Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

DE KIEM TRA 1 TIET DIA LI LOP 6 HOC KI II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.51 KB, 3 trang )

Phòng GD-ĐT Thạch Hà ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Trường THCS Văn Trị Môn: Địa Lí 6. Tiết 28. Năm học:2012-2013
 

Họ và tên:
………………………
Lớp:6…
Điểm Nhận xét của giáo viên

I.Trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1: (2đ) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:
1.1. Khoáng sản nào trong các khoáng sản dưới đây không phải là khoáng sản năng lượng ?
A. Muối mỏ B. Than bùn
C. Than đá D. Dầu mỏ
1.2. Đường đồng mức là
A. đường nối những điểm có cùng một độ sâu trên bản đồ
B. đường nối những điểm có độ cao khác nhau trên bản đồ
C. đường nối những điểm có độ sâu khác nhau trên bản đồ
D. đường nối những điểm có cùng một độ cao trên bản đồ
1.3. Thời tiết là sự
A. biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian dài
B. biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn
C. lặp đi lặp lại của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương , trong một thời gian ngắn
D. lặp đi lặp lại của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương , trong một thời gian dài
1.4. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo
A. vị trí gần Xích đạo hay gần chí tuyến Bắc
B. vị trí gần cực hoặc gần chí tuyến
C. vị trí gần hoặc xa biển, độ cao và vĩ độ địa lí
D. địa điểm ở trên núi hay ở đồng bằng, có gần sông không
Câu 2: (1đ)
Chọn các từ sau đñể điền vào chỗ trống cho đúng với kiến thức địa lí đã học: tích tụ vật chất,


tích tụ tự nhiên, đá có lợi, đá có ích, khoáng chất, mỏ khoáng sản, khoáng vật, quặng khoáng sản.
“Khoáng sản là những……………………….(1)các…………………….(2) và……………
(3) được con người khai thác và sử dụng. Những nơi tập trung khoáng sản gọi là……………………
(4)”.
II.Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (3đ)
Trình bày đặc điểm chính các tầng của lớp vỏ khí.
Câu 2: (2,0 đieåm)
a) Dựa vào bảng sau:
Lượng mưa (mm)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tp. Hồ
Chí
Minh
13,8 4,1 10,5 50,4 218,4 311,7 293,7 269,8 327,0 266,7 116,5 48,3

Hãy tính tổng lượng mưa trong năm của Tp.Hồ chí Minh và nêu cách tính.
b) Ở Tây Sơn, người ta đo nhiệt độ lúc 5 giờ được 22
o
C, lúc 13 giờ được 32
0
C và lúc 21 giờ được
24
0
C. Hỏi nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu ? Hãy nêu cách tính.
Câu 3: (2,0 đieåm)
Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh
nhất), mà lại chậm hơn, tức là vào lúc 13 giờ ?
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN ĐịA LÍ 6:
I.Trắc nghiệm: (3 điểm)

Câu 1: (2đ)
1.A (0,5 đ), 2.D (0,5 đ), 3.B (0,5 đ), 4.C (0,5 đ)
Câu 2: (1đ)
1) tích tụ tự nhiên (0,25đ), 2) khoáng vật (0,25đ), 3) đá có ích (0,25 đ), 4) mỏ khoáng sản (0,25
đ)
II.Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (3đ)
- Tầng đối lưu:
+ Nằm sát mặt đất, tới độ cao khoảng 16 km ; tầng này tập trung tới 90% không khí. (0,5 đ)
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng. (0,25 đ)
+ Nhiệt độ giảm dần khi lên cao (trung bình cứ lên cao 100 m, nhiệt độ giảm xuống 0,6
0
C). (0,5 đ)
+ Là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng khí tượng. (0,25 đ)
- Tầng bình lưu:
+ Nằm trên tầng đối lưu, tới độ cao khoảng 80 km. (0,5 đ)
+ Có lớp ôdôn, lớp này có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người. (0,5
đ)
- Các tầng cao:
Các tầng cao nằm trên tầng bình lưu, không khí của các tầng này cực loãng. (0,5 đ)
Câu 2: (2,0 đieåm)
a) – Tổng lượng mưa trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh là 1930,9 mm. (0,5 điểm)
– Cách tính: Muốn tính lượng mưa trong năm phải cộng toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng.
(0,5 điểm)
b) – Nhiệt độ trung bình ngày của Tây Sơn là 26
o
C. (0,5 điểm)
– Cách tính: Muốn tính nhiệt độ trunh bình ngày phải cộng nhiệt độ của tất cả các lần đo trong
ngày chia cho số lần đo. (0,5 điểm)
Câu 3: (2,0 đieåm)

– Lúc 12 giờ mặt đất vẫn còn hấp thụ năng lượng nhiệt Mặt Trời nên không khí chưa nóng
nhất. (1,0 điểm)
– Lúc 13 giờ mặt đất bắt đầu tỏa nhiệt vào trong không khí nên lúc đó không khí nóng nhất.
(1,0 điểm)

×