Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Lịch sử lớp 5: Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc(năm 1979)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.36 KB, 4 trang )

LỊCH SỬ CUỘC CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC (Năm 1979)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học HS biết:
- Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc là cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung
chống quân Trung Quốc xâm lược năm 1979, diễn ra từ ngày 17/2 đến ngày
18/3/1979.
- Sơ lược diễn biến cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung.
- Tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm anh dũng của dân tộc.
- II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Lược đồ cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung.
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy Hoạt động học
* Hoạt động 1 (làm việc cả lớp)
- GV giới thiệu bài:
+ Nêu quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: Năm 1954 sau chiến thắng Điện
Biên Phủ, trong hội nghị Giơ-ne-vơ Trung Quốc thoả hiệp với các nước
phương Tây trong giải pháp phân chia lãnh thổ bất lợi đối với lực lượng
chống Pháp tại các nước Đông Dương. Năm 1956 khi quân Pháp rút khỏi
quần đảo Hoàng Sa chưa bàn giao lại cho chính quyền miền Nam Việt Nam,
Trung Quốc đã cho quân chiếm đóng các đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa đến
ngày 19/1/1974 chúng cho quân đánh chiếm nốt số đảo còn lại từ tay quân đội
Nguỵ. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bất đồng quan điểm giữa
ta và Trung Quốc về cách tiến hành cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam trở
nên rõ rệt. Trung Quốc muốn ta chỉ tiếp tục chiến tranh du kích có giới hạn
chống Mỹ, trong khi ta muốn tiến hành chiến tranh quy mô để thống nhất Tổ
quốc. Và hơn thế nữa, ta muốn trực tiếp đàm phán với Mỹ, không cần thông
qua một nước nào làm trung gian. Sau sự kiện Tết Mậu Thân (1968), ta bắt
đầu đàm phán với Mỹ, trong khi đó Trung Quốc phản đối. Năm 1975, trong
chuyến thăm Bắc Kinh, đồng chí Lê Duẩn thẳng thừng từ chối đưa Việt Nam
vào liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc. Tranh chấp giữa hai nước về


hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã bắt đầu ngay từ năm 1975 sau khi
Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo này. Căng thẳng leo thang
khi Trung Quốc xúi Khmer Đỏ tấn công xâm lược Việt Nam toàn tuyến biên
giới Tây Nam buộc chúng ta tổng phản công trên biên giới Tây Nam, đánh
sang Campuchia lật đổ chính quyền Khmer Đỏ. Đặng Tiểu Bình có được lý
do để tuyên bố về cuộc chiến xâm lược Việt Nam.
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Chiến tranh biên giới Việt – Trung xảy ra năm nào? Phạm vi của cuộc
chiến? Trong thời gian bao lâu?
+ Sơ lược về diễn biến cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung?
+ Kết quả của cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung.
* Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm)
- GV yêu cầu HS thảo luận các ý:
+ Chiến tranh biên giới Việt – Trung
xảy ra năm nào?
+ Phạm vi của cuộc chiến?
+Trong thời gian bao lâu?
- HS thảo luận.
+ Chiến tranh biên giới Việt – Trung
xảy ra năm 1979.
+ Toàn tuyến biên giới phía Bắc.
+ Từ ngày 17 – 2 đến ngày 18 – 3
-1979
+ GV chốt lại: Bè lũ bá quyền Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh xâm
lược Việt Nam vì một lý do đê hèn: bảo vệ chế độ diệt chủng pôn-pốt (Khmer
Đỏ )
* Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm và cả lớp)
- GV yêu cầu HS đọc tài liệu, làm
việc theo nhóm.
- Thảo luận chung cả lớp.

+ Em hãy nêu sơ lược về diễn biến
của cuộc chiến tranh biên giới Việt -
Trung?
+Cuộc chiến diễn ra trong 3 giai
đoạn:
Giai đoạn 1: Từ 17/2 đến 26/2/1979.
Tổng cộng quân Trung Quốc xâm
nhập Việt Nam trên 26 điểm, các khu
vực dân cư Việt Nam chịu thiệt hại
nặng nhất từ đợt tấn công đầu tiên
này là Lào Cai, Mường Khương, Cao
Bằng, Lạng Sơn và Móng Cái.quân
Trung Quốc chiếm được các thị xã
Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị
trấn.
Giai đoạn 2: Từ 27/2 đến 4/3/1979.
Lúc này, phía Việt Nam đã điều các
sư đoàn chủ lực có xe tăng, pháo
binh, không quân hỗ trợ áp sát mặt
trận, chuẩn bị phản công giải phóng
các khu vực bị chiếm đóng. Quân
đoàn 14 với các sư đoàn 337, 327,
338 hầu như còn nguyên vẹn đang bố
trí quân quanh thị xã Lạng Sơn. Quân
đoàn 2, chủ lực của Quân đội Nhân
dân Việt Nam, đã tập kết sau lưng
Quân đoàn 14.
Giai đoạn 3: Từ 5/3 đến 18/3/1979.
Quân Trung Quốc rút quân, ta đã
phản kích đánh vào quân Trung Quốc

rút qua các ngả biên giới.
- GV nhấn mạnh: Mặc dù bị tấn công bất ngờ, nhưng với tinh thần dũng cảm
quân và dân ta đã chặn đứng được quân Trung Quốc xâm lược buộc chúng
phải rút về nước.
* Hoạt động 4 (làm việc cá nhân và cả lớp)
- GV yêu cầu HS đọc tài liệu, nêu ý
chính vào phiếu học tập.
+ Em hãy cho biết kết quả chiến đấu
của quân dân ta trên các mặt trận
chống quân Trung Quốc xâm lược.
- GV gọi HS trình bày.
- HS đọc đoạn còn lại của bài.
+ Kết quả tổng thương vong của quân
Trung Quốc là 62.500 tên.
Cụ thể như sau:
- Mặt trận Lạng Sơn: diệt 19.000 lính
TQ, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp và
52 xe quân sự, 95 khẩu pháo-cối và
giàn phóng hoả tiễn, tiêu diệt và đánh
thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 4 tiểu
đoàn.
- Mặt trận Cao Bằng: diệt 18.000 lính
TQ, phá hủy 134 xe tăng, thiết giáp
và 23 xe quân sự, tiêu diệt và đánh
thiệt hại nặng 7 tiểu đoàn.
- Mặt trận Hoàng Liên Sơn (Lào Cai):
diệt 11.500 lính TQ, phá hủy 66 xe
tăng, thiết giáp và 189 xe quân sự,
tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 4 tiểu
đoàn.

- Mặt trận Quảng Ninh, Lai Châu và
Hà Tuyên: diệt 14.000 lính TQ, phá
hủy 4 xe tăng, thiết giáp, 6 xe quân
sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3
tiểu đoàn.
- HS khác nhận xét.
* Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, dặn HS sưu tầm các tư liệu về lịch sử địa phương.

×