Đề cương ôn tập học kì 1
Môn: Sinh Học
Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ.
Câu 1: Nhu cầu nước của cây như thế nào?
Tất cả các cây đều cần nước, thiếu nước cây có thể sẽ chết.
Nhu cầu nước nhiều hay ít tùy thuộc vào từng loại cây, giai đoạn
sống, thời tiết,…
Vd: Cây cần nhiều nước như: lúa, sen, luc bình,…
Cây cần ít nước như: xương rồng, sứ, nha đam,…
Giai đoạn cây đâm chồi, tẻ nhánh, ra hoa cần nhiều nước.
Trời khô hạn, nắng nóng cây cần nhiều nước.
Cần cung cấp đủ nước, đúng lúc cây sẽ sinh trưởng tốt, cho năng
suất cao.
Câu 2: Nhu cầu muối khoáng của cây như thế nào?
Muối khoáng rất cần cho cây sinh trưởng và phát triển.
Cây trồng cần đủ 3 loại muối khoáng chính: muối đạm, muối lân,
muối kali. Thiếu 1 trong 3 loại, cây sẽ kém phát triển.
Nhu cầu muối khoáng của cây tùy thuộc vào loại cây, giai đoạn
sống của cây.
Vd: Cây trồng ăn lá, thân như các loại rau, su hào, bắp cải,… cần
nhiều muối đạm.
Cây trồng lấy quả, hạt như lúa,ngô, cà chua,… cần nhiều muối
lân, muối đạm.
Cây trồng lấy củ như khoai lang, cà rốt,… cần nhiều muối kali.
Cần cung cấp đủ các loại muối khoáng, bón đúng lúc cho cây.
Câu 3: Cây cần đủ những loại muối khoáng chính nào?
Cây cần đủ 3 loại muối khoáng chính: muối đạm, muối lân, muối
kali.
Câu 4: Loại cây nào cần nhiều muối đạm? Muối đạm và muối lân? Muối
kali? Cho 2 ví dụ.
Cây trồng ăn lá, thân cần nhiều muối đạm.
Vd: su hào, bắp cải,…
Cây trồng lấy quả, hạt cần nhiều muối đạm và muối lân.
Vd: lúa, ngô, cà chua,…
Cây trồng lấy củ cần nhiều muối kali.
Vd: khoai lang, cà rốt,…
Câu 5: Rễ cây hút nước và muối khoáng như thế nào?
Rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan nhờ lông hút.
Nước và muối khoáng hoa tan trong đất được lông hút hấp thụ,
chuyển qua phần vỏ, tới mạch gỗ rồi đi lên các bộ phận khác của cây.
Câu 6: Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối
khoáng của cây.
Các loại đất trồng, thời tiết, khí hậu,… ảnh hưởng đến sự hút nước
và muối khoáng của cây.
Trồng cây phù hợp với loại đất, cung cấp đủ nước và muối khoáng,
chăm sóc tốt cây sẽ phát triển tốt và cho năng suất cao.
Bài 14: Thân cây dài ra do đâu?
Câu 1: Thân cây dài ra do đâu?
Thân cây dài ra là do sự lớn lên và phân chia tế bào ở mô phân sinh
ngọn ( mô phân sinh lóng ở một số cây như : tre, trúc, mía,… )
Câu 2: a) Bấm ngọn ở loại cây nào? Cho ví dụ.
Bấm ngọn ở cây lấy quả, hạt, thân để ăn chất dinh dưỡng tập
trung phát triển chồi hoa, chồi lá.
Vd: cây đậu, cà phê, một số rau ăn,…
b) Tỉa cành ở loại cây nào?
Tỉa cành ở cây lấy gỗ, lấy sợi chất dinh dưỡng tập trung phát
triển chiều cao.
Vd: cây đay, cây lanh, bạch đàn,…
Câu 3: Ích lợi của việc bấm ngọn, tỉa cành.
Để tăng năng suất cây trồng, tùy từng loại cây mà bấm ngọn hoặc
tìa cành vào những giai đoạn thích hợp.
Bài 16: Thân cây to ra do đâu?
Câu 4: Thân cây to ra do đâu?
Thân cây to ra là do sự lớn lên và phân chia tế bào ở mô phân sinh
của tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
Câu 2: Xác đònh tuổi của cây bằng cách nào?
Hằng năm, cây sinh ra các vòng gỗ, đếm số vòng gỗ, có thể xác
đònh tuổi của cây.
Câu 3: Phân biệt dác và ròng.
Cây gỗ lâu năm có dác và ròng:
Dác là phần gỗ non, màu sáng, ở ngoài vận chuyển nước và
muối khoáng.
Ròng là phần gỗ già, màu sẫm, ở trong nâng đỡ cây.
Câu 4: Ứng dụng dác và ròng.
Thực tế chọn ròng để làm nhà, đóng bàn ghế. Dác làm đồ dùng tạm
thời.
Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân.
Câu 1: Đặc điểm và chức năng của mạch gỗ và mạch rây trong sự vận
chuyển các chất trong cây.
Mạch gỗ: gồm những tế bào có vách hóa gỗ, dày vận chuyển
nước và muối khoáng từ rễ lên thân.
Mạch rây: gồm những tế bào sống, có vách mỏng chuyển chất
hữu cơ.
Câu 2: Ứng dụng sự vận chyển chất hữu cơ trong mạch rây vào thực tế.
Thực tế: Chiết cây.
Bài 21: Quang hợp.
Câu 1: a) Xác đònh chất mà lá cây tạo ra khi có ánh sáng.
Lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng.
b) Xác đònh chất mà cây cần để tạo tinh bột.
Cây cần nước và khí cácbônic để tạo tinh bột.
c) Điều kiện cần cho quang hợp.
Cây chỉ quang hợp được khi có ánh sáng và chất diệp lục.
Câu 2: Sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp.
( Học sinh tự vẽ )
Câu 3: Khái niệm quang hợp.
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước,
khí cácbônic và năng lượng ánh sáng mặt trời
Chế tạo tinh bột và nhả khí ôxy.
Bài 22: nh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp. Ý nghóa
của quang hợp.
Câu 1: Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp.
a) nh sáng: cây chỉ quang hợp tốt trong điều kiện ánh sáng thích hợp.
Có cây ưa sáng như: thông, lúa, ngô,…
Có cây ưa bóng như: lá lốt, trầu bà,…
b) Nước: là nguyên liệu của quang hợp. Thiếu hay thừa nước, quang
hợp của cây gặp khó khăn.
c) Lượng khí cácbônic:
Hàm lượng 0,03% cây quang hợp tốt.
Hàm lượng trên 0,2% cây chết.
d) Nhiệt độ:
Ở 20 - 30
0
C cây quang hợp tốt.
Dưới 0
0
C hay trên 40
0
C quang hợp của cây giảm hoặc ngừng trệ.
Câu 2: Ý nghóa quang hợp.
Chất hữu cơ và khí ôxy do quang hợp của cây xanh tạo ra cần thiết
cho sự sống hầu hết sinh vật trên trái đất
kể cả con người. Làm cân
bằng môi trường không khí.
Câu 3: Học sinh cần làm gì để bảo vệ và phát triển cây xanh ở đòa
phương mình.
( Học sinh tự suy nghó và nêu ý kiến )
Bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu?
Câu 1: Phần lớn nước vào cây đi đâu?
Phần lớn nước do rễ cây hút vào và được lá thải ra ngoài qua các lỗ
khí khổng ở lá. Đó là hiện tượng thoát hơi nước qua lá.
Câu 2: Ý nghóa sự thoát hơi nước qua lá.
Giúp lá không bò đốt nóng dưới ánh nắng mặt trời.
Tạo ra động lực cho việc hút nước và muối khoáng hòa tan của rể
được thuận lợi.
Câu 3: Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước.
Nhiệt độ, gió, độ ẩm không khí
Cần tưới đủ nước cho cây nhất là thời kì khô hạn, nắng nóng.
Câu 4: Chú thích các hình vẽ sau:
Hình 1: Sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật (H7.4)
Hình 2: Các miền của rễ (H9.3)
Hình 3: Cấu tạo trong của thân non (H15.1)