Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề cương ôn tập môn Sinh học 8 (HK1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.97 KB, 2 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN SINH HỌC 8
Câu 1: Trình bày phương pháp hà hơi thổi ngạt khi cấp cứu người chết đuối.
HD: - Đặt nạn nhân nằm ngữa, đầu ngửa ra phía sau. - Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay.
- Tự hít hơi đầy lồng ngực, thổi hết sức vào miệng nạn nhân.
- Ngừng thổi để hít vào rồi lại thổi tiếp. - Thổi liên tục từ 12 – 20 lần/1 phút.
Câu 2: Lấy một ví dụ về phản xạ? Phân tích cung phản xạ đó?
HD: - Ví dụ về phản xạ: Sờ tay vào vật nóng, rụt tay lại.
- Cơ quan thụ cảm: Da báo qua nơron hướng tâm → truyền về trung ương thần kinh qua nơron trung gian,
trung ương thần kinh chỉ đạo nơron ly tâm qua nơron trung gian → cơ quan vận động: rụt tay lại
Câu 3: Vì sao huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch?
HD: - Ở tĩnh mạch, huyết áp tim rất nhỏ, sự vận chuyển máu qua tĩnh mạch được hổ trợ chủ yếu sức đẩy do
sự co bóp các cơ bắp bao quanh thành mạch, sức hút lồng ngực khi hít vào, sức hút tâm nhĩ khi dãn ra.
Câu 4: Trình bày vai trò của gan?
HD: - Gan tham gia vào điều hòa nồng độ các chất trong máu được ổn định, khử bỏ chất độc, tiết ra dịch
mật .
Câu 5: Hệ hô hấp gồm những bộ phận nào và nêu chức năng của các bộ phận đó?
Câu 6. Trình bày quá trình trao đổi khí ở phổi và tế bào?
* Trao đổi khí ở phổi:
Gồm sự khuếch tán của O
2
từ không khí ở phế nang vào máu và của CO
2
từ máu vào không khí phế nang.
* Trao đổi khí ở tế bào:
Gồm sự khuếch tán của O
2
từ máu vào tế bào và của CO
2
từ tế bào vào máu.
Câu 7. Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể?
Các bạch cầu tạo nên 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể là:


- Sự thực bào do các bạch cầu trung tính và đại thực bào thực hiện.
- Sự tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên do các bạch cầu limphô B thực hiện.
- Sự phá hủy các tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh do các tế bào limphô T thực hiện.
Câu 9:
Tại sao trong thí nghiệm tìm hiểu hoạt động enzim, ở ống nghiệm B lại phải đun nóng ( sôi ) nước bọt?
HD: Vì khi đun sôi nước bọt thì mất hoạt tính của enzim Amilaza có trong nước bọt. Enzim amilaza của nước
bọt chỉ có tác dụng tốt với tinh bột ở 37 - 38 độ C mà thôi. Khi đun sôi thì tinh bột không bị biến đổi.
Câu 10: Với khẩu phần ăn đầy đủ và sự tiêu hoá diễn ra thuận lợi, những chất dinh dưỡng được hấp thu ở
ruột non là những chất nào?
HD: Những chất dinh dưỡng được hấp thu tại ruột non gồm:
Đường đơn ( Là sản phẩm biến đổi từ tinh bột và đường đôi )
Axit amin ( là sản phẩm từ prôtêin )
Nuclêôtit ( sản phẩm của axits Nuclêic )
Axit béo và Glyxerin ( từ Li pít )
Vitamin ; muối khoáng.
Câu 11: Nêu các biện pháp rèn luyện và bảo vệ hệ tim mạch.
( Tập TDTT, không dùng các chất … )
Câu 12: Thở sâu có lợi gì? Làm thế nào để có hệ hô hấp khoẻ mạnh.
HD: - Lợi: tăng hiệu quả hô hấp, lượng khí được trao đổi nhiều hơn; lượng khí cặn giảm đi, lượng khí lưu
thông nhiều hơn …
- Thường xuyên luyện tập TDTT đúng cách và hợp lý. Luyện tập để thở bình thường được sâu hơn và giảm
số lượng nhịp thở trong 1 phút

×