Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Tính độc lập của ngân hàng trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 98 trang )

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
TRƯờng đại học kinh tế tp. Hồ chí minh
---------------------


Nguyễn Thị Thanh Thúy


HN CH RI RO GIAO DCH TRONG
INTERNET BANKING TI CáC NGÂN HàNG
THNG MI VIT NAM





LUậN VĂN THạC Sĩ KINH Tế










TP. Hồ Chí Minh - Năm 2008
Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
TRƯờng đại học kinh tế tp. Hcm
---------------------




Nguyễn Thị Thanh Thúy

HN CH RI RO GIAO DCH TRONG
INTERNET BANKING TI CáC NGÂN HàNG
THNG MI VIT NAM


Chuyên ngành : Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
Mã số : 60.31.12


LUậN VĂN THạC Sĩ KINH Tế


NGƯời hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Trần Hoàng Ngân





TP. Hồ Chí Minh - Năm 2008

Lời cam đoan


Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế:
Hạn chế rủi ro giao dịch nhằm phát triển

dịch vụ Internet banking trong các ngân hàng thương mại Việt Nam là kết quả của
quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập, nghiêm túc. Các số liệu trong luận
văn có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy và được xử lý khách quan, trung thực.


TP. HCM, Tháng 06 năm 2009
Nguyễn Thị Thanh Thúy
























Mục lục

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ tiếng Anh
Danh mục các bảng, sơ đồ, đồ thị
Lời mở đầu

Trang

Chương 1: Internet Banking Và Rủi Ro Giao Dịch Trong
Internet Banking .......................................................................................... 1
1.1. Những vấn đề cơ bản về Internet banking ........................................................ 1
1.1.1. Khái niệm Ngân hàng điện tử và Internet banking .................................... 1
1.1.2. Các cấp độ Internet banking ...................................................................... 2
1.1.2.1. Cấp độ cung cấp thông tin (Informative) ............................................ 2
1.1.2.2. Cấp độ trao đổi thông tin (Communicative) ........................................ 2
1.1.2.3. Cấp độ giao dịch (Transactional) ........................................................ 3
1.1.3. Ưu và nhược điểm của Internet banking ................................................... 3
1.1.3.1. Ưu điểm của Internet banking............................................................. 3
1.1.3.2. Nhược điểm của Internet banking ....................................................... 4
1.1.4. Những tiền đề để phát triển Internet banking ........................................... 5
1.1.5. Rủi ro trong Internet banking .................................................................... 6
1.1.5.1. Rủi ro tín dụng (credit risk) ................................................................ 6
1.1.5.2. Rủi ro lãi suất (interest rate risk) ......................................................... 7
1.1.5.3. Rủi ro thanh khoản (liquidity risk) ...................................................... 7
1.1.5.4. Rủi ro giá cả (price risk) ..................................................................... 7
1.1.5.5. Rủi ro tỷ giá (exchange rate risk) ........................................................ 7
1.1.5.6. Rủi ro giao dịch (transaction risk)....................................................... 8

1.1.5.7. Rủi ro tuân thủ / Rủi ro pháp lý (compliance risk) ............................. 8
1.1.5.8. Rủi ro chiến lược (strategy risk) .......................................................... 8

1.1.5.9. Rủi ro danh tiếng (reputaion risk) ....................................................... 8
1.2. Rủi ro giao dịch trong Internet banking ........................................................... 9
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro giao dịch khi ứng dụng Internet banking
............................................................................................................................... 11
1.3.1. An toàn thông tin (Security)..................................................................... 12
1.3.2. Xác thực (Authentication) ........................................................................ 13
1.3.3. Chứng thực (Trust) ................................................................................... 16
1.3.4. Không thể thoái thác (Nonrepudiation) ................................................... 16
1.3.5. Bảo mật thông tin cá nhân (Privacy) ........................................................ 16
1.3.6. Tính sẵn sàng của hệ thống (Availability) ............................................... 17
1.4. Một số kinh nghiệm hạn chế rủi ro giao dịch trong hoạt động Internet
banking trên thế giới .............................................................................................. 17
1.4.1. Internet banking tại Mỹ ........................................................................... 17
1.4.2. Internet banking tại Singapore ................................................................. 18
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ......................................................... 19
1.5. Sự cần thiết hạn chế rủi ro giao dịch trong hoạt động Internet banking tại các
ngân hàng thương mại ở Việt Nam ........................................................................ 20
1.5.1. Tính ưu việt của Internet banking ........................................................... 20
1.5.2. Yêu cầu phát triển Internet banking đối với các ngân hàng thương mại
Việt Nam. ........................................................................................................... 22
1.5.2.1. Yêu cầu khách quan .......................................................................... 22
1.5.2.2. Yêu cầu chủ quan .............................................................................. 23
1.5.3. Tác hại của rủi ro giao dịch làm ảnh hưởng đến việc phát triển Internet
banking ............................................................................................................... 24
1.5.4. Sự cần thiết hạn chế rủi ro giao dịch trong Internet banking tại các ngân
hàng thương mại ở Việt Nam. ............................................................................ 25
Chương 2: Thực Trạng Rủi Ro Giao Dịch Và Quản Lý Rủi Ro giao

dịch trong hoạt động Internet Banking Tại Các Ngân Hàng
Thương Mại Việt Nam .................................................................................. 27
2.1. điều kiện phát triển Internet banking tại Việt Nam ....................................... 27

2.1.1 Cơ sở pháp lý............................................................................................. 27
2.1.1. 1. Hệ thống các văn bản luật ................................................................ 27
2.1.1.2. Nội dung các nghị định về thương mại điện tử ................................. 29
2.1.2. Cơ sở hạ tầng công nghệ .......................................................................... 31
2.1.2.1. Tình hình phổ cập Internet ở Việt Nam ........................................... 31
2.1.2.2. Thực trạng hạ tầng thanh toán ........................................................... 32
2.2. Tình hình ứng dụng Internet banking tại các ngân hàng thương mại Việt
Nam ....................................................................................................................... 32
2.2.1. Số lượng các ngân hàng triển khai Internet banking ................................ 32
2.2.2. Tính năng của hệ thống Internet banking trong các ngân hàng thương mại
Việt Nam ............................................................................................................ 34
2.2.3. Internet banking ở một số ngân hàng tiêu biểu ....................................... 36
2.2.3.1. Internet banking tại ngân hàng đông á ............................................ 37
2.2.3.2. Internet banking tại ngân hàng Quốc Tế (VIB Bank) ....................... 39
2.3. Thực trạng rủi ro giao dịch ............................................................................. 40
2.3.1. Thực trạng rủi ro giao dịch trên thế giới .................................................. 40
2.3.1.1. Tình hình an ninh mạng trên thế giới ................................................ 40
2.3.1.2. Một số trường hợp tấn công mạng điển hình .................................... 44
2.3.1.3. Các công nghệ bảo mật đã được áp dụng trên thế giới ..................... 44
2.3.2. Tình hình rủi ro giao dịch tại Việt Nam ................................................... 46
2.4. Thực trạng đảm bảo an ninh mạng tại Việt Nam ............................................ 49
2.4.1. Tình hình bảo đảm an ninh mạng ở Việt Nam ......................................... 49
2.4.2. Tình hình bảo đảm an ninh mạng tại các ngân hàng thương mại ............ 51
2.4.3. Một số sản phẩm bảo mật trên thị trường Việt Nam ................................ 51
2.5. Những Khó khăn trong việc hạn chế rủi ro giao dịch đối với hoạt động
Internet banking tại Việt Nam ............................................................................... 53

Chương 3: Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Giao Dịch
Trong Hoạt Động Internet Banking Tại Các Ngân Hàng
Thương Mại Việt Nam .................................................................................. 58
3.1. Một số giải pháp ở cấp độ quản lý vĩ mô ....................................................... 58

3.1.1. Nâng cao nhận thức của xã hội về an ninh mạng..................................... 58
3.1.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý .................................................................. 59
3.1.3. Tăng cường quản lý của nhà nước ........................................................... 60
3.1.4. Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ...................................... 60
3.1.5. Tăng cường hợp tác quốc tế trên lĩnh vực an ninh mạng ......................... 61
3.2. Giải pháp đối với các ngân hàng thương mại. ................................................ 62
3.2.1. Giải pháp chung ....................................................................................... 62
3.2.1.1. Có chiến lược đầu tư hợp lý cho hạ tầng cơ sở và công nghệ bảo mật
........................................................................................................................ 62
3.2.1.2. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực .................................................... 63
3.2.2. Giải pháp phòng ngừa rủi ro giao dịch. .................................................... 63
3.2.2.1. Xây dựng hệ thống Internet banking hướng đến các mục tiêu cụ thể
nhằm hạn chế rủi ro giao dịch. ....................................................................... 63
3.2.2.2. Xây dựng các quy tắc và tập quán bảo mật cho ngân hàng ............. 66
3.2.2.3. Quản lý chặt chẽ quá trình triển khai và kiểm tra hệ thống .............. 68
3.2.2.4. Bảo đảm khả năng khôi phục và duy trì tính liên tục của hệ thống .. 68
3.2.2.5. Quản lý quy trình gia công sản phẩm dịch vụ Internet banking ....... 69
3.2.2.6. Cung cấp thông tin về hệ thống Internet banking của ngân hàng ..... 70
3.2.2.7. Nâng cao nhận thức về an ninh mạng của khách hàng .................... 70

Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

DANH Mục các từ tiếng anh


2FA -Two factor authentication: Hệ thống xác thực 2 nhân tố
Bkis: Trung tâm an ninh mạng đại học Bách Khoa Hà Nội
Crack: Bẻ khóa chương trình
Firewall: Bức tường lửa
File: Tập tin
Hacker: Người thâm nhp vo phn cng máy tính, phn mm máy tính hay
mng máy tính
ể thay ổi h thng ó
ID: Tên truy cập
ID-theft: Ăn cắp thông tin nhân dạng
MAS: Ngân hàng trung ương Singapore
MIM - Man in Middle: phương thức tấn công mạng máy tính qua trung gian
OTP - One time password: Mật mã sử dụng một lần
Password: Mật mã truy cập
Phishing, Pharming: mt hot ng phm ti dùng các k thut la o
PIN - Personal Indentification Number: Nhân dạng cá nhân
Token: thẻ sinh mã
Trojan: một loại phần mềm độc hại
USB: Thẻ nhớ
Virus : Những chương trình hay đoạn mã được thiết kế để tự nhân bản và sao
chép chính nó vào các đối tượng lây nhiễm khác (ổ đĩa, máy tính, tập tin)
Vncert: Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam
Website: Trang web, trang mạng









Danh mục các bảng

Bảng 2.1: Số lượng ngân hàng triển khai Internet banking tại Việt Nam
Bảng 2.2: Các ngân hàng đã triển khai Internet banking tại Việt Nam
Bảng 2.3: Tình hình an ninh mạng tại Việt Nam


Danh mục các sơ đồ, đồ thị


Sơ đồ 1.1: Sơ đồ phương thức mã hóa đối xứng
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ phương thức mã hóa không đối xứng
Đồ thị 1.3: Chi phí giao dịch qua các kênh khác nhau tại Mỹ
Đồ thị 2.1: Tốc độ phát triển người dùng Internet ở Việt Nam.
Đồ thị 2.2: Thống kê số giao dịch và giá trị chuyển khoản của dịch vụ ngân
hàng trực tuyến Đông á năm 2007
Đồ thị 2.3: Mười nước có nhiều trang web bị tấn công nhất
Đồ thị 2.4: Lý do khách hàng không sử dụng Internet banking
Đồ thị 2.5: Các rủi ro giao dịch khách hàng e ngại












Lời Mở Đầu
1. Sự Cần Thiết Của Đề Tài
Cuộc cách mạng công nghệ thông tin đang có tác động to lớn tới nền kinh tế
thế giới. Thành quả của cuộc cách mạng này đã và đang ảnh hưởng sâu sắc đến
phương thức sản xuất, phân phối, tiêu dùng nói chung và làm thay đổi liên tục các
sản phẩm, dịch vụ áp dụng trong quản lý - kinh doanh của các ngân hàng thương
mại nói riêng. Ngày nay, việc xây dựng chiến lược kinh doanh của các ngân hàng
thường được gắn liền với xây dựng chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ
thông tin. Internet banking là một thành quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong lĩnh vực ngân hàng. Thông qua Internet banking, những rào cản hay giới hạn
về không gian và thời gian thực sự bị phá vỡ, từ đó, các ngân hàng có thể thỏa mãn
khách hàng của mình với nhiều dịch vụ mới chất lượng cao, tiện lợi, nhanh chóng và
tiết kiệm, đặc biệt là trong các giao dịch thanh toán. Tuy nhiên, những tiện ích của
Internet banking lại đi kèm với rủi ro giao dịch bao gồm sự không sẵn sàng của hệ
thống và nguy cơ về an ninh mạng. Rủi ro giao dịch đã tạo nên tâm lý e ngại cho các
ngân hàng thương mại cũng như khách hàng, là một trong những nguyên nhân chính
cản trở sự phát triển dịch vụ Internet banking ở Việt Nam.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, trong đó tài
chính ngân hàng là lĩnh vực có tốc độ hội nhập nhanh nhất. Những lợi ích mà
Internet banking cũng như các dịch vụ trực tuyến khác mang lại thực sự là công cụ
cạnh tranh hữu hiệu cho các ngân hàng trong nước trong cuộc chạy đua với các ngân
hàng nước ngoài đang ngày càng thâm nhập sâu vào thị trường Việt Nam. Do đó,
việc nghiên cứu và triển khai nhanh chóng, đồng bộ các giải pháp để hạn chế rủi ro
giao dịch, thúc đẩy dịch vụ Internet banking phát triển trong các ngân hàng thương
mại Việt Nam thực sự trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Sau một thời gian tìm hiểu về thực trạng rủi ro giao dịch trong họat động
Internet banking tại Việt Nam cũng như nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề
này, em đã mạnh dạn chọn đề tài:

Hạn chế rủi ro giao dịch nhằm phát triển dịch vụ
Internet banking trong các ngân hàng thương mại Việt Nam.


2. Phạm Vi Và Mục Tiêu Nghiên Cứu
Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến rủi ro giao dịch (thực trạng rủi ro, vấn
đề an ninh bảo mật...) trong dịch vụ Internet banking tại các ngân hàng thương mại
Việt Nam. Tìm hiểu các kinh nghiệm hạn chế rủi ro trên thế giới, kết hợp với tình
hình thực tế ở Việt Nam , từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp và mang tính thực
tiễn cao nhằm hạn chế rủi ro này, tạo điều kiện phát triển dịch vụ Internet banking
trong các ngân hàng thương mại Việt Nam .
3. Phương Pháp Nghiên Cứu
Phương pháp thống kê, phân tích: Thu thập và xử lý thông tin từ các nguồn
sách báo, các phương tiện truyền thông, thông tin thương mại, các tổ chức, hiệp hội.
Phương pháp thăm dò: Khảo sát thực tế thông qua phiếu thăm dò ý kiến
khách hàng, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.
4. Kết Cấu Luận Văn
Cấu trúc luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Internet Banking Và Rủi Ro Giao Dịch Trong Dịch Vụ Internet
Banking
Chương 2: Thực Trạng Rủi Ro Giao Dịch Và Quản Lý Rủi Ro Giao Dịch
Trong Hoạt động Internet Banking Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Chương 3: Một Số Kiến Nghị Và Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Giao
Dịch Trong Hoạt Động Internet Banking Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam

Do còn hạn chế về thời gian nghiên cứu, tài liệu thu thập cũng như trình độ
hiểu biết, đề tài nghiên cứu của em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
các thầy cô giáo cùng các bạn độc giả quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến quý báu
cho đề tài thêm phong phú.





- Trang 1 -
Chương 1: Internet Banking Và Rủi Ro Giao Dịch
Trong Internet Banking

1.1. Những Vấn đề Cơ Bản Về Internet Banking
1.1.1. Khái niệm Ngân hàng điện tử và Internet banking
Hoạt động ngân hàng điện tử là hoạt động ngân hàng được thực hiện qua các
kênh phân phối điện tử. Kênh phân phối điện tử là hệ thống các phương tiện điện tử
và quy trình tự động xử lý giao dịch được tổ chức tín dụng sử dụng để giao tiếp với
khách hàng và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho khách hàng.
Các dịch vụ ngân hàng điện tử đã áp dụng tại Việt Nam bao gồm: dịch vụ
ngân hàng tại nhà (Home banking); dịch vụ ngân hàng tự động qua điện thoại
(Phone banking); dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động (Mobile banking); dịch
vụ ngân hàng qua mạng Internet (Internet banking) và dịch vụ Kiosk ngân hàng.
Internet banking là một trong những kênh phân phối các sản phẩm dịch vụ
của ngân hàng thương mại. Hệ thống này cho phép khách hàng truy cập các tài
khoản giao dịch cũng như các thông tin chung về sản phẩm và dịch vụ của ngân
hàng thông qua một máy tính cá nhân hay một thiết bị thông minh khác. Internet
banking sử dụng môi trường truyền thông Internet, cung cấp thông tin và thực hiện
giao dịch tức thời (online). để sử dụng Internet banking, khách hàng cần có máy
tính, thiết bị truy cập mạng. Khách hàng, thông qua trình duyệt web, gọi thực hiện
các chương trình trên máy chủ trên Internet tại máy tính của mình để truy cập vào
tài khoản và thực hiện các giao dịch với ngân hàng. Phần mềm Internet banking thực
sự nằm tại máy chủ của ngân hàng dưới dạng các trang chủ. Mỗi trang chủ của
ngân hàng được coi là một cửa sổ giao dịch. Một cú nhấp chuột đơn giản vào đường
liên kết (hotlink) thích hợp sẽ tạo kết nối với trình duyệt và yêu cầu trang web thực
hiện yêu cầu dịch vụ tài chính của khách hàng.

Sản phẩm và dịch vụ Internet banking có thể bao gồm các sản phẩm bán buôn
cho khách hàng doanh nghiệp cũng như các sản phẩm bán lẻ cho khách hàng cá
nhân. Về cơ bản, Internet banking có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ như các

- Trang 2 -
kênh phân phối khác của ngân hàng thương mại như: quản lý tiền mặt, điện chuyển
tiền, giao dịch thanh toán bù trừ tự động, xuất trình và thanh toán hóa đơn cho
khách hàng doanh nghiệp; truy vấn số dư tài khoản, chuyển khoản, tra cứu thông tin
giao dịch, xin cấp tín dụng, hoạt động đầu tưcho khách hàng cá nhân. Với
Internet banking ngân hàng còn có thể kết hợp với các doanh nghiệp bán hàng qua
mạng để xây dựng cổng thanh toán qua mạng, đây là hình thức thanh toán nhanh
chóng, tiện lợi và là động lực thúc đẩy thương mại điện tử và thanh toán không dùng
tiền mặt phát triển.
1.1.2. Các cấp độ Internet banking
Cho đến nay, các sản phẩm Internet banking được chia thành ba cấp độ.
1.1.2.1. Cấp độ cung cấp thông tin (Informative)
Đây là cấp độ thấp nhất của Internet banking, ở hình thức này, ngân hàng
cung cấp các thông tin về sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng trên trang web, toàn
bộ thông tin này được lưu trữ trên một máy chủ (server) hoàn toàn độc lập với hệ
thống dữ liệu của ngân hàng. Rủi ro tương đối thấp vì không có liên kết giữa máy
chủ Internet banking và mạng nội bộ của ngân hàng. Ngân hàng có thể tự cung cấp
dịch vụ Internet banking này hoặc thuê một đơn vị khác. Mặc dù ít rủi ro cho các
ngân hàng, máy chủ hay trang web vẫn có thể bị tấn công, trang web của ngân hàng
có nguy cơ bị thay thế hoặc sửa đổi. Rủi ro đáng quan tâm đối với loại hình Internet
banking này là khả năng bị tấn công dưới hình thức từ chối dịch vụ hay thay đổi nội
dung.
1.1.2.2. Cấp độ trao đổi thông tin (Communicative)
Hình thức Internet banking này cho phép một số tương tác giữa hệ thống của
ngân hàng và khách hàng. Các tương tác có thể chỉ giới hạn ở thư điện tử, truy vấn
thông tin tài khoản, xin cấp tín dụng, hay cập nhật dữ liệu (thay đổi tên và địa chỉ).

Hình thức này có rủi ro cao hơn hình thức thông tin do các máy chủ Internet
banking có thể được kết nối với mạng nội bộ của ngân hàng. Do đó, cần có các biện
pháp kiểm soát thích hợp để ngăn ngừa, theo dõi và cảnh báo về những truy cập trái
phép hệ thống máy tính và mạng nội bộ của ngân hàng. Việc kiểm soát virus tấn
công cũng quan trọng hơn nhiều so với hình thức thông tin.

- Trang 3 -
1.1.2.3. Cấp độ giao dịch (Transactional)
Internet banking ở cấp độ này cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch
với ngân hàng. Đây là hình thức Internet banking có rủi ro cao nhất và cần được
kiểm soát chặt chẽ do máy chủ được kết nối với mạng nội bộ của ngân hàng hoặc
của đơn vị gia công phần mềm. Khách hàng có thể thực hiện các giao dịch, bao gồm
truy cập tài khoản, thanh toán hóa đơn, chuyển tiền
1.1.3. Ưu và nhược điểm của Internet banking
1.1.3.1. Ưu điểm của Internet banking
1.1.3.1.1. Ưu điểm đối với khách hàng
Tiện lợi: Internet banking giúp cho khách hàng có thể liên lạc với ngân hàng
một cách nhanh chóng, thuận tiện để thực hiện một số nghiệp vụ ngân hàng tại bất
kỳ thời điểm nào (24 giờ mỗi ngày, 7 ngày một tuần) và ở bất cứ nơi đâu. Điều này
đặc biệt có ý nghĩa đối với các khách hàng có ít thời gian để đi đến văn phòng trực
tiếp giao dịch với ngân hàng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân có
số lượng giao dịch với ngân hàng không nhiều, số tiền mỗi lần giao dịch không lớn.
Đây là lợi ích mà các giao dịch kiểu ngân hàng truyền thống khó có thể đạt được.
Nhanh chóng và chính xác: Internet banking cho phép khách hàng thực hiện
và xác nhận các giao dịch với độ chính xác cao rất nhanh chỉ trong vài giây,.
Tiết kiệm chi phí: Chi phí cho các giao dịch qua mạng ít hơn rất nhiều so với
giao dịch trực tiếp tại các chi nhánh ngân hàng do khách hàng không phải tốn chi
phí đi lại cũng như không phải trả phí phục vụ cho ngân hàng.
Hiệu quả: khách hàng có thể truy cập và quản lý tất cả các tài khoản ngân
hàng, như IRAs, CDs, chứng khoán từ chỉ một trang web. Nhiều trang web

Internet banking cung cấp cho khách hàng các công cụ tinh vi như các chương trình
báo giá chứng khoán, thông báo lãi suất, quản lý danh mục đầu tư với những
thông tin nóng nhất, nhằm giúp khách hàng quản lý hiệu quả tất cả các tài sản
của mình. Hơn nữa, với những tiêu chuẩn chuẩn hoá, khách hàng được phục vụ tận
tụy và chính xác thay vì phải tuỳ thuộc vào thái độ phục vụ khác nhau của các nhân
viên ngân hàng.
1.1.3.1.2. Ưu điểm đối với ngân hàng

- Trang 4 -
Tiết kiệm chi phí: Ngân hàng có thế tiết kiệm chi phí do không phải tổ chức
và trang bị cho văn phòng giao dịch, không phải thuê nhân viên giao dịch trực tiếp.
Mở rộng phạm vi địa lý: Internet banking cho phép các ngân hàng tiếp cận
các khách hàng ở rất xa trụ sở ngân hàng. Trên thực tế, có nhiều ngân hàng chỉ cung
cấp sản phẩm dịch vụ trên mạng mà không cần văn phòng giao dịch.
Giúp cung cấp sản phẩm đa dạng cho khách hàng: nhờ có Internet banking,
khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận nhiều sản phẩm và dịch tài chính của ngân hàng
sẵn có qua mạng.
1.1.3.2. Nhược điểm của Internet banking
1.1.3.2.1. Nhược điểm đối với khách hàng
Mất thời gian đăng ký và nghiên cứu sản phẩm: Để đăng ký giao dịch
Internet banking với ngân hàng, khách hàng có thể phải cung cấp tên truy cập (ID)
và ký vào mẫu đơn ở một chi nhánh ngân hàng.
Khách hàng cũng có thể gặp khó khăn khi truy cập trang web của ngân hàng
lần đầu, vì thế sẽ phải bỏ thời gian và công sức để nghiên cứu trước khi sử dụng dịch
vụ.
Thiếu tin tưởng: Đối với nhiều người, trở ngại lớn nhất của Internet banking
là làm sao để an tâm khi sử dụng kênh phân phối này. Sẽ có những câu hỏi hoài nghi
đại loại như: giao dịch của tôi có thành công không? tôi đã nhấn nút chuyển tiền
một hay hai lần? Cách tốt nhất là luôn in các biên nhận giao dịch và giữ lại cùng
với các chứng từ ngân hàng cho tới khi các giao dịch này được cập nhật trên trang

thông tin cá nhân hay trên bản sao kê của ngân hàng.
Thiếu thông tin nóng: Qua Internet banking khách hàng nhận được thông tin
không thể đầy đủ như qua một cán bộ chuyên trách của ngân hàng. Khách hàng sẽ
mất đi cơ hội trao đổi thông tin với bạn hàng, nắm bắt tình hình mới, nóng tại nơi
giao dịch của ngân hàng.
1.1.3.2.2. Nhược điểm đối với các ngân hàng thương mại
Vốn đầu tư lớn: Để xây dựng một hệ thống Internet banking đòi hỏi phải có
lượng vốn đầu tư ban đầu khá lớn để lựa chọn được công nghệ hiện đại, đúng định
hướng, ngoài ra còn có các chi phí cho hệ thống dự phòng, chi phí bảo trì, duy trì và

- Trang 5 -
phát triển hệ thống, đổi mới công nghệ sau này. Đồng thời cần có một đội ngũ kỹ sư,
cán bộ kỹ thuật có trình độ để quản trị, vận hành hệ thống một lượng chi phí mà
không phải ngân hàng thương mại nào cũng sẵn sàng bỏ ra đầu tư. Chưa kể việc đầu
tư ấy có phát huy hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào hệ thống hạ tầng truyền
thông của đất nước, hay nói khác đi còn phụ thuộc vào những nỗ lực chung của cả
một quốc gia chứ không riêng gì một ngân hàng thương mại nào. Trước khi quyết
định triển khai Internet banking, các ngân hàng thường phải xem xét liệu lợi ích mà
kênh phân phối này đem lại có đủ để bù đắp khoản chi phí ban đầu hay không.
Rủi ro: Internet banking chứa đựng trong nó nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro
giao dịch. Đây là một trong những lý do chính cản trở khách hàng và các ngân hàng
thương mại đến với dịch vụ này.
1.1.4. Những tiền đề để phát triển Internet banking
Sự hiểu biết và chấp nhận của công chúng: Khách hàng thường quen với cách
giao dịch trực tiếp và thanh toán bằng tiền mặt. Thay đổi thói quen này của khách
hàng không phải là điều đơn giản. Hơn nữa, Internet banking là một kênh phân phối
mới, muốn sử dụng phải tìm hiểu nên không dễ để thuyết phục khách hàng sử dụng.
Do đó, sự hiểu biết của công chúng về Internet banking và các lợi ích của dịch vụ
này là điều cần thiết. Các ngân hàng cần phải có những chiến dịch phổ biến làm cho
khách hàng hiểu rõ ưu điểm cũng như hướng dẫn họ sử dụng các dịch vụ này.

Kết cấu hạ tầng về công nghệ thông tin và truyền thông: Để phát triển
Internet banking trước tiên cần phải có một kết cấu hạ tầng về công nghệ thông tin
và truyền thông phát triển. Internet banking được cung cấp dựa trên sự rộng khắp,
phổ biến của mạng Internet. Những tiến bộ nhanh chóng trong ngành công nghệ
thông tin và truyền thông thời gian qua đã tạo tiền đề cho hoạt động Internet
banking.
Kết cấu hạ tầng về công nghệ thông tin và truyền thông phát triển sẽ giúp tạo
ra sự thuận tiện, chính xác, nhanh chóng và an toàn của hệ thống mạng. Một khi
khách hàng đã từ bỏ thói quen giao dịch trực tiếp và chấp nhận phương thức giao
dịch qua Internet, hiểu rõ ưu điểm, có đủ kiến thức và kĩ năng để thực hiện giao dịch
thì mong muốn sử dụng các dịch vụ Internet banking sẽ phụ thuộc vào sự thuận tiện,

- Trang 6 -
nhanh chóng, chính xác và an toàn mà dịch vụ đó có thể bảo đảm.
Nguồn nhân lực: Hệ thống Internet banking đòi hỏi một lực lượng lớn lao
động được đào tạo tốt về công nghệ thông tin và truyền thông để cung cấp các ứng
dụng cần thiết, đáp ứng yêu cầu hỗ trợ và chuyển giao các tri thức kỹ thuật thích hợp.
Thiếu các kỹ năng để làm việc trên Internet và làm việc với các phương tiện hiện đại
khác, hạn chế về khả năng sử dụng tiếng Anh - ngôn ngữ căn bản của Internet cũng
là những trở ngại cho việc phát triển Internet banking.
Hệ thống cung ứng sản phẩm dịch vụ và thanh toán trực tuyến: Internet
banking sẽ không thể phát triển khi không có một hệ thống cung ứng hàng hóa, dịch
vụ và thanh toán trực tuyến. Một hệ thống cung ứng và thanh toán trực tuyến nói
chung bao hàm các dịch vụ mạng cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ và thanh toán tiền
cho các hàng hóa và dịch vụ đó. Hàng hoá ở đây có thể bao gồm hàng hoá thông
thường hoặc hàng hoá điện tử như tài liệu điện tử, ảnh hoặc nhạc. Tương tự, dịch vụ
ở đây có thể là các dịch vụ truyền thống như khách sạn hoặc đặt vé, cũng có thể là
các dịch vụ điện tử như phân tích thị trường tài chính dưới dạng điện tử. Chính sự
phát triển của hệ thống này đã thúc đẩy Internet banking phát triển.
Khuôn khổ pháp lý và các chuẩn mực cho Internet banking: Internet banking

là một hình thức cung ứng dịch vụ ngân hàng mới, do đó đòi hỏi các khuôn khổ
pháp lý mới. Internet banking chỉ có thể triển khai được hiệu quả và an toàn khi
được công nhận về mặt pháp lý. Kênh phân phối này đòi hỏi môi trường kinh tế kỹ
thuật được chuẩn hoá cao độ. Trong môi trường như vậy các sản phẩm và dịch vụ
phải tuân thủ các chuẩn mực nghiêm ngặt. Do đó cần phải xây dựng và hoàn thiện
khuôn khổ pháp lý và các chuẩn mực cho Internet banking.
1.1.5. Rủi ro trong Internet banking
Cũng như các phương thức giao dịch ngân hàng khác, Internet banking chứa
đựng trong nó nhiều rủi ro, trong đó, rủi ro đặc trưng nhất là rủi ro giao dịch.
1.1.5.1. Rủi ro tín dụng (credit risk)
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân
hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ
không đúng hạn cho ngân hàng.

- Trang 7 -
Internet banking tạo cơ hội cho các ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động.
Khách hàng có thể tiếp cận ngân hàng từ bất kì nơi nào trên thế giới. Khi giao dịch
với khách hàng trên mạng, ngân hàng thiếu sự tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, do
đó khó có thể kiểm tra nhân thân, một nhân tố quan trọng để có những quyết định
cho vay an toàn. Việc kiểm tra các tài sản thế chấp cũng như các cam kết đảm bảo
sẽ rất khó khăn khi người đi vay ở xa. Hơn nữa, một vấn đề phát sinh là luật của
quốc gia nào sẽ chi phối các mối quan hệ trong Internet banking.
1.1.5.2. Rủi ro lãi suất (interest rate risk)
Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường
hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm
giảm thu nhập của ngân hàng.
Internet banking cho phép các ngân hàng tiếp cận các khoản vay, cho vay và
các mối quan hệ khác từ nhiều khách hàng hơn so với các hình thức giao dịch khác.
Việc tiếp cận nhiều hơn những khách hàng luôn tìm kiếm lãi suất tốt nhất sẽ dẫn đến
rủi ro cao hơn.

1.1.5.3. Rủi ro thanh khoản (liquidity risk)
Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu
khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền hoặc không có khả
năng vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán.
Tương tự như rủi ro lãi suất, Internet banking cho phép các ngân hàng tiếp
cận các khoản vay, cho vay và các mối quan hệ khác từ nhiều khách hàng hơn so với
các hình thức giao dịch khác nên cũng sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản cao hơn.
1.1.5.4. Rủi ro giá cả (price risk)
Rủi ro giá cả là rủi ro đối với thu nhập hay vốn của ngân hàng phát sinh do
những thay đổi trong giá trị của các danh mục các công cụ tài chính được giao dịch.
Nhờ hoạt động Internet banking, ngân hàng có thể mở rộng hoạt động môi giới, đảm
bảo và bán các khoản cho vay, do đó dễ gặp rủi ro giá cả hơn.
1.1.5.5. Rủi ro tỷ giá (exchange rate risk)
Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay ngoại tệ hoặc quá
trình kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng khi tỉ giá biến động theo chiều hướng bất

- Trang 8 -
lợi.
Thông qua Internet banking, ngân hàng có thể đẩy mạnh hoạt động vay, cho
vay hoặc kinh doanh ngoại tệ với khách hàng từ nhiều quốc gia, bằng những tiền tệ
khác nhau, do đó rủi ro cũng cao hơn.
1.1.5.6. Rủi ro giao dịch (transaction risk)
Rủi ro giao dịch là rủi ro hiện tại và tiềm tàng đối với thu nhập và vốn của
ngân hàng phát sinh do sự gian lận, sai sót hoặc do mất khả năng cung cấp sản phẩm
hay dịch vụ, duy trì lợi thế cạnh tranh và quản lý thông tin.
1.1.5.7. Rủi ro tuân thủ / Rủi ro pháp lý (compliance risk)
Rủi ro pháp lý là rủi ro hiện tại và tiềm tàng đối với thu nhập và vốn của
ngân hàng phát sinh do những vi phạm hay không tuân thủ luật lệ, quy định, quy tắc,
tập quán hay tiêu chuẩn đạo đức. Internet banking giúp ngân hàng mở rộng phạm vi
hoạt động ra các quốc gia và khu vực khác nhau, làm tăng rủi ro tuân thủ. Rủi ro

tuân thủ có thể dẫn đến việc ngân hàng bị phạt hay phải bồi thường thiệt hại, và mất
hiệu lực hợp đồng. Rủi ro tuân thủ có thể làm ngân hàng bị mất uy tín, mất cơ hội
kinh doanh, mất tiềm năng mở rộng hoạt động và giảm tính hiệu lực của các cam kết.
1.1.5.8. Rủi ro chiến lược (strategy risk)
Rủi ro chiến lược là rủi ro hiện tại và tiềm tàng đối với thu nhập và vốn của
ngân hàng phát sinh do những quyết định sai, do việc không thực thi đúng các chiến
lược hay do thiếu đáp ứng đối với những thay đổi của ngành. Rủi ro này là hàm số
của sự tương thích của các mục tiêu chiến lược của ngân hàng, các chiến lược kinh
doanh được triển khai để thực hiện các mục tiêu đó, nguồn lực sử dụng và chất
lượng của việc thực hiện các chiến lược.
Sản phẩm và công nghệ Internet banking mà ngân hàng đưa ra có thể không
phù hợp với những mục tiêu trong chiến lược của ngân hàng. Cũng có thể ngân hàng
sẽ không có đủ nguồn lực và trình độ chuyên môn để phát hiện, theo dõi và kiểm
soát các rủi ro trong Internet banking.
1.1.5.9. Rủi ro danh tiếng (reputaion risk)
Rủi ro danh tiếng là rủi ro hiện tại và tiềm tàng đối với thu nhập và vốn của
ngân hàng phát sinh do sự đánh giá không tốt của công chúng, làm ảnh hưởng đến

- Trang 9 -
khả năng thiết lập các mối quan hệ mới hay duy trì các mối quan hệ cũ.
Danh tiếng của ngân hàng có thể bị ảnh hưởng nếu ngân hàng không thể đáp
ứng yêu cầu của thị trường hay không thể cung cấp các dịch vụ kịp thời, chính xác
như: không thể đáp ứng nhu cầu đi vay của khách hàng, hệ thống cung ứng không
đáng tin cậy hay không hiệu quả, không trả lời kịp thời các thắc mắc của khách
hàng. Danh tiếng của ngân hàng có thể bị hủy hoại nếu Internet banking mà ngân
hàng cung cấp kém chất lượng, thậm chí có thể làm cho khách hàng và công chúng
xa lánh.
1.2. Rủi Ro Giao Dịch Trong Internet Banking
Rủi ro giao dịch là rủi ro hiện tại và tiềm tàng đối với thu nhập và vốn của
ngân hàng phát sinh do sự gian lận, sai sót, hoặc do mất khả năng cung cấp sản

phẩm hay dịch vụ, duy trì lợi thế cạnh tranh và quản lý thông tin. Rủi ro giao dịch
luôn có trong mỗi sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cung cấp và tiềm ẩn trong việc
phát triển và cung ứng sản phẩm, xử lý giao dịch, ước tính và triển khai hệ thống,
tính phức tạp của sản phẩm và dịch vụ, và môi trường kiểm soát nội bộ.
Các sản phẩm Internet banking có mức độ rủi ro giao dịch cao, đặc biệt là khi
quy trình cung cấp sản phẩm không được hoạch định, thực hiện và theo dõi đầy đủ.
Các ngân hàng có cung cấp sản phẩm và dịch vụ qua Internet có thể gặp rủi ro khi
không đảm bảo đủ khả năng cung ứng các dịch vụ chính xác, kịp thời và đáng tin
cậy để làm cho khách hàng tin tưởng hơn vào thương hiệu của mình. Khách hàng
giao dịch qua Internet thường ít kiên nhẫn với những thiếu sót của ngân hàng, ngược
lại, cái họ mong đợi là sản phẩm luôn có sẵn liên tục và trang web dễ sử dụng.
Rủi ro giao dịch còn xuất hiện khi có các cuộc tấn công và thâm nhập vào
máy tính và hệ thống mạng của ngân hàng. Đây là rủi ro có tính chất nghiêm trọng
nhất trong các dạng rủi ro giao dịch. Rủi ro thuộc thể loại này phụ thuộc nhiều vào
yếu tố khách quan nên rất khó phòng tránh và khắc phục. Hậu quả của các cuộc tấn
công và thâm nhập là không thể lường trước được, có thể chỉ là một sự mất mát
thông tin cá nhân hoặc cũng có thể là một vụ đánh cắp tài khoản với giá trị vô cùng
lớn. Các nghiên cứu cho thấy hệ thống mạng của ngân hàng dễ bị tấn công từ nội bộ
hơn là từ bên ngoài vì người sử dụng nội bộ hiểu rõ hệ thống và cách tiếp cận hệ

- Trang 10 -
thống hơn. Để hạn chế hậu quả của các cuộc tấn công này, các ngân hàng thường có
biện pháp kiểm soát ngăn ngừa và theo dõi để bảo vệ hệ thống của ngân hàng không
bị tấn công cả từ bên trong lẫn bên ngoài.
Có nhiều kiểu tấn công trực tuyến. Các cuộc tấn công trực tuyến có thể nhằm
vào các đối tượng khác nhau. Kẻ tấn công có thể khai thác những điểm yếu trong hệ
điều hành, hoặc cố gắng nhiều lần để thâm nhập bất hợp pháp vào trang web trong
thời gian ngắn và ngăn cản cung cấp dịch vụ cho các khách hàng. Các kiểu tấn công
trực tuyến có thể bao gồm:
_

Nghe lén (Sniffers):
đây là phần mềm dùng để theo dõi các thao tác gõ
phím từ một máy tính cá nhân. Phần mềm này có thể đánh cắp tên truy cập (ID) và
mật khẩu (password).
_
Đoán mật khẩu (Guessing password):
sử dụng phầm mềm này để kiểm tra
tất cả các khả năng kết hợp có thể xảy ra để truy cập vào hệ thống mạng.
_
Vét cạn (Brute force):
kĩ thuật đánh cắp các thông điệp đã được mã hóa,
sau đó sử dụng phầm mềm để bẻ khóa và giải mã thông điệp (tên truy cập, mật
khẩu).
_
Gọi ngẫu nhiên (Random dialing):
kĩ thuật này được dùng để gọi tất cả các
số điện thoại có thể khi có một giao dịch với ngân hàng. Mục đích là để tìm xem
modem nào đang được kết nối với hệ thống của ngân hàng, đây có thể là một mục
tiêu tấn công.
_
Lừa đảo (Social engineering):
kẻ tấn công gọi đến ngân hàng, mạo nhận là
một người sử dụng để lấy thông tin về hệ thống chẳng hạn như thay đổi mật khẩu.
_
Ngựa Trojan (Trojan Horse):
một lập trình viên có thể cài mã vào hệ thống
cho phép lập trình viên đó hoặc người khác xâm nhập bất hợp pháp vào hệ thống.
_
Chặn dữ liệu (Hijacking):
chặn dữ liệu được truyền, sau đó cố gắng khai

thác thông tin từ dữ liệu có được. Internet banking đặc biệt dễ bị tấn công theo cách
này.
Các tội phạm trên mạng có thể thực hiện tấn công bằng cách sử dụng Virus,
Worm hay các phần mềm gián điệp (Spyware). Virus là đoạn mã chương trình được
cài vào máy chủ và sau đó lây lan sang các máy trạm, đoạn chương trình này không

- Trang 11 -
chạy độc lập mà được gắn sau đuôi một đoạn chương trình khác. Worm là một
chương trình độc lập, sử dụng tài nguyên của máy tính chủ để lan truyền thông tin đi
các máy khác. Spyware là phần mềm được bí mật cài đặt vào máy tính nhằm mục
đích thu thập thông tin của người sử dụng, quảng cáo hay thay đổi cấu hình của máy
tính.
Mức độ sẵn sàng và liên tục của hệ thống cũng là một trong những mối quan
tâm của khách hàng và có thể cho thấy mức độ thành công của mỗi ngân hàng trong
cung cấp Internet banking. Các ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi không thể cung cấp sản
phẩm và dịch vụ qua Internet sẵn sàng mọi lúc mọi nơi. Khách hàng sẽ đánh giá
thấp khả năng của ngân hàng và uy tín của ngân hàng sẽ bị tổn hại. Vì thế, các ngân
hàng cũng quan tâm đến việc lập kế hoạch dự phòng và khởi động lại để đảm bảo có
thể cung ứng sản phẩm và dịch vụ trong những trường hợp bất trắc. Chẳng hạn, nếu
máy chủ chính không hoạt động, cả hệ thống mạng có thể được chuyển sang một
máy chủ dự phòng đặt tại vị trí khác.
1.3. Một Số Yếu Tố ảnh hưởng đến Rủi Ro Giao Dịch Khi ứng
Dụng Internet Banking
Khi sử dụng Internet banking để quản lý tài khoản hay chuyển tiền, khách
hàng mong đợi thông điệp đi đến đích mà không bị mắc lỗi hay bị gián đoạn, mong
đợi hệ thống an toàn, không bị thâm nhập bất hợp pháp hay giả mạo. Khách hàng
mong đợi không chỉ quy trình thực hiện an toàn mà còn những biện pháp kiểm soát
đầy đủ đối với các phương tiện trong Internet banking.
Vì thế, một trong những thách thức chính cho các nhà cung cấp dịch vụ qua
Internet banking là tính an toàn và bảo mật dữ liệu, cả đối với khách hàng lẫn ngân

hàng. Do đặc trưng của hoạt động ngân hàng, lòng tin tuyệt đối vào tính bảo mật và
an toàn dữ liệu là yêu cầu cơ bản không chỉ của khách hàng và kiểm toán nội bộ mà
còn đối với kiểm toán bên ngoài và các cơ quan pháp luật. Quản lý hiệu quả các sản
phẩm và dịch vụ cung cấp thông qua Internet banking nhằm tránh rủi ro giao dịch là
vô cùng quan trọng nhằm duy trì lòng tin của công chúng không chỉ đối với một
ngân hàng mà đối với cả hệ thống ngân hàng.
Làm thế nào một ngân hàng có thể đáp ứng được những yêu cầu này? Lẽ dĩ

- Trang 12 -
nhiên các ngân hàng phần lớn sẽ phải dựa vào các chuyên gia, những người đã và
đang nghiên cứu các phương pháp phức tạp. Những yếu tố chính trong các phương
pháp này nhằm giúp hạn chế rủi ro giao dịch, duy trì lòng tin của công chúng trong
môi trường mạng mở bao gồm: an toàn, xác minh, chứng thực, bằng chứng chống
thoái thác, bảo mật, tính tiện lợi và liên tục.
1.3.1. An toàn thông tin (Security)
An toàn thông tin một vấn đề phải quan tâm trong Internet banking. Các ngân
hàng cần đảm bảo mức độ an toàn tương xứng với độ nhạy cảm của thông tin và với
khả năng chịu đựng rủi ro của bản thân ngân hàng.
Việc truy cập vào hệ thống của ngân hàng thông qua Internet rất dễ bị thâm
nhập và thay đổi. Các ngân hàng phải có hệ thống kiểm soát nội bộ thích hợp nhằm
ngăn ngừa, dò tìm và sữa chữa để tránh các trường hợp vi phạm, đảm bảo an toàn
cho hệ thống và thông tin mà hệ thống đó quản lý.
Tường lửa (Firewalls) là biện pháp an ninh thường được sử dụng trong
Internet banking để bảo vệ hệ thống mạng nội bộ. Firewalls là sự kết hợp giữa phần
cứng và phần mềm đặt giữa 2 hệ thống mạng mà giao dịch được truyền qua, bất kể
hướng giao dịch là từ khách hàng đến ngân hàng hay ngược lại. Nó tạo ra một cửa
ngõ để ngăn chặn những xâm nhập bất hợp pháp vào hệ thống của ngân hàng.
Firewall có thể kiểm tra tất cả các truyền tải dữ liệu để đảm bảo tính hợp lệ và để
ngăn ngừa các truyền tải dữ liệu ngoài ý muốn đi vào hệ thống. Firewall cũng có thể
kiểm tra và xác định liệu các truyền tải dữ liệu đó có mang những tập tin (file) đính

kèm bất hợp lệ không, chẳn hạn virus. Firewall phải đủ hiệu lực để ngăn chặn các
truyền tải dữ liệu không hợp lệ nhằm ngăn ngừa các thiệt hại tiềm tàng đối với hệ
thống. Chỉ một mình Firewalls thôi thì không đủ để đảm bảo an toàn và Firewalls
không phải là bất khả xâm phạm. Firewalls phải được thiết kế thích ứng với một môi
trường hoạt động cụ thể và phải được đánh giá và bảo trì thường xuyên để bảo đảm
tính hiệu quả và hiệu lực. Cần có những chuyên gia đủ năng lực kĩ thuật để tạo ra,
lắp đặt, đánh giá và bảo trì firewalls. Ngân hàng cũng cần có những biện pháp kiểm
soát khác đi kèm với firewall để đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thốn Internet
banking của mình.

- Trang 13 -
1.3.2. Xác thực (Authentication)
Xác thực cũng là một yếu tố nhằm tránh rủi ro giao dịch trong Internet
banking. Các giao dịch trên Internet phải được bảo vệ để nâng cao lòng tin của công
chúng. Trong môi trường mạng cũng như trong thế giới hữu hình, khách hàng, ngân
hàng và các doanh nghiệp cần được bảo đảm rằng họ sẽ nhận được các sản phẩm và
dịch vụ như họ yêu cầu, và rằng họ biết rõ nhân dạng của người đang giao dịch với
họ. Một số giải pháp xác thực thường được sử dụng hiện nay là: xác thực bằng số
PIN, mã hóa dữ liệu, sử dụng các công cụ sinh trắc học.
Xác thực bằng số PIN: Số PIN (Personal identification number) là mã số
nhận dạng cá nhân duy nhất cho từng khách hàng. Khi truy nhập vào tài khoản của
mình, khách hàng phải nhập số PIN, ngân hàng sẽ kiểm tra tính thống nhất về tên,
số tài khoản của khách hàng với số PIN khách hàng vừa nhập vào. Nếu mọi thông
tin đều khớp đúng, khách hàng có thể thực hiện giao dịch với ngân hàng. Số PIN cần
được giữ bí mật.
Mã hóa dữ liệu: Có hai phương thức mã hóa dữ liệu cơ bản là mã hóa đối
xứng và mã hóa bất đối xứng, được sử dụng để phục vụ cho các mục đích khác nhau.
Phương thức thứ nhất nhằm mục đích bảo đảm tính bí mật của thông tin, phương
thức thứ hai để kiểm tra danh tính của các bên tham gia giao dịch. Cả hai phương
thức thường được dùng chung với nhau để bảo vệ thông điệp dữ liệu đồng thời xác

thực các bên tham gia giao dịch.
Phương thức mã hóa đối xứng (Symmetric),
còn gọi là phương thức mã khóa
sử dụng khóa bí mật, đòi hỏi cả người nhận và người gởi có cùng một khóa. Sơ đồ
dưới đây cho thấy quy trình mã hóa đối xứng. Người gởi mã hóa thông điệp và
người nhận giải mã thông điệp bằng cùng một khóa.




Sơ đồ 1.1: Sơ đồ phương thức mã hóa đối xứng

- Trang 14 -
Ưu điểm của phương pháp mã hóa đối xứng là nhanh, an toàn và được sử
dụng phổ biến. Nhược điểm của phương pháp này là sự phức tạp trong việc quản lý
khóa, đòi hỏi cả người gởi lẫn người nhận có sự kiểm soát chặt chẽ trong việc trao
đổi các khóa. Phương pháp này không bao gồm cơ chế xác thực riêng và không bảo
đảm vấn đề không thể thoái thác.
Công nghệ mã hóa không đối xứng
dùng hai khóa (một khóa chung và một
khóa riêng), hai khóa này được liên kết về mặt toán học với nhau nhưng không thể
tách rời với nhau. Sơ đồ dưới đây cho thấy quy trình mã hóa không đối xứng. Để mã
hóa thông điệp, người ta dùng khóa chung của người nhận, khi giải mã thông điệp,
người ta sử dụng khóa riêng của người nhận.
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ phương thức mã hóa không đối xứng
Ưu điểm của phương pháp mã hóa dùng khóa chung so với phương pháp mã
hóa dùng khóa bí mật là đơn giản hóa việc quản lý khóa. Chẳng hạn, không cần có
sự liên lạc trước giữa người gởi và người nhận. Hơn nữa, chiều dài của khóa có thể
dài hơn nhiều và phương thức mã hóa này cũng đáp ứng yêu cầu không thể thoái
Dữ liệu chưa

mã hóa
Dữ liệu được
mã hóa
Dữ liệu chưa
mã hóa


Người gởi

mã hóa
khóa mã hóa

Người nhận

giải mã

khóa mã hóa

Dữ liệu chưa mã
hóa
Dữ liệu được mã
hóa
Dữ liệu chưa mã
hóa


Người gởi

mã hóa
khóa chung của

người nhận

Người nhận

giải mã

Khóa riêng của
người nhận

×