Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề, đáp án KT HK II Văn 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.27 KB, 3 trang )

TRUNG TÂM GDTX TNXP
Tp. HỒ CHÍ MINH
ĐỀ KIÊM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
Mơn: Ngữ văn 7, Năm học 2012-2013
Thời gian: 90’(Khơng kể thời gian giao đề)
Câu 1(3 điểm):
Thế nào là câu chủ động, câu bị động ? Cho ví dụ ?
Chuyển câu sau thành câu bị động: Thầy chủ nhiệm khen ngợi Nam.
Câu 2(2 điểm):
Chép lại theo trí nhớ ba câu tục ngữ đã học hoặc anh(chị) tâm đắc. Giải thích ngắn
gọn ý nghĩa một trong ba câu tục ngữ đó.
Câu 3(5 điểm):
Anh(chị) hãy giải thích câu tục ngữ : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Hết.
Lưu ý: Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.
TRUNG TÂM GDTX TNXP ĐỀ KIÊM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
Tp. HỒ CHÍ MINH Mơn: Ngữ văn 7, Năm học 2012-2013
Thời gian: 90’(Khơng kể thời gian giao đề)
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIÊM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
Mơn: Ngữ văn 7, Năm học 2012-2013
Câu 1(3 điểm): Học viên trình bày được các ý sau:
- Câu chủ động là câu có chủ ngữ là người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào
người, vật khác. Lấy ví dụ chính xác.(1 điểm)
- Câu chủ động là câu có chủ ngữ là người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào
người, vật khác. Lấy ví dụ chính xác.(1 điểm)
- Chuyển đổi đúng: Nam được thầy chủ nhiệm khen ngợi.(1 điểm)
Câu 2(2 điểm):
- Chép chính xác ba câu tục ngữ bất kì.(1 điểm)
- Giải thích đúng, ngắn gọn ý nghĩa một trong ba câu tục ngữ vừa nêu.(1 điểm)
Câu 3(5 điểm):
- Về nội dung: Bài làm cần đạt được các ý sau:


- Giới thiệu ý nghóa của câu tục ngữ : Là bài học về lòng biết ơn, thái độ trân
trọng đối với người tạo ra thành quả mà bản thân mỗi chúng ta được hưởng thụ.
(Dẫn câu tục ngữ)
- Giải thích câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
+ Nghóa đen (Nghóa hiển ngôn) : Người ăn quả phải biết ơn người đã trồng cây,
người tạo ra quả cho mình ăn.
+ Nghóa bóng (Nghóa hàm ngôn) : Người ăn quả là người hưởng thụ một thành
quả về vật chất, tinh thần; người trồng cây là người lao động tạo ra thành quả đó để ta
hưởng thụ. Vì vậy phải biết ơn những người tạo ra thành quả đó.
- Tại sao ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây ?
+ Vì thành quả về vật chất và tinh thần chúng ta được hưởng thụ khơng tự dưng
mà có mà phải do công sức của biết bao thế hệ tạo nên. Nhiều thành quả phải đổ
bằng xương máu.
- Thái độ cần có của người ăn quả đối với người trồng cây :
+ Thái độ trân trọng, biết ơn.
+ Ý thức vun đắp, bảo vệ và góp phần giữ vững thành quả đã đạt được.
+ Phê phán biểu hiện trái với đạo lí, thái độ bạc bẽo vô ơn, phủ nhận, quên quá
khứ (Liên hệ thực tế).
- Khẳng đònh giá trò câu tục ngữ: Lòng biết ơn là truyền thống quý báu của dân
tộc.
- Cảm nghó của bản thân: Phải tự bồi dưỡng thái độ biết ơn đối với người tạo ra
của cải, vật chất, tinh thần cho xã hội (Cha ông, thầy cô, cha mẹ, )
- Mở rộng vấn đề: Khơng những biết ơn đối với người tạo ra của cải, vật chất,
tinh thần cho xã hội mà bản thân cần cố gắng học tập, lao động để trở thành người
“trồng cây”.
- Về hình thức: Bài làm cần có :
+ Bố cục 3 phần rõ ràng, mạch lạc.
+ Liên kết chặt chẽ.
+ Dùng từ, đặt câu chính xác; viết đúng chính tả.
+ Văn phong tự nhiên, trong sáng.

Biểu điểm câu 3:
- Điểm 5: Bố cục rõ ràng, mạch lạc, liên kết chặt chẽ. nội dung đầy đủ, lời văn
sáng tạo giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, không mắc lỗi chính tả.
- Điểm 3-4: Bố cục rõ, nội dung chưa thật đầy đủ, có sáng tạo, mắc một số lỗi
chính tả, diễn đạt.
- Điểm 1-2: Bố cục không rõ ràng, nội dung thiếu nhiều, viết câu lủng củng, mắc
nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 0: Lạc đề, bỏ giấy trắng.
Gv ra đề
Phạm Văn Hiếu

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×