Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

ON TAP QUANG HOC LÝ 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.5 KB, 18 trang )

“Kinh nghiệm giải toán quang hình học”
KINH NGHIỆM GIẢI TOÁN QUANG HÌNH HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vật lý học là một bộ môn khoa học nó đảm bảo tính nghiên cứu và tính
ứng dụng cao.
Nhiệm vụ của Vật lý học là nghiên cứu, khám phá tìm ra những quy luật,
định luật…nhằm phục vụ lợi ích cho con người.
Phương pháp nghiên cứu quan trọng nhất của bộ môn Vật lý là phương
pháp thực nghiệm. Chính vì vậy việc sử dụng đồ dùng trực quan đóng một vai
trò hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Ngoài thực hành (làm thí nghiệm) Vật lý còn góp phần hình thành khái
niệm mới, củng cố kiến thức cũ hoặc rèn luyện một số kĩ năng nào đó cho học
sinh.
Đặc biệt, hiện nay Bộ giáo dục cho tổ chức thi tuyển sinh Đại học, Cao
đẳng bằng hình thức trắc nghiệm nên ngoài việc nắm được kiếm thức cơ bản
giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng chứng minh một công thức và đưa
vào áp dụng với từng dạng cụ thể, đồng thời việc áp dụng một số kỹ năng về sử
dụng máy tính cầm tay vào việc giải bài tập trắc nghiệm tự luận là điều rất cần
thiết.
Vì vậy, tôi xin được đưa ra một vấn đề nhằm trao đổi, thảo luận với quý
đồng nghiệp thông qua sáng kiến kinh nghiệm sau: “Kinh nghiệm giải toán
quang hình học”. Ở đây tôi chỉ đưa ra một số kinh nghiệm về giải bài tập ở hai
loại thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì. Rất mong được sự góp ý chân tình
của quý đồng nghiệp góp phần làm cho nội dung trên được hoàn thiện hơn.
III. NỘI DUNG SKKN:
1. Cơ sở lí luận
Một trong những sự đổi mới giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng hoạt động hoá người học, trong việc tổ chức quá trình lĩnh hội tri
thức thì lấy học sinh làm trung tâm. Theo hướng này giáo viên đóng vai trò tổ
chức và điều khiển học sinh chiếm lĩnh tri thức, tự lực hoạt động tìm tòi để
dành kiến thức mới.Trong sự đổi mới này không phải chúng ta loại bỏ phương


pháp truyền thống mà cần tìm ra những yếu tố tích cực, sáng tạo trong từng
phương pháp để thừa kế và phát triển những phương pháp đó cần sử dụng
sáng tạo các phương pháp dạy học phù hợp”.
Hoạt động dạy và học là sự hoạt động cộng đồng – hợp tác giữa các chủ thể
trong quá trình dạy học. Sự cộng tác của các chủ thể này là: thầy với cá thể trò,
trò với trò trong nhóm, thầy với nhóm trò… Sự tương tác cộng đồng - hợp tác
giữa dạy và học này sẽ là yếu tố duy trì và phát triển chất lượng dạy học theo
hướng tích cực.
Để tiết kiệm thời gian và giúp học học nắm được những kiến thức cơ bản
để áp dụng làm bài tập một cách nhanh và chính xác nhất đòi hỏi người giáo
viên phải tìm cách tóm lược kiến thức, đưa ra phương pháp giải bài tập sao cho
đối tượng học sinh trung bình, yếu cũng có thể áp dụng được.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
1
“Kinh nghiệm giải toán quang hình học”
2.1. Thuận lợi
Trang thiết bị của nhà trường được trang bị tương đối đầy đủ như:
− Máy vi tính dành cho giáo viên.
− Máy chụp hình kĩ thuật số.
− Đầu chiếu Projector – máy tính xách tay.
− Bảng phụ, bút lông bảng.
− Bảng từ ( trang bị cho tất cả các phòng học), nam châm.
− Đã nối mạng Internet trong nhà trường
− Máy photocoppy.
− Có phòng dành riêng cho dạy học ứng dụng công nghệ thông tin.
− Có phòng thí nghiệm Lý- Hóa – Sinh
− Có điều kiện tham khảo một số chuyên đề của nhiều thầy cô có kinh
nghiệm trong trường.
− Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III cũng đã cung cấp nhiều
thông tin rất bổ ích cho đề tài.

− Có sự giúp đỡ và góp ý tận tình của ban lãnh đạo và các đồng nghiệp
trong nhà trường.
2.2. Khó khăn
− Hệ thống kiến thức liên quan đến môn hình học gây khó khăn cho giáo
viên bộ môn vật lý.
− Phần mềm hỗ trợ soạn giảng cho môn vật lý chủ yếu bằng tiếng Anh
nên phần nào ảnh hưởng đến khả năng tìm tòi, ứng dụng hiệu quả các
phần mền trợ giảng.
3. Biện pháp
3.1. Chuẩn bị của giáo viên


Phải tham khảo sách giáo khoa, sách giáo viên của bài học, của chương
Phải tham khảo sách giáo khoa, sách giáo viên của bài học, của chương


từ đó tìm ra kiến thức căn bản.
từ đó tìm ra kiến thức căn bản.
− Phải tận tâm đầu tư nghiên cứu bài giảng thật kĩ.
− Tích cực dự giờ đồng nghiệp trong cùng bộ môn và các môn học khác
để từ đó tích lũy được nhiều kinh nghiệm, hình thành ý tưởng mới,
phát huy khả năng sáng tạo của bản thân.
− Thiết kế bài giảng sao cho phù hợp với với điều kiện thực tế của nhà
trường như trang thiết bị đồ dùng dạy học, phù hợp với trình độ học
sinh, phù hợp với nội dung chương trình của sách giáo khoa hiện hành.
Cần lưu ý không lạm dụng công nghệ thông tin, không quá thiên về
trình chiếu, không hoàn toàn rời xa phấn trắng bảng đen. Hãy coi công
nghệ là một phương tiện hỗ trợ soạn giảng hiện đại cho soạn giảng mà
thôi.
− Khi soạn giáo án cần lường trước những tình huống có thể xảy ra,

chuẩn bị trình tự các hoạt động học tập ( khởi động – nghiên cứu khám
phá kiến thức mới- củng cố các kiến thức đã học) sao cho khoa học .
2
“Kinh nghiệm giải toán quang hình học”
− Chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học, sắp xếp có thứ tự ngăn nắp tạo
thuận lợi cho giáo viên khi giảng bài được nhịp nhàng, nhanh chóng,
tránh lãng phí thời gian khi lên lớp, hoàn thành tốt bài giảng.
− Vận dụng và kết hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực một cách
sáng tạo, linh động.
− Chia nhóm sao cho tỷ lệ giữa các đối tượng học sinh giỏi, khá, trung
bình, yếu, kém được cân đối. Muốn vậy giáo viên bộ môn phải trao đổi
với các giáo viên chủ nhiệm sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh theo tiêu chí
trên từ đầu năm học (chẳng hạn hình thành các “đôi bạn cùng tiến”
trong nhóm hoặc “nhóm bạn cùng tiến” mà chương trình đội viên đã và
đang thực hiện ở nhà trường).
− Có biện pháp và hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá phù hợp với trình
độ học sinh, nội dung chương trình sách giáo khoa hiện hành, nhằm đạt
được mục tiêu: “Học sinh phải học thật, thi thật, có chất lượng thật”.
− Thiết kế một số hình thức dạy học tích cực.
− Rèn kỹ năng chứng minh và áp dụng công thức đồng thời ứng dụng
công nghệ thông tin để tiết kiệm thời gian.
− Củng cố, khắc sâu và kiểm tra lại một lần nữa kiến thức đã được học để
đi đến kết luận.
− Phát huy khả năng sáng tạo, phát triển tư duy của học sinh.
− Phát huy khả năng sử dụng đồ dùng của học sinh, tự sáng tạo, tính
linh hoạt của người thày khi sử dụng đồ dùng sao cho phù hợp với điều
kiện cơ sở vật chất của trường.
3.2. Chuẩn bị của học sinh
− Học sinh ôn lại các trường hợp đồng dạng của tam giác.
− Ôn lại cách vẽ ảnh của vật qua thấu kính.

− Tổng hợp các đặc điểm của ảnh qua thấu kính.
3.3. Các giải pháp cụ thể về các kiến thức liên quan đến thấu kính.
a) Giáo viên và học sinh dựa vào kiến thức đã học hoàn thành các bảng
tổng hợp.
Bảng 1: Một số đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ (TKHT)
Stt
Khoảng cách
từ vật đến thấu
kính(d)
Đặc điểm của ảnh
Thật hay ảo
Cùng chiều
hay ngược
chiều so với
vật
Lớn hơn hay
nhỏ hơn vật?
1
Vật ở rất xa
thấu kính
Thật Ngược chiều Nhỏ hơn
2 d>2f Thật Ngược chiều Nhỏ hơn
3 d=2f Thật Ngược chiều Bằng
4 d<f Ảo Cùng chiều Lớn hơn
5 f<d<2f Thật Ngược chiều Lớn hơn
3
“Kinh nghiệm giải toán quang hình học”
Bảng trong sách giáo khoa (Trang117/SGK vật lí 9)
Stt
Khoảng cách

từ vật đến thấu
kính(d)
Đặc điểm của ảnh
Thật hay ảo
Cùng chiều
hay ngược
chiều so với
vật
Lớn hơn hay
nhỏ hơn vật?
1
Vật ở rất xa
thấu kính
Thật Ngược chiều Nhỏ hơn
2 d>2f Thật Ngược chiều Nhỏ hơn
3 d=2f Thật Ngược chiều Bằng
4 d<f Ảo Cùng chiều Lớn hơn
5 f<d<2f Thật Ngược chiều Lớn hơn
Nhận xét: Bảng tổng hợp trong sách giáo khoa tương đối đầy đủ nhưng không
thêm vào trường hợp d=2f.
Bảng 2: Một số đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính phân kì (TKPK)
Stt
Khoảng cách
từ vật đến thấu
kính(d)
Đặc điểm của ảnh
Thật hay ảo
Cùng chiều
hay ngược
chiều so với

vật
Lớn hơn hay
nhỏ hơn vật
1 d<f Ảo Cùng chiều Nhỏ hơn
2 d=f Ảo Cùng chiều Nhỏ hơn
3 f<d<2f Ảo Cùng chiều Nhỏ hơn
4 d=2f Ảo Cùng chiều Nhỏ hơn
5 d>2f Ảo Cùng chiều Nhỏ hơn
Phần này trong sách giáo khoa không lập bảng, tuy nhiên đối với từng đối
tượng học sinh ta nên lập bảng rồi sau đó tổng hợp kiến thức.
Qua hai bảng trên ta có thể rút ra thêm một số vấn đề sau:
a
1
) Đối với thấu kính hội tụ:
+ Ảnh ảo luôn cùng chiều và lớn hơn vật khi (d<f) và trong khoảng này ảnh lớn
hơn vật khi vật tiến càng xa thấu kính.
+ Ảnh thật: Luôn ngược chiều lớn hơn vật khi (f<d<2f) và nhỏ hơn vật khi
(d>2f), ảnh càng nhỏ khi vật càng xa thấu kính.
a
2
) Đối với thấu kính phân kì:
+ Luôn cho ảnh ảo nhỏ hơn vật và ảnh càng lơn khi vật càng xa thấu kính.
b) Các bài tập liên quan đến kiến thức hình học được đưa về công thức để
áp dụng trong môn vật lí phần quang hình học. Phần này giúp học sinh
nắm được một số công thức cơ bản để áp dụng làm bài tập tự luận hoặc
4
B
S’
F’
OFA

A’
B’
I
Δ
“Kinh nghiệm giải toán quang hình học”
trắc nghiệm tự luận. Phần này giáo viên nên trình chiếu đề tiết kiệm thời
gian thêm phần sinh động cho tiết dạy.
* Phần tự luận:
Bài 1:Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f. Đặt một vật AB trước thấu kính, cho AB
vuông góc với trục chính, cách thấu kính một khoảng OA > f.
a) Vẽ ảnh A’B’ của vật.
b) Đặt OA = d, OA’= d’. Chứng minh hai công thức:
' ' ' 1 1 1
à
f '
A B d
v
AB d d d
= = +
BÀI GIẢI:
a)Vẽ ảnh A’B’ của vật.
b)Hai tam giác vuông OA’B’ và OAB có một góc nhọn bằng nhau:
' ' ' 'A B OA d
AB OA d
= =
(1)
Tứ giác OABI là hình bình hành( vì có AB//OI, BI//AO) có một góc vuông là
góc A, vậy là hình chữ nhật, và cho ta: OI=AB.
Ta lại có tam giác vuông F’A’B’ đồng dạng với tam giác F’OI nên:
' ' ' ' ' ' ' '

' '
A B A B F A OA OF
OI AB F O F O

= = =
(2)
Từ (1) và (2) suy ra:
' ' ' ' '
'
A B OA OA OF
AB OA OF

= =
Do đó: OA’ . OF’=OA’ . OA – OF’ . OA
OF’.OA = OA’.OA – OA’.OF’
Hay :
fd = d’d – d’f
df + d’f = dd’
Chia cả hai vế phương trình này cho tích dd’f ta được:
5
B
Δ
B’
OF’ F A’A
F
I
“Kinh nghiệm giải toán quang hình học”
' '
' ' '
df d f dd

dd f dd f dd f
+ =
Hay:
1 1 1
'f d d
= +
Bài 2:Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f. Đặt một vật AB trước thấu kính, cho AB
vuông góc với trục chính, cách thấu kính một khoảng OA < f.
a) Vẽ ảnh A’B’ của vật.
b) Đặt OA = d, OA’= d’. Chứng minh hai công thức:
' ' ' 1 1 1
à
f '
A B d
v
AB d d d
= = −
BÀI GIẢI:
a) Vẽ ảnh A’B’ của vật.
b)Xét cặp tam giác đồng dạng OA’B’ và OAB cho ta:
' ' ' 'A B OA d
AB OA d
= =
(1)
Tứ giác OABI là hình bình hành( vì có AB//OI, BI//AO) có một góc vuông là
góc A, vậy là hình chữ nhật, và cho ta: OI=AB.
Ta lại có tam giác vuông F’A’B’ đồng dạng với tam giác F’OI nên:
6
B’
B

F’
F
O
A’ A
Δ
I
“Kinh nghiệm giải toán quang hình học”
' ' ' ' ' ' ' '
' '
A B A B F A OA OF
OI AB F O F O
+
= = =
(2)
Từ (1) và (2) suy ra:
' ' ' ' '
'
A B OA OA OF
AB OA OF
+
= =
Do đó: OA’ . OF’=OA’ . OA + OF’ . OA
OF’.OA = OA’.OA + OA’.OF’
Hay :
fd = d’d + d’f
df -d’f = dd’
Chia cả hai vế phương trình này cho tích dd’f ta được:
' '
' ' '
df d f dd

dd f dd f dd f
− =
Hay:
1 1 1
'f d d
= −
Bài 3:Một thấu kính phân kì, có tiêu cự f. một vật sáng AB đặt trước thấu kính,
trên trục chính và vuông góc với thấu kính, cách thấu kính một khoảng OA=d.
a) Vẽ ảnh của vật tạo bởi thấu kính.
b) Gọi d’=OA’ là khoảng cách từ thấu kính đến ảnh A’B’. Chứng minh hai
công thức:
' ' ' 1 1 1
à
f '
A B d
v
AB d d d
= = −
BÀI GIẢI:
7
“Kinh nghiệm giải toán quang hình học”
b)Xét cặp tam giác đồng dạng OA’B’ và OAB cho ta:
' ' ' 'A B OA d
AB OA d
= =
(1)
Tứ giác OABI là hình bình hành( vì có AB//OI, BI//AO) có một góc vuông là
góc A, vậy là hình chữ nhật, và cho ta: OI=AB.
Ta lại có tam giác vuông F’A’B’ đồng dạng với tam giác F’OI nên:
' ' ' ' ' ' ' ' '

' '
A B A B F A OF OA f d
OI AB F O F O f
− −
= = = =
(2)
Từ (1) và (2) suy ra:
' 'd f d
d f

=
Hay :
d’f = df – dd’
dd’ = df – d’f
Chia cả hai vế phương trình này cho tích dd’f ta được:
'
' ' '
df df d f
dd f dd f dd f
= −
Hay:
1 1 1
'f d d
= −
8
“Kinh nghiệm giải toán quang hình học”
Nhận xét: Từ 3 công thức thu được học sinh có thể tóm tắt được một số
nội dung như sau:
Stt
Khoảng

cách từ vật
đến thấu
kính(d)
Loại thấu
kính
Công thức
Cách tính độ
lớn của ảnh
1 d>f TKHT
1 1 1
'f d d
= +
.
'
d f
d
d f
=

2 d<f TKHT
1 1 1
'f d d
= −
.
'
f d
d
f d
=


3
d>f
d<f
TKPK
1 1 1
'f d d
= −
.
'
d f
d
d f
=
+
* Phần trắc nghiệm: Qua theo dõi và sưu tầm một số đề thi trắc nghiệm trong
kỳ thi thí nghiệm thực hành của Sở giáo dục & Đào tạo Đồng Nai và một số đề
thi tôi thấy phần thấu kính có nhiều bài tập trắc nghiệm có hình vẽ nhằm giúp
học sinh dễ trực quan hơn. Vì ở qui mô nhỏ tôi chỉ đưa ra một số dạng bài tắc
nghiệm đã tham khảo được trong quá trình giảng dạy.
Câu 1: Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội
tụ, ban đầu đặt cách thấu kính một khoảng bằng hai lần tiêu cự 2f. Thấu kính sẽ
cho ảnh ảo trong trường hợp nào sau đây?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Từ vị trí ban đầu, dịch vật một khoảng f/2 lại gần thấu kính.
B. Từ vị trí ban đầu, dịch thấu kính một khoảng 3f/2 ra xa vật.
C. Từ vị trí ban đầu, dịch vật một khoảng f/2 ra xa thấu kính.
D. Từ vị trí ban đầu, dịch thấu kính một khoảng 3f/2 lại gần vật.
Câu 2: Hãy cho biết câu nào sau đây là sai khi nói về tính chất của thấu kính hội
tụ.
Chọn câu trả lời đúng:

A. Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm.
B. Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló truyền thẳng.
C. Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló truyền song song với trục chính.
D. Tia tới qua quang tâm thì tia ló truyền thẳng.
9
“Kinh nghiệm giải toán quang hình học”
Câu 3: Cho biết S' là ảnh của điểm sáng S qua thấu kính hội tụ, mà yy' là trục
chính của thấu kính. Hỏi thấu kính phải đặt ở vị trí nào để cho ảnh trên?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Đặt vuông góc với yy' và đi qua điểm giữa SS'.
B. Vuông góc với yy' và đi qua S.
C. Vuông góc với yy' và đi qua S'.
D. Vuông góc với yy' tại giao điểm của SS' với yy'.
Câu 4: Tính chất nào sau đây là tính chất của thấu kính hội tụ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Chùm tia tới phản xạ ngay tại thấu kính.
B. Chùm tia ló là chùm tia song song.
C. Chùm tia ló lệch xa trục chính.
D. Chùm tia ló lệch gần trục chính.
Câu 5: Trước một thấu kính hội tụ, ta đặt vật sáng AB (AB nằm trong tiêu cự).
Hãy chọn cách dựng ảnh đúng.
Chọn câu trả lời đúng:
A. Cả ba đáp án đều sai.
10
“Kinh nghiệm giải toán quang hình học”
B. Hình c.
C. Hình b.
D. Hình a.
Câu 6: Cho biết S' là ảnh của điểm sang S qua thấu kính hội tụ, mà xx' là trục
chính của thấu kính. Hỏi thấu kính phải đặt ở vị trí nào để cho ảnh trên?

Chọn câu trả lời đúng:
A. Đặt vuông góc với xx' và đi qua S'.
B. Đặt vuông góc với xx' ở khoảng giữa SS'.
C. Đặt vuông góc với xx' và đi qua S.
D. Đặt vuông góc với xx' tại giao điểm của SS'
với xx'.
Câu 7: Trong những trường hợp nào dưới đây, vật AB đặt trước thấu kính hội tụ
sẽ cho ảnh thật bằng vật?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Cả ba hình đều cho ảnh thật
bằng vật.
B. Hình b.
C. Hình a.
11
“Kinh nghiệm giải toán quang hình học”
D. Hình c.
Câu 8: Vật AB qua dụng cụ quang học cho ảnh A'B'. Dụng cụ quang học ở cùng
một bên so với AB và A'B'.Hãy cho biết tính chất ảnh A'B' và loại dụng cụ
quang học trên là loại nào?
Chọn câu trả lời đúng:
A. A'B' là ảnh ảo của AB, dụng cụ quang học trên là thấu kính hội tụ.
B. A'B' là ảnh ảo của AB, dụng cụ quang học trên là gương cầu lồi.
C. A'B' là ảnh ảo của AB, dụng cụ quang học trên là gương cầu lõm.
D. A'B' là ảnh ảo của AB, dụng cụ quang học trên là gương phẳng.
Câu 9: Quan sát hình vẽ, hãy cho biết hình nào vẽ đúng?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Hình b.
12
“Kinh nghiệm giải toán quang hình học”
B. Hình a.

C. Hình vẽ a và b đúng.
D. Hình c.
Câu 10: Vật sáng đặt trước thấu kính phân kì sẽ cho ảnh như thế nào?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Ảnh thật, cùng chiều, nhỏ hơn vật.
B. Ảnh thật, cùng chiều, lớn hơn vật.
C. Ảnh ảo, ngược chiều, nhỏ hơn vật.
D. Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.
Câu 11: Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho tia ló nào
dưới đây?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Tia ló cắt trục chính tại một điểm nào đó.
B. Tia ló song song với trục chính.
C. Tia ló đi qua tiêu điểm.
D. Tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.
Câu 12: Một vật AB đặt một dụng cụ quang học L luôn luôn cho ảnh ảo cùng
chiều và nhỏ hơn vật. Hỏi dụng cụ quang học đó là dụng cụ nào dưới đây?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Gương phẳng.
B. Thấu kính hội tụ.
C. Gương cầu lõm.
13
“Kinh nghiệm giải toán quang hình học”
D. Thấu kính phân kì.
Câu 13: Chiếu một chùm tia sáng đi qua một thấu kính phân kì, hình nào vẽ
đúng?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Hình a.
B. Hình c.
C. Cả ba hình đều đúng.

D. Hình b.
Câu 14: S' là ảnh của S qua thấu kính phân kì. Từ S vẽ thêm một tia sáng SI đến
thấu kính phân kì thì tia ló sẽ là tia nào trong ba tia sau đây?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Tia 2.
B. Tia 3.
C. Tia 1.
D. Cả ba hình đều sai.
Câu 15: Có một thấu kính quang tâm O, trục chính (Δ) tạo ảnh A'B' của một vật
AB như hình vẽ. Ảnh A'B' luôn có vị trí không ra ngoài đoạn FO.
14
“Kinh nghiệm giải toán quang hình học”
Có thể kết luận như nào về thấu kính?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Thấu kính có thể là thấu kính hội tụ hoặc
phân kì tùy theo vị trí của vật.
B. Thấu kính là thấu kính hội tụ.
C. Không đủ yếu tố để kết luận về loại thấu
kính.
D. Thấu kính là thấu kính phân kì.
Câu 16: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có
tiêu cự f=16cm. Có thể thu được ảnh nhỏ hơn vật tạo bởi thấu kính này khi đặt
vật cách thấu kính bao nhiêu?
Chọn câu trả lời đúng:
A. 48 cm.
B. 16 cm.
C. 8 cm.
D. 32 cm.
Câu 17: Qua thấu kính hội tụ, vật AB có ảnh là A'B' có độ lớn bằng vật. Hỏi
tiêu cự của thấu kính trên bằng bao nhiêu? biết rằng ảnh A'B' cách thấu kính một

khoảng d' = 8 cm.
Chọn câu trả lời đúng:
A. f = 8 cm.
B. f = 3 cm.
C. f = 1 cm.
15
“Kinh nghiệm giải toán quang hình học”
D. f = 4 cm.
Câu 18: Một vật AB cao 2 cm được đặt trước một thấu kính hội tụ. Thấu kính
này cho một ảnh thật lớn hơn vật hai lần và cách thấu kính 30 cm. Hỏi tiêu cự
của thấu kính hội tụ là bao nhiêu?
Chọn câu trả lời đúng:
A. 15 cm.
B. 10 cm.
C. 30 cm.
D. 5 cm.
Câu 19: Người ta đặt một vật AB cách một bức màn 5m và muốn chiếu lên màn
một ảnh thật lớn hơn vật bốn lần. Hỏi phải đặt một thấu kính hội tụ cách màn
bao nhiêu?
Chọn câu trả lời đúng:
A. 2m.
B. 6m.
C. 4m.
D. 8m.
Câu 20: Một vật AB đặt trước một thấu kính phân kì cho một ảnh nhỏ hơn vật
ba lần và cách thấu kính 10 cm. Hỏi vật đặt cách thấu kính bao nhiêu?
Chọn câu trả lời đúng:
A. 60 cm.
B. 40 cm.
C. 20 cm.

D. 30 cm.
Nhận xét: Sau khi học sinh làm xong các bài trắc nghiệm trên, một số em chưa
đạt điểm tối đa vì dạng bài này chỉ dành cho học sinh khá giỏi, tuy nhiên qua
16
“Kinh nghiệm giải toán quang hình học”
sửa bài thì đa số học sinh đã được ôn tập và cũng cố kiến thức của mình một
cách vững vàng hơn.
IV. KẾT QUẢ.
Qua cách dạy theo nội dung và phương pháp như trên tôi thấy đa số học
sinh nắm được kiến thức cơ bản, khi chưa dạy theo nội dung trên thì từng bài
học sinh phải tìm ra các tam giác đồng dạng rồi đưa ra tỷ lệ rất tốn thời gian,
một số học sinh áp dụng được công thức
1 1 1
f 'd d
= +
nhưng khi được hỏi tại sao
lại có công thức trên thì không biết chứng minh, điều này không hợp lí.
Trước khi đưa nội dung trên vào giảng dạy, tôi thấy chỉ có học sinh khá,
giỏi mới có thể làm được. Hiện nay, một em học sinh có học lực trung bình cũng
có thể tự tin áp dụng các công thức trên để giải bài tập.
Tóm lại, dạy học theo những nội dung trên tôi thấy thu được các kết quả
như sau:
+ Học sinh nắm được kiến thức cơ bản một cách chắc chắn.
+ Áp dụng được cho mọi đối tượng học sinh.
+ Tiết kiệm thời gian.
+ Chất lượng được nâng cao.
*Bảng số liệu thống kê khi chưa áp dụng và khi đã áp dụng các kiến
thức trên vào giảng dạy ở các lớp có mức học trung bình.
Lớp 9/4 năm học 2010-2011 ( Điểm kiểm tra phần qung học)
Sĩ số

Điểm
Dưới TB Tỷ lệ Trên TB Tỷ lệ
37 15 40.1% 22 59.4%
Lớp 9/2 năm học 2011-2012 ( Điểm kiểm tra phần qung học)
Sĩ số
Điểm
Dưới TB Tỷ lệ Trên TB Tỷ lệ
41 7 17% 34 83%
Nhận xét: Như vậy qua quá trình áp dụng các kiến thứ trên vào thực tế
giảng dạy ở các lớp có mức học trung bình thì tỷ lệ học sinh dưới trung bình
giảm và tỷ lệ trên trung bình tăng lên.
IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Để cho học sinh nắm vững được nội dung kiến thức và áp dụng vào thực tế
làm bài tập là một điều tương đối khó đối với các lớp học có đối tượng học sinh
có học lực chủ yếu là trung bình và yếu.
Người giáo viên phải tích cực tìm tòi hơn nữa để giúp cho học sinh đạt kết
quả cao trong học tập bằng cách đưa ra những vấn đề để học sinh áp dụng làm
bài tập một cách nhanh nhất.
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm xoay quanh ba vấn đề:
+ Tổng hợp kiến thức về các đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính.
+ Đưa ra các dạng bài tập để chứng minh và đưa ra công thức áp dụng.
+ Cho bài tập áp dụng để học sinh rèn luyện củng cố kiến thức.
17
“Kinh nghiệm giải toán quang hình học”
2. Khuyến nghị
+ Vì là một giáo viên trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều nên khi dùng từ “sáng
kiến kinh nghiệm” tôi thấy không hợp lí, đề nghị hội đồng bộ môn xem xét.
+ Trong ngành cần triển khai và thống nhất cách làm sáng kiến kinh
nghiệm vì qua tham khảo tôi thấy mỗi thầy cô, mỗi bộ môn, mỗi vùng thì có

cách viết khác nhau.
+ Cần có một số thầy cô có kinh nghiệm hướng dẫn cho các giáo viên trẻ.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
− Phần mềm powerpoint.
− Bộ đĩa thí nghiệm vật lý chứng minh dành cho phổ thông trung học
− Chương III: Quang Học – Môn vật lý 9
− Sách giáo viên lý 9./.
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Tổ trưởng

Tân phú, ngày 25 tháng 02 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết
Vũ Đức Dương
18

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×