Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương mại trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang thị trường EU của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.65 KB, 53 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Đỗ Minh Sơn
NỘI DUNG
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Các từ viết tắt tiếng Anh
STT KÍ HIỆU NGHĨA ĐẦY ĐỦ
Tiếng Anh Tiếng Việt
01 ASEAN Association of South East
Asian Nations
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
02 BRC British Retail Consortium Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
của Hiệp hội các nhà bán lẻ Anh
03 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
04 GMP Good Manufacturing
Pratice
Tiêu chuẩn Thực hành tốt Sản
xuất
05 GSP General System of
Preferences
Chế độ thuế quan ưu đãi phổ
cập
06 HACCP Hazard Analysis on Critical
Control Point
Tiêu chuẩn phân tích mối nguy
hiểm tại điểm kiểm soát giới hạn
trọng yếu
07 IT Information Technology Tin học
08 PR Public Relations Quan hệ công chúng
09 ROA Return on total assets Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản
10 ROE Return on common equyty Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn
chủ sở hữu


11 SSOP Sanitation Standard
Operating Procedures
Kiểm soát chất thải
Các từ viết tắt tiếng Việt
STT KÍ HIỆU NGHĨA ĐẦY ĐỦ
01 TTQT Thanh toán quốc tế
02 XNK Xuất nhập khẩu
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
A. DANH MỤC CÁC BẢNG
STT TÊN BẢNG SỐ TRANG
Bảng 1.1 Cơ cấu lao động 15
Bảng 1.2 Tình hình sử dụng mặt bằng của công ty 18
Bảng 1.3 Cơ sở vật chất - kĩ thuật của công ty 18,19
Bảng 1.4 Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2010-2012 20,21
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu của công ty 23
Bảng 2.2 Cơ cấu xuất khẩu thủy sản của công ty năm 2012 23
Bảng 2.3 Tình hình xuất khẩu các mặt hàng của công ty 27
SVTH: Thái Thị Thu Hương
1
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Đỗ Minh Sơn
Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty sang thị
trường EU
27
Bảng 2.5 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU 28
Bảng 3.1 Mục tiêu xác định thị trường chính của công ty năm
2013
43
Bảng 3.2 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty đến năm 2015 43
B. DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ

STT TÊN ĐỒ THỊ SỐ TRANG
Đồ thị 1.1 Phân theo giới tính 16
Đồ thị 1.2 Phân theo tính chất công việc 16
Đồ thị 1.3 Phân theo trình độ chuyên môn và nghiệp vụ 17
Đồ thị 2.1 Cơ cấu xuất khẩu thủy sản của công ty năm 2010 24
Đồ thị 2.2 Cơ cấu xuất khẩu thủy sản của công ty năm 2011 24
C. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
STT TÊN SƠ ĐỒ SỐ TRANG
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần XNK thủy sản
miền Trung
16
SVTH: Thái Thị Thu Hương
2
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Đỗ Minh Sơn
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cơ chế thị trường hiện nay thì giá cả được hình thành trên mối quan
hệ cung – cầu, cạnh tranh là vấn đề bất khả kháng đối với các công ty. Đặc biệt do sự
vận động của môi trường kinh doanh trên thị trường thường xuyên xuất hiện những
cơ hội kinh doanh mới đồng thời có thể làm mất đi các cơ hội kinh doanh hiện có của
công ty. Để thích ứng với cơ chế mới này thì cần phải vận dụng marketing vào hoạt
động sản xuất kinh doanh nói chung và các hoạt động thương mại nói riêng. Và để đạt
được mục tiêu trong kinh doanh thì ngoài những biện pháp cần thiết, công ty cần
thực hiện tốt những hoạt động trong xúc tiến thương mại. Có nhiều định nghĩa khác
nhau về xúc tiến, trong luật thương mại hoạt động xúc tiến được hiểu là hoạt động
nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại.
Các hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm: quảng cáo; bán hàng trực tiếp; khuyến
mãi; quan hệ công chúng; trưng bày, giới thiệu hàng hóa và dịch vụ; hội chợ, triển
lãm thương mại.
Hoạt động xúc tiến thương mại được xem là cầu nối giúp các công ty quảng bá sản

phẩm, thương hiệu nhằm chinh phục người tiêu dùng trong và ngoài nước. Từ định
nghĩa trên đây có thể suy rộng ra xúc tiến xuất khẩu là hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc
đẩy cơ hội xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ra nước ngoài. Tuy hoạt động xúc tiến xuất
khẩu của Việt Nam đã được tăng cường, nhưng chúng chưa thực sự trở thành công cụ
hữu hiệu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. Trên thực tế, nước ta còn thiếu một mạng lưới tổ
chức xúc tiến xuất khẩu quốc gia hoạt động có hiệu quả, một hệ thống cơ sở hạ tầng
đồng bộ phục vụ cho hoạt động xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu (các sàn giao dịch
hàng hoá, các trung tâm hội chợ, triển lãm với quy mô lớn, phương tiện thiết bị hiện
đại, ).
Đối với hoạt động xúc tiến xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản
miền Trung nói riêng thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của công ty nhìn chung đạt ở
mức cao, nhưng mang tính không ổn định. Xét theo góc độ thị trường, EU được đánh
giá là một thị trường lớn và nhiều tiềm năng cho công ty, kim ngạch xuất khẩu sang
thị trường này mỗi năm chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên nhìn
chung thì kim ngạch xuất khẩu sang EU của công ty tăng lên không đáng kể hơn nữa
SVTH: Thái Thị Thu Hương
3
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Đỗ Minh Sơn
chất lượng sản phẩm của công ty cũng không nổi trội hơn so với các đối thủ khác vì
vậy ngoài sự hỗ trợ của Chính phủ và hiệp hội ngành thủy sản Việt Nam, thì công ty
cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc hoàn thiện chính sách xúc tiến của mình để có thể
nâng cao sản lượng, doanh thu cũng như quảng bá thương hiệu của mình xuất khẩu
vào một “thị trường khó tính” như EU.
Với những lý do nêu trên, đề tài “Hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương
mại trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang thị trường EU của công ty
cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung” đã được chọn để nghiên cứu với
mục đích làm rõ thực trạng của hoạt động kinh doanh của công ty và các hoạt động
xúc tiến xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU của công ty cổ phần xuất nhập khẩu
thủy sản miền Trung. Từ đó đề ra các giải pháp khoa học nhằm đẩy mạnh và nâng cao

hiệu quả của hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU của công ty.
Để hoàn thiện các chính sách xúc tiến thì đề tài cần phải:
- Tìm hiểu được tình hình kinh doanh và thực trạng về hoạt động xúc tiến sang
thị trường EU của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung.
- Tìm hiểu được những khó khăn, thuận lợi của hoạt động xúc tiến xuất khẩu
sang thị trường EU.
- Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang
thị trường EU.
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: tìm hiểu các hoạt động xúc tiến
của công ty, dúng phương pháp phân tích số liệu, quan sát và trao đổi với các nhân
viên của công ty, nghiên cứu các lý thuyết đã được học áp dụng vào thực tế.
Lần đầu làm đề tài nên em không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định trong
chuyên đề thực tập. Kỹ năng viết, cách trình bày, phân tích , ứng dụng lý thuyết vào đề
tài còn nhiều hạn chế. Hoạt động xúc tiến trong ngành thủy sản vẫn chưa được quan
tâm đúng mức nên khi tìm tài liệu viết đề tài gặp nhiều khó khăn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Kết cấu đề tài: gồm 3 chương
 Chương 1: Tổng quan về hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất
nhập khẩu thủy sản miền Trung.
Giới thiệu tổng quan Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản về thông tin liên
lạc, quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu hoạt động tổ chức của công ty,
tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm qua, tình hình xuất khẩu của
công ty.
SVTH: Thái Thị Thu Hương
4
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Đỗ Minh Sơn
 Chương 2: Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu thủy sản sang thị
trường EU của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung.
Giới thiệu tình hình xuất khẩu của công ty sang thị trường EU và đánh giá

những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu thủy sản sang EU, trình bày mục
tiêu, các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU.
 Chương 3: Hoàn thiện chính sách xúc tiến xuất khẩu thủy sản sang thị
trường EU của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung.
Giới thiệu chung về đặc điểm, tình hình của thị trường thủy sản EU, trình bày
mục tiêu, phương hướng hoạt động của công ty, đề xuất các giải pháp nhằm
hoàn thiện chính sách xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU của công ty.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN MIỀN TRUNG
1.1. Giới thiệu chung về công ty
1.1.1. Khái quát về công ty
• Tên đầy đủ : Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Miền Trung
• Tên giao dịch: SEAPRODEX DANANG
• Thành lập : 26/02/1983
• Địa chỉ : Số 01- Bùi Quốc Hưng - Phường Thọ Quang - Quận Sơn Trà- TP Đà
Nẵng
• Điện thoại : (84.511) 3826870 - 3823833 - 3821436
• Fax : (84.511) 3823769 - 3824778
• Email :
• Website : www.seadanang.com.vn
• Hình thức sở hữu : Công ty cổ phần
SVTH: Thái Thị Thu Hương
5
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Đỗ Minh Sơn
• Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc : Ông Lê Hồng Sơn
• Hệ thống quản lý chất lượng đã áp dụng : ISO 9001:2000, ISO 9001-2008,
ISO 22000-2005, HACCP, BRC.
• Ngành nghề kinh doanh:
• Chế biến - xuất khẩu thuỷ sản.

• Sản xuất - kinh doanh thức ăn nuôi thuỷ sản.
• Kinh doanh dịch vụ kho vận.
• Kinh doanh vật tư nhập khẩu.
Với doanh thu hàng năm hơn 1.200 tỷ đồng, Seaprodex Danang là một trong
những đơn vị mạnh của khối doanh nghiệp chế biến, kinh doanh, xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam.
Sau hơn 28 năm xây dựng và phát triển Seaprodex Danang đã vinh dự nhận
danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới, Huân chương lao động: Hạng ba
(năm 1992); Hạng nhì (năm 1998); Hạng nhất (năm 2003), là doanh nghiệp xuất khẩu
uy tín 08 năm liền do Bộ Công Thương xét chọn (2004-2011); Doanh nghiệp xuất
khẩu xuất sắc năm 2009 do Hội nghề cá bình chọn; đạt Cúp vàng hội nhập kinh tế
quốc tế lần thứ nhất năm 2008, lần hai năm 2010; hiện là thành viên Câu lạc bộ 500
doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500) và rất nhiều danh hiệu quan trọng khác.
Từ năm 2007 đến nay, sau khi bước vào hoạt động dưới hình thức Công ty
Cổ phần, với sự nỗ lực, tâm huyết của tập thể cán bộ công nhân viên và đội ngũ lãnh
đạo, hoạt động của Seaprodex Danang đang dần hoàn thiện theo định hướng khép kín
trong chuỗi giá trị: từ sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản đến chế biến - dịch vụ kho vận -
xuất khẩu thuỷ sản, an toàn vệ sinh thực phẩm được kiểm soát chặt chẽ và khả năng
truy xuất nguồn gốc sản phẩm dễ dàng đến tạo lập một hệ thống hoạt động năng
động - chuyên nghiệp - hiệu quả, một môi trường làm việc thân thiện, văn hoá, và sự
hoàn thiện liên tục những tiêu chuẩn chất lượng về hệ thống, về nguồn lực và sản
phẩm.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1.1.2.1. Lịch sử hình thành
 Vào đầu những năm 1980, trong bối cảnh nhà nước thử nghiệm cơ chế mới
“tự cân đối - tự trang trải” cùng với nhu cầu khách quan về phát triển kinh tế
thuỷ sản khu vực Miền Trung, ngày 26 tháng 2 năm 1983 Chi nhánh Xuất Khẩu
Thuỷ Sản Đà nẵng, tiền thân của Công ty XNK Thuỷ Sản Miền Trung được
thành lập, thay thế cho Trạm tiếp nhận thuỷ sản Đà Nẵng xây dựng một mô
hình làm ăn mới.

SVTH: Thái Thị Thu Hương
6
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Đỗ Minh Sơn
 Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung được thành lập theo quyết định số
242/TS-QĐ ngày 31/3/1993 của Bộ Thủy Sản, là doanh nghiệp nhà nước, hạch
toán độc lập, thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh về thuỷ sản, phục vụ
sản xuất kinh doanh thuỷ sản và các ngành nghề khác theo qui định của pháp
luật. Công ty có quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ về tài chính.
Nguyên tắc hoạt động kinh doanh của công ty là gắn thương mại với sản xuất,
gắn kinh tế với chính trị - xã hội, không ngừng tạo thế và lực cho mình mà nội
dung cơ bản là tạo vốn, tạo cơ sở vật chất, tạo uy tín, phải xây dựng một đội
ngũ quản lý, cán bộ nghiệp vụ kỹ thuật và công nhân lành nghề tận tâm, tận lực
vì sự phát triển của công ty, linh hoạt thích nghi để hội tụ bạn hàng, đảm bảo
hài hoà lợi ích.
 Thực hiện chủ trương của nhà nước về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp
Seaprodex Danang không thuộc diện giữ lại là doanh nghịêp nhà nước nên Bộ
Thủy Sản đã có quyết định số 1226/QĐ-BTS ngày 21/10/2005 về việc cổ phần
hoá và thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hoá Công ty cổ phần XNK Thuỷ Sản
Miền Trung.
- Ngày 09 tháng 12 năm 2006, Công ty đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông thành
lập Công ty Cổ Phần XNK Thuỷ Sản Miền Trung.
- Ngày 01/01/2007, Công ty Cổ Phần XNK Thuỷ Sản Miền Trung chính thức đi vào
hoạt động.
1.1.2.2. Quá trình phát triển
Từ khi thành lập đến nay, Seaprodex Danang đã từng bước nâng cao uy tín
và vị thế đối với thị trường trong nước và quốc tế. Quá trình phát triển được chia làm
4 giai đoạn cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1983 – 1988: Đây là giai đoạn hình thành và phát triển, công ty hoạt động
theo mô hình tổ chức quản lý tập trung, chỉ đạo trực tuyến. Hoạt động sản xuất kinh

doanh chủ yếu dựa trên lĩnh vực xuất khẩu, các hoạt động chế biến, xây lắp, cơ điện
lạnh nhỏ, lẻ. Bên cạnh đó, công ty còn tham gia các hoạt động liên doanh liên kết.
Trong giai đoạn này doanh nghiệp đã phát huy và tận dụng linh hoạt cơ chế “Tự cân
đối – tự trang trả”.
- Giai đoạn 1989-1997: Giai đoạn hòa nhập kinh tế thị trường và củng cố đi lên. Cuối
năm 1988, cơ chế kinh tế thị trường bắt đầu hình thành và phát huy, công ty đã
chuyển đổi hoạt động sang mô hình phân cấp quyền tự chủ đến các đơn vị thành viên.
SVTH: Thái Thị Thu Hương
7
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Đỗ Minh Sơn
Giai đoạn này hoạt động sản xuất kinh doanh theo phương thức đa dạng đa ngành
trong đó lấy xuất khẩu thủy sản làm nòng cốt.
- Giai đoạn 1998 – 2006: Giai đoạn đầu tư đổi mới công nghệ tăng cường năng lực
sản xuất. Thực hiện chủ trương “mở cửa” nền kinh tế. Giai đoạn này công ty đã đẩy
mạnh công tác hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ mở rộng thị trường. Trong
hoạt động sản xuất kinh doanh công ty đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất nhờ chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Lĩnh vực nhập khẩu
là một mũi nhọn chiến lược của công ty. Ngày 20/10/2005 Bộ thủy sản ban quyết
định cổ phần hóa công ty.
- Giai đoạn 2007 đến nay: Công ty cổ phần hóa ngày 01/01/2007. Vốn nhà nước
chiếm 54%. Nhà nước vẫn chi phối điều hành mọi hoạt động của công ty. Hoạt động
của công ty trong giai đoạn này tuy có giảm nhưng vẫn đạt hiệu quả và đứng vững
được trong tình hình kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng. Định hướng của công ty
trong giai đoạn này lấy chế biến xuất khẩu thủy sản là ngành mũi nhọn tiếp tục đẩy
mạnh các hoạt động trong các lĩnh vực như kinh doanh kho vận, nhập khẩu kinh
doanh hàng hóa…
1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
1.1.3.1. Chức năng
- Là công ty cổ phần trong đó nhà nước chiếm trên 54% cổ phần hoạt động chủ

yếu trong lĩnh vực thủy sản. Do đó, công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền
Trung có chức năng sản xuất, chế biến và kinh doanh các mặt hàng thủy sản nhưng
chủ yếu phục vụ cho mục đích xuất khẩu.
- Thực hiện thương mại xuất khẩu cho các sản phẩm thủy sản. Nhập khẩu vật tư,
nguyên liệu, máy móc, phương tiện vận tải, vật liệu xây dựng.
- Tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, quan tâm chăm lo đến đời
sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên như đảm bảo các chế độ, chính
sách nhà nước ban hành. Ngoài ra, công ty còn thường xuyên tổ chức các chuyến
tham quan, du lịch, khuyến khích khen thưởng các tổ chức, cá nhân có sáng kiến mới
và trợ cấp giúp đỡ các cán bộ, công nhân khi gặp khó khăn.
1.1.3.2. Nhiệm vụ
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh một cách an toàn
nhất, làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước. Duy trì và phát triển vốn, không ngừng đổi
mới nâng cao công nghệ mới vào sản xuất.
SVTH: Thái Thị Thu Hương
8
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Đỗ Minh Sơn
- Tự tạo nguồn vốn kinh doanh đồng thời khai thác và quản lí sử dụng vốn một
cách hiệu quả, đảm bảo đầu tư và mở rộng sản xuất theo hướng đa dạng hóa, không
ngừng đổi mới trang thiết bị làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước.
- Phát triển hợp tác, mở rộng kinh doanh, liên kết các đơn vị trong và ngoài nước
để tạo nguồn vốn, tiếp thu khao học kỹ thuật hiện đại.
- Bảo vệ tài sản của công ty, bảo vệ môi trường và giữ gìn trật tự an ninh xã hội.
- Quản lí tốt đội ngũ cán bộ, công nhân viên. Đồng thời chăm sóc đời sống nhân
viên một cách tốt nhất.
1.1.3.3. Quyền hạn
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung là một doanh nghiệp
cổ phần trực thuộc Bộ Thủy Sản có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu
riêng, công ty có tài khoản mở tại nhiều ngân hàng như: Ngân hàng Ngoại thương,

Vietcombank, Eximbank Đà Nẵng, ngân hàng quốc tế VIB,…để phục vụ công tác
giao dịch tài chính được thuận lợi và có các quyền hạn cơ bản như sau:
- Quyền tổ chức bộ máy quản lí sản xuất kinh doanh, chủ động xây dựng kế
hoạch sản xuất kinh doanh cho mình.
- Quyền sử dụng và huy động vốn từ các đơn vị kinh tế nhưng phải đảm bảo khả
năng hoàn trả.
- Quyền cân đối nguồn lực sản xuất, toàn chỉnh cơ cấu tài sản, phát triển quy mô
sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
1.1.4. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban
1.1.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần XNK thủy sản miền Trung
SVTH: Thái Thị Thu Hương
9
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Đỗ Minh Sơn
( Nguồn Ban xuất nhập khẩu)
Cơ cấu bộ máy tổ chức là một yếu tố rất quan trọng đối với hoạt động sản
xuất kinh doanh, nó có tác động quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của
mỗi doanh nghiệp. Ta có thể khái quát tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần
xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung như sau:
 Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của
công ty bao gồm tất cả các cổ đông. Các cổ đông có thể trực tiếp hoặc gián tiếp
tham gia Đại hội đồng công ty. Là cơ quan tập thể, Đại hội đồng cổ đông không
làm việc thường xuyên mà chỉ tồn tại trong thời gian họp và chỉ ra quyết định
khi đã được các cổ đông thảo luận và biểu quyết tán thành.
 Hội đồng quản trị: Do Đại hội cổ đông bầu, bãi miễn thành viên. Hội đồng
quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết
định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn
đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị chịu trách
nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về những sai phạm trong quản lý, phạm vi

điều lệ, phạm vi pháp luật gây thiệt hại cho công ty.
 Tổng giám đốc: Là người điều hành công việc hoạt động hàng ngày của
công ty và là người đại diện pháp lý cho công ty, chịu trách nhiệm trước Hội
đồng quản trị về việc thực hiện các quyền, nhiệm vụ được giao.
 Kế toán trưởng: Kế toán trưởng giúp Giám đốc quản lý tài chính, chỉ đạo
tổ chức thực hiện công tác kế toán - thống kê của văn phòng Công ty và các
đơn vị thành viên.
 Ban kiểm soát: Kiểm soát viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Kiểm soát
viên thay mặt các cổ đông kiểm soát các hoạt động của công ty, chủ yếu là các
vấn đề tài chính như kiểm tra sổ sách kế toán tài sản, các bảng tổng kết năm tài
chính của công ty, báo cáo về sự kiện tài chính bất thường xảy ra. Các kiểm
soát viên chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng.
1.1.4.2. Chức năng của các phòng ban
 Ban nhân sự - hành chính - pháp chế: Tham mưu cho Ban lãnh đạo và
các tổ chức triển khai các công việc về tổ chức bộ máy, cơ chế quản lí điều
hành, quản lí nhân sự, lao động, công tác tiền lương, công tác nội chính, pháp
chế, công tác an toàn vệ sinh lao động, hành chính quản trị,…
 Ban Tài chính - kế toán:
SVTH: Thái Thị Thu Hương
10
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Đỗ Minh Sơn
 Các vấn đề liên quan tới tài chính (vốn, hạn mức ngân hàng, vay-trả,
giao dịch ngân hàng, báo cáo tài chính).
 Các vấn đề liên quan tới kế toán ( tổng hợp, chi tiết, thuế, hóa đơn, thủ
quỹ).
 Các vấn đề liên quan đến TTQT (mở LC nhập khẩu, lập chứng từ thanh
toán xuất khẩu).
 Ban kế hoạch - đầu tư:
 Tham mưu và thực hiện triển khai các vấn đề liên quan đến công tác kế

hoạch (Vĩ mô: dài hạn, trung hạn; Vi mô: kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch
trung hạn, các kế hoạch hoạt động khác, ).
 Các vấn đề liên quan đến dự án đầu tư.
 Các vấn đề liên quan đến hoạt động PR, quản lí quan hệ cổ đông, thủ tục
liên quan đến chứng khoán.
 Các vấn đề liên quan đến IT.
 Ban thương mại xuất nhập khẩu:
 Tổ chức kinh doanh vật tư nhập khẩu, các loại hàng hóa khác trong
nước.
 Khai thác thị trường miền Trung, Tây Nguyên.
 Quản lí kho hàng của công ty.
 Thực hiện gia công xuất khẩu mực tại Quảng Bình.
 Ban sản xuất- xuất khẩu:
 Tham mưu cho Ban tổng giám đốc trong công tác điều chỉnh sản xuất
qua các số liệu thống kê hàng ngày.
 Xác định hiệu quả kinh doanh thủy sản.
 Quản lí, theo dõi chăm sóc khách hàng.
 Tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh XK hàng năm của công ty,
triển khai qua các tháng .
 Điều độ kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với kế hoạch bán hàng.
 Cung ứng vật tư, nguyên vật liệu cho sản xuất chế biến.
 Tổ chức sản xuất trong các phân xưởng chế biến theo yêu cầu của khách
hàng và quy trình chế biến của công ty, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
 Tổ chức nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.
 Ban quản lí chất lượng:
 Tham mưu cho Ban giám đốc công ty về mục tiêu, chính sách chất lượng
của công ty.
 Quản lí việc thực hiện các hệ thống chất lượng của Công ty.
 Chủ trì các nghiên cứu kĩ thuật, cải tiến chất lượng sản phẩm,…
 Soạn thảo các quy trình sản xuất, hướng dẫn và giám sát theo dõi thực

hiện các quy trình chế biến,
 Quản lí các bộ phận kiểm nghiệm (vi sinh, hóa).
SVTH: Thái Thị Thu Hương
11
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Đỗ Minh Sơn
 Chịu trách nhiệm về chất lượng…
 Tham gia xây dựng định mức kinh tế, kĩ thuật.
 Đào tạo nâng cao tay nghề và kiến thức chất lượng.
 Xây dựng và quản lí các chương trình truy xuất nguồn gốc.
 Phòng thiết bị- cơ điện:
 Xây dựng và thực hiện quy trình bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị.
 Vận hành, bảo dưỡng, bảo trì, sữa chữa máy móc thiết bị, hệ thống xử lí
chất thải, công cụ dụng cụ.
 Đào tạo bồi dưỡng tay nghề, kiến thức an toàn lao động, vệ sinh lao
động, đối với nhân viên cơ điện…
 Thực hiện đào tạo cho công nhân thuộc xưởng sản xuất cơ bản.
 Tham mưu về phát triển năng lực sản xuất cho công ty.
 Ban dịch vụ kho vận:
 Tham mưu và thực hiện triển khai các vấn đề liên quan đến công tác
kinh doanh dịch vụ kho vận.
 Tổ chức lưu kho, bảo quản hàng hóa thành phẩm, nguyên liệu của công
ty và của khách hàng tại hệ thống kho 800T, 1500T tại TQ và 1000T tại
Ngũ Hành Sơn.
 Tham mưu và tổ chức chăm sóc khách hàng, xây dựng mối quan hệ
khách hàng.
 Tham mưu và thực hiện chính sách giá cho khách hàng theo chỉ đạo của
Ban giám đốc.
1.1.4.3. Các đơn vị phụ thuộc công ty
 Công ty chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Thọ Quang

- Địa chỉ: Khu công nghiệp Đà Nẵng, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà,
thành phố Đà Nẵng.
- Diện tích nhà xưởng: khoảng 5000 m².
- Sản phẩm chính: Tôm tẩm bột, tôm Nobashi, tôm tẩm gia vị,…
 Công ty phát triển nguồn lợi thủy sản
- Địa chỉ: Khu công nghiệp Điện Nam- Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam
- Chức năng chính: sản xuất các thức ăn cho tôm, cá và thực hiện các dịch
vụ kĩ thuật, vật tư cho nghề nuôi trồng thủy sản.
- Chi nhánh Công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Địa chỉ: Số 166 Nguyễn Công Trứ, quận 1 , Thành phố Hồ Chí Minh.
 Chi nhánh công ty tại thành phố Hồ Chí Minh
Hoạt động với quy mô của một công ty thương mại, kinh doanh vật tư
nhập khẩu, kinh doanh sản xuất thủy sản và các hàng hóa khác. Kim
ngạch xuất khẩu hàng năm của chi nhánh đạt khoảng 43 triệu USD.
- Chi nhánh Công ty tại thành phố Hà Nội.
SVTH: Thái Thị Thu Hương
12
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Đỗ Minh Sơn
- Địa chỉ: Số 645/3 Kim Ngưu, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà
Nội. Kinh doanh vật tư nhập khẩu là hoạt động chính của chi nhánh tại
Hà Nội, tập trung đáp ứng nhu cầu khách hàng tại khu vực miền Bắc
Việt Nam. Các mặt hàng kinh doanh chính gồm có: hạt nhựa các loại,
giấy các loại, sắt thép các loại, thiết bị văn phòng, hóa chất các loại,….
1.2. Tình hình sử dụng các nguồn lực của công ty
1.2.1. Cơ cấu lao động
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số

lượng
Tỷ
trọng(%)
Số
lượng
Tỷ
trọng(%)
Số
lượng
Tỷ
trọng(%)
Tổng số lao động 979 100 1104 100 1239 100
Cơ cấu lao động
1.Phân theo giới tính
-Nam 363 37,08 442 38,22 513 41,40%
-Nữ 616 62,92 682 61,78 726 58,60%
Phân theo tính chất công việc.
-Lao động trực tiếp 870 88,87 838 75,91 925 73,94%
-Lao động gián tiếp 109 11,13 266 24,09 326 26,06%
Phân theo trình độ
-Đại học và cao đẳng 154 15,73 159 14,4 187 14,84%
-Trung cấp 115 11,75 117 10,6 103 8,17%
-Công nhân kỹ thuật 372 37,99 656 59,42 756 60%
-Lao động phổ thông 338 34,53 172 15,58 214 16,99%
Bảng 1.1 : Cơ cấu lao động
( Nguồn: tài chính- kế hoạch- đầu tư)
Năm 2012 thì số lao động của công ty tăng lên một cách đáng kể, năm 2011
là 1104 người nhưng đến năm 2012 là 1239 người. Nhìn chung họ là những người rất
nhiệt tình trong công việc, trung thành với công ty, trẻ trung nhưng có kinh nghiệm
trong kinh doanh, nhanh nhạy nắm, bắt được và theo kịp sự biến động của thị trường.

Các công việc hoạch định, tổ chức lãnh đạo, kiểm tra được thực hiện khá tốt, hầu hết
các cán bộ công nhân viên của công ty đều tuân thủ kỉ luật, đoàn kết tạo ra một bộ
mặt văn hóa riêng cho toàn Công ty.
SVTH: Thái Thị Thu Hương
13
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Đỗ Minh Sơn
1.2.2. Phân theo giới tính và tính chất của công việc
1.2.2.1. Phân theo giới tính
Biểu đồ 1.1: Phân theo giới tính
( Nguồn: tài chính- kế hoạch- đầu tư)
Là công ty xuất nhập khẩu thủy sản công việc đỏi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn
cao nên số lao động nữ của công ty nhiều hơn số lao động nam và năm 2012 thì số lao
động nữ của công ty cũng tăng lên đến 726 người trong đó thì 513 là số lao động
nam. Những lao động này đã trải qua các khóa đào tạo tay nghề, nâng bậc tay nghề,
quản lí chất lượng và được trang bị đầy đủ dụng cụ và phương tiện bảo hộ.
1.2.2.2. Phân theo tính chất công việc
Biểu đồ 1.2: Phân theo tính chất công việc
( Nguồn: tài chính- kế hoạch- đầu tư)
SVTH: Thái Thị Thu Hương
14
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Đỗ Minh Sơn
Lao động trực tiếp là lực lượng chiếm đa số trong lực lượng lao động của
công ty, lực lượng lao động này chủ yếu tập trung tại các dây chuyền chế biến thủy
sản, nhân viên nuôi trồng, thu mua thủy sản,… Đây là lực lượng quan trọng ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Trong những năm qua bộ phận này đã có
những sáng kiến mới trong cải tiến quá trình chế biến thủy sản, quản lí chất lượng sản
phẩm giúp công ty tiết kiệm được chi phí sản xuất, giảm thời gian sản xuất.
1.2.3. Phân theo trình độ chuyên môn và nghiệp vụ

Biểu đồ 1.3: Phân theo trình độ chuyên môn và nghiệp vụ
( Nguồn: tài chính- kế hoạch- đầu tư)
Nhìn vào bảng trên có thể thấy rõ rằng tỉ lệ trình độ đại học mà công ty đang
sử dụng càng ngày càng có xu hướng tăng lên và số công nhân kỹ thuật năm 2012 là
756 người, số lao động phổ thông cũng tăng lên là 214 người.
Qua số liệu trên ta có thể thấy lực lượng công nhân kĩ thuật và lao động phổ
thông chiếm tỉ trọng khá cao trong các năm qua cho các phân xưởng chế biến hàng
thủy sản cần lao động phổ thông có tay nghề phù hợp với công việc và lực lượng
nhân viên kĩ thuật trong việc nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, lao động có trình độ
đại học và cao đẳng chiếm tỉ trọng đáng kể cho thấy công ty luôn chú trọng đầu tư
trong việc chọn đội ngũ có chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.2.4. Mặt bằng và cơ sở vật chất – kĩ thuật của công ty
1.2.4.1. Tình hình sử dụng mặt bằng
Đvt: m²
SVTH: Thái Thị Thu Hương
15
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Đỗ Minh Sơn
Văn phòng làm việc 215
Phân xưởng sản xuất chính 990
Phân xưởng sản xuất phụ 227
Nhà kho 306
Nhà thay ca 97
Nhà bảo vệ 24
Nhà vệ sinh 66
Khu máy đá 70
Nhà xe 100
Sân phơi 1450
Nhà ăn 300
Bồn hoa 150

Diện tích còn lại 679
Tổng diện tích 4674
Bảng 1.2: Tình hình sử dụng mặt bằng của công ty
(Nguồn: tài chính- kế hoạch- đầu tư)
Qua bảng trên ta thấy, diện tích mặt bằng của công ty chưa được sử dụng
hết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất sau này. Công ty nằm trong
khu vực gần biển, cảng nên rất thuận lợi cho việc thu mua nguyên liệu.
1.2.4.2. Cơ sở vật chất-kĩ thuật
DANH MỤC Số lượng
(máy)
Công suất
thiết kế
Công suất
thực tế
Hiệu suất sử
dụng (%)
Máy sản xuất nước đá 1 20 tấn/ngày 18 tấn/ngày 90
Kho lạnh 2 1500 tấn 1200 tấn 80
Dây chuyền chế biến hàng
đông
2 500kg/ngày 250kg/ngày 50
Dây chuyền chế biến hàng khô 2 500kg/ngày 130kg/ngày 26
Tủ đông 2 1,3 tấn/mẻ 1 tấn/mẻ 77
1 700kg/mẻ 500kg/mẻ 71
Kho đông 2 1000 m³ 800 m³ 80
1 1500 m³ 1000 m³ 67
Kho nước đá 2 100 m³ 74 m³ 74
1 10 m³ 8 m³ 80
Kho mát 1 100 m³ 80 m³ 80
Máy đá 1 15 tấn/ ngày 15 tấn/ngày 100

Hầm cấp đông 2 5 tấn/ ngày 5 tấn/ ngày 100
Thiết bị cấp đông IQF 1 0.2 tấn/ ngày 0.2 tấn/ ngày 100
Máy đánh vảy 1 2 tấn/ mẻ 1,5 tấn/ mẻ 75
1 5 tấn/mẻ 5 tấn/mẻ 100
Bảng 1.3: Cơ sở vật chất - kĩ thuật của công ty
( Nguồn: tài chính- kế hoạch- đầu tư)
SVTH: Thái Thị Thu Hương
16
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Đỗ Minh Sơn
Nhận xét: Là một Công ty lớn nên máy móc thiết bị rất đa dạng và đầy đủ,
để nhằm mục đích phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh, thu mua, bảo quản,
vận chuyển. Căn cứ vào bảng số liệu về tình hình sử dụng máy móc thiết bị của công
ty ở trên ta có thể thấy rằng việc sử dụng máy móc thiết bị của Công ty đạt hiệu quả
cao nếu tính bình quân thì hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị của công ty đạt
78,125% so với công suất thiết kế. Trong đó có một số máy móc đạt hiệu suất sử
dụng 100% như: máy đá, máy cấp đông, thiết bị cấp đông IQF, máy hút chân không,
đối với các loại máy này tuy đạt hiệu suất cao như vậy nhưng Công ty cần phải
thường xuyên bảo dưỡng, để luôn giữ được hiệu suất cao. Tuy nhiên bên cạnh đó
cũng còn một số máy móc thiết bị hiệu suất sử dụng còn thấp, mà cụ thể là: dây
chuyền chế biến hàng khô hiệu suất 26%, dây chuyền chế biến hàng đông đạt 50%
với các loại máy này Công ty nên cần phải cải tiến và sắp xếp để nâng cao hơn nữa
hiệu quả sự dụng. Bên cạnh đó với việc đòi hỏi cao về an toàn vệ sinh thực phẩm
cũng như chất lượng của các sản phẩm trên thị trường thế giới nên ngoài việc đòi hỏi
đội ngũ lao động tốt thì vấn đề máy móc thiết bị đóng một vai trò rất quan trọng trong
việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
SVTH: Thái Thị Thu Hương
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Minh Sơn
1.2.5. Nguồn lực tài chính

Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%)
A, TÀI SẢN NGẮN HẠN 457.950.680.412 85,83 492.546.599.271 86,36 415.696.098.922 83,23
I, Tiền và các khoản tương đương tiền 33.989.329.112 6,37 14.151.815.863 2,48 22.598.631.264 4,5
II, Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - - -
III, Các khoản phải thu ngắn hạn 246.542.586.444 46,21 234.465.909.276 41,11 214.461.861.870 42,94
IV, Hàng tồn kho 151.073.531.028 28,31 224.503.812.145 39,36 170.541.934.297 34,15
V, Tài sản ngắn hạn khác 26.345.233.828 4,94 19.425.541.041 3,41 8.093.671.491 1,62
B, TÀI SẢN DÀI HẠN 75.605.523.909 14,17 77.785.073.069 13,63 83.747.177.808 16,77
I, Các khoản phải thu dài hạn - - - - -
II, Tài sản cố định 59.566.806.424 11,16 69.890.970.026 12,25 75.356.470.598 15,09
1, Tài sản cố định hữu hình 49.286.979.095 9,24 57.212.469.197 10,03 66.728.372.302 13,36
2, Tài sản cố định thuê tài chính - - - - -
3, Tài sản cố định vô hình 9.204.098.296 1,73 8.628.098.296 1,51 8.628.098.296 1,73
4, Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 1.075.729.033 0,20 4.050.402.533 0,71 -
III, Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 16.038.717.485 3,01 7.894.103.043 1,38 7.823.659.261 1,57
IV, Tài sản dài hạn khác 567.047.949 0,11
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 533.556.204.321 100 570.331.672.340 100 499.443.276.730 100
A, NỢ PHẢI TRẢ 428.902.223.383 80,39 467.259.637.522 81,93 377.812.678.432 75,65
I, Nợ ngắn hạn 404.869.742.190 75,88 440.500.277.477 77,24 370.992.265.923 74,28
II, Nợ dài hạn 24.032.481.193 4,50 26.759.360.045 5,73 6.820.412.509 1,37
B, VỐN CHỦ SỞ HỮU 104.653.980.938 19,61 103.072.034.818 18,07 121.630.598.298 24,35
I, Vốn chủ sở hữu 104.653.980.938 19,61 103.072.034.818 18,07 121.630.598.298 24,35
1, Vốn đầu tư của chủ sở hữu 75.600.000.000 14,17 75.600.000.000 13,26 100.000.000 0,02
2, Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 20.398.881.684 3,82 17.828.290.559 3,13 10.846.251.567 2,17
3, Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản - - - - -
II, Nguồn kinh phí và quỹ khác - - - - -
SVTH: Thái Thị Thu Hương 18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Minh Sơn

1, Quỹ khen thưởng phúc lợi - - - - -
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 533.556.204.321 100 570.331.672.340 100 499.443.276.730 100
Bảng 1.4: Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2010-2012 (Nguồn: Ban xuất nhập khẩu)
SVTH: Thái Thị Thu Hương 19
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Đỗ Minh Sơn
Qua bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu tài sản trong 3 năm qua 2010-2012 của
Công ty có sự biến động về tổng tài sản. Năm 2011 nguồn tổng tài sản của Công ty cao
hơn năm 2010 hơn 36,7 tỷ đồng so với năm 2010, mà nguyên nhân là do lượng hàng
tồn kho của Công ty tăng lên nhiều, cụ thể tăng trên 73,4 tỷ đồng, tuy nhiên tới năm
2012 thì nguồn tổng tài sản lại bị giảm chủ yếu là do tài sản ngắn hạn và tài sản dài
hạn của công ty bị giảm.
Và trong bảng cơ cấu về tài sản của Công ty cho ta thấy được sự chênh lệch rất lớn
giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, cụ thể trong năm 2010- 2012 thì tỉ trọng của
nguồn tài sản ngắn hạn chiếm trên 83,23 % trong tổng tài sản, năm 2010 nguồn tài sản
ngắn hạn chiếm 85,83%, năm 2011 chiếm 86,36%, năm 2012 chiếm 83,23% . Trong
đó các khoản phải thu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trong cao, Năm 2010 chiếm 46,21% ,
năm 2011 chiếm 41,11%, năm 2012 chiếm 42,94%. Bên cạnh đó thì lượng hàng tồn
kho của Công ty cũng chiếm một tỷ lệ lớn và có dấu hiệu tăng dần, năm 2010 chiếm
28,31%, năm 2011 thì chiếm 39,36%, tuy nhiên năm 2012 thì tỷ lệ này đã giảm chiếm
34,15%, Công ty nên nên xem xét lượng hàng tiêu thụ sản phẩm để đưa ra các chiến
sách tiêu thụ sản phẩm hợp lý để giải quyết được chi phí bảo quản, cũng như việc ứ
đọng nguồn vốn trong Công ty. Nguồn tài sản dài hạn của Công ty đang có dấu hiệu
tăng trong tổng nguồn tài sản của Công ty, cụ thể năm 2010 chiếm 14,17%, đến năm
2011 chiếm 13,63%, đến năm 2012 chiếm 16,77% trong tổng nguồn tài sản của Công
ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Miền Trung. Qua bảng số liệu trên ta có thể
thấy, tình hình hoạt động kinh doanh của Seaprodex Danang có sự biến động rõ rệt.
Mặc dù, doanh thu bán hàng và chi phí dịch vụ tăng dần theo các năm nhưng lợi nhuận
sau thuế lại có sự thay đổi cụ thể: Năm 2011 lợi nhuận sau thuế là 22.874.466.868
đồng tăng 1.325.403.145 đồng so với năm 2010, đây là kết quả phấn đầu không ngừng

của cán bộ và đội ngũ công nhân của công ty trong việc vượt qua cuộc khủng hoảng
toàn cầu năm 2008-2009 và đây cũng là năm mặt hàng tôm xuất khẩu có nhiều thuận
lợi. Tuy nhiên đến năm 2012 thì lợi nhuận giảm xuống…, nguyên nhân của việc giảm
xuống đó là: Mặc dù thị trường xuất khẩu tương đối ổn định và đang có chiều hướng
tăng nhưng chi phí đầu vào lại tăng mạnh thêm vào đó các nước nhập khẩu kiểm tra và
đưa ra quy định chặt chẽ về chất lượng các lô hàng ( hóa chất và chất kháng sinh).
SVTH: Thái Thị Thu Hương
20
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Đỗ Minh Sơn
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU THỦY
SẢN SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU THỦY SẢN MIỀN TRUNG.
2.1. Tình hình hoạt động xuất khẩu của công trong những năm gần đây
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu của công ty
Hình thức Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Kim ngạch xuất khẩu (USD ) 19,128,537.99 26,357,535.47 29,928,258.68
Tỷ trọng sản xuất-xuất khẩu (%) 95.79 99.22 90.60
Tỷ trọng dịch vụ- xuất khẩu (%) 4.21 0.78 9.4
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu của công ty (Theo Ban xuất nhập khẩu)
Kim ngạch xuất khẩu của công ty đang tăng mạnh, cụ thể năm 2010 công
ty có kim ngạch đạt 19,128,537.99 USD nhưng đến năm 2012 thì đã đạt đến
29,928,258.68 USD hơn năm 2011 là 3,570,723.21 USD cho thấy hoạt động xuất khẩu
đang được công ty càng ngày càng chú trọng.
2.1.2. Hoạt động xuất khẩu
Về cơ cấu thị trường xuất khẩu, trong hơn 10 năm qua, xuất khẩu hàng thuỷ
sản của công ty đó có những bước phát triển tích cực về việc đa dạng hoá thị trường
xuất khẩu. Cụ thể cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của công ty trong những năm
vừa qua là như sau:
Đơn vị: triệu USD

Thị trường Năm 2010 (%) Năm 2011(%) Năm 2012(%)
Nhật 59,91 60 60,52
Mỹ, Canada 6,86 6,78 6,62
EU 31,26 30 31,64
Hàn quốc 1,97 0,76 1,06
Khác 0 2,46 0,16
Tổng cộng 100.00 100.00 100.00
Bảng 2.2: Cơ cấu xuất khẩu thủy sản của công ty năm 2012
(Nguồn: Ban xuất nhập khẩu)
SVTH: Thái Thị Thu Hương
21
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Đỗ Minh Sơn
Đồ thị 2.1: Cơ cấu xuất khẩu thủy sản của công ty năm 2010
(Nguồn: Ban xuất nhập khẩu)

Đồ thị 2.2: Cơ cấu xuất khẩu thủy sản của công ty năm 2011
(Nguồn: Ban xuất nhập khẩu)
SVTH: Thái Thị Thu Hương
22
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Đỗ Minh Sơn
Đồ thị 2.3: Cơ cấu xuất khẩu thủy sản của công ty năm 2012
(Nguồn: Ban xuất nhập khẩu)
Qua bảng số liệu cho thấy thị trường xuất khẩu của công ty rất rộng và phát
triển gần trên 30 nước như: EU, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Thị trường xuất khẩu mạnh
nhất và truyền thống của công ty đứng đầu là Nhật thứ hai là EU, thứ ba là Mỹ và sau
đó là những nước khác. Với một thị trường rộng lớn và đa dạng như vậy công ty cần
nỗ lực hết mình, nâng cao năng lực sản xuât để có thể đáp ứng được nhu cầu khách
hàng, tạo uy tín trong tâm trí khách hàng, qua đó nâng cao được năng lực cạnh tranh

và chiếm vị thế cạnh tranh vững chắc trên thị trường quốc tế.
- Về thị trường Nhật: Đây là thị trường truyền thống của công ty và thị phần sản
phẩm của công ty chiếm ở thị trường này là cao nhất so với các thị trường khác. Tỷ lệ
phần trăm thị phần tăng dần qua các năm ( năm 2011 tăng 0,09% so với năm 2010,
năm 2012 tiếp tục tăng lên đến 0,52% so với năm 2010. Như vậy, năm 2011 tỷ lệ
phần trăm thị phần tăng lên đáng kể, tuy nhiên công ty cần phải có các chính sách
nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng thị phần ở thị trường Nhật, hơn nữa đây là
thị trường khó tính và đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao. Các sản phẩm của công ty đã
quá quen thuộc với khách hàng Nhật và có uy tín trong nhiều năm qua.
- Về thị trường Mỹ, Canada: Qua các năm có tỉ lệ phần trăm thị phần chiếm ở thị
trường này giảm dần (năm 2011 giảm 0,08% so với năm 2010, năm 2012 lại giảm
0,16% so với năm 2011) và phần trăm thị phần chiếm rất thấp. Đây là thị trường đứng
SVTH: Thái Thị Thu Hương
23
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Đỗ Minh Sơn
đầu trên thế giới về nhập khẩu thủy sản, giá cả hấp dẫn nhưng yêu cầu về chất lượng
sản phẩm thủy sản xuất khẩu cao và các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm rất khắt
khe. Với thị trường hấp dẫn như vậy, công ty cần có chính sách , biện pháp quản lí
chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu thật tốt và đạt yêu cầu của chương trình quản
lí chất lượng HACCP của Mỹ đề ra nhằm tăng tỷ lệ phần trăm thị phần mặt hàng thủy
sản tại nước này.
- Về thị trường EU: Đây là thị trường tiêu thụ những sản phẩm cao cấp, yêu cầu
vê chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao. Những năm gần đây EU đã dần
dần trở thành bạn hàng nhập khẩu thuỷ sản lớn của công ty, đứng sau thị trường Nhật
Bản. Đặc biệt năm 2010, EU đã chiếm tỷ lệ 31,26% trong cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản
của công ty. Năm 2011 EU chiếm tỷ lệ 30% và đến năm 2012 thì EU đã chiếm đến
31,64 %. Do đó, công ty cần thực hiện tốt các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm:
GSP,GMP,HACCP, để sản phẩm thủy sản của công ty có vị thế cạnh tranh trên thị
trường này.

- Về thị trường khác: Ở một số thị trường khác tỷ lệ phần trăm thị phần về mặt
hàng thủy sản chiếm thấp, nhưng xét về tiềm năng đây là những thị trường lớn và thị
trường mới. Vì vậy, công ty cần có những chính sách nâng cao chất lượng cũng như
có các giải pháp hợp lí để có thể chiếm lĩnh thị phần lớn ở những thị trường tiềm năng
này.
Nhìn chung, trong năm 2012, xuất khẩu thủy sản của công ty sang EU đã
đạt được mức tăng trưởng khá cao, đáng phấn khởi. Tuy vậy, chắc chắn đây vẫn còn
xa mới tới giới hạn tăng trưởng.
2.1.3. Mặt hàng xuất khẩu của công ty
Mặt hàng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị (USD) Tỷ trọng
(%)
Giá trị ( USD) Tỷ trọng
(%)
Giá trị (USD) Tỷ trọng
(%)
Tôm đông 23,287,553.00 82,96 27,375,171.07 81,05 26,563,214.72 83.95
Mực đông 493,999.00 1,75 1,387,316.49 4,10 1,105,872.04 3.50
Cá đông 941,410.22 3,35 1,656,662.40 4,90 1,336,921.38 4.23
Sản phẩm 4,345,749.12 15,48 2,357,231.24 9.95 2,632,498.61 8.32
SVTH: Thái Thị Thu Hương
24
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: Đỗ Minh Sơn
khác
Tổng 28,068,711.34 100,00 33,776,381.2 100 31,638,506.75 100
Bảng 2.3: Tình hình xuất khẩu các mặt hàng của công ty
( Nguồn:Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty )
Qua bảng số liệu ta thấy, trong các năm gần đây, mặt hàng tôm đông xuất khẩu
mang lại giá trị lớn trên 80% cho các thị trường xuất khẩu của công ty vì đây là mặt

hàng được các nước như Nhật và EU tiêu thụ rất lớn cho thấy đây là sản phẩm được
các nước khác ưa chuộng hơn. Các sản phẩm như cá đông, mực đông có sản lượng
tiêu thụ không cao và giảm mạnh chiếm tỷ trọng thấp trong tổng các mặt hàng xuất
khẩu. Các sản phẩm khác của công ty giảm dần qua các năm.
2.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty sang thị trường EU
2.2.1. Về kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty sang thị trường EU:
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Kim ngạch
xuất khẩu
5,264,854.21 7,509,918.62 6,937,686.95 7,250,951.98
Sản lượng 509,323.02 816,823.21 759,983.65 738,875.12
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty sang thị trường EU
( Nguồn:Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty )
Kim ngạch xuất khẩu sang EU chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu của
công ty và đang có xu hướng tăng lên nhưng sự tăng lên này chưa rõ rệt. EU là một thị
trường có triển vọng, sức mua lớn, giá cả tương đối ổn định và đang có xu hướng tăng
nhanh nhất là tôm đông. Tuy nhiên đây là một thị trường khó tính, đòi hỏi khắt khe về
chất lượng sản phẩm, thương hiệu. Do đó công ty cần phải có những chính sách, giải
pháp để đứng vững và thâm nhập mạnh vào thị trường này.
2.2.2. Về cơ cấu mặt hàng của công ty sang thị trường EU
Đơn vị: USD
Mặt hàng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị TT(%) Giá trị TT(%) Giá trị TT(%)
Tôm đông 5,942,693.38 79,13 6,243,608.6 90 6,375,853.72 91.21
Mực đông 1,567,225.24 20,87 694,078.35 10 614,098.26 8.79
Tổng 7,509,918.62 100 6,937,686.95 100 6,989,951.98 100
Bảng 2.5: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU
( Nguồn:Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty )
Như vậy, có thể thấy rằng xuất phát từ nhu cầu của thị trường, từ tiềm năng
kinh tế thuỷ sản thì tôm đông, mực đông đã trở thành sản phẩm xuất khẩu chính của

công ty được ưa chuộng trên thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường EU.
SVTH: Thái Thị Thu Hương
25

×