Trường THCS Hòa Hội ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2012-2013
Tổ Xã Hội Môn: Ngữ văn lớp 6; Thời gian làm bài: 90 phút
Giáo viên: Diệp Văn Hợi
I. Phần trắc nghiệm: ( 3 điểm )
*Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
Câu 1. “ Dốc lòng: đem hết tất cả tâm trí, sức lực để làm một việc gì đó ”.
Từ “dốc lòng” ở trên được giải thích nghĩa theo cách nào ?
a. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
b. Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
c. Dùng cụm danh từ để giải thích.
d. Giải thích bằng một câu.
Câu 2. Trong các từ sau từ nào có nhiều nghĩa ?
a. Thôn xóm b. Ti vi c. Cổ d. Đầu làng
Câu 3. “ Kể từ ngày ấy, Hùng không bao giờ vô lễ với thầy nữa”.
Trong câu trên, từ nào là chỉ từ ?
a. Kể b. Ấy c. Nữa d. Từ
Câu 4. Từ nào sau đây là danh từ chung ?
a. Xe b. Tuy Hòa c. Nguyễn Lam Phương d. Thuận Thảo
Câu 5. “Năm ấy, làng mở hội to lắm.”
Động từ có ở câu trên là từ:
a. ấy b. mở c. to d. lắm
Câu 6. “Hương vừa phôn cho tớ, rủ đi chơi”
Trong câu trên, có từ mượn là:
a.Phôn b.Hương c.Tớ d.Cho
Câu 7. “Lại một hôm, thầy Mạnh Tử đang đi học, bỏ học về nhà chơi. Bà mẹ đang ngồi dệt cửi,
trông thấy, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung, mà nói rằng: “Con đang đi học
mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy”
Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy ?
a. Ngôi thứ nhất b. Ngôi thứ hai c. Ngôi thứ ba d. Ngôi thứ tư
Câu 8.Truyện nào sau đây, không phải là truyền thuyết:
a. Sơn Tinh, Thủy Tinh b. Thạch Sanh
c. Bánh chưng, bánh giầy d. Thánh Gióng.
Câu 9. “Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá
khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo; thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối
với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.”
Đó là định nghĩa của thể loại truyện gì ?
a. Truyền thuyết b. Cổ tích c. Ngụ ngôn d. Truyện cười
Câu 10. Một trong những ý nghĩa của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh là:
a. Cách giải thích hiện tượng lũ lụt của người Việt cổ
b. Truyện khuyên ta phải biết khai thông kênh mương để đề phòng lũ lụt
c. Nhắc nhở ta phải bảo vệ những động vật quý hiếm
d. Ca ngợi đất nước ta có “rừng vàng biển bạc”
Câu 11. Ở câu đố lần thứ hai, thì sự thông minh của em bé được so sánh là hơn hẳn
những ai?
a. Dân làng b. Cha của em và viên quan
c. Nhà vua d. Những nhà thông thái trong cả nước và nước láng giềng.
Câu 12. Nghệ thuật chủ yếu của truyện Thánh Gióng là gì?
a. Dùng những chi tiết kì ảo, phi thường. b. Sử dụng các chi tiết đối lập.
c. Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật tăng tiến. d. Lặp lại các sự việc.
II. Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1. Thế nào là số từ ? (1 điểm)
Câu 2. Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông luôn đối lập nhau về tính cách
và hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập này ? (2 điểm)
Câu 3. Nêu ý nghĩa của truyện Thầy bói xem voi. (1 điểm)
Câu 4. (Tập làm văn)
Đề: Kể về những đổi mới ở quê em. (3 điểm)
Hết
Đáp án:
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2012-2013
Môn: Ngữ văn lớp 6
I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Mỗi câu chọn đúng đáp án thì được 0,25 điểm.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp
án
a c b a b a c b a a a a
II. Phần tự luận (7 điểm).
Câu 1. Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. (1 điểm)
Câu 2. - Thạch Sanh và Lí Thông đối lập nhau về tính cách:
+ Thạch Sanh thật thà, vị tha, đại diện cho cái thiện. (0,5 điểm)
+ Lí Thông xảo trá, ích kỉ, đại diện cho cái ác. (0,5 điểm)
- Thạch Sanh và Lí Thông đối lập nhau về hành động:
+Thạch Sanh diệt chằn tinh, xuống hang sâu giết đại bàng cứu công chúa, cứu thái tử
con vua thủy tề, tha tội cho mẹ con Lí Thông,… (0,5 điểm)
+Lí Thông bóc lột sức lao động của Thạch Sanh, lừa Thạch Sanh chết thay cho mình,
hai lần cướp công của Thạch Sanh, lấp kín miệng hang hòng giết Thạch Sanh. (0,5 điểm)
Câu 3. Ý nghĩa của truyện Thầy bói xem voi:
Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc nào đó phải xem xét
chúng một cách toàn diện. (1 điểm)
Câu 4. Phần tập làm văn: Đề: Kể về những đổi mới ở quê em. (3 điểm)
1. Yêu cầu.
Kể đủ sự việc theo trình tự hợp lý:
-Giới thiệu tên gọi của quê em (quê - nơi em đang ở, hay quê cũ…) và sự đổi mới.
-Kể về những đổi thay của cơ sở hạ tầng: Điện, đường, trường, trạm y tế, ủy ban xã, nhà văn
hóa,…
-Kể về những đổi thay của bộ mặt quê hương: Chợ, cửa hàng, quán ăn, nhà cửa, những dịch
vụ khác, phương tiện đi lại của mọi người, phương tiện vận chuyển nông sản, máy móc sản
xuất, …
-Kể về những đổi thay về mặt tinh thần: ăn ngon mặc đẹp, trình độ văn hóa, phương tiện
thông tin đại chúng, phương tiện nghe nhìn, bỏ các hủ tục, …
2. Biểu điểm:
*Điểm 2,5 - 3: Bài viết tốt về nội dung và hình thức, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp, không
sai chính tả, không vi phạm lỗi dùng từ, viết câu, văn viết lưu loát, nội dung kể hay, hấp dẫn và
thể hiện tình cảm chân thành, tự nhiên đối với quê hương.
*Điểm 1,5 - 2: Bố cục ba phần, sai nhiều lỗi dùng từ. Đạt tương đối yêu cầu. Lời văn trôi chảy.
*Điểm 0,5 - 1: Chỉ viết vài dòng. Bố cục không có, kể lung tung không rõ chủ đề, sai trầm trọng
về lỗi dùng từ.
Hết
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2012-2013
Môn: Ngữ văn lớp 6
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
TN TL TL TL
I. Phần tiếng Việt
1. Nghĩa của từ -Cách giải thích nghĩa
của từ
-Số câu:
-Số điểm:
-Tỉ lệ:
1
0,25
2,5%
1
0,25
2,5%
2. Từ nhiều nghĩa và
hiện tượng chuyển
nghĩa của từ
-Từ nhiều nghĩa
-Số câu:
-Số điểm:
-Tỉ lệ:
1
0,25
2,5%
1
0,25
2,5%
3. Chỉ từ -Chỉ từ
-Số câu:
-Số điểm:
-Tỉ lệ:
1
0,25
2,5%
1
0,25
2,5%
4. Danh từ -Danh từ chung
-Số câu:
-Số điểm:
-Tỉ lệ:
1
0,25
2,5%
1
0,25
2,5%
5. Động từ -Động từ
-Số câu:
-Số điểm:
-Tỉ lệ:
1
0,25
2,5%
1
0,25
2,5%
6. Từ mượn - Từ mượn
-Số câu:
-Số điểm:
-Tỉ lệ:
1
0,25
2,5%
1
0,25
2,5%
7. Số từ -Khái niệm
-Số câu:
-Số điểm:
-Tỉ lệ:
1
1
10%
1
1
10%
II. Phần văn học:
1. Tên truyện -Tên các truyện thuộc
thể loại truyền thuyết
-Số câu:
-Số điểm:
-Tỉ lệ:
1
0,25
2,5%
1
0,25
2,5%
2. Truyền thuyết -Định nghĩa
-Số câu:
-Số điểm:
-Tỉ lệ:
1
0,25
2,5%
1
0,25
2,5%
3. Sơn Tinh, Thủy
Tinh
-Ý nghĩa
-Số câu:
-Số điểm:
-Tỉ lệ:
1
0,25
2,5%
1
0,25
2,5%
4. Em bé thông minh -Em bé thông minh
hơn dân làng
-Số câu:
-Số điểm:
-Tỉ lệ:
1
0,25
2,5%
1
0,25
2,5%
5. Thánh Gióng -Nghệ thuật
-Số câu:
-Số điểm:
-Tỉ lệ:
1
0,25
2,5%
1
0,25
2,5%
6. Thạch sanh -Sự đối lập giữa
Thạch Sanh và Lý
Thông.
-Số câu:
-Số điểm:
-Tỉ lệ:
1
2
20%
1
2
20%
7. Thầy bói xem voi -Ý nghĩa truyện
-Số câu:
-Số điểm:
-Tỉ lệ:
1
1
10%
1
1
10%
III. Tập làm văn.
1. Ngôi kể và lời kể
trong văn tự sự
- Ngôi kể
-Số câu:
-Số điểm:
-Tỉ lệ:
1
0,25
2,5%
1
0,25
2,5%
2. Văn kể chuyện đời
thường
-Kể về những
đổi mới ở quê
em
-Số câu:
-Số điểm:
-Tỉ lệ:
1
3
30%
1
3
30%
-Tổng số câu:
-Tổng điểm:
-Tổng tỉ lệ:
14
5
50%
1
2
20%
1
3
30%
16
10
100%
Tổ trưởng kí duyệt: Giáo viên kí tên:
Mai Thị Viễn Diệp Văn Hợi