận
của trung ương Đảng dân chủ - xã hội Đức) để ca ngợi Đuy-rinh, gọi Đuy-rinh là
“người cộng sản mới”… Nhận thấy tác hại nghiêm trọng của việc truyền bá chủ
nghĩa Đuy-rinh trong phong trào công nhân và sự “tha hoá” tư tưởng ở một số
đảng viên Đảng dân chủ - xã hội Đức, V. Lípnếch - một trong những người sáng
lập và là lãnh tụ của đảng đã trực tiếp đề nghị Ph. Ăng-ghen viết bài chống lại
Đuy-rinh trên những trang báo“Volksstaat”. Để ngăn chặn khuynh hướng chia rẽ
trong nội bộ đảng và bảo vệ chủ nghĩa Mác, Ph. Ăng-ghen đã nhận và hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ vẻ vang này.
Riêng đối với C. Mác và Ph. Ăng-ghen, các ông đã thấy được việc phê phán
và vạch trần quan điểm sai lầm của Đuy-rinh là một vấn đề hệ trọng, công việc này
vốn đã được bắt đầu từ năm 1868, khi Đuy-rinh cho đăng bài có nội dung nhận xét
sai lệch và xuyên tạc nội dung tập 1 bộ “Tư bản” của C. Mác; lúc đó, Ph. Ăng-
ghen đã buộc phải gác công việc bận rộn của mình để trực tiếp đấu tranh với Đuy-
rinh. Đến tháng 10/1875, sau khi A. Bêben viết bài ca tụng Đuy-rinh và V.
Lípnếch gửi cho Ph. Ăng-ghen nội dung bút ký của A. Enxơ (vốn là một môn đồ
của Đuy-rinh, tác giả của những bài báo sàm sỡ, báng bổ kịch liệt chủ nghĩa Mác)
cùng với bài báo của I. Môxtơ có nội dung tán dương Đuy-rinh “đến mức độ thô
bỉ”, thì ngay lập tức, Ph. Ăng-ghen cho rằng cần phải công khai nêu lên quan điểm
chính kiến của chủ nghĩa Mác nhằm chống lại quan điểm sai lầm, cũng như sự
ngạo mạn của Đuy-rinh và những người theo quan điểm của ông ta. Vì thế, Ph.
3
ng-ghen ó dng mt s cụng vic quan trng, trong ú cú vic tm ngng vit
tỏc phm ni ting Bin chng ca t nhiờn thc hin ý nh ca mỡnh; qua
ú Ph. ng-ghen ó bo v v phỏt trin ch ngha Mỏc, lm cho nú tht s l th
gii quan khoa hc, cỏch mng, l cụng c nhn thc v i ca giai cp vụ sn
trong quỏ trỡnh nhn thc v ci to th gii.

Trong th gi C. Mỏc vo ngy 24/5/1876, Ph. ng-ghen ó nờu lờn s cn
thit v by t ý nh phờ phỏn mt s quan im sai lm trong cỏc bi vit ca
uy-rinh. C. Mỏc ó nng nhit tỏn thnh v ng h ý nh ú. Tỏc phm Chng
uy-rinh ó c Ph. ng-ghen vit trong sut hai nm, t cui thỏng 5 nm
1876 n u thỏng 7 nm 1878
(1)
, C. Mỏc ó c bn tho ca Ph. ng-ghen v
vit thờm chng X, phn II ca tỏc phm; tỏc phm Chng uy-rinh ó c
ng trờn bỏo Vorwarts (Tin lờn)
(2)
in bng ting c, t ngy 03/01/1877
n ngy 07/7/1878. Ln u tiờn, ton b tỏc phm vi li ta ca Ph. ng-ghen
ó c in thnh mt cun sỏch riờng bng ting c Lai-pxớch vo nm 1878,
di nhan ễng Oi-ghen uy-rinh o ln khoa hc. Trit hc. Kinh t chớnh
tr hc. Ch ngha xó hi, nhng ngay sau ú tỏc phm ny ó b chớnh quyn c
ng thi cm lu hnh.
Nhng ln xut bn tip sau cng bng ting c, cun sỏch vn gi nhan
c nhng khụng cú ph Trit hc. Kinh t chớnh tr hc. Ch ngha xó hi.
Tỏc phm c xut bn ln th hai Xuy-rớch vo nm 1886 v c xut bn
ln th ba (cú xem li v b sung) Stỳt-gỏt vo nm 1894, ú l ln xut bn cui
cựng cun Chng uy-rinh khi Ph. ng-ghen cũn sng
(3)
. Nh vy, do nhu cu
tt yu ca phong tro cng sn v cụng nhõn quc t, mt tỏc phm kinh in v
i di hỡnh thc bỳt chin v bỏch khoa v ni dung ca ch ngha Mỏc ó ra
i.
(1)
C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, t.20, tr.896.
(2)
Tờ báo Vorwarts (Tiến lên) là cơ quan trung ơng thống nhất của Đảng Dân chủ - xã hội Đức, đợc xuất bản

thay cho các tờ báo Volksstaat (Nhà nớc nhân dân) và Neuer Sozialdemokrat (Ngời dân chủ - xã hội mới)
đã có trớc đó, theo quyết định tại Đại hội Gô-ta của Đảng này đợc tổ chức vào năm 1876.
(3)
C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Sđd, 1994, t.20, tr.897.
4
Dựa theo bản in nguyên văn bằng tiếng Đức đã được xuất bản ở Stút-gát năm
1894 như đã đề cập ở trên, những người cách mạng Nga đã dịch sang tiếng của
mình và lần đầu tiên xuất bản tác phẩm “Chống Đuy-rinh” ở Xanh Pê-téc-bua vào
năm 1907. Sau đó, Liên Xô tiếp tục đăng tác phẩm này trong bộ “Toàn tập C. Mác
và Ph. Ăng-ghen”, tập 20, do Nhà xuất bản sách Chính trị quốc gia Liên xô xuất
bản tại Mát-xcơ-va năm 1961.
Theo quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,
Hội đồng xuất bản toàn tập C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã dựa theo bộ sách nguyên
bản bằng tiếng Nga nói trên, dịch sang tiếng Việt và in trong bộ “Toàn tập C. Mác
và Ph. Ăng-ghen”, tập 20, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 1994,
từ trang 07 đến trang 450.
Tác phẩm “Chống Đuy-rinh” là một trong những tác phẩm quan trọng nhất
của chủ nghĩa Mác. Nội dung của tác phẩm bao gồm cả ba bộ phận cấu thành của
chủ nghĩa Mác: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kinh tế
chính trị học và lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học. Vì thế, quá trình nghiên cứu
triết học Mác không thể thông nghiên cứu tác phẩm cơ bản này. V.I. Lênin - lãnh
tụ vĩ đại của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trong những thập kỷ đầu
của thế kỷ XX cho rằng, tác phẩm “Chống Đuy-rinh” của C. Mác và Ph. Ăng-ghen
là “một cuốn sách có nội dung đặc biệt phong phú và bổ ích”, là một trong ba tác
phẩm “gối đầu giường” của người công nhân có tri thức và là tác phẩm kinh điển
đã đi vào kho tàng lý luận của nhân loại.
“Chống Đuy-rinh” là một công trình tổng thể nhưng không dàn trải mà chỉ tập
trung vào những vấn đề cốt lõi, trong đó có những vấn đề được giải quyết một
phần (vấn đề cơ bản của triết học, vấn đề tồn tại, đạo đức, pháp quyền…), có
những vấn đề được trình bày khá hoàn chỉnh, trở thành tư tưởng có tính kinh điển

(phép biện chứng duy vật). Quá trình biên soạn tác phẩm, Ph. Ăng-ghen đã luôn
đứng vững trên lập trường thế giới quan và phương pháp luận khoa học, ông đã
dẫn chứng các chất liệu sống là thành quả của khoa học, nhất là khoa học tự nhiên,
5
để tăng sức thuyết phục cho quan điểm của mình. Đây là một công việc rất khó
khăn và phức tạp đối với Ph. Ăng-ghen, nhưng một khi thực tiễn đã đặt ra thì buộc
ông phải tập trung giải quyết cho kỳ được. Công việc ấy cũng như “ngoạm vào cái
quả chua… mà một khi đã ngoạm vào thì buộc phải nuốt cho kỳ hết. Hơn nữa, nó
không những rất chua mà lại còn rất to”
(1)
. Mặt khác, nội dung đấu tranh chống lại
các quan điểm sai lầm của Đuy-rinh có phạm vi rất rộng, như Ph. Ăng-ghen đã mô
tả: “Hệ thống của ông Đuy-rinh được phê phán trong quyển sách này bao trùm một
lĩnh vực lý luận rất rộng; tôi buộc phải dõi theo ông khắp nơi và đem những quan
điểm của tôi ra đối lập lại những quan điểm của ông ta. Vì vậy, sự phê phán tiêu
cực đã trở thành tích cực; cuộc bút chiến chuyển thành một sự trình bày ít nhiều có
hệ thống về phương pháp biện chứng và thế giới quan cộng sản chủ nghĩa mà Mác
và tôi đã đại biểu - và trình bày như thế trên một loạt khá nhiều lĩnh vực…”
(2)
.
Thông qua tranh luận với Đuy –rinh về hàng loạt vấn đề triết học, kinh tế chính trị,
chủ nghĩa xã hội, tác phẩm đã có tác dụng to lớn trong cuộc đấu tranh vạch trần
các quan điểm sai trái của vị giáo sư này và một số đảng viên Đảng dân chủ - xã
hội Đức. Vì vậy, tác phẩm “Chống Đuy-rinh” không chỉ có ý nghĩa là kết quả trực
tiếp của cuộc đấu tranh tư tưởng - lý luận trong Đảng dân chủ - xã hội Đức mà còn
là sự trình bày chủ nghĩa Mác đầy đủ nhất, rõ ràng nhất. Không những thế, “Chống
Đuy-rinh” còn đóng góp lớn về mặt lý luận trong quá trình tuyên truyền, giác ngộ
chủ nghĩa Mác cho phong trào công nhân quốc tế và các phong trào đấu tranh vì
dân sinh, dân chủ và công bằng xã hội. Những vấn đề được nêu ra và giải quyết
trong tác phẩm không chỉ đóng vai trò định hướng lý luận đối với phong trào công

nhân quốc tế mà còn tạo nên chủ nghĩa lạc quan có cơ sở khoa học trong sinh hoạt
tinh thần của xã hội lúc đó. Lo sợ trước ảnh hưởng to lớn của tác phẩm, chính
quyền Đức đã phải ban hành một đạo lực đặc biệt để ngăn chặn việc xuất bản và
truyền bá cuốn sách “Chống Đuy-rinh” của C. Mác và Ph. Ăng-ghen vào phong
trào công nhân thế giới, đồng thời cấm lưu hành tác phẩm này ở Đức. Song, hành
(1)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.16.
(2)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.20.
6
vi cưỡng bức của chính quyền Đức không những không ngăn cản được ảnh hưởng
to lớn của tác phẩm, mà trái lại, nó càng có sức hút mạnh mẽ, làm tăng thêm sự
quan tâm của nhiều người đọc ở các nước Nga, Thuỵ Sĩ, Pháp và nhiều nước khác
ở châu Âu thời bấy giờ.
2. Kết cấu và những tư tưởng cơ bản của tác phẩm
Tác phẩm “Chống Đuy-rinh” của C. Mác và Ph. Ăng-ghen in trong C. Mác
và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, 444
trang, gồm lời tựa cho ba lần xuất bản (I, II, III), lời mở đầu (I: “Nhận xét chung”.
II: “Ông Đuy-rinh hứa những gì”) và ba phần chính, trình bày ba bộ phận cấu
thành của chủ nghĩa Mác: Triết học, Kinh tế chính trị học và Chủ nghĩa xã hội
khoa học.
Trong “Lời nói đầu”, ngoài việc chứng minh sự thống nhất của ba bộ phận
cấu thành chủ nghĩa Mác và phân tích phép biện chứng duy vật, cũng như chỉ ra sự
khác nhau cơ bản giữa phép biện chứng duy vật với phép siêu hình và phép biện
chứng duy tâm của Hê-ghen; Ph. Ăng-ghen đã tóm tắt sự phát triển của triết học và
chỉ ra tính tất yếu của sự hình thành chủ nghĩa Mác. Ông đã chứng minh tính quy
luật của quá trình thay thế các thời kỳ cơ bản của lịch sử triết học: phép biện chứng
tự phát thời cổ đại - phép siêu hình thế kỷ XVII, XVIII - phép biện chứng duy tâm
của triết học cổ điển Đức - phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác. Đồng
thời, Ph. Ăng-ghen cũng chỉ ra rằng, chính sự mở rộng chủ nghĩa duy vật để tìm

hiểu lịch sử xã hội đã tạo ra cơ sở khoa học cho sự nghiên cứu phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa và nghiên cứu học thuyết về giá trị thặng dư. Hai phát minh
vĩ đại của Mác (chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết về giá trị thặng dư) đã đưa
chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học. Ngoài ra, ở phần này, Ph.
Ăng-ghen cũng đánh giá sự đóng góp của nhiều thế hệ triết gia vào sự phát triển
của tư duy triết học nhân loại và cho rằng, sự phát triển của khoa học tự nhiên và
thực tiễn của cuộc đấu tranh giai cấp là điều kiện của sự phát triển triết học.
7
Phn th nht: Trit hc (t trang 53 n trang 206 gm 12 chng, t
chng III n chng XIV). Ph. ng-ghen vit phn ny t thỏng 9/1876 n
thỏng 01/1877. T tng chớnh trong phn ny l, song song vi vic phờ phỏn
quan im ca uy-rinh, Ph. ng-ghen ó lm sỏng t ni dung ch yu ca trit
hc Mỏc. ễng ó phõn tớch vn c bn ca trit hc, tớnh thng nht vt cht
ca th gii, cỏc phng thc tn ti ca vt cht, lý lun nhn thc, cỏc quy lut
c bn ca phộp bin chng duy vt v nờu lờn mt s quan nim duy vt v lch
s. C th: trong chng III v IV, Ph. ng-ghen vit v Ch ngha tiờn nghim v
thc lun v tr. Bn chng tip theo, t chng V n chng VIII, ụng vit
v trit hc t nhiờn. Thụng qua phờ phỏn cỏc quan im sai lm ca uy-rinh v
cỏc vn khụng gian, thi gian; thiờn th hc, vt lý hc, hoỏ hc; gii hu c,
Ph. ng-ghen ó trỡnh by quan im ca ch ngha duy vt bin chng. Cỏc
chng IX, X, XI, Ph. ng-ghen tp trung bn v cỏc vn o c v phỏp
quyn, phờ phỏn uy-rinh v quan im chõn lý vnh cu, bỡnh ng, t do v
tt yu. Trong chng XII v XIII, Ph. ng-ghen trỡnh by cỏc quy lut c bn ca
phộp bin chng duy vt. Trong chng XIV, Ph. ng-ghen trỡnh by khỏi quỏt
nhng kt lun chung.
Hu ht cỏc chng phn Trit hc ó c C. Mỏc v Ph. ng-ghen cho
cụng b trờn tp chớ Vorwarts theo hỡnh thc nhng bi bỏo, di nhan : ễng
uy-rinh o ln trit hc
(1)
t thỏng 01 n thỏng 5/1877. Li m u chung cho

c ba phn chớnh ca tỏc phm khi nú c xut bn thnh sỏch riờng, vn l hai
chng u ca phn 1, ó c C. Mỏc v Ph. ng-ghen tỏch ra k t ln xut
bn th nht.
Phn th hai: Kinh t chớnh tr hc (t trang 207 n trang 355, gm 10
chng, t chng I n chng X). Ph. ng-ghen vit phn ny t thỏng 6 n
thỏng 8/1877. Riờng chng X vit v quyn Lch s phờ phỏn do C. Mỏc trc
(1)
Nhan đề cuốn sách của C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã mỉa mai nhại lại nhan đề tác phẩm của Đuy-rinh đã đợc xuất
bản ở Muyn-sen năm 1865 Kê-ri đảo lộn học thuyết về kinh tế quốc dân và khoa học xã hội. Trong tác phẩm này,
Đuy-rinh đã tán tụng nhà kinh tế học tầm thờng Kê-ri, thầy của ông ta trong lĩnh vực kinh tế chính trị học.
8
tiếp biên soạn. Tư tưởng chính của phần này là, bên cạnh việc phân tích những vấn
đề cơ bản của kinh tế chính trị học theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, thông qua
đó, C. Mác và Ph. Ăng-ghen còn nêu lên những vấn đề về triết học trong lĩnh vực
xã hội. Các chương của phần này đã được đăng tải dưới nhan đề: “Ông Đuy-rinh
đảo lộn kinh tế chính trị học”, làm phụ lục khoa học cho báo “Vorwarts” từ tháng 7
đến tháng 12/1877.
Phần thứ ba: Chủ nghĩa xã hội (từ trang 356 đến trang 450, gồm 05 chương,
từ chương I đến chương V). Ph. Ăng-ghen viết phần này từ tháng 8/1877 đến tháng
4/1878. Tư tưởng chính của phần này là, sau khi tóm tắt lịch sử và lý luận về chủ
nghĩa xã hội khoa học, Ph. Ăng-ghen đã chỉ rõ: chủ nghĩa xã hội khoa học là sự
biểu hiện về lý luận của phong trào vô sản, đồng thời, ông đã phác thảo những đặc
trưng cơ bản của chủ nghĩa cộng sản tương lai. Đứng vững trên quan điểm duy vật
biện chứng về lịch sử, Ph. Ăng-ghen đã phân tích sâu sắc mâu thuẫn giữa lực
lượng sản xuất đã được xã hội hoá cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, mâu thuẫn đó biểu hiện về mặt xã
hội là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản; thông qua sự phân tích
logic đó, ông cho rằng, chỉ có thể giải quyết mâu thuẫn cơ bản này bằng con đường
cách mạng vô sản. Giai cấp vô sản sử dụng bạo lực cách mạng để giành chính
quyền về tay mình, xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới phù

hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Trên cơ sở lực lượng sản xuất
phát triển cao, sự phân chia giai cấp trong xã hội sẽ không còn nữa. Một khi chế
độ tư bản chủ nghĩa bị xoá bỏ và chế độ xã hội chủ nghĩa được xây dựng, thì con
người mới thật sự có tự do, hạnh phúc, mới thật sự làm chủ tự nhiên và xã hội, mới
nhảy vọt từ “vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do”. Các chương của
phần này đã được đăng tải dưới nhan đề: “Ông Đuy-rinh đảo lộn chủ nghĩa xã
hội”, làm phụ lục khoa học cho báo “Vorwarts” từ tháng 5 đến tháng 7/1878.
II. các vấn đề về phép biện chứng duy vật trong tác phẩm “chống đuy-rinh” của C.
Mác và ph. ăng-ghen
9
1. Về lịch sử của phép biện chứng duy vật
Như đã nêu trong phần tư tưởng chính của tác phẩm, phép biện chứng là vấn
đề trung tâm của phần “Triết học”. Để chống lại Đuy-rinh, Ph. Ăng-ghen đã nêu và
phân tích phép biện chứng; đồng thời viện dẫn, áp dụng nó vào các lĩnh vực của
triết học, trong đó có chủ nghĩa duy vật lịch sử và những vấn đề triết học của khoa
học tự nhiên. Trước hết, Ph. Ăng-ghen coi phép biện chứng là hình thức cao nhất
của tư duy khoa học và khẳng định sự phát triển của nó luôn gắn liền với lịch sử
phát triển của tư duy nhân loại. Trong tác phẩm, Ph. Ăng-ghen đã đề cập đến phép
biện chứng cổ đại, phép siêu hình và phép biện chứng của Hê-ghen.
Đề cập đến phép biện chứng cổ đại, Ph. Ăng-ghen cho rằng: “Những nhà triết
học Hy Lạp cổ đại đều là những nhà biện chứng tự phát, bẩm sinh, và A-ri-xtốt bộ
óc bách khoa nhất trong các nhà triết học ấy, cũng đã nghiên cứu những hình thức
căn bản nhất của tư duy biện chứng”
(1)
. Về mặt giá trị, Ph. Ăng-ghen đã chỉ ra tính
tích cực và mặt hạn chế của phương pháp biện chứng trên cơ sở phỏng đoán của
thời kỳ này, ông viết: “Cái thế giới quan ban đầu, ngây thơ, nhưng xét về thực chất
thì đúng đó là thế giới quan của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và lần đầu tiên đã
được Hê-ra-clít trình bày một cách rõ ràng: mọi vật đều tồn tại và đồng thời lại
không tồn tại, vì mọi vật đang trôi đi, mọi vật đều không ngừng thay đổi, mọi vật

đều không ngừng phát sinh và tiêu vong. Nhưng cách nhìn ấy, dù cho nó có nắm
đúng tính chất chung của toàn bộ bức tranh về các hiện tượng, vẫn không đủ để
giải thích những chi tiết hợp thành bức tranh toàn bộ, và chừng nào chúng ta chưa
biết được các chi tiết ấy thì chúng ta chưa thể hiểu rõ được bức tranh toàn bộ ấy.
Muốn nhận thức được những chi tiết ấy, chúng ta buộc phải tách chúng ra khỏi mối
liên hệ tự nhiên hay lịch sử của chúng, và phải nghiên cứu riêng từng chi tiết một
theo đặc tính của chúng, theo nguyên nhân và kết quả riêng của chúng…”
(2)
.
(1)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.34.
(2)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.35.
10
Song song với việc đánh giá phép biện chứng cổ đại, Ph. Ăng-ghen đã chỉ ra
sự đối lập giữa nó với phép siêu hình. Ông cho rằng, từ nửa cuối thế kỷ XV trở đi
thì nhân loại mới có một nền khoa học tự nhiên thật sự, bốn thế kỷ tiếp theo đó,
nhờ việc phân chia giới tự nhiên ra thành những bộ phận riêng biệt cũng như việc
nghiên cứu cấu tạo bên trong của những vật thể hữu cơ theo các hình thái giải phẫu
nhiều vẻ của nó, là những điều kiện căn bản khiến cho khoa học tự nhiên đã đạt
được những tiến bộ ngày càng nhanh chóng, thu được những thành tựu quan trọng,
đem lại cho con người hệ thống tri thức lớn về giới tự nhiên. Thế nhưng, theo Ph.
Ăng-ghen thì phương pháp nói trên của khoa học tự nhiên cũng đã đem lại cho
người ta một thói quen là xem xét những sự vật và quá trình tự nhiên trong trạng
thái biệt lập, ở ngoài mối liên hệ chung, do đó không xem xét chúng trong trạng
thái vận động mà xem xét trong trạng thái tĩnh, không coi chúng về cơ bản là biến
đổi mà coi chúng là bất biến vĩnh cửu, không xem xét chúng trong trạng thái sống
mà xem xét chúng trong trạng thái chết. Đặc biệt, khi phương pháp nhận thức ấy
được vận dụng từ khoa học tự nhiên vào triết học thì nó sẽ dẫn đến tính hạn chế
đặc thù của triết học duy vật siêu hình trong thế kỷ XVII, XVIII, mà người đầu tiên

có quan niệm theo phương pháp này là Bê-cơn và Lốc-cơ. Ph. Ăng-ghen viết: “Đối
với nhà siêu hình học, thì những sự vật và phản ánh của chúng vào tư duy, tức là
những khái niệm, đều là những đối tượng nghiên cứu riêng biệt, cố định, cứng đờ,
vĩnh viễn, phải được xem xét cái này sau cái kia, cái này độc lập với cái kia”
(1)
.
Việc Ph. Ăng-ghen đề cập đến hạn chế của phép siêu hình cũng chính là để nhấn
mạnh giá trị của tư duy biện chứng.
Khi xem xét phép biện chứng trong triết học cổ điển Đức, Ph. Ăng-ghen đã
cho rằng, Hê-ghen là người đem đến cách hiểu mới về khái niệm phép biện chứng,
vượt qua giới hạn chủ quan ban đầu, tức nghệ thuật đối thoại mà người Hy Lạp cổ
đại từng nêu ra, để đạt tới ý nghĩa phổ quát của một phương pháp triết học, một
học thuyết xem xét các sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ, tác động, chuyển hoá,
(1)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.36.
11
thâm nhập và chế ước lẫn nhau. Ph. Ăng-ghen viết: “Nền triết học mới của Đức đã
đạt tới đỉnh cao của nó trong hệ thống của Hê-ghen, trong đó, lần đầu tiên - và đây
là công lao to lớn của ông - toàn bộ thế giới tự nhiên, lịch sử và tinh thần được
trình bày như là một quá trình, nghĩa là luôn luôn vận động, biến đổi, biến hoá và
phát triển, và ông đã cố vạch ra mối liên hệ nội tại của sự vận động và sự phát triển
ấy. Theo quan điểm ấy, lịch sử loài người […] là một quá trình phát triển của bản
thân loài người, và nhiệm vụ của tư duy hiện nay là phải theo dõi bước tiến tuần tự
của quá trình ấy qua tất cả những khúc quanh co của nó và chứng minh tính quy
luật bên trong của nó qua tất cả những cái ngẫu nhiên bề ngoài. Việc Hê-ghen
không giải quyết được nhiệm vụ ấy, thì điều đó ở đây đối với chúng ta không quan
trọng gì. Công lao lịch sử của ông ta là đã đề ra nhiệm vụ ấy”
(1)
.
Nhận định trên của Ph. Ăng-ghen về phép biện chứng của Hê-ghen trong triết

học cổ điển Đức, đã cho thấy: C. Mác và Ph. Ăng-ghen đánh giá rất cao công lao
cống hiến của Hê-ghen trong tiến trình lịch sử triết học nói chung, lịch sử phép
biện chứng nói riêng, và trên thực tế, nhiều nội dung thuộc về phép biện chứng
được Hê-ghen trình bày đã trở thành “cái hạt nhân hợp lý” đối với sự phát triển của
tư duy triết học nhân loại, được C. Mác và Ph. Ăng-ghen trực tiếp kế thừa, hoàn
thiện. Bên cạnh đó, do chịu sự quy định của những điều kiện lịch sử thời đại mình,
cho nên trong phép biện chứng Hê-ghen còn tồn tại những hạn chế cần được khắc
phục, nhất là hạn chế về mặt thế giới quan, điều này đã dẫn đến mâu thuẫn giữa hệ
thống và phương pháp triết học của ông. Đề cập đến vấn đề này, Ph. Ăng-ghen
viết: “Mặc dù Hê-ghen, cũng như Xanh-xi-mông, là một khối óc bách khoa nhất
của thời đại bấy giờ, song dù sao ông vẫn bị hạn chế, một là bởi những giới hạn
không thể tránh được của những tri thức của bản thân ông, và hai là bởi những tri
thức và những quan niệm của thời đại ông… Ngoài ra còn có thêm một điều thứ ba
nữa. Hê-ghen là một nhà duy tâm, nghĩa là đối với ông thì những tư tưởng trong
đầu óc của chúng ta không phải là những phản ánh ít nhiều trừu tượng của những
(1)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.39, 40.
12
sự vật và quá trình hiện thực, mà ngược lại, những sự vật và sự phát triển của
chúng, đối với Hê-ghen, chỉ là những phản ánh thể hiện cái “ý niệm” nào đó tồn tại
ở một nơi nào đó ngay trước khi có thế giới”
(2)
. Chính vì những hạn chế đó, cho
nên: “Mặc dù Hê-ghen đã nắm được một cách đúng đắn và thiên tài một số mối
liên hệ riêng biệt giữa các hiện tượng… Hê-ghen cũng không tránh khỏi gò ép, giả
tạo, hư cấu, tóm lại là bị xuyên tạc. Hệ thống Hê-ghen, với tính cách là một hệ
thống như vậy, là một cái thai đẻ non khổng lồ, nhưng đó cũng là cái thai đẻ non
cuối cùng trong loại của nó”
(3)
. Mặc dù có mâu thuẫn giữa hệ thống với phương

pháp triết học, song với những công lao cống hiến của Hê-ghen, phép biện chứng
của ông cũng thật sự tiêu biểu cho hình thức lịch sử thứ hai của phép biện chứng -
phép biện chứng duy tâm, hay nói như C. Mác trong “Tư bản” thì đó là phép biện
chứng bị đặt lộn ngược đầu xuống đất.
Những nhiệm vụ lịch sử về lĩnh vực triết học mà Hê-ghen vốn chỉ mới đặt ra
trong phép biện chứng, đã được C. Mác và Ph. Ăng-ghen kế thừa và giải quyết.
Trước hết, trong tác phẩm “Logic học” của mình, Hê-ghen đã trực tiếp đem
đối lập phép biện chứng với phép siêu hình, nhất là phép siêu hình của thế kỷ
XVII, XVIII. Tuy nhiên, phép biện chứng của Hê-ghen lại mang tính chất không
triệt để như đã đề cập ở trên và vẫn chưa loại trừ hết những yếu tố siêu hình trong
hệ thống của mình, điều này có thể nhận thấy ở phần triết học tự nhiên và triết học
lịch sử của ông. Tư tưởng phát triển với tính cách là nguyên lý khởi đầu của phép
biện chứng đã không được Hê-ghen phân tích thấu đáo, đi tới tận cùng của sự
khám phá chân lý. Sau này, trong tác phẩm “Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung
của triết học cổ điển Đức”, Ph. Ăng-ghen đã vạch ra cơ sở xã hội của sự hạn chế
đó
(1)
. Vì thế, điều cần thiết, theo Ph. Ăng-ghen là phải rà soát lại lịch sử phép biện
chứng trong đó có phép biện chứng Hê-ghen, để từ điểm xuất phát này xác lập
hình thức hiện đại của phép biện chứng - phép biện chứng duy vật.
(2)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.40, 41.
(3)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.41.
(1)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.21, tr.391-451.
13
Như vậy, việc chỉ ra bản chất “sai lầm” của chủ nghĩa duy tâm Đức, cũng như
mặt tích cực và mặt hạn chế của nó là con đường đưa C. Mác và Ph. Ăng-ghen đến
với chủ nghĩa duy vật. Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác ra đời có sự kế

thừa “hạt nhân hợp lý” của phép biện chứng duy tâm khách quan của Hê-ghen với
tư cách là một tiền đề lý luận trực tiếp. Tuy nhiên phép biện chứng duy vật của chủ
nghĩa Mác hoàn toàn khác, thậm chí còn đối lập với nó, như C. Mác đã thừa nhận.
Trong tác phẩm này, Ph. Ăng-ghen đã khẳng định: “Có thể nói rằng, hầu như chỉ
có Mác và tôi là những người đã cứu phép biện chứng tự giác thoát khỏi triết học
duy tâm Đức và đưa nó vào trong quan niệm duy vật về tự nhiên và về lịch sử”
(2)
.
Trong chương XII và chương XIII, tính luận chiến trong sự trình bày các quan
điểm của chủ nghĩa Mác về phép biện chứng có tác dụng mở đường cho việc cụ
thể hoá các nội dung của nó. Ph. Ăng-ghen chỉ rõ, mặc dù Đuy-rinh đã “tái thiết
lại” phép biện chứng Hê-ghen bằng “phương pháp tổng quát” và “loại suy” điển
hình, song sự “tái thiết lại” ấy vẫn không che đậy được tư tưởng chống phép biện
chứng, vốn đặc trưng ở chủ nghĩa máy móc của ông ta, và cùng gắn với nó là
phương pháp siêu hình, nghĩa là “xem xét các sự vật như là đứng im và không có
sinh khí, cái nào riêng cho cái ấy, cái này bên cạnh cái kia và cái này nối tiếp cái
kia… không thấy được một mâu thuẫn nào trong các sự vật cả”
(1)
. Phương pháp đối
chiếu và tách biệt bên ngoài giữa các sự vật tuy có tác dụng nhất định trong đời
sống, song theo Ph. Ăng-ghen, nó sẽ tỏ ra bất lực một khi xem xét đến vấn đề vận
động, biến đổi, sự sống, sự tác động và chuyển hoá của các sự vật. Nói cách khác,
óc suy nghĩ theo cách siêu hình không thể hiểu được rằng “sự sống cũng là một
mâu thuẫn tồn tại trong bản thân các sự vật và các quá trình”. Vì không hiểu điều
đó, nên Đuy-rinh đã từng tuyên bố phép biện chứng là “một điều thuần tuý vô
nghĩa”
(2)
.
(2)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.22.

(1)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.172.
(2)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.132.
14
Ph. Ăng-ghen cũng phê phán thái độ xuyên tạc của Đuy-rinh đối với phép
biện chứng Mác-xít nói chung, phép biện chứng do C. Mác thể hiện trong việc
nghiên cứu hình thái kinh tế - xã hội (bộ “Tư bản”) nói riêng. Đuy-rinh tỏ ra thiển
cận khi gán cho C. Mác là môn đệ của Hê-ghen
(3)
, mà không hề thấy rằng, chính C.
Mác không chỉ làm sống lại phép biện chứng Hê-ghen, mà còn khắc phục tính chất
tư biện của nó, bóc dần lớp vỏ thần bí, để phép biện chứng, từ đồ thức luận logic
thuần tuý đến hoá thân trong hoạt động thực tiễn của con người và mang ý nghĩa
cải tạo thế giới thật sự. Thái độ vô trách nhiệm ấy của Đuy-rinh đã khiến cho ông
ta không phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa phép biện chứng duy vật với
phép biện chứng duy tâm. Đó là sự “thành kiến triết học”, vì thế mà “gán cho C.
Mác những điều trái với lời C. Mác đã nói”
(4)
.
Tóm lại, trong tác phẩm “Chống Đuy-rinh”, C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã trình
bày một cách có hệ thống về lịch sử của phép biện chứng, xem sự ra đời của phép
biện chứng như là tất yếu khách quan, là sản phẩm của khoa học tự nhiên, khoa
học xã hội và khả năng tư duy con người phát triển đến một mức độ nhất định. Bên
cạnh đó, C. Mác và Ph. Ăng-ghen cũng chỉ rõ sự đối lập giữa phép biện chứng với
phép siêu hình, nêu lên sự khác nhau, thậm chí đối lập nhau giữa phép biện chứng
duy vật của chủ nghĩa Mác với phép biện chứng duy tâm khách quan của Hê-ghen;
đồng thời, các ông đã chỉ ra bản chất của phép biện chứng duy vật và khẳng định
đó là phương pháp tư duy khoa học, có khả năng đem lại cho con người tính tự
giác cao trong hoạt động thực tiễn.

2. Về nội dung của phép biện chứng duy vật
Song song với việc phân tích về lịch sử của của phép biện chứng, chỉ rõ bản
chất của phép biện chứng duy vật… Trong tác phẩm “Chống Đuy-rinh”, C. Mác và
Ph. Ăng-ghen đã tập trung phân tích làm nổi bật những nguyên lý, quy luật của
(3)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.187.
(4)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.176, 179.
15
phép biện chứng duy vật; đồng thời, chỉ ra tính khách quan và tính phổ biến của
những quy luật đó. Cụ thể là:
a) Nguyên lý về mối liên hệ và phát triển
Trong tác phẩm “Chống Đuy-rinh”, thông qua việc phê phán các quan điểm
sai lầm, C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã đề cập nhiều đến mối liên hệ phổ biến, về vận
động và phát triển của các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Quá trình
đề cập nội dung này, các ông đã chỉ ra những vấn đề bản chất của nó.
Theo quan điểm của C. Mác và Ph. Ăng-ghen thì, phép biện chứng duy vật là
sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phương pháp tư duy biện
chứng và giữa lý luận nhận thức với logic biện chứng. Sự ra đời của phép biện
chứng duy vật là cuộc cách mạng trong phương pháp tư duy triết học, là phương
pháp khác về chất so với các phương pháp tư duy trước đó; Ph. Ăng-ghen viết “…
đối với phép biện chứng là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự
vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn
nhau giữa chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của
chúng”
(1)
. Nguyên lý về phát triển của phép biện chứng duy vật cũng phản ánh đặc
trưng phổ quát nhất của thế giới. Xét về bản chất, phép biện chứng duy vật không
chỉ khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới, mà còn xem xét các sự vật,
hiện tượng trong sự vận động và phát triển không ngừng theo những quy luật vốn

có của chúng, hơn thế nữa, các sự vật và hiện tượng không chỉ đơn giản vận động,
mà còn có sự thay đổi, phát triển về chất và về phương diện bản chất của mọi sự
vận động, biến đổi của thế giới có xu hướng phát triển. Chính vì thế, Ph. Ăng-ghen
đã gọi phép biện chứng là khoa học về sự phát triển. Ông viết tiếp và khẳng định:
“Như vậy, một quan niệm đúng đắn về vũ trụ, về sự phát triển của vũ trụ và sự
phát triển của loài người, cũng như về sự phản ánh của sự phát triển ấy vào trong
đều óc con người chỉ có thể có được bằng con đường biện chứng, với sự chú ý
(1)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.38.
16
thường xuyên đến những tác động qua lại phổ biến giữa sự phát sinh và sự tiêu
vong, giữa sự biến đổi tiến bộ và sự biến đổi tụt lùi”
(2)
.
Phép biện chứng duy vật xem xét các sự vật, hiện tượng trong những mối liên
hệ lẫn nhau của chúng, nó khái quát bức tranh toàn cảnh chằng chịt những mối liên
hệ của thế giới khách quan. Tính chất vô hạn của thế giới, cũng như tính chất có
hạn của mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình chỉ có thể giải thích được trong mối liên
hệ phổ biến và được quyết định bởi rất nhiều loại mối liên hệ có vị trí và vai trò
khác nhau. Sự liên hệ phổ biến là đặc trưng phổ quát nhất của thế giới. Vì thế,
quán triệt quan điểm toàn diện là nguyên tắc phương pháp luận chung nhất, chỉ đạo
mọi hoạt động và tư duy của con người. Theo nghĩa này, phép biện chứng được
hiểu như là khoa học về mối liên hệ phổ biến. Nghiên cứu những mối liên hệ, phép
biện chứng vạch ra những quy luật phổ biến, mà theo đó, mọi vận động và phát
triển được thực hiện, bởi lẽ, các quy luật trước hết là những mối liên hệ nhất định.
Ph. Ăng-ghen còn nhìn nhận phép biện chứng như là khoa học về các quy luật
chung nhất của vận động và ông cho rằng, các quy luật của phép biện chứng khác
với các quy luật của các khoa học cụ thể; các quy luật chung nhất của sự vận động
thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của thực tiễn, các hình thức vận động của vật chất,
cũng như các quá trình nói chung.

Trong tác phẩm này, lần đầu tiên, C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã trình bày các
quy luật cơ bản của phép biện chứng: quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt
đối lập, quy luật chuyển hoá từ những biến đổi về lượng thành những biến đổi về
chất và ngược lại, quy luật phủ định của phủ định (sẽ trình bày cụ thể ở phần sau).
Các quy luật này không chỉ phổ biến trong tự nhiên và xã hội, mà còn được phổ
biến cho cả quá trình nhận thức và tư duy. Sự nhận thức và tư duy luôn phản ánh
sự phát triển biện chứng của tự nhiên và xã hội. Bởi thế, Ph. Ăng-ghen đã đưa ra
định nghĩa về phép biện chứng như sau: “Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn
(2)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.39.
17
khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự
nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”
(1)
.
a) Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Trong tác phẩm “Chống Đuy-rinh”, Ph. Ăng-ghen chưa phân tích nội dung cụ
thể của quy luật này, mà chỉ mới đưa ra tư tưởng về tính khách quan và tính phổ
biến của mâu thuẫn. Ông viết: “Như vậy là ở đây chúng ta có một mâu thuẫn tồn
tại một cách khách quan ở trong bản thân các sự vật và các quá trình và có thể bộc
lộ ra dưới một hình thức hữu hình”
(2)
. Để chứng minh cho tính khách quan và phổ
biến của mâu thuẫn, Ph. Ăng-ghen đã nêu bật luận điểm xuất phát, nền tảng đại ý
là: mọi sự vật đều hàm chứa mâu thuẫn bên trong, và dù nhà triết học siêu hình có
thừa nhận hay không, thì mâu thuẫn vẫn là một lực lượng có thực, khách quan;
cũng với mục đích đó, ông đã minh hoạ bằng nhiều ví dụ trong những lĩnh vực
khác nhau của quá trình nhận thức giới tự nhiên như cơ học, toán học, sinh vật
học….
Ph. Ăng-ghen còn coi vận động cũng có đặc trưng mâu thuẫn - thường xuyên

nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn, ông đã trình bày quan điểm của mình:
“Chừng nào chúng ta xem xét các sự vật như là đứng im và không có sinh khí, cái
nào riêng cho cái ấy, cái này bên cạnh cái kia và cái này nối tiếp cái kia, thì chắc
chắn là chúng ta không thấy được một mâu thuẫn nào trong các sự vật cả”
(1)
. Với
quan điểm đó, Ph. Ăng-ghen cho rằng, điều này, ông Đuy-rinh không thể hiểu nổi
do ông ta bị hạn chế bởi thế giới quan siêu hình, nên “không thể từ quan niệm tĩnh
mà chuyển sang quan niệm động được”
(2)
. Cũng theo Ph. Ăng-ghen, mâu thuẫn
biện chứng trong vận động thể hiện ở sự đối lập và chuyển hoá giữa vận động và
đứng im, sử dụng điệp ngữ “theo quan điểm biện chứng” để nhấn mạnh nội dung
này, ông viết: “Theo quan điểm biện chứng, khả năng biểu hiện vận động bằng cái
(1)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.201.
(2)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.173.
(1)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.172.
(2)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.173.
18
đối lập với nó, tức thể tĩnh, hoàn toàn không phải là một điều gì khó khăn cả. Theo
quan điểm biện chứng, tất cả sự đối lập ấy, như chúng ta đã thấy, đều chỉ là tương
đối; không có thể tĩnh tuyệt đối, không có sự thăng bằng vô điều kiện. Vận động
riêng biệt thì có xu hướng thăng bằng, song vận động toàn thể thì lại loại trừ sự
thăng bằng. Cho nên, thể tĩnh và thể thăng bằng ở nơi nào chúng diễn ra thì đều là
kết quả của một vận động có hạn nào đó, và hiển nhiên là vận động ấy có thể đo
được bằng kết quả của nó… và đi từ kết quả ấy có thể được phục hồi lại nó dưới

hình thức này hay hình thức khác”
(3)
.
Cũng xét về đặc trưng mâu thuẫn của sự vận động, khi phác thảo chương XII,
có tên gọi “Phép biện chứng. Lượng và chất”, Ph. Ăng-ghen cho rằng, bản thân
vận động - thuộc tính cố hữu và phương thức tồn tại của vật chất – vốn đã là một
mâu thuẫn. Ông viết: “Bản thân sự vận động đã là một mâu thuẫn; ngay như sự di
động một cách máy móc và đơn giản sở dĩ có thể thực hiện được, cũng chỉ là vì
một vật trong cùng một lúc vừa ở nơi này lại vừa ở nơi khác, vừa ở cùng một chỗ
lại vừa không ở chỗ đó. Sự nảy sinh thường xuyên và việc giải quyết đồng thời
mâu thuẫn này - đó cũng chính là sự vận động”
(4)
.
Ph. Ăng-ghen cho rằng, không chỉ vận động mới có đặc trưng mâu thuẫn, mà
bản thân sinh vật cũng có đặc trưng mâu thuẫn. Trên cơ sở lý giải, sự sống trước
hết chính là ở chỗ một sinh vật trong mỗi lúc vừa là nó nhưng lại vừa là một cái
khác, ông đi đến kết luận rằng: “Như vậy, sự sống cũng là một mâu thuẫn tồn tại
trong bản thân các sự vật và các quá trình, một mâu thuẫn thường xuyên nảy sinh
và tự giải quyết, và khi mâu thuẫn chấm dứt thì sự sống cũng không còn nữa và cái
chết xảy đến”
(1)
.
Mặt khác, khi bàn đến cái vô tận trong không gian và thời gian, khác với Đuy-
rinh, khi ông ta cho rằng, vô tận là cái thuật đếm chuỗi số; Ph. Ăng-ghen lại quan
niệm “vô tận” không phải là một trừu tượng trống rỗng và ông cũng đã chỉ ra mâu
(3)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.93.
(4)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.172-173.
(1)

C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.173-174.
19
thuẫn đặc trưng của nó. Ph. Ăng-ghen viết: “Cái vô tận là một mâu thuẫn và nó
chứa đầy những mâu thuẫn. Cái vô tận chỉ gồm những đại lượng có hạn cộng thành
cũng đã là một mâu thuẫn rồi, và đúng là như thế. Tính có hạn của thế giới vật chất
cũng dẫn đến nhiều mâu thuẫn chẳng kém gì tính vô tận của nó, và như ta đã thấy,
bất kỳ mưu toan nào gạt bỏ những mâu thuẫn đó đều dẫn đến những mâu thuẫn
mới và nghiêm trọng hơn. Chính vì cái vô tận là một mâu thuẫn nên nó là một quá
trình vô tận, diễn ra vô tận trong thời gian và trong không gian”
(2)
.
Cũng theo Ph. Ăng-ghen, nếu như mâu thuẫn là phổ biến trong hiện thực
khách quan, thì tính phổ biến đó của mâu thuẫn đương nhiên cũng diễn ra trong tư
duy. Ông cho rằng: “trong lĩnh vực tư duy, chúng ta không thể thoát khỏi mâu
thuẫn; chẳng hạn như mâu thuẫn giữa năng lực nhận thức vô tận ở bên trong của
con người với sự tồn tại thực tế của năng lực ấy trong những con người bị hạn chế
bởi hoàn cảnh bên ngoài, và bị hạn chế, trong những năng lực nhận thức, mâu
thuẫn này được giải quyết trong sự nối tiếp của các thế hệ, sự nối tiếp đó ít ra đối
với chúng ta trên thực tiễn, cũng là vô tận và được giải quyết trong sự vận động đi
lên vô tận”
(3)
.
Tính khách quan và tính phổ biến của mâu thuẫn đã được Ph. Ăng-ghen
chứng minh bằng sự phát triển lâu dài, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp,
từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn; nó diễn ra trong tự nhiên, trong đời sống và
trong tư duy như đã nêu trên. Điều đó chứng tỏ rằng, mâu thuẫn là điều kiện tiên
quyết của vận động và phát triển, nếu không có mâu thuẫn thì sẽ không có sự vật
nào tồn tại. Nói tóm lại, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong
tác phẩm “Chống Đuy-rinh” của C. Mác và Ph. Ăng-ghen chưa nêu lên nội dung
cụ thể mà mới chỉ làm sáng tỏ tính khách quan và tính phổ biến của mâu thuẫn.

Sau này, trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”, Ph. Ăng-ghen đã làm sâu sắc
(2)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.77.
(3)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.174.
20
thêm. Tiếp theo đó, V.I. Lênin trong “Bút ký triết học” đã phân tích quy luật này
như là hạt nhân của phép biện chứng.
b) Quy luật chuyển hoá từ những biến đổi về lượng thành những biến đổi
về chất và ngược lại.
Ph. Ăng-ghen bắt đầu nêu ra quy luật này trong tác phẩm “Chống Đuy-rinh”
bằng các ví dụ trong các lĩnh vực khoa học khác nhau, tiêu biểu là ví dụ cụ thể
được rút ra từ sự phân tích của C. Mác trong “Tư bản”. Chẳng hạn, khi nghiên cứu
quá trình hình thành tư bản, C. Mác rút ra kết luận rằng, không phải bất kỳ số tiền
nào cũng có thể chuyển thành tư bản, mà tiền đề của sự chuyển hoá đó là một số
tiền hoặc giá trị trao đổi tối thiểu nhất định trong tay người sở hữu tiền, hoặc hàng
hoá. Cũng chính từ điểm này, Ph. Ăng-ghen phê phán sự xuyên tạc của Đuy-rinh
đối với C. Mác, mà thực chất là tầm thường hoá cách hiểu về sự chuyển hoá lượng
thành chất
(1)
.
Đối lập với Đuy-rinh, Ph. Ăng-ghen không chỉ đánh giá cao sự phân tích của
Hê-ghen về “quy luật chuyển hoá từ những biến đổi về lượng thành những biến đổi
về chất và ngược lại” trong cuốn “Logic học”, mà còn nhấn mạnh rằng phép biện
chứng do C. Mác và ông xây dựng đã kế thừa và phát triển những mặt tích cực của
phép biện chứng ông ta, đã giải thích một cách duy vật nội dung đó và đưa nó vào
các quá trình hiện thực. Theo C. Mác và Ph. Ăng-ghen thì, cũng như sự thống nhất
và đấu tranh của các mặt đối lập, quá trình chuyển hoá lượng - chất cũng mang tính
khách quan và tính phổ biến. Đề cập về vấn đề này, Ph. Ăng-ghen viết: “Chúng ta
còn có thể rút ra trong giới tự nhiên và trong đời sống xã hội loài người hàng trăm

những sự việc tương tự như thế để chứng minh cho quy luật này”
(1)
. Cho nên, dù
ông Đuy-rinh có cho rằng quá trình này là một quan niệm mù mịt và mơ hồ như
thế nào đi nữa
(2)
, thì quy luật đó vẫn đang diễn ra với tất cả sự phong phú của nó ở
khắp mọi nơi, cả trong tự nhiên lẫn trong xã hội và trong tư duy. Ph. Ăng-ghen dẫn
(1)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.178-180.
(1)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.181.
(2)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.183.
21
lại ý của C. Mác: “ở đây cũng như trong khoa học tự nhiên, tính chất đúng đắn của
cái quy luật do Hê-ghen phát hiện trong cuốn “Logic học” của ông ta cũng được
xác minh, quy luật đó là: Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ
nhất định, sẽ chuyển hoá thành những sự khác nhau về chất”
(3)
.
Theo Ph. Ăng-ghen, sự biến đổi về chất, tức bước nhảy, diễn ra khác nhau
trong những điều kiện khác nhau, với những sự vật, hiện tượng khác nhau, song
đều biểu thị gián đoạn của tính tiệm tiến bởi các thay đổi về lượng trước đó; đây
chính là điều kiện cần thiết và cũng là phương thức kết hợp chuyển hoá lẫn nhau
giữa lượng và chất. Chứng minh cho quan điểm này, Ph. Ăng-ghen đã đưa ra hàng
loạt ví dụ, tiêu biểu như: “… dưới áp suất của không khí bình thường, ở 0 độ C,
nước từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái rắn, và ở 100 độ C thì từ trạng thái
lỏng chuyển sang trạng thái hơi, thành ra ở hai điểm ngoặt đó, sự thay đổi giản đơn
về lượng của nhiệt độ đưa tới sự thay đổi về chất trạng thái của nước”

(4)
. Ph. Ăng-
ghen cũng dẫn ra cách hiểu của Hê-ghen về điểm nút các mối quan hệ của độ, các
bước nhảy, và thông qua các ví dụ đơn giản để chứng minh cho Đuy-rinh thấy
rằng, dù Hê-ghen là nhà duy tâm, nhưng nhà duy tâm này đã xác lập cách tiếp cận
thực sự nghiêm túc và khoa học về các quá trình của thế giới dưới hình thức triển
khai các khái niệm logic. Sự tác động ngược lại của chất, làm cho lượng thay đổi,
được ví như sự tác động của một “sức mới” nào đó lên chính những yếu tố cấu
thành. Ph. Ăng-ghen viết tiếp: “… lĩnh vực sản xuất máy móc và đại công nghiệp
bàn đến vô số trường hợp thay đổi về lượng làm cho chất của sự vật biến đổi, cũng
như thay đổi về chất làm cho lượng của sự vật biến đổi”
(1)
.
Quy luật chuyển hoá từ những biến đổi về lượng thành những biến đổi về chất
và ngược lại đã chỉ rõ các thay đổi căn bản giữa lượng và chất diễn ra theo hình
thức bước nhảy, còn các bước nhảy, về phần mình, lại được chuẩn bị và được kích
thích bởi những thay đổi từ từ trước đó. Nếu đem vận dụng vào sự phát triển của
(3)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.179.
(4)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.181.
(1)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.181.
22
xã hội thì điều này cũng dễ nhận thấy, chẳng hạn, những biến đổi sâu sắc của chế
độ xã hội chỉ có thể xảy ra bằng con đường cách mạng xã hội - sự thay đổi theo
hình thức bước nhảy trong tiến trình lịch sử. Quy luật này cũng chứng tỏ, sự phát
triển gồm có hai mặt - sự thay đổi về lượng và sự biến đổi về chất chi phối lẫn
nhau, nó không thể chỉ là sự thay đổi đơn thuần về lượng hoặc về chất, mà là sự
thống nhất biện chứng của hai sự thay đổi này. Để chứng minh cho quan điểm này,

Ph. Ăng-ghen đã lấy một ví dụ là dẫn lại lời mô tả của Na-pô-lê-ông về cuộc chiến
đấu của đội kỵ binh Pháp tuy kém về tài nghệ nhưng có kỷ luật, với kỵ binh Ma-
me-lúc, đội kỵ binh giỏi nhất thời bấy giờ về chiến đấu đơn độc nhưng lại thiếu kỷ
luật: “Hai người lính Ma-me-lúc thì trội hơn hẳn ba người lính Pháp; 100 người
lính Ma-me-lúc và 100 người lính Pháp thì ngang nhau; 300 người lính Pháp thì
thường thường trội hơn 300 người lính Ma-me-lúc; và 1.000 người lính Pháp thì
bao giờ cũng đánh bại được 1.500 người lính Ma-me-lúc”
(2)
.
Tóm lại, khi phân tích, chứng minh quy luật chuyển hoá từ những biến đổi về
lượng thành những biến đổi về chất và ngược lại để chống lại Đuy-rinh, Ph. Ăng-
ghen đã chỉ ra cách thức, con đường của sự phát triển. Quá trình chuyển hoá từ
chất này sang chất khác là sự đứt đoạn trong liên tục, là sự nhảy vọt về chất. Sự vật
mới ra đời lại bao hàm sự thống nhất mới về chất và lượng, ở đó lại tiếp tục diễn ra
một quá trình biến đổi mới… sự biến đổi về chất thành sự biến đổi về lượng. Như
vậy, sự thay đổi về lượng làm thay đổi chất của các sự vật, cũng như sự thay đổi về
chất làm cho lượng của sự vật thay đổi. Đây là một trong những quy luật cơ bản
của phép biện chứng duy vật, quy luật đó có tính khách quan và tính phổ biến.
c) Quy luật phủ định của phủ định
Phê phán Đuy-rinh, “khi ông ta quyết đoán rằng phủ định cái phủ định là một
loại suy kỳ quái do Hê-ghen sáng chế ra, lấy trong lĩnh vực tôn giáo và xây dựng
trên lịch sử của tội tổ tông và của sự chuộc tội”
(1)
; Ph. Ăng-ghen đã lý giải vấn đề
(2)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.184.
(1)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.202.
23
này thông qua viện dẫn một đoạn nổi tiếng trong vở hài kịch “Trưởng giả học làm

sang” của Mô-li-e, ông viết: “Từ lâu người ta đã suy nghĩ một cách biện chứng
trước khi biết biện chứng là gì, cũng như từ lâu người ta đã nói theo văn xuôi trước
khi có danh từ “văn xuôi”. Quy luật phủ định của phủ định thực hiện một cách
không có ý thức trong tự nhiên, trong lịch sử và cả trong đầu óc ta nữa, trước khi ta
nhận thức được nó. Quy luật đó, lần đầu tiên đã được Hê-ghen nêu lên một cách
nổi bật”
(2)
. Đó là lời đánh giá xác đáng về công lao lịch sử của Hê-ghen đối với
phép biện chứng. Tuy nhiên, do Hê-ghen xuất phát từ những quy định của tư duy
để khách quan hoá tự nhiên và lịch sử, nên phủ định của phủ định được xem như
khâu kết thúc (tổng hợp) của tam đoạn thức logic. Sự chật hẹp này, quả nhiên
không thể chấp nhận được, một khi đối diện với chuỗi các biến cố và các thời đại
lịch sử. Thế mà Đuy-rinh lại khẳng định rằng, nếu không dựa vào phủ định của
phủ định của Hê-ghen, thì C. Mác không có cách gì khác để chứng minh tính tất
yếu của cách mạng xã hội
(3)
.
Cũng như ở các phần trước, Ph. Ăng-ghen bắt đầu sự phân tích quy luật phủ
định của phủ định bằng việc tranh luận và bác bỏ các luận điểm của Đuy-rinh về sự
xuyên tạc học thuyết của C. Mác trong nội dung này. Điểm khác nhau căn bản giữa
C. Mác và Hê-ghen là cơ sở để phân biệt phép biện chứng duy vật với phép biện
chứng duy tâm. Đối với Hê-ghen, tư duy dành cho mình quyền thiết định toàn bộ
thực tại, đem đến cho nó ý nghĩa thông qua khái niệm đã khách quan hoá. Đối với
C. Mác, tư duy chỉ có ý nghĩa khi nó xuất phát từ thực tại khách quan, phản ánh
thực tại ấy một cách sáng tạo và hợp lý, và nếu có tưởng tượng gì đi nữa, thì thực
tại vẫn là cơ sở ban đầu, điều kiện tiên quyết của nó. Đề cập đến quan điểm khách
quan của C. Mác về nội dung này, Ph. Ăng-ghen nhấn mạnh: “Chỉ sau khi đã trình
bày xong sự chứng minh của mình về mặt kinh tế và về mặt lịch sử. Mác mới nói
tiếp “Phương thức sản xuất và chiến hữu tư bản chủ nghĩa và do đó chế độ sở hữu
tư nhân tư bản chủ nghĩa, là sự phủ định thứ nhất đối với chế độ sở hữu tư nhân cá

(2)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.202.
(3)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.186.
24
nhân dựa trên lao động của bản thân. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại tự nó gây
ra cái phủ định bản thân nó với tính tất yếu của một quá trình tự nhiên. Đó là sự
phủ định của phủ định”…”
(1)
. Trên cơ sở đó, Ph. Ăng-ghen vạch rõ, không phải C.
Mác lấy phủ định của phủ định từ Hê-ghen để chứng minh lịch sử, mà ngược lại,
từ các diễn biến của lịch sử mà C. Mác khẳng định rằng đấy là một quá trình “diễn
ra theo một quy luật biện chứng nhất định”
(2)
.
Khái niệm “phủ định” trong phép biện chứng dùng để biểu thị sự thay thế cái
cũ bằng cái mới, nói cách khác, sự chuyển hoá của sự vật, hiện tượng từ một giai
đoạn phát triển sang giai đoạn khác cao hơn được thực hiện thông qua phủ định.
Sự phủ định, do đó, mang tính khách quan, tính tất yếu và tính phổ biến. Ph. Ăng-
ghen đã lấy hàng loạt ví dụ trong tự nhiên, xã hội, tư duy để làm sáng tỏ nhận định
này
(3)
.
Sự phủ định diễn ra bởi sự phát triển tự nhiên của quá trình, sự hoạt động
mang tính chất quy luật vốn có của nó, chứ không phải bởi sự can thiệp của lực
lượng bên ngoài xa lạ. Phủ định không chấm dứt sự phát triển, ngược lại, là điều
kiện của nó và diễn ra dưới hình thức được xác định bởi bản chất của quá trình đó.
Tất cả những gì hợp lý, hữu ích từ giai đoạn phát triển trước đó chuyển vào giai
đoạn mới và tiếp tục phát triển theo hình thức mới. Sự phủ định biện chứng, một
khi bác bỏ cái cũ lỗi thời và giữ lại các thành tựu tiến bộ của thời đại trước sẽ là

điều kiện của sự phát triển tiên tiến - nó đi từ cái cũ sang cái mới, mang ý nghĩa
tích cực trong thiên nhiên hữu cơ và cuộc sống xã hội.
Ph. Ăng-ghen đem đối lập phủ định biện chứng với quan điểm siêu hình về
phủ định, quan điểm “thủ tiêu một lần”, mang tính phá huỷ, bất chấp những điều
kiện cụ thể. Ông viết: “Phủ định trong phép biện chứng không phải chỉ có ý nghĩa
(1)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.191.
(2)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.191.
(3)
C. M¸c vµ Ph. ¡ng-ghen: S®d, 1994, t.20, tr.191-197.
25

×