Họ và tên: ......................................... KIỂM TRA HỌC KỲ II (2007 - 2008)
Lớp: .................................................. Môn : Ngữ văn - Khối 10 ( Chương trình chuẩn)
Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề và chép đề tự luận )
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:( 20 phút, 4 điểm )
MẪU TRẢ LỜI
( Chọn và điền tên phương án trả lời đúng nhất, bằng chữ IN HOA vào ô tương ứng )
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Trả lời A C D D C C A C A A B A D B D A
Câu 1: Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu văn sau: “ “Nhật kí trong tù” /....../ một tấm
lòng nhớ nước”.
a. Biểu hiện.
b. Canh cánh.
c. Thấm đượn
d. Bộc lộ.
Câu 2: Nguyễn Du tả vẻ đẹp của Kiều trong câu “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” và vẻ đẹp
của Vân trong câu “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”. Theo em, tổ hợp từ ngữ nào có khả năng
cá thể hóa cao độ vẻ đẹp của từng nhân vật?
a. hoa / liễu - mây / tuyết.
b. thắm / xanh - nước tóc / màu da.
c. ghen / hờn - thua / nhường.
d. thua / kém - thua / nhường
Câu 3: Câu thơ: “Dập dìu lá gió cành chim / Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh” sử dụng nhiều
điển tích vì:
a. Tác giả muốn cho lời thơ của mình thêm sang trọng khi dùng điển tích.
b. Do tính chất bắt buộc của thi pháp thơ trung đại về cách sử dụng ngôn từ.
c. Sử dụng nhiều điển tích vì đó là thói quen, phù hợp với tâm lý người xưa.
d. Tác giả sẽ diễn đạt hiệu quả hơn, tế nhị hơn về quang cảnh sống ở lầu xanh.
Câu 4: Cơ sở nhân nghĩa của bài “Bình Ngô đại cáo” thể hiện rõ và đầy đủ nhất trong từ ngữ nào?
a. Điếu dân phạt tội.
b. Mưa phạt tâm công.
c. Mở đường hiếu sinh.
d. Đại nghĩa, chí nhân.
Câu 5: Khi khuyên con thực hiện đại hiếu trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, Nguyễn Phi Khanh đã
không có ý gì sau đây ?:
a. Đồng nhất chữ hiếu với chữ trung.
b. Đồng nhất tình cảm với ý chí và hành động.
c. Xem chữ hiếu không quan trọng bằng chữ trung.
d. Xem cái gốc của chữ hiếu là lòng yêu nước.
Câu 6: Tương quan về giá trị giữa yếu tố thực và yếu tố ảo trong truyện truyền kỳ cần phải hiểu thế nào
mới đúng?
a. Giá trị chủ yếu nằm ở yếu tố thực.
b. Giá trị chủ yếu nằm ở yếu tố ảo.
c. Giá trị chủ yếu nằm ở sự kết hợp giữa yếu tố thực và ảo.
d. Giá trị chủ yếu nằm ở chỗ mượn cái ảo để nói cái thực.
Câu 7: Khi cảm nhận đoạn đầu của bài thơ “Lượm”, một độc giả viết: “Những câu bốn chữ cùng với
những từ láy liên tiếp: loắt choắt, thoăn thoắt, xinh xinh, nghênh nghênh gợi lên một cái gì nhanh nhẹn,
tươi trẻ”. Độc giả ấy cảm nhận đoạn thơ ở tầng ngôn ngữ nào?
a. Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa.
b. Tầng hình tượng.
c. Tầng hàm nghĩa.
d. Kết hợp cả ba tầng.
Câu 8: Tính truyền cảm trong câu thơ sau: “Trăm năm trong cõi người ta / Chữ tài chữ mệnh khéo là
ghét nhau” (Nguyễn Du) thể hiện đậm nét nhất qua từ, ngữ nào?
a. “cõi người ta”
b. “chữ tài chữ mệnh”
c. “khéo là”
d. “ghét nhau”
Câu 9: Cụm từ nào điền vào chỗ trống câu văn sau: “Ngôn ngữ “Truyện Kiều” được /....../ cao độ, nhân
vật nào ngôn ngữ ấy, không thể lẫn lộn.” là phù hợp nhất ?
a. Cá thể hóa.
b. Cá tính hóa.
c. Cá biệt hóa.
d. Cá nhân hóa.
Câu 10: Nội dung nào quan trọng nhất và thể hiện xuyên suốt tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền tản
viên”?:
a. Đề cao tinh thần khẳng khái cương trực của kẻ sĩ dám chống lại cái ác, cái xấu.
b. Thể hiện niềm tin vào công lí, chính nghĩa nhất định thắng gian tà.
c. Phản ánh hiện thực xấu xa của xã hội thời trước (từ cõi trần đến cõi âm).
d. Thể hiện khát vọng về công lí chưa được thực hiện trong cuộc sống trần thế của người xưa.
Câu 11: Đặc sắc về nghệ thuật của trích đoạn Trao duyên là:
a. Tả cảnh ngụ tình.
b. Miêu tả nội tâm nhân vật.
c. Tả cảnh.
d. Tả tình kết hợp với tả cảnh.
Câu 12: Thành công nghệ thuật nổi bật của đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ là:
a. Nghệ thuật miêu tả tâm trạng.
b. Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật và ngoại cảnh.
c. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.
d. Nghệ thuật miêu tả ngôn ngữ nhân vật.
Câu 13: Để phân biệt văn bản văn học với văn bản khác, ta dựa vào:
a. Nội dung văn bản.
b. Hình thức văn bản.
c. Đặc điểm của ngôn từ diễn đạt.
d. Cả 3 ý trên.
Câu 14: Căn cứ vào từ ngữ nào trong câu thơ sau mà có ý kiến cho rằng “Kiều trao duyên cho Vân,
nhưng chuyện nên vợ nên chồng của Vân với Kim Trọng là ngoài ý muốn của nàng.”?:
“Dù em nên vợ nên chồng
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.”
a. “nên vợ nên chồng”
b. “dù em nên vợ nên chồng”
c. “người mệnh bạc”
d. “lòng chẳng quên”
Câu 15: Câu thơ nào không phải là của Nguyễn Du?:
a. Đau đớn thay phận đàn bà...
b. Đau đớn thay phận đàn bà / Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu.
c. Đau đớn thay phận đàn bà / Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
d. Đau đớn thay phận đàn bà / Hỡi ôi thân ấy biết là mấy thân.
Câu 16: Đặc điểm nào cơ bản và nổi bật về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong đoạn trích “Tình cảnh lẻ
loi của người chinh phụ” :
a. Tính tượng trưng ước lệ.
b. Tính điển hình.
c. Tính hàm súc.
d. Tính cá thể hóa.
II.TỰ LUẬN: ( 70 phút, 6 điểm )
Đề: Cho một đề văn sau:
“ Qua các đoạn trích “Trao duyên” và “Nỗi thương mình”( trích: Truyện Kiều - Nguyễn Du ), em
hãy chứng minh Kiều là người có số phận bất hạnh và phẩm chất tốt đẹp”
1. Hãy xác định các yêu cầu về nội dung, phương pháp và phạm vi tư liệu của đề trên.
2. Dựa theo các yêu cầu đó, hãy viết một bài văn hoàn chỉnh.
( Học sinh chép đề và làm bài tự luận trên giấy riêng)
--------------------------------- HẾT ----------------------------------
GỢI Ý CHẤM PHẦN TỰ LUẬN.
1. Xác định ba yêu cầu của đề văn trên:
-Yêu cầu nội dung: số phận bất hạnh và phẩm chất tốt đẹp của nàng Kiều.
- Yêu cầu phương pháp làm bài: Chững minh.
- Yêu cầu phạm vi tư liệu: 2 đoạn trích Trao duyên và Nỗi thương mình
( Nếu xác định đúng 3 yêu cầu thì cho 1 điểm, 2 yêu cầu cho 0.5 điểm và 1 yêu cầu cho 0.25 điểm)
2. Viết bài văn theo các yêu cầu trên:
a. Về kỹ năng: Biết chọn và phân tích dẫn chứng (Thao tác chứng minh), bố cục rõ ràng, kết cấu chặt
chẽ, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
b. Về nội dung: Học sinh làm rõ 2 nội dung chính sau:
* Số phận bất hạnh, đau khổ của nàng Kiều: Mất tình yêu đầu đời, bị buộc làm những điều nhơ
nhuốc, xấu xa...
* Phẩm chất tốt đẹp của Kiều: Hy sinh tình yêu hạnh phúc riêng tư để làm tròn chữ hiếu, tự thấy
mình có lỗi với Kim Trọng, giật mình thức nhận những điều xấu xa mình đã vấy phải ...
( Học sinh có thể có nhiều cách trình bày, diễn ý miễn là không đi ra ngoài yêu cầu của đề. )
- Điểm 4-5: Đáp ứng tương đối khá - tốt các yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng, cân đối; hành văn khá trôi
chảy, dẫn chứng dủ và tiêu biểu, có thể mắc một vài lỗi chính tả, diễn đạt...
- Điểm 2-3: Đáp ứng khoảng một nửa số ý hoặc có đầy đủ các ý chính song dẫn chứng còn sơ sài, chưa
tiêu biểu, hành văn còn vụng về và mắc nhiều lỗi diễn đạt
- Điểm 1: Viết vài dòng chiếu lệ hoặc không có bố cục rõ ràng, không có luận điểm và quá nhiều lỗi
chính tả, diễn đạt.
- Điểm 0: Bài viết hoàn toàn lệch lạc, bỏ giấy trắng
( GV cần cân nhắc khuyến kích những bài viết sáng tạo và có thể cho điểm lẻ đến 0.5 điểm)
------------------------------------------------------------------
Họ và tên: ......................................... KIỂM TRA HỌC KỲ II (2007 - 2008)
Lớp: .................................................. Môn : Ngữ văn - Khối 10 ( Nâng cao)
Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề và chép đề tự luận )
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:( 20 phút, 4 điểm )
MẪU TRẢ LỜI
( Chọn và điền tên phương án trả lời đúng nhất, bằng chữ IN HOA vào ô tương ứng )
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Trả lời A B C B C D D C A A A B B B C A
Câu 1: Điền từ thích hợp vào câu văn sau: “/....../ là từ cái riêng suy ra cái chung, từ những sự vật cá biệt
suy ra nguyên lí phổ biến.”:
a. Quy nạp.
b. Diễn dịch.
c. Tổng hợp.
d. Phân tích.
Câu 2: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật không có đặc điểm nào sau đây?:
a. Tính cá thể hóa.
b. Tính cụ thể.
c. Tính đa nghĩa.
d. Tính thẩm mỹ.
Câu 3: Từ lời bình luận của các bô lão và của nhân vật khách trong bài “Bạch Đằng giang phú”, theo em,
yếu tố nào giữ vai trò quan trọng nhất làm nên chiến thắng Bạch Đằng ?:
a. Thời thế.
b. Địa thế.
c. Con người.
d. Cả 3 yếu tố trên.
Câu 4: Trong đoạn trích “Chí khí anh hùng” (Truyện Kiều) , câu nói của Từ Hải: “Sao chưa thoát khỏi
nữ nhi thường tình” với Kiều là có ý gì ?:
a. Trách Kiều tầm thường như bao phụ nữa khác.
b. Khuyên Kiều nên vượt lên trên những tình cảm thường tình để làm vợ người anh hùng.
c. Hỏi lý do gì mà Kiều xin đi theo.
d. Từ chối không muốn Kiều đi theo.
Câu 5: Lời bàn của Bồ Tùng Linh cuối truyện “Dế chọi” có đoạn viết: “Còn ơn trời đền đáp mà dài lâu
hậu hĩ vậy, khiến cho các quan huyện đều được hưởng ân huệ và phúc ấm của dế...” Ý nghĩa của câu
văn trên là :
a. Phúc đức và ấm áp do triều đình ban cho quan tỉnh, quan huyện.
b. Công danh chức tước triều đình ban cho con cháu do cha ông lập được nhiều công tích.
c. Mỉa mai bọn quan lại không khác gì sâu bọ, là con cháu của dế.
d. Dế có thể mang lại bổng lộc, chức tước.
Câu 6: Nỗi khổ của người phụ nữ trong “Cung oán ngâm” (Nguyễn Gia Thiều) là:
a. Bị chà đạp thân xác.
b. Bị đày dọa nhân phẩm.
c. Bị sống xa cách người thân.
d. Bị ruồng rẫy và giam hãm trong cung cấm suốt đời.
Câu 7: Hành động “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” của Kiều trong đoạn trích “Thề nguyền”
theo quan niệm nho giáo là hành động gì?:
a. Tự chủ.
b. Chủ động.
c. Táo bạo
d. Hư hỏng.
Câu 8: Câu thơ sau “Định ngày nạp thái vu quy / Tiền lưng có sẵn việc gì chẳng xong” ( Truyện Kiều)
có thể được dùng làm luận chứng chứng minh cho luận điểm nào sau đây?:
a. “Truyện Kiều”- bài ca về tình yêu tự do và ước mơ công lí.
b. “Truyện Kiều”- tiếng khóc cho số phận con người.
c. “Truyện Kiều”- bản cáo trạng đanh thép với các thế lực đen tối.
d. “Truyện Kiều”- tiếng nói “hiểu đời”
Câu 9: “Cái hay của câu thơ “Đòi phen nét vẽ câu thơ / Cung cầm trong nguyệt, nước cờ dưới hoa” là
tác giả đã đề cập đến bốn thú chơi tao nhã của người xưa: cầm, kỳ, thi, họa.” Sự cảm nhận này thiên về
đặc điểm nào sau đây của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?:
a. Tính thẩm mỹ.
b. Tính đa nghĩa.
c. Dấu ấn riêng của tác giả .
d. Cả 3 đặc điểm trên.
Câu 10: Những tác phẩm nào sau đây được viết bằng chữ Nôm?:
a. Quốc âm thi tập, Nhàn, Cảnh ngày hè, Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh
b. Ức Trai thi tập, Nhàn, Dư địa chí, Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm
c. Chinh phụ ngâm, Cảnh ngày hè, Bánh trôi nước, Thương vợ, Văn chiêu hồn
d. Qua đèo ngang, Bắc hành tạp lục, Đại Việt sử ký toàn thư, Nhàn, Thu vịnh
Câu 11:Nội dung nào nổi bật trong thơ văn của Nguyễn Trãi?:
a. Tư tưởng nhân nghĩa.
b. Triết lý thế sự.
c. Tình yêu thiên nhiên.
d. Chủ nghĩa nhân đạo.
Câu 12: Sắc thái mỉa mai trào lộng nằm ở từ nào trong nhan đề “Hàn nho phong vị phú”?:
a. “hàn nho”.
b. “phong vị”
c. “phú”
d. Không nằm trong từ nào cả.
Câu 13: Nhân vật Quan Công trong “Tam quốc diễn nghĩa” là một tướng rất giỏi, cũng rất kiêu ngạo,
nhưng vì sao ở “Hồi trống Cổ Thành” khi bị Trương Phi xúc phạm lại tỏ ra nhún mình?
a. Quan Công tự biết mình đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng.
b. Quan Công biết Trương Phi nổi giận cũng chỉ vì giống như mình không thể chấp nhận kẻ bất
trung bất nghĩa.
c. Quan Công xấu hổ vì đã hàng Tào Tháo, dẫn quân đến bắt Trương Phi.
d. Quan Công không thèm chấp lời mạt sát của kẻ vô năng.
Câu 14: Yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất của một đề văn nghị luận là gì?
a.Thao tác nghị luận.
b.Vấn đề nghị luận.
c.Phạm vi tư liệu.
d.Kỹ năng viết văn.
Câu 15: Tương quan về giá trị giữa yếu tố thực và yếu tố ảo trong truyện truyền kỳ cần phải hiểu thế nào
mới đúng?
a.Giá trị chủ yếu nằm ở yếu tố thực.
b.Giá trị chủ yếu nằm ở yếu tố ảo.
c.Giá trị chủ yếu nằm ở sự kết hợp giữa yếu tố thực và ảo.
d.Giá trị chủ yếu nằm ở chỗ mượn cái ảo để nói cái thực.
Câu 16: Đoạn văn: “ “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao,
nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy, các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không
lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên.”( Hoàng Đức
Lương) đã sử dụng thao tác nghị luận gì ?:
a. Phân tích nhân quả
b. Diễn dịch.
c. Quy nạp.
d. Tổng hợp.
II.TỰ LUẬN: ( 70 phút, 6 điểm )
Đề: Cho một đề văn sau:
“ Qua các đoạn trích “Trao duyên” và “Nỗi thương mình”( trích: Truyện Kiều - Nguyễn Du ), em
hãy chứng minh Kiều là người có số phận bất hạnh và phẩm chất tốt đẹp”
1. Hãy xác định các yêu cầu về nội dung, phương pháp và phạm vi tư liệu của đề trên.
2. Dựa theo các yêu cầu đó, hãy viết một bài văn hoàn chỉnh.
( Học sinh chép đề và làm bài tự luận trên giấy riêng)
--------------------------------- HẾT ----------------------------------
GỢI Ý CHẤM PHẦN TỰ LUẬN.
1. Xác định ba yêu cầu của đề văn trên:
-Yêu cầu nội dung: số phận bất hạnh và phẩm chất tốt đẹp của nàng Kiều.
- Yêu cầu phương pháp làm bài: Chứng minh.
- Yêu cầu phạm vi tư liệu: 2 đoạn trích Trao duyên và Nỗi thương mình
( Nếu xác định đúng 3 yêu cầu thì cho 1 điểm, 2 yêu cầu cho 0.5 điểm và 1 yêu cầu cho 0.25 điểm)
2. Viết bài văn theo các yêu cầu trên:
a. Về kỹ năng: Biết chọn và phân tích dẫn chứng (Thao tác chứng minh), bố cục rõ ràng, kết cấu chặt
chẽ, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
b. Về nội dung: Học sinh làm rõ 2 nội dung chính sau:
* Số phận bất hạnh, đau khổ của nàng Kiều: Mất tình yêu đầu đời, bị buộc làm những điều nhơ
nhuốc, xấu xa...
* Phẩm chất tốt đẹp của Kiều: Hy sinh tình yêu hạnh phúc riêng tư để làm tròn chữ hiếu, tự thấy
mình có lỗi với Kim Trọng, giật mình thức nhận những điều xấu xa mình đã vấy phải ...
( Học sinh có thể có nhiều cách trình bày, diễn ý miễn là không đi ra ngoài yêu cầu của đề. )
- Điểm 4-5: Đáp ứng tương đối khá - tốt các yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng, cân đối; hành văn khá trôi
chảy, dẫn chứng dủ và tiêu biểu, có thể mắc một vài lỗi chính tả, diễn đạt...
- Điểm 2-3: Đáp ứng khoảng một nửa số ý hoặc có đầy đủ các ý chính song dẫn chứng còn sơ sài, chưa
tiêu biểu, hành văn còn vụng về và mắc nhiều lỗi diễn đạt
- Điểm 1: Viết vài dòng chiếu lệ hoặc không có bố cục rõ ràng, không có luận điểm và quá nhiều lỗi
chính tả, diễn đạt.
- Điểm 0: Bài viết hoàn toàn lệch lạc, bỏ giấy trắng
( GV cần cân nhắc khuyến kích những bài viết sáng tạo và có thể cho điểm lẻ đến 0.5 điểm)