Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Bài thuyết trình tiếng anh cuối khóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.39 KB, 11 trang )

English Learning Series
English for study in Australia
Lesson 19: A classroom presentation
Bài 19: Thuyết trình trong lớp

Xin chào, Thanh Tùng và Kim Anh, Ban Tiếng Việt, Radio Australia, thân chào các bạn.Thưa
quí bạn, đây là loạt bài Tiếng Anh Du học ở Úc do AMES tại Melbourne, Úc, biên soạn.
Chương trình tiếng Anh gồm 26 bài này sẽ giúp bạn chuẩn bị cho thời gian du học và sinh
sống ở Úc. Khi theo dõi cuộc hành trình của bốn du học sinh tại thành phố Melbourne, bạn sẽ
thấy được những khía cạnh quan trọng của nền văn hoá và giáo dục tại Úc.

Lesson 19: A classroom presentation
Bài 19: Thuyết trình trong lớp

Trong bài học hôm nay, bạn sẽ tìm hiểu xem bạn phải chuẩn bị thế nào cho cuộc thuyết trình
và phải thuyết trình ra sao để đạt được kết quả tốt đẹp.
Nào chúng ta cùng bắt đầu. Trước tiên, bạn sẽ nghe một đoạn hội thoại bằng cả tiếng Anh lẫn
tiếng Việt. Bạn sẽ có dịp tập nói những câu và cụm từ quan trọng. Tuy nhiên, chúng tôi
khuyến khích bạn nên cố gắng tự lập lại toàn bộ cuộc hội thoại để làm quen với cách nói tiếng
Anh của người Úc bản xứ. Bạn có thể vào trang web của Đài Úc để tải toàn bộ bài hội thoại
bằng tiếng Anh.
Trong bài này, Katie, Rocky và Angel sẽ trình bày cho cả lớp nghe về những gì họ khám phá
được trong cuộc nghiên cứu.

Angel:
Good morning everyone.

Xin chào toàn thể các bạn.
Angel:
Today we’re presenting the findings of our research into student stress.


Hôm nay, chúng tôi sẽ trình bày những gì chúng tôi khám phá trong
cuộc nghiên cứu về áp lực tinh thần trong giới sinh viên.
Angel:
This presentation will last about 20 minutes. First Rocky will describe
our methodology. Then Katie will show the results of our survey and
then I’ll speak about the conclusions we drew. After that we’ll take
questions. And now I’ll hand you over to Rocky.
English Learning Series
English for study in Australia

Bài thuyết trình sẽ kéo dài khoảng 20 phút. Đầu tiên, Rocky sẽ mô tả
phương pháp nghiên cứu của chúng tôi. Kế tiếp Katie sẽ trình bày kết
quả cuộc nghiên cứu của chúng tôi rồi sau đó tôi sẽ trình bày những kết
luận được đưa ra. Sau cùng chúng tôi sẽ trả lời các thắc mắc của các
bạn. Và bây giờ tôi xin nhường lời cho Rocky.
Rocky:
Thanks Angel. As you can see, the title of our research is “Stress and
the International Student. Major causes and suggested solutions”.

Cám ơn Angel, như các bạn thấy, đề tài nghiên cứu của chúng tôi là
“áp lực tinh thần và du học sinh. Những nguyên nhân chính và các biện
pháp giải quyết được đề nghị”.
Rocky:
We polled a group of 28 international students. The respondents’ ages
ranged from 19 to 30. You can see the variety of nationalities in this
column.

Chúng tôi thăm dò 28 du học sinh. Những đối tượng này nằm trong lứa
tuổi từ 19 đến 30. Các bạn có thể thấy những quốc tịch khác nhau trong
cột này.

Rocky:
This is a copy of our questionnaire. We asked students to rate their
level of stress from zero to five. Zero was no stress and five was
extreme stress. The next question concerned…

Đây là bản câu hỏi. Chúng tôi yêu cầu các sinh viên cho biết mức độ
áp lực tinh thần của họ từ số không đến số năm. Sô không có nghĩa là
không bị một tí áp lực nào và số năm là mức độ áp lực tinh thần cao
nhất. Câu hỏi kế tiếp là về…

Rocky:
… And now Katie will talk about the survey results.

…Và bây giờ, Katie sẽ cho biết kết quả cuộc nghiên cứu.
Katie:
Thanks Rocky. Well, the results of this survey were very interesting.

Cảm ơn Rocky. Thưa các bạn, cuộc nghiên cứu cho thấy những kết quả
rất thú vị…
Katie:

This first graph shows that most students experience some degree of
stress.

Biểu đồ đầu tiên này cho thấy, hầu hết du học sinh đều bị căng thẳng ít
nhiều.
English Learning Series
English for study in Australia
Katie:
Here’s where it gets interesting. If I can draw your attention to this

column here…

Đây mới là điểm lý thú. Xin các bạn để ý vào cột này.
Katie:
…you’ll notice that the main cause of stress in international students is
separation anxiety. They miss their friends, their family, in other
words, their support group.

Các bạn sẽ thấy là nguyên nhân chính khiến du học sinh bị căng thẳng
là nỗi âu lo vì phải xa người thân. Họ nhớ bạn bè và gia đình, những
người nâng đỡ họ.
Angel:
So students found that calling home regularly and also talking over
their problems with new friends here, eased their stress a lot. And now
we’ll take questions. Could someone get the lights please? Yes,
George?

Như vậy du học sinh thấy rằng, họ sẽ bớt buồn bực hơn nếu chuyện trò
đều đặn với gia đình qua điện thoại và tâm sự với các người bạn mới
quen. Và bây giờ chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc. Xin bạn nào đó bật
đèn lên dùm. Vâng mời bạn George.
George:
On your last slide, I didn’t understand the first column.

Tôi không hiểu cột đầu tiên trên hình chiếu cuối cùng của các bạn.
Angel:
OK. Let’s go back to it.

Được rồi, chúng ta quay trở lại nhé.
Angel:

You mean this one?

Bạn muốn nói hình này hả?
George:
Yes.

Phải rồi.
Angel:
One of our respondents said that his stress was relieved by foot
massage!

Một trong những đối tượng của chúng tôi trả lời là, thoa bóp chân đã
giúp anh ta cảm thấy bớt căng thẳng hơn.

English Learning Series
English for study in Australia
Angel:
So, if there are no more questions, we’d like to thank you all for your
time today. You’ve been a great audience.

Vậy nếu không ai hỏi nữa, chúng tôi xin cảm ơn các bạn đã dành thì
giờ cho chúng tôi vào hôm nay. Các bạn là những khán giả không chê
vào đâu được.

Bài thyết trình trong lớp có tầm quan trọng như thế nào? Trong một số lớp tại trường ELICOS,
bài thuyết trình của bạn chiếm tới 100% số điểm dành cho môn Anh Văn vấn đáp. Bạn sẽ
được cho điểm dựa vào nội dung, bố cục cũng như khả năng truyền đạt và phong thái trình
bày. Vì vậy bạn nên xem đây là vấn đề quan trọng và chuẩn bị bài thuyết trình kỹ càng.
Đôi lúc, bạn sẽ thuyết trình chung với các bạn khác. Nhưng có khi bạn sẽ phải thuyết trình một
mình.Nếu thuyết trình theo nhóm, bạn sẽ được chấm diểm dựa theo cách bạn giới thiệu người

khác cũng như cách bạn sắp xếp để nối những phần chính với nhau.
Vậy bạn cần phải chuẩn bị như thế nào? Thuyết trình không có nghĩa là lên đứng trước mặt
mọi người rồi đọc cho cả lớp nghe bài viết của bạn. Thuyết trình kiểu đó thì chán chết. Tuy
nhiên, bạn nên đánh máy toàn bộ bài thuyết trình rồi tự đọc thành tiếng. Bạn phải đọc đi đọc
lại nhiều lần cho thấm. Bạn cũng nên canh đồng hồ để xem mình đọc bài thuyết trình mất bao
lâu. Thông thường, cứ mỗi trang giấy khổ A4, bạn sẽ đọc mất khoảng 3 phút.
Kế tiếp, bạn nên tóm lược những ý chính của bài thuyết trình rồi tập nói cho đến khi bạn
không cần cầm giấy đọc nữa. Bạn phải sắp xếp các dữ kiện sao cho hợp lý để người nghe có
thể theo dõi bài thuyết trình một cách dễ dàng. Bạn nên dùng hình ảnh hay biểu đồ để giải
thích và giúp cho bài thuyết trình trở nên hấp dẫn hơn. Nên tiên liệu những câu hỏi có thể được
đặt ra trong buổi thuyết trình và tìm cách trả lời những câu hỏi ấy. Bạn nên tập thuyết trình
trước mặt một vài người Úc bản xứ để họ giúp bạn phát âm và trình bày bài thuyết trình sao
cho độc đáo.

English Learning Series
English for study in Australia
Khi mới bắt đầu bài thuyết trình, bạn có thể cảm thấy hồi hộp. Tuy nhiên, đây cũng là chuyện
tự nhiên thôi và có thể là điều tốt nữa. Thật vậy! Khi hồi hộp, bạn cảm thấy tỉnh táo hơn và
nhờ vậy, bạn thuyết trình hay hơn.
Bạn nên mặc quần áo chỉnh tề hơn ngày thường. Khi làm như thế, bạn muốn cho giáo viên
thấy rằng, bạn rất quan tâm đến bài thuyết trình. Để mở đầu bài thuyết trình, bạn nên giới thiệu
về bản thân và cho mọi người biết bạn sẽ nói về đề tài gì. Để cho dễ thấy, bạn nên dùng máy
chiếu đề tài lên bảng. Bạn cũng có thể sử dụng chức năng chiếu ảnh trên máy vi tính cho mục
đích này. Bạn cho mọi người biết thời lượng của bài thuyết trình và lần lượt phác họa các phần
chính yếu trong bài thuyết trình. Bạn cũng nên chiếu phần tóm lược này lên bảng để mọi người
cùng thấy. Bạn cũng phải sử dụng thiết bị để cả lớp thấy các biểu đồ một cách dễ dàng. Một số
người thuyết trình quên không kiểm tra xem mọi người đang nhìn vào hình nào. Hậu quả là họ
đề cập đến những biểu đồ mà không để ý xem hình ảnh như thế nào. Ngược lại, những người
thuyết trình khác có thể chỉ nhìn chằm chằm vào biểu đồ thay vì nhìn người nghe. Bạn nên
nhìn vào mặt người nghe. Đây là yếu tố quan trọng nếu như bạn muốn họ chú ý theo dõi bài

thuyết trình của bạn. Ngoài ra, bạn phải chọn tựa đề rõ ràng và ngắn gọn cho mỗi biểu đồ để
mọi người biết rõ biểu đồ ấy trình bày những gì. Bạn có thể tắt đèn nếu cần nhưng đừng quên
bật đèn trở lại khi tới phần giải đáp thắc mắc. Lát nữa chúng ta sẽ tiếp tục nói về phần hướng
dẫn cách thuyết trình.
Nhưng bây giờ, chúng ta thử tập nói một vài câu tiếng Anh xem sao.

Hôm nay chúng ta sẽ tập nói một số câu bạn có thể phải cần tới khi thuyết trình.
Mời bạn nghe phần tiếng Việt rồi lập lại phần tiếng Anh đi kèm sau đó.

Tiêu đề:
Giới thiệu.
Tiếng Việt:
Xin thân chào cả lớp
English:
Good morning everyone.
Tiếng Việt:
Hôm nay tôi sẽ nói về đề tài Áp lực Tinh thần và Du học Sinh
English:
Today I’m going to talk about Stress and the International Student.
Tiếng Việt:
Bài thuyết trình sẽ kéo dài khoảng 15 phút.
English:
My talk will last about fifteen minutes.
Tiếng Việt:
Trước tiên tôi xin trình bày phương pháp của chúng tôi.
English Learning Series
English for study in Australia
English:
First I’ll take you through our methodology.
Tiếng Việt:

Rồi chúng tôi sẽ công bố kết quả cuộc khảo cứu.
English:
Then we’ll look at the results of the survey.
Tiếng Việt:
Sau đó, tôi sẽ cho các bạn biết tôi đã đi đến những kết luận như thế
nào cũng như trình bày những giải pháp có thể được áp dụng cho
vấn đề.
English:
Following that I’ll discuss my conclusion and possible solutions.
Tiếng Việt:
Và sau đó tôi sẽ trả lời các câu hỏi của các bạn.
English:
And then I’ll take questions.

Tiếng Việt:
Giới thiệu diễn giả đầu tiên.

Tiếng Việt:
Và bây giờ tôi xin nhường lời cho John, để anh trình bày phương
pháp được áp dụng trong cuộc khảo cứu.
English:
And now I’ll hand you over to John, who’ll discuss methodology.
Tiếng Việt:
Qua bức hình đầu tiên này, các bạn có thể thấy hầu hết du học sinh
đều bị căng thẳng không ít thì nhiều
English:
You can see by this first slide that the majority of students feel some
degree of stress.
Tiếng Việt:
Và biểu đồ này cho thấy nguyên nhân chính gây nên tình trạng

căng thẳng là vì du học sinh nhớ nhà.
English:
And this graph shows a major cause of stress is related to
homesickness.
Tiếng Việt:
Để kết luận, du học sinh thấy rằng họ bắt đầu cảm thấy ít căng
thẳng hơn sau khi họ áp dụng những phương thức này và xin giúp
đỡ
English:
So in conclusion, the students who use these strategies and seek help,
find that their stress starts to pass.

Tiêu đề:
Trả lời Thắc mắc
English Learning Series
English for study in Australia

Tiếng Việt:
Còn bạn nào hỏi gì không?
English:
Are there any questions?
Tiếng Việt:
Trả lời như vậy có đúng với câu hỏi của bạn không?
English:
Does that answer your question?
Tiếng Việt:
Và bài thuyết trình của tôi tới đây là kết thúc.
English:
And that concludes my presentation.


Tiêu đề:
Cám ơn cử tọa
Tiếng Việt:
Xin cảm ơn tất cả các bạn,
English:
Thanks, you’ve been a great audience.

Và bây giờ, chúng ta thử nghe xem một học sinh ngoài phố trả lời như thế nào nhé.

Phóng viên:
Chào anh, anh là sinh viên ở đây phải không?
Sinh viên:
Vâng ạ.
Phóng viên:
Anh làm ơn trả lời một câu hỏi cho Đài Úc Châu được không?
Sinh viên:
Vâng anh hỏi đi.
Phóng viên:
Bài học anh văn hôm nay nói về đề tài thuyết trình trong lớp. Anh đã
có bao giờ thuyết trình chưa?
Sinh viên:
Có rồi. Tôi phạm phải một sai lầm trong bài thuyết trình của tôi. Tôi
chuẩn bị kỹ lắm, kể cả những hình ảnh để làm nổi bật những điểm
chính.
Phóng viên:
Anh thuyết trình về đề tài gì?
Sinh viên:
Sinh viên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Phóng viên:
Thế à!

English Learning Series
English for study in Australia
Sinh viên:
Vâng, và kết quả quả đã làm tôi ngạc nhiên vô cùng. Theo kết quả cuộc
nghiên cứu của tôi, ít ra cũng phải có 60% sinh viên, học sinh bị phạt
vạ ít nhất một lần vì tội đi lậu xe.
Phóng viên:
Trời đất ơi! Cao vậy ý hả!
Sinh viên:
Vâng và tôi muốn để dành dữ kiện vừa kể đến phút chót mới công bố
để bà con ngạc nhiên chơi. Tôi mở đầu bằng câu “Các bạn sẽ ngạc
nhiên vô cùng khi biết dữ kiện tôi sẽ công bố ngay sau đây ” Tôi vừa
nói dứt câu thì đột nhiên tôi nghe cả lớp đồng loạt hét toáng lên : “ ít ra
cũng phải có 60% sinh viên, học sinh bị phạt vạ ít nhất một lần vì tội đi
lậu xe.”
Phóng viên:
Ủa làm sao họ biết điều này?
Sinh viên:
Tôi quên không kiểm lạidụng cụ chiếu hình ảnh. Tôi bỏ đi một mục.
Thế là những mục khác cứ tự động đi lên để lấp vào khoảng trống. Hậu
quả là cả lớp biết trước tiết mục tôi sắp trình bày.
Phóng viên:
Trời ơi! Như vậy thì mất hứng quá nhỉ.
Sinh viên:
Yeah, I wish someone had told me a bit earlier! But I know now to
check each slide as I put it up and to refer to it. I even have a little
pointing stick that I use to bring attention to specific information.
Vâng, ước gì người nào đó cho tôi biết trước vấn đề. Thế nhưng bây
giờ tôi biết là phải kiểm tra từng tấm phim chiếu trước khi sử dụng cho
mục đích thuyết trình. Tôi còn có cả một cây que nhỏ để chỉ vào điểm

hay hàng chữ nào tôi muốn mọi người lưu ý.
Phóng viên:
Good idea. I might use that, too. Thanks for your time.
Vậy thì hay quá. Tôi biết đâu cũng phải áp dụng phương pháp này.
Cám ơn anh nhiều.
Sinh viên:
No worries. Không có chi anh ạ.
Bạn không nên dùng hình ảnh hay biểu đồ để làm bức phông hay đồ trang trí. Bạn phải đề cập
đến những hình ảnh ấy và chỉ cho mọi người thấy những điểm bạn đang nói trên biểu đồ.

Và bây giờ, mời bạn nghe một phần trong bài hội thoại hôm nay, rồi lập lại từng câu một. Mời
bạn lắng nghe và lặp lại.

English Learning Series
English for study in Australia
Angel:
Good morning everyone.
Angel:
Today we’re presenting the findings of our research into student stress.
Angel:
This presentation will last about 20 minutes
Angel:
First Rocky will describe our methodology.
Angel:
Then Katie will show the results of our survey…
Angel:
…and then I’ll speak about the conclusions we drew.
Angel:
After that we’ll take questions.
Angel:

And now I’ll hand you over to Rocky.
Rocky:
Thanks Angel.
Rocky:
As you can see, the title of our research is “Stress and the International
Student
Rocky:
Major causes and suggested solutions”.
Rocky:
We polled a group of 28 international students.
Rocky:
The respondents’ ages ranged from 19 to 30.
Rocky:
You can see the variety of nationalities in this column.
Rocky:
This is a copy of our questionnaire.
Rocky:
We asked students to rate their level of stress from zero to five.
Rocky:
Zero was no stress and five was extreme stress. The next question
concerned…
Rocky:
The next question concerned…
Rocky:
… And now Katie will talk about the results.

English Learning Series
English for study in Australia
Khi thuyết trình, bạn cần phải nhìn mọi người để họ chú tâm theo dõi. Trong suốt bài thuyết
trình, bạn nên cố gắng nhìn từng người ít nhất hai lần. Đôi khi bạn cũng phải mỉm cười nếu

thấy phù hợp.
Bạn phải tỏ ra thoải mái và tự tin qua điệu bộ cũng như thế đứng của mình. Bạn có thể đi đi lại
lại nếu muốn dùng hai tay để diễn tả một điểm nào đó.
Bạn phải trình bày bằng một giọng thoải mái nhưng vẫn không kém phần hào hứng. Nếu có
thể, bạn nên thu băng bài thuyết trình để nghe lại xem bạn ăn nói như thế nào. Bạn phải nói to,
nhưng không cần la hét. Nhờ bạn bè nghe thử và cho bạn biết giọng nói của bạn vang đi bao
xa. Bạn nên theo cách luyện tập sau đây để khuyếch âm giọng nói của mình. Dương thẳng
cánh tay ra trước mặt. Giữ lòng bàn tay đối diện với bạn. Đếm từ 1 đến 10 và đẩy âm thanh
hướng vào lòng bàn tay. Sau đó, mỗi khi thuyết trình hay mỗi khi nói chuyện, bạn nên tưởng
tượng bạn đang đẩy tiếng nói đến lòng bàn tay của bạn. Bạn hẳn sẽ ngạc nhiên không ít khi
thấy rằng giọng nói của bạn đã trở nên lớn hơn và rõ hơn nhiều. Khi thuyết trình, bạn cũng nên
thay đổi giọng nói lúc trầm lúc bổng sao cho phù hợp. Xin bạn nhớ một điều là tiếng Anh uốn
lượn như một dòng sông. Vậy bạn nên nhờ một người bạn nói tiếng Anh giúp bạn biết phải
nhấn mạnh ở vần nào và phải nói bằng âm điệu như thế nào.

Trước khi kết thúc bài thuyết trình, bạn phải trình bày phần kết luận và tóm lược những gì đã
được đề cập trong bài thuyết trình. Sau đó hỏi xem mọi người có thắc mắc gì không, và để họ
suy nghĩ vài phút trước khi họ nêu câu hỏi. Vào lúc này, bạn có thể tắt máy chiếu hình và bật
đèn lên. Nếu người hỏi nói quá nhỏ, bạn nên lặp lại câu hỏi đó cho mọi người cùng nghe trước
khi trả lời. Bạn phải kiểm tra xem bạn có trả lời thoả đáng hay không bằng cách hỏi “Does that
answer your question?” (Trả lời như thế có đúng với câu hỏi của bạn hay không?)
Sau phần giải đáp thắc mắc, để mọi người biết bài thuyết trình đã kết thúc, bạn có thể nói như
thế này: “Well that concludes my presentation” (Thưa các bạn, bài thuyết trình tới đây là hết)
và cám ơn cử tọa.
Xin bạn mở phần tóm tắt và bài tập hôm nay để học cách sắp xếp phần ghi chú thuyết trình
thành những tiêu đề và những từ chủ chốt để tiện theo dõi.

Trơng phần phát âm những từ khó hôm nay, chúng ta sẽ tập phân biệt giữa âm “th” như trong
từ “thanks”, âm “th’ như trong từ “those” và âm “t” như trong từ “two”. Còn âm “n” thì được
phát âm bằng cách đưa lưỡi lên vòm miệng, miệng hé mở nhưng đọc giọng mũi.

Mời bạn lắng nghe và lập lại câu nói lắt léo sau đây càng nhiều lần càng tốt.

English Learning Series
English for study in Australia
English:
The thin tin is taller than the thick tub.
The thin tin is taller than the thick tub.


Mời các bạn đón nghe bài học 20 trong loạt bài Tiếng Anh Du học, với chủ đề “Tôi cần thêm
thời gian”. Xin bạn nhớ ghé thăm trang web của Đài Úc theo địa chỉ radioaustralia.net.au và
bấm vào Ban Tiếng Việt để xem phần hội thoại, và bài tập cho bài học hôm nay.
Tiếng Anh Du học là loạt bài do AMES, Melbourne, Úc biên soạn. Muốn biết thêm các
phương tiện trau dồi Tiếng Anh cũng như chi tiết liên quan đến chương trình dạy Tiếng Anh
tại AMES, bạn có thể vào trang web của AMES theo địa chỉ ames.net.au.
Xin thân ái chào tạm biệt.



×