Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

đánh giá hiện trạng kỹ thuật và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei boone, 1931) tại huyện hoằng hóa tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.77 KB, 57 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Những nội dung trong luận văn là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp
của thầy giáo, T.S. Nguyễn Văn Minh.
Mọi tham khảo dùng trong luận văn được trích dẫn rõ ràng và chưa được công
bố.
Mọi sao chép không hợp lệ tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả
Đinh Xuân Ánh
LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm học tập và nghiên cứu, luận văn tốt nghiệp cao học đã được hoàn
thành. Có được bản luận văn này, tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn và sâu sắc
tới Trường Đại học Nha Trang, khoa Sau Đại học, Viện nghiên cứu Hải sản Hải Phòng
và các thầy cô giáo Trường Đại học Nha Trang đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kiến
thức khoa học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản cho bản thân tác giả trong hai năm
qua. Đặc biệt tác giả bày tỏ sự tri ân tới thầy giáo–TS. Nguyễn Văn Minh đã tận tụy
trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài:
“Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và
phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone,
1931) tại huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa”.
Xin chân thành cảm ơn các cơ quan đơn vị: UBND huyện Hoằng Hóa, Phòng
NN&PTNT, Phòng Tài nguyên môi trường, UBND 2 xã Hoằng Phụ, Hoằng Yến và bà
con nuôi tôm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập số liệu cũng như
những tài liệu liên qua tới đề tài tốt nghiệp.
Xin cảm ơn và ghi nhận công sức đóng góp của các đồng nghiệp đơn vị nơi tác
giả công tác, đặc biệt là sự quan tâm động viên khuyến khích từ phía gia đình, người
thân cũng như sự cảm thông sâu sắc trong quá trình học tập và nghiên cứu của tác giả.
Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn các đơn vị liên quan và cá nhân hết
lòng quan tâm tới sự nghiệp đào tạo đội ngũ ngành nuôi trồng thủy sản. Tác giả rất
mong nhận được sự đóng góp, phê bình của quý thầy cô, các nhà khoa học và các bạn
đồng nghiệp để tác giả thành công trên bước đường học tập và công tác.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AHPNS Acute hepatopancreatic necrosis Syndrome
GAP Good Aquaculture Practices
IMNV Infectious myonecrosis Virus
KHKT Khoa học kỹ thuật
NTTS Nuôi trồng thủy sản
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations
QĐ Quyết định
QCCT Quảng canh cải tiến
UBND Ủy ban nhân dân
TP Thành phố
TC Thâm canh
TNMT Tài nguyên môi trường
TSV Taura Syndrome Virus
WSSV White Spot Syndrome Virus.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
DANH MỤC CÁC HÌNH
trang
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Thanh Hóa là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, cách Hà Nội 150 km về phía Nam,
cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km. Vùng ven biển Thanh Hóa có 110.665 ha,
chiếm 9.95% diện tích toàn tỉnh, địa hình tương đối bằng phẳng. Chạy dọc theo bờ
biển là các cửa sông và vùng đất cát ven biển có độ cao trung bình 3-6m, có bãi tắm
Sầm Sơn nổi tiếng, có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc phát triển các
khu công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển.

Thanh Hóa nằm trong vùng nhiệt đới khí hậu gió mùa, có 4 mùa rõ rệt, lượng
mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600-2.300 mm, mỗi năm có khoảng 90-120 ngày
mưa, độ ẩm khoảng 85%. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24
o
C, chế độ nhật triều,
biên độ thủy triều dao động từ 1-3 m. Toàn tỉnh có 102 km bờ biển, 7 cửa lạch trong
đó có 5 cửa lạch chính và 2 cửa lạch nhỏ tạo cho Thanh Hóa hàng chục ngàn ha bãi
bồi, mặt nước có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản.
Hoằng Hóa là một huyện ven biển nằm ở phía đông của tỉnh Thanh Hóa với 12
km bờ biển và 2 cửa lạch ăn sâu vào đất liền (Lạch Hới và Lạch Trường), nối liền lạch
Hới và lạch Trường là dòng sông Cung đã tạo cho Hoằng Hóa hơn 2.000 ha mặt nước
lợ, trong đó gần 2.000 ha có thể sử dụng cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. Là huyện có
nghề nuôi trồng thủy sản lâu đời và có phong trào nuôi trồng thủy sản mạnh của tỉnh
Thanh Hóa, Hoằng Hóa đã đóng góp một phần không nhỏ sản lượng NTTS cho chế
biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Sản lượng NTTS của huyện ngày càng tăng năm
sau luôn cao hơn năm trước, theo thống kê của Phòng NN & PTNT từ năm 2001 đến
năm 2011 sản lượng thủy sản tăng đều hàng năm từ 3,7- 5,2%/năm. Tuy nhiên trong
những năm gần đây nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm sú nói riêng
đã gặp nhiều rủi ro do dịch bệnh gây ra (bệnh đỏ thân đốm trắng, bệnh đầu vàng, do ô
nhiễm môi trường ) dẫn đến năng suất, sản lượng nuôi giảm, nhiều hộ nuôi trồng
thua lỗ gây tâm lý hoang mang đến bộ phận nhân dân làm nghề nuôi tôm. Trước tình
hình đó UBND huyện đã chỉ đạo công tác nuôi trồng thủy sản nuôi theo hướng đa đối
tượng nuôi, đa canh, đa thời vụ đảm bảo nghề nuôi trồng phát triển bền vững và giảm
thiểu rủi ro cho người nuôi tôm. Thực hiện sự chỉ đạo của UBND huyện, một số diện
tích nuôi tôm sú(Panaeus monodon) năng suất thấp đã được khuyến khích chuyển
sang mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng(Panaeus vannamei) cho năng suất cao. Với diện
1
tích 1,5 ha nuôi thử nghiệm năm 2009 đã tăng lên 20 ha vào năm 2012. Để nghề nuôi
tôm thẻ chân trắng từng bước được mở rộng về diện tích và nâng cao năng suất, sản
lượng thì việc đánh giá tổng quan về hiện trạng kỹ thuật để có chính sách phát triển và

quy hoạch vùng nuôi một cách hợp lý nhằm đưa nghề nuôi trồng thủy sản của huyện
Hoằng Hóa phát triển theo hướng bền vững tương xứng với tiềm năng lợi thế của vùng
là việc làm cần thiết. Xuất phát từ thực trạng đó em chọn đề tài:“Đánh giá hiện trạng
kỹ thuật và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững
nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) tại huyện Hoằng
Hóa tỉnh Thanh Hóa”.
2. Mục tiêu đề tài
- Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội, hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của
nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Hoằng Hóa – Thanh Hóa.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm thẻ chân trắng nhằm đề xuất
các giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi đối tượng này tại huyện Hoằng Hóa.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài thực hiện sẽ cung cấp thông tin có hệ thống về hiện trạng kỹ thuật nghề
nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Hoằng Hóa. Thông qua việc phân tích hiện trạng,
đánh giá những thuận lợi, khó khăn nhằm đưa ra những giải pháp về kỹ thuật và quản
lý phù hợp để phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ chân trắng, nâng cao kết quả sản
xuất giảm thiểu rủi ro trong nghề nuôi tôm.
2
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới
Tôm thẻ chân trắng được nuôi vào khoảng thập niên 80 của thế kỷ trước. Đến
năm 1992, chúng đã được nuôi phổ biến trên thế giới, nhưng chủ yếu tập trung ở các
nước Nam Mỹ. Khi đó nhiều nước Châu Á đã tìm cách hạn chế phát triển tôm thẻ chân
trắng do sợ lây bệnh cho tôm sú. Cho đến năm 2003 thì các nước châu Á bắt đầu nuôi
đối tượng này và sản lượng tôm thẻ chân trắng trên thế giới đạt khoảng 1 triệu tấn, từ
đó sản lượng tôm liên tục tăng nhanh qua các năm, đến năm 2010 sản lượng tôm đạt
khoảng 2,7 triệu tấn[33]. Các nước nuôi tôm thẻ chân trắng chủ yếu trên thế giới gồm
Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Brazil, Ecuador, Mexico, Venezuela, Honduras,
Guatemala, Nicaragua, Belize, Việt Nam, Malaysia, Peru, Colombia, Costa Rica,

Panama, El Salvador, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Philippines, Campuchia, Suriname, Saint Kitts,
Jamaica, Cuba, Cộng hòa Dominica, Bahamas[28]. Trong đó Trung Quốc có sản
lượng cao nhất thế giới đạt khoảng 1,3 triệu tấn vào năm 2012 [31].
Trên thế giới, sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng đứng thứ hai sau tôm sú, nhưng
ở châu Mỹ sản lượng tôm thẻ chân trắng đứng hàng đầu, đạt 86.000 tấn(năm 1990);
132.000 tấn(năm 1992); 191.000 tấn(năm 1998), gần 200.000 tấn vào năm 1999 [33].
Sản lượng tôm thẻ chân trắng tăng liên tục qua các năm, đến năm 2010 sản lượng tôm
thẻ chân trắng đạt 2,7 triệu tấn[28], năm 2012 sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt
khoảng 4 triệu tấn[36] và dự kiến tăng lên 6 triệu tấn vào năm 2015[31].
Việc khoanh vùng nuôi tôm thẻ chân trắng khép kín và sự phát triển của đàn tôm
giống chọn lọc và thuần hóa đã đưa tôm thẻ chân trắng trở thành đối tượng quan tâm
lớn của ngành nuôi tôm thời kỳ hiện nay. Trên phạm vi toàn cầu, đối tượng tôm thẻ
chân trắng chiếm 70% sản lượng tôm trên thế giới. Ở châu Á, trong giai đoạn 2001-
2006 tôm sú chỉ duy trì ở một sản lượng nhất định thì tôm thẻ chân trắng đã nhảy vọt
từ 200 nghìn tấn (năm 1999) lên 1,5-1,6 triệu tấn(năm 2006) và đạt 1,8 triệu tấn vào
năm 2009 [30]. Đặc biệt việc gia tăng nhanh sản lượng tôm chân trắng là do các nước
đã sản xuất được tôm bố mẹ sạch bệnh và áp dụng các biện pháp khoa học, công nghệ
nâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi.
Ở Thái Lan trong năm 2004 sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt 300.000 tấn, chiếm
tỷ lệ cao trong sản xuất tôm biển với sản lượng xấp xỉ 80%. Khảo sát tại Thái Lan cho
3
thấy, nước này đã chuyển sang nuôi tôm chân trắng thế hệ thứ 7 sạch bệnh. Người nuôi
tôm ở Thái Lan đã nuôi thành công tôm thẻ chân trắng cỡ lớn (vượt tôm sú) có ưu thế
vượt trội về năng suất (đạt 25-30 tấn/ha/vụ), lợi nhuận thu được gấp 2-3 lần so với tôm
sú. Sản lượng tôm nuôi của Thái Lan năm 2008 đạt 533.000 tấn (gồm 160.000 tấn tôm
sú và 373.000 tấn tôm thẻ chân trắng)[29]. Còn tại Philippines, Bộ Nông nghiệp nước
này cũng đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu và nuôi tôm thẻ chân trắng ở nước này sau
những nghiên cứu kỹ lưỡng việc nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả cao, lại không đe dọa
môi trường, góp phần đa dạng sinh học, đa dạng các loài tôm nuôi tại địa phương.
Tôm thẻ chân trắng được thế giới công nhận là một trong ba loài tôm he có ưu

điểm, có thể nuôi theo hình thức là thâm canh và siêu thâm canh. Dự kiến sản lượng
tôm thẻ chân trắng đạt sản lượng khoảng 6 triệu tấn vào năm 2015[31].
1.2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam
Trong những năm gần đây nuôi trồng thủy sản Việt Nam có bước phát triển vượt
bậc cả về diện tích, sản lượng và giá trị kinh tế. Thể hiện rõ trong tốc độ phát triển này
là kim ngạch xuất khẩu thủy sản liên tục tăng. Năm 2004 kim ngạch thủy sản xuất
khẩu đạt trên 1 tỷ USD, đến năm 2006 đạt 2,6 tỷ USD và trong năm 2007, sản lượng
thủy sản cả nước đạt 3,9 triệu tấn, trong đó khai thác đạt 1,95 triệu tấn, nuôi trồng thủy
sản đạt 1,95 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu đạt 3,75 tỷ USD[1]. Xuất khẩu thuỷ
sản tăng trưởng liên tục với tốc độ từ 8-10%/năm kể từ năm 1995. Năm 2011 kim
ngạch đạt mức ấn tượng với hơn 6,11 tỉ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước.
Điều này đã đưa Việt Nam thành một trong 10 quốc gia xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất
thế giới[20].Trong đó tôm thẻ chân trắng gần đây đã góp phần quan trọng trong tổng
kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Tôm thẻ chân trắng được đưa vào Việt Nam năm 2001 và được nuôi thử nghiệm
tại 3 công ty: Công ty Duyên Hải (Bạc Liêu), Công ty Việt Mỹ (Quảng Ninh) và công
ty Asia Hawaii (Phú Yên)[31]. Vào thời điểm đó nước ta hạn chế phát triển nuôi tôm
thẻ chân trắng vì sợ lây bệnh cho tôm sú. Đến năm 2006, Bộ thủy sản (nay là Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn) ban hành công văn số: 475/TS-NTTS về việc phát
triển nuôi tôm chân trắng tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, nhưng vẫn chưa
cho phép nuôi đối tượng này tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đầu năm 2008,
thị trường thế giới có xu hướng tiêu thụ mạnh mặt hàng tôm thẻ chân trắng của Thái
Lan, Trung Quốc…và sản phẩm tôm sú nuôi của Việt Nam bị cạnh tranh mạnh, hiệu
4
quả sản xuất thấp do dịch bệnh. Vì vậy, ngày 25/01/2008, Bộ NN&PTNT ban hành
Chỉ thị số: 228/CT-BNN-NTTS về việc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng tại vùng
Đồng bằng sông Cửu Long nhằm đa dạng hoá sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu, giảm áp
lực cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của các nước trong khu vực và
trên thế giới. Từ đó diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng không ngừng được tăng
lên. Đến cuối tháng 5 năm 2013, cả nước có 103 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân

trắng, cung cấp cho thị trường 3,5 tỷ con giống. Số trại sản xuất giống tôm thẻ chân
trắng và tôm sú chủ yếu tập trung tại các tỉnh Nam Trung Bộ, trong đó Ninh Thuận,
Bình Thuận, Khánh Hoà và Phú Yên chiếm khoảng 40% trong tổng số trại sản xuất
giống tôm của cả nước (tương đương với 623 trại). Sản lượng giống tôm ở khu vực
này chiếm khoảng 70% tổng sản lượng giống tôm của cả nước[31]. Bên cạnh đó, các
tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang cũng là những địa phương sản xuất giống tôm thẻ
chân trắng cung cấp lượng lớn tôm giống cho thị trường. Tuy nhiên, chất lượng tôm
giống hiện nay không đồng đều. Những cơ sở có uy tín, con giống được tiêu thụ tốt,
giá cao. Nửa đầu năm 2013, giá tôm giống nhìn chung ổn định tại các tỉnh phía Nam.
Song, tại các tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa do chi
phí vận chuyển tăng cao, giá tôm giống cũng tăng lên. Giá giống tôm thẻ chân trắng
dao động trong khoảng 80-90 đồng/con.
Từ một số mô hình nuôi thành công, tôm thẻ chân trắng đang ngày càng được các
hộ nuôi trồng thuỷ sản quan tâm phát triển. Năm 2012, trong khi diện tích thả giống
tôm sú đạt 619,4 nghìn ha - giảm 7,1% so với năm 2011; và sản lượng thu hoạch 298,6
nghìn tấn - giảm 6,5% so với năm 2011; thì diện tích thả giống tôm thẻ chân trắng tăng
15,5% - đạt xấp xỉ 38,2 nghìn ha, sản lượng thu hoạch tăng 3,2% - đạt 177,8 nghìn
tấn. Tình hình diễn ra tương tự với 7 tháng đầu năm 2013, trong khi diện tích thả giống
tôm sú giảm (chỉ đạt 560 nghìn ha, bằng 94,4% mức cùng kỳ năm trước) và sản lượng
thu hoạch là 85 nghìn tấn (bằng 80% mức cùng kỳ) thì diện tích thả giống tôm thẻ
chân trắng tăng (đạt xấp xỉ 24 nghìn ha, bằng 116% so với cùng kỳ), sản lượng thu
hoạch là 30 nghìn tấn (gần bằng 142% mức cùng kỳ năm 2012)[31].
Có thể thấy, bên cạnh thế mạnh về tôm sú (Penaeus monodon )thì Việt Nam vẫn
có tiềm năng lớn để phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng. Theo tính toán của các chuyên
gia thuỷ sản, chi phí sản xuất tôm thẻ chân trắng nguyên liệu thông thường chỉ bằng 40
– 50% chi phí sản xuất tôm sú. Tuy nhiên, để có thể khai thác thành công các tiềm
năng và lợi thế ở tôm thẻ chân trắng, Việt Nam cũng cần phải kiểm soát tốt dịch bệnh.
5
Đến năm 2013 diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh Đồng bằng sông
Cửu Long tăng vọt. Diện tích tại Sóc Trăng đã lên tới 15.000 ha, trong khi kế hoạch đề

ra chỉ là 7.000 ha. Tương tự, Bạc Liêu có diện tích thả nuôi tôm thả chân trắng đạt
6.000 ha, vượt gấp 6 lần kế hoạch năm 2013. Tỉnh Bến Tre, diện tích nuôi tôm thẻ
chân trắng cũng đạt gần 4.300 ha, tăng hơn 68% so với năm 2012 [33].
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, đến hết tháng 11 năm 2013, diện tích nuôi
tôm của cả nước ước đạt gần 653.000 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng
đạt gần 64.000 ha, sản lượng đạt hơn 243.000 tấn, còn diện tích nuôi tôm sú là gần
589.000 ha với sản lượng là gần 233.000 tấn. Như vậy, diện tích nuôi tôm sú gấp 9 lần
so với tôm thẻ chân trắng nhưng sản lượng lại ít hơn 10.000 tấn. Giá trị xuất khẩu mặt
hàng tôm trong 11 tháng của năm là 2,5 tỉ đô la Mỹ, tăng 33% so với cùng kỳ, trong
đó, kim ngạch xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đạt hơn 1,2 tỉ đô la Mỹ, tôm sú là hơn 1,1
tỉ đô la Mỹ, còn lại là các mặt hàng tôm khác.
Dự kiến đến năm 2015 sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt khoảng 449.500 tấn[31].
Hiện nay tôm thẻ chân trắng được nuôi với hình thức thâm canh năng suất đạt từ 2.980
kg/ha vào năm 2005 và tăng lên 4.460 kg/ha vào năm 2012 (Bảng 1.1). Diện tích nuôi
tôm thẻ chân trắng tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Sông Cửu Long (chiếm khoảng 94
% diện tích của cả nước).
Bảng1.1 Diện tích, sản lượng và năng suất tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam
qua các năm.
Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)
Năng suất bình quân
(kg/ha)
2005 13.455 40.096 2.980
2006 18.441 57.185 3.100
2007 19.919 64.776 3.250
2008 15.079 47.827 3.170
2009 21.339 89.521 4.190
2010 25.397 136.719 5.380
2011 28.683 152.939 5.330
2012 41.789 186.197 4.460
Nguồn: Tổng cục thủy sản 2013.

Việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng
tôm đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân, tạo ra công ăn việc làm cho bộ phận
nông dân nghèo, cải thiện đời sống vật chất của người nông dân Việt Nam. Tại một số
6
địa phương nông dân đã chuyển đổi ruộng lúa kém hiệu quả, đất hoang hóa sang nuôi
trồng thủy sản giúp giảm áp lực đối với nguồn lợi thủy sản từ việc khai thác ngoài tự
nhiên Tuy nhiên, sự phát triển nhanh của ngành nuôi trồng thủy sản sẽ tiềm ẩn nhiều
rủi ro như: ô nhiễm và suy thoái môi trường, dịch bệnh bùng phát tràn lan, nuôi trồng
thủy sản một cách tự phát thiếu quy hoạch và không theo quy hoạch, vệ sinh an toàn
thực phẩm không đảm bảo dẫn đến những thiệt hại lớn đối với người nuôi tôm, xâm
hại đến môi trường sinh thái. Báo chí và dư luận đã bàn nhiều về nguyên nhân và các
khó khăn của những hộ nuôi tôm thất bại như gia sản khánh kiệt, nợ nần chồng chất,
đất đai bỏ hoang Thực trạng này đã đạt ra cho nghề nuôi tôm Việt Nam cần phải có
những biện pháp mạnh, kịp thời để bảo vệ và phát triển nghề nuôi tôm xứng đáng với
tiềm năng và lợi thế. Vấn đề các nhà quản lý và nhà khoa học quan tâm đưa ra những
giải pháp giúp người nuôi tôm vượt qua tình huống khó khăn, khôi phục và phát triển
bền vững nghề nuôi trồng thủy sản. Để làm được điều này cần có sự hỗ trợ từ các cấp
chính quyền, các tổ chức nghề cá và sự tham gia tích cực của chính những người nuôi
tôm. Đứng trước tình hình đó Chính phủ, Bộ thủy sản (nay là Bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn) cùng với các cơ quan ban ngành đã phối hợp triển khai nhiều chương
trình nhằm đưa nghề nuôi ttrồng thủy sản Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,
mang tính bền vững,ổn định lâu dài.
1.3. Tình hình dịch bệnh ở tôm thẻ chân trắng trên thế giới
So với tôm sú thì tôm thẻ chân trắng có nhiều ưu điểm hơn trong việc kiểm soát
chất lượng con giống. Bởivì tôm thẻ chân trắng đã được gia hóa và chọn giống qua
nhiều thế hệ để tạo được con giống chất lượng cao như tăng trưởng nhanh, chịu đựng
tốt với biến động môi trường và quan trọng là đã tạo ra được nguồn tôm giống sạch
bệnh, khả năng đề kháng đối vơi một số mầm cao. Chính vì vậy mà các nước trên thế
giới tập trung nuôi đối tượng này. Tôm thẻ chân trắng được coi là loài có khả năng
kháng bệnh tốt hơn các loài tôm khác[25]. Tuy nhiên, khi điều kiện môi trường ao

nuôi không thuận lợi thường xuất hiện nhiều loại bệnh trên tôm thẻ chân trắng, trong
đó có những bệnh gây thiệt hại lớn như bệnh đốm trắng (White Spot Syndrome Virus -
WSSV), Taura (Taura Syndrome Virus - TSV), bệnh hoại tử cơ (Infectious myonecrosis
Virus - IMNV) và Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (Acute hepatopancreaic necrosis
Syndrome - AHPNS). Năm 1992 dịch bệnh TSV lần đầu tiên xảy ra ở Ecuador[30] và
năm 1995 ở Trung Quốc (Rosenberry, 2002). Bệnh hoại tử cơ xuất biện ở Brazil vào
7
năm 2002[28]. Bệnh đốm trắng xuất hiện ở Trung Quốc vào năm 1992 sau đó là các
nước Châu Á[25]. Trong những năm gần đây thì bệnh Hội chứng hoại tử gan tụy cấp
tính (AHPNS) đã gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới.
Bệnh này xuất hiện ở Trung Quốc năm 2009, Việt Nam 2010, Thái Lan và Malaysia
năm 2011[25] và Mexico năm 2013, còn ở các nước như Bangladesh, Ecuador, Ấn Độ
và Indonesia chưa thấy xuất hiện bệnh này[28]. Tuy bệnh Hội chứng AHPNS đã xuất
hiện nhiều năm nhưng tới tháng 6 năm 2013 thì Lightner và cộng sự tại Đại học
Arizona mới phát hiện được tác nhân gây bệnh trên tôm là do một dòng đặc biệt của vi
khuẩn Vibrio parahaemolyticus đã nhiễm bởi một loại virus được biết đến như một thể
thực khuẩn (phage)[25]. Virus này xâm nhiễm đã làm vi khuẩn sản xuất ra một loại
độc tố cực mạnh gây rối loạn chức năng cơ quan tiêu hóa đặc biệt là hệ gan tụy của
tôm, kết quả gan tụy sẽ bị hoại tử. Theo nhận định của các chuyên gia thủy sản trên thế
giới thì Hội chứng AHPNS sẽ còn xuất hiện trong vài năm tới và hiện nay các nước
đang nỗ lực nghiên cứu phương pháp phòng trị bệnh này để duy trì nghề nuôi tôm phát
triển bền vững.
1.4. Tình hình dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam
Cùng với tăng nhanh về diện tích và sản lượng thì môi trường ngày càng bị ô
nhiễm dẫn đến tình hình dịch bệnh xảy ra nhiều hơn. Năm 2008, diện tích bị thiệt hại
là 658 ha chủ yếu là do bệnh đốm trắng. Tuy nhiên, dịch bệnh thật sự bùng phát từ
năm 2010 đến năm 2012 với diện tích thiệt hại lên đến 7.068 ha, chủ yếu là do bệnh
Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS)[33]. Diện tích nuôi tôm bị bệnh tập
trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh khu vực Trung Trung
Bộ. Trong đó Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau thiệt hại nặng nề nhất. Theo

báo cáo tại buổi họp báo về tình hình dịch bệnh nuôi tôm nước lợ năm 2012, cả nước
có tới 106 nghìn ha diện tích tôm nuôi nước lợ bị thiệt hại. Sang năm 2013 (tính đến
cuối tháng 4), diện tích tôm nuôi bị thiệt hại khoảng 14,6 nghìn ha; trong đó, diện tích
tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại là 666 ha (chiếm gần 9% diện tích thả nuôi). Trong 6
tháng đầu năm 2013, 17% diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại tương
đương với 3.081 ha (trong khi tôm sú thả nuôi chỉ bị thiệt hại 3,8%)[31]. So với cùng
kỳ năm 2012, diện tích tôm sú thả nuôi bị thiệt hại bằng 65%, nhưng với tôm thẻ chân
trắng thì con số này lên tới 125%. Diện tích nuôi tôm bị bệnh tập trung chủ yếu ở vùng
Đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh khu vực Trung Trung Bộ. Cũng theo báo
8
cáo về tình hình dịch bệnh nuôi tôm nước lợ năm 2012, Hội chứng AHPNS xảy ra chủ
yếu ở các vùng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh, xảy ra ở hầu hết các tháng
trong năm, nhưng mức độ dịch bệnh trầm trọng nhất từ tháng 4 đến tháng 7, chiếm 75%
tổng diện tích tôm nuôi bị bệnh trong cả năm. Các vùng nuôi có độ mặn thấp, tỷ lệ mắc
bệnh ít hơn so với vùng nuôi có độ mặn cao. Các tháng nhiệt độ thấp, mùa mưa, tỷ lệ
xuất hiện bệnh thấp hơn các tháng mùa khô, nhiệt độ cao Hội chứng (AHPNS) gây
chết tôm ở giai đoạn 15-40 ngày sau khi thả nuôi. Tôm ngừng ăn, bơi chậm, vỏ mỏng,
màu tôm nhợt nhạt. Gan tuỵ có biểu hiện sưng, nhũn, teo[20]. Đến năm 2013 tình hình
dịch bệnh đốm trắng (WSSV) và Hội chứng AHPNS đã giảm đi đáng kể so với năm
2011 và 2012[20], nhưng vẫn còn gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi. Vì vậy ngành thủy
sản đang nỗ lực để phòng trị bệnh này, ngăn ngừa sự bùng phát dịch bệnh như những
năm qua.
1.5. Tình hình nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn tại Thanh Hóa.
Trong những năm qua nghề nuôi trồng thủy sản lợ mặn ở Thanh Hóa phát triển
tương đối chậm, xét về diện tích cũng như sản lượng nuôi. Nhìn chung diện tích nuôi
trồng thủy sản lợ mặn ở Thanh Hóa có tăng trong những năm qua, nhưng tốc độ không
đáng kể. Năm 2002 tổng diện tích nuôi trồng thủy sản lợ mặn của tỉnh Thanh Hóa là
6.100 ha, năm 2003 diện tích đạt 6.500 ha nhưng đến năm 2007 tổng diện tích nuôi lợ
mặn chỉ đạt 7,100 ha. Loại hình nuôi chủ yếu từ các bãi triều (ao đầm nước lợ, cồn bãi,
ruộng lúa nhiễm mặn, bãi cát ven biển). Các đối tượng nuôi chủ yếu như tôm sú, tôm

thẻ chân trắng, cua và các loại hải sản khác. Năm 2007 nuôi tôm sú chiếm tổng diện
tích lớn nhất 4.200 ha[10], bao gồm cả 6 khu nuôi tôm công nghiệp với tổng diện tích
430 ha. Năm 2012 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng chiếm 150 ha, năng suất bình
quân 10.15 tấn/ha/vụ, sản lượng đạt 1.065 tấn [9].
Đối với tôm thẻ chân trắng, đây là đối tượng được phát triển trong những năm gần
đây, song tốc độ tăng trưởng về diện tích là tương đối nhanh. Dự tính đến năm 2015
diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng có thể tăng lên 200 ha. Phần lớn diện tích này là nuôi
theo hình thức thâm canh, có số ít nuôi theo hình thức siêu thâm canh năng suất cao.
Đối với nuôi tôm sú(Penaeus monodon), mặc dù là đối tượng tôm nuôi truyền
thống nhưng địa phương khuyến cáo nuôi theo hình thức quảng canh cảnh tiến năng
suất thấp và nuôi xen canh với các đối tượng thủy sản có giá trị khác như cua, cá các
loại, rong câu để có tính bền vững giảm thiểu rủi ro cho người dân.
9
Nuôi các hải sản khác: Chủ yếu là cua(Scylla paramamosain), tôm
rảo(Metapenaeus ensis), cá các loại như cá đối mục (Mugil cephalus) và rau câu chỉ
vàng (Gracilaria sp.) đây là những đối tượng nuôi truyền thống và chủ yếu nuôi theo
hình thức quảng canh cải tiến trong ao nuôi tôm sú(Penaeus monodon) và ao nuôi
chuyên canh.
Cùng với sự tăng chậm về diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản mặn lợ trong
những năm qua có biến động lớn.Từ năm 2001 đến 2003 có tốc độ tăng trưởng khá.
Năm 2001 tổng sản phẩm nuôi trồng thủy sản lợ, mặn trên toàn tỉnh đạt 4.800 tấn tăng
lên 6.216 tấn vào năm 2003. Tuy nhiên từ năm 2004 đến năm 2008 sản lượng nuôi
trồng thủy sản nước lợ, mặn toàn tỉnh liên tục giảm hoặc không tăng. Từ năm 2009 sản
lượng có tăng lên nhờ sự phát triển của tôm thẻ chân trắng[9].
1.6. Đặc điểm địa lý, khí hậu thủy văn và tiềm năng nuôi trồng thủy sản của
huyện Hoằng Hóa
1.6.1. Đặc điểm địa lý
Hoằng Hóa là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Thanh Hóa. Diện tích tự nhiên
của huyện là 22.453,57 ha, được giới hạn bởi phía Đông giáp biển Đông, phía Bắc
giáp huyện Hậu Lộc, phía Tây giáp huyện Thiệu Hóa, Đông Sơn, phía Nam giáp

huyện Quảng Xương, thành phố Thanh Hóa và thị xã Sầm Sơn.
Vùng ven biển Hoằng Hóa được kéo dài từ vĩ độ 19
0
30

Bắc đến 19
0
50

Bắc. Toàn
vùng được giới hạn bởi phía Bắc Lạch Trường giáp Hậu Lộc, phía Nam là Lạch Hới
giáp với thị xã Sầm Sơn. Hoằng Phụ nằm ở phía Lạch Hới, đồng triều nuôi trồng thủy
sản chạy từ cửa Lạch Hới dọc theo sông Cung, khu nuôi tôm công nghiệp nằm trong
nội đê của vùng và khu nuôi tôm trên cát chạy dọc ven bờ biển phía Đông. Hoằng Yến
chạy dọc theo cửa sông Lạch Trường. Địa bàn huyện Hoằng Hóa có 2 con sông chính
chảy qua là sông Mã và sông Tuần. Sông Mã từ ngã Ba Bông (Hoằng Khánh) đến cửa
Lạch Trào (Hoằng Châu) làm rang giới phía Tây và phía Nam, hàng năm bồi đắp một
lượng phù sa màu mỡ. Sông Tuần, một nhánh của sông Mã từ cầu Tào Xuyên (Hoằng
Lý) đổ về Lạch Trường (Hoằng Trường). Đoạn đầu thường được gọi là sông Tào, đoạn
giữa gọi là sông Bút, đoạn cuối gọi là sông Ngu. Ngoài ra phía Đông huyện còn có
sông Cung thông với hai cửa lạch, chảy thành vòng cung ôm lấy 8 xã miền biển và
một số sông nhỏ như sông Gòng, sông Ấu, sông Đằng
10
Hoằng Hóa có hai dãy núi chính thuộc hai tuyến biên giới huyện, đó là dãy Kim
Trà ở phía Tây Bắc hay còn gọi là núi Nghĩa Trang, làm ranh giới với Vĩnh Lộc, Hà
Trung, Hậu Lộc đỉnh cao nhất khoảng 300m. Dãy Kim Truế, thường gọi là núi Hà Rò
hay núi Linh Trường nằm ở phía Đông Bắc huyện, làm ranh giới với huyện Hậu Lộc,
đỉnh cao nhất hơn 200m, có mổm đá ăn ra biển, đây là nơi có cảnh trí thiên nhiên tươi
đẹp, gắn với bao chiến tích của con người.
Đoạn quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy song song xuyên qua lòng

huyện 11 km có cầu Hàm Rồng thông thương với thành phố Thanh Hóa, cầu Tào
thông thương với hai vùng trong huyện, là trục giao thông chính ra Bắc vào Nam rất
thuận tiện.
Huyện Hoằng Hóa sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò chính trong nền kinh tế
của huyện. Tỷ lệ người làm nông nghiệp khá cao (trên 80%) và phần lớn thu nhập của
nông dân là từ nông nghiệp. Bên cạnh đó Hoằng Hóa cũng là huyện có diện tích nuôi
trồng thủy sản lớn nhất tỉnh Thanh Hóa và 2 xã có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn và
sớm nhất là Hoằng Phụ 260 ha, Hoằng Yến 376 ha chiếm tới 25% diện tích có khả
năng nuôi trồng thủy sản mặn lợ toàn huyện và đang có phong trào phát triển nuôi tôm
thẻ chân trắng (Hoằng Phụ 15 ha, Hoằng Yến 5 ha).
1.6.2. Đặc điểm khí hậu thủy văn
*Nhiệt độ: Vùng ven biển Hoằng Hóa chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa, mùa đông lạnh, mùa hè khô nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,6
o
C, có 1-
2 tháng nhiệt độ xuống thấp dưới 20
o
C. Nhiệt độ thấp nhất thường vào tháng 01, nhiệt
độ xuống thấp 12-13
o
C đã quan sát được nhiều ngày trong những năm qua. Nhiệt độ
trung bình tăng dần từ tháng 4(25
o
C), đạt cao nhất vào tháng 7(38-39
O
C) rồi giảm dần
đến tháng 01.
11
(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ, 2009).
Hình 1.1 Đồ thị biểu diễn nhiệt độ trung bình các tháng trong năm

vùng ven biển huyện Hoằng Hóa
Biên độ nhiệt độ trung bình giữa các ngày trong cùng một tháng là rất lớn (3-
8
o
C). Biến động nhiệt độ khá lớn giữa các tháng trong năm cho các đồng nuôi trồng
thủy sản cần tính toán để hoạt động phù hợp với mùa vụ. Đa phần các đối tượng nuôi
thủy sản vùng này chỉ được nuôi vào những tháng nhất định trong năm do ảnh hưởng
của điều kiện nhiệt độ chi phối. Về mùa đông nhiệt độ thường xuống thấp dưới 15
o
C,
không thuận lợi cho sự phát triển nghề nuôi trồng thủy sản miền Bắc nói chung và
Hoằng Hóa nói riêng.
* Thủy văn: Tổng lượng mưa cả năm của huyện Hoằng Hóa lên tới 1.800mm,
lượng mưa trung bình nhiều năm là 1.830mm, cao nhất là 3.382mm, thấp nhất là 160
mm. Xét về tiến trình mưa trong năm thì vùng ven biển Hoằng Hóa có tới 80% lượng
mưa tập trung vào từ tháng 7 đến tháng 10, nhiều nhất vào cuối tháng 8 đầu tháng 9,
trung bình trên dưới 450 mm, ít nhất vào tháng 01 (nhỏ hơn 30 mm)(hình 1.2).
Lượng mưa trung bình hàng tháng biến động từ 30 mm(tháng 01) đến 450 mm
(tháng 9). Do vậy, người nuôi trồng thủy sản phải quan tâm đến vấn đề này để điều
chỉnh vụ nuôi và thu hoạch sản phẩm kịp thời.
12
Nhiệt độ (
0
C)
Tháng
(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ, 2009).
Hình 1.2 Lượng mưa trung bình các tháng trong năm
vùng ven biển huyện Hoằng Hóa
*Mùa vụ: Vùng biển Hoằng Hóa có 4 mùa rõ rệt trong năm, các mùa không chỉ
khác nhau về chế độ gió, mưa mà còn tình trạng các khối nước cùng các điều kiện

nhiệt độ. Đặc điểm mỗi mùa như sau:
- Mùa đông kéo dài 4 tháng (từ tháng 11 đến tháng 02 năm sau)
- Mùa xuân ngắn chỉ kéo dài 2 tháng (tháng 3 đến tháng 4)
- Mùa hạ kéo dài 3 đến 4 tháng (từ tháng 5 đến tháng 8)
- Mùa thu kéo dài 2 tháng (tháng 9 và tháng 10).
Vụ bắc: Các tháng vụ bắc kéo dài 6 tháng (từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm
sau), nổi bật của vụ Bắc là gió tây bắc và đông bắc (tần suất chiếm 70-80%). Hàng
năm có nhiều đợt gió mùa đông bắc tràn về, năm nhiều có thể lên tới 20 đợt, khoảng
cách từ đợt này đến đợt khác 5-10 ngày. Tốc độ gió trung bình nhiều năm đo được tại
trạm khí tượng thủy văn Hoằng Hóa là 1,9m/s. Nhiệt độ trung bình trong vụ Bắc là từ
13 đến 17
0
C.
Vụ nam: Khí hậu của vụ nam (từ tháng 3 đến tháng 8) chịu ảnh hưởng của gió
tây nam và đông nam. Trong năm hoạt động của gió Lào khá gay gắt, thời tiết khô
nóng, gió Lào xuất hiện hầu hết các tháng trong cả vụ, thường những đợt liên tục từ 3-
5 ngày (tần suất 70-80%) có trường hợp kéo dài 7-9 ngày. Tốc độ gió trung bình hàng
năm là 2m/s, nhiệt độ trung bình trên 20
0
C.
13
Lượng mưa (mm)
Tháng
*Bão: Theo tài liệu thống kê hơn 100 năm (từ năm 1884-2005), bão đã vào trực
tiếp vùng biển Thanh – Nghệ Tĩnh (18
o
46’ – 19
o
50’) bình quân hàng năm từ 1-2 cơn
bão. Có nhiều năm số cơn bão và áp thấp nhiệt đới lên 4-5 cơn, nhưng cũng có năm

không có bão(1997). Bão thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 11, nhưng tập trung
nhiều vào tháng 6 đến tháng 8. Hầu hết các cơn bão đổ bộ vào đồng bằng Bắc Bộ đều
ảnh hưởng trực tiếp đến Thanh Hóa. Lượng mưa của một cơn bão thường dưới 200
mm. Nếu có sự trùng hợp giữa bão và không khí lạnh tràn về thì lượng mưa có thể
tăng lên 800-1.000 mm (Đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ). Trung bình một năm
có khoảng 30 ngày gió bão, gây hậu quả xấu đến sản xuất.
Nhìn chung, khí hậu thủy văn không thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản miền Bắc
nói chung và Hoằng Hóa nói riêng. Các hiện tượng thiên nhiên như mưa, lũ, gió, bão,
nhiệt độ (quá thấp vào mùa đông và quá cao vào mùa hè) đều ảnh hưởng trực tiến đến
nuôi trồng thủy sản vùng ven biển. Hoạt động nuôi trồng thủy sản giảm nhiều về mùa
đông (vào mùa lạnh các loài thủy hải sản sinh trưởng và phát triển chậm), mưa cung
cấp nước ngọt cho vùng nội địa nhưng mưa lớn lại gây úng lụt, nếu bão lớn gây ra mất
trắng toàn bộ. Mưa kết hợp với lũ làm ngọt hóa thủy vực và đe dọa đến năng suất vùng
triều. Bão số 5 năm 2005 và trận lũ tháng 9 năm 2008 là một minh chứng thiệt hại lên
tới hàng ngàn tỷ đồng. Bởi vậy trong kế hoạch nuôi trồng thủy sản vùng triều phải tính
đến những bất lợi đó mới có đạt được kết quả cao.
*Độ bốc hơi: Do ảnh hưởng của gió mùa tây nam nên độ bốc hơi rất lớn, trung
bình cả năm lên đến 982,8 mm/năm. Độ bốc hơi mạnh vào các tháng có gió Lào xuất
hiện mạnh nhất vào tháng 5, tháng 6 (trung bình từ 126,9 đến 158,5mm). Với độ bốc
hơi mạnh cùng với mưa lớn làm cho đặc tính thủy lý thủy hóa biến đổi nhanh, nước
trong ao đầm xảy ra hiện tượng phân tầng về độ mặn.
1.6.3. Đặc điểm môi trường nước và nguồn lợi thủy sinh vật tại huyện Hoằng Hóa
Biển Hoằng Hóa nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, biển nông, đáy tương đối
bằng phẳng, nhiệt độ trung bình mặt nước từ 20 – 25
o
C, độ mặn trung bình 30 – 31‰,
độ mặn ven biển từ 18 - 23‰, thích hợp cho sự sinh sản của nhiều loài thủy sản. Gần
các cửa sông có nhiều loài sinh vật phù du tạo cho các đàn tôm cá phát triển. Bờ biển
Hoằng Hóa là 2 cửa lạch, có dòng sông Cung nối liền hai cửa lạch, Lạch Trường và
Lạch Hới chạy dọc đồng bằng ven biển, chịu ảnh hưởng của thủy triều biển Đông, đây

cũng là hệ thống cấp nước cho các ao đồng nuôi trồng thủy sản.
1.6.4. Mặt nước bãi triều
14
Mặt nước bãi triều huyện Hoằng Hóa là 2.890,8ha trong đó nội đê là 995 ha,
(Hoằng Phụ chiếm 106 ha nuôi tôm công nghiệp); ngoại đê là 1.895,8 ha. Dự tính đến
năm 2015 đưa vào nuôi trồng thủy sản 2.210 ha, còn lại trồng cây chắn sóng, toàn bộ
vùng triều được phân bố rải rác 2 bên bờ sông và ăn sâu vào bên trong tiếp giáp.
Bảng 1.2 Diện tích mặt nước lợ vùng ven biển Hoằng Hóa
Khu vực Diện tích mặt nước
(ha)
Diện tích mặt nước có
khả năng NTTS (ha)
Diện tích nuôi tôm
thẻ he (ha)
Nội đê
Ngoại đê
Tổng số
995
1895,8
2890,8
995
1673,8
2668,8
65
05
70
(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Hoằng
Hóa).
Diện tích bãi triều huyện Hoằng Hóa đang ở giai đoạn vừa nuôi vừa cải tạo. Bờ
biển Thanh Hóa chạy qua nhiều dạng đất khác nhau lại có sông chảy ra biển đã mang

theo nhiều mùn bã hữu cơ, phù sa lắng đọng bồi đắp thêm cho bờ biển và các cửa
sông. Chính vì vậy đã làm cho thành phần chất đáy, chất nước mỗi nơi mỗi khác.
Bãi triều huyện Hoằng Hóa đang ở thời kỳ bồi tụ nên có xu hướng chuyển từ
trung triều sang cao triều. Qua điều tra phân tích bãi triều huyện Hoằng Hóa đang ở
thời kỳ bồi tụ nên tầng đáy trên là lớp bùn nhão, 40 – 50 cm lớp dưới là sét pha cát.
Nằm rải rác ven biển là các khu rừng ngập mặn hiện nay bị chặt phá, còn trồng
mới được rất ít. Diện tích rừng ngập mặn mất đi là người dân khai thác củi và đắp đê
nuôi trồng thủy sản. Vùng triều hiện nay chỉ còn là bãi trống.
1.6.5. Chế độ thủy triều
Vùng biển Thanh Hóa nằm giữa khu vực nhật triều (từ Thanh Hóa đến Quảng
Ninh) và vùng bán nhật triều (cửa Thuận An – Thừa thiên Huế), thường trong tháng có
từ 8-10 ngày có nước thủy triều lên xuống 2 lần. Biên độ thủy triều từ 3,1-3.0m (phía
Bắc Thanh Hóa 3,5-3,1m). Thời gian triều dâng là 10h và triều rút là 14h vào các ngày
triều cường mỗi con nước kéo dài 14 ngày, trong đó 2-3 ngày mức nước thủy triều
chênh lệch lớn hơn 2m.
Hoạt động của thủy triều ảnh hưởng rất lớn đến nghề nuôi trồng thủy sản ven
biển, thủy triều đã tạo điều kiện cho việc cấp và thoát nước ao đầm. Nhịp độ sản xuất
của các ao đầm vùng ven biển hoàn toàn trùng khớp với sự lên xuống của thủy triều.
1.6.6. Các nhân tố xã hội
15
1.6.6.1. Một vài đặc trưng của kinh tế xã hội vùng ven biển huyện Hoằng Hóa
Các xã có diện tích nuôi trồng thủy sản Hoằng Phụ, Hoằng Yến nhân dân sinh
sống thành từng vùng riêng biệt, mỗi vùng có phong tục tập quán tương đối khác nhau.
Nhà cửa của nông dân đa phần còn đơn sơ, những năm gần đây do điều kiện kinh tế có
khá hơn nên nhà cửa đã được xây dựng kiên cố hơn.
Trình độ dân trí nói chung còn thấp đặc biệt là xã Hoằng Yến, mặt khác hầu hết
dân ở đây sản xuất nền nông nghiệp truyền thống và đi biển nên tệ nạn mê tín dị đoan
còn khá nặng nề.
1.6.6.2. Dân số, nguồn nhân lực nuôi trồng và khai thác thủy sản:
Dân số của huyện Hoằng Hóa có 22.537 người. Tốc độ tăng trưởng dân số là

1,35%/năm, Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động là 47%, trong đó lao động nữ chiếm
46,4%.
*Nhân lực tham gia nuôi trồng thủy sản nước lợ:
Toàn huyện có 2.500 người tham gia hoạt động nuôi trồng thủy sản, trong đó xã
có số lượng người nuôi trồng thủy sản lớn nhất là Hoằng Châu với 822 người chiếm
32,88%.
16
Bảng 1.3 Nhân lực tham gia hoạt động thủy sản ven biển huyện Hoằng Hóa
Xã Khai thác thủy sản Nuôi trồng thủy sản
Số lao động Tỷ lệ (%) Số lao động Tỷ lệ (%)
Hoằng Châu
Hoằng Phong
Hoằng Tân
Hoằng Lưu
Hoằng Ngọc
Hoằng Đông
Hoằng Phụ
Hoằng Yến
Hoằng Hà
Hoằng Đạt
Hoằng Đạo
Hoằng Trường
Hoằng Hải
Hoằng Tiến
Hoằng Thanh
Tổng cộng
190
706
2.474
64

95
979
4.508
4,20
15,66
54,88
1,42
2,11
21,73
100
822
450
45
100
99
90
370
300
54
135
35
2.500
32,88
18,00
1,80
4,00
3,96
3,60
14,80
12,00

2,16
5,40
1,40
100
Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện 2010
*Nhân lực tham gia khai thác thủy sản:
Toàn vùng có 4.508 người tham gia hoạt động khai thác thủy sản, trong đó xã
nhiều nhất là Hoằng Trường 2.474 người, tiếp đến là Hoằng Thanh 979 người. Ngoài
xã Hoằng Trường sử dụng lưới rê sát đáy khai thác xa bờ, các xã còn lại sử dụng nghề
khai thác cá nổi, nghề câu mực vùng lộng và vùng ven bờ.
Tiềm năng lao động của vùng khá dồi dào phần lớn có kinh nghiệm trong nghề
cá. Đây là một lợi thế cho nghề nuôi trồng thủy sản trong huyện.
Nhìn chung Hoằng Hóa là một huyện có khả năng phát triển tốt nghề nuôi trồng
thủy sản. Đây là huyện có diện tích vùng triều lớn nhất tỉnh Thanh Hóa, với đặc điểm
môi trường thích hợp cho sự sinh sống của nhiều loài thủy hải sản như ngao, cua, tôm,
cá các loại Nguồn lực lao động dồi dào, độ tuổi lao động trong nông nghiệp luôn lớn
hơn 40%
17
Bảng 1.4 Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (% so với dân số) tại xã Hoằng Phụ
và Hoằng Yến huyện Hoằng Hóa
Vùng Năm
2006 2007 2008 2009 2010
Hoằng Phụ 45,18 46,32 46,07 46,05 46,12
Hoằng Yến 44,23 45,14 45,28 45,19 45,20
Trung bình 44,70 45,73 45,67 45,62 45,66
Nguồn: Chi Cục thống kê Hoằng Hóa.
Tổng diện tích tự nhiên của hai xã Hoằng Phụ và Hoằng Yến là 2.670 ha chiếm
11,89% diện tích toàn huyện, trong đó đất nông nghiệp là 992,3 ha.
Nguồn lao động ở đây khá lớn, tỷ lệ lao động hơn 40% từ năm 2006-2010.
1.6.6.3. Diện tích nuôi trồng thủy sản vùng ven biển huyện Hoằng Hóa.

Huyện Hoằng Hóa có 2.890,8 ha bãi triều, trong đó có 2.210 ha mặt nước lợ có
thể sử dụng nuôi trồng thủy sản đến năm 2015. Hiện nay có 1.425,3 ha đã đưa vào
nuôi chiếm 64,5% diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản toàn huyện.
Vụ nuôi tôm xuân hè năm 2009, tại xã Hoằng Phụ đã đưa vào nuôi thử nghiệm
1,5 ha tôm thẻ chân trắng trên cát và cho kết quả khả quan, năng suất đạt được 4,5
tấn/ha. Từ kết quả đó diện tích đưa vào nuôi tôm thẻ chân trắng được tăng đều qua mỗi
năm, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp trên vùng triều được phát triển mở
rộng và lên 20 ha vào năm 2013. Sự phát triển chậm chạp của nghề nuôi tôm thẻ chân
trắng chưa tương xứng với tiềm năng diện tích của vùng, nó chỉ chiếm 1,4% diện tích
nuôi trồng thủy sản của huyện, nguyên nhân đầu tư cho nghề nuôi tôm thẻ quá cao
trong khi đa phần nông dân còn nghèo và sự vào cuộc của chính quyền để thúc đẩy
nghề nuôi tôm thẻ chân trắng chưa được khuyến khích, đa phần người dân đang nuôi
theo hình thức tự phát.
Bảng 1.5 Diện tích mặt nước lợ tại huyện Hoằng Hóa qua các năm
Diện tích (ha) Năm
2009 2010 2011 2012 2013
Nuôi trồng thủy sản 1.275 1.404,3 1.425,3 1.425,3 1.425,3
Nuôi tôm thẻ chân trắng 1,5 5,5 10,0 13,50 20,0
(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện 2013).
Định hướng phát triển diện tích nuôi tôm vùng triều đến năm 2015 tại các địa
phương của huyện Hoằng Hóa được thể hiện ở bảng 1.6:
18
Bảng 1.6 Định hướng phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2015
huyện Hoằng Hóa
Địa phương
Diện tích nuôi (ha)
Tổng cộng (ha)
Tôm sú Tôm thẻ chân trắng
ST QCCT BTC
Hoằng Châu 111 199 10 320

Hoằng Phong 139 180 50 20 389
Hoằng Tân 26 14 42 82
Hoằng Lưu 30 30 26 86
Hoằng Ngọc 110 80 190
Hoằng Đông 100 78 178
Hoằng Phụ 50 80 100 30 260
Hoằng Yến 166 150 40 20 376
Hoằng Hà 62 43 105
Hoằng Đạt 28 30 58
Hoằng Đạo 47 38 85
Hoằng Thắng 15,5 15,5
Hoằng Xuyên 10 10
Hoằng Phúc 13,5 13,5
Hoằng Đức 9 9
Hoằng Đại 5 8 13
Hoằng Trường 10 10 20
Tổng cộng (ha) 922 940 278 70 2.210
(Nguồn: Báo cáo định hướng nuôi trồng thủy sản. UBND huyện Hoằng Hóa, 2010).
1.6.6.4 . Sản lượng nuôi trồng thủy sản của huyện Hoằng Hóa
Diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện Hoằng Hóa được mở rộng,tuy nhiên sản
lượng nuôi nước lợ biến động thất thường và ngày càng có chiều hướng giảm. Năm
2009 tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản măn lợ đạt 2.512 tấn, năm 2010 tăng lên
2.650 tấn nhưng đến năm 2013 sản lượng giảm xuống chỉ còn 2.186 tấn (hình 1.3).
Trong khi đó sản lượng tôm thẻ chân trắng tăng từ 24 tấn năm 2009 lên 585 tấn năm
2013 chiếm 26,7%.
19

×