1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lưu động
HTK Hàng tồn kho
SXKD Sản xuất kinh doanh
KD Kinh doanh
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
VSA Hiệp Hội Thép Việt Nam
FDI Vốn đầu tư trực tiếp nứơc ngòai
VLXD Vật liệu xây dựng
Vốn CSH Vốn chủ sở hữu
DNN&V Doanh nghiệp nhỏ và vừa
CP Cổ phần
WTO Tổ chức Thương Mại Th
ế Giới
2
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Hình 1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của doanh nghiệp
Hình 1.2 Phương pháp tiếp cận các hệ thống trong quản trị nguồn nhân sự
Hình 1.3 Vai trò của Nhà Quản Trị Tài Chính
Hình 2.1 Thị phần Tôn Mạ Kẽm Việt Nam trong năm 2008
Bảng 2.1 Các thành viên của Hiệp Hội Thép Việt Nam
Bảng 2.2 Dự báo nhu cầu thép trong giai đọan 2005-2015
Hình 2.2 Xu hướng đầu tư ngành của các tập đòan kinh tế
Bảng 2.3 Công suấ
t đăng ký của các dự án thép lớn tại Việt Nam
Hình 3.1 Biến thiên hàm WACC khi chỉ có D
Bảng 3.1 Xử lý hàng tồn kho quá hạn
3
LỜI MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa của đề tài:
Việt Nam chính thức gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới ngày 7/11/2006 đã mở ra
nhiều hơn các cơ hội giao thương với thế giới cho các doanh nghiệp Việt Nam, tiếp theo
đó cũng là những thách thức rất lớn trong cạnh tranh mà đòi hỏi doanh nghiệp cần phải
đủ sức vượt qua. Nhu cầu phát triển về xây dựng, đổi mới đất nước, kiến trúc hạ tầng,…
cần có
đóng góp rất nhiều từ các doanh nghiệp thép trong nước. Là một ngành kinh tế
mũi nhọn và rất nhạy cảm với sự thay đổi của nền kinh tế trong nước, trước bối cảnh
cạnh tranh ngày càng khốc liệt, ngành thép Việt Nam đang và sẽ phải đương đầu với
những áp lực cạnh tranh về quy mô vốn, nguyên vật liệu, dòng sản phẩm, giá
thành….Để có thể ổn định và phát triển, doanh nghiệp thép Việt Nam cần phải có những
biện pháp cấp bách trong việc tái cấu trúc nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của mình.
Từ nhận định trên, tác giả đã chọn đề tài “Tái cấu trúc tài chính nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành thép Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp cao học.
2. Mục tiêu của đề tài:
Trên cơ sở vận dụng lý luận và thực tiễn về năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh và tái
cấu trúc, tác giả phân tích các chỉ tiêu nhằm chỉ ra thực trạng về năng lực cạnh tranh
doanh nghiệp thép trong nước. Từ đó đưa ra các giải pháp vi mô, vĩ mô đặc biệt là nhóm
các giải pháp tái cấu trúc tài chính nhằm làm tăng năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp.
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: luận văn sử dụng nguồn số liệu và thông tin của các
doanh nghiệp tiêu biểu về quy mô và uy tín, đại diện cho nhà sản xuất của các dòng sản
phẩm thép như sau:
¾ Công ty CP Thép Đình Vũ đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất thép cán, thép
xây dựng và luyện phôi thép.
¾ Công ty CP Tập Đòan Hoa Sen, Công ty TNHH Bluescope Steel Việt Nam đại
diện cho các doanh nghiệp sản xuất thép dẹt, tấm lợp, thép mạ
nhôm kẽm.
4
¾ Công ty TNHH Bluescope Building Việt Nam đại diện cho các doanh nghiệp sản
xuất khung nhà thép tiền chế.
Qua phân tích các chỉ tiêu của các doanh nghiệp đầu ngành chỉ ra thực trạng chung về
năng lực cạnh tranh cho ngành thép Việt Nam, đặc biệt là quy mô và cấu trúc vốn hạn
chế để từ đó đưa ra đề xuất tái cấu trúc tài chính cho các doanh nghiệp ngành thép Việt
Nam.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài: trong luận văn này tác giả đã sử dụng ph
ương pháp
luận duy vật biện chứng, phương pháp quan sát, mô tả, phương pháp phân tích và tổng
hợp.
4. Các đóng góp mới của luận văn:
Luận văn trình bày và phân tích có hệ thống thực trạng năng lực tài chính các doanh
nghiệp ngành thép Việt Nam, dựa trên cơ sở các nghiên cứu hàn lâm và các chỉ tiêu đánh
giá áp dụng trong thực tiễn. Từ đó đưa ra các giải pháp tái cấu trúc tài chính nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
5. Kết cấu của luận văn:
Luận văn ngòai phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội
dung đuợc chia thành 3 chương như sau:
• Chương 1: Tổng luận về năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh và tái cấu trúc.
• Chương 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thép Việt Nam.
• Chương 3: Tái cấu trúc ngành thép – giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Mặc dù tác giả đã rất nỗ l
ực và cố gắng, đã tu chỉnh nhiều lần nhưng đề tài này chắc
chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy
Cô và các bạn để đề tài được hòan chỉnh hơn.
Tác giả trân trọng biết ơn!
LÊ THỊ SONG HƯƠNG
5
CHƯƠNG 1
TỔNG LUẬN VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH, NĂNG LỰC
CẠNH TRANH VÀ TÁI CẤU TRÚC
1.1 Năng lực tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính ngành
thép Việt Nam
1.1.1 Khái niệm về năng lực tài chính doanh nghiệp
Năng lực tài chính của một doanh nghiệp là khả năng đảm bảo về nguồn lực tài
chính cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính là doanh nghiệp có
khả năng đảm bảo vốn cho doanh nghiệp tiến hành các họat động đầu tư, họat động sản
xuất kinh doanh hướng tới việc đạt đựơc mục tiêu tối đa hóa l
ợi nhuận, hướng tới tối đa
hóa giá trị doanh nghiệp.
Để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các họat động sản xuất kinh doanh,
vốn là điều kiện không thể thiếu, nó phản ánh được nguồn lực tài chính được đầu tư vào
sản xuất kinh doanh. Trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, người ta chú ý
đến việc quản lý huy động và luân chuyển của vốn.
Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp không chỉ
do tiềm lực tài chính của chủ sở
hữu doanh nghiệp quy định mà ở mức độ lớn hơn, do uy tín của doanh nghiệp đối với
các tổ chức tài chính, ngân hàng quy định. Nếu có uy tín, doanh nghiệp có thể tìm kiếm
được các nguồn tài chính lớn để tài trợ cho các dự án mang lại hiệu quả cho doanh
nghiệp. Ngược lại, nếu không có uy tín, để được vay vốn, doanh nghiệp phải đáp ứng
các điề u kiện vay khắc khe c
ủa các tổ chức tài chính, hoặc vay được ít, hoặc phải chịu
lãi suất huy động vốn cao.
Tiềm năng tài chính của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc huy động được
nguồn vốn lớn, chi phí sử dụng vốn thấp mà còn bao gồm cả việc sử dụng một cách có
hiệu quả các nguồn vốn ấy. Để làm được điều đó doanh nghiệp phải xây dựng đượ
c
chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh đúng đắn, hiệu quả, vững chắc, lâu dài, ổn
định, đáp ứng được mục tiêu cuối cùng là nâng cao giá trị doanh nghiệp.
Như vậy, năng lực tài chính của doanh nghiệp bao gồm khả năng mở rộng nguồn
vốn chủ sở hữu, huy động vốn kinh doanh, tăng khả năng sinh lời, khả năng phòng ngừa
6
và chống đỡ rủi ro, khả năng quản lý tài chính… Năng lực tài chính của doanh nghiệp có
vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức họat động sản xuất kinh doanh. Các
nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm đến tình hình và kết quả họat động tài chính nhằm
có giải pháp họach định và quản lý kinh doanh có hiệu quả. Ngân hàng xem xét đến khả
năng thu nhập bằng tiền và khả năng trả nợ lâu dài. Các nhà cung cấp nguyên nhiên liệu
và các yếu tố đầ
u vào quan tâm đến khả năng thanh khỏan của doanh nghiệp. Còn các
nhà đầu tư thì đặc biệt quan tâm đến khả năng sinh lời của công ty để có thể trả cổ tức
cho cổ đông, nâng cao thị giá cổ phiếu và tránh được những rủi ro dẫn đến phá sản.
1.1.2 Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
1.1.2.1 Khái niệm cạnh tranh: Theo quan điểm của giới nghiên cứu chính trị, cạnh tranh
là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau,
chính vì vậy, tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh. Trong đó một khái
niệm khá phổ biến là cạnh tranh có thể hiểu như một quan hệ kinh tế mà ở đó các
chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp bao gồm cả nghệ thuật lẫn thủ
đoạn để đạt mục tiêu kinh tế
của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường,
giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất, với
mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi ích của chủ thể.
1.1.2.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh: năng lực cạnh tranh có thể được định nghĩa như
là khả năng của một công ty tồn tại trong kinh doanh và đạt
được một số kết quả
mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng các sản phẩm
cũng như năng lực của nó để khai thác các thị trường hiện tại và làm nảy sinh các
thị trường mới.
Năng lực cạnh tranh được định nghĩa như là khả năng của một công ty để tồn tại
trong cạnh tranh, hàm ý các công ty thành công nhờ cố gắng vươn lên dẫn đầu,
nhờ việc giảm giá, bằng việc tăng chất lượng các sản phẩm và dịch vụ hiện hành
và bằng các tạo ra các sản phẩm mới. Năng lực cạnh tranh là một hàm số của các
nhân tố như:
i) Các nguồn lực của chính doanh nghiệp (con người, vốn vật chất và trình độ
công nghệ)
ii) Sức mạnh thị trường c
ủa doanh nghiệp.
7
iii) Thái độ của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh và các đại l ý kinh tế khác.
iv) Năng lực của doanh nghiệp để thích ứng với những tình huống thay đổi.
v) Năng lực của doanh nghiệp để tạo ra thị trường mới.
vi) Môi trường định chế được cung cấp rộng rãi bởi Chính phủ, bao gồm cả hạ
tầng vật chất và chất lượ
ng của các chính sách của chính phủ.
Năng lực cạnh tranh có thể bao gồm năng lực cạnh tranh ngắn hạn và năng lực
cạnh tranh dài hạn. Năng lực cạnh tranh ngắn hạn được biểu thị bởi: giá cả, chất
lượng, chức năng của sản phẩm, thị phần, khả năng sinh lợi, lợi tức trên tài sản và
cổ phiếu…Năng lực cạnh tranh dài hạn th
ể hiện việc một công ty họat động tốt
như thế nào so với các công ty tương tự khác trong việc phát triển công nghệ mới
để tạo ra các sản phẩm và quá trình mới và cuối cùng là thị trường hòan tòan mới.
Có một quan điểm khác lại cho rằng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được
hiểu là tích hợp các khả năng và nguồn nội lực để duy trì và phát triển thị phần,
lợi nhuận và định vị những ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó trong mối quan
hệ với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm năng trên cùnh một thị trường mục
tiêu.
1.1.3 Mối liên hệ giữa năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đánh giá và tín
nhiệm của các nhà đầu tư
, các đối tác kinh doanh trên thị trường. Người ta sử dụng hai
nguồn thông tin, dữ liệu sau đây để đánh giá:
- Các dữ liệu định lượng: là những quan sát được đo lường bằng số. Ví dụ những
chỉ tiêu về vốn CSH, vốn đi vay, chi phí, lợi nhuận trước và sau thuế, cổ tức…
- Các dữ liệu định tính: là những quan sát không đo lường được bằng số. Trong tập
dữ liệu, thông tin định tính, mỗi quan sát sẽ và chỉ thuộc về một kiểu lọai nào đó.
Ví dụ như tình hình kinh doanh, xu thế thị trường, vị thế kinh doanh của doanh
nghiệp, sự đa dạng hóa họat động và các luật lệ, quy định.
Trên cơ sở hai nguồn thông tin dữ liệu trên, người ta tiến hành phân tích đánh giá uy tín
và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vào 4 lĩnh vực chính là: đánh giá môi trường
ngành, đánh giá tình hình tài chính, đánh giá hoạ
t động kinh doanh và đánh giá khả năng
quản l ý của doanh nghiệp.
8
Như vậy, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp do sức mạnh tài chính, công nghệ, nhân
lực và khả năng quyết sách đúng, linh họat của doanh nghiệp quy định trong đó sức
mạnh về tài chính là yếu tố quan trọng nhất. Và như vậy, giữa gia tăng năng lực tài chính
và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ.
Mục tiêu quan trọng nhất để thành công trong việc cạnh tranh c
ủa doanh nghiệp là phải
gia tăng được giá trị doanh nghiệp trên thị trường, để đạt được điều đó vấn đề quan trọng
là doanh nghiệp phải đạt năng lực tài chính mạnh, quy mô vốn lớn đáp ứng nhu cầu cho
đầu tư và phát triển. Ngựợc lại doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt sẽ chiếm lĩnh
được thị phần, nâng cao được hiểu quả kinh doanh, làm tăng giá trị
doanh nghiệp và
đồng thời cũng làm gia tăng năng lực tài chính của mình.
1.1.4 Các nhân tố tác động đến năng lực tài chính doanh nghiệp ngành thép Việt
Nam
1.1.4.1 Quy mô doanh nghiệp - nguồn vốn cho đầu tư và cấu trúc vốn trong doanh
nghiệp ngành thép Việt Nam:
Quy mô doanh nghiệp tỷ lệ thuận với nguồn vốn đầu tư. Nguồn vốn tài trợ cho họat
động doanh nghiệp là những nguồn lực tài chính có trong nền kinh tế, được doanh
nghiệp huy động, khai thác bằng nhiều phương pháp, hình thức, cơ chế khác nhau, để
đảm bảo nguồn lực tài chính cho họat động kinh doanh trước mắt và lâu dài. Như vậy,
một cấu trúc vốn an tòan ổn định, hợp lý, linh họat sẽ mang lại sự phát triển năng động
và hiệu quả cho doanh nghiệp.
9
Cấu trúc vốn là sự kết hợp của nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi, và
vốn cổ phần thường được sử dụng để tài trợ cho quyết định đầu tư của doanh nghiệp.
Cấu trúc vốn trong doanh nghiệp gồm có nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải
trả:
a.
Nguồn vốn chủ sở hữu
: Nguồn vốn chủ sở hữu là vốn thuộc sở hữu của chủ doanh
nghiệp (doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thì chủ sở hữu là Nhà nước, doanh nghiệp cổ
phần thì chủ sở hữu là người góp vốn…). Khi doanh nghiệp mới được thành lập thì vốn
chủ sở hữu do các thành viên đóng góp và hình thành vốn điều lệ. Khi doanh nghiệp
đang hoạt động thì ngoài vốn điều lệ còn có một s
ố nguồn khác cùng thuộc nguồn vốn
chủ sở hữu như: Lợi nhuận giữ lại, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính…
Đối với mọi loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp gồm 3 bộ
phận chủ yếu: Vốn góp ban đầu, lợi nhuận giữ lại, và tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu
mới:
• Vố
n góp ban đầu: Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi được thành lập đều phải có
một số vốn ban đầu nhất định do các chủ sở hữu góp. Khi nói đến nguồn vốn chủ sở
hữu của doanh nghiệp thì phải xem xét đến hình thức sở hữu của doanh nghiệp đó, vì
hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của bản thân doanh
nghiệp.
•
Nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại: Quy mô số vốn ban đầu của chủ doanh nghiệp là
một yếu tố quan trọng, tuy nhiên, thông thường, số vốn này cần được tăng theo quy
mô phát triển của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp hoạt
động có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thuận lợi để tăng nguồn
vốn. Nguồn vốn tích lũ
y từ lợi nhuận giữ lại là bộ phận lợi nhuận được sử dụng để tái
đầu tư, mở rộng SXKD của doanh nghiệp.
• Phát hành cổ phiếu: Cổ phiếu là chứng từ xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp
pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của công ty cổ phần.
Phát
hành cổ phiếu được gọi là hoạt động tài trợ dài hạn của doanh nghiệp. Để huy động
vốn, công ty sẽ bán cổ phiếu cho cổ đông tùy theo số tiền cần có. Nếu định bán rộng
rãi ra cho dân chúng, thì công ty cần phải đăng ký cổ phiếu với Sở giao dịch chứng
khoán, được gọi là niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Lúc đó, cổ
10
phiếu có thêm một tên mới là chứng khoán. Nếu chỉ bán cho vài người thì không phải
đăng ký cổ phiếu. Tùy theo tình hình tài chính của công ty, nếu làm ăn khấm khá,
công ty sẽ mua lại số cổ phiếu đó để cất giữ.
b. Các khỏan nợ phải trả:
Ngòai phần vốn chủ sở hữu thì nguồn vốn vay có vị trí đặc biệt quan trọng trong
họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có thể đáp ứng các nhu c
ầu về vốn
trong ngắn hạn hoặc dài hạn, có thể huy động được số vốn lớn, tức thời. Để bổ sung vốn
cho quá trình SXKD, doanh nghiệp có thể sử dụng nợ từ các nguồn: Tín dụng ngân
hàng, tín dụng thương mại và vay thông qua phát hành trái phiếu.
• Nguồn vốn tín dụng ngân hàng
Vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với
sự phát triển của bả
n thân các doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc
dân. Sự hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp đều gắn liền với các dịch vụ tài
chính do các ngân hàng thương mại cung cấp, trong đó có việc cung ứng các nguồn
vốn. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp thường vay vốn ngân hàng để bảo
đảm nguồn tài chính cho các hoạt động SXKD, đặc biệt là bảo đảm có đủ vốn cho các
dự án mở rộng hoặc
đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp. Không một doanh nghiệp
nào có thể tồn tại vững chắc trên thương trường mà không vay vốn ngân hàng hoặc
sử dụng tín dụng thương mại.
Về mặt thời hạn, vốn vay ngân hàng có thể phân loại theo thời hạn vay, bao gồm:
Vay dài hạn (thường tính từ 3 năm trở lên, có nơi tính từ 5 năm trở lên), vay trung hạn
(từ 1 năm đến 3 năm) và vay ngắn hạn (dưới 1 n
ăm). Tiêu chuẩn và quan niệm về thời
gian để phân loại trong thực tế không giống nhau giữa các nước và có thể khác nhau
giữa các ngân hàng thương mại.
Tùy theo tính chất và mục đích sử dụng, ngân hàng cũng có thể phân loại cho vay
thành các loại như: Cho vay đầu tư tài sản cố định, cho vay đầu tư tài sản lưu động, cho
vay để thực hiện dự án. Cũng có thể phân chia khác như cho vay theo ngành kinh tế,
theo lĩnh vực phục vụ
hoặc theo hình thức bảo đảm tiền vay.
11
Nguồn vốn tín dụng ngân hàng có nhiều ưu điểm nhưng cũng có một số hạn chế
nhất định. Đó là những hạn chế về điều kiện tín dụng, kiểm soát của ngân hàng và chi
phí sử dụng vốn (lãi suất).
* Điều kiện tín dụng: Các doanh nghiệp muốn vay tại các ngân hàng cần đáp ứng
được những yêu cầu bảo đảm an toàn tín dụng của ngân hàng. Doanh nghiệ
p phải xuất
trình hồ sơ vay vốn và những thông tin mà ngân hàng yêu cầu. Trước tiên, ngân hàng
phải phân tích hồ sơ xin vay vốn, đánh giá các thông tin liên quan đến dự án đầu tư hoặc
kế hoạch SXKD của doanh nghiệp vay vốn.
* Các điều kiện bảo đảm tiền vay: Khi doanh nghiệp xin vay vốn, các ngân hàng
thường yêu cầu doanh nghiệp đi vay phải có các bảo đảm tiền vay, phổ biến nhất là tài
sản thế chấp. Việc yêu c
ầu người vay có tài sản thế chấp trong nhiều trường hợp làm cho
bên đi vay không thể đáp ứng được những điều kiện vay, kể cả những thủ tục pháp lý về
giấy tờ…, do đó, doanh nghiệp cần tính đến yếu tố này khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng
ngân hàng.
* Sự kiểm soát của ngân hàng: Một khi doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thì doanh
nghiệp cũng phải chịu sự ki
ểm soát của ngân hàng về mục đích và tình hình sử dụng vốn
vay. Nhìn chung, sự kiểm soát này không gây khó khăn cho doanh nghiệp, tuy nhiên,
trong một số trường hợp, điều đó cũng làm cho doanh nghiệp có cảm giác bị kiểm soát.
* Lãi suất vay vốn: Lãi suất vay vốn phản ánh chi phí sử dụng vốn. Lãi suất vay
vốn ngân hàng phụ thuộc vào tình hình tín dụng trên thị trường trong từng thời kỳ. Nếu
lãi suất vay vốn quá cao thì doanh nghiệp phải gánh chị
u chi phí sử dụng vốn lớn và làm
giảm thu nhập của doanh nghiệp.
• Nguồn vốn tín dụng thương mại:
Vốn chiếm dụng của nhà cung cấp còn gọi là tín dụng thương mại, đây cũng là
nguồn vốn tương đối quan trọng trong doanh nghiệp. Nguồn vốn này xuất phát từ việc
doanh nghiệp chiếm dụng tiền hàng của nhà cung cấp hay trả chậm. Việc chiếm dụng
này có th
ể phải trả phí hoặc không phải trả phí nhưng lại giúp doanh nghiệp có nguyên
vật liệu, điện nước và các yếu tố đầu vào khác…để sản xuất kinh doanh mà chỉ phải bỏ
ra một số tiền ít hơn số tiền đáng lẽ phải bỏ ra ngay lập tức để có được số yếu tố đầu vào
đó để tiến hành sản xuất. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể
sử dụng quỹ tiền mặt của mình
12
cho mục đích khác. Vì trong thực tế, do có sự khác biệt về chu kỳ SXKD giữa các doanh
nghiệp, việc thừa vốn ở doanh nghiệp này và thiếu vốn ở doanh nghiệp khác là hiện
tượng phổ biến và có tính tất yếu. Trong điều kiện thành phẩm của doanh nghiệp thừa
vốn lại là nguyên, nhiên, vật liệu của doanh nghiệp thiếu vốn, nếu quan hệ mua bán chịu
được thực hiện trong một thời hạ
n nhất định thì cả hai đều có lợi. Đó chính là quan hệ tín
dụng thương mại. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn này cần lưu ý: không nên chiếm
dụng quá nhiều hoặc quá lâu một khỏan nợ nào đó vì nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín của
doanh nghiệp với đối tác, từ đó kéo theo hệ quả bị làm giá hoặc phải chấp nhận mua
hàng không đảm bảo chất lượng (trong thị trường khan hi
ếm nguyên vật liệu).
• Phát hành trái phiếu công ty:
Trái phiếu là một loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ trả nợ (bao gồm vốn gốc và
lãi) của tổ chức phát hành trái phiếu đối với người sở hữu trái phiếu. Trái phiếu là tên
chung của các giấy vay nợ dài hạn và trung hạn, bao gồm: trái phiếu Chính phủ và trái
phiếu công ty. Trái phiếu còn được gọi là trái khoán. Việc lựa chọn phát hành loại trái
phiếu nào là rất quan trọng vì nó liên quan đế
n chi phí trả lãi, cách thức trả lãi, khả năng
lưu hành và tính hấp dẫn của trái phiếu. Trái phiếu được phát hành phải phù hợp với điều
kiện cụ thể của doanh nghiệp và tình hình trên thị trường tài chính. Có các lọai trái phiếu
sau:
9 Trái phiếu có lãi suất cố định
Trái phiếu có lãi suất cố định là loại trái phiếu phổ biến nhất trong các loại trái
phiếu doanh nghiệp.
Để huy động vốn trên thị tr
ường bằng trái phiếu, cần phải tính đến mức độ hấp dẫn
của trái phiếu. Tính hấp dẫn của trái phiếu phụ thuộc vào một số yếu tố như:
- Lãi suất của trái phiếu: Lãi suất của trái phiếu phải được đặt trong tương quan so
sánh với thị trường lãi suất trên thị trường vốn, đặc biệt là sự cạnh tranh của các công ty
khác và trái phiếu Chính phủ. Một ràng bu
ộc khác là chi phí lãi vay mà công ty phải trả
cho các trái chủ. Nếu đưa thêm các yếu tố khuyến khích vào trái phiếu thì có thể không
cần nâng cao mức lãi suất.
13
- Kỳ hạn của trái phiếu: Đây là yếu tố rất quan trọng không những đối với công ty
phát hành mà đối với cả nhà đầu tư. Khi phát hành, doanh nghiệp phải căn cứ vào tình
hình thị trường vốn và tâm lý dân cư mới có thể xác định kỳ hạn hợp lý.
- Uy tín doanh nghiệp: Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thu hút được
công chúng mua trái phiếu vì nhà đầu tư phải đánh giá uy tín của doanh nghiệp thì mới
quyết
định mua hay không mua. Các doanh nghiệp có uy tín và vững mạnh thì dễ dàng
hơn trong việc phát hành trái phiếu ra công chúng để huy động vốn.
9 Trái phiếu có lãi suất thay đổi
Tuy gọi là lãi suất thay đổi nhưng thực chất loại lãi suất này phụ thuộc vào một số
nguồn lãi suất quan trọng khác. Chẳng hạn, lãi suất LIBOR (London Interbank Offered
Rate) hoặc lãi suất cơ bản (Prime Rate).
Trong điều kiện có mức lạm phát khá cao và lãi suất thị trường không ổn định,
doanh nghi
ệp có thể khai thác tính ưu việt của loại trái phiếu này. Do các biến động của
lạm phát kéo theo sự dao động của lãi suất thực, các nhà đầu tư mong muốn được hưởng
một lãi suất thỏa đáng khi so sánh tình hình thị trường. Vì vậy, một số người ưu thích
trái phiểu thả nổi. Tuy nhiên, loại trái phiếu này có một số nhược điểm như:
- Doanh nghiệp không thể biết chắc chắn về
chi phí lãi vay của trái phiếu, điều này
gây khó khăn một phần cho việc lập kế hoạch tài chính.
- Việc quản lý trái phiếu đòi hỏi tốn nhiều thời gian hơn do doanh nghiệp phải
thông báo các lần điều chỉnh lãi suất.
9 Trái phiếu có thể thu hồi:
Một số doanh nghiệp lựa chọn cách phát hành những trái phiếu có thể thu hồi, tức
là những doanh nghiệp có thể mua lại vào một thời gian nào
đó. Trái phiếu như vậy phải
được quy định ngay khi phát hành để người mua trái phiếu được biết. Doanh nghiệp phải
quy định rõ về thời hạn và giá cả khi doanh nghiệp chuộc lại trái phiếu. Thông thường,
người ta quy định thời hạn tối thiểu mà trái phiếu không bị thu hồi, ví dụ trong thời gian
36 tháng.
Loại trái phiếu có thể thu hồi có những đặc điểm:
- Có thể sử dụng như một cách
điều chỉnh lượng vốn sử dụng. Khi không cần thiết,
doanh nghiệp có thể mua lại các trái phiếu, tức là giảm số vốn vay.
14
- Doanh nghiệp có thể thay nguồn vốn tài chính do phát hành trái phiếu loại này
bằng một nguồn tài chính khác thông qua việc mua lại các trái phiếu đó.
9 Chứng khóan có thể chuyển đổi
Các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty Mỹ, thường phát hành những chứng
khoán kèm theo những điều kiện có thể chuyển đổi được. Nói chung, sự chuyển đổi và
lựa chọn cho phép các bên (doanh nghiệp, nhà đầu tư) có thể lựa chọn cách thức đầu tư
có lợi và thích hợp.
Một số hình thức chuyển đổi:
- Giấy bảo đảm: Người sở hữu giấy bảo đảm có thể mua một số lượng cổ phiếu
thường, được quy định trước với giá cả và thời gian xác định.
- Trái phiếu chuyển đổi: Là loại trái phiếu cho phép có thể chuyển đổi thành một số
lượng nhất định các cổ phiếu thường. Nếu thị giá của cổ phiếu tăng lên thì người giữ trái
phiếu có cơ may nhận được lợi nhuận cao.
1.1.4.2. Mức độ tiếp cận thị trường tài chính:
a. Tiếp cận nguồn vốn từ nội tại doanh nghiệp-huy động nguồn vốn chủ sở hữu:
• Tăng vốn góp:
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà có những hình thức khai thác làm tăng
nguồn vốn góp ban đầu. Ví dụ như DNNN thì do chủ sở hữu là Nhà nước nên việc tăng
vốn góp ban đầu s
ẽ phụ thuộc vào cơ chế đầu tư của Nhà nước. Một trong những hình
thức huy động nguồn vốn góp ban đầu trong các DNNN là thay đổi hình thức sở hữu của
doanh nghiệp (cổ phần hóa, giao bán khoán kinh doanh, sáp nhập, hợp nhất, giải thể
hoặc phá sản doanh nghiệp).
• Tăng nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại:
Tự tài trợ bằng lợi nhuận giữ lại – ngu
ồn vốn nội bộ là một phương thức tạo nguồn
tài chính quan trọng và khá hấp dẫn của các doanh nghiệp, vì doanh nghiệp giảm được
chi phí, giảm được sự phụ thuộc bên ngoài.
Nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận giữ lại có thể thực hiện được nếu như doanh
nghiệp đã, đang hoạt động và có lợi nhuận, được phép tiếp tục đầu tư
. Việc sử dụng
nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận để lại cũng khác nhau ở từng loại hình doanh nghiệp.
Đối với các DNNN thì việc tái đầu tư phụ thuộc không chỉ vào khả năng sinh lời của bản
15
thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào chính sách khuyến khích tái đầu tư của Nhà
nước. Đối với các công ty cổ phần thì việc để lại lợi nhuận liên quan đến một số yếu tố
nhạy cảm. Khi công ty để lại một phần lợi nhuận trong năm cho tái đầu tư, tức là không
dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần, các cổ đông không nhận được tiền cổ tức
nh
ưng bù lại họ lại có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng lên của công ty. Như vậy, giá
trị ghi sổ của các cổ phiếu sẽ tăng lên cùng với việc tự tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ.
Điều này một mặt khuyến khích cổ đông giữ cổ phiếu lâu dài, nhưng mặt khác lại làm
giảm tính hấp dẫn của cổ phiế
u trong thời kỳ ngắn hạn do cổ đông chỉ nhận được một
phần cổ tức nhỏ hơn.
b. Tiếp cận nguồn vốn từ thị trường tài chính- huy động nguồn vốn từ bên ngòai doanh
nghiệp:
¾ Huy động vốn từ các trung gian tài chính (ngân hàng thương mại, tổ chức tiết
kiệm và cho vay, ngân hàng tiết kiệm tương hỗ, hiệp hội tín dụng, quỹ trợ cấp
hưu bổng, công ty tài chính, quỹ hỗ tương, công ty bảo hiểm, công ty thuê mua).
¾ Huy động vốn từ thị trường vốn (phát hành trái phiếu, phát hành cổ phiếu).
¾ Huy động vốn thông qua thị trường bất động sản.
¾ Huy động vốn thông qua quỹ đầu tư mạo hiểm.
1.1.4.3 Nguồn nhân lực trong quản trị tài chính:
Nguồn nhân lực và hệ thống quản trị tài chính là yếu tố quan trọng trong việc quyế
t định
thành bại của doanh nghiệp. Một hệ thống quản trị nhân sự và chiến lược con người tốt
là tài sản của doanh nghiệp, là tiền đề cho doanh nghiệp phát triển vững mạnh, củng cố
năng lực tài chính cho doanh nghiệp. Yếu tố hạn chế trong hầu hết mọi trường hợp làm
ăn kém hiệu quả chính là sự thiếu thốn về chất lượng và sức mạnh của nhà quản trị
doanh nghiệp, không biết các khai thác các nguồn nhân lực và sự lãng phí không thể
tưởng tượng được về các nguồn nhân lực và vật lực.
Theo Alvin Toffler-Nhà tương lai học nổi tiếng người Mỹ cho rằng trên thế giới có ba
lọai sức mạnh: sức mạnh của bạo lực, sức mạnh của của cải và sức mạnh của tri thức.
Sức mạnh của bạo lực thể
hiện ở vũ khí, quân đội đông đảo và được huấn luyện tốt…đã
phát huy tác dụng trong suốt nhiều thế kỷ lịch sử của nhân lọai, nhưng ngày nay nó đã
hết tác dụng, bởi bạo lực sẽ được đáp lại bằng bạo lực và ngày nay con người đã có trong
16
tay những sức mạnh đủ để ngăn chặn bạo lực phát triển. Sức mạnh thứ hai thể hiện ở
những khối tiền của to lớn có thể mua được tất cả những công ty đồ sộ, hay những hầm
mỏ hoặc nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm, nhưng sự mua bán này chỉ có ý nghĩa
khi nó được sử dụng có hiệu quả cao, mà muốn thực hiện điều này thì phải cần đến tri
thức khoa học kỹ thuật. Từ đó Ông kết luận: “Lâu đài và máy móc của công ty không
còn là quan trọng, cái quan trọng thực sự là năng lực nghiệp vụ, năng lực tổ chức các cấp
nghiệp vụ và những sáng kiến ẩn dấu trong vỏ não của nhân viên công ty…”
Theo dự báo của Giáo sư Tiến sĩ Robert Reich đã dự báo trong tương lai rất gần các
công ty sẽ không còn quốc tịch mà chỉ còn tên riêng củ
a công ty bởi các công ty sẽ trở
thành những mạng nhện ( mạng lưới” bao phủ tòan cầu, và ông cho rằng: “Tài nguyên
duy nhất thật sự còn có tính cách quốc gia là nhân công, năng lực trí tuệ và óc sáng tạo
của họ, đó là những gì quyết định sự thịnh vượng trong tương lai”.
Hình 1.2: Phương pháp tiếp cận các hệ thống trong quản trị nguồn nhân sự
Nguồn: Harold Koontz. Cyril O’donnell, Heinz Weihrich “những vấn đề cốt yếu của quản lý”(11)
Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, các doanh nghiệp đang rất quan tâm đến yếu tố con
người mà thông qua hệ thống quản trị tốt sẽ phát huy hết tài năng để đóng góp thật nhiều
cho sự tồn tại, phát triển lâu dài và ổn định của doanh nghiệp. Đó phải là những con
người có học vấn cao, được đào tạo tốt, có văn hóa và biết cách làm việc có hiệu quả.
17
1.1.4.4 Cơ chế quản trị tài chính trong doanh nghiệp ngành thép Việt Nam:
A. Vai trò của nhà quản trị tài chính:
Các quyết định tài chính là rất quan trọng đối với sự phát triển và thành công của doanh
nghiệp thép. Các chuyên gia tài chính của một doanh nghiệp luôn phải đối mặt với ba
câu hỏi quan trọng, đó là:
¾ Trong rất nhiều các cơ hội đầu tư thì doanh nghiệp sẽ phải đưa ra các quyết định
lựa chọn cơ hội đầ
u tư nào?
¾ Doanh nghiệp nên dùng những nguồn tài trợ nào để tài trợ cho nhu cầu vốn đầu tư
đã được họach định đó?
¾ Doanh nghiệp nên thực hiện phân phối kết quả họat động như thế nào?
Câu hỏi thứ nhất liên quan đến việc chi tiêu tiền, câu hỏi thứ hai liên quan đến việc huy
động vốn và câu hỏi thứ ba liên quan đến sự kết hợp hai quyết định 1 và 2.
Nh
ư vậy, nhà quản trị là cầu nối quan trọng giữa họat động của doanh nghiệp thép và thị
trường tài chính. Thị trường tài chính là nơi mà các nhà đầu tư đang nắm giữ các tài sản
tài chính được phát hành bởi các doanh nghiệp. Cầu nối này được thể hiện trong hình
1.3:
Hình 1.3: Vai trò của Nhà Quản Trị Tài Chính
Nguồn: Tài Chính Doanh Nghiệp Hiện Đại (1)
Vai trò của Giám Đốc Tài Chính được thể hiện trong hình cho thấy dòng chảy tiền mặt
đi từ nhà đầu tư đến doanh nghiệp và sau đó quay trở lại nhà đầu tư như thế nào. Dòng
chảy ban đầu khi công ty huy động vốn (mũi tên 1), và sau đó tiền được chi tiêu để mua
sắm các tài sản thực sử dụng cho họat động sản xuất kinh doanh (mũi tên 2), sau đó, nếu
doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả thì các tài sản thực này sẽ tạo nên dòng tiền gia tăng
để hòan trả vốn đầu tư ban đầu (mũi tên 3), cuối cùng tiền được tái đầu tư trở lại (mũi
tên 4a) hoặc được hòan trả cho nhà đầu tư (mũi tên 4b).
18
B. Cơ chế quản trị tài chính trong doanh nghiệp thép:
¾ Quản trị dòng tiền
¾ Quản trị hệ thống tài chính (đảm bảo tiền luôn được sử dụng hiệu quả, bảo đảm
tuân thủ các quy định pháp luật về các giao dịch liên quan đến huy động vốn và
đầu tư, thiết lập và cung cấp các báo tài chính hàng năm, so sánh với vốn ngân
sách, theo dõi các khỏan thuế phải nộp, quản trị chi phí, quản lý và sử d
ụng vốn
tài sản cố định, quản lý và sử dụng vốn tài sản lưu động, quản trị phân phối lợi
nhuận trong doanh nghiệp).
1.2 Các chỉ tiêu đo lường và đánh giá năng lực tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Ngân hàng đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp:
Khi tiến hành xem xét cho doanh nghiệp vay vốn để mở rộng và phát triển kinh
doanh, bên cạnh việc thẩm định hiệu quả dự án vay vốn, các ngân hàng thương mại
thường xem xét rất kỹ về năng lực tài chính của khách hàng thông qua việc phân loại
khách hàng. Từ đó các ngân hàng sẽ áp dụng các biện pháp cho vay với các điều kiện ưu
đãi về lãi súât, điều kịên vay vốn (tín ch
ấp) hoặc hạn chế tín dụng và thu hồi nợ. Căn cứ
tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh để tính tóan và xếp lọai năm chỉ tiêu
dưới đây:
Chỉ tiêu 1: Lợi nhuận
Chí tiêu 2: tỷ suất tài trợ
Chỉ tiêu 3: khả năng thanh tóan nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu 4: tỷ lệ nợ xấu
Chỉ tiêu 5: Tình hình chấp hành các quy định pháp luật hiện hành
1.2.2 Các bên thứ ba đánh giá năng l
ực tài chính của doanh nghiệp:
Để đánh giá về năng lực tài chính của doanh nghiệp, người ta thường sử dụng một số chỉ
tiêu phân tích tài chính sau đây để so sánh với các năm trứớc và so sánh với chỉ tiêu bình
quân ngành liên quan tới doanh nghiệp đó. Các chỉ tiêu đựơc phân ra làm 4 nhóm như
sau:
- Nhóm các chỉ tiêu thanh khỏan: (Liquadation Ratios):
gồm có 2 tỷ số
+ Tỷ số luân chuyển tài sản lưu động (The current Ratio - R
c
)
+ Tỷ số thanh tóan nhanh (quick ratio)
19
-Nhóm các chỉ tiêu hiệu quả họat động (Activity Ratios): gồm 4 tỷ số
+ Tỷ số vòng quay hàng tồn kho (Inventory Ratio – RI)
+ Kỳ thu tiền bình quân (Average Collection period – ACP)
+ Hiệu quả sử dụng tài sản cố định (The fixed assets utilization Ratio – R
F
)
+ Tỷ số hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản (The total assets utilization Ratio –R
A
)
- Nhóm các chỉ tiêu đòn bẩy tài chính (Leverage Ratios): gồm có 3 tỷ số
+ Tỷ số nợ là tỷ số giữa tổng số nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp
+ Tỷ số nợ/ vốn cổ phần (R
D/E
)
+ Khả năng thanh tóan lãi vay (
(R
T
)
- Nhóm các chỉ tiêu sinh lời (Earning Ratios): gồm có ba tỷ số
+ Tỷ số lợi nhuận thuần trên doanh thu (R
P
)
+ Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (Return on Assets-ROA)
+ Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity-ROE)
- Nhóm các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp: gồm có 2 tỷ số:
+ Tỷ số giá bán/ thu nhập của cổ phần (R
p/E
)
+ Tỷ số giá trị thị trường/ giá trị kế toán (RM/B)
1.3 Vấn đề về tái cấu trúc tài chính nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh cho doanh
nghiệp ngành thép Việt Nam
1.3.1 Khái niệm về tái cấu trúc
Tái cấu trúc (restructuring) được hiểu là quá trình thực hiện những thay đổi căn bản
trong doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, là quá trình tổ
chức (re-organize), sắp xếp lại doanh nghiệp nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn cho doanh
nghiệp để thực hiện những mục tiêu đề ra.
Mục tiêu chung của tái cấu trúc là đạt được một “thể trạng tố
t hơn” cho doanh nghiệp để
doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn dựa trên những nền tảng về sứ mệnh, tầm nhìn,
định hướng chiến lược sẵn có của doanh nghiệp. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, tái
cấu trúc có thể chỉ nhằm mục tiêu đạt được sự “cải thiện vận hành” ở một mảng nào đó
trong tổ chức, doanh nghiệp.
20
Một chương trình tái cấu trúc toàn diện sẽ bao trùm hầu hết các lĩnh vực như cơ cấu tổ
chức, nguồn nhân lực, cơ chế quản lý, điều hành; các hoạt động và các quá trình; các
nguồn lực khác của doanh nghiệp. Tái cấu trúc cũng có thể được triển khai “cục bộ” tại
một hay nhiều mảng của doanh nghiệp (tài chính, nhân sự, bán hàng, sản xuất…) nhằm
đạt mục tiêu là nâng cao “thể trạng” củ
a bộ phận đó. Như vậy, có thể nói “tái cấu trúc” là
một phần của quá trình tái lập, chủ yếu chỉ đi vào mục tiêu “nâng cao thể trạng” của
doanh nghiệp trên nền tảng hiện có.
1.3.2 Các mô hình tái cấu trúc:
1.3.2.1 Mô hình tái cấu trúc của Công ty 3M:
Năm 2001, công ty 3M, một trong những công ty Mỹ lúc đó vẫn đang ăn nên làm ra với
hơn 60 ngàn mặt hàng khác nhau, đã quyết định thay đổi hẳn cách thức kinh doanh. Đội
ngũ cán bộ quản lý mới, đứng đầu là Tổng Giám đốc James Macnerney quyết định đưa
vào áp dụng hàng loạt nguyên tắc mới. Cách đây không lâu Macnerney, vừa được tạp chí
Industry Week bình chọn là Giám đốc số một của năm 2003 cho biết, dù cho nguyên tắc
nào được áp dụng thì quan trọng hơn cả vẫn là nguyên tắc đó phải được áp dụng chung
cho toàn thể công ty và phải ngấm vào đến từng nhân viên.
Đến cuối năm 2004, bất kỳ nhân viên nào của 3M cũng đều phải nắm vững 5 nguyên tắc
trong triết lý của Công ty, mà đầu tiên là phương pháp 6 Sigma. “Sigma” là một chữ cái
Hy lạp được dùng trong thống kê để chỉ những trường hợp không đạt tiêu chuẩn. Phương
pháp 6 sigma cho phép xác định và kiểm soát chất lượng sản phẩm ho
ặc cả một quy
trình. Có thể lấy một ví dụ đơn giản sau: một công ty cần phải đưa bánh pizza đến cho
khách vào một thời gian đã định, nếu công ty thực hiện được việc đó trong 68% trường
hợp, nghĩa là công ty đạt được mức 2 Sigma. Nếu thực hiện được điều này trong 93%
trường hợp, tức là công ty đạt được mức 3 Sigma. Mức 6 Sigma tương ứng với việc công
ty giao bánh được
đúng giờ trong 99,9997% trường hợp.
Công ty càng lớn thì việc giảm thiểu số lượng phế phẩm càng quan trọng hơn vì khi
khách hàng nhiều thì chỉ 1% số khách không hài lòng đã là 1 con số rất lớn.
21
5 nguyên tắc tái cấu trúc của 3M
Nguyên tắc thứ nhất: 6 Sigma
Việc thống kê và phân tích dữ liệu cho phép kiểm soát chất lượng sản phẩm và các quy
trình sản xuất. Mục đích chính của 6 Sigma là:
- Giảm chi phí và tăng hiệu suất
- Giải phóng được nguồn tài chính
- Tăng trưởng kinh doanh
Nguyên tắc thứ hai: xúc tiến (acceleration), hay còn gọi là quy tắc 2×3x
Tăng gấp đôi số lượng ý tưởng mới và tăng gấp 3 tốc
độ đưa sản phẩm mới ra thị trường.
Mỗi dự án giờ đây đều được đánh giá từ góc độ kết quả đầu tư. Các chương trình nghiên
cứu có triển vọng hơn sẽ được đầu tư nhiều tiền hơn.
Nguyên tắc thứ ba: Làm việc hiệu quả với các nhà cung ứng (Global Sourcing
Effectiveness)
Phát triển kỹ năng thương thuyết và tương tác với các nhà cung ứng. M
ục đích là để luôn
có sự lựa chọn giữa các nhà cung ứng khác nhau. Có thể giúp đỡ các nhà cung ứng thiết
lập công việc theo phương pháp 6 Sigma.
Nguyên tắc thứ tư: Tăng năng suất nhờ các hệ thống điện tử (eProductivity)
Đầu tiên, 3M nhận diện vấn đề nhờ phương pháp 6 Sigma, sau đó sẽ dùng các công cụ
điện tử để tổ chức quy trình theo cung cách mới. Ngoài ra, tất các các công cụ điệ
n tử –
từ đào tạo trực tuyến đến hệ thống đặt hàng thống nhất cho toàn công ty – đều có mục
tiêu là nâng cao năng suất của công ty.
Nguyên tắc thứ năm: Kiểm soát những chi phí gián tiếp (Indirect Costs Control)
Giảm những chi phí không liên quan trực tiếp đến sản phẩm hoặc dịch vụ.
Ứng dụng mới của phương pháp 6 Sigma
22
3M đang hứa hẹn sẽ đưa phương pháp 6 Sigma lên một tầm mới – bởi nó sẽ là công ty
đầu tiên áp dụng phương pháp này vào lĩnh vực tăng trưởng doanh nghiệp, trong đó có
khâu làm việc với khách hàng.
Mới đây, một trong những công ty con của 3M muốn tăng doanh số bán hàng trong
ngành công nghiệp năng lượng sau khi phân tích các dữ liệu đã công bố một kết quả bất
ngờ: việc tăng doanh số không phụ thuộc vào giá cả và quá trình th
ử nghiệm đợt hàng thí
điểm, mà phụ thuộc chủ yếu vào quan hệ cá nhân.
Nếu đại diện bán hàng của 3M gặp gỡ với khách hàng tiềm năng quá 3 lần thì nhất định
công ty sẽ nhận được đơn đặt hàng. Lẽ dĩ nhiên, kinh nghiệm này có thể áp dụng trong
những lĩnh vực khác và ở bất cứ thị trường nào.
Để hạ được giá thành sản xuất cho sản phẩm của mình, 3M đã tìm
đến những nhà cung
ứng tại các thị trường đang phát triển. Bên cạnh đó, khi mua nguyên liệu, công ty còn cố
gắng gom các chi nhánh của công ty ở các vùng khác nhau để được nhận các ưu đãi về
giá. 3M cũng cố gắng đồng bộ hóa những chi tiết sản phẩm trong trường hợp không có
những khác biệt lớn để có thể mua chúng qua cùng một nhà cung ứng và có được giảm
giá đáng kể.
Bản chất của việc đào t
ạo không nằm ở chỗ áp dụng các công cụ điện tử, mà ở chỗ xem
lại vai trò của chúng bằng phương pháp 6 Sigma. Chẳng hạn, đội ngũ của Macnerney đã
xác định được năm 2000, công ty đã tốn hơn 1009 triệu đôla cho 450 dự án IT, song chỉ
có 60% dự án là thật sự có tác dụng.
Vì vậy, giờ đây công ty quyết định chỉ đầu tư cho các dự án có khả năng hòa vốn sau
muộn nh
ất là 1 năm. Công ty cũng cố gắng tự động hóa quy trình đặt hàng, từ kiểm tra
khả năng tín dụng của khách cho đến việc viết phiếu thanh toán và trả lời câu hỏi của
khách hàng.
Vừa qua, 3M đã áp dụng phương pháp 6 Sigma để giúp một khách hàng của mình là một
mạng lưới siêu thị ở Mỹ tăng lợi nhuận của bộ phận bán hàng gia dụng. Một chuyên viên
23
về 6 Sigma của 3M phụ trách dự án này đã đề xuất loại bỏ khỏi danh sách hàng một loạt
tên hàng, số còn lại được xếp theo thứ tự tăng hoặc giảm dần sự quan tâm của khách
hàng.
Nhờ vậy, mạng lưới siêu thị này đã tăng được gấp đôi doanh số trên mỗi mét vuông, và
3M cũng được lợi vì tăng được doanh số bán cho khách hàng này.
1.3.2.2 Mô hình tái cấu trúc căn cứ vào thực tế kinh doanh và các yế
u kém của doanh
nghiệp:
Muốn biết được doanh nghiệp đang có những vấn đề đích thực nào và đang cần gì,
không cách nào hơn là phải có một cuộc “tổng kiểm tra” toàn diện và chuyên sâu để
“định bệnh” cho doanh nghiệp, từ đó mới đưa ra những “liệu pháp điều trị” phù hợp.
Những “triệu chứng” thường gặp nhất, khiến chủ doanh nghiệp đặt vấn đề tái cấ
u trúc
hay tái lập doanh nghiệp, có thể được chia thành bốn nhóm chính:
- “Nhóm bề mặt” bao gồm những biểu hiện rất dễ thấy, như doanh số giảm, thị phần thu
hẹp, thất thoát tài sản, hoạt động trì trệ, mất lợi thế cạnh tranh, mất kiểm soát nhiều
mặt…
- “Nhóm cận mặt” bao gồm những biểu hiện liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh,
như sự phối h
ợp kém giữa các bộ phận, chính sách kinh doanh không rõ ràng, chất lượng
sản phẩm không ổn định, các hoạt động tiếp thị, bán hàng kém hiệu quả; khách hàng
khiếu nại nhiều hoặc không thấy có khiếu nại gì, nhưng cứ lần lượt bỏ đi; công nợ nhiều,
tồn kho cao…
- “Nhóm lớp giữa” bao gồm những biểu hiện không liên quan trực tiếp, nhưng có ảnh
hưởng gián tiếp đến kết quả kinh doanh như
cán bộ, nhân viên (kể cả nhân viên văn
phòng) làm việc không có mục tiêu rõ ràng; cấp quản lý bị cuốn vào giải quyết sự vụ, lặt
vặt; quản lý cấp cao thụ động, nhân sự thay đổi liên tục hay “ổn định” theo kiểu chỉ toàn
người cũ; cơ chế phân quyền kém, mọi việc đều do ông chủ quyết định…
- “Nhóm lớp sâu” bao gồm những “triệu chứng” rất khó phát hiện vì chỉ nằm ở t
ầng cao,
không thấy dính dáng mấy đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày. Đó là sự thiếu
vắng các cuộc họp cấp cao bàn về quản trị chiến lược; doanh nghiệp không có triết lý
24
kinh doanh, không xây dựng và truyền đạt sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, văn hóa
doanh nghiệp; chủ doanh nghiệp không quan tâm đến mục tiêu dài hạn và định hướng
phát triển lâu dài mà chỉ nhìn vào những mục tiêu ngắn hạn; các hoạt động của doanh
nghiệp chủ yếu đi theo kiểu làm ăn “chụp giựt”, “đánh nhanh, rút gọn”; chỉ có chiến
thuật, tác nghiệp mà không hề có chiến lược.
Căn cứ vào các yếu kém của doanh nghiệ
p hiện có, áp dụng các mô hình tái cấu trúc
thích ứng:
- Thay đổi chiến lược kinh doanh cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Đây được xem là vấn
đề mấu chốt, là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình bởi vì toàn bộ việc tái cấu trúc doanh
nghiệp, tức cải tổ, sắp xếp lại một cách sâu sắc hệ thống quản trị nội bộ và bộ máy nhân
sự đều phải được dựa trên và phục vụ cho vi
ệc hoàn thành mục tiêu chiến lược mà doanh
nghiệp đó đã đặt ra.
- Đối với những công ty gặp nhiều khó khăn, tái cấu trúc nên được phân thành hai giai
đoạn: Giai đoạn đầu tiên là kiểm soát dòng chảy tài chính, cụ thể hơn là rà soát và chặn
ngay những khoản chi chưa cần thiết hoặc không hiệu quả, đặc biệt đối với những khoản
chi lớn, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt độ
ng của công ty; Giai đọan tiếp theo là
thay đổi chiến lược, tức xem xét lại chiến lược theo hướng những hoạt động kinh doanh
nào chủ đạo, “có lợi nhuận” thì tập trung sức lực, còn thua lỗ thì phải cắt bỏ không
thương tiếc.
- Hệ thống quản trị nội bộ, bộ máy nhân sự được thiết lập lại cho phù hợp với chiến lược
mới. Xóa bỏ cách quản lý theo kiểu gia đ
ình. Hoặc quản trị tài chính phải dựa trên những
triển vọng tài chính của doanh nghiệp để xây dựng chiến lược tốt chứ không dựa trên số
liệu kế tóan vì nó chỉ ghi lại những gì đã qua.
- Tái cấu trúc quy trình kinh doanh, là sự đánh giá lại một cách cơ bản và thiết kế lại tận
gốc rễ qui trình hoạt động sản xuất KD để đạt được sự cải thiện vượ
t bậc đối với các chỉ
tiêu cốt yếu, có tính nhất thời như chi phí, chất lượng, dịch vụ và hiệu năng.
25
- Tái cấu trúc hệ thống nhân sự nhằm cắt giảm chi phí và nâng cao năng suất lao động.
Xóa bỏ hệ thống nhân sự cồng kềnh và ý thức làm việc yếu của nhân viên. Bên cạnh đó,
có biện pháp giữ người giỏi như là chính sách động viên, tăng chế độ thu nhập cho người
lao động.
- Tái cấu trúc trong ý nghĩa định hướng lại hoạt động kinh doanh, nắn dòng vốn đầu tư
của doanh nghiệp để
gia tăng hiệu quả kinh doanh.
1.3.3 Tác động của tái cấu trúc đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp
Đứng trước những thách thức mới của môi trường kinh doanh, cũng như nhu cầu phát
triển tự thân, các doanh nghiệp thép Việt Nam đang rất cần được tái cấu trúc để:
•
Nắm bắt và tận dụng tốt hơn những cơ hội kinh doanh, vượt qua được những
thách thức ngày càng khốc liệt, để sống còn trước những thay đổi mạnh mẽ trong
môi trường kinh doanh.
•
Có đủ khả năng để thực hiện những công việc kinh doanh của mình một cách hiệu
quả và bền vững, thoả mãn những lợi ích nhiều khi xung đột nhau.
1.4 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập đòan thép đa quốc gia
1.4.1 Thép Bluescope Steel Global
Bluescope Steel Global là tập đòan thép hàng đầu thế giới, họat động ở Úc, New
Zealand, châu Á và Mỹ. Bluescope Steel Global có văn phòng giao dịch trên khắp thế
giới. Sản phẩm của Bluescope tập trung vào ngành công nghiệp chế tạo thép tấm phục
vụ cho sản xuất, thị trường xe ô tô, thị trường xây dựng….
Là một tập đòan họat động lâu năm trong ngành với mạng lưới bán hàng bao phủ khắp
thế giới, Bluecope thực sự là m
ột công ty đa quốc gia có tiềm lực tài chính rất mạnh, thể
hiện ở các điểm sau:
- Xác lập một công ty trung tâm quản lý ngân quỹ cho tòan bộ tập đòan là Bluescope
Steel Finance, họat động như là trung tâm tài trợ vốn cho các công ty còn lại trong tập
đòan khi cần vốn kinh doanh, đầu tư mới, nguồn thu từ lãi vay được trả từ các công ty