Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Trường Trung cấp Y Tế CAO BẰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.87 KB, 56 trang )

MỤC LỤC
Nội dung Trang
Danh mục các từ viết tắt 2
Phần mở đầu: 3
1.Lời nói đầu 3
2.Tổng quan về địa điểm thực tập 5
3.Danh mục các nội dung thực tập
11
Phần nội dung:
13
1.Một số kiến thức liên quan đến nội dung thực tập.
13
1.1 Cơ sở lý luận
13
1.2 Cơ sở pháp lý
20
2.Kết quả thu được trong quá trình thực tập
21
2.1Quản lý hồ sơ học sinh
21
2.2Tham gia lập kế hoạch học sinh đi thực tế tại cơ sở
22
2.3 Hỗ trợ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp đợt 2 năm học 2011-2012
23
2.4 Quản lý điểm
28
2.5 Tham gia lập thời khóa biểu học kỳ 2 năm học 2011-2012
32
1
2.6 Công tác hành chính văn phòng
34


2.7Tham gia quản lý và cấp phát văn bằng, chứng chỉ
38
Phần kết luận:
41
1. Phần kết luận
41
2. Một số bài học kinh nghiệm
42
3.Kiến nghị đề xuất
43
Danh mục tài liệu tham khảo
45
Các phụ lục
46
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT:
UBND - Ủy ban nhân dân
CBNV - Cán bộ nhân viên
GD&ĐT - Giáo dục và đào tạo
TKB - Thời khóa biểu
HSTH - Hộ sinh trung học
2
YTTH - y tá trung học
YTSC - y tá sơ cấp
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lời nói đầu:
Đối với bất kì một ngành học cụ thể nào thì việc thực tế, thực tập cho sinh viên
cũng là một vấn đề quan trọng giúp sinh viên có thể liên hệ giữa lý thuyết và thực
tiễn công việc, từ đó có những cách nhìn nhận khách quan hơn về ngành học của
mình. Thực tập tốt nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thử tham gia làm

những công việc mà sinh viên chỉ được học trên sách vở.Xác định được tầm quan
trọng của việc gắn liền giữa lý thuyết với thực tiễn, Khoa quản lý - Học viện Quản
lý giáo dục đã tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn sinh viên năm thứ 4, khóa II tiến
hành đợt thực tập tốt nghiệp.
Mục đích của đợt thực tập là giúp cho sinh viên có những hiểu biết cơ bản về
hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục. Vận
dụng những kiến thức đã được trang bị vào thực hành một số hoạt động quản lý ở
các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục, các tổ chức xã hội có hoạt động
giáo dục như: quản lý hoạt động đào tạo, quản lý học sinh sinh viên, quản lý hoạt
động giáo dục, khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục…thực hiện vai trò của
một chuyên viên hoặc trợ lý…Qua đó giúp sinh viên cập nhật, bổ sung kiến thức;
xác định rõ mối quan hệ giữa lí lụân và thực tiễn để xử lý các tình huống quản lý,
nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp, trau dồi phẩm chất của một cử nhân quản lý
giáo dục.
Căn cứ vào mục đích thực tập và trên cơ sở hướng dẫn của khoa Quản lý em đã
lựa chọn cơ sở thực tập là Phòng đào tạo - Trường Trung cấp Y Tế CAO BẰNG.
Đây là một ngôi trường chuyênvề đào tạo cán bộ Y tế cho địa phương,
4
với một đội ngũ quản lý lãnh đạo, giáo viên tâm huyết, năng động
giàu kinh nghiệm. Với mục tiêu tổng quan là Đào tạo và nghiên cứu
khoa học đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cán bộ y tế có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ; có phẩm chất đạo đức góp phần phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ và chăm
sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Cao Bằng, cho đến nay trường đã có được sự
tin tưởng của không chỉ cấp chính quyền địa phương mà còn cả
các tỉnh bạn.
Trong thời gian thực tập tại phòng Đào Tạo- Trường Trung cấp Y Tế CAO
BẰNG được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các cán bộ phòng, đặc biệt của cô
Giang Thị Mai Hoa – Giáo viên trực tiếp hướng dẫn, em được tham gia làm các
công việc cụ thể thuộc chức năng và nhiệm vụ của phòng. Trong suốt quá trình
tham gia các hoạt động thực tiễn, kết hợp với quan sát, phân tích trên cơ sở những

gì cá nhân thu nhận được, cùng sự hướng dẫn và góp ý của giảng viên hướng dẫn
ThS. Đỗ Thị Thanh Thủy, em tổng hợp thành báo cáo này.
Qua bản báo cáo này, em xin gửi lời cảm ơn tới Trường Trung cấp Y Tế CAO
BẰNG,đặc biệt là phòng Đào tạo và cô giáo Giang Thị Mai Hoa đã luôn tạo mọi
điều kiện tốt nhất để em hoàn thành báo cáo này. Trong bản báo cáo này chắc chắn
không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong các thầy cô trong khoa
quản lý đóng góp ý kiến để bản báo cáo thực tập của em được đầy đủ hơn.
xin chân thành cảm ơn!
5
2. Tổng quan về địa điểm thực tập:
2.1 Giới thiệu chung về trường Trung cấp Y Tế CAO BẰNG:
Năm 1945 Cách mạng tháng Tám thành công, Nước Việt Nam non trẻ mới
ra đời, đã đương đầu với những khó khăn đầy thử thách vào cuối năm 1945 đầu
năm 1946 thời kỳ "ngàn cân treo sợi tóc" mà hàng ngày Đảng ta, dân tộc ta phải
đối mặt với thù trong giặc ngoài, đời sống kinh tế khó khăn do hậu quả của chế độ
thực dân phong kiến để lại - nhân dân bị đói kéo dài.
Thêm vào đó thực dân Pháp gây hấn ở Nam bộ, ra sức phá hoại Hiệp định sơ
bộ ngày 6/3/1946 và tạm ước ngày 14/9/1946 hòng cướp nước ta lần
nữa.Để đáp ứng nhu cầu phục vụ kháng chiến, cuối năm 1949 Ty y tế Cao Bẳng tổ
chức mở lớp cán bộ y tá ngắn hạn gồm 30 học sinh.
Trong những năm 1954, 1955, 1956 Ty y tế Cao Bằng đã liên tục mở lớp y
tá sơ học được trên 100 cán bộ. Trong lúc phong trào y tế các huyện chưa phát
triển, các lớp đào tạo y tế ngắn hạn đã góp phần bổ sung hình thành mạng lưới y tế
rộng khắp từ tỉnh đến huyện, xã, làng, bản.
6
Từ năm 1959, Ty y tế tiếp tục chỉ đạo mở lớp y tá hộ sinh thời gian 6 tháng,
số lượng tuyển chọn 40 học sinh. Đội ngũ cán bộ cán bộ tham gia giảng dạy có
phân hoàn chỉnh hơn do bác sĩ Nguyễn Lung trưởng Ty y tế phụ trách.
Năm 1961 được sự đồng ý của Ủy ban hành chính tỉnh, Ty y tế tiếp tục
mạnh dạn mở thêm lớp y sĩ hệ 3 năm, đối tượng tuyển chọn là những học sinh phổ

thông các huyện trong tỉnh. Lớp y sĩ đầu tiên của tỉnh Cao Bằng ra trường là năm
1964 nằm trong hệ trường cán bộ y tế của tỉnh.
Để đào tạo đội ngũ cán bộ y tế của tỉnh một cách có hệ thống, từng bước tiểu
chuẩn hóa đội ngũ cán bộ y tế các dân tộc, Ty y tế Cao Bằng đã tham mưu cấp ủy ,
chính quyền đề nghị Bộ y tế cho phép thành lập trường cán bộ y tế Cao Bằng và
được Bộ y tế chấp nhận. Ngày 23 tháng 8 năm 1961, Ủy ban hành chính tỉnh Cao
Bằng ra quyết định số 26 TC/QĐ thành lập trường cán bộ y tế Cao Bằng.
Trong khóa học đầu tiên năm 1961 - 1964 nhà trường từng bước khắc phục
khó khăn với phương châm tự lực cánh sinh, tranh thủ nguồn kinh phí ít ỏi của địa
phương, trung ương nhà trường đã huy động đóng góp sức lực của học sinh, tự tìm
kiếm nguyên vật liệu để xây dựng trường lớp. Chỉ trong vòng 3 năm (1961 -1964)
nhà trường đã đào tạo được 169 cán bộ y tế trong đó có 33 y sĩ, 52 hộ sinh sơ học
và 84 dược tá.
Sau một thời gian lao động gian nan vất vả, thầy và trò đã xây dựng
trên chục gian nhà tranh, tre, vách đất. Trong những năm chống Mỹ cứu nước
(1966-1967) nhà trường đã mở thêm một lớp công nhân dược gồm 35 học sinh để
sản xuất thuốc tại địa phương đáp ứng nhu cầu phục vụ sức khỏe nhân dân.
Sau hơn 50 năm xây dựng và phát triển nhà trường luôn không ngừng nâng
cao chất lượng đào tạo, nhằm đáp ứng được yêu cầu của từng thời kỳ phát triển và
7
cũng đã khẳng định được chất lượng đào tạo của mình đối với nhân dân trong tỉnh
và một số tỉnh bạn, phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân
tại địa phương.
2.2 Sứ mệnh và tầm nhìn của nhà trường:
- Sứ mệnh của nhà trường:
Đào tạo và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cán bộ y
tế có trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có phẩm chất đạo đức góp phần phục vụ cho
sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Cao Bằng.
- Tầm nhìn của nhà trường:
Đến năm 2013: Trở thành trường Cao đẳng Y tế, mở rộng quy mô đào tạo

đáp ứng 80% nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp cho ngành y
tế tỉnh Cao Bằng và đào tạo theo nhu cầu xã hội. Các cán bộ y tế được đào tạo tại
trường có phẩm chất đạo đức, có năng lực thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe
nhân dân, có kỹ năng truyền thông, giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng.
Như vậy có thể thấy Trường đã xác định rất rõ ràng sứ mệnh và tầm nhìn
của mình trong thời kỳ mới. Trong đó đặc biệt chú ý đến việc đào tạo theonhu cầu
của xã hội, đề cao chất lượng đào tạo, các học sinh sau khi ra trường đều có đủ
phẩm chất cũng như năng lực làm việc tại các cơ sở y tế.
2.3 Cơ cấu của Trường:
LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG: 01 Hiệu trưởng và 01 Phó hiệu trưởng
CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG:
- Phòng Đào tạo
- Phòng Hành chính - Tổ chức
CÁC TỔ MÔN: 4 tổ môn
- Tổ môn Khoa học cơ bản
- Tổ môn Y học lâm sàng
8
- Tổ môn Điều dưỡng
- Tổ môn Y học Cộng đồng
Sơ đồ tổ chức nhà trường:
2.4. Các ngành đào tạo của nhà trường:
Trung cấp:
- Điều dưỡng đa khoa
- Y sỹ đa khoa
- Hộ sinh trung học
Sơ cấp:
- Y tá sơ học
9
2.5. Cán bộ, giáo viên:
- Tổng số cán bộ, giáo viên: 39

- Tổng số giáo viên:
+ Thạc sỹ: 03
+ CKI: 07
+ Đại học: 18
+ Cao đẳng: 1
+ Trung cấp: 04
+ Khác: 02
- Giáo viên Thỉnh giảng: 45
2.6. Điều kiện phục vụ đào tạo:
- Tổng khuôn viên diện tích đất của trường: 8.390 m2
- Diện tích sàn sử dụng: 5.544 m2
- Phòng làm việc: 13 phòng (234 m2)
- Phòng học lý thuyết: 11 (1.140 m2)
- Phòng học thực hành: 5 (315 m2)
- Thư viện: 460 đầu sách nhưng chỉ 18 m2
- Ký túc xá: 395 chỗ ở (1.260 m2)
2.7. Cơ sở thực tập:
- Bệnh viện đa khoa: 1 bệnh viện đa khoa tỉnh và 4 bệnh viện đa khoa huyện
với tổng số 700 giường bệnh
- Cơ sở thực địa: 4 trạm y tế xã
2.8. Số lượng tuyển sinh hàng năm:
a. Điều dưỡng đa khoa: 150
b. Y sỹ đa khoa: 150
c. Hộ sinh TH: 30 (Năm 2008 và 2009 không tuyển)
10
2.9. Thành tích Đào tạo từ ngày thành lập đến nay:
Tổng số 3.528 trung cấp:
+ Y sỹ: 2512
+ Y tá TH&ĐD ĐK: 797
+ HSTH – 515

+ Dược sỹ: 79- 2.265
+ Sơ cấp: 1686 YTSC; 579 dược tá- 76 Y sỹ chuyển điều dưỡng
+ 2.297 lượt cán bộ y tế được đào tạo lại
2.10. Khen thưởng:
- Năm 1996 được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba
- Năm 2001 được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì
Ngoài ra được UBND tỉnh tặng nhiều Cờ đơn vị xuất sắc và Bằng khen
2.11.Vài nét về phòng đào tạo-Trường Trung cấp Y Tế CAO BẰNG:
2.11.1 Về cơ cấu, tổ chức:
1. Ths. Bs Tô Thị Thu Hằng - Trưởng phòng đào tạo
2. Bs. Vũ Thị Tương - phó trưởng phòng đào tạo
3. Bs. Lê Thị Thúy
4. Bs. Giang Thị Mai Hoa
5. Y sĩ. Thang Thị Điệp
2.11.2 Về chức năng nhiệm vụ của phòng:
Có nhiệm vụ giúp Hiệu trưởng trong công tác quản lý chuyên môn về đào
tạo và nghiên cứu khoa học của trường, từ khâu xác định mục tiêu giáo dục, xây
dựng kế hoạch, chương trình và giáo trình môn học đến việc tổ chức thực hiện và
các công tác giáo vụ:
1. Giúp hiệu trưởng trong việc xác định mục tiêu giáo dục, xây dựng quy
hoạch, kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ y tế; xây dựng chương trình giáo
dục, kế hoạch giảng dạy, chương trình và giáo trình môn học; tổ chức tuyển sinh,
11
thi tốt nghiệp, công nhận và cấp bằng tốt nghiệp; tổ chức thực nghiệm, nghiên cứu
khoa học và công nghệ, đào tạo;
2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện quá trình đào tạo và đào tạo lại, quản lý và
điều hành quá trình dạy/ học, cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết, các quy chế, các
văn bản hướng dẫn đào tạo của Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế;
3. Thực hiện các công việc giáo vụ: lập các biểu bảng về công tác giáo vụ
dạy và học, thực hành thực tập; đề xuất mua sắm trang thiết bị phục vụ đào tạo

4. Theo dõi việc thực hiện giảng dạy; học tập, kiểm tra và thi học kì, thi hết
năm học, thi tốt nghiệp. Tổng hợp, đánh giá chất lượng các hoạt động đào tạo,
thống kê, làm báo cáo định kỳ theo qui định của cơ quản lý cấp trên và của hiệu
trưởng.
5. Đề xuất và giúp hiệu trưởng chỉ đạo công tác giáo viên chủ nhiệm lớp; thi
đua, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động đào tạo.
2.11.3 Nhiệm vụ cán bộ bộ phận đào tạo:
- Xây dựng kế hoạch đào tạo chung
- Tham gia tổ chức các kỳ thi giữa kỳ, cuối kỳ và tốt nghiệp của Trường.
- Xây dựng quy trình phối hợp giữa các bộ phận.
- Tham gia vào công tác kiểm tra đánh giá – hàng tháng – hàng năm.
- Đảm bảo các nhiệm vụ chung theo sự phân công của Trưởng phòng Đào tạo.
- Tham gia các hoạt động chung của Phòng và Trường.
- Xây dựng quy trình các bước của quá trình đào tạo theo đúng quy chế đặt ra.
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy chế giảng dạy, đề xuất kịp thời những vấn đề
cần thiết phải điều chỉnh hoặc bổ sung.
- Tập hợp, thống kê, xử lý và lưu trữ các thông tin về đào tạo.Xây dựng và lập các
biểu mẫu thống kê quản lý đào tạo trong toàn trường chịu trách nhiệm thống kê khối
lượng giảng dạy của giáo viên các hệ đào tạo.
12
- Thu thập thông tin theo yêu cầu cấp trên để hoàn thiện hồ sơ báo cáo chung
nộp cho sở - ban – ngành.
-Giảng dạy môn học theo đúng khả năng và chuyên ngành được đào tạo.
3. Danh mục các nội dung thực tập:
3.1Quản lý hồ sơ học sinh:
- Tiếp nhận hồ sơ học sinh mới nhập học
- Phân loại hồ sơ học sinh theo ngành học, theo danh sách xếp lớp
- Vào sổ đăng ký học sinh (ghi chép thông tin cá nhân của học sinh vào sổ đăng
ký)
- Tiến hành trả hồ sơ gốc cho những học sinh xin thôi học tại trường.

3.2 Tham gia lập kế hoạch học sinh đi thực tế tại cơ sở:
- Căn cứ kế hoạch toàn khóa, căn cứ kế hoạch năm học của nhà trường . Căn
cứ nội dung chương trình của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
- Hợp đồng với cơ sở đến thực tế
- Lập kế hoạch chi tiết
- Lên lịch giảng tuần
3.3 Hỗ trợ tổ chức kỳ thi tốt nghiệpđợt II năm học 2011-2012:
- Nghe phổ biến về kế hoạch tổ chức các kỳ thi (lên lịch thi, xét điều kiện
dự thi,quy chế coi thi…)
- Chuẩn bị giấy thi, đề thi, danh sách phòng thi, phòng thi.
- Kiểm tra phòng thi trước khi tổ chức môn thi.
13
- Tiến hành coi thi.
- Đánh phách,dọc phách bài thi
- Ghép phách vào điểm.
3.4 Quản lý Điểm:
- Nhập điểm kiểm tra ,điểm thi hết học phần của một số môn học trên máy
tính.
- Thực hiện các thao tác tính điểm.
- Tính điểm tổng kết một số môn học.
- Lưu điểm vào sổ, trên máy tính…
- Quản lý và phân loại hồ sơ học sinh theo danh sách lớp
- Ghi chép thông tin của học sinh vào sổ đăng ký học sinh
- Trả hồ sơ gốc cho học sinh xin rút hồ sơ thôi học tại trường
3.5 Công tác hành chính văn phòng:
- Theo dõi,kiểm tra lịch báo giảng của giáo viên.
- Báo cáo hoạt động của bộ phận đào tạo hàng tháng cho bộ phận phát triển
chương trình.
- Giải quyết giấy tờ có liên quan( thắc mắc của giáo viên, học sinh bằng văn
bản giấy tờ có liên quan).

3.6 Tham gia lập thời khóa biểu học kỳ 2 của năm học 2011-2012:
- Căn cứ vào khung chương trình của sở Giáo Dục Đào Tạo CAO BẰNG.
- Căn cứ vào kế hoạch đào tạo của trường.
- Căn cứ vào số lượng các môn học theo học kỳ.
- Căn cứ vào đội ngũ giáo viên,cơ sở vật chất của nhà trường…
- Hoàn thiện thời khóa biểu, có sửa đổi bổ sung( nếu cần).
3.7 Tham gia quản lý và cấp phát văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp:
- Kiểm tra thông tin học sinh
- Dán ảnh và đóng dấu nổi đối với chứng chỉ tốt nghiệp
14
- In bằng tốt nghiệp và vào sổ đăng ký số lượng in sai và in hỏng.
- Cấp phát bằng, chứng chỉ tốt nghiệp theo quy định.
- Vào sổ đăng ký cấp phát văn bằng chứng chỉ.
PHẦN NỘI DUNG
1. Một số kiến thức lý thuyết liên quan đến nội dung thực tập.
1.1. Cơ sở lý luận:
a. Một số vấn đề cơ bản về quản lý:
- Khái niệm quản lý: Ngày nay thuật ngữ quản lý trở nên phổ biến và có rất
nhiều các định nghĩa khác nhau tùy theo những góc độ nhìn nhận. Sau đây chỉ xin
được trích dẫn một định nghĩa giải thích tương đối rõ nét về quản lý của James
Stoner và Stephen Robbins, như sau:
“ Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những
hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác
của tổ chức nhằm đạt mục đích đề ra.”
- Chức năng quản lý:
+ Khái niệm chức năng: cũng có rất nhiều các định nghĩa về chức năng.
Theo từ điển Bách khoa toàn tập, ở phương diện Triết học, xã hội học: chức năng
là tác động của các đặc tính của một hệ thống khách thể đối với các hệ thống môi
trường cùng nằm trong hệ thống các quan hệ nhất định.
+ Chức năng quản lý: là các chức năng gắn với nội dung hoạt động quản lý

của chủ thể quản lý làm sao cho hoạt động của từng đối tượng quản lý và của cả tổ
chức đạt được mục tiêu đề ra. Có thể hiểu chức năng quản lý là những nhiệm vụ
15
chung mà chủ thể quản lý thực hiện trong quá trình quản lý tổ chức của mình. Một
cách khái quát có thể hiểu chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý
chuyên biệt mà thông qua đó chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý nhằm
đạt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên cũng chưa có một định nghĩa chính xác cho chức
năng quản lý vì tính đa dạng của nó.
Theo quan điểm hiện đại, chức năng quản lý bao gồm 4 chức năng:
• Chức năng kế hoạch
• Chức năng tổ chức
• Chức năng chỉ đạo
• Chức năng kiểm tra
b. Khái niệm quản lý giáo dục: hiểu theo 2 cấp độ: cấp độ hệ thống và cấp độ
trường học.
+ Cấp độ hệ thống: Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có ý
thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tât cả các mắt xích
của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo cho hệ thống giaos dục vận hành bình thường
và liên tục phát triển, mở rộng cả về số lượng cũng như chất lượng
+ Cấp độ trường học: Quản lý trường học là hệ thống tác động có mục đích,
có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhà trường làm cho nhà trường vận
hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất
của nhà trường, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục, đưa nhà
trường tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất, góp phần thực hiện
mục tiêu chung của giáo dục: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
c. Giáo dục nghề nghiệp:
16
- Trung cấp chuyên nghiệp được thực hiện ba đến bốn năm học đối với người có
bằng tốt nghiệp trung học cơ sở,từ một đến hai năm học đến với người có bằng tốt

nghiệp trung học phổ thông.
- Dạy nghề được thực hiện dưới một năm đối với đào tạo nghề trình độ sơ cấp, từ
một đến ba năm đối với đào tạo nghề trình độ trung cấp,trình độ cao đẳng.
+ Mục tiêu của Trung cấp chuyên nghiệp: Nhằm đào tạo người lao động có
kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập
và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc.
+ Mục tiêu của dạy nghề: Nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản
xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo.
d. Quản lý trường trung cấp chuyên nghiệp:
- Trường Trung cấp chuyên nghiệp chịu sự quản lý của nhà nước về giáo
dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Trường Trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Bộ,ngành chịu sự quản lý nhà
nước của Bộ,ngành có trường và chịu sự quản lý hành chính của ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi trường đặt trụ sở.
- Trường Trung cấp chuyên nghiệp thuộc tỉnh chịu sự quản lý của nhà nước
theo phân công của ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
e. Ngành đào tạo:
17
- Trường Trung cấp chuyên nghiệp sau khi thành lập được đăng ký các
ngành đào tạo đã có trong danh mục ngành đào tạo của Nhà nước khi có đủ các
điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Trường Trung cấp chuyên nghiệp có thể mở các ngành đào tạo mới chưa
có trong danh mục ngành đào tạo của nhà nước khi xã hội có nhu cầu về nhân lực.
Việc mở thêm ngành mới được thực hiện theo quy định về việc mở ngành đào tạo
Trung cấp chuyên nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
f. Quản lý hoạt động đào tạo ở Trường trung cấp:
- Trường Trung cấp tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục chính quy
và giáo dục thường xuyên theo quy chế đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
- Hoạt động đào tạo trong trường Trung cấp chuyên nghiệp gồm:

+ Giảng dạy lý thuyết và thực hành ở trên lớp.
+ Tổ chức thực hành, thực nghiệm, nghiên cứu khoa hoc, lao động sản xuất
và các hoạt động dịch vụ phù hợp với ngành, nghề đào tạo.
+ Các hoạt động ngoại khóa bao gồm: tham quan học tập,sinh hoạt câu lạc
bộ, tìm hiểu về chuyên ngành và các hoạt động khác.
g. Các nhiệm vụ cụ thể quản lý đào tạo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp:
- Tăng cường củng cố, phát triển các trường Trung cấp chuyên nghiệp,mở
rộng quy mô đào tạo,quy hoạch cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp nhu cầu phát
triển kinh tế xã hội.
18
- Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong việc ký kết các hợp đồng
đào tạo,cung cấp hỗ trợ trang thiết bị và nguồn lực,hình thành quan hệ hợp tác bền
vững với doanh nghiệp.
+ Phấn đấu đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng và tự đánh giá cơ sở
đào tạo theo các tiêu chí kiểm định chất lượng giáo duc Trung cấp chuyên
nghiệp,chuẩn bị đăng ký đánh giá ngoài với cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục
trung cấp chuyên nghiệp.
+Tạo bước đột phá đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, chuyển mạnh hệ thống
đào tạo từ cung sang cầu.
+ Tích cực trao đổi tiếp xúc với các cá nhân và tổ chức nước ngoài nhằm tìm
kiếm nguồn hỗ trợ đầu tư và trao đổi học tập kinh nghiệm…
- Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục Trung cấp chuyên
nghiệp:
+ Tăng cường xây dựng và phát triển toàn diện đội ngũ nhà giáo,cán bộ quản
lý giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp.
+ Tiếp tục rà soát và đổi mới chương trình đào tạo.
+ Tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học,sử dụng
hiệu quả mọi nguồn vốn, đảm bảo yêu cầu giảng dạy và học tập.
+ Tiếp tục thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả cuộc vận động: học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,nói không với tiêu cực trong thi cử và

bệnh thành tích trong giáo dục.Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý giáo dục.công
tác thi đua khen thưởng và thanh tra.kiểm tra trong giáo dục chuyên nghiệp.
19
h.Tổ chức kỳ thi kết thúc học phần.
- Cuối mỗi học kỳ, nhà trường tổ chức 2 lần thi để kết thúc các học phần.
Những học sinh không tham dự lần thi thứ nhất hoặc có điểm học phần dưới 5 ở
lần thi thứ nhất sẽ được dự thi lần thứ hai. Lần thi thứ hai trong học kỳ đó được tổ
chức sớm nhất là 2 tuần sau lần thi thứ nhất.
Học sinh nghỉ học quá 20% số tiết quy định cho mỗi học phần thì không được
dự thi kết thúc học phần lần thứ nhất. Những học sinh này sau khi tham gia học bổ
sung đủ nội dung kiến thức còn thiếu của học phần đó thì được dự thi kết thúc học
phần ở lần thi thứ hai, trong đó những học sinh nghỉ học có lý do chính đáng thì
Hiệu trưởng xem xét quyết định tính là thi lần đầu. Học sinh không tham gia học
bổ sung nội dung kiến thức còn thiếu của học phần do nghỉ học quá thời gian theo
quy định mà không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0 để tính là điểm thi kết
thúc học phần của học phần đó.
Những học sinh nghỉ học quá 20% số tiết quy định cho mỗi học phần nói trên
chỉ còn được dự thi kết thúc học phần một lần nữa (nếu có) tại các kỳ thi kết thúc
học phần tổ chức cho học sinh lớp khác hoặc các khóa học sau.
- Học sinh vắng mặt trong buổi thi kết thúc học phần lần thứ nhất nếu không
có lý do chính đáng thì phải nhận điểm 0 để tính là điểm thi kết thúc học phần ở
lần thi đó và chỉ được dự thi kết thúc học phần một lần nữa do nhà trường tổ chức
ở lần thi thứ hai. Nếu vắng mặt có lý do chính đáng thì Hiệu trưởng xem xét quyết
định cho dự thi khi nhà trường tổ chức thi lần thứ hai nhưng vẫn tính là thi lần thứ
nhất và còn được dự thi một lần nữa (nếu có) tại các kỳ thi kết thúc học phần tổ
chức cho học sinh lớp khác hoặc các khóa học sau.
20
- Trường hợp sau hai lần thi mà vẫn đạt điểm dưới 5,0 thì học sinh phải đăng
ký học lại học phần này và số lần được dự thi kết thúc học phần được áp dụng như
quy định tại khoản 1 Điều này. Hiệu trưởng bố trí thời gian học lại và hoàn thành

việc thi lại cho học sinh trước khi xét điều kiện dự thi tốt nghiệp.
- Thời gian dành cho ôn thi mỗi học phần phụ thuộc vào số đơn vị học trình
của học phần đó. Hiệu trưởng quy định cụ thể thời gian ôn thi và thi trong kế hoạch
thời gian dành cho thi ở mỗi học kỳ. Thời gian làm bài thi kết thúc học phần đối
với mỗi bài thi viết tự luận từ 90 phút đến 120 phút, đối với mỗi bài thi trắc nghiệm
từ 45 phút đến 60 phút. Đối với các môn học đặc thù, thời gian thi kết thúc học
phần do Hiệu trưởng quy định.
j. Ra đề thi, hình thức thi, chấm thi kết thúc học phần:
- Nội dung đề thi phải phù hợp với nội dung kiến thức cơ bản của học phần đã
quy định trong chương trình. Quy trình ra đề thi kết thúc học phần do Hiệu trưởng
quy định.
- Hình thức thi kết thúc học phần có thể là thi viết (trắc nghiệm hoặc tự luận),
vấn đáp, thực hành, hoặc kết hợp giữa các hình thức trên. Hiệu trưởng quyết định
các hình thức thi thích hợp cho từng học phần và thông báo công khai cho học sinh
biết từ đầu năm học.
- Việc chấm thi kết thúc các học phần đối với các bài thi viết chỉ được thực
hiện sau khi đã rọc phách bài thi. Kết quả chấm thi viết phải được công bố chậm
nhất là 10 ngày sau khi thi.
Hiệu trưởng quy định quy trình chấm thi, thống nhất cách cho điểm bài thi,
bảo quản và lưu giữ các bài thi viết sau khi chấm. Thời gian lưu giữ các bài thi viết
sau khi chấm ít nhất là sau khi kết thúc khoá học.
21
- Việc chấm thi vấn đáp và chấm thi thực hành phải thực hiện theo mẫu phiếu
chấm thi quy định, trong đó tương ứng với mỗi nội dung đánh giá, giáo viên phải
ghi ý kiến nhận xét, điểm từng phần và điểm tổng vào phiếu chấm thi. Điểm thi
vấn đáp được công bố sau mỗi buổi thi khi hai giáo viên chấm thi thống nhất được
điểm chấm. Hiệu trưởng quy định nội dung, hình thức các mẫu phiếu chấm thi đối
với các môn thi vấn đáp, thực hành.
- Các điểm thi kết thúc học phần phải ghi vào bảng điểm theo mẫu thống
nhất của trường, có chữ ký của hai giáo viên chấm thi và có xác nhận của trưởng

bộ môn hoặc trưởng khoa. Bảng điểm thi kết thúc học phần và điểm học phần phải
được quản lý và lưu giữ tại bộ môn và gửi về văn phòng khoa, phòng đào tạo chậm
nhất là một tuần sau khi kết thúc chấm thi học phần.
- Học sinh được quyền làm đơn xin phúc khảo về điểm thi kết thúc học phần
đối với những môn thi viết tự luận, thời gian xin phúc khảo sau 15 ngày kể từ ngày
công bố kết quả thi kết thúc học phần. Hiệu trưởng có trách nhiệm tổ chức phúc
khảo và công bố kết quả phúc khảo cho học sinh.
k.Cách tính điểm kiểm tra, điểm thi, điểm trung bình chung và xếp loại kết quả học
tập :
- Điểm đánh giá bộ phận (bao gồm điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định
kỳ), điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 và làm tròn đến
phần nguyên.
- Điểm đánh giá học phần được làm tròn đến một chữ số thập phân.
- Điểm trung bình chung học tập của mỗi học kỳ, mỗi năm học, khoá học là trung
bình cộng các điểm học phần trong mỗi học kỳ, mỗi năm học và cả khoá học theo
hệ số của từng học phần và được lấy đến một chữ số thập phân sau khi đã làm tròn.
Hệ số của học phần tùy thuộc số học trình của mỗi học phần. Mỗi đơn vị học
trình tương ứng với một hệ số.
22
- Điểm học phần, điểm trung bình chung học tập để xét cấp học bổng, xét
khen thưởng cho học sinh chỉ được tính kết quả điểm thi kết thúc học phần lần thứ
nhất. Điểm học phần và điểm trung bình chung học tập để xét học sinh được học
tiếp, tạm ngừng tiến độ học, bị buộc thôi học và xét tốt nghiệp được tính theo điểm
cao nhất trong các lần thi kết thúc học phần.
- Xếp loại kết quả học tập:
+ Điểm trung bình chung học tập là căn cứ để xếp loại học tập của học
sinh, cụ thể:
+ Loại Xuất sắc: từ 9,0 đến 10
+ Loại Giỏi: từ 8,0 đến 8,9
+ Loại Khá: từ 7,0 đến 7,9

+ Loại Trung bình khá: từ 6,0 đến 6,9
+ Loại Trung bình: từ 5,0 đến 5,9
+ Loại Yếu: từ 4,0 đến 4,9
+ Loại Kém: dưới 4,0
+ Học sinh có điểm trung bình chung học tập xếp từ loại khá trở lên bị hạ
xuống một bậc nếu có từ 20% trở lên số học phần có điểm dưới 5,0 ở lần thi thứ
nhất.
n.Kế hoạch cho một học kỳ:
Kế hoạch cho một học kỳ là cụ thể hóa kế hoạch của một năm học và của
một khóa học, phải đạt được các yêu cầu sau:
- Đảm bảo tính chính xác: Tên từng môn học, từng giờ học, buổi học, ngày
học, năm tháng … đến địa điểm…
- Đảm bảo tuân theo đúng kế hoạch giáo dục của khóa học hay chương trình
đào tạo, phù hợp với kế hoạch năm học đã thiết kế.
- Đảm bảo khả năng kiểm tra, thanh tra, thực hiện triển khai.
23
1.2. Cơ sở pháp lý:
-Luật giáo dục 2009.
- Quyết định số 43/2008/QĐ-BGDĐT (ngày 29 tháng 7 năm 2008 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo –về việc ban hành Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp.
- Quyết định số 40/2007/QĐ-BGDĐT (ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) về việc ban hành Quy chế đào tạo trung cấp
chuyên nghiệp hệ chính quy.
- Quyết định 114/2006/QĐ – TTG 25/05/06 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
quy định chế độ họp trong các cơ quan hành chính Nhà nước.
- Thông tư 23/2007 TT- BTC ngày 21/3/07 của Bộ Tài chính về việc thực hiện
chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với cơ quan hành chính Nhà nước.
-Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Trung cấp Y Tế CAO BẰNG.
2. Kết quả tiếp thu được trong quá trình thực tập:
Trong quá trình thực tập, được tham gia trực tiếp làm việc tại phòng Đào tạo

của trường em đã tổng hợp thành các công việc cụ thể như sau:
2.1 Quản lý hồ sơ học sinh:
Đây là công việc yêu cầu sự cẩn thận và chính xác, đồng thời đòi hỏi phải
nắm vững các quy định về quản lý hồ sơ học sinh, các thông tin liên quan đến học
sinh, cụ thể công việc như sau:
- Tiếp nhận hồ sơ của học sinh theo giấy báo nhập học sinh
24
- Dựa trên thông tin của học sinh (họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán ) phân
loại hồ sơ từng học sinh theo ngành học đăng ký, phân loại hồ sơ theo từng lớp
dựa vào bản danh sách lớp của học sinh.
- Ghi chép sổ đăng ký các thông tin của học sinh (họ tên, năm sinh, quê quán,
địa chỉ liên lạc ) theo danh sách từng lớp
- Bảo quản hồ sơ và sổ đăng ký học sinh đúng quy định.
- Tiến hành trả hồ sơ gốc cho những học sinh xin thôi học tại trường theo đúng
quy định (căn cứ đơn xin thôi học có xác nhận của giáo viên chủ nhiệm lớp và
hiệu trưởng nhà trường thì mới tiến hành trả hồ sơ gốc và phải vào sổ theo dõi
để biết được số lượng học sinh thôi học trong năm học).
Kết quả đạt được:
- Hoàn thành việc phân loại hồ sơ theo đúng lớp
- Ghi chép đầy đủ thông tin học sinh trong sổ đăng ký học sinh
- Lưu giữ và bảo quản hồ sơ một cách khoa học theo đúng quy định đảm bảo
thuận lợi nhất cho việc tìm kiếm, tra cứu hồ sơ học sinh khi cần thiết.
Như vậy việc quản lý hồ sơ học sinh đòi hỏi nắm vững các quy định về quản
lý hồ sơ học sinh, các biện pháp thực hiện công việc này chủ yếu là phương
pháp thủ công do đó đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và tinh thần trách nhiệm cao đối
với công việc. Việc quản lý hồ sơ phải được tiến hành đúng quy định nhằm
tránh để thất lạc hồ sơ, bảo quản hồ sơ trong điều kiện tốt nhất, đồng thời trong
quá trình thực hiện công việc cần phát hiện và thông báo cho những học sinh
25

×