Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Báo cáo thực tập tại Trường THCS Đồng Tâm xã Đồng Tâm huyện Bắc Quang tỉnh Hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.4 KB, 40 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lời nói đầu
"Học phải đi đôi với hành" – quan điểm ấy dù là ở cấp học, bậc học,
nghành học hay loại hình trường học nào cũng đều luôn đúng. Bởi kiến thức
sách vở dù có cụ thể, tỉ mỉ đến đâu cũng không thể lột tả được hết cái phong phú
của thực tế; lý luận dù nhiều thế nào nếu không được áp dụng thì cũng chỉ là lý
luận suông; “sự học” mà thiếu đi kinh nghiệm thực tiễn thì cũng là sự học chưa
hoàn chỉnh.
Có lẽ cũng vì thế mà thực tập cuối khoá đối với bậc đại học – nơi đào tạo
ra những người lao động tương lai – mang một ý nghĩa hết sức quan trọng. Đó là
cơ hội để sinh viên có thể trực tiếp tham gia tác nghiệp, một mặt tạo điều kiện
cho sinh viên được vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế, mặt khác giúp họ
thấy được cái phong phú, phức tạp và khác biệt của thực tiễn so với lý luận để
qua đó có được cái nhìn đúng mực và đầy đủ hơn về công việc và nghề nghiệp
trong tương lai.
Hiểu được ý nghĩa đó, là cử nhân quản lý giáo dục tương lai, em lựa
chọn trường học – nơi hoạt động giáo dục diễn ra sôi nổi nhất – làm địa điểm
thực tập. Đồng thời, khi lựa chọn trường THCS Đồng Tâm - huyện Bắc Quang -
tỉnh Hà Giang, một ngôi trường phổ thông vùng cao, em hi vọng rằng mình sẽ
có được cái nhìn mới, có thể nhìn thấy một góc khác của bức tranh giáo dục, có
được sự hiểu biết đầy đủ hơn về thực tế phong phú của các hoạt động giáo dục
cũng như quản lý giáo dục; mặt khác, em cũng tin tưởng và hi vọng rằng sự
thuận lợi và các mối liên hệ mật thiết với quê hương sẽ giúp em đạt được kết
quả tốt nhất trong đợt thực tập này.
Bài báo cáo sau đây không chỉ là thành quả của riêng bản thân em mà
còn là kết quả của sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của tập thể cán bộ, giáo
viên trường THCS Đồng Tâm, đặc biệt là thầy Lý Tuyên Huấn - phó Hiệu
trưởng nhà trường và sự hướng dẫn, góp ý của cô Nguyễn Thị Tuyết Hạnh –
1
giảng viên trường Học Viện Quản Lý Giáo Dục. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn
chân thành nhất tới các tập thể, cá nhân đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này.


Bài báo cáo của em bao gồm 3 phần với các nội dung chính sau đây:
Phần 1: phần mở đầu
- Lời mở đầu
- Tổng quan về địa điểm thực tập
- Danh mục các nội dung thực tập chính.
Phần 2. Phần nội dung
- Những kiến thức lý thuyết QLGD liên quan đến nội dung thực tập
- Những công việc liên quan đến nội dung thực tập và kết quả thu được
trong quá trình thực tập
- Đánh giá chung
Phần 3. Kết luận và khuyến nghị
- Bài học kinh nghiệm
- Khuyến nghị
- Kết luận
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian thực tập không nhiều, tầm
hiểu biết về lý luận và thực tiễn cò nhiều hạn chế, bài báo cáo lại được hoàn
thành trong thời gian tương đối ngắn nên chắc chắn không tránh khỏi những
thiếu sót. Do đó, để bài báo cáo hoàn thiện hơn, em rất mong nhận được sự quan
tâm góp ý của thầy, cô và bạn đọc.
Em xin trân thành cảm ơn!
2
II. Tổng quan về địa điểm thực tập
1. Về trường THCS Đồng Tâm - xã Đồng Tâm - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà
giang.
1.1. Giới thiệu chung
− Bắc Quang là huyện cửa ngõ phía Nam đầu tiên của tỉnh Hà Giang, nằm
trên quốc lộ số 2, cách thành phố Hà Giang 60km về phía Bắc. Tuy được đánh
giá là một trong những huyện năng động và phát triển nhất của tỉnh nhưng xét
về mặt bằng chung, đời sống của người dân nơi đây vẫn còn gặp rất nhiều khó
khăn, vất vả.

− Tách từ đơn vị tiền thân là trường PTCS Đồng Tâm, Trường THCS Đồng
Tâm được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2004 theo quyết
định của UBND huyện Bắc Quang. Là trường THCS đầu tiên và duy nhất trên
địa bàn xã Đồng Tâm – một xã vùng cao còn tương đối khó khăn nằm ở phía
Đông Nam của huyện Bắc Quang - nên mặc dù nhận được rất nhiều sự quan
tâm của các cấp uỷ chính quyền nhưng cho đến nay nhà trường vẫn gặp phải rất
nhiều khó khăn, thiếu thốn:
+ Quy mô nhỏ hẹp (bao gồm 8 lớp chia đều cho 4 cấp học)
+ Cơ sở vật chất còn thiếu và yếu: phòng học tuy đủ về số lượng
nhưng chất lượng chưa đảm bảo, các phòng chức năng cũng chưa
đáp ứng được yêu cầu (trường có 8 phòng học, 1 phòng thí nghiệm
- thư viện, 6 phòng ban chức năng và 1 khu bán trú)
+ Ngoài ra, do đặc thù của một trường miền núi ( dân cư không tập
trung, đường xá đi lại khó khăn, HS lại củ yếu là người dân tộc
thiểu số nên việc đảm bảo sĩ số cũng như việc tổ chức các hoạt
động giáo dục luôn là một thách thức không nhỏ).
Tuy nhiên, ý thức được trọng trách và vai trò của mình, những năm qua, tập thể
cán bộ, nhân viên nhà trường luôn cố gắng từng bước khắc phục hoàn cảnh để
thực hiện một cách tốt nhất có thể nhiệm vụ "cõng chữ" mà Đảng, Nhà nước và
Nghành giao phó, để làm sao đem được ánh sáng văn hoá đến cho người dân,
3
cùng người dân lấy "cái chữ", lấy tri thức đẩy lùi đói nghèo, lạc hậu, cải thiện
đời sống.
1.2. Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của trường THCS Đồng Tâm
− Vị trí: Trường THCS Đồng Tâm là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống
giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu
riêng.
− Nhiệm vụ và quyền hạn:
Trường THCS Đồng Tâm thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn được quy
định trong Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học

( ban hành kèm thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT) như sau:
+ Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo
mục tiêu, chương trình giáo dục cấp THCS do Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt
động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng
giáo dục.
+ Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật.
+ Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường;
quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân
công.
+ Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục.
Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động
giáo dục.
+ Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy
định của Nhà nước.
+ Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã
hội.
+ Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục.
4
+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp
luật.
1.3. Cơ cấu tổ chức và biên chế
Trường bao gồm:
− 8 lớp, chia đề cho 4 khối học, trong đó:
+ Khối 6: 2 lớp
+ Khối 7: 2 lớp
+ Khối 8: 2 lớp
+ Khối 9: 2 lớp
− 21 cán bộ giáo viên. Trong đó:

+ 16 GV trực tiếp giảng dạy
+ 1 GV phụ trách đoàn đội
+ 2 CBQL (1 Hiệu trưởng, 1 phó Hiệu trưởng)
+ 2 Nhân viên (1 bảo vệ, 1 thiết bị thư viện)
− 2 tổ chuyên môn:
+ Tổ tự nhiên
+ Tổ xã hội
2.Về vị trí thực tập - phó Hiệu trưởng trường THCS Đồng Tâm
Nhiệm vụ, quyền hạn: do hoàn cảnh của nhà trường (Hiệu trưởng đương nhiệm
sẽ bắt đầu nghỉ hưu trước tuổi từ ngày 1/1/2012) nên thầy Phó Hiệu trưởng sẽ
đóng vai trò quyền Hiệu trưởng, bên cạnh các nhiệm vụ và quyền hạn của Phó
Hiệu trưởng, thầy cũng phải đảm nhận các nhiệm vụ cũng như có các quyền hạn
giống như một Hiệu trưởng. Cụ thể như sau:
− Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Hiệu trưởng:
+ Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ
được Hiệu trưởng phân công.
+ Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc
được giao
5
+ Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi
được Hiệu trưởng uỷ quyền
+ Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
− Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng:
+ Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường
+ Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường
+ Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức
thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả
thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền
+ Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn

trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành
viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định
+ Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công
tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công
tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc
tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận,
điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước
+ Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ
chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận
học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh
tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết
định khen thưởng, kỷ luật học sinh
+ Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường
+ Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên,
nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt
động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của
6
nhà trường
+ Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của
ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường
+ Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
III. Danh mục các nội dung thực tập
Với vai trò là trợ lý cho Phó Hiệu trưởng, trên cơ sở thống nhất với BGH và
thầy hướng dẫn, em được phân công và có cơ hội tham gia thực hiện một số
công việc sau:
− Tham gia công tác tổ chức kỳ thi học kỳ I
− Tham gia công tác quản lý học sinh: quản lý sĩ số, quản lý học sinh bán
trú
− Tham gia xây dựng một số văn bản hành chính thông thường: kế hoạch,

báo cáo
− Tham gia công tác kiểm tra nội bộ trường học.
− Tham gia công tác phổ cập giáo dục
PHẦN NỘI DUNG
I. Các căn cứ và kiến thức tổng quát liên quan đến nội dung thực tập.
1. Các kiến thức lý thuyết
− Quản lý: Có rất nhiều khái niệm khác nhau về quản lý, trong khuôn khổ
bản báo cáo cáo này em xin sử dụng khái niệm quản lý sau đây: quản lý là
tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể
quản lý trong tổ chức, làm cho tổ chức đó vận động và đạt được mục tiêu
của tổ chức.
− Quản lý giáo dục: là sự tác động có ý thức, của chủ thể quản lý tới khách
thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục tới kết
7
quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất.
− Quản lý nhà trường: Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục
của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình đưa nhà trường vận hành
theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo
đối với nghành giáo dục, đối với thế hệ trẻ và đối với từng học sinh.
Quản lý nhà trường là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp,
tổ chức các hoạt độngcủa giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục
khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất
lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường.
− Phương pháp quản lý giáo dục: có thể hiểu phương pháp quản lý giáo dục
là các biện pháp, thủ thuật của cơ quan quản lý giáo dục các cấp, của
người quản lý áp dụng nhằm thực hiện mục tiêu quản lý đã dự kiến
Có 3 phương pháp cơ bản thường được vận dụng trong giáo dục:
+ Phương pháp tổ chức - hành chính
+ Phương pháp tâm lý xã hội
+ Phương pháp kinh tế

− Nguyên tắc quản lý nhà trường:
+ Tính pháp chế
+ Tính khoa học
+ Tập trung dân chủ
+ Kết hợp quản lý theo nghành với quản lý theo lãnh thổ
− Nhiệm vụ và quyền hạn của trường THCS
+ Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo
chương trình
+ Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; tham gia tuyển dung và điều
động giáo viên, cán bộ, nhân viên.
+ Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường,
quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8
+ Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi cộng đồng
+ Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục.
Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động
giáo dục
+ Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy
định của Nhà nước.
+ Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia các hoạt động
xã hội
+ Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chiu sự kiểm định chất lượng
giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo
dục.
+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp
luật
2. Các căn cứ pháp lý.
− Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (ban
hành kèm thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/03/2011)
− Luật giáo dục năm 2005, sửa đổi bổ xung năm 2009.

− Thông tư số 01/2011/TT-BNV quy định hướng dẫn về thể thức và kỹ
thuật trình bày văn bản hành chính.
− Quyết định số 40/2006/QĐ - BGD&ĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của
Bộ GD&ĐT Ban hành qui chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và THPT
II. Các nội dung thực tập
1. Công tác tổ chức thi học kỳ I
1.1. Các căn cứ và kiến thức lý thuyết liên quan.
Công tác tổ chức thi học kỳ I trường THCS Đồng Tâm được thực hiện theo
hướng dẫn quy định trong công văn số 367/CV-PGD của Phòng GD & ĐT
huyện Bắc Quang (hướng dẫn về việc kiểm tra và sơ kết học kỳ I)
9
− Đánh giá xếp loại hạnh kiểm, học lực: Theo quyết định số 40/2006/QĐ -
BGD&ĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ GD&ĐT Ban hành qui chế
đánh giá xếp loại học sinh THCS và THPT và Quyết định số
51/2008/QĐ-BGDĐT ngày 15/09/2008 của Bộ GD&ĐT, đồng thời kết
hợp với việc thực hiện nội dung GD ngoại khóa để xem xét loại học lực,
hạnh kiểm cho học sinh.
− Đề kiểm tra học kỳ I: Mỗi trường thành lập một hội đồng coi, chấm bài
kiểm tra theo qui chế thi tốt nghiệp của Bộ GD - ĐT. Phòng GD&ĐT ra
quyết định thành lập các hội đồng coi, chấm bài kiểm tra:
+ Đối với các lớp 6,7, 8: Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức ra đề 8
môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và
Tiếng Anh. Đề kiểm tra phát đến tay học sinh. Các môn còn lại nhà
trường tự ra đề và bố trí thời gian kiểm tra. Các trường bố trí theo
hình thức coi chéo giữa các môn, lớp. Ban lãnh đạo 03 người (1 chủ
tịch, 1 phó chủ tịch, 1 thư ký) và người coi chấm, phục vụ, bảo vệ
đều là người sở tại.
+ Đối với lớp 9: Sở GD&ĐT ra đề 8 môn: Toán, Vật lý, Hóa học,
Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và Tiếng Anh. Đề phát đến tay
học sinh (các môn do sở GD&ĐT ra đề). Các môn còn lại nhà

trường tự ra đề và bố trí thời gian kiểm tra.
Các môn trường tự ra đề cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Kiểm tra những kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng và kỹ năng
thực hành của học sinh trong phạm vi môn học. Cấu trúc đề: 20%
trắc nghiệm và 80% tự luận
+ Nội dung kiểm tra phải đảm bảo tính khoa học, chính xác chặt chẽ,
đảm bảo đúng mức độ yêu cầu về kiến thức, về kỹ năng đã được
xác định trong chương trình và SGK của các môn học.
10
+ Lời văn, câu chữ không sai sót.
+ Phân loại được trình độ học sinh: Phù hợp với đối tượng học sinh
và thời gian qui định đối với từng môn học:
− Lịch kiểm tra
+ Theo đề của Phòng GD&ĐT (lớp 6, 7, 8)
Ngày kiểm
tra
Buổi Lớp Môn
Thời gian tính giờ
làm bài
Thời gian làm
bài
15/12/2011
Sáng 6, 7, 8
Ngữ văn
Sinh học
7h30’
9h30’
90 phút
45 phút
Chiều 6, 7, 8

Lịch sử
Vật lý
14h00’
15h15’
45 phút
45 phút
16/12/2011
Sáng 6, 7, 8
Toán
Tiếng Anh
7h30’
9h30’
90 phút
45 phút
Chiều 6,7, 8
Địa lý
Hóa Học
14h00’
15h15’
45 phút
45 phút
+ Theo đề của sở GD&ĐT( Lớp 9)
Ngày kiểm tra Thời gian Môn Thời gian làm bài
28/12/2011
Sáng 7h 30' Ngữ văn 90 phút
Sáng 10h 00' Sinh học 45 phút
Chiều 14h 00' Lịch sử 45 phút
Chiều 15h 30' Vật lý 45 phút
29/12/2011
Sáng 7h 30' Toán 90 phút

Sáng 10h 00' Địa lý 45 phút
Chiều 14h 00' Hoá học 45 phút
Chiều 15h 30' Anh văn 45 phút
− Thời gian chấm:
+ Lớp 6,7,8 từ 24/12 đến 26/12/2011.
+ Lớp 9: 02 ngày: 30,31/12/2011.
1.2. Cách tiến hành
11
Thi học kỳ là kỳ thi nhằm đánh giá chất lượng học tập của học sinh trong suốt
kỳ học, trên cơ sở đó đánh giá chất lượng và hiệu quả của việc thực hiện công
tác giáo dục và nhiệm vụ giảng dạy của nhà trường trong suốt kỳ học. Theo đó,
thi học kỳ I còn có vai trò quan trọng giúp đánh giá, nhìn nhận kịp thời các vấn
đề còn thiếu sót trong công tác dạy và học để kịp thời có các biện pháp điều
chỉnh nhằm khắc phục, nâng cao hiệu quả giáo dục trong học kỳ II
* Công tác tổ chức thi học kỳ được trường THCS Đồng Tâm tiến hành như sau:
− Thành lập hội đồng coi, chấm thi.
− Nhận đề, bảo quản đề (đối với các bộ môn thi theo đề của Sở hoặc Phòng)
hoặc tổ chức ra đề, chọn đề (đối với các bộ môn thi theo đề của trường)
− Tiến hành các công tác chuẩn bị: chuẩn bị phòng thi; kiểm tra sĩ số học
sinh; chuẩn bị phân chia đề thi, giấy thi, giấy nháp cho từng phòng
− Tiến hành thi
− Phân công và quản lý GV chấm thi
− Báo cáo kết quả thi
* Trong thời gian thực tập, em có cơ hội tham gia công tác tổ chức kỳ thi học kỳ
I lớp 9 (ngày 28,29/12). Với cương vị là một thực tập sinh, công việc của em
trong công tác này bao gồm: thực hiện một số công việc trong công tác chuẩn bị,
tham gia hỗ trợ giám sát kỳ thi và quản lý công tác chấm thi của GV. Dưới sự
hướng dẫn của các thầy cô trong trường, đặc biệt là của thầy hướng dẫn, em
thực hiện các công việc này như sau:
− Đối với công tác chuẩn bị:

+ Kiểm tra sĩ số học sinh:
Là một trong những công việc cần thiết nhằm đảm bảo sĩ số trong các
buổi thi. Trách nhiệm của em trong công việc này là làm sao có thể kiểm tra
được nhanh nhất số lượng học sinh có mặt tham gia các buổi thi, sau đó báo cáo
với thầy phó Hiệu trưởng - chủ tịch hội đồng coi thi, để nhà trường có thể đưa ra
phương án giải quyết nhanh và kịp thời đối với các trường hợp vắng mặt của HS
12
Để thực hiện công việc này, trước hết em tìm hiểu tình hình duy trì sĩ
số của khối lớp 9 trong thời gian gần đây bằng cách kiểm tra sổ theo dõi sĩ số và
tham khảo GVCN các lớp (báo cáo trường hợp bạn Bàn Văn Đức lớp 9A nghỉ
học 2 ngày liên tục trước kỳ thi với BGH); sau đó vào đầu mỗi buổi thi, trực tiếp
điểm danh từng phòng thi để nắm bắt được số lượng học sinh tham gia.
+ Phân chia đề thi, giấy thi, giấy nháp cho từng phòng: Trên cơ sở bản
danh sách học sinh từng phòng thi, chuẩn bị đúng đề thi (môn nào), kiểm tra
mức độ bảo mật của đề, phân chia giấy thi, giấy nháp cho từng phòng, giao cho
GV được phân công coi thi.
− Trong quá trình tiến hành thi, em còn được tham gia với tư cách hỗ trợ
giám sát coi thi. Trong vai trò này, các công việc của em bao gồm:
+ Kiểm tra việc đảm bảo giờ giấc thi theo quy định chung (thời gian
phát đề, thời gian thu bài),
+ Kiểm tra việc thực hiện quy chế thi (giám thị coi thi nghiêm túc hay
không, học sinh có vi phạm quy chế thi hay không)
+ Kiểm tra bảng ghi tên ghi điểm (giám thị có cho học sinh ký nhận
vào bảng hay không, số lượng bài thi trong bảng ghi tên ghi điểm
có đúng hay không)
− Việc hỗ trợ quản lý công tác chấm bài của GV được em thực hiện như
sau:
+ Lên danh sách GV nhận bài thi và đáp án: xây dựng bảng danh sách
bao gồm các cột: họ tên, môn học, số lượng (bài thi, đề thi, đáp án,
số phách) và ký nhận. Yêu cầu tất cả các GV được phân công chấm

bài ký nhận đầy đủ sau khi nhận bài thi, đề thi, đáp án, phách để lấy
căn cứ cho việc quản lý số lượng cũng như chất lượng bài thi
+ Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho việc quản lý tốt bài thi, lập bảng danh
sách GV nộp bài thi bao gồm: họ tên, môn học, số bài nhận, số bài
nộp, ghi chú, ký nhận.
1.3. Các kỹ năng cần có.
13
− Khả năng phân tích công việc: để xác định rõ nhiệm vụ của mình và tìm
ra cách tốt nhất để thực hiện nhiêm vụ ấy
− Khả năng sử dụng tin học văn phòng
− Kỹ năng tổ chức, bố trí, phân công công việc
1.4. Kết quả đạt được
− Biết được quy trình, cách thức tiến hành một kỳ thi học kỳ cấp THCS
− Thấy được nét khác biệt trong công tác chuẩn bị thi của một trường học
vùng cao: Với đặc thù của học sinh nơi đây, ngay trong những ngày thi,
nhà trường cũng không thể lơ là việc quản lý sĩ số. Bởi ý thức về tầm
quan trọng và ý nghĩa của các kỳ thi đối với một số học sinh và phụ
huynh nơi đây còn hết sức kém, các em sẵn sàng bỏ cả kỳ thi nếu gia đình
có việc bận hoặc kỳ thi tổ chức trùng với các ngày lễ trọng của dân tộc
các em, đã có trường hợp học sinh lớp 9 nghỉ cả tuần liền, bỏ cả thi tốt
nghiệp vì ngày thi trùng với lễ trưởng thành của em. Đối với các tình
huống này, nhà trường cần đưa ra cách xử lý thích hợp nhất, phối hợp với
GVCN hoặc thậm chí cả UBND xã làm công tác vận động học sinh đến
trường, để đảm bảo sĩ số, đảm bảo việc thực hiện thành công các nhiệm
vụ giảng dạy của nhà trường.
2. Công tác quản lý học sinh
2.1. Các căn cứ và kiến thức lý thuyết liên quan
− Mục 3, điều 3 Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều
cấp học quy định : "Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh
đến trường; quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo"

là 1 trong 9 nhiệm vu, quyền hạn của trường THCS.
− “Tiếp tục duy trì và đảm bảo sĩ số học sinh” cũng là một trong các nhiệm
vụ trọng tâm trong năm học của nhà trường (quy định trong kế hoạch năm
14
học 2011 - 2012 trường THCS Đồng Tâm)
− Thông tư số 65 /2011/TTLT-BGDĐT-BTC-BKHĐT ngày 22 tháng 12
năm 2011 ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường
phổ thông dân tộc bán trú.
2.2. Cách tiến hành
Quản lý học sinh là một trong các nhiệm vụ của nhà trường cũng như của
Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng. Công tác này bao gồm rất nhiều việc: tuyển
sinh, quản lý việc thực hiện nề nếp, quản lý hoạt động học tập, việc thực hiện
các chế độ đối với học sinh, quản lý học sinh bán trú (nếu có)
Trong đợt thực tập này, em có cơ hội được làm quen với việc quản lý việc thực
hiện nề nếp của học sinh (cụ thể là quản lý sĩ số) và quản lý học sinh bán trú -
hai nội dung công việc tương đối đặc thù đối với các trường học vùng cao. Các
công việc này được em thực hiện như sau:
− Quản lý sĩ số:
Như đã nói trên, đảm bảo sĩ số luôn là một bài toán khó giải đối với giáo
dục vùng cao, với các trường học nơi đây, duy trì sĩ số luôn là một trong các
nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trong suốt năm học. Việc quản lý sĩ số được
thực hiện hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng; trách nhiệm quản lý không chỉ ở
CBQL mà còn ở cả GVCN, toàn bộ cán bộ nhân viên nhà trường và cả các cấp
ủy chính quyền địa phương.
Để thực hiện công việc này em làm như sau:
+ Hàng ngày: phân công GVCN các lớp tự theo dõi và đảm bảo sĩ số
của lớp mình. Đối với các trường hợp nghỉ học không lý do nhiều
ngày, GVCN có trách nhiệm tự tìm hiểu nguyên nhân, tổ chức đến
thăm gia đình học sinh, vận động học sinh đến lớp.
+ Hàng tuần: nhận báo cáo sĩ số từ GVCN để nắm bắt tình hình thực

hiện nề nếp của học sinh. Báo cáo với BGH các trường hợp học
sinh nghỉ học dài ngày mà GVCN đã thực hiện công tác vận động
nhưng chưa có kết quả để nhà trường tìm cách giải quyết.
15
+ Hàng tháng: Tổng hợp báo cáo sĩ số học sinh trong tháng làm cơ sở
đánh giá việc thực hiên nhiệm vụ duy trì sĩ số của nhà trường.
+ Bên cạnh đó, vào các thời điểm nhạy cảm (sau các kỳ nghỉ dài:
nghỉ tết), tiến hành kiểm tra đột xuất, triển khai công tác tăng
cường duy trì sĩ số đến toàn bộ GV, nhân viên và cả học sinh để
đảm bảo đưa các em trở lại nề nếp học tập.
− Công tác quản lý học sinh bán trú:
Học sinh bán trú cũng là một điểm tương đối đặc thù đối với các trường
vùng cao. Học sinh bán trú ở đây cần được hiểu là các đối tượng học sinh thuộc
vùng kinh tế đặc biệt khó khăn hoặc các học sinh không thể đi học và trở về nhà
trong ngày (được xét theo các tiêu chuẩn quy định trong điều 2, điều 3 thông tư
65/2011/TTLT-BGDĐT-BTC-BKHĐT có xác nhận của chính quyền địa
phương) được hỗ trợ chi phí ăn, ngủ tại khu tập thể bán trú của nhà trường.
Theo quy định trong thông tư 65, các trường học có học sinh thuộc đối
tượng trên, khi được sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên, có trách nhiệm tổ
chức khu bán trú cho học sinh, và đương nhiên cùng với nó là trách nhiệm quản
lý, đảm bảo hoạt động của khu bán trú.
Khi được phân công công việc này, dưới sự hướng dẫn của BGH, em
thực hiện như sau:
+ Kiểm tra sĩ số vào đầu mỗi tuần: đảm bảo học sinh sau 1 ngày nghỉ
mỗi tuần lại có mặt đầy đủ để tiếp tục nhiệm vụ học tập của tuần
học tiếp theo.
+ Kiểm tra việc thực hiện nề nếp hàng ngày của học sinh (giờ giấc ăn,
ngủ; việc học trên lớp vào buổi chiều, việc thực hiện nội quy khu
nội trú, bảng chấm cơm): công việc này được giao cho một cán bộ
phụ trách nuôi dưỡng, trách nhiệm của em là nhận báo cáo từ cán

bộ này, tổng hợp số liệu. Tiến hành kiếm tra theo định kỳ và kiểm
tra đột xuất để vừa đánh giá việc thực hiện nề nếp của học sinh vừa
đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ được phân công.
16
+ Kiểm tra khẩu phần ăn và các sổ sách quyết toán chi phí hàng
tháng: Tiến hành kiểm tra đột xuất để đánh giá việc đảm bảo chế độ
và khẩu phần ăn hợp lý cho học sinh. Đồng thời, đối chiếu so sánh
với sổ ghi chép mua sắm hàng ngày để đánh giá mức độ hợp lý của
các khoản chi tiêu, làm cơ sơ cho việc hoàn chỉnh báo cáo học sinh
bán trú (bảng kê mua hàng, giấy đề nghị thanh toán)
+ Hàng tháng: hoàn thiện báo cáo học sinh bán trú, bao gồm: bảng
chấm cơm, bảng kê mua hàng, giấy đề nghị thanh toán.
2.3. Các kỹ năng cần có
− Kỹ năng tổ chức, quản lý: để có thể phân công công việc cụ thể, hợp lý
cho từng người (ví dụ: phân công trách nhiệm trong công tác quản lý sĩ số
học sinh, quản lý học sinh bán trú và cán bộ phụ trách nuôi dưỡng khu
bán trú) để làm sao đem lại hiệu quả công việc cao nhất.
− Kỹ năng giải quyết vấn đề: để có thể đưa ra cách giải quyết nhanh, hợp lý
và thuyết phục nhất (tiêu biểu là trong việc giải quyết các tình huống học
sinh nghỉ học)
2.4. Kết quả đạt được
− Biết được các công việc chính của Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng trong
công tác quản lý học sinh
− Được làm quen với công tác quản lý sĩ số HS và quản lý HS bán trú.
− Có được cái nhìn đầy đủ và chân chơn về những khó khăn cũng như khác
biệt trong công tác quản lý học sinh ở các trường vùng cao.

3. Xây dựng một số văn bản hành chính thông thường
3.1. Các căn cứ, kiến thức lý thuyết liên quan
3.1.1. Một số khái niệm

17
− Văn bản hành chính thông thường dùng để truyền đạt thông tin trong hoạt
động quản lý nhà nước như: công bố hoặc thông báo về một chủ trương,
quyết định hay nội dung và kết quả hoạt động của một cơ quan, tổ chức;
ghi chép lại các ý kiến và kết luận trong các hội nghị; thông tin giao dịch
chính thức giữa các cơ quan, tổ chức hoặc giữa nhà nước với tổ chức và
công dân
− Văn bản hành chính thông thường đưa ra các quyết định quản lý, do đó
không được dùng để thay thế cho các văn bản quy phạm pháp luật hoặc
các văn bản cá biệt.
− Văn bản hành chính thông thường thường bao gồm các loại sau: Công
văn, thông báo, báo cáo, biên bản, kế hoạch, tờ trình
− Cấu trúc nội dung báo cáo bao gồm:
+ Quốc hiệu
+ Tên cơ quan ban hành
+ Số và ký hiệu
+ Địa danh và ngày tháng
+ Tên loại văn bản
+ Trích yếu nội dung báo cáo
+ Nội dung báo cáo: đặt vấn đề, nội dung, kết thúc báo cáo
+ Thẩm quyền ký
+ Con dấu hợp pháp
+ Nơi nhận
+ Các yếu tố khác (nếu có)
3.1.2. Cách thức trình bày văn bản hành chính được quy dịnh trong Thông tư
01/2011/TT-BNV (hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành
chính)
* Phông chữ trình bày văn bản
Phông chữ sử dụng trình bày văn bản trên máy vi tính là phông chữ tiếng Việt
18

của bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001.
* Khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang văn bản và vị trí trình bày
− Khổ giấy
+ Văn bản hành chính được trình bày trên khổ giấy khổ A4 (210 mm
x 297 mm).
+ Các văn bản như giấy giới thiệu, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi,
phiếu chuyển được trình bày trên khổ giấy A5 (148 mm x 210 mm)
hoặc trên giấy mẫu in sẵn (khổ A5).
− Kiểu trình bày
+ Văn bản hành chính được trình bày theo chiều dài của trang giấy
khổ A4 (định hướng bản in theo chiều dài).
+ Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được
làm thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo
chiều rộng của trang giấy (định hướng bản in theo chiều rộng).
− Định lề trang văn bản (đối với khổ giấy A4)
+ Lề trên: cách mép trên từ 20 – 25 mm.
+ Lề dưới: cách mép dưới từ 20 – 25 mm.
+ Lề trái: cách mép trái từ 30 – 35 mm.
+ Lề phải: cách mép phải từ 15 – 20 mm.
* Quốc hiệu
− Thể thức:
Quốc hiệu ghi trên văn bản bao gồm 2 dòng chữ: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM” và “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”.
− Kỹ thuật trình bày:
Quốc hiệu chiếm khoảng 1/2 trang giấy theo chiều ngang, ở phía trên, bên phải.
+ Dòng thứ nhất: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”
được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ
đứng, đậm.
19
+ Dòng thứ hai: “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” được trình bày bằng

chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14 (nếu dòng thứ nhất cỡ chữ 12,
thì dòng thứ hai cỡ chữ 13; nếu dòng thứ nhất cỡ chữ 13, thì dòng
thứ hai cỡ chữ 14), kiểu chữ đứng, đậm; được đặt canh giữa dưới
dòng thứ nhất; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các
cụm từ có gạch nối, có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét
liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ (sử dụng lệnh Draw,
không dùng lệnh Underline).
Hai dòng chữ trên được trình bày cách nhau dòng đơn.
* Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản
− Thể thức:
+ Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản bao gồm tên của cơ quan, tổ chức chủ
quản trực tiếp (nếu có) (đối với các tổ chức kinh tế có thể là công ty mẹ) và tên
của cơ quan, tổ chức ban hành văn bả
+ Tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản phải được ghi đầy đủ
hoặc được viết tắt theo quy định tại văn bản thành lập, quy định
chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy, phê
chuẩn, cấp giấy phép hoạt động hoặc công nhận tư cách pháp nhân
của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
− Kỹ thuật trình bày:
+ Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản chiếm khoảng 1/2 trang
giấy theo chiều ngang, ở phía trên, bên trái.
+ Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp được trình bày bằng chữ in
hoa, cùng cỡ chữ như cỡ chữ của Quốc hiệu, kiểu chữ đứng. Nếu
tên cơ quan, tổ chức chủ quản dài, có thể trình bày thành nhiều
dòng.
+ Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản trình bày bằng chữ in hoa,
20
cùng cỡ chữ như cỡ chữ của Quốc hiệu, kiểu chữ đứng, đậm, được
đặt canh giữa dưới tên cơ quan, tổ chức chủ quản; phía dưới có

đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của
dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ. Trường hợp tên cơ quan,
tổ chức ban hành văn bản dài có thể trình bày thành nhiều dòng
Các dòng chữ trên được trình bày cách nhau dòng đơn.
* Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản
− Thể thức:
Địa danh ghi trên văn bản là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính (tên riêng
của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh; xã, phường, thị trấn) nơi cơ quan, tổ chức đóng trụ sở; đối với những đơn
vị hành chính được đặt tên theo tên người, bằng chữ số hoặc sự kiện lịch sử thì
phải ghi tên gọi đầy đủ của đơn vị hành chính đó, cụ thể như sau:
Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức Trung ương là tên
của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ quan, tổ chức đóng trụ sở.
Ví dụ:Văn bản của Bộ Công Thương, của Công ty Điện lực 1 thuộc Tập đoàn
Điện lực Việt Nam (có trụ sở tại thành phố Hà Nội): Hà Nội,
Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh:
+ Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương: là tên của thành phố
trực thuộc Trung ương.Ví dụ: Văn bản của Ủy ban nhân dân thành
phố Hà Nội và của các sở, ban, ngành thuộc thành phố: Hà Nội
+ Đối với các tỉnh là tên của tỉnh. Ví dụ: Văn bản của Ủy ban nhân
dân tỉnh Hải Dương và của các sở, ban, ngành thuộc tỉnh (có trụ sở
tại thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương): Hải Dương
+ Trường hợp địa danh ghi trên văn bản của cơ quan thành phố thuộc
tỉnh mà tên thành phố trùng với tên tỉnh thì ghi thêm hai chữ thành
phố (TP.), ví dụ: Văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Tĩnh
(tỉnh Hà Tĩnh) và của các phòng, ban thuộc thành phố: TP. Hà
Tĩnh
21
+ Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức cấp huyện là
tên của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ví dụ: Văn bản

của Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) và của
các phòng, ban thuộc huyện: Sóc Sơn,
+ Địa danh ghi trên văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân và của các tổ chức cấp xã là tên của xã, phường, thị trấn đó, ví
dụ: Văn bản của Ủy ban nhân dân xã Kim Liên (huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An): Kim Liên,
+ Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức và đơn vị vũ
trang nhân dân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an, Bộ Quốc
phòng được thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định cụ
thể của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Ngày, tháng, năm ban hành văn bản:
+ Ngày, tháng, năm ban hành văn bản là ngày, tháng, năm văn bản
được ban hành.
+ Ngày, tháng, năm ban hành văn bản phải được viết đầy đủ; các số
chỉ ngày, tháng, năm dùng chữ số Ả-rập; đối với những số chỉ ngày
nhỏ hơn 10 và tháng 1, 2 phải ghi thêm số 0 ở trước, cụ thể:
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 02 năm 2009
Quận 1, ngày 10 tháng 02 năm 2010
− Kỹ thuật trình bày:
+ Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản được trình bày trên
cùng một dòng với số, ký hiệu văn bản, bằng chữ in thường, cỡ chữ
từ 13 đến 14, kiểu chữ nghiêng; các chữ cái đầu của địa danh phải
viết hoa; sau địa danh có dấu phẩy
+ Địa danh và ngày, tháng, năm được đặt canh giữa dưới Quốc hiệu.
* Nội dung văn bản
22
− Thể thức:
Nội dung văn bản là thành phần chủ yếu của văn bản, nội dung văn bản phải bảo
đảm những yêu cầu cơ bản sau:
+ Phù hợp với hình thức văn bản được sử dụng;

+ Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; phù hợp
với quy định của pháp luật;
+ Được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác;
+ Sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu;
+ Dùng từ ngữ tiếng Việt Nam phổ thông (không dùng từ ngữ địa
phương và từ ngữ nước ngoài nếu không thực sự cần thiết). Đối với
thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung thì phải được giải
thích trong văn bản;
+ Chỉ được viết tắt những từ, cụm từ thông dụng, những từ thuộc
ngôn ngữ tiếng Việt dễ hiểu. Đối với những từ, cụm từ được sử
dụng nhiều lần trong văn bản thì có thể viết tắt, nhưng các chữ viết
tắt lần đầu của từ, cụm từ phải được đặt trong dấu ngoặc đơn ngay
sau từ, cụm từ đó;
+ Khi viện dẫn lần đầu văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại,
số, ký hiệu văn bản, ngày, tháng, năm ban hành văn bản, tên cơ
quan, tổ chức ban hành văn bản, trích yếu nội dung văn bản (đối
với luật và pháp lệnh chỉ ghi tên loại và tên của luật, pháp lệnh), ví
dụ: “… được quy định tại Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08
tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư”; trong các
lần viện dẫn tiếp theo, chỉ ghi tên loại và số, ký hiệu của văn bản
đó;
+ Viết hoa trong văn bản hành chính được thực hiện theo quy định
viết hoa trong văn bản hành chính.
− Kỹ thuật trình bày
23
+ Phần nội dung (bản văn) được trình bày bằng chữ in thường (được
dàn đều cả hai lề), kiểu chữ đứng; cỡ chữ từ 13 đến 14 (phần lời
văn trong một văn bản phải dùng cùng một cỡ chữ); khi xuống
dòng, chữ đầu dòng phải phải lùi vào từ 1cm đến 1,27cm (1 default
tab); khoảng cách giữa các đoạn văn (paragraph) đặt tối thiểu là

6pt; khoảng cách giữa các dòng hay cách dòng (line spacing) chọn
tối thiểu từ cách dòng đơn (single line spacing) hoặc từ 15pt
(exactly line spacing) trở lên; khoảng cách tối đa giữa các dòng là
1,5 dòng (1,5 lines).
+ Đối với những văn bản có phần căn cứ pháp lý để ban hành thì sau
mỗi căn cứ phải xuống dòng, cuối dòng có dấu “chấm phẩy”, riêng
căn cứ cuối cùng kết thúc bằng dấu “phẩy”.
3.1.2. Các công văn hướng dẫn của Phòng giáo dục
− Công văn 245/CV-GD&ĐT về hướng dẫn tổ chức dạy học tự chọn
− Công văn số 401/CV-PGD ngày 27/12/2012 về việc báo cáo thống kê
giữa năm học 2011- 2012.

3.2. Cách tiến hành
Trong quá trình thực tập, em được tham gia xây dựng khá nhiều văn bản, trong
đó có thể chia thành 2 loại: kế hoạch và báo cáo. Trong phạm vi bài báo cáo, em
chỉ xin trình bày cách tiến hành một số kế hoạch và báo cáo tiêu biểu sau:
* Đối với kế hoạch:
− Kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu kém học kỳ II năm học 2011 - 2012.
Bồi dưỡng học sinh yếu kém là nhiệm vụ hàng năm của các trường phổ thông.
Công việc này được trường THCS Đông Tân thực hiện như sau:
+ Tùy điều kiện và đặc điểm hàng năm mà tiến hành khảo sát vào đầu
hoặc giữa năm học để đánh giá thực trạng số lượng học sinh yếu
kém toàn trường
24
+ Trên cơ sở xem xét thực trạng nhà trường, tiến hành xây dựng kế
hoạch bồi dưỡng học sinh yếu kém cho phù hợp.
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch.
Đối với công tác này, nhiệm vụ của em chỉ dừng ở việc hỗ trợ xây dựng kế
hoạch:
Trên cơ sở hướng dẫn của thầy hướng dẫn, xây dựng và hoàn thiện nội

dung kế hoạch, bao gồm
+ Tình hình đặc điểm (đánh giá những thuận lợi, khó khăn của nhà
trường, đặc biệt là về cơ sở vật chất và đội ngủ nhà giáo; xác định
thực trạng học sinh yếu kém trong toàn trường)
+ Phương hướng thực hiện
+ Giải pháp thực hiện
+ Hình thức tổ chức
+ Kế hoạch hoạt động (thời gian, nội dung, đối tượng, người phụ
trách).
Về hình thức: trình bày quốc huy, tên cơ quan đơn vị, địa danh, ngày
tháng năm theo đúng các quy định trong thông tư 12/2011/TT-BNV.
− Kế hoạch công tác hàng tháng
Xây dựng kế hoạch công tác ( kế hoạch chuyên môn) tháng là công việc
định kỳ hàng tháng có ý nghĩa rất quan trọng của phó Hiệu trưởng.
Trên cơ sở kế hoạch chung cho cả năm, kế hoạch học kỳ và bản đánh giá
kết quả hoạt động tháng trước, phó Hiệu trưởng có trách nhiệm xây dựng kế
hoạch công tác tháng tiếp theo bằng cách cụ thể hóa các nhiệm vụ, đưa ra
phương hướng, giải pháp thực hiện và chỉ tiêu trong tháng.
Việc này một mặt giúp cho toàn thể GV, nhân viên và HS trong trường
nắm bắt được các công việc cần thực hiện trong tháng, từ đó có thể chủ động
xây dựng kế hoạch bản thân và chuẩn bị các điều kiện cần thiết thực hiện nhiệm
vụ của mình; mặt khác, trên cơ sở các nhiệm vụ đã được xác định rõ, người quản
25

×