Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN cong tac Doan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.37 KB, 24 trang )

Tác giả Thái Văn Mẫn
PHÒNG GD&ĐT DUY XUYÊN
TRƯỜNG THCS PHAN CHÂU TRINH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:
ĐOÀN THANH NIÊN VỚI CÔNG TÁC
GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CHO HỌC SINH THCS
QUA CÁC NGÀY LỄ
Người viết: Thái Văn Mẫn
Chức vụ: Giáo viên - kiêm Bí thư chi đoàn.
Năm học 2012-2013
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Tầm quan trọng của Đoàn Thanh Niên trong công tác giáo dục truyền thống cho học
sinh THCS:
Trường THCS Phan Châu Trinh 1 Người viết: Thái Văn Mẫn
Tác giả Thái Văn Mẫn
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Đoàn TNCS HCM) là tổ chức chính trị-xã hội
của thanh niên Việt Nam do Đảng cộng sản Việt nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo
và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng của Đảng là
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh.
Được xây dựng, rèn luyện và trưởng thành qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng. Đoàn đã
tập hợp đông đảo thanh niên phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cống hiến xuất sắc cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Buớc vào thời kỳ
mới, Đoàn tiếp tuc phát huy truyền thống quý báu của dân tộc và bản chất tốt đẹp của mình, kế tục
trung thành, xuất sắc sự ngjhiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; thường
xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng; tổ chức động viên đoàn viên, thanh niên cả nước đi đầu
trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Đoàn TNCS HCM là đội dự bị tin cậy của Đảng cộng sản Việt Nam, là lực lượng xung kích
cách mạng, là trường học XHCN của thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp,
chính đáng của tuổi trẻ; phụ trách đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt


chính trị trong phong trào thanh niên và trong các tổ chức thanh niên Việt Nam.
Đoàn TNCS HCM là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ hiến
pháp và pháp luật nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đoàn phối hợp với các cơ quan Nhà
nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm cho giáo dục đào tạo
và bảo vệ thiếu nhi; tổ chức cho đoàn viên thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý Nhà nước
và xã hội.
Đoàn TNCS HCM đoàn kết, phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng với các thanh
niên tiến bộ, thanh niên và nhân dân các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hoà bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì tương lai và hạnh phúc của tuổi trẻ.
Giáo dục truyền thống cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng, trách nhiệm
tiêu biểu của Đoàn thanh niên nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược trong hoạt động Đoàn.
2. Thực trạng tình hình:
Trường THCS Phan Châu Trinh 2 Người viết: Thái Văn Mẫn
Tác giả Thái Văn Mẫn
Công tác tuyên truyền giáo dục là công tác chủ yếu của Đoàn thanh niên, công tác này đã
đạt được nhiều thành tích đáng kể, bằng nhiều hình thức sân chơi thanh niên, trò chơi dân gian, học
tập và tìm hiểu, sân khấu hóa… đã đem lại kết qua cao.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền giáo dục chưa được triển khai một cách đồng bộ, nội dung
tuyên truyền chưa được cụ thể hóa cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Hình thức phương
pháp chưa được đa dạng, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu nhận thức của học sinh. Nhiều hoạt động
còn tập trung bề nổi chưa đấu tư chiều sâu. Công tác tuyên truyền giáo dục chỉ mới tập trung việc
giáo dục tình yêu quê hương, đất nước con người nhưng chưa đi sâu vào truyền thống lịch sử; việc
nắm bắt tình hình tư tưởng và dư luận xã hội từng lúc chưa kịp thời. Trình độ, kiến thức và khả
năng tuyên truyền của đội ngũ cán bộ Đoàn đến từng học sinh còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu
cầu… là những nguyên nhân dẫn đến hạn chế của kết quả công việc giáo dục truyền thống.
Thực trạng hiện nay có khoảng 70% học sinh nắm kiến thức lịch sử thấp. Bên cạnh đó, công
tác tuyên truyền giáo dục cần phải đổi mới phương pháp và đáp ứng nhu cầu kiến thức lịch sử cho
học sinh trong thời kì mới là vấn đề cấp bách.
3. Lý do chọn đề tài:
Để phát huy truyền thống yêu quê hương, đất nước, con người và lịch sử Việt Nam cho thế

hệ trẻ thì vai trò của Đoàn rất quan trọng.
Công tác giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên phải
luôn được quan tâm. Thông qua hình thức sân chơi thanh niên, sân khấu hóa, du khảo về nguồn,
đối thoại học tập các tấm gương anh hùng…đã thu hút hàng trăm ngàn lượt đoàn viên thanh niên
tham gia. Ngoài ra, giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh qua các ngày lễ lớn đã có sức lan
tỏa mạnh mẽ, tạo hiệu ứng mạnh đối với học sinh.
Giáo dục truyền thống yêu nước nồng nàn, trung thành tuyệt đối với sự nghiệp của Đảng,
gắn bó sống còn với lợi ích dân tộc. Truyền thống xung kích cách mạng, xung phong tình nguyện,
không ngại hy sinh gian khổ, sẵn sàng đảm nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Truyền thống
đoàn kết tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau. Truyền thống hiếu học, ham hiểu biết, có
ý chí vượt khó, cần cù, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, có hoài bão lớn.
Trường THCS Phan Châu Trinh 3 Người viết: Thái Văn Mẫn
Tác giả Thái Văn Mẫn
Một mặt cho học sinh thấy rõ tầm quan trọng của Đoàn và nhận thức rõ vai trò, nhiệm vụ
của mình đối với đất nước. Là người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ thì phải biết được truyền
thống lịch sử của dân tộc.
Tôi cho rằng, để khắc sâu kiến thức về truyền thống lịch sử cho học sinh, thì Đoàn thanh
niên trong Trường học cần phải tổ chức các buổi lễ long trọng và đầy ý nghĩa để ôn lại truyền
thống lịch sử vẻ vang của dân tộc nhằm giáo dục tình yêu quê hương, đất nước con người Việt
Nam. Với suy nghĩ đó, tôi quyết tâm xây dựng các chương trình, các nội dung cho phút sinh hoạt
truyền thống một cách chi tiết, tỉ mỉ, mang tính giáo dục cao và đặc biệt là khả năng thu hút học
sinh. Trong tài liệu này, bạn đọc sẽ lần lượt trải qua các nội dung sinh hoạt ngày lễ hay phút sinh
hoạt truyền thống theo chủ điểm tháng, theo các mốc thời gian thực tế trong năm. Cũng chính vì lý
do đó mà tài liệu có phần dài, nhiều nội dung. Nhưng thực ra, mỗi một chương trình, mỗi nội sung
sinh hoạt đều rất ngắn gọn, cô đọng.
Với lý do đó, tôi quyết định chọn đề tài này và thực nghiệm trong môi trường công tác của
mình để kiểm nghiệm rằng công tác này là cần thiết trong nhiệm vụ tuyên truyền và giáo dục của
Đoàn Thanh niên cấp chi đoàn trường THCS.
Bên cạnh những chương trình đã được xây dựng bên dưới, để tổ chức buổi lễ mang lại được
tính giáo dục cao, còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nữa như không gian trang trí, đại biểu khách

mời…và tài năng diễn giải, thuyết trình của bạn là một ưu thế khá quan trọng. Tôi tự tin với khả
năng đó!
4a. Phạm vi đề tài:
Xây dựng các chương trình buổi lễ nhằm ôn lại Truyền thống lịch sử những ngày lễ lớn dựa
trên sự kiện một số ngày kỉ niệm trong năm và dựa vào chủ điểm hàng tháng thông qua công tác
tuyên truyền giáo dục. Sau đó tiến hành tổ chức thực tế trên học sinh toàn trường và tiến hành đánh
giá, rút kinh nghiệm.
Trong trường học, nội dung chương trình phần bắt buộc được thể hiện các chủ điểm giáo
dục theo tháng:
- Tháng 09: Vui hội khai trường
- Tháng 10: Vâng lời Bác dạy
- Tháng 11: Nhớ ơn thầy cô
Trường THCS Phan Châu Trinh 4 Người viết: Thái Văn Mẫn
Tác giả Thái Văn Mẫn
- Tháng 12: Xứng danh anh bộ đội
- Tháng 01: Thi đua nghìn việc tốt
- Tháng 02: Ngàn hoa dâng Đảng
- Tháng 03: Tiến bước lên Đoàn
- Tháng 04: Mừng ngày hội non sông
- Tháng 05: Đội ta lớn lên cùng đất nước
Công tác Đoàn cần giáo dục thêm về truyền thống lịch sử qua các ngày lễ lớn cho học sinh
bằng các chương trình cụ thể bao gồm:
Chương trình 1: Tưởng nhớ Bác Hồ nhân ngày khai giảng năm học mới.
Chương trình 2: Phút sinh hoạt truyền thống ngày thành lập hội lhtnvn 15-10
Chương trình 3: Mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
Chương trình 4: Truyền thống ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22-12 và
chiến thắng Xuyên Thanh (Thanh Châu – Duy Xuyên)
Chương trình 5: Thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26-3
Chương trình 6: Sinh hoạt truyền thống đội 15-5
Chương trình 7: Phút sinh hoạt truyền thống tưởng nhớ Bác Hồ 19-5

Chương trình 8: Phút sinh họat truyền thống liên hoan CHÁU NGOAN BÁC HỒ
Chương trình 9: Tự hào Di sản Thế giới trong lòng quê hương.
4b. Đối tượng áp dụng:
Học sinh toàn trường và không gian các buổi lễ kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm.
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Và trong công tác tuyên truyền giáo dục của Đoàn thanh niên thì giáo dục truyền thống
lịch sử đất nước nói chung, giáo dục truyền thống cách mạng quê hương nói riêng là một
trong những nhiệm vụ hàng đầu, kết quả của công tác này thể hiện được khả năng tập hợp
thanh niên, khả năng tuyên truyền chính trị của người làm công tác Đoàn. Hơn thể nữa, học
Trường THCS Phan Châu Trinh 5 Người viết: Thái Văn Mẫn
Tác giả Thái Văn Mẫn
sinh cần phải am hiểu truyền thống quê hương đất nước để đáp ứng được mục tiêu giáo dục
toàn diện, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trước thực trạng hiện nay của Trường THCS Phan Châu Trinh chỉ có 20% học sinh đạt khá
giỏi môn lịch sử. Điều đó cũng chứng tỏ rằng việc hiểu biết và nắm về kiến thức lịch sử các ngày lễ
lớn đang bị mai mọt, đồng thời đi đôi với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng bị giảm
sút. Trên thực tế có rất nhiều học sinh nắm hiểu kiến thức lịch sử rất yếu. Trả lời câu hỏi: “Em biết
gì về cụ Huỳnh Thúc Kháng?” có một học sinh đáp: “Dạ tại sao gọi là cụ, bác ấy còn rất trẻ, ngày
nào cũng đánh trâu đi cày ngang ngõ nhà em!”. (Chắc là em nhầm với bác Kháng nào đó ở quê
em). Có nhiều học sinh không biết ngày chiến thắng Điện Biên Phủ là ngày nào, ngày miền Nam
hoàn toàn giải phóng là ngày mấy? và rất nhiều vấn đề khác nữa.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên phần lớn là do học sinh không coi trọng, không chịu
tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài…Bên cạnh đó, Internet thì rất thông
dụng hiện đại nhưng học sinh đa phần lên mạng để chơi game, chat, giải trí bằng những trò chơi vô
bổ. Chi đoàn có mở cuộc điều tra thì có 90% hoc sinh tham gia “chơi game, lướt net” mà không
tìm hiểu kiến thức lịch sử qua mạng.

Một mặt, do nhiều nguyên nhân nên công tác tuyên truyền giáo dục của chi đòan trong
Trường học những năm qua còn nhiều hạn chế, chỉ tham gia tuyên truyền trong ngày 26/03 thôi là
chưa đủ, chưa áp dụng và phổ biến rộng rãi thông qua các ngày lễ lớn.
Với đề tài này, tôi có mong muốn Đoàn thanh niên xuất hiện hầu khắp trong các dịp sinh
hoạt truyền thống, ngày lễ, ngày kỷ niệm, sinh hoạt chủ điểm của nhà trường. Đưa ra những
khoảnh khắc lắng đọng sâu sắc, những phút im lặng tê người (như chương trình: “Tưởng nhớ Bác
Hồ kính yêu nhân ngày khai trường” – bạn đọc sắp đọc dưới đây), những cảm xúc trái tim rực lửa
hờn căm (chương trình: “Truyền thống Quân đội Việt Nam 22/12”), hay cảm xúc thăng hoa của
tình cảm kính yêu, cảm xúc của lòng tự hào vui sướng (chương trình: “Chào mừng ngày Nhà giáo
Việt Nam 20/11”) … Có như vậy, Đoàn thanh niên mới có cơ hội thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền
giáo dục đạt kết quả cao nhất. Đây chính là điểm mới trong bài viét này.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Trường THCS Phan Châu Trinh 6 Người viết: Thái Văn Mẫn
Tác giả Thái Văn Mẫn
Trước thực trạng và hạn chế, khó khăn trên, để khắc phục tôi xin được trình bày giải pháp
đó là: Xây dựng chương trình và cách thức tổ chức các buổi lễ nhằm ôn lại truyền thống lịch sử
qua các ngày lễ lớn xuyên suốt toàn bộ năm học.
1. CHƯƠNG TRÌNH 1: Lồng ghép vào buổi lễ khai giàng năm học mới, chi đoàn xây
dựng chương trình:
PHÚT SINH HOẠT TRUYỀN THỐNG TƯỞNG NHỚ BÁC HỒ
NHÂN NGÀY KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI
* Bài phát biểu giáo dục học sinh của chi đoàn:
Những ngày hè vui nhộn đã qua, ngày tựu trường rộn ràng, náo nức lại đến với chúng ta!
Trước thềm năm học mới, hòa trong không khí tưng bừng của ngày hội khai trường. Trong giờ
phút thiêng liêng này bên tai ta các bạn có nghe thấy tiếng reo vang của núi sông, tiếng kêu gọi tuổi
trẻ của thời đại và vang vọng tiếng của Bác Hồ đang vẫy gọi đàn cháu yêu thương:
Bác Hồ cha của chúng con
Hồn của muôn hồn
Cho con được ôm hôn má Bác
Hôn chòm râu mát rượi hòa bình

Ôi! cái tên kính yêu Hồ Chí Minh.
Làm trong sáng hồn chúng con, bao đứa trẻ thơ ngây. Bác đứng đó, dang rộng đôi bàn tay
thương mến, Bác còn đây, hơi thở của quê hương vẫn đến với đàn cháu nhỏ ấm rộng tình người.
Nay Bác đã đi xa nhưng tình thương của Bác, chúng cháu luôn ấp ủ trong lòng.
Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ kính yêu
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng chúng em nhi đồng.
Chúng con chưa một lần ra thăm lăng Bác, chưa một lần đến làng Sen quê Bác kính yêu.
Nhưng trong giờ phút này, lòng chúng con luôn hướng về Người, hướng về nơi thân thương nhất
để nghe tim mình rạo rực tiếng yêu thương, để sáng tháng năm không còn bỡ ngỡ, bến Nhà Rồng
người ở mãi không đi.
Hôm nay chúng con hội tụ về đây, giữa thầy bạn, chúng con xin hứa học thật giỏi, chăm
làm, vâng lời thầy cô, cha mẹ, tiếp tục học bao điều hay, dâng lên Bác ngàn bông hoa việc tốt.
Trường THCS Phan Châu Trinh 7 Người viết: Thái Văn Mẫn
Tác giả Thái Văn Mẫn
Trời xanh mây trắng, gió quê hương lồng lộng. Hãy nâng cánh tay bay nhanh về nơi Bác
Hồ. Chúng con cảm thấy như mình lớn cao lên, bay bổng lượn theo hướng cờ vẻ vang đang vẫy
gọi.
Bác ơi! Chúng con đã nghe lời Bác, sẽ cùng nhau chăm chỉ học hành, làm nhiều việc tốt để
xứng đáng là con ngoan trò giỏi, đem lại nhiều nụ cười rạng rỡ cho gia đình, cho nhà trường, cho
xã hội và để không phụ lòng mong mỏi của Bác Hồ kính yêu.
Như đỉnh non cao tự giấu mình
Bác mong con cháu mau khôn lớn
Nối gót cha anh bước kịp mình.
Theo lời Bác dạy, chúng cháu sẵn sàng làm nhiều việc tốt để trở thành cháu ngoan của Bác
kính yêu.
*Hát: - Ngày đầu tiên đi học.
1.2 CHƯƠNG TRÌNH 2:
PHÚT SINH HOẠT TRUYỀN THỐNG
NGÀY THÀNH LẬP HỘI LHTNVN 15-10
* Bài phát biểu tưởng nhớ về anh NGUYỄN VĂN TRỖI:

Hãy nhớ lấy lời tôi! Đã đảo Nguyễn Khánh
Việt Nam! Hồ Chí Minh muôn năm.
Lời nói ấy đã đi vào lịch sử. Anh Nguyễn Văn Trỗi, người thợ điện thành phố Sài Gòn. Anh
đã ra đi như người con trở về với dân tộc, tổ quốc nâng lên như cánh chim bay vút cao rực sáng với
muôn ngàn vì sao.
Anh đã mất nhưng anh vẫn sống, sống hiên ngang bất khuất kiên cường, cái chết ấy đã
thành vĩnh cửu.
Có những phút làm nên lịch sử
Có cái chết hóa thành bất tử
Có những lời hơn vạn bài ca
Có những người như chân lý sinh ra
Trường THCS Phan Châu Trinh 8 Người viết: Thái Văn Mẫn
Tác giả Thái Văn Mẫn
Đất Điện Bàn - Quảng Nam đã có người con trai trung hiếu, chân lý Đảng tạo nên một anh
hùng, lòng sôi sục căm thù giặc Mỹ, từ bên ngôi nhà nhỏ thân yêu ở ấp Tây Ba- Phú Nhuận – Sài
Gòn, nơi ấy có người vợ trẻ yêu thương chờ đợi. Mang trong lòng tình yêu đất nước gắn liền hạnh
phúc gia đình chung vào lý tưởng trái tim anh, trái tim người cộng sản, người chiến sĩ biệt động
thôi thúc anh dũng cảm nhận nhiệm vụ giết tên Măcnamara Bộ trưởng bộ quốc phòng Mỹ (tên đao
phủ trùm hiếu chiến bằng quả mìn đặt ở cầu Công Lý).
Mìn chưa nổ anh bị bắt. Đêm 22h ngày 9/5/1964 đêm ấy anh sống trong những trận đòn tra
tấn dã man kẻ thù muốn anh khuất phục bằng những hành động dã thú, bằng những lời nói dụ dỗ
đê hèn, trước bầy sói mặt người, anh đã dõng dạc buộc tội chúng. Tôi là thanh niên Việt Nam bất
cứ kẻ nào đến xâm chiếm đàn áp nhân dân Việt Nam như đế quốc Mỹ chẳng hạn thì thanh niên
phải đứng lên chống lại. Tôi không có tội, có tội chăng là những kẻ ngồi trước mặt tôi. Anh là thế
bất khuất kiên cường là thế đã thét vào những kẻ sát nhân, người cộng sản trước kẻ thù không bao
giờ biết khuất phục. Chúng muốn cướp đi cuộc sống của anh nhưng chẳng bao giờ chúng cướp
được lòng trung thành vô hạn với cách mạng. Cả thế giới đã rung động, hàng chục triệu trái tim của
những người yêu nước đã hướng về anh, quyết đứng bên anh, dáng đứng hiên ngang khi giáp mặt
với kẻ thù.
Giặc Mỹ xảo quyệt, đê hèn trơ tráo, vào 9h59 phút ngày 15/10/1964 là sự sống, 9 phút cuối

cùng đã đưa anh vào cuộc sống tuyệt vời. Anh vẫn sống mãi người con đất nước, anh lớn lên như
Phù Đổng oai hùng cùng tổ quốc bay bổng khắp năm châu. Cuộc đời anh rực sáng ánh mặt trời.
Sau anh có hàng triệu trái tim sôi sục căm thù quyết trả thù cho anh.
Nguyễn Văn Trỗi, người anh hùng thần đồng Tổ quốc ấy đã ra đi, những năm tháng đã qua,
thế hệ này nối tiếp thế hệ khác. Tuổi trẻ Việt Nam và thế giới đã tìm thấy lời sưởi ấm của anh có
chiều sâu và nóng hổi. Tiếp theo anh, những thanh niên hôm nay quyết xứng đáng với sự hi sinh
cao cả của anh, ra sức học tập và rèn luyện để trở thành người con biết hy sinh cho sự nghiệp cách
mạng của dân tộc mang tên một thời đại anh hùng.
Câu nói của anh Nguyễn Văn Trỗi còn vọng mãi ngàn năm:
Kẻ thù muốn giết tôi, tôi không sợ chết, tôi chỉ còn một điều là đã sớm sa vào tay giặc,
chưa hoàn thành được nhiệm vụ của mình, không còn tiếp tục chiến đấu để giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp, thực hiện lý tưởng đó của tôi.
Trường THCS Phan Châu Trinh 9 Người viết: Thái Văn Mẫn
Tác giả Thái Văn Mẫn
* Hát bài: Lời anh vọng mãi ngàn năm - Nhạc và lời: Vũ Thanh.

1.3 CHƯƠNG TRÌNH 3:
SINH HOẠT TRUYỀN THỐNG CHÀO MỪNG
NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11
* Bài phát biểu chào mừng của đoàn thanh niên:
Hôm nay thầy trò Trường THCS Phan Châu Trinh long trọng kỉ niệm Ngày Nhà Giáo Việt
Nam 20-11, Ngày hội của những người làm công tác giảng dạy và giáo dục. Đảng và nhân nhân đã
dành cho ngành giáo dục sự quan tâm chăm sóc chu đáo và nhiệt tình. Mỗi người thầy giáo chúng
ta sung sướng và tự hào được mang danh hiệu cao quí “Người giáo viên nhân dân”, được nối tiếp
truyền thống của các nhà giáo yêu nước và cách mạng, được góp sức mình vào sự nghiệp trăm năm
trồng người, được là người chiến sĩ trên mặt trận giáo dục, tất cả vì tổ quốc xã hội, tất cả vì hạnh
phúc nhân dân.
Trong quá trình dựng nước và giữ nước, trải qua bốn nghìn năm lịch sử, ông cha ta đã
truyền lại cho con cháu non sông Việt Nam tươi đẹp và cũng đã truyền lại cho con cháu những
truyền thống đạo đức cao quý. Nước ta là một nước văn hiến, nhân dân ta hiếu học, trọng nghĩa

trọng tình, có truyền thống tôn sư trọng đạo, đã giành tình cảm yêu quý, kính trọng nhất đối với
người thầy. Từ ngàn đời xưa, ông cha ta đã dặn những thế hệ sau này:
Muốn sang thì bắt cầu kiều,
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
Và:
Trời cao biển rộng đất dày,
Công cha nghĩa mẹ ơn thầy chớ quên.
Người thầy giáo trong lịch sử dân tộc tượng trưng cho đạo đức, tiêu biểu cho lòng yêu nước
thương dân với phẩm chất thanh cao, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
tổ quốc.
Trong lòng mỗi chúng ta vẫn ngời sáng lên hình ảnh thầy giáo Chu Văn An hết lòng vì đất
nước, vì thế hệ trẻ. Thầy giáo Cao Bá Quát với khí phách hiên ngang:
Muốn khơi cạn nước dòng Tô Thủy
Trường THCS Phan Châu Trinh 10 Người viết: Thái Văn
Mẫn
Tác giả Thái Văn Mẫn
Rửa sạch cho đời dạ lớp nhơ.
Thầy giáo Nguyễn Đình Chiểu dành toàn bộ cuộc đời của mình với tấm lòng, yêu nước
thương dân, trọng đạo nghĩa:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
Cùng nhiều tên tuổi thầy giáo đã trở thành danh nhân trong lịch sử, đã góp phần làm rạng rỡ
non sông đất nước ta, rạng rỡ truyền thống giáo dục Việt Nam.
Dưới thời thực dân, đế quốc xâm lược thống trị, với nỗi đau mất nước, với nỗi lòng thiết tha,
vì thế hệ trẻ biết bao thầy cô giáo đã tham gia họat động, đem xương máu giành độc lập tự do cho
tổ quốc. Các thầy giáo, cô giáo góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Các thế hệ
học sinh Việt Nam được giáo dục qua các thời kỳ chống pháp, xây dựng XHCN, chống Mỹ cứu
nước, đã trưởng thành, đã thực hiện những ý nguyện, ước mơ của các nhà giáo, đã có mặt khắp mặt
trận xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam, tên tuổi những nhà giáo, những chiến sĩ cách
mạng như Trần Phú, Phạm Văn Đồng, Võ Ngưyên Giáp… mãi mãi là tấm gương ngời sáng về

phẩm chất yêu nước, phẩm chất cách mạng, mãi mãi là niềm tự hào của đội ngũ giáo viên.
Trong ngày truyền thống hôm nay, mọi người cán bộ, giáo viên, mỗi em học sinh, mỗi bậc
phụ huynh đều hướng về Bác Hồ kính yêu – vị lãnh tụ vĩ đại-nhà giáo dục vĩ đại đã suốt đời hy
sinh cho đất nước, cho hạnh phúc nhân dân, người suốt đời chỉ vì mục đích: “Làm thế nào để
đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Từ người thanh niên yêu nước
Nguyễn Tất Thành, cũng là người thầy giáo yêu nước, người đã ra đi tìm đường cứu nước và trở
thành người chiến sĩ Cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
Đối với nhi đồng người chăm sóc tận tình, người dành muôn ngàn tình yêu thương cho các
cháu. Người đã dạy:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
Người căn dặn thầy cô giáo rằng:
Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên.
* Hát bài: -Nhớ ơn thầy cô
Trường THCS Phan Châu Trinh 11 Người viết: Thái Văn
Mẫn
Tác giả Thái Văn Mẫn
-Bụi phấn. Dâng tặng hoa cho thầy cô giáo.
1.4 CHƯƠNG TRÌNH 4:
SINH HỌAT TRUYỀN THỐNG NGÀY THÀNH LẬP
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 22-12
*Bài phát biểu giáo dục của đoàn thanh niên:
“Quân với dân một ý chí, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ
thù nào cũng đánh thắng”.
Quân đội nhân dân Việt Nam sinh ra và lớn lên trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ. Từ ngày đầu của gốc đa Tân Trào đến nay quân đội ta sống mãi trong tình
yêu thương đùm bộc của nhân dân và đã có sức mạch bội phần.
Ngày 22/12/1944 dưới sự lãnh đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam tuyên
truyền giải phóng quân, tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay được thành lập tại Cao

Bằng, lúc ấy chỉ có 34 đồng chí dưới sự chỉ huy của đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đã bao năm qua, quân đội ta không ngừng lớn mạnh không chỉ về quân số mà còn về truyền
thống gan dạ, anh hùng, bất khuất.
Từ lực lượng vũ trang khởi nghĩa mùa thu tháng tám, thế rồi sau:
Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng.
Đã thắng lợi rực rỡ. quân đội ta đã chiến đấu vô cùng oanh liệt, anh dũng sung phong ào ạt
như thác đổ, như triều dâng thật dũng mạnh không nguôi.
Chúng ta làm sao quên được một hình ảnh chói lọi của Tô Vĩnh Diễn hy sinh thân mình cứu
pháo, Phan Đình Giót dũng cảm lấp lỗ châu mai và còn bao tấm gương hy sinh cao đẹp khác đã tô
thắm rực rỡ cho Quân đôi nhân dân Việt Nam.
Hòa bình lập lại một nữa đất nươc, cha anh tal ại lên đường:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai
Trường THCS Phan Châu Trinh 12 Người viết: Thái Văn
Mẫn
Tác giả Thái Văn Mẫn
Bằng lòng quyết tâm vượt qua tất cả cho dù phải “khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt”
xong cha anh ta vẫn gan lì, không núng chí, dạ không mòn. Mùa xuân 1975 đã đánh tan âm mưu
bành trướng của bọn phản động phương Bắc.
Kế tục tuyền thông quật cường, bất khuất của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tuổi trẻ càng
tự hào với tinh thần quyết chíến, quyết thắng càng ra sức phấn đấu không ngừng để đứng vững trên
pháo đài dạy và học xứng đáng với tầm vóc QĐND anh hùng.
* Tiếp theo chương trình, mời cựu chiến binh - nhân chứng lịch sử địa phương Kể chuyện
chiến thắng Xuyên Thanh
*Hát bài: - Đời mình là một khúc quân hành.
- Bác đang cùng chúng cháu hành quân.
1.5 CHƯƠNG TRÌNH 5:
TRUYỀN THỐNG NGÀY THÀNH LẬP
ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH 26-3

* Tuyên bố lí do:
Trong cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng tổ quốc, Đoàn thanh niên đã
có những cống hiến xuất sắc và trường thành vượt bậc, xây dựng truyền thống lịch sử rất vẻ vang.
Sinh ra và trưởng thành trong bão táp đấu tranh cách mạng, kế tục truyền thống của dân tộc, được
Đảng và Bác Hồ muôn vàng kính yêu tổ chức, giáo dục và dìu dắt. Từ năm 1931 đến nay, thế hệ
thời đại HCM, tiêu biểu là những Đoàn viên TNCS HCM đã khẳng định đựoc sức mạnh của
mình, góp phần cùng toàn dân hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử, xây dựng đất nước đưa đất
nước ngày càng tiến bộ và phát triển.
Để kỉ niệm 78 năm ngày thành lập Đoàn TNCS HCM 26/3/1931-26/3/2009. Chi đoàn
TrườngTHCS thị trấn Thứ 11 tổ chức buổi sinh hoat truyền thống nhằm ôn lại truyền thống lịch
sử vẻ vang của Đoàn, một mặt giúp học sinh, các em đội viên học tập và nhận thức rõ về vai trò,
nhiệm vụ của tổ chức Đoàn để các em thấy rõ tầm quan trọng của Đoàn TNCSHCM và cùng nhau
tiến bước lên Đoàn. Đó chính là lí do của buổi lễ hôm nay.
* Ôn lại truyền thống:
Trường THCS Phan Châu Trinh 13 Người viết: Thái Văn
Mẫn
Tác giả Thái Văn Mẫn
- Hình tượng ngưởi thanh niên LÝ TỰ TRỌNG:
Lý Tự Trọng - người đoàn viên đầu tiên của Việt Nam.
Từ trong khí thế sôi sục của lò lửa cách mạng, anh Lý Tự Trọng, một trong 8 đoàn viên
TNCS HCM đầu tiên do Bác Hồ trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng đã bị bắt và chính trong ngục tù đen
tối tinh thần kiên cường vô hạn của anh chứng minh một cách hùng hồn chí khí cách mạng cao
ngút trời của tuổi trẻ. Khi bị thực dân Pháp đưa ra toà, anh đã dõng dạt tuyên bố “Tôi hành động
không phải là không suy nghĩ, tôi làm vì mục đích cách mạng, tôi chưa đến tuổi trưởng thành thật
nhưng tôi có đủ trí khôn để hiểu rằng: con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách
mạng chứ không thể là con đường nào khác”. Lời nói ấy của anh đã in đậm trong tâm trí của các
thế hệ thanh niên như bản tuyên ngôn của thế hệ trẻ Việt Nam. Lớp lớp đoàn viên thanh niên khác
trong các phong trào đấu tranh đã nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp cách
mạng, thế hệ “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh theo lời Bác Hồ dạy”.
Trong giây phút này chúng ta cùng lắng nghe để suy ngẫm về cuộc đời và câu nói nỗi tiếng

của anh Lý Tự Trọng.
(Kể thêm về cuộc đời anh Lý Tự Trọng, tư liệu tại địa chỉ web:
www.tennguoidepnhat.net)
*Nhớ về Bác Hồ kính yêu:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập ra ĐCSVN vào ngày 3/2/1930, đến ngày 26/3/1931 cũng
chính chủ tịch Hồ Chí Minh và ĐCSVN đã sáng lập ra Đoàn TNCS HCM. Trải qua 78 năm, cùng
với sự phát triển của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ. Đoàn TNCS HCM và các
thế hệ thanh niên Việt Nam đã nối tiếp nhau viết nên truyền thống vẻ vang của các thế hệ đi trước,
đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, trung thành tuyệt đối với Đảng, gắn bó chặt chẽ với lợi ích
dân tộc. Đoàn TNCSHCM có được và đứng vững như ngày hôm nay là công ơn Đảng, công ơn
Bác Hồ vĩ đại.
Trong giây phút sinh hoạt truyền thống này chúng ta hãy tưởng nhớ về chủ tịch Hồ Chí
Minh-Bác Hồ kính yêu của dân tộc.
Bác Hồ cha của chúng con
Hồn của muôn hồn
Trường THCS Phan Châu Trinh 14 Người viết: Thái Văn
Mẫn
Tác giả Thái Văn Mẫn
Ôi, cái tên thân thương Hồ Chí Minh, làm trong sáng hồn bao thế hệ trẻ, Bác đứng đó dang
rộng đôi bàn tay thương mến, Bác còn đấy hơi thở của quê hương.
Bác vẫn về nơi đàn cháu nhỏ, ấm động tình người
Tiếng Bác ngàn xưa vẫn kể chuyện, ngâm thơ.
Giữa không khí náo nhiệt hôm nay, chúng ta hãy tưởng nhớ về Bác và kính dâng Bác nghìn
bông hoa việc tốt, những bông hoa tươi thắm “học tốt, chăm làm” trong vườn hoa rực rỡ.
Thế hệ trẻ hôm nay mang tên gọi của Bác Hồ “Đoàn TNCS HCM”. Chúng ta cần phải phấn
đấu hết mình để xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đưa đất nước ngày càng phát triển “Sống chiến đấu,
học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Không sợ khó khăn gian khổ, phải vượt lên trên mọi hoàn
cảnh mà Bác Hồ đã từng dạy thanh niên:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Phải càng ra sức Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Qua đây chúng ta sẽ
nghe một mẫu chuyện về tấm gương của Bác Hồ.
( Kể mẫu chuyện về Bác Hồ - nguồn sưu tầm ).
* Sức trẻ và tiến bước lên Đoàn:
Bằng thực tiễn đấu tranh sinh động và phong phú, đoàn viên thanh niên đã xây đắp nên
truyền thống đẹp đẽ của tuổi trẻ Việt Nam. Truyền thống tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ
quốc, với nhân dân. Truyền thống của đội quân xung kích kiên quyết hoàn thành mọi nhiệm vụ
cách mạng, xứng đáng với quân hâu bị của Đảng. Những truyền thống vẻ vang ấy khẳng định
phẩm chất cách mạng cao quý của thế hệ trẻ Việt Nam, khẳng định ý chí và tài năng của tuổi trẻ
trong chiến đấu giành độc lập và xây dựng CNXH. Truyền thống đó được xây dựng nên bằng sự
hi sinh chiến đấu của thanh niên, của bao anh hùng liệt sĩ đã cống hiến tuổi thanh xuân cho lý
tưởng vĩ đại cao quý.
Trong khoảnh khắc hôm nay, hoà đập của trái tim hướng về tổ quốc, một niềm tin, chung
một tình yêu với lý tưởng của Đoàn, thế hệ trẻ Việt Nam ghi lòng tác dạ công ơn trời biển của
Trường THCS Phan Châu Trinh 15 Người viết: Thái Văn
Mẫn
Tác giả Thái Văn Mẫn
Đảng và Bác Hồ kính yêu. Có sự lãnh đạo và giáo dục của Đảng, của Bác Hồ mới có thế hệ trẻ
thanh niên HCM ngày càng không ngừng trưởng thành, tuổi trẻ Việt Nam sung sướng và tự hào
được chiến đấu dưới là cờ bách chiến bách thắng của Đảng, tuổi trẻ Việt Nam thế hệ Hồ Chí
Minh nói chung, tuổi trẻ An Minh nói riêng không ngừng sống chiến đấu, lao động và học tập
theo gương Bác Hồ vĩ đại.
Để xứng đáng hơn nữa, các em đội viên hãy cùng nhau “Tiến bước lên Đoàn”.
* Múa đồng diễn bài “ Trống Cơm”.
*LỄ KẾT NẠP ĐOÀN VIÊN MỚI
- Công tác phát triển lực lượng:
Điểm mới: Đầu năm học, chi đoàn thu thập thông tin độ tuổi học sinh (chủ yếu khối
lớp 9) sẽ đủ 15 tuổi + 1 ngày vào dịp 26/03 hay 19/05 của năm kế tiếp. Từ đó, theo dõi quá

trình học tập rèn luyện phấn đấu của cá nhân học sinh; chi đoàn tổ chức gặp gỡ định hướng,
cảm tình đoàn cho các em; phân công đoàn viên giáo viên là chủ nhiệm lớp theo dõi, động
viên khích lệ các em trong vai trò người đoàn viên đi trước, Qua xem xét, chi đoàn phối kết
hợp với đoàn cơ sở tổ chức mở lớp cảm tình đoàn cho đối tượng và đến các dịp 26/03 hoặc
19/05 sẽ tiến hành lễ kết nạp đoàn viên mới trước sự chứng kiến của toàn thể học sinh, hội
đồng sư phạm. Như thế sẽ khơi dậy niềm tự hào vinh dự vô biên cho đoàn viên mới, còn lớp
lớp học sinh bên dưới bị thu hút bởi sự khát khao, ước muốn trưởng thành như các bạn đã là
đoàn viên làm thôi thúc trong trái tim các em một ước muốn cháy bỏng: vào Đoàn.
Với cách làm như vậy, năm học 2011-2012 chi đoàn đã tiến hành kết nạp được 35
đoàn viên học sinh tiến bộ, có học lực từ Khá trở lên vào đoàn. Gần đây nhất, vào dịp
26/03/2013 chi đoàn tiến hành kết nạp 12 đoàn viên học sinh, và dự kiến đến 19/05/2013 tiếp
tục kết nạp khoảng 20 đội viên ưu tú nữa vào đoàn.
Với lực lượng lớn mạnh như vậy, những nhiệm vụ đoàn, những phong trào trẻ hằng
năm chi đoàn đều hoàn thành xuất sắc và được huyện đoàn khen thưởng.
- Hình ảnh lễ kết nạp Đoàn viên mới:
Chương trình chính được tổ chức theo quy trình của TW đoàn hướng dẫn

Trường THCS Phan Châu Trinh 16 Người viết: Thái Văn
Mẫn
Tác giả Thái Văn Mẫn
Tổng kết lớp cảm tình đoàn (trái), đội viên trưởng thành đội tháo khăn quàng đỏ(phải)
Quang cảnh buổi lễ kếp nạp đoàn với sự chứng kiến của gần 400 học sinh, tập thể sư
phạm và đại diện đoàn cấp trên.

Gắn huy hiệu đoàn (trái) và đoàn viên mới tuyên thệ trước chân dung Bác Hồ (phải)
1.6 CHƯƠNG TRÌNH:
SINH HỌAT TRUYỂN THỐNG ĐỘI 15-5
*BÀI PHÁT BIỂU CỦA ĐOÀN THANH NIÊN GIÁO DỤC HỌC SINH:
Quê hương việt Nam , với cuộc sống của người dân lành trên mãnh đất ruộng vườn, hai mùa
mưa nắng,quanh năm làm ruộng chuyên cần, yêu làng, yêu nước.

Từ ngày thực dân Pháp xâm lược, thiếu nhi lầm than, đen tối. Nhưng từ khi Đảng ra đời,
thiếu nhi Việt Nam đã tự thành lập tổ chức Hồng Nhi Đòan, Đồng Tử Quân, Đội thiếu nhi Cảnh
Đế… để hoạt động theo các tổ chức cách mạng của Đảng trong các phong trào lớn như phong trào
Xô Viết Nghệ Tĩnh. Đó là những cộng sản nhỏ tuổi đầu tiên, những tổ chức tiền thân của Đội.
Sau này đến ngày 15/5/1941, tại Cao Bằng theo chỉ thị của Đảng tổ chức Đội Thiếu Niên
Tiền Phong và Đội Nhi Đồng Cứu Vọng được đặt tên cho tổ chức Đội. Từ đó Đội TNTP mang
nặng lời thề giúp đánh Tây, đuổi Nhật, làm cho Việt Nam hòan toàn độc lập, giữ gìn bí mật và
trung thành với Đội, trang sử vẻ vang của Đội mở ra từ đấy và tiếp tục tô điểm cho những bước
thăng trầm của lịch sử dân tộc. Sau nhiều lần đổi tên, đến nay Đội ta được vinh quang mang tên
Đội TNTP HCM và Đội Nhi Đồng Hồ Chí Minh.
Những năm qua, vâng lời Bác Hồ dạy lớp lớp thiếu niên và nhi đồng Việt Nam đã thực hiện
tốt 5 Điều Bác Hồ dạy. Bao cá nhân và tập thể thi đua thực hiện phong trào “người tốt việc tốt” nở
rộ thành vườn hoa tươi thắm.
Mỗi đội viên mãi mãi không quên tấm gương anh hùng dũng cảm của Kim Đồng, Nguyễn
Bá Ngọc, Phạm Ngọc Đa, Lê Văn Tám,…đặc biệt là tấm gương vượt khó học giỏi của Nguyễn
Ngọc Kí. Những gương mặt rạng hồng hôm nay sẽ tiếp bước đàn anh tô điểm thêm cho trang sử
Đội ta ngày càng tươi sáng hơn.
Trường THCS Phan Châu Trinh 17 Người viết: Thái Văn
Mẫn
Tác giả Thái Văn Mẫn
Kỷ niệm 15/5 ngày thành lập Đội. Trong những ngày tháng rợp trời hoa phượng đỏ. Đội
viên sẽ không quên lời Bác dạy. Càng không thể bồi hồi nhớ lại người cha quê ở Kim Liên-Nam
Đàn-đất đỏ Nghệ An.
Tháng năm mười chín rồi đây
Ngày sinh nhật Bác nắng đầy tiếng chim.
Các bạn ơi! Hòa cùng ngày lễ hôm nay chúng ta không thể nào quên được bác Hồ kính yêu:
Bác Hồ cha của chúng con
Hồn của muôn hồn
Cho con được ôm hôn má Bác
Hôn chòm râu mát rươi hòa bình.

Ô! Cái tên thân thương Hồ Chí Minh, làm trong sáng hồn chúng con, bao đứa trẻ thơ ngây,
Bác đứng đó dang rộng đôi bàn tay thương mến. Bác còn đấy hơi thở của quê hương.
“Bác vẫn về nơi đàn cháu nhỏ, ấm động tình người
Tiếng Bác ngàn xưa vẫn kể chuyện ngâm thơ.”
“Ai yêu Nhi đồng bắng Bác Hồ Chí Minh
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng chúng em nhi đồng”.
“Chúng con chưa một lần ra thăm lăng Bác
Chưa đến làng sen nơi Bác kính yêu.”
Nhưng lòng chúng con luôn hướng về người, hướng về nơi thân thương nhất để nghe tim
mình rạo rực tiếng yêu thương để sáng tháng năm không còn bỡ ngỡ, Bến Nhà Rồng người ở mãi
không đi.
Hôm nay chúng con tụ hội về đây, cùng bao thầy bạn thân quen. Bác ơi, Bác ở thủ đô Bác
có nhớ chúng con không?
Như đỉnh non cao tự giấu mình
Bác mong con cháu mau khôn lớn
Nối bước cha anh bước kịp mình
Ôi! Cái tên thân thương Hồ Chí Minh.
Trường THCS Phan Châu Trinh 18 Người viết: Thái Văn
Mẫn
Tác giả Thái Văn Mẫn
Theo lời Bác dạy, đội viên học sinh và giáo viên Trương THCS thị trấn Thứ 11 sẵng sàng
học thật tốt để có nhiều cháu ngoan Bác Hồ, có nhiều giáo viên trẻ giỏi cho thỏa lòng mong đợi của
Bác.
*VĂN NGHỆ:
-Hành khúc Đội (Phong Nhã và Phạm Tuyên)
-Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai.
1.7 CHƯƠNG TRÌNH:
PHÚT SINH HỌAT TRUYỂN THỐNG TƯỞNG NHỚ BÁC HỒ 19-5
*BÀI TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC CHO HỌC SINH CỦA ĐOÀN THANH NIÊN:
Bác Hồ cha của chúng con

Hồn của muôn hồn
Cho con được ôm hôn má Bác
Hôn chòm râu mát rượi hòa bình.
Ô! Cái tên thân thương Hồ Chí Minh, làm trong sáng hồn chúng con, bao đứa trẻ thơ ngây,
Bác đứng đó dang rộng đôi bàn tay thương mến. Bác còn đấy hơi thở của quê hương.
“Bác vẫn về nơi đàn cháu nhỏ, ấm động tình người
Tiếng Bác ngàn xưa vẫn kể chuyện ngâm thơ.”
“Chúng con chưa một lần ra thăm lăng Bác
Chưa đến làng Sen nơi Bác kính yêu.”
Nhưng lòng chúng con luôn hướng về người, hướng về nơi thân thương nhất để nghe tim
mình rạo rực tiếng yêu thương để tháng năm không còn bỡ ngỡ, Bến Nhà Rồng người ở mãi không
đi.
Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
Miền Nam đang thắng mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm thấy Bác cười.
Hôm nay chúng con tụ hội về đây. Bạn trai, bạn gái, cháu ngoan Bác Hồ. Bác ơi! Ở thủ đô,
bận nhiều việc, Bác có làm thơ nhi đồng.
Trường THCS Phan Châu Trinh 19 Người viết: Thái Văn
Mẫn
Tác giả Thái Văn Mẫn
Giữa ngày hội lớn tưng bừng hôm nay, chúng con kính dâng Bác ngàn bông hoa việc tốt.
Những bông hoa tươi thắm chăm học, chăm làm trong vườn hoa rực rỡ. Chắp cho chúng con thêm
đôi cánh, bay về thủ đô thăm Bác kính yêu.
Trời xanh, mây trắng, gió quê hương lồng lộng
Hãy nâng cánh ta bay nhanh về với Bác.
Chúng con đang ngồi trên những chuyến tàu hành trình về quê Bác, mang những ước mơ
hoài bảo của tuổi trẻ, mang những thành tích nổi bật của mình. Lòng nôn nóng, muốn đến nhanh
quê Bác đế kịp mừng sinh nhật lấn thứ 119 của Bác kính yêu.
Chúng con cảm thấy như mình đang:
Lớn cao lên, bay bổng, diệu kỳ

Trên đường dài, hai cánh đỡ ta đi!
*VĂN NGHỆ:
-Ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng chúng em nhi đồng.
-Hoa thơm dâng Bác.
*KỂ CHUYỆN BÁC HỒ.
1.8 CHƯƠNG TRÌNH 8:
PHÚT SINH HỌAT TRUYỂN THỐNG LIÊN HOAN
CHÁU NGOAN BÁC HỒ
*BÀI PHÁT BIỂU:
Trong phút trang nghiêm, giữa ngày hội mừng công chúng cháu hướng lên ảnh Bác kính
yêu.
Bác Hồ cha của chúng con
Hồn của muôn hồn (XEM LẠI BỊ TRÙNG ĐOẠN TRÊN)
Cho con được ôm hôn má Bác
Hôn chòm râu mát rươi hòa bình.
Ôi cái tên thân thương Hồ Chí Minh làm trong sáng trong lòng chúng Cháu bao đứa trẻ thơ
ngây.
Bác đứng đó dang rộng bàn tay yêu mến
Trường THCS Phan Châu Trinh 20 Người viết: Thái Văn
Mẫn
Tác giả Thái Văn Mẫn
Bác còn đây hoi thở quê hương.
Hôm nay chúng cháu tụ hội về đây, bạn trai, bạn gái là những con ngoan trò giỏi, đội viên
tích cực, những bông hoa cháu ngoan Bác Hồ! Bác ở thủ đô, dù bận trăm công nghìn việc Bác vẫn
làm thơ nhi đồng.
Giờ đây những thiếu nhi và tập thể Liên đội Trường THCS thị trấn Thứ 11đã nối tiếp nhau
làm vẻ vang thêm truyền thống Đội ta những gương mặt rạng hồng, những đôi mắt long lanh tràn
đầy sức sống của mỗi đội viên, những bông hoa tiêu biểu Cháu Ngoan Bác Hồ đã chắp thêm cho
đôi cánh diệu kỳ, cho khí thế Đội ta vươn tới tầm cao của đất nước.
Các bạn ơi! Trong không khí ngày hội hôm nay dưới lá cờ, vẻ vang của Đội, đội ngũ chúng

ta trùng trùng tiếp bước nguyện mãi là những cháu ngoan của Bác, làm những việc tốt, bao điều
hay, viết tiếp những trang sử vẻ vang của Đội ta.
* Hát: -Hoa thơm dâng Bác.
*LỄ CÔNG NHẬN CHÁU NGOAN BÁC HỒ.
*TRAO QUÀ, PHẦN THƯỞNG:
1.9 CHƯƠNG TRÌNH 9:
TỰ HÀO DI SẢN THẾ GIỚI TRONG LÒNG QUÊ HƯƠNG.
* Khu đền tháp Mỹ Sơn - Di sản văn hoá thế giới
(Do khuôn khổ bài viết nên xin phép được trình bày sơ lược về hai địa danh Hội An – Mỹ
Sơn, thông tin thêm mời bạn đọc xem thêm tại địa chỉ )
Khu đền tháp Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, nằm cách thành phố Hội
An 45km về phía Tây, cách thành phố Đà Nẵng 70km về phía Tây Nam.
Bắt đầu từ những thế kỷ đầu công nguyên, trên dải đất miền Trung - Việt Nam đã nảy
sinh và phát sáng rực rỡ một nền văn hoá Chămpa độc đáo. Trong đó, vùng đất Quảng
Nam với tên gọi xưa là Amaravati, được các văn bia cổ nhắc đến như là trái tim của
vương quốc Chămpa trong một giai đoạn khá dài.
Do thiên tai, địch họa và sự tàn phá của bom đạn chiến tranh, đến nay Mỹ Sơn chỉ giữ
lại được khoảng gần 20 tháp. Tuy nhiên, tất cả tài liệu bia ký, kết quả khảo cổ, dấu tích
vật chất còn lưu lại tại Mỹ Sơn và một số bảo tàng trong nước như bảo tàng Chămpa Đà
Nẵng, bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh cũng đủ làm cho chúng ta vô cùng
thán phục về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và trang trí của người Chămpa cổ xưa. Đặc
Trường THCS Phan Châu Trinh 21 Người viết: Thái Văn
Mẫn
Tác giả Thái Văn Mẫn
biệt, cho đến nay kỹ thuật kết dính vật liệu không có mạch hồ trong việc xây dựng đền
tháp ở Mỹ Sơn vẫn là một bí ẩn luôn kích thích sự tìm tòi, nghiên cứu và đam mê khám
phá của các nhà khoa học cũng như đối với mỗi chúng ta.
Phố cổ Hội An - Di sản văn hoá thế giới
Thành Phố Hội An nằm bên bờ sông Thu Bồn. Nơi đây xưa kia đã có một thời nổi
tiếng với tên gọi Faifoo mà các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Ðào Nha, Italia

v.v đã biết đến từ thế kỷ 16, 17. Từ thời đó, thương cảng Hội An đã thịnh vượng, là trung
tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á, một trong những trạm đỗ chính của thương
thuyền vùng Viễn Ðông.
Tài nguyên thiên niên nổi bật:
Hội An có 7 km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch và 01 ngư
trường khá rộng với nguồn hải sản khá dồi dào, có đảo Cù Lao Chàm (rộng 1.591 ha) với
nguồn đặc sản Yến Sào nổi tiếng, đồng thời là nơi rất thuận lợi để phát triển du lịch sinh
thái Biển- Đảo và làng nghề.
Nét chính về Mỹ Sơn và Hội An

Làng gốm Thanh Hà Làng rau Trà Quế (Hội An)
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sau khi tổ chức những chương trình trên nhằm giúp học sinh ôn lại truyền thồng lịch sử, kết
quả đạt được như sau:
-Chi đoàn Trường đã tỗ chức được 9 lượt trong năm.
-Có 100% đoàn viên, đội viên tham gia.
NĂM HỌC
Số lượng học sinh
yêu thích môn lịch sử
Số lượng học sinh
nhớ được các ngày lễ
Số lượng
học sinh tham gia
2010-2011 50% 40% 60%
2011-2012 90% 95% 100%
VII. KẾT LUẬN:
Giải pháp trên nhằm hướng đến mục đích giáo dục học sinh truyền thống lịch sử các ngày lễ
trọng đại trong năm và giúp học sinh yêu thích học môn lịch sử trong khi kiến thức lịch sử của học
sinh trong trường học còn thấp.
Trường THCS Phan Châu Trinh 22 Người viết: Thái Văn

Mẫn
Tác giả Thái Văn Mẫn
Lồng ghép được chương trình sinh hoạt, hoạt động của đoàn thanh niên vào dịp trọng đại
của năm học.
Một mặt giúp công tác tuyên truyền giáo dục của đoàn thanh niên trong trường học đạt hiệu
quả cao hơn.
Qua hai năm thử nghiệm chương trình tổ chức các buổi lễ ôn lại truyền thồng lịch sử các
ngày lễ lớn tôi rút ra một kinh nghiệm rằng: Để giáo dục học sinh truyền thống yêu quê hương, đất
nước, con người và truyền thống lịch sử thì công tác tuyên truyền giáo dục của Đoàn thanh niên rất
quan trọng. Để công tác này ngày càng có chiều sâu và đạt hiệu quả cao thì việc tổ chức các phong
trào ôn lại truyền thống lịch sử là điều rất cần thiết.
Trên đây là một sáng kiến của tôi. Hoan nghênh quý vị đồng nghiệp đã đọc, đóng góp ý kiến
cho tôi và thử nghiệm, áp dụng trong những năm tới. Cũng trong lời kết này, tôi muốn bạn đọc
không nên coi các đoạn chương trình trên là tổng thể, là tất cả những gì mình muốn trong một
chương trình hoạt động của chi đoàn, mà chỉ là gợi ý nội dung thực hiện. Tuy nhiên, bên cạnh sự
thành công trong công việc trên đây, tôi còn nhận ra rằng vai trò của người cán bộ Đoàn với tâm
huyết, khả năng thuyết phục người nghe, kỹ năng bao quát không gian sinh hoạt, có tình cảm trách
nhiệm vào nội dung buổi lễ, nghệ thuật thổi hồn cảm xúc cho học sinh… là yếu tố quan trọng
ngang bằng với việc thiết kế xây dựng chương trình sinh hoạt mà người dẫn chương trình cần có và
cần làm được.
VIII. KIẾN NGHỊ
- Đề tài mang tính giáo dục học sinh nên có thể áp dụng trong mỗi Trường học THCS trong
toàn huyện Duy Xuyên, cũng có thể áp dụng trong Trường THPT.
- Kiến nghị đến Phòng giáo dục, huyện Đoàn Duy Xuyên cần phát động những phong trào
mang tính chất ôn lại truyền thống lịch sử cho học sinh xuyên suốt các dịp trọng đại toàn năm học.
- Mở các đợt bồi dưỡng về công tác Thanh vận, kỹ năng hoạt động Đoàn, kỹ năng thuyết
trình, dẫn chương trình… cho giáo viên kiêm nhiệm công tác Đoàn thanh niên trong trường học.
IX. PHỤ LỤC
Hình ảnh hoạt động Đoàn:


Trường THCS Phan Châu Trinh 23 Người viết: Thái Văn
Mẫn
Tác giả Thái Văn Mẫn

Hành quân về nguồn Truy tìm địa chỉ đỏ - Tượng đài Thanh Châu
X. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Luật giáo dục (thông qua ngày 25-11-2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-
2010) NXB ST
- Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Hướng dẫn kỹ năng nghiệp vụ công tác tổ chức của Đoàn Nhà xuất bản :Thanh Niên

Năm xuất bản :2008
- Trung tâm bảo tồn di sản–di tích Quảng Nam, Kỷ yếu Hội An – Mỹ Sơn, năm 2003.
- Website: www.dulichphocohoian.com
XI. MỤC LỤC
XII. PHIẾU ĐÁNH GIÁ
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
Thái Văn Mẫn

Trường THCS Phan Châu Trinh 24 Người viết: Thái Văn
Mẫn

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×