Tải bản đầy đủ (.ppt) (11 trang)

bài giảng dự thi giáo viên dạy giỏi cấp trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.54 KB, 11 trang )

Dự thi giảng viên dạy giỏi cấp trường
Năm học 2013-2014
Người thực hiện: Dương Đình Thắng
Khoa Giáo dục Trung học cơ sở
VI. Nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường THCS (Tiết 29-30)
* Kiểm tra bài cũ:
Giải thích sơ đồ Đai Ri trong dạy học lịch sử ở trường THCS
32
21
-
Đây là sơ đồ giải quyết mối quan hệ giữa nội dung bài giảng và nội dung SGK.
-
Ô số 2: Chỉ nội dung kiến thức vừa có trong bài giảng, vừa có trong SGK.
-
Ô số 1: Chỉ phần tài liệu không có trong SGK nhưng có trong bài giảng.
-
Ô số 3: Chỉ nội dung có trong SGK không có trong bài giảng, học sinh tự học ở
nhà.
VI. Nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường THCS (Tiết 29-30)
* Giới thiệu nội dung tiết học:
1. Quan niệm về hiệu quả bài học lịch sử.
2. Thực trạng hiệu quả bài học lịch sử hiện nay ở trường THCS.
3. Một số biện pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.
VI. Nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường THCS (Tiết 29-30)
* Quan niệm 1: Xem xét hiệu quả bài học ở mức độ tiếp nhận
kiến thức của học sinh: Phiến diện.
-
Nắm kiến thức:
HS phải nắm vững, hiểu sâu các kiến thức cơ bản của bài học
ngay tại lớp. Đây là yêu cầu quan trọng nhất của việc xem xét
hiệu quả bài học.



*Quan niệm 2: Từ quan điểm tổng hợp: Hiệu quả bài học được
xem xét ở 3 mặt: Nắm kiến thức, giáo dục và phát triển học sinh:
Đáp ứng được yêu cầu chức năng nhiệm vụ bộ môn.
1. Quan niệm về hiệu quả bài học lịch sử.
Ví dụ: Khi dạy bài: Tổ chức nhà nước thời Lê (LS lớp 7), học
sinh phải nắm vững ngay tại lớp các kiến thức như:
+ Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê: Trung ương, địa phương
và tính chất tập quyền cao độ.
+ Chính sách Ngụ binh ư nông trong tổ chức quân đội thời Lê.
+ Nội dung cơ bản và những điểm tiến bộ trong bộ luật Hồng Đức
( Lê triều hình luật).
- Hiệu quả phát triển toàn diện học sinh:
+ Phát triển năng lực nhận thức: tri giác, trí nhớ, tưởng tượng,
tư duy…
+ Phát triển các kỹ năng, kỹ xảo: Phân tích, so sánh, tổng hợp,
khái quát và kỹ năng thực hành bộ môn.

- Hiệu quả giáo dục: Đánh giá hiệu quả giáo dục của bài học:
+ Xúc cảm trước sự kiện lịch sử của HS
+ Kỹ năng đánh giá biểu tượng và nhân vật LS.
+ Kỹ năng vận dụng kiến thức LS.

2. Thực trạng hiệu quả bài học lịch sử hiện nay ở trường THCS
* Thực trạng:
- Nội dung bài học còn dàn trải, chỉ chú trọng tới cung cấp kiến
thức, chưa chú trọng tới giáo dục và phát triển HS.
- Các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử chưa được trình bày cụ
thể, sinh động, gợi cảm.
- Hoạt động nhận thức của học sinh chưa được chú trọng.

3. Một số biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả bài học lịch sử:
Bao gồm: 4 biện pháp
- Xác định nội dung bài học phải đảm bảo tính khoa học, vừa sức.
- Phát triển các năng lực nhận thức độc lập của học sinh.
- Trình bày hình ảnh để tái tạo và gây xúc cảm lịch sử cho học sinh.
- Sử dụng hợp lý, kết hợp nhuần nhuyễn đa dạng các PPDH.
a/ Xác định nội dung bài học phải đảm bảo tính khoa học, vừa sức.
-
Nội dung bài học đảm bảo tính khoa học:
+ Bài học phải xác định các sự kiện cơ bản, chính xác nhất, rõ ràng
nhất để tạo điều kiện hình thành cơ sở cho việc hiểu biết lịch sử của
học sinh.
Sự kiện cơ bản là sự kiện đó đủ vẽ lên bức tranh quá khứ một cách
chân thực giúp HS phân biệt được giai đoạn LS này với giai đoạn LS
khác
VD: Trong KC chống Tống thế kỷ XI: Tiên phát chế nhân, cuộc
chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt.
+ Đánh giá, giải thích, tìm ra bản chất, mối quan hệ nhân quả, sự
phát triển có tính qui luật của sự kiện, hiện tượng lịch sử, đặc
biệt là đánh giá nhân vật LS.
VD1: Đánh giá các cải cách của Hồ Quí Ly cuối thế kỷ XIV đầu
thế kỷ XV.
VD2: Đánh giá sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự
phát triển của Cách mạng Việt Nam.
*Tính KH và tính vừa sức trong bài học có mối quan hệ hữu cơ
với nhau.
+ Lựa chọn nội dung bài học đảm bảo tính khoa học cũng đồng thời
đảm bảo tính vừa sức.
+ Đảm bảo tính vừa sức trong bài học tức là yêu cầu nội dung bài
học phải đảm bảo tính khoa học.

- Nội dung bài học đảm bảo tính vừa sức
+ Xác định nội dung bài học phù hợp với chương trình ở mỗi
lớp, mỗi cấp học.
VD: Với HS lớp 7 không nên đưa vào các khái niệm như: “Phong
kiến hoá”, “Chế độ phong kiến”
+ Biểu hiện của tính vừa sức còn ở chỗ HS hiểu bài, có hứng thú,
hoạt động tư duy được kích thích.
* Giao nhiệm vụ tự học cho sinh viên:
- Xác định các kiến thức cơ bản cần hình thành cho HS
trong các bài học LS ở lớp 7, lớp 8 trong thời gian đi TTSP (Các
bài dạy ở trường THCS trong tháng 2 -3/2014).
- Đọc trước giáo trình phần viết về các biện pháp nâng
cao hiệu quả bài học ở trường THCS, xem thêm ở tập san số 1
của nhà trường bài: Tăng cường tính hình ảnh khi trình bày các
sự kiện, hiện tượng lịch sử - biện pháp quan trọng để nâng cao
hiệu quả bài học lịch sử.

×