1
KẾT CẤU NHÀ CAO TẦNG
CHUYÊN ĐỀ:
GIẢI PHÁP KẾT CẤU BAO CHE
NHÀ CAO TẦNG
CÁC THÀNH VIÊN THỰC HIỆN:
(NHÓM 8)
NGUYỄN MẠNH TRƯỜNG
NGUYỄN NHẬT TRƯỜNG
PHẠM HỒNG TRƯỜNG
ĐOÀN VĂN NHỰT TRƯỜNG
BÙI MINH TÚ
VÕ HẢI TUẤN
NGUYỄN NGỌC LINH
Trong thời đại hiện nay, thành phố phát triển dựa trên cơ sở của
các yếu tố đô thị hiện đại, mà công trình cao tầng là một trong các
yếu tố đó. Ưu điểm của loại hình nhà cao tầng là sự đầu tư xây dựng
với mức tài chính hợp lý, tạo lợi nhuận tối đa, tận dụng và tiết kiệm
đất đai xây dựng.
Ngày nay, ngoài việc đáp ứng và thể hiện được chức năng công
trình thì hình thức kiến trúc mặt đứng công trình cao tầng còn phải
đạt được nhu cầu về “thời trang” và phải đáp ứng yêu cầu phù hợp
với môi trường cảnh quan, đặc biệt là khí hậu khu vực (để mang tính
địa phương, gìn giữ bản sắc kiến trúc) theo xu hướng tiết kiệm năng
lượng.
Vật liệu xây dựng ngày càng phong phú hơn giúp cho các nhà
thiết kế, các kiến trúc sư có nhiều sự lựa chọn cho giải pháp kiến trúc
- nội thất cũng như giải pháp kỹ thuật.
LỜI NÓI ĐẦU
2
Mặt đứng công trình là sự nơi thể hiện sự sáng tạo kiến trúc, tạo
nên hình ảnh của công trình. Đối với đô thị hiện đại, công nghệ thi
công tiên tiến, vật liệu phong phú và đa dạng thì yêu cầu về tính thẩm
mỹ của công trình kiến trúc mang tính biểu hiện ngày càng đòi hỏi ở
mức cao hơn.
Việc phát triển công nghệ trong kết cấu xây dựng bằng vật liệu
và lý thuyết kết cấu, mà trong đó kết cấu bê tông cốt thép và kết cấu
thép đã giải phóng các bức tường nặng nề, cùng những yêu cầu công
nghiệp hoá xây dựng, đã là điều kiện cho các loại vật liệu bao che
cùng phát triển, làm đa dạng cho bộ mặt của công trình kiến trúc.
I/ Vai trò của kết cấu bao che trong tòa nhà cao tầng
Trong cuộc sống hiện nay, hệ thống bao che trong các dự án
nhà cao tầng trở nên ngày càng quan trọng hơn xét trên các mặt như:
công năng, thẩm mỹ, giá thành. Riêng về mặt kinh tế, giá thành của hệ
thống bao che có thể lên tới 30% tổng giá thành xây dựng của một
công trình cao tầng.
Với sự phát triển của kinh tế trong nước, các khu đô thị, khu
công nghiệp mới liên tục được mở rộng xây dựng. Vì thế, nhu cầu vật
liệu xây dựng là rất lớn, đặc biệt là những sản phẩm chất lượng, công
nghệ cao.
Ví dụ như vật liệu kính hiện đại đã góp phần thay đổi bộ mặt
kiến trúc, hỗ trợ rất lớn cho kiến trúc sư trong sáng tạo không gian,
hình khối kiến trúc đa dạng, tạo cảm giác nhẹ nhàng bay bổng.
3
II/ Các loại kết cấu bao che nhà cao tầng, ưu và nhược điểm:
Các loại kết cấu bao che nhà cao tầng gồm có:
- Vật liệu xây dựng không nung (Gạch Block, gạch bê tông bọt khí,
gạch xi măng – cốt liệu, tường thạch cao, tường panel bê tông nhẹ…);
- Khung kính;
- Gạch xây dựng đất sét nung, gạch tuynel;
- Các loại kết cấu bao che kết hợp (Kính+ gạch, kính + vách, kính + vật
liệu không nung….);
II.1/ Gạch xây dựng không nung:
-Vật liệu sử dụng cho tường xây gạch nhẹ là các loại gạch blook, bê
tông khí…
- Khối xây bằng blook và gạch nhẹ được thi công với vữa xây xi măng
cát thông thường hoặc với vữa dán khô trộn sẵn. Trát, ốp hoàn thiện bề
mặt khối xây được tiến hành tương tự như đối với khối xây gạch đất sét
nung.
- Chiều dày tường xây block, gạch nhẹ được chỉ định theo yêu cầu cách
nhiệt. Các tính toán cho thấy, với cùng khả năng cách nhiệt, chiều dày
tường sử dụng block, gạch nhẹ có thể giảm từ 1/3 đến 1/2 so với gạch
đất sét nung.
- Sau đây nhóm xin giới thiệu bảng so sánh gạch nhẹ và gạch đất nung
như sau:
4
STT
THÔNG SỐ
GẠCH NUNG
GẠCH NHẸ
ƯU ĐIỂM CỦA
GẠCH NHẸ SO
VỚI GẠCH
NUNG
1
Công nghệ SX
Dùng lớp đất nông
nghiệp, tạo ô
nhiễm môi trường
Xi măng, tro
bay, cát, nước,
phụ gia (trộn
đều)
Tốt cho môi
trường; Không ô
nhiễm, gạch nhẹ
có thể SX tại
công trường
2
Tỷ trọng
(kg/m3)
1800
600-900
Nhẹ hơn, giảm
thép kết cấu
móng đến 15%
3
Số viên
gạch/m3
721 viên kích
thước tiêu chuẩn
6x10.5x22 cm
125 viên kích
thước 8x30x60
cm
Tốn ít vữa xây và
rút ngắn thời gian
xây.
4
Số lượng
(viên/1m2)
75 viên
5,5 viên
1 viên gạch nhẹ =
13 viên gạch đất
nung và xây
nhanh hơn gạch
nung.
STT
THÔNG SỐ
GẠCH NUNG
GẠCH
NHẸ
ƯU ĐIỂM CỦA
GẠCH NHẸ SO
VỚI GẠCH
NUNG
5
Trọng lượng
gạch /m2
tường(chưa
tính vữa xây)
187.5 kg
82 kg
Gạch ống đất nung
nặng hơn 200%
6
Trọng
lượng/m2
tường xây tô
(kg)
260 kg
110 kg
Giảm hơn phân nửa
trọng lượng tường.
7
Dẫn nhiệt
(W/2mk)
0.814
0.151
Cách nhiệt và lanh
tốt hơn, tiết kiệm
điện, giảm chi phí
điện cho máy lạnh
đến 50%
8
Cách âm (db)
28
43
Cách âm tốt hơn,
giảm ồn do các
thiết bị bên ngoài
5
STT
THÔNG SỐ
GẠCH NUNG
GẠCH
NHẸ
ƯU ĐIỂM CỦA
GẠCH NHẸ SO
VỚI GẠCH
NUNG
9
Chống cháy
1-2 giờ
4 giờ
Chống cháy tốt hơn
10
Độ chính xác
chiều dày gạch
Không tiêu chuẩn
± 1
Chính xác cao hơn
gạch nung
11
Lắp ráp đường
điện nước…
Khó khăn
Dễ dàng
Thao tác nhanh, dễ
dàng
12
Tốc độ xây
trong 1 ngày
(m2/ngày)
12-14
30
Tốc độ xây nhanh
gấp đôi để hoàn tất
tường.
- Hiện nay Bộ xây dựng đã ban hành thông tư 09/2012/TT-BXD quy định
và khuyến khích sử dụng vật liệu không nung trong các công trình xây
dựng, Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm
2013. Trích “Điều 2. Các công trình xây dựng bắt buộc sử dụng vật liệu
xây không nung” theo thông tư như sau:
+ Tại các đô thị loại 3 trở lên phải sử dụng 100% vật liệu xây không nung
kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực
+ Tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không
nung kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết năm 2015, sau năm
2015 phải sử dụng 100%.
+ Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn,
từ nay đến năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 30% và sau năm 2015 phải sử
dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung loại nhẹ trong tổng số vật liệu
xây (tính theo thể tích khối xây)
Trích “Điều 3. Khuyến khích sử dụng vật liệu xây không nung trong các
công trình xây dựng” như sau:
Khuyến khích sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây
dựng không phân biệt nguồn vốn, không phân biệt khu vực đô thị, không
phân biệt số tầng.
6
Vì thế theo thời gian thì vật liệu không nung sẽ dần thay thế vật liệu đất
sét nung, gạch tuynel.
Phạm vi áp dụng:
-Vật liệu khung nung sử dụng cho các công trình cao tầng để giảm tải
trọng cho công trình. Xây dựng các công trình trên nền đất yếu, các
công trình ở vùng sông nước như Miền Tây Nam Bộ.
Ví dụ về một số Quốc gia trên thế giới dùng vật liệu nhẹ:
- Những năm đầu của thế kỷ 20, Hoa Kỳ, Liên Xô, Nhật Bản, Đan
Mạch, Anh và một số nước khác đã triển khai nghiên cứu để phát triển
cốt liệu nhẹ nhân tạo và hết sức tận dụng cốt liệu nhẹ thiên nhiên, cũng
như áp dụng cốt liệu phế thải công nghiệp.
-Ở Australia, năm 1968 tại Sidney đã hoàn thành một ngôi nhà 50 tầng
cao 183 m có dáng hình viên trụ đường kính 41,15m. Toàn bộ kết cấu
của 8 tầng bên trên sử dụng loại cốt liệu nhẹ có tính trương nở để đúc
bê tông cường độ bình quân đạt 32 MPa. Người ta đã dùng phương
pháp ván khuôn trượt để thi công ngôi nhà đó; cứ 5 ngày lên được 1
tầng.
- Ở Hoa Kỳ, tại Chicago đã xây dựng toà tháp đôi Marina 64 tầng; ở
Nam Phi tại Giohannesbớc đã xây dựng toà nhà ngân hàng tiêu chuẩn
32 tầng đều sử dụng cốt liệu kêzamzit để đúc bê tông.
- Ở Nhật Bản, Liên Xô, Pháp, người ta cũng đã sử dụng kêzamzit làm
cốt liệu để làm bê tông nhẹ xây dựng những ngôi nhà cao tầng trên dưới
20 tầng.
-Ở Trung Quốc, từ năm 1956, người ta đã nghiên cứu sử dụng nhiều
loại cốt liệu nhẹ như kêzamit đất sét, kêzamit than bột, đá bọt, xỉ núi
lửa, than xỉ trương nở chủ yếu để làm tường ngoài và tường chịu lực
Ưu điểm:
- Nhẹ nên giảm tải trọng rất nhiều, giảm chi phí làm móng và hệ thống
kết cấu cho nhà cao tầng.
- Gạch thích hợp xây nhà cao tầng, cơi nới tầng, vách ngăn, công trình
trên nền đất yếu.
- Tính năng cách âm, cách nhiệt rất tốt.
- Không thấm nước, nhẹ hơn gấp 2 lần so với gạch ống (có thể nổi trên
mặt nước); Chống cháy rất tốt.
7
Ưu điểm:
- Không độc hại; Thi công nhanh, đơn giản.
- Tường sử dụng bê tông nhẹ còn có tác dụng thẩm thấu và điều hoà
không khí trong phòng, giảm tải trọng cho toàn bộ công trình nhưng
vẫn giữ được sự chắc chắn.
- Ngoài ra loại vật liệu này còn có ưu điểm thân thiện với môi trường từ
sản xuất tới tiêu thụ, không độc hại và có thể tái sản xuất dễ dàng.
Nhược điểm:
- Gạch không nung, bê tông bọt khí, gạch blook, gạch siêu nhẹ vẫn còn
có những hạn chế nhất định, như khả năng chịu lực theo phương ngang
yếu, không linh hoạt khi thiết kế kiến trúc với nhiều góc cạnh, do các
tấm xốp và lưới thép làm sẵn không thể uốn cong.
- Cường độ chịu lực kém hơn so với vật liệu khác.
- Tuy nhiên, để thay thế tính phổ biến của gạch nung, tâm lý của người
sử dụng, gạch nhẹ vẫn cần phải có một thời gian dài để thâm nhập vào
thực tiễn và thay thế hoàn toàn cho sản phẩm gạch nung, nên hiện nay
vẫn chưa được sử dụng rộng rãi.
- Tính an ninh không tốt, dễ bị đục phá.
Tòa nhà
Habico Tower
Công trình sử dụng gạch
không nung
8
Tòa nhà Lotte
Công trình sử dụng gạch
không nung
Sông Giá Resort – Hải Phòng
Công trình sử dụng gạch
không nung
9
Hình ảnh về gạch không nung
Hình ảnh về gạch không nung
10
Hình ảnh về gạch không nung
Hình ảnh về gạch không nung
11
Hình ảnh về gạch không nung
Hình ảnh về gạch không nung
12
Giới thiệu thêm về tường thạch cao:
- Một trong những phương pháp được nhiều chuyên gia đánh giá cao
trong việc tiết kiệm chi phí, thời gian thi công là thay tường gạch truyền
thống bằng vách thạch cao. Giải pháp giảm thiểu chi phí đối với công
trình nhà ở xã hội, nhà cao tầng vẫn còn là bài toán nan giải.
- Trong xu hướng phát triển mảng vật liệu không nung, nguyên liệu
thạch cao ở Việt nam đang có rất nhiều thuận lợi để phát triển. Tuy
nhiên, do ý thức làm tường nhà bằng gạch đã đi sâu vào tâm lý của
người dân, nên việc ứng dụng vật liệu này vẫn còn hạn chế. Trong khi
thực tế, với công nghệ sản xuất hiện đại như ngày nay, vật liệu thạch
cao còn có độ cứng, khả năng cách âm, cách nhiệt không thua kém gì
tường gạch
-Tấm thạch cao là một trong những vật liệu phổ biến dùng để làm trần
hoặc tường nội thất trong xây dựng gia dụng và thương mại. Vật liệu
này ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong xây dựng dân dụng và
công nghiệp do có đặc tính thi công nhanh gọn, tính thẩm mỹ cao,
không độc hại, không cháy, cách âm, cách nhiệt
Đặc tính:
- Bề mặt mịn, phẳng, đẹp mắt, dễ dàng trang trí và có độ cứng tốt.
- Dễ dàng ghép nối các tấm lại với nhau, tường nhà và trần sẽ rất phẳng
mịn. Hơn nữa vì bề mặt của tấm thạch cao mịn láng hơn tất cả các loại
tường bê tông nên nó tạo cho ngôi nhà một dáng vẻ vượt trội.
-Sau khi hoàn tất trang trí, có thể sử dụng sơn tay hay sơn xịt hoặc các
loại trang trí khác như giấy dán tường hoặc gạch trang trí.
- Đặc tính hữu cơ của tấm thạch cao là mềm dẻo nên không bị nứt dù
được sử dụng một thời gian dài, đó là một lợi thế đáng kể trong việc sử
dụng tấm thạch cao cho các công trình xây dựng.
- Tấm thạch cao cũng có thể dễ dàng ứng dụng cho các trần nhà và
tường có độ cong vênh.
- Khả năng cách nhiệt, cách âm, chống cháy tốt. Nó không hấp thụ độ
nóng và tỷ lệ dẫn nhiệt thấp hơn so với các vật liệu khác như bê tông,
gạch kính
13
CẤU TẠO TẤM THẠCH CAO
Vách thạch cao có khả năng cách nhiệt vượt trội tường gạch.
14
Mô hình mặt cắt vách thạch cao.
Công trình
Keangnam
Hanoi dự
kiến các
bức tường
sẽ được lắp
đặt bằng
vách thạch
cao
15
II.2/ Vật liệu kính:
- Trong cuộc sống hiện đại, kính ngày càng được sử dụng nhiều. Vẻ đẹp
và công dụng của sản phẩm này cũng phản ánh một căn nhà hiện đại, sự
tiện lợi tối ưu cho người sử dụng.
- Kính xây dựng là sản phẩm có nhiều tính năng ưu việt nên được sử
dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng và đời sống xã hội, việc
hiểu rõ công dụng của kính và biết áp dụng đúng sẽ tăng giá trị và nét
thẩm mỹ của căn nhà, của công trình.
-Việc sử dụng kính rất hữu ích bởi nó phát tán ánh sáng mặt trời một
cách trực tiếp vào ngôi nhà. Kính có thể làm cho ngôi nhà trông rộng rãi
hơn. Những ngôi nhà trước đây sử dụng kính cho hầu hết không gian đã
mang dòng chảy tự nhiên từ ngoài vào trong để đem đến sự bình yên
cũng như sự sáng sủa cho ngôi nhà.
- Cùng với tốc độ phát triển không ngừng của công nghệ vật liệu, thì vật
liệu kính cũng có rất nhiều thay đổi về chủng loại, kiểu dáng và màu sắc
có thể đáp ứng trong thiết kế nội và ngoại thất công trình rất phong phú
và đa dạng.
-Ngày nay những toà nhà chọc trời thường được đặt ở những khu đất
đắt đỏ, như ở trung tâm của những thành phố lớn. Chúng được xây
dựng không chỉ vì mục đích kinh tế, mà còn được xem như biểu tượng
về sức mạnh kinh tế của mỗi thành phố, giống như vai trò của
những ngôi đền hoặc cung điện, lâu đài trong quá khứ.
- Trong một số trường hợp đặc biệt, chiều cao của một toà nhà chọc trời
được lựa chọn không chỉ xuất phát từ nhu cầu sử dụng mà còn nhằm
làm nổi bật nét đặc sắc và giúp quảng bá hình ảnh và sức mạnh của
thành phố (Xem hình Slide sau)
- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kính để sử dụng trong xây
dựng, ví dụ như:
+ Kính dán an toàn nhiều lớp;
+ Kính cách âm, cách nhiệt;
+ Kính cường lực;
+ Kính phản quang;
+ Kính hộp, kính tấm, vv…
16
- Tùy theo thiết kế kiến trúc của công trình mà vách kính có nẹp ngang
và nẹp dọc, khung xương hay không, có nan nhôm trang trí hay không.
17
Ưu điểm:
- Giảm tải trọng, giảm diện tích chiếm mặt sàn, chịu được các điều kiện
thời tiết, chống thấm tuyệt đối ở bề mặt, cho ánh sáng xuyên qua.
-Kính còn được dùng làm vách ngăn bên trong thay tường truyền thống,
đặc biệt trong các không gian văn phòng làm việc, không gian công
cộng như bảo tàng, trung tâm thương mại, nhà ga hàng không, nhà
hàng…
- Kính đóng vai trò phân định không gian chức năng, định tuyến giao
thông nhưng không hạn chế tầm nhìn, không cản ánh sáng. Sử dụng
kính ngăn chia hợp lý sẽ làm rộng không gian về mặt thị giác và tạo nên
những hiệu quả ánh sáng hữu dụng và thẩm mỹ cao.
- Với các toà nhà cao tầng có nhiều diện tích vách tiếp xúc trực tiếp với
ánh nắng mặt trời thì chi phí điện năng cho hệ thống điều hoà, thông gió
nhằm ổn định điều kiện không khí trong toà nhà rất lớn, ngăn chặn các
tia tử ngoại, tránh tác động của gió và khí độc, đón nguồn năng lượng tự
nhiên.
- Việc sử dụng cửa nhôm và vách nhôm kính lớn với hộp kính cách âm,
cách nhiệt, kính an toàn… là giải pháp chính trong việc tiết kiệm điện
năng.
Nhược điểm:
- Trước hết kính tạo nên hiệu ứng lồng kính, làm tăng nhiệt ở môi
trường bên trong. Hệ quả của việc này là phải dùng máy lạnh, gây tiêu
tốn năng lượng và ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Việc thi công, lắp
đặt và sử dụng, vận hành với vật liệu kính cũng gây ra nhiều rủi ro (vỡ)
với chính công trình và người sử dụng.
- Bên cạnh đó, việc điều chỉnh thiết kế, sửa chữa, cải tạo hay phá dỡ
cũng là một vấn đề không đơn giản với loại vật liệu này. Bởi các loại
kính được sử dụng làm kết cấu bao che, ngăn chia không thể tái sử dụng
với kích thước, quy cách khác được (không thể gia công cơ học như cắt,
khoan, mài). Và việc tái chế như một loại phế thải đòi hỏi chi phí cao,
việc tiêu huỷ càng khó. Kính xây dựng hiện nay cũng là một vấn nạn
với môi trường.
- Ðặc biệt khi xảy ra cháy nổ, khả năng chịu nhiệt của nó rất kém.
18
Công trình sử dụng vật liệu kính
Trung tâm Nghệ
thuật Phương
Đông
(Thượng Hải)
Trump
International
Hotel and Tower
19
Công trình sử dụng vật liệu kính
Công trình sử dụng vật liệu kính
20
Vách kính làm tường bao với kết cấu một góc nghiêng lớn
Vách kính làm tường bao với kết cấu một góc nghiêng lớn
21
Vincom
Center
TPHCM - tòa
nhà tiết kiệm
năng lượng
với giải pháp
sử dụng kính
Low-e
Kim tự tháp kính trong suốt nằm giữa quảng trường của bảo
tàng Louvre (Paris - Pháp).
22
Nhà chọc trời ở Chicago, Hoa
Kỳ. Tháp Willis Tower ở giữa
hình, cao 442m (1,450 feet)
với 108 tầng
Tháp Ngân hàng trung quốc ở
Vịnh Causeway, Hồng Kông
23
Tháp Tài chính quốc tế
Hồng Kông
Đài Bắc 101 được xem
như nhà chọc trời cao
nhất thế giới vào năm
2006
24
Tòa nhà Charmvit Grand
Plaza Hà Nội
Cao ốc Bitexco
(68 tầng+3 tầng
hầm)
Quận 1
TP.HCM
25
II.3/ Vật liệu gạch nung, gạch tuynel:
-Từ xưa tới nay vật liệu làm tường bao che trong các công trình xây
dựng ở Việt Nam chủ yếu sử dụng kết cấu gạch đá, gạch đất sét nung.
-Thành phần khối xây bao gồm các lớp gạch đá nằm chồng lên nhau.
Lớp vữa nằm giữa hai lớp gạch đá kề nhau. Một lớp xây bao gồm một
lớp gạch đá đi kèm với một mạch vữa nằm bên dưới, gạch thường có 2
loại là gạch gạch thẻ (gạch chỉ, gạch đinh) và gạch ống.
- Gạch được làm từ đất sét nung và rất đa dạng về màu sắc, bề mặt và
hình dạng. Công nghệ làm gạch có thể là thủ công, hay hiện đại như
tuynel. Màu của gạch có thể có được từ sét hoặc từ phụ gia. Trong cả
hai trường hợp, màu rất bền như bản thân viên gạch vậy.
- Gạch dùng để xây tường, vách công trình. Tường có thể tường đơn
hay tường đôi. Tường đôi chống thấm tốt hơn nhưng tốn nhiều gạch
hơn. Gạch xây có thể có lỗ (2 lỗ, 3 lỗ, 4 lỗ, 6 lỗ hoặc gạch đặc). Gạch
đặc ít thấm nước và cứng hơn (mác cao hơn) gạch có lỗ.
- Gạch xây bằng đất sét nung cao cấp tuynel nhẹ, chống thấm tốt, giá
thành rẻ. Cùng với sự ưa chuộng gạch đất sét nung còn có nhiều lợi ích
về thẩm mỹ và kinh tế khác làm cho bộ sưu tập gạch không chỉ là sự lựa
chọn đẹp nhất và còn thiết thực nhất.
-Gạch dùng để xây tường, vách công trình. Với sự phát triển của công
nghệ, gạch đất sét nung không còn được sản xuất bởi các lò gạch thủ
công đầy ô nhiễm mà đã được thay thế bằng công nghệ tuynel với năng
lực sản xuất cao hơn, ít ô nhiễm hơn. Gạch đất sét nung sử dụng công
nghệ tuynel được đánh giá là một sản phẩm cho môi trường bền vững.
-Gạch đất sét nung tuynel với màu sắc đỏ đặc trưng giúp tôn lên vẻ đẹp
sang trọng & cổ kính của ngôi nhà đồng thời thể hiện tốt phong cách
của người chủ. Hơn nữa sản phẩm gạch tuynel được sản xuất với nhiều
kiểu dáng, màu sắc và kết cấu khác nhau giúp truyền cảm hứng cho trí
tưởng tượng của nhà thiết kế và chủ nhà nhằm góp phần tạo nên một
mái ấm mơ ước.