Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

skkn sử dụng những câu chuyện vui nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giởi tính và sức khoẻ sinh sản cho học sinh thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.53 KB, 10 trang )

SỬ DỤNG NHỮNG CÂU CHUYỆN VUI NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ GIÁO DỤC GIỞI TÍNH VÀ SỨC KHOẺ SINH SẢN
CHO HỌC SINH THCS
Người thực hiện: Lª v¨n §iÖp - THPT T©n Trµo, Tuyªn Quang.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản( GT-SKSS) cho học sinh là một
công việc hết sức cần thiết, đặc biệt đối với học sinh Trung học cơ sở (THCS) -
lứa tuổi có những biến đổi nhanh mạnh về tâm sinh lý, nhằm giúp các em có cuộc
sống an toàn, lành mạnh Ở nhà trường THCS chương trình học GT-SKSS
thường được lồng ghép vào các môn Sinh học, Giáo dục công dân, Địa lý hoặc
những tiết học ngoại khoá. Hiện nay việc giáo dục này gặp phỉ những khó khăn
nhất định như nội dung giảng dạy thường khô khan và trừu tượng, phương pháp
giảng dạy chủ yếu là thuyết trình và diễn giảng, bài giảng không tự nhiên và sinh
động. Đặc biệt ở một số lớp học, giáo viên còn lúng túng, ngại ngùng khi đề cập
đến giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản cho học sinh. Những trở ngại đó khiến
học sinh khó tiếp cận vấn đề, các em gặp nhiếu khó khăn trong việc ghi nhớ, nhận
thức Nhận thức đúng về giới tính và sức khoẻ sinh sản, các em không chỉ có
suy nghĩ đúng, hành vi đúng mà còn có thái độ đúng mực với các hiện tượng xấu,
hành vi không phù hợp.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Sử
dụng những câu chuyện vui nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính và
sức khoẻ sinh sản cho học sinh THCS”

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Mục tiêu của đề tài là thông qua việc sử dụng các câu chuyện vui để nâng
cao hiệu quả giáo dục, mà trực tiếp là nâng cao kiến thức giới tính và sức khỏe
sinh sản cho học sinh Trung học cơ sở.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp nghiên
cứu lí luận, phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp phỏng vấn, phương
pháp quan sát ,phương pháp vấn đáp, phương pháp toán thống kê
1.Cơ sở lý luận của đề tài:


Ý nghĩa của việc nâng cao nhận thức cho học sinh THCS về giáo dục
giới tính và sức khoẻ sinh sản.
* Giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản nâng cao chất lượng nòi giống
Giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản nâng cao chất lượng cuộc sống
* Giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản có vai trò trong việc phát triển
nhân cách toàn diện
Giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản đáp ứng nhu cầu phát triển tâm lý, sinh lý
cơ thể
* Giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản là phương tiện hữu hiệu ngăn
ngừa bệnh tình dục
Giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản ảnh hưởng trực tiếp đến giáo dục
dân số
Nội dung giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho học sinh THCS
Giáo dục giới tính:
- Giới tính và sự khác biệt tâm sinh lí giới tính
- Vai trò của giới tính trong gia đình và ngoài xã hội.
- Những giai đoạn phát triển quan trọng trong cơ thể con người. Những
biến đổi tâm sinh lý ở tuổi dậy thì - hiện tượng và nguyên nhân, kinh nguyệt và vệ
sinh kinh nguyệt.
Giáo dục sức khỏe sinh sản (Hội sản phụ khoa quốc tế - FIGO đã đưa ra 10
nội dung của sức khỏe sinh sản):
1. Thông tin giáo dục truyền thong rộng rãi về sức khỏe sinh sản.
2. Làm mẹ an toàn.
3. Kế hoạch hóa gia đình.
4. Nạo, hút thai an toàn.
5. Sức khỏe sinh sản vị thành niên.
6. Các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản.
7. Các bệnh lan truyền qua đường tình dục.
8. Các bệnh ung thư sinh sản, ung thư vú.
9. Giáo dục tình dục học.

10. Vô sinh
Nguyên tắc giáo dục
Nguyên tắc chuẩn bị tích cực cho sự phát triển của đối tượng giáo dục.
Nguyên tắc tôn trọng sự thật và trong trắng trong giáo dục
Nguyên tắc thức tỉnh trách nhiệm cá nhân
Nguyên tắc tính liên tục và sự ôn lại
Nguyên tắc thống nhất tính khoa học và tính giáo dục
2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn
2.1. Các nguồn thông tin về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản
Các em đã được tìm hiểu về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản. Qua các
nguồn thông tin sau:
Các nguồn thông tin:
STT Các nguồn Tần số Tỉ lệ Xếp loại
1 Nhà trường 51 85% 1
2 Sách báo, phim ảnh, Internet 30 50% 2
3 Cha mẹ 16 27% 3,5
4 Anh, chị, em 5 8% 7
5 Bạn bè 14 23% 5
6 Cán bộ tư vấn 5 27% 3,5
7 Bác sĩ 8 13% 6
8 Các nguồn khác 2 3% 8


Các nguồn thông tin về giáo dục giới tính
và sức khỏe sinh sản
2.2. Các nguyên nhân dẫn đến những khó khăn của học sinh khi tiếp
thu bài giảng giáo dục giới tính
Kết quả cho thấy 100% các em học sinh lớp 9 đã được tìm hiểu về vấn đề
giáo dục GT- SKSS, chủ yếu ở trường bằng hình thức lên lên lớp của thầy cô với
phương pháp diễn giảng những tri thức khoa học trong sách vở. Mặc dù phần lớn

các em nhận thấy giáo dục GT-SKSS có vai trò hết sức cần thiết cho bản thân các
em, tuy nhiên mức độ hiểu biết của các em về vấn đề này còn hạn chế,sự ghi nhớ
kiến thức của các em còn gặp nhiều khó khăn Chúng tôi cũng tìm hiểu và thấy
rằng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó chủ yếu là các
nguyên nhân:
STT
Các lựa chọn Tần số Tỷ lệ(%)
Xếp
hạng
1 Bài giảng không tự nhiên sinh động 19 32 4
2 Không cò thời gian quan tâm 11 18 6
3 Tâm lý ngại ngùng khi nghe giảng 36 60 1
4 kiến thức trừu tượng, khó ghi nhớ 20 34 3
5 nội dung không hay 5 8 7
6 Do tài liệu ít và không sâu 18 30 5
7
Do cách giảng dạy của giáo viên
không hấp dẫn
24 40 2
8 Các nguyên nhân khác( ghi rõ) 0 0 8
Thái độ e ngại của các em học sinh:
STT Các lựa chọn Tần số Tỷ lệ (%)
1 Rất e ngại 5 8
2 E ngại 24 240
3 Lưỡng lự 9 15
4 Không e ngại 22 37
Tìm hiểu thái độ e ngại của các em đối với nội dung giáo dục GT-SKSS, kết
quả ở bảng trên cho thấy: Có đến 40% các em e ngại, đặc biệt có 85% các em rất
e ngại. Bên cạnh đó cũng có 37% các em không e ngại khi tiếp cận nội dung giáo
dục GT-SKSS. Như thế ta thấy có rất nhiều học sinh e ngại và e ngại khi học vấn

đề này. Đây là điều cần phải khắc phục. Rõ ràng khi các em e ngại thì sẽ khó có
thể tích cực và hăng say học tập.
Đánh giá thái độ học tập và nghiên cứu của học sinh về Giáo dục GT-SKSS
Đánh giá thái độ học tập và nghiên cứu của học sinh về Giáo dục GT-SKSS:
STT Các lựa chọn Tần số Tỷ lệ(%)
1 Tập trung chú ý và say sưa 30 50
2 Chú ý bình thường 30 50
3 Không chú ý, không hứng thú 0 0

Theo kết quả cho thấy, một nửa số em rất tập trung chú ý học tập nội dung
giào dục GT-SKSS, bên cạnh đó một nửa chỉ chú ý với mức độ bình thường. Vì
vậy người giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao thái độ
cho các em.
Nguyên nhân làm hạn chế sự tiếp cận của học sinh về vấn đề giáo dục GT-
SKSS.
Các nguyên nhân làm hạn chế:
Số
TT
Các lựa chọn
Tần
số
Tỷ
lệ(%)
Xếp
hạng
1 Bài giảng không tự nhiên sinh động 19 32 4
2 Không cò thời gian quan tâm 11 18 6
3 Tâm lý ngại ngùng khi nghe giảng 36 60 1
4 kiến thức trừu tuợng, khó ghi nhớ 20 34 3
5 nội dung không hay 5 8 7

6 Do tài liệu ít và không sâu 18 30 5
7
Do cách giảng dạy của giáo viên
không hấp dẫn
24 40 2
8 Các nguyên nhân khác( ghi rõ) 0 0 8
Theo số liệu trên ta thấy nguyên nhân hạn chế sự tiếp cận của các em về
vấn đề GT-SKSS, thì có rất nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân gây hạn chế
nhiều nhất vẫn là tâm lý ngại ngùng khi nghe giảng (chiếm 60%). Tiếp đó là do
cách dạy của giáo viên chưa hấp hẫn (40%), kiến thức trừu tượng khó ghi nhớ
(34%), bài giảng không tự nhiên sinh động (32%). Bên cạnh đó còn một số
nguyên nhân nữa như là tài liệu ít và không sâu, không có thời gian quan tâm,
kiến thức không hay Từ sự tìm hiểu các nguyên nhân trên chúng ta thấy rằng để
khắc phục những nguyên nhân làm hạn chế sự tiếp cận của các em về vấn đề
GT-SKSS, thì chúng ta phải có sự đổi mới trong phương pháp giáo dục để làm
sao có thể xoá bỏ được tâm lý ngại ngùng khi nghe giảng, phương pháp đó tạo
nên được phong cách giảng dạy hấp dẫn của người giáo viên, đặc biệt bài giảng
phải cụ thể hoá kiến thức làm cho các em có thể dễ nhớ và giảng nội dung phải tự
nhiên sinh động gây hứng thú học tập cho các em!
3.2.2 Kết quả thực nghiệm
Xuất phát từ thực trạng trên chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sử dụng những
câu chuyện vui để giáo dục GT-SKSS nhằm khắc phục những khó khăn trong quá
trình học tập và nâng cao hứng thú, khả năng ghi nhớ cho các em góp phần
nâng cao nhận thức của học sinh THCS về vấn đề giáo dục GT-SKSS.
Sau khi đưa những câu chuyện vui vào nội dung giáo dục GT
- SKSS, Nhận thức của học sinh về nội dung kiến thức:
STT
Các lựa chọn
Tần số Tỷ lệ(%)
1 kiến thức nhiều, mới mẻ 49 82

2 Kiến thức nhiều không mới mẻ 6 10
3 Kiến thức ít, mới mẻ 5 8
4 Kiến thức sơ sài, cũ 0 0
Mức độ khó khăn của học sinh trong việc ghi nhớ:
STT
Các lựa chọn Tần số Tỷ lệ(%)
1 Rất khó khăn 0 0
2 Khó khăn 5 8
3 Ít khó khăn 16 27
4 Dễ nhớ 39 65

Sự tán thành của học sinh về phương pháp sử dụng những câu chuyện vui:
STT Các lựa chọn Tần số Tỷ lệ(%)
1 Rất tán thành 25 42
2 Tán thành 33 55
3 Lưỡng lự 2 3
4 Không tán thành 0 0
Sự tán thành của học sinh về phương pháp sử dụng những câu chuyện
vui
Hầu hết các em có ý kiến cho rằng: “Dạy học bằng phương pháp này rất bổ ích
cho chúng em, giúp chúng em hiểu thêm về GT-SKSS, em mong rằng sẽ có
nhiều tiết ngoại khoá hơn nữa”. Các em cũng đưa kiến nghị :
-Với giáo viên: “Cần biết nhiều câu chuyện vui để kể cho chúng em”.
-Với nhà trường: “Tăng cường mở lớp dạy về giáo dục GT-SKSS để nâng
cao kiến thức cho chúng em, nhất là bằng những câu chuyện vui này rất hay”.
-Với bộ giáo dục: Cần có thêm môn học giáo dục GT-SKSS cho học sinh
lớp 8-9.
Qua kiến nghị của các em, chúng tôi thấy rằng để phát huy hiệu quả
phương pháp giáo dục GT-SKSS thông qua những câu chuyện vui thì chúng ta
nên đưa nó vào giáo dục trong nhà trường theo một hệ thống nhất định.

Tổng kết phiếu số 2, chúng tôi thấy rằng so với phương pháp giáo dục
trước thì phương pháp sử dụng nhũng câu chuyện vui vào giáo dục GT-SKSS có
rất nhiều ưu điểm, nó không những gây hứng thú học tập, tạo được khả năng ghi
nhớ tốt, mà còn nâng cao được nhận thức cho các em. Vì thế mà phương pháp
này được các em học sinh rất tán thành.
Để lấy ý kiến của các giáo viên và cán bộ quản lý trường THCS Đoan Hạ sau
khi dự giờ giảng thử nghiệm giáo dục GT- SKSS thông qua những câu chuyện vui
chúng tôi đã đặt câu hỏi phỏng vấn và thu được kết quả như sau:
Thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Quý( dự giờ lớp 9A) cho ý kiến:
- Trong công tác giáo dục GT-SKSS gặp phải khó khăn khi nhắc đến
những điều tế nhị và thiếu phương tiện trực quan trong giảng dạy.
- Phương pháp giáo dục GT-SKSS thông qua những câu chuyện vui còn
mới mẻ nhưng đã tạo được hứng thú cho học sinh trong giờ học, tạo nên sự nhẹ
nhàng giờ học, tạo mối quan hệ thầy trò thân mật, sau buổi học học sinh nắm bài
rất tốt.
- Để phương pháp sử dụng những câu chuyện vui này phát huy hiệu quả cao
hơn theo tôi nên đưa ra những câu chuyện theo một hệ thống để học sinh có thể
nắm được nhiều kiến thức theo một hệ thống.
Cô Nguyễn Thị Thu Thuỷ tổ phó tổ khoa học xã hội(dự giờ lớp 9A) cho ý
kiến:
- Trong công tác giáo dục GT-SKSS gặp phải khó khăn khi nhắc đến
những từ ngữ khó nói, không khí lớp học còn ngại ngùng khó tạo được không
khí vui vẻ, dí dỏm.
- Theo tôi phương pháp này dễ thực hiện, đây là phương pháp mới mẻ
nhưng nâng cao được nhận thức cho học sinh.
- Để phương pháp sử dụng những câu chuyện vui này phát huy hiệu quả
cao hơn nên có nhiều tiết ngoại khoá hơn.
Cô Nguyễn Thị Loan( dự giờ lớp 9B) giáo viên dạy môn sinh học cho ý kiến:
- Trong công tác giáo dục GT-SKSS gặp phải khó khăn khi nghe giảng học
sinh còn ngại ngùng, không thoải mái.

- Giáo dục GT-SKSS thông qua câu chuyện vui là phương pháp mới mẻ, dễ
thực hiện, nhận thức của học sinh được nâng cao.
- Để phương pháp này phát huy hiệu quả cao nên áp dụng trực quan trong
giảng dạy.
Cô Lê Thị Việt (dự giờ lớp 9B) tổ trưởng tổ khoa học tự nhiên cho ý kiến:
- Khi giáo dục GT-SKSS cho học sinh giáo viên thường gặp khó khăn trong
việc tạo ra không khí thoái mái trong lớp học.
- Giáo dục GT-SKSS thông qua câu chuyện vui là phương pháp mới mẻ, dễ
thực hiện, học sinh rất hứng thú trong giờ giảng, kiến thức rất dễ ghi nhớ nhận
thức của học sinh được nâng cao.
- Để phương pháp giáo dục này có tính khả thi hơn nên biên soạn một cuốn
chuyện vui về giáo dục GT-SKSS.
Qua kết quả phỏng vấn trên chúng tôi nhận thấy rằng ở những phương pháp
giáo dục đang được sử dụng phần lớn giáo viên gặp phải khó khăn trong khi
giảng học sinh và giáo viên còn ngại ngùng, khó tạo hứng thú trong giờ giảng.
Phương pháp giáo dục GT-SKSS cho học sinh thông qua những câu chuyện
vui là một phương pháp mới nhưng đã tạo được hứng thú cho học sinh trong giờ
học, tạo nên sự nhẹ nhàng, thoải mái trong giờ học, tạo mối quan hệ thầy trò thân
mật và nhận thức của học sinh được nâng lên. Để phương pháp này phát huy
hiệu quả cao hơn nên dạy kèm với phương tiện trực quan và giáo dục đảm bảo
được tính hệ thống của chương trình.
KẾT LUẬN
1. Kết luận
Chúng tôi cũng tìm hiểu và thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến
tình trạng trên, trong đó chủ yếu là các nguyên nhân: Tâm lý ngại ngùng khi nghe
giảng, bài giảng không tự nhiên sinh động, cách dạy của giáo viên không hấp
dẫn, kiến thức trừu tượng khó ghi nhớ xuất phát từ thực trạng trên chúng tôi đã
tiến hành thực nghiệm sử dụng những câu chuyện vui để giáo dục GT-SKSS.
Với kết quả thu được sau thực nghiệm chúng tôi thấy rằng so với phương pháp
giáo dục trước thì phương pháp sử dụng những câu chuyện vui vào giáo dục

GT-SKSS mặc dù còn mới mẻ nhưng có rất nhiều ưu điểm, nó không những gây
hứng thú học tập, tạo được khả năng ghi nhớ tốt, mà còn nâng cao được nhận
thức cho các em. Vì thế mà phương pháp này được giáo viên và học sinh rất
hưởng ứng ủng hộ và tán thành. Như vậy, phương pháp “ Sử dụng những câu
chuyện vui nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh THCS về vấn đề giáo dục
GT-SKSS” đã bước đầu mang lại hiệu quả và có khả năng đưa vào áp dụng
trong thực tiễn giáo dục.
2. Kiến nghị
2.1 Với nhà trường
Cần tăng cường hơn nữa các buổi ngoại khoá, khuyến khích giáo viên đổi
mới phương pháp giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản có hiệu quả, hỗ trợ
phương tiện trực quan cho giáo viên trong giảng dạy.
2.2 Với giáo viên:
Cần thay đổi phương pháp giáo dục GT-SKSS, sử dụng những câu chuyện
vui để nâng cao nhận thức cho các em về vấn đề giáo dục GT-SKSS tránh sự
nhàm chán của các em trong học tập.

×