Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tổng hợp kinh tế của Công ty TNHH in và sản xuất bao bì Hà Nội,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.2 KB, 21 trang )

Đại học Quản lý và Kinh doanh HN Báo cáo thực tập
LỜI NÓI ĐẦU
Để hội nhập vào nền kinh tế thị trường, thay đổi cùng thế giới với xu
hướng toàn cầu hoá, các quốc gia đang phải từng bước chuyển mình, phát triển
cả về bề rộng lẫn bề sâu. Một doanh nghiệp cũng vậy, muốn tồn tại cần rất nhiều
yếu tố: từ yếu tố đầu ra, đến yếu tố đầu vào của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm,
phát triển thị trường. Để hiểu được điều đó, kết hợp với lý luận và thực tiễn, học
đi đôi với hành, nhà trường gắn với xã hội, em đã đăng kí chọn công ty TNHH
in và sản xuất bao bì Hà nội là nơi thực tập.
Là sinh viên một trường Kinh tế- Ngành Quản trị Kinh doanh, với quá
trình thực tế tại Công ty TNHH in và sản xuất bao bì Hà Nội, em đã đi sâu tìm
hiểu:”Tổng hợp kinh tế của Công ty” và từ đó rút ra bài học cho bản thân. Cùng
với sự hướng dẫn của cô giáo chuyên môn kết hợp với sự giúp đỡ của Ban lãnh
đạo công ty, em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập cuối khoá này. Bài viết gồm
2 phần chính:
Phần I: Đặc điểm tình hình doanh nghiệp
Phần II: Nghiệp vụ chuyên môn
Song quá trình tiếp cận với thông tin, các vấn đề mới, sự kết hợp lý luận
với thực tiễn còn hạn chế, bài viết của em không tránh khỏi những sai sót. Vì
vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô cũng như Ban lãnh đạo
công ty cùng toàn thể các bạn để bài viết của em được hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Thanh Bình-giáo viên hướng dẫn,
Ban lãnh đạo, các cô chú phòng ban Công ty TNHH in và sản xuất bao bì Hà
Nội đã giúp đỡ em trong thời gian hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2007
Học sinh
Trần Tuấn Anh
1
Ngành kinh doanh cơ sở sản xuất Trần Tuấn Anh-lớp 8.36
1
Đại học Quản lý và Kinh doanh HN Báo cáo thực tập


PHẦN I
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA DOANH NGHIỆP
I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH IN VÀ SẢN XUẤT
BAO BÌ HÀ NỘI
Công ty TNHH in và sản xuất bao bì Hà nội do hai thành viên sáng lập,
là đơn vị chuyên in và sản xuất bao bì, mua bán thiết bị vật tư ngành in.
Trụ sở tại: 456 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Văn phòng đặt tại: 149D, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Tên thường gọi: Công ty TNHH in và sản xuất bao bì Hà Nội
Tên giao dịch: Công ty TNHH in và sản xuất bao bì Hà Nội
Email:
Giấy phép thành lập số : 0120100829 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố
Hà Nội cấp. Số vốn điều lệ là: 2.200.000.000 đ
Giấy phép nhập khẩu số: 2818
1.Lịch sử phát triển, chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
Công ty TNHH in và sản xuất bao bì Hà Nội được thành lập ngày
11/07/2000 với cái tên: Công ty in và sản xuất bao bì Hà Nội. Bước đầu hoạt
động, công ty đã tạo dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên kỹ thuật lành nghề, có
nhiều kinh nghiệm, sản xuất được nhiều mặt hàng: Bao bì, nhãn mác, tờ rơi, tờ
quảng cáo, hộp đựng ắc quy, hộp đựng bút sơn và nhiều loại sản phẩm có độ
phức tạp khác.
Trải qua hơn năm năm hoạt động, tài sản mà công ty đã tạo lập là sự khẳng
định vai trò của mình trên địa bàn kinh doanh, sự tin tưởng của cấp uỷ chính
quyền nhân dân và các doanh nghiệp bán hàng.
Công ty có chức năng chủ yếu sau:
-Sản xuất buôn bán các mặt hàng bằng giấy.
-In bao bì nhãn mác.
-Buôn bán vật tư thiết bị ngành in.
-Đại lý buôn bán ký gửi hàng hoá.
2

Ngành kinh doanh cơ sở sản xuất Trần Tuấn Anh-lớp 8.36
2
Đại học Quản lý và Kinh doanh HN Báo cáo thực tập
Với chức năng đó, công ty đã tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao,
bảo toàn và phát triển nguồn vốn đã có, phát triển hoàn thành các nghĩa vụ với
nhà nước.
Công ty in và sản xuất bao bì Hà Nội thành lập với nhiệm vụ cơ bản:
-Đổi mới công nghệ in.
-Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động.
-Thực hiện các quy định của nhà nước.
-Có nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
-Sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
2.Quy mô sản xuất của Công ty
Với quy mô sản xuất trực tiếp, công ty đã sản xuất ra nhiều loại sản phẩm
đa dạng, phong phú như: nhãn mác các loại, vỏ hộp rượu, bánh…kết hợp với
máy móc dây chuyền công nghệ hiện đại, các sản phẩm được trực tiếp công
nhân lao động làm ra, trực tiếp sản xuất từ nguyên vật liệu đến thành phẩm. Do
vậy, công ty ngày càng dành được sự tín nhiệm của khách hàng và thị phần hàng
hoá ngày càng cao.
3.Quy trình công nghệ sản xuất chính của Công ty
Trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận tối đa, công
ty đã đầu tư quy trình công nghệ sản xuất chính hiện đại- công nghệ máy móc
làm theo kiểu bán tự động. Chính vì quy trình công nghệ hoàn toàn tự động
khép kín nên có thể tiết kiệm được thời gian chế nguyên vật liệu, thành phẩm, từ
đó giảm được chi phí sản xuất trong các khâu.
3
Ngành kinh doanh cơ sở sản xuất Trần Tuấn Anh-lớp 8.36
3
Đại học Quản lý và Kinh doanh HN Báo cáo thực tập
*)Sơ đồ quy trình công nghệ của công ty:

Thiết kế tạo mẫu
Chế bản
Phơi kẽm
Bình phim
Ra phim
In
Phân cấp


Gia công sau in
Thành phẩm
4.Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty TNHH in và sản xuất bao bì Hà Nội hoạt động với quy mô nhỏ
nhưng địa bàn rộng khắp trong và ngoài tỉnh. Để đáp ứng nhu cầu quản lý, bộ
máy tổ chức của công ty được xây dựng theo mô hình: trực tuyến chức năng.
*)Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty in và sản xuất bao bì Hà Nội:
4
Ngành kinh doanh cơ sở sản xuất Trần Tuấn Anh-lớp 8.36
4
Đại học Quản lý và Kinh doanh HN Báo cáo thực tập
-Ban giám đốc của công ty gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.
-Các phòng ban chức năng: Mỗi phòng phụ trách một mặt hoạt động của
công ty, chịu trách nhiệm tham mưu cho ban giám đốc.
+Phòng kinh doanh: 2 người
+Phòng kế toán tài vụ: 2 người
+Phòng kế hoạch vật tư: 2 người
5
Ngành kinh doanh cơ sở sản xuất Trần Tuấn Anh-lớp 8.36
Giám
đ cố

Phó giám
đ c kinhố
doanh
Phó giám
đ c kố ỹ
thu tậ
PX.b vàế
gia công
PX. inp. chế
b nả
P. v t tậ ư p. k toánế
tài vụ
P.kinh
doanh
5
Đại học Quản lý và Kinh doanh HN Báo cáo thực tập
+Phòng chế bản: 2 người
+Phân xưởng in: 14 ngưòi
+Phân xưởng bế và cán láng: 4 người
+Công nhân gia công: 10 người

6
Ngành kinh doanh cơ sở sản xuất Trần Tuấn Anh-lớp 8.36
6
Đại học Quản lý và Kinh doanh HN Báo cáo thực tập
PHẦN II
NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN
I.CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HOÁ TRONG DOANH NGHIỆP
1. Tầm quan trọng của công tác kế hoạch hoá trong Công ty
Công tác kế hoạch hoá là sự kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất, lao

động, đối tượng lao động và tư liệu lao động để sản xuất ra sản phẩm. Đó là một
khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của
mọi công ty.
Đối với công ty in và sản xuất bao bì Hà Nội cũng vậy. Công tác kế hoạch
hoá luôn được coi trọng, là khâu trọng tâm cơ bản nhất, được thực hiện rất đầy
đủ từ việc đầu tiên đến việc cuối cùng. Đó là phương hướng mục tiêu của công
ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó định hướng phát triển và đầu tư
thị trường, thu hẹp quy mô sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo được
thế chủ động trong mọi lĩnh vực như: mua sắm thiết bị vật tư, đổi mới công
nghệ, tìm kiếm bạn hàng…″.
2.Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của phòng kế hoạch
2.1 Cơ cấu (bao gồm 4 người)
7
Ngành kinh doanh cơ sở sản xuất Trần Tuấn Anh-lớp 8.36
Tr ng phòngưở
Phó phòng
Nhân viên Nhân viên
7
Đại học Quản lý và Kinh doanh HN Báo cáo thực tập
2.2 Chức năng
Phòng kế hoạch gồm 4 người: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 2 nhân viên
cùng nhau thực hiện các chức năng:
-Công tác tham mưu: Căn cứ vào kết quả đánh giá thực hiện kế hoạch trong
thời gian trước mắt và tình hình thực hiện trong thời gian tới để tham mưu định
hướng công tác trọng tâm của công ty trong thời kỳ tới, giúp giám đốc tổ chức
thực hiện các chức năng quản lý về các nghiệp vụ chuyên môn: kế hoạch, thống
kê, quản lý vật tư, tiếp cận thị truờng, tìm kiếm phục vụ khách hàng và các hợp
đồng sản xuất kinh doanh chuyển giao công nghệ cho công ty.
-Phản ánh chính xác, kịp thời số liệu hiện có, tình hình biến động của vật
liệu và tài sản cố định, ghi vào bản kê và sổ nhật ký chứng từ liên quan, tham

gia kiểm kê vật tư, kiểm tra chế độ bảo quản và nhập xuất vật tư.
2.3)Nhiệm vụ
-Xây dựng nhiệm vụ kế hoạch về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị để thực
hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty trong 1 thời kỳ nhất định.
-Phản ánh tất cả các chỉ tiêu về vật tư kỹ thuật của công ty đảm bảo về nhu
cầu vật tư máy móc thiết bị, nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh, tính toán
xác định nhu cầu vật tư và nguồn vật tư.
-Lập kế hoạch về nhu cầu vật tư, kế hoạch sản xuất, kế hoạch giá thành
hàng tháng, quý giao cho các phân xưởng thực hiện.
-Xác định các biện pháp để giải quyết tồn đọng vật tư, thiếu hụt vật tư,
kiểm tra thường xuyên về hoạt động cung ứng nhằm đảm bảo cho hoạt động sản
xuất diễn ra bình thường.
-Lập dự toán, ký kết hợp đồng và các công việc khác được giao.
-Đi liên hệ các đơn đặt hàng và phát hiện các khó khăn, vướng mắc trong
sản xuất và điều chỉnh các khâu sản xuất sao cho thật cân đối, liên tục nhịp
nhàng theo đúng theo tiến độ sản xuất đề ra.
3.Phương pháp lập và chỉ đạo thực hiện kế hoạch
3.1 Kế hoạch sản xuất sản phẩm
a)Căn cứ để lập kế hoạch:
8
Ngành kinh doanh cơ sở sản xuất Trần Tuấn Anh-lớp 8.36
8

×