HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
***
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CÁC
DỊCH VỤ KHUYẾN NÔNG CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG KHÊ – TỈNH HÀ TĨNH
Tên sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Chuyên ngành đào tạo: Phát triển nông thôn
Lớp: K56- PTNTA
Niên khóa: 2011 – 2015
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Hồ Ngọc Cường
Hà Nội – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã được
ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2015
Người thực hiện
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp vừa qua, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các cá nhân, tập thể để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn ban Giám đốc Học Viện, toàn thể
các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Kinh tế tài
nguyên và môi trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo
điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS.Hồ Ngọc
Cường đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi
hoàn thành quá trình nghiên cứu đề tài này.
Qua đây tôi cũng xin cảm ơn toàn thể cán bộ Phòng điều phối Nông
thôn mới huyện Hương Khê, Phòng Nông nghiệp huyện Hương Khê, Trung
tâm ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ huyện Hương Khê, Phòng
Thống kê huyện Hương Khê, UBND và nhân dân ba xã Gia Phố, Hương
Thủy, Hương Liên. Trong thời gian tôi về thực tế nghiên cứu đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã
động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan, khách quan. Khóa
luận không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự
thông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2015
Người thực hiện
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Trong giai đoạn hội nhập và phát triển kinh tế thị trường như hiện nay,
việc áp dụng những tiến bộ, khoa học kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất là rất cần
thiết.Trong khi trình độ nhận thức của người dân cũng như kỹ năng sản xuất
theo hướng hàng hóa còn nhiều hạn chế thì việc nâng cao khả năng tiếp cận
các dịch vụ khuyến nông cho người dân là một hướng đi đúng đắn và cần
được đẩy mạnh. Tại huyện Hương Khê, người dân chủ yếu làm nông nghiệp,
thu nhập còn thấp, nhận thức của người dân còn hạn chế, lao động phổ thông
chưa qua đào tạo nghề. Do đó, nhiều năm qua hoạt động khuyến nông luôn
được huyện quan tâm. Mặc dù vậy, công tác khuyến nông cũng như việc cung
cấp các dịch vụ khuyến nông vẫn gặp phải những bất cập, hạn chế nên hiệu
quả chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Xuất phát từ những
vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao khả năng
tiếp cận các dịch vụ khuyến nông cho hộ nông dân trên địa bàn Huyện
Hương Khê – Tỉnh Hà Tĩnh”.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài là: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý
luận và thực tiễn về khuyến nông, tiếp cận khuyến nông của hộ nông dân,
nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông; Đánh giá thực trạng tiếp
cận các dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân huyện Hương Khê trong những
năm qua; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận các dịch vụ
khuyến nông của hộ nông dân huyện Hương Khê; Đề xuất một số giải pháp
phù hợp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông của hộ
nông dân huyện Hương Khê trong những năm tới. Thông qua việc tìm hiểu
các khái niệm về khuyến nông, dịch vụ khuyến nông, khả năng tiếp cận dịch
vụ khuyến nông, nâng cao khả năng dịch vụ khuyến nông; các vai trò của
khuyến nông của dịch vụ khuyến nông; tìm hiểu đặc điểm, nội dung, các yếu
tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận dịch vụ khuyến nông để làm cơ sở lý luận
và thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài.
iii
Trong quá trình thực hiện đề tài, các thông tin thứ cấp được thu thập
qua tài liệu, sách báo, trang web về các văn bản chính sách về việc cung cấp
các dịch vụ khuyến nông; các báo cáo kinh tế xã hội của địa phương Các
thông tin sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn bảng hỏi đối với 20 cán bộ
khuyến nông và 90 hộ nông dân của ba xã Gia Phố, Hương Thủy, Hương Liên.
Các thông tin thu thập được tổng hợp, tính toán bằng bảng tính Excel và phân
tích bằng phương pháp thống kê so sánh, thống kê mô tả.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tình hình cung cấp các dịch vụ khuyến
nông huyện Hương Khê diễn ra khá sôi nổi, có sự kết hợp giữa khuyến nông
Nhà nước với các tổ chức khác. Bằng nhiều dịch vụ phong phú như tập huấn,
xây dựng mô hình, thông tin tuyên truyền Hoạt động cung cấp dịch vụ
khuyến nông đã góp phần nâng cao kiến thức về sản xuất nông nghiệp cho
nông dân,tiếp cận những kiến thức phục vụ sản xuất. Tuy nhiên việc cung ứng
các dịch vụ khuyến nông nơi đây còn nhiều hạn chế do chưa đáp ứng được
nhu cầu của người dân.
Theo điều tra cho thấy khả năng tiếp cận DVKN của các hộ nông dân
huyện Hương Khê tương đối khá, và đặc biệt là các nhóm hộ có kinh tế khá
hơn. Tuy nhiên còn bộc lộ nhiều hạn chế do những hạn chế như các DVKN
chưa xuất phát từ nhu cầu của người dân, nội dung chưa đa đạng chủ yếu
đang tập trung vào kỹ thuật, phương pháp vẫn mang tính áp dụng từ trên
xuống. Nhận thức, tiếp nhận kiến thức và kỹ năng mới có ảnh hưởng không
nhỏ đến việc áp dụng TBKT vào sản xuất của người dân. Kết quả tiếp nhận
DVKN ở huyện tương đối khá nhưng còn một số hộ còn cho rằng TBKT
được khuyến nông cung cấp mặc dù có hiệu quả nhưng còn khá áp dụng vào
thực tiễn vì chưa phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình, khó tìm được
đầu ra cho sản phẩm. Các hộ khá, giàu có nhiều khả năng áp dụng TBKT vào
thực tiễn nhiều hơn nên có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông
của các hộ nông dân trên địa bàn huyện bao gồm: chính sách khuyến nông;
iv
nhân lực và năng lực CBKN; kinh phí hoạt động khuyến nông; điều kiện kinh
tế hộ gia đình; trình độ của người dân; ngành ngề của hộ; đất đai, lao động,
tuổi tác, giới tính của hộ…
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, thực trạng về khả năng
tiếp cận các dịch vụ khuyến nông, dựa theo định hướng phát triển khuyến
nông của huyện đề xuất các giải pháp như: hoàn thiện mạng lưới khuyến nông
cơ sở; tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa khuyến nông; nâng cao năng lực cho cán
bộ khuyến nông;tiến hành đánh giá nhu cầu của người dân trước và sau khi tổ
chức hoạt động khuyến nông; tăng nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động
khuyến nông; người dân chủ động trong việc tiếp cận các dịch vụ khuyến
nông và tích cực tham gia các tổ chức xã hội ở địa phương.
v
MỤC LỤC
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1
*** 1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1
* Thuỷ lợi: 50
- Toàn huyện có 145 công trình thủy lợi, đảm bảo 64% yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp; trong
đó có 69 công trình đang hoạt động tốt, 74 công trình đã bị hư hỏng, xuống cấp 50
- Số km kênh do các xã quản lý 534,6km, đã kiên cố hóa được 141,4km, đạt 26,4% 50
* Điện nông thôn 52
Tính đến cuối năm 2013 toàn huyện hiện có 114 trạm biến áp, đáp ứng 87% nhu cầu phục vụ sản xuất
và sinh hoạt của người dân; trong đó 112 trạm đảm bảo chất lượng, 2 trạm (tại xã Hương Bình đã
xuống cấp), đã được đầu tư nâng cấp, làm mới 19 trạm biến áp, kéo mới 110km đường dây các loại
đảm bảo an toàn, chất lượng 52
Nước 52
Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch đạt 83%; tỷ lệ các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt chuẩn về môi
trường đạt 67,2%. Việc xây dựng nghĩa trang chưa theo quy hoạch mà còn mang tính tự phát theo
vùng, dòng họ; việc thu gom và xứ lý rác thải còn gặp nhiều hạn chế, hiện nay mới có 2 xã (Gia Phố,
Hương Trà) thành lập HTX môi trường để thu gom và xứ lý rác thải 52
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Hương Khê giai đoạn 2011- 2013 48
Bảng 3.2 Tình hình sân số lao động của huyện Hương Khê giai đoạn 2011- 2013 51
Bảng 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Hương Khê giai đoạn 2011-2013 53
Bảng 4.1: Nguồn nhân lực CBKN của huyện Hương Khê 64
Bảng 4.2 Trình độ chuyên môn của CBKN 65
Bảng 4.3 Một số chỉ tiêu kết quả triển khai các DVKN của TT ƯDKH&CGCN của huyện Hương Khê
66
Bảng 4.4 Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra 71
Bảng 4.5 Khả năng nhận thức về khuyến nông của các hộ điều tra tại huyện Hương Khê 73
Bảng 4.6 Số hộ và tỷ lệ các hộ điều tra tiếp xúc với CBKN 75
Bảng 4.7 Số hộ và tỷ lệ các hộ điều tra tham gia tập huấn khuyến nông 77
Bảng 4.8 Đánh giá của hộ tham gia tập huấn về công tác tổ chức ở huyện Hương Khê 79
Bảng 4.9 Nhận thức và khả năng tiếp cận của các hộ điều tra về MHTD 81
Bảng 4.10 Kết quả đánh giá của các hộ tham gia MHTD ở huyện Hương Khê 83
Bảng 4.11 Tổng hợp ý kiến đánh giá về tiếp cận thông tin KN của các hộ điều tra tại huyện Hương Khê
84
Bảng 4.12 Nhận thức và đánh giá Tư vấn DVKN của các hộ điều tra tại huyện Hương Khê 87
Bảng 4.13 Tiếp cận giới trong các hoạt động khuyến nông của các hộ điều tra trên địa bàn huyện
Hương Khê 89
Bảng 4.14 Tổng hợp kết quả điều tra tiếp cận các dịch vụ khuyến nông của các hộ điều tra tại huyện
Hương Khê 92
Bảng 4.15 Kết quả áp dụng TBKT của các hộ điều tra tại huyện Hương Khê 94
Bảng 4.16 Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế đến khả năng tiếp cận DVKN của các hộ điều tra 97
Bảng 4.17 Ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông của các hộ
điều tra 100
vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
BIỂU ĐỒ:
Biểu đồ 4.1 Trình độ văn hóa các hộ nông dân được điều tra tại Huyện Hương Khê 72
Biểu đồ 4.2 Số hộ điều tra tham gia tập huấn và áp dụng vào sản xuất 78
Theo điều tra kết quả áp dụng TBKT của các hộ điều tra (bảng 4.15) ta thấy số hộ chưa áp dụng, áp
dụng chưa hiệu quả còn nhiều .Nguyên nhân là do không có vốn hay có vốn nhưng khó áp dụng. Có
những hộ đã áp dụng nhưng không hiệu quả do không phù hợp với địa phương hoặc người dân áp
dụng không đúng quy trình kỹ thuật 94
Diễn giải 94
Gia Phố 94
Hương Thủy 94
Hương Liên 94
Chung 94
Số lượng (người) 94
Cơ cấu 94
(%) 94
Số lượng (người) 94
Cơ cấu 94
(%) 94
Số lượng (người) 94
Cơ cấu 94
(%) 94
Số lượng (người) 94
Cơ cấu 94
(%) 94
Số hộ áp dụng 94
22 94
viii
100,00 94
18 94
100,00 94
17 94
100,00 94
57 94
100,00 94
1. Số hộ áp dụng hiệu quả 94
16 94
72,73 94
11 94
61,11 94
8 94
47,06 94
35 94
61,40 94
1.1 Số hộ áp dụng hiệu quả rồi tuyên truyền cho hộ khác 94
13 94
81,25 94
9 94
81,81 94
6 94
75,00 94
28 94
80,00 94
1.2 Số hộ áp dụng hiệu quả không tuyên truyền cho hộ khác 94
3 94
ix
18,75 94
2 94
18,19 94
3 94
25,00 94
17 94
20,00 94
2. Số hộ áp dụng không hiệu quả 94
6 94
27,27 94
7 94
38,89 94
9 94
52,94 94
22 94
28,50 94
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ áp dụng TBKT vào sản xuất sau khi tham gia hoạt động khuyến nông của các hộ điều
tra 95
SƠ ĐỒ:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1
*** 1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1
Sơ đồ 2.1 Vai trò của khuyến nông trong chuyển giao công nghệ 8
Sơ đồ 2.2 Mô phỏng mối quan hệ giữa kinh tế hộ nông dân với khuyến nông (Chanoch Jacobesen,1996)
17
x
Sơ đồ 2.3 Thay đổi hành vi nhận thức và tiếp cận dịch vụ khuyến nông 19
Sơ đồ 2.4 Tổ chức khuyến nông Việt Nam 31
* Thuỷ lợi: 50
- Toàn huyện có 145 công trình thủy lợi, đảm bảo 64% yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp; trong
đó có 69 công trình đang hoạt động tốt, 74 công trình đã bị hư hỏng, xuống cấp 50
- Số km kênh do các xã quản lý 534,6km, đã kiên cố hóa được 141,4km, đạt 26,4% 50
* Điện nông thôn 52
Tính đến cuối năm 2013 toàn huyện hiện có 114 trạm biến áp, đáp ứng 87% nhu cầu phục vụ sản xuất
và sinh hoạt của người dân; trong đó 112 trạm đảm bảo chất lượng, 2 trạm (tại xã Hương Bình đã
xuống cấp), đã được đầu tư nâng cấp, làm mới 19 trạm biến áp, kéo mới 110km đường dây các loại
đảm bảo an toàn, chất lượng 52
Nước 52
Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch đạt 83%; tỷ lệ các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt chuẩn về môi
trường đạt 67,2%. Việc xây dựng nghĩa trang chưa theo quy hoạch mà còn mang tính tự phát theo
vùng, dòng họ; việc thu gom và xứ lý rác thải còn gặp nhiều hạn chế, hiện nay mới có 2 xã (Gia Phố,
Hương Trà) thành lập HTX môi trường để thu gom và xứ lý rác thải 52
Sơ đồ 4.1 Cơ cấu tổ chức của TTƯDKH&CGCN huyện Hương Khê 62
xi
DANH MỤC HỘP
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1
*** 1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1
* Thuỷ lợi: 50
- Toàn huyện có 145 công trình thủy lợi, đảm bảo 64% yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp; trong
đó có 69 công trình đang hoạt động tốt, 74 công trình đã bị hư hỏng, xuống cấp 50
- Số km kênh do các xã quản lý 534,6km, đã kiên cố hóa được 141,4km, đạt 26,4% 50
* Điện nông thôn 52
Tính đến cuối năm 2013 toàn huyện hiện có 114 trạm biến áp, đáp ứng 87% nhu cầu phục vụ sản xuất
và sinh hoạt của người dân; trong đó 112 trạm đảm bảo chất lượng, 2 trạm (tại xã Hương Bình đã
xuống cấp), đã được đầu tư nâng cấp, làm mới 19 trạm biến áp, kéo mới 110km đường dây các loại
đảm bảo an toàn, chất lượng 52
Nước 52
Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch đạt 83%; tỷ lệ các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt chuẩn về môi
trường đạt 67,2%. Việc xây dựng nghĩa trang chưa theo quy hoạch mà còn mang tính tự phát theo
vùng, dòng họ; việc thu gom và xứ lý rác thải còn gặp nhiều hạn chế, hiện nay mới có 2 xã (Gia Phố,
Hương Trà) thành lập HTX môi trường để thu gom và xứ lý rác thải 52
Hộp 4.1 : Nhận thức của người dân về khuyến nông 74
Hộp 4.2 Nhận xét của nông dân về tập huấn 76
Hộp 4.3 Ý kiến về việc áp dụng sau tập huấn 80
Hộp 4.4 Ý kiến của người dân về thông tin khuyến nông 85
Hộp 4.5 Nhận thức và đánh giá của người dân về tư vấn dịch vụ khuyến nông 88
Hộp 4.6 Vai trò của tiến bộ kỹ thuật 94
xii
DANH MỤC VIẾT TẮT
BQ Bình quân
BTVT Bảo vệ thực vật
CB Cán bộ
CBKN Cán bộ khuyến nông
CLBKN Câu lạc bộ khuyến nông
CN-TTCN Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp
CNH-HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
CP Chính phủ
DVKN Dịch vụ khuyến nông
HTX Hợp tác xã
KHKT Khoa học kỹ thuật
KN Khuyến nông
KNV Khuyến nông viên
KNVCS Khuyến nông viên cơ sở
MHTD Mô hình trình diễn
NN Nông Nghiệp
NXB Nhà xuất bản
NTTS Nuôi trồng thủy sản
PTNT Phát triển nông thông
SX Sản xuất
TBKT Tiến bộ kỹ thuật
TM-DV Thương mại- Dịch vụ
TW Trung ương
TT Trung tâm
UBND Ủy bản nhân dân
ƯDKH&CGCN Ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ
TACN Thức ăn chăn nuôi
xiii
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp có vị trí hết sức quan trọng, nó chính là nhân tố đầu tiên,
là cuội nguồn của mọi vấn đề xã hội. Trên thế giới bất kỳ quốc gia nào sản
xuất nông nghiệp cũng ra đời sớm nhất. Cùng với sự phát triển của nông
nghiệp là ra đời của các hoạt động khuyến nông. Trải qua các giai đoạn lịch
sử hoạt động khuyến nông với nhiều nội dung, hình thức khác nhau đã góp
phần rất lớn vào sự nghiệp phát triển sản xuất nông nghiệp, xoá đói giảm
nghèo, tăng thu nhập cho người dân.
Hiện nay nước ta vẫn là một nước nông nghiệp với dân số khu vực nông
thôn chiếm 67,64%, lao động nông thôn chiếm 69,8% lực lượng lao động xã hội.
Để phấn đấu trở thành một nước công nghiệp, theo kịp sự phát triển nhanh
chóng của các nước trên thế giới đòi hỏi Đảng và nhà nước phải có chủ trương
chính sách phù hợp với từng vùng, từng địa phương trong từng giai đoạn phát
triển. Khi nền kinh tế đang vận hành theo cơ chế thị trường, sản xuất tự cấp tự
túc không còn đảm bảo được điều kiện sống cho người dân, không còn phù hợp
với xu thế phát triển kinh tế hiện nay. Khắp mọi nơi chúng ta có thể thấy một xu
thế cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ và chỉ có người dân hoạt động hiệu quả cao
mới đứng vững được. Nhưng một thực trạng hiện nay chúng ta có thể thấy, đó
là sự thiếu hụt các thông tin về thị trường, giá cả, khoa học kỹ thuật, trình độ sản
xuất của phần lớn người dân còn yếu…Vì vậy, việc giúp đỡ, cung cấp cho người
dân những thông tin cần thiết là một yêu cầu bức thiết trong vấn đề phát triển
nông nghiệp, nông thôn hiện nay.
Trước tình hình đó ngày 02/03/1993 chính phủ đã ban hành Nghị định
13/CP về công tác khuyến nông, thông tư liên bộ số 02/LB/TT ngày
02/08/1993 hướng dẫn thi hành nghị định 13/CP. Từ khi ra đời Nghị định đã
1
đem lại kết quả khả quan cho nông nghiệp, nông thôn. Hệ thống khuyến nông
nước ta đã không ngừng lớn mạnh về cả số lượng và chất lượng. Đang góp
phần vào việc chuyển giao TBKT, góp phần tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ
về năng suất, chất lượng sản phẩm nông- lâm- ngư nghiệp. Tăng thu nhập và
mức sống cho người dân, có vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói ,
giảm nghèo vào sự phát triển nông nghiệp - nông dân - nông thôn. Tuy nhiên,
trên thực tế, dịch vụ khuyến nông còn có nhiều bất cập như: Nhận thức của
nông dân về khuyến nông còn thấp, số nông dân được tập huấn, đào tạo và
giáo dục ngay trên thực địa sản xuất về kỹ năng phát triển sản xuất nông
nghiệp, về thị trường còn ít mà nguyên nhân là do tiếp cận đầy đủ, toàn diện
đến các dịch vụ khuyến nông còn rất khó khăn với hộ nông dân. Thực trạng
này đòi hỏi hoạt động khuyến nông cần phải cải thiện hơn nữa, góp phần giúp
cho nông dân tiếp cận chương trình khuyến nông ngày càng hiệu quả.
Hương Khê là một huyện miền núi thuộc tỉnh Hà Tĩnh , nơi đây ngành
nông nghiệp là ngành đóng vai trò chính trong thu nhập của các hộ nông dân.
Thực trạng phát triển nông nghiệp cũng như công tác khuyến nông ở đây
cũng gặp phải những bất cập nêu trên nên hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng
được nhu cầu sản xuất hàng hóa.Từ những bất cập trên đặt ra những câu hỏi
sau :
1. Hộ nông dân huyện Hương Khê nhận thức và tiếp cận các dịch vụ
khuyến nông như thế nào?
2. Thực trạng cung cấp dịch vụ khuyến nông của huyện Hương Khê
như thế nào?
3. Kết quả tiếp cận các dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân huyện
Hương Khê ra sao?
4. Những yếu tố nào ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận các dịch vụ
khuyến nông của hộ nông dân huyện Hương Khê?
2
5. Những giải pháp nào phù hợp để nâng cao khả năng tiếp cận các
dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân?
Xuất phát từ những vấn đề này tôi thấy nâng cao khả năng tiếp cận các
dịch vụ khuyến nông cho hộ nông dân trên địa bàn huyện là rất quan trọng và
cần thiết.Vì vậy, tôi chọn thực hiện đề tài : “Giải pháp nâng cao khả năng
tiếp cận các dịch vụ khuyến nông cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện
Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng khả năng
tiếp cận các dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân huyện Hương Khê, từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến
nông của hộ nông dân huyện Hương Khê.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về khuyến nông,
tiếp cận khuyến nông, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông
của các hộ nông dân.
- Đánh giá thực trạng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông của hộ nông
dân huyện Hương Khê trong những năm qua.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận các dịch vụ
khuyến nông của hộ nông dân huyện Hương Khê.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch
vụ khuyến nông của hộ nông dân huyện Hương Khê trong những năm tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về lý luận và thực tiễn các vấn đề liên quan tới vấn đề
nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông cho các hộ nông dân.
3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu về khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến
nông của các nhóm hộ nông dân khác nhau, các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận của hộ. Thực trạng kinh tế nông hộ của các hộ nông dân. Những
giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông để phát
triển kinh tế nông hộ huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
1.3.2.2 Phạm vi không gian
Đề tài thực hiện trên phạm vi huyện Hương Khê. Một số nội dung chủ
yếu sẽ được tiến hành khảo sát các nhóm nông dân tại 3 xã đại diện theo vùng
kinh tế thuộc huyện Hương Khê (Hương Liên, Hương Thủy và Gia Phố)
1.3.2.3 Phạm vi thời gian của số liệu
- Các số liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ năm
2011- 2013
- Các số liệu sơ cấp được điều tra năm 2014
- Các giải pháp đề xuất được sử dụng trong giai đoạn 2015-2020
Thời gian nghiên cứu đề tài: bắt đầu từ ngày 20 tháng 05 năm 2014 đến
ngày 27 tháng 11 năm 2014.
4
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Lý luận về khuyến nông
2.1.1.1 Khái niệm khuyến nông
Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ngày càng quan tâm
nhiều hơn tới việc đẩy mạnh công tác khuyến nông ở tất cả các tỉnh, huyện
trong cả nước. Vậy khuyến nông là gì?
Theo nghĩa Hán - Văn “khuyến” có nghĩa là khuyến khích - khuyên bảo -
triển khai, còn “nông” là nông - lâm - ngư nghiệp, nông dân, nông thôn.
“Khuyến nông” là khuyên mở mang phát triển trong nông nghiệp.
Năm 1886, ở Anh sử dụng khá phổ biến thuật ngữ “Extension” - có
nghĩa là “triển khai - mở rộng”. Trong công tác nông nghiệp, khi ghép với từ
“Agriculture” thành từ ghép “Agriculture extension” có nghĩa là tăng cường
triển khai mở rộng phát triển nông nghiệp. Ở các trường đại học Cambridge,
Oxford…cũng như trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp - nông thôn ở Anh
sử dụng khá phổ biến từ “Agriculture extension”. Thời gian không lâu sau đó
tất cả các quốc gia trên mọi châu lục đều sử dụng thống nhất từ Agriculture
extention cho công tác phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Theo tổ chức FAO: “Khuyến nông khuyến lâm được xem như một tiến
trình của việc hòa nhập các kiến thức KHKT hiện đại. Các quan điểm, kỹ
năng để quyết định cái gì cần làm, cách thức làm trên cơ sở cộng đồng địa
phương sử dụng các nguồn tài nguyên tại chỗ với sự trợ giúp từ bên ngoài để
có khả năng vượt qua các trở ngại đó”.
Theo Malla: “Khuyến nông khuyến lâm là làm việc với nông dân, lắng
nghe những khó khăn, các nhu cầu và giúp họ tự giải quyết vấn đề chính của họ”.
5
Theo Falconer: “Khuyến nông khuyến lâm là một quá trình giáo dục.
Các hệ thống khuyến nông khuyến lâm thông báo, khắc phục và kết nối con
người, thúc đẩy các dòng thông tin giữa nông dân và các đối tượng sử dụng
tài nguyên khác, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo”.
Theo Thomas: “Khuyến nông là một từ tổng quát để chỉ tất các các công
việc có liên quan đến sự nghiệp phát triển nông thôn, đó là một hệ thống giáo
dục ngoài nhà trường, trong đó người già và người trẻ học bằng cách thực hành”.
Qua rất nhiều định nghĩa chúng ta có thể tóm tắt lại và có thể hiểu
khuyến nông theo hai nghĩa:
Khuyến nông hiểu theo nghĩa rộng: Là khái niệm chung để chỉ tất cả
những hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn.
Khuyến nông hiểu theo nghĩa hẹp: Là một tiến trình giáo dục không
chính thức mà đối tượng của nó là nông dân. Tiến trình này đem đến cho nông
dân những thông tin và những lời khuyên nhằm giúp họ giải quyết những vấn
đề hoặc những khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông hỗ trợ các hoạt động
sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lượng cuộc
sống của nông dân và gia đình họ. (Đỗ Tuấn Khiêm và cs, 2005).
2.1.1.2 Mục tiêu, vai trò và chức năng của khuyến nông
* Mục tiêu của khuyến nông
Trong thực tế có nhiều loại hình tổ chức khuyến nông, mỗi tổ chức lại
có mục tiêu của riêng mình. Tuy vậy, các tổ chức khuyến nông vẫn có những
mục tiêu chung như sau:
(1) Làm thay đổi nông dân hay nông trại, tạo động cơ để nông dân thực
hiện quyết định của mình
(2) Giáo dục và huấn luyện nông dân giúp họ thành lập các tổ chức,
các hội nông dân cùng nhau phát triển sản xuất kinh doanh
(3) Giúp nông dân quyết định mục tiêu, đạt được mục đích, cho họ lời
khuyên đúng lúc để họ nhận thức được vấn đề nông dân có thể lựa chọn,
thông báo cho họ kết quả mong đợi của mọi sự lựa chọn.
6
Như vậy, hoạt động của một tổ chức khuyến nông phải luôn mang theo
mục tiêu làm lợi cho dân, thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp nông thôn.
* Vai trò của khuyến nông
- Vai trò trong sự nghiệp phát triển nông thôn
Qua nhiều năm hình thành và phát triển Trung tâm Khuyến nông quốc
gia đã có nhiều thành tích đóng góp cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn.
Lực lượng khuyến nông không ngừng trưởng thành và lớn mạnh, là những
chiến sĩ tiên phong trong lĩnh vực đem KHKT nông nghiệp về nông thôn và
đến với nông dân. Thông qua công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo huấn
luyện, nhiều thông tin đã được chuyển tải cho người dân, nhiều hộ nông dân
thông qua đó tự đầu tư nhân rộng và đã vượt khó vươn lên làm giàu; làm thay
đổi tập quán sản xuất của bà con dân tộc thiểu số từ chỗ sản xuất tự túc tự cấp
sang sản xuất theo hướng hàng hóa. Hoạt động khuyến nông đã trở thành nhu
cầu cần thiết của sản xuất nông nghiệp và nông dân trong cả nước.
Khuyến nông góp phần liên kết nông dân, thúc đẩy hợp tác nông dân
với nông dân.
Việc đổi mới quản lý trong nông nghiệp cho từng hộ nông dân từng
bước khắc phục sự ỉ lại, dựa dẫm vào nhau, hạn chế được những tiêu cực khác
phát sinh ở nông thôn.
-Vai trò trong chuyển giao công nghệ
Nông nghiệp Việt Nam luôn là ngành sản xuất có vai trò rất quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân cũng như đối với sự phát triển của đất nước. Trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc
liệt và để đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững thì yêu cầu của việc tăng
trưởng theo chiều sâu, chú trọng đến chất lượng của tăng trưởng được đặt ra
ngày càng bức thiết. Khoa học kỹ thuật và công nghệ (KHKT&CN) là nhân tố
hàng đầu đảm bảo cho sự tăng trưởng này. Chính vì vậy, đã được Đảng và
Chính phủ xác định là giải pháp then chốt đối với sự phát triển nông nghiệp
nước ta trong thời gian tới.
7
Trong thực tiễn đời sống cho thấy nghiên cứu chỉ có hiệu quả khi nó có
tính khả thi cao và được áp dụng có hiệu quả trong thực tế đời sống, do đó
khuyến nông đã là yếu tố trung gian để khâu nối các mối quan hệ đó. Nhờ có
CBKN mà các tiến bộ khoa học kỹ thuật được chuyển giao tới bà con nông dân
và nhờ có khuyến nông các nhà khoa học hiểu được nhu cầu của nông dân.
Nguồn: Nguyễn Hữu Thọ, 2007
Sơ đồ 2.1 Vai trò của khuyến nông trong chuyển giao công nghệ
-Vai trò đối với nhà nước
+Khuyến nông là một trong những tổ chức giúp nhà nước thực hiện các
chính sách, sách lược về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
+ Vận động người dân tiếp thu và thực hiện các chính sách đó.
+Trực tiếp góp phần cung cấp thông tin về nhu cầu, nguyện vọng của
người dân đến các cơ quan nhà nước, trên cơ sở đó nhà nước hoạch định, cải
tiến đề ra chính sách phù hợp (Nguyễn Hữu Thọ, 2007)
* Chức năng của khuyến nông
- Đào tạo, tập huấn nông dân: tổ chức các khóa tập huấn, xây dựng mô
hình, tham quan, hội thảo đầu bờ cho nông dân.
- Thúc đẩy, tạo điều kiện cho người nông dân đề xuất các ý tưởng, sáng
kiến và thực hiện thành công các ý tưởng sáng kiến của họ.
Khuyến
nông
Nông dân
Nhà nghiên cứu,
Viện nghiên cứu,
Trường Đại học
8
- Trao đổi, truyền bá thông tin: bao gồm việc xử lý, lựa chọn các thông
tin cần thiết, phù hợp từ các nguồn khác nhau để phổ biến cho nông dân giúp
họ cùng nhau chia sẻ và học tập.
- Giúp nông dân giải quyết các vấn đề khó khăn tại địa phương.
- Giám sát và đánh giá hoạt động khuyến nông.
- Phối hợp với nông dân tổ chức các thử nghiệm phát triển kỹ thuật
mới, hoặc thử nghiệm kiểm tra tính phù hợp của kết quả nghiên cứu trên hiện
trường, từ đó làm cơ sở cho việc khuyến khích lan rộng.
- Hỗ trợ nông dân về kinh nghiệm quản lý kinh tế hộ gia đình, phát
triển sản xuất quy mô trang trại.
- Tìm kiếm và cung cấp cho nông dân các thông tin về giá cả, thị
trường tiêu thụ sản phẩm (Đỗ Tuấn Khiêm và cs, 2005)
2.1.1.3 Các phương pháp khuyến nông chủ yếu
Theo FAO, trên thế giới đã và đang có 8 phương pháp khuyến nông
chủ yếu và được áp dụng như sau:
- Phương pháp khuyến nông chung: Tập trung nhiều cán bộ khuyến
nông và chi ngân sách khá lớn để thực hiện các chương trình dự án khuyến
nông. Phương pháp này do Trung tâm khuyến nông tỉnh điều hành, quản lý
- Phương pháp khuyến nông chuyên ngành: Phương pháp này được
các cơ quan chuyên ngành xây dựng, nó mang tính chuyên môn cao được áp
dụng ở các vùng chuyên canh
- Phương pháp khuyến nông đào tạo và tham quan: Phương pháp
khuyến nông cho nông dân tham quan mô hình trình diễn và đã thực hiện
thành công sau đó tập huấn cho nông dân thực hành theo mô hình. Đây là
phương pháp phổ biến hiện nay có tính thuyết phục cao
- Phương pháp khuyến nông có sự tham gia của người dân: Phương
pháp này được đánh giá cao trong việc đảm bảo tính khả thi của mô hình.
Phương pháp này có sư tham gia của nông dân dựa trên cơ sở tích hợp kiến
9
thức và kinh nghiệm của nông dân sản xuất giỏi với những TBKT do cán bộ
nghiên cứu và cán bộ khuyến nông mạng lại cùng với việc trợ giúp về vật tư
và vốn. Nhằm giải quyết khó khan,bức xúc do nông dân đặt ra.
- Phương pháp khuyến nông lập dự án: Là phương pháp khuyến nông
mà nguồn tài trợ kinh phí do tổ chức cá nhân, nước ngoài tài trợ sau khi có sự
thỏa đáng thông nhất về chương trình và nội dung với Chính phủ. Việc tuyển
cán bộ, địa điểm, kế hoạch do người cấp kinh phí thực hiện
- Phương pháp khuyến nông phát triển hệ thống nông nghiệp: Là
phương pháp khuyến nông đưa đến cho người nông dân nghèo cái là cần các
kỹ thuật phù hợp, dựa trên cơ sở là hệ thống sinh thái nhân văn
- Phương pháp khuyến nông cùng chịu tổn thất: Theo phương pháp này tất
cả các bên tham gia và bên hưởng lợi của dự án đều có trách nhiệm đóng góp một
phần phí tổn theo Nhà nước và nhân dân cùng làm. Những vùng nông dân quá
nghèo, tổ chức khuyến nông nhà nước cử cán bộ xuống địa phương giúp nông dân
học tập những điều kiện cần thiết để họ đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh
có hiệu quả. Chính vì vậy mà nông dân sẵn sàng chịu một phần tổn phí khi họ
thấy chương trình thiết thực với cuộc sống của họ
- Phương pháp khuyến nông tổ chức giáo dục đào tạo: Đây là phương
pháp khuyến nông có sự tham gia của các cán bộ giảng dạy của các trường đại
học, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề trong việc chuyển giao TBKT đến
các hộ nông dân.
2.1.1.4 Tiến trình của công tác khuyến nông và phát triển nông thôn
Theo trình tự, công tác khuyến nông được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn đoán nhu cầu khuyến nông
Đây là bước đầu tiên và một quan trọng nhằm xác định nhu cầu của
người dân hay cộng đồng cần hỗ trợ gì, khi nào? và bằng cách nào?
Để chuẩn đoán đúng nhu cầu của người dân, công việc chính của
bước này là thu nhập được thông tin về thực trạng cộng đồng và sản xuất
10
nông nghiệp, phân tích đánh giá hiện trạng để phát hiện những thuận lợi, khó
khăn, và nhu cầu cần hỗ trợ.
Bước 2 : Lập kế hoạch có sự tham gia
Xây dựng kế hoạch khuyến nông có sự tham gia là phương pháp đang
được áp dụng rộng rãi. Tùy thuộc từng điều kiện hỗ trợ mà có sự tham gia của
cán bộ khuyến nông, người dân và các tổ chức khác như đại diện chính phủ,
đại diện các nhà khoa học và tổ chức dịch vụ xã hội
Bước 3: Thực hiện kế hoạch
Kế hoạch khuyến nông có thể do các tổ chức cung cấp DVKN thực
hiện. Hình thức tổ chức thực hiện được coi là hợp nhất là hợp đồng giữa
người dân với một số tổ chức cung cấp DVKN. Trong quá trình thực hiện, cán
bộ khuyến nông sẽ giám sát cụ thể về tiến bộ thực hiện và các vấn đề phát
sinh để đề xuất điều chỉnh kế hoạch phù hợp.
Bước 4: Giám sát và đánh giá kết quả
Đây là bước cuối cùng nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
khuyến nông. Các tiêu chí được đặt ra để giám sát và đánh giá là tính phù
hợp, tính hiệu lực, hiệu quả, tác động và bền vững. Dựa trên các tiêu chí này
kế hoạch khuyến nông được đánh giá là thành công hay thất bại.
2.1.2 Nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến
nông của hộ nông dân
2.1.2.1.Khái niệm về nâng cao tiếp cận và khả năng tiếp cận các dịch vụ
khuyến nông
* Dịch vụ khuyến nông
Cầu và cung các dịch vụ trong nông nghiệp bao gồm nhiều lĩnh vực,
quan trọng nhất là: Dịch vụ khuyến nông; Dịch vụ vật tư nông nghiệp; Dịch
vụ BVTV; Dịch vụ thú y; Dịch vụ thủy lợi; Dịch vụ cơ giới hóa nông
nghiệp…được nông dân hết sức quan tâm và chủ yếu được cung ứng bởi khu
vực nhà nước.
11