Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

sữa mẹ và sự phát triển của trẻ sơ sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.63 KB, 27 trang )

GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
CHỦ ĐỀ: SỮA MẸ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ SƠ SINH
Giới thiệu chung
Từ xưa tới nay, sữa mẹ luôn khẳng định tình ưu việt của mình. Sữa mẹ là nguồn
thức ăn tốt nhất cho trẻ. Trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu phát
triển cả về trí tuệ và tinh thần.Trong những năm gần đây, trước sự phát triển như vũ
bão của quá trình công nghiệp đô thị hóa, tại hầu hết các nước phát triển và đang phát
triển nhiều bà mẹ vẫn phải làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, môi trường độc
hại. Cùng đó là sự phát triển và quảng cáo rộng rãi của các thức ăn nhân tạo cho trẻ
đặc biệt là sữa công thức trên thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc cho con bú.
Bên cạnh đó, việc các bà mẹ chưa hiểu hết các tác dụng của việc nuôi con bằng sữa
mẹ cũng là một nguyên nhân không nhỏ ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng tỏ nuôi con bằng sữa mẹ là tốt hơn hẳn và rẻ
hơn nhiều so với việc nuôi nhân tạo bằng sữa bò. Cho đến nay mọi người đều phải
thừa nhận sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới một năm tuổi và
không có bất kỳ loại thức ăn nào có thể thay thế được. Nuôi con bằng sữa mẹ cung
cấp sự khởi đầu tốt nhất cho cuộc đời của một đứa trẻ đồng thời là một khâu quan
trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất,
phù hợp nhất đối với trẻ, nuôi con bằng sữa mẹ sẽ đảm bảo cho trẻ phát triển tốt về cả
vật chất lẫn tinh thần đồng thời hạn chế được bệnh tật đặc biệt là các bệnh về đường
tiêu hóa, hô hấp…Để hiểu thêm chúng tôi xin giới thiệu một số lợi ích của sữa mẹ và
nuôi con bằng sữa mẹ
A.Tìm hiểu về sữa mẹ
a.khái niệm:Sữa mẹ là sữa được tạo thành từ vú của người phụ nữ sau khi có thai,
bắt đầu có nhiều từ khoảng 24 đến 48 tiếng sau khi sinh. Sữa mẹ được xem như là
nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ sơ sinh, trước khi trẻ có thể tiêu hóa các
loại thực phẩm khác.
b.Cấu tạo của sữa mẹ: Sữa được cấu tạo trong các tuyến hình túi trong vú người mẹ.
Các tuyến tạo sữa này lớn lên và hoạt động từ tháng thứ ba của thai, do ảnh hưởng của
các kích thích tố như oestrogen, progesterone, prolactin (từ tuyến yên trên não người
mẹ) và lactogen (từ nhaucủa thai).


c. Phản xạ tạo sữa: Vú người mẹ không chứa nhiều sữa sẵn như vú bò cái. Khi cho
con bú, sức mút của con tạo một phản xạ tại não mẹ cho ra hai kích thích tố prolactin
HTSV:NGUYỄN THẮNG DUY
MSSV:53130281
Page 1
GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
và oxytocin. Prolactin kích thích tuyến tạo sữa tiết thêm sữa trong khi oxytoxin kích
thích các tuyến này bóp sữa và đẩy sữa theo các mạch ra đầu núm vú.Do đó mà tính
chất của sữa khi bắt đầu bú khác với tính chất của sữa sau khi đã bú một vài phút. Sữa
đầu đặc hơn, có màu xanh xanh, nhiều chất đạm và lactose, ít mỡ. Sữa hậu có nhiều
mỡ hơn. Sữa mẹ không hòa tan đồng tính, nên nếu lấy ra để và để lắng, sẽ phân ra
chất đặc mỡ lên trên và chất lỏng như nước ở dưới.
d.Phân loại
1.Sữa non(Colostrum): Được sản xuất trong vài ngày đầu tiên. Loại sữa này rất cô
đặc, giàu chất đạm (protein) và những kháng thể. Sữa non lót ruột của trẻ sơ sinh và
bảo vệ trẻ chống lại những vi khuẩn có hại. Nó dần dần giảm bớt khi sữa thuần thục
của người mẹ tiết ra vào ngày thứ 3 - 5.
2.Sữa bắt đầu cữ bú (foremilk): Được cất giữ trong các ngăn chứa và tiết ra vào giai
đoạn đầu cho bú. Có nhiều sữa đầu cữ bú vá nó giúp trẻ hết khát.
3.Sữa cuối cữ bú (Hindmilk): Tiếp theo loại sữa đầu cữ bú là loại sữa chảy ra trong
giai đoạn cuối cữ bú. Loại sữa này phong phú, nhiều chất kem và đầy đủ những
vitamin tan trong mỡ - giống như quá trình chính sau khi dùng món khai vị súp loãng.
Nhìn chung, trẻ cần cả 2 loại sữa đầu và cuối cữ bú.
e.Các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ:
Sữa mẹ có đầy đủ các chất mỡ, tinh bột,đạ,vitamin.
Đặc biệt là:Casein - là một chất đạm đặc biệt trong sữa mẹ giúp ngăn chặn bịnh tiêu
chảy, nhiễm trùng hô hấp, viêm tai, và dị ứng.Sắt - sữa mẹ có đủ chất sắt cho em bé.
Tuy sữa bò, sữa bột có nhiều lượng sắt hơn sữa mẹ, chất sắt của sữa mẹ dễ cho em bé
thu nhận hơn.Lactose - sữa mẹ có nhiều chất lactose, giúp em bé thu nhận chất
sắt.Vitamin C - vitamin này cũng góp phần giúp em bé thu nhận chất sắt.DHA -

Docosahexaenoic acid giúp phát triển não và mắt.Lipase - men này giúp em bé tiêu
hóa và thu nhận các chất mỡ.Lactase - giúp thu nhận đường lactose trong sữa mẹ.
Chất lactose giúp phát triển não bộ và thần kinh và điều hòa sinh khuẩn trong
ruột.Amylase - giúp tiêu hóa các chất tinh bột.
f.Gía trị dinh dưỡng của sữa mẹ.
HTSV:NGUYỄN THẮNG DUY
MSSV:53130281
Page 2
GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
Sữa mẹ là thưc ăn tốt nhất cho trẻ em dưới 1 tuổi ,sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh chưa
có thức ăn nào có thể thay thế được.trong sưa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng như
protein,glucid,lipid,và các khoáng chất. Các chất dinh dưỡng đó lại ở tỷ lệ thích hợp
và dễ hấp thu đáp ứng với sự phát triển nhanh của trẻ dưới 1 tuổi.
Trong sữa mẹ số lượng protein có thấp hơn sữa bò nhưng chứa được lượng acid amin
cần thiết để tiêu hóa hấp thụ đối với trẻ nhỏ. Lipid của sữa mẹ có nhiều acid béo
không no cần thiết dễ hấp thu và nhiều acid béo mà vai trò dinh dưỡng của nó gần đây
được khám phá như Alpha-linolenic acid và được chuyển thành ecicoanpentanoic acid
(EPA) và docosahexaenoic acid (DHA). Đây là những acid béo chuỗi dài có vai trò
quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển tế bào thần kinh ở trẻ nhỏ.
Thành phần các chất dinh dưỡng trong 100ml sữa mẹ và sữa bò.
Các chất dinh dưỡng Sữa mẹ Sữa bò
Năng lượng (kcal) 62 63
Protein (g) 1,5 3,1
Casein/tỷ lệ hấp thu tối ưu 0,67/1 4,7/1
Lipid (g) 3,2 3,5
Sắt (mg) 0,2 0,1
Calci (mg) 34 114
Vitamin A (mg) 45 38
Vitamin B (mg) 0,02 0,04
Vitamin B1(mg) 0,02 0,04

Vitamin B2(mg) 0,07 0,04
Vitamin C (mg) 4 1
Vitamin D (mg) 0,01 0,06
HTSV:NGUYỄN THẮNG DUY
MSSV:53130281
Page 3
GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
Các chất khoáng:trong sữa mẹ lượng kali tuy ít nhưng dễ hấp thu và đồng hóa do đó
thỏa mãn được nhu cầu của trẻ,lượng photpho trong sữa mẹ cũng chỉ bằng một phần
sáu sữa bò tuy vậy tỷ lệ calci/photpho ở tỷ lệ cân đối hơn với tỷ lệ 2:2 trong khi đó sữa
bò là 1,5:1. Chính vì vậy mà những trẻ bú sữa mẹ ít bị còi xương hơn nhưng trẻ đươc
nuôi bằng sữa bò.
Trong sữa mẹ lương sắt thấp hỉ có 0,3 mg/l nhưng giá trị của sắt trong sữa mẹ cao tới
50% do sắt gắn với protein lactoferin,nên lượng sắt này đủ đáp ứng cho nhu cầu của
trẻ từ 4-6 tháng tuổi. Trong sữa mẹ con có kẽm rất dễ hấp thu ,đăc biệt tỷ lệ kẽm và
đồng la 1:5 trong sữa mẹ thích hợp hơn sữa bò 1/15 mà tỷ lệ này ảnh hưởng tới việc
tổng hợp cholesterol ở gan đảm bảo cho sự phát triển hệ thần kinh ở trẻ nhỏ.
Vitamin trong sữa mẹ đủ để cung cấp cho trẻ trong 4 đến 6 tháng đầu khi bà mẹ được
ăn uống đầy đủ. Tuy nhiên vitamin K trong sữa mẹ có thể thấp vì vậy mà trẻ nhỏ cần
được bổ sung vitamin K sau khi sinh. Những loại sữa được thay thế sữa mẹ cần được
bổ sung vitamin K cao gấp từ 10 đến 20 lần so với vitamin K từ sữa me.
Các yếu tố miễn dịch trong sữa mẹ.
Trong sữa mẹ có nhiều yếu tố quan trọng có vai trò bảo vệ cơ thể mà trong sữa bò và
các thức ăn khác không thể thay thế được.
Trong sữa me có các globulin miễn dịch chu yếu là IgA có tác dụng bảo vệ cơ thể
chống các bệnh đường ruột và các bệnh do virus. Trong sữa me cũng có IgG và IgM
tuy có hàm lương thấp hơn nhưng lại có giá trị bổ sung các yếu tố miễn dich cơ thể
cho trẻ trong năm đầu để chống đỡ các vi khuẩn và virus. Trong sữa mẹ còn có các
yếu tố interferon có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các vi khuẩn và virus.
Lisozym là loại men mà sữa mẹ có nhiều hơn hẳn sữa bò,là loại men tham gia vào quá

trình phá hủy màng tế bào các vi khuẩn ví dụ như lactoperoxidase tham gia vào quá
trình tiêu diệt vi khuẩn.
Lactoferin là một protein có gắn sắt đã tác dụng ức chế sự phát triển vi khuẩn mà
trong quá trình phát triển cần có sắt.
Bạch cầu, trong 2 tuần đầu sữa mẹ có 4000 bạch cầu trong 1ml sữa. Các bạch cầu này
có khả năng tiết IgA và lactoferin , lisozym,interferon ,có tác dụng bảo vệ cơ thể
chống lại các vi khuẩn gây bệnh.
HTSV:NGUYỄN THẮNG DUY
MSSV:53130281
Page 4
GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
Lactobacillus bifidus là glucid có chứa nito cần thiết cho sự phát triển của các vi
khuẩn lactobacillus ,có vai trò chuyển lactose thành acid acetic hay lactic có vai trò ức
chế vi khuẩn gây bệnh.
Chính vì sữa mẹ cung cấp cho trẻ các yếu tố miễn dịch ,bạch cầu nên trẻ bú mẹ ít bị
nhiễm khuẩn,di ứng như trẻ được nuôi bằng sữa bò.
B.Tìm hiểu về sự phát triển của trẻ sơ sinh
Bé sơ sinh
Những tuần lễ đầu tiên:Sau nhiều tháng được sống trong môi trường yên tĩnh và an
toàn trong bụng mẹ, những tuần lễ đầu tiên là thời gian để bé yêu làm quen với thế
giới bên ngoài đầy mới mẻ và thú vị!
Cho bé bú:Dù bạn cho bé bú sữa mẹ hay bú bình thì bé sơ sinh vẫn cần tiếp nhận đầy
đủ các dưỡng chất cần thiết từ sữa để tăng trưởng và phát triển.
Phản xạ tự nhiên:Ngay khi chào đời, bé đã có các phản xạ tự nhiên. Các phản xạ này
sẽ được duy trì cho đến khi thị lực của bé phát triển hơn và các cơ của bé chắc khỏe
hơn. Đến lúc đó, bé sẽ nắm chặt bất cứ thứ gì bạn đặt vào tay bé, bé sẽ mút bất cứ thứ
gì mềm có trong miệng của mình. Và nếu có vật gì lướt nhẹ qua má của bé, bé sẽ quay
về phía đó ngay.
Giao tiếp:Chẳng có gì ngạc nhiên khi phương tiện giao tiếp duy nhất của bé lúc này là
khóc! Bằng cách đáp ứng các nhu cầu của bé thật nhanh và chính xác, bạn đã nói với

bé rằng bé được quan tâm và lắng nghe, và bạn đem đến cho bé cảm giác an toàn và
yên ổn. Dần dần, chỉ cần nghe tiếng khóc là bạn có thể hiểu được tại sao bé khóc.
Thị lực:Thị lực của bé sơ sinh không rõ ràng, bé chỉ có thể nhìn thấy các vật cách bé
từ 20 - 25 cm, xấp xỉ khoảng cách từ mặt bạn đến gương mặt bé khi bạn cho bé bú
hoặc lúc bạn bế bé thật gần. Sau 4 – 6 tháng, thị lực của bé sẽ phát triển hoàn toàn và
bé có thể nhận biết được các màu sắc.
Mát-xa cho bé:Mát-xa là cách tuyệt vời giúp bé thư giãn và thắt chặt tình mẫu tử.
Hầu hết các bé đều thích thú khi được mát-xa. Đừng quá lo nếu bạn mát-xa chưa đúng
cách, hãy tin vào bản năng của người làm mẹ. Bạn hãy bắt đầu bằng cách mát-xa nhẹ
nhàng và ấn từng chút
HTSV:NGUYỄN THẮNG DUY
MSSV:53130281
Page 5
GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
một. Bé sẽ phản ứng lại nếu cảm thấy không thoải mái. Thường thường thì bé sẽ ngủ
luôn trong khi bạn mát-xa và bé sẽ ngủ rất ngon giấc sau khi được mát-xa. Vì thế bạn
hãy mát-xa cho bé trước khi cho bé ngủ hoặc ngay sau khi tắm bé xong.
Bé 1 tháng tuổi
Từ bé sơ sinh trở thành em bé:Bé bắt đầu mất dần diện mạo lúc mới sinh, mặc dù
chân của bé vẫn còn hơi co lại. Em bé đã có thể ngóc đầu lên khi nằm sấp. Bé vẫn còn
phản xạ nắm chặt bất cứ thứ gì được đặt vào tay của bé và đây là một trong những
phản xạ tự nhiên mà bé đã có từ lúc mới chào đời.
Cho bé bú:Vào khoảng 6 tuần tuổi, rất nhiều bé trải qua giai đoạn lớn phổng lên, điều
này có nghĩa là bé bú nhiều hơn trong vài ngày. Chế độ cho bú bạn từng áp dụng
không còn phù hợp nữa. Bạn nên biết điều này để tăng tầng suất cữ bú, sau đó để thói
quen bú của bé ổn định trở lại sau vài ngày.
Giao tiếp:Khóc là cách giao tiếp chủ yếu của bé. Tuy nhiên, bé cũng có thể lầm rầm
hoặc o e thành tiếng để biểu lộ sự hài lòng.
Thị lực:Lúc 1 tháng tuổi, thị lực của bé vẫn còn đang phát triển giúp bé ngày càng
nhìn rõ hơn và xa hơn nhưng vẫn còn hạn chế. Lúc này bé đặc biệt bị thu hút bởi 2

thứ: gương mặt của mẹ và bất cứ vật gì chuyển động.
Sự gần gũi sẽ thắt chặt tình cảm :Em bé thích gần gũi mẹ, vì thế bạn hãy luôn âu
yếm, vỗ về và mát-xa cho bé như những tuần đầu tiên để thắt chặt hơn nữa tình mẫu
tử. Bạn hãy bế bé thật gần, cưng nựng bé thường xuyên để bé luôn cảm thấy được yêu
thương.
Bé 2 tháng tuổi
Em bé đã nhận biết được bạn là mẹ:Vào thời điểm này bé đã nhận biết được bạn là
mẹ của bé và bé rất thích được bạn ôm ấp, dỗ dành, và bé sẽ khóc nếu người lạ bế bé.
Em bé sẽ quơ tay khi được khuyến khích và bé đã biết tự chơi một mình bằng cách
mút các ngón tay.
Cho bé bú:Khi cho bé bú, bạn sẽ gặp một số rắc rối thường xảy ra ở trẻ. Đau bụng là
một trong những vấn đề khá phổ biến xảy ra với khá nhiều bé, cứ 4 em bé sẽ có 1 bé
bị đau bụng khi bú. Bạn đừng quá lo lắng, đau bụng rất nhanh khỏi, tuy nhiên sẽ
không dễ dàng gì khi hàng ngày bạn phải nghe bé khóc suốt.
HTSV:NGUYỄN THẮNG DUY
MSSV:53130281
Page 6
GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
Bé tập ngóc đầu:Lên 2 tháng tuổi, cơ thể của bé đang tiếp tục duỗi thẳng ra. Chẳng
mấy chốc bé sẽ biết nằm sấp và giữ đầu ngóc lên trong vài phút.
Bạn có biết:Cơ thể bé phát triển ở phần đầu trước rồi mới đến chân. Đầu tiên là cơ cổ
cứng cáp hơn để đỡ đầu của bé, tiếp đến là vai, ngực và lưng. Chân của bé là bộ phận
pháttriểnsaucùng.
Giao tiếp:Mặc dù em bé sẽ không nói được từ nào trong năm đầu đời, nhưng thực ra
bé đã học được cách giao tiếp rồi. Giọng nói của mẹ là âm thanh bé yêu thích nhất. Và
theo bản năng, khi bé nghe được bất kỳ giọng nói nào, bé sẽ o e đáp lại.
Khám phá bàn tay mình:Khi phản xạ nắm chặt tay theo bản năng giảm bớt, bé sẽ rất
thích thú với đôi tay mới phát hiện ra của mình, và sẽ sử dụng chúng để khám phá
những đồ vật mới.
Bé 3 tháng tuổi

Bé có thể ngóc cao đầu:Lúc này, cơ thể của bé đã hoàn toàn duỗi thẳng, em bé có thể
ngóc cao đầu dậy, thẳng hàng với thân người và bắt đầu dùng tay để nâng nửa thân
người trên. Bé rất hào hứng luyện tập với đôi bàn tay mình: bé bắt đầu duỗi tay, với
lấy các đồ vật, mặc dù có thể bé chưa lấy được chúng.
Cho bé bú:Bây giờ, em bé sẽ bú nhiều hơn và đang trong giai đoạn lớn phổng lên,
nên bạn đừng cho bé ăn dặm lúc này. Sữa mẹ vẫn luôn là nguồn cung cấp dưỡng chất
tốt nhất cho bé cho đến khi bé được 6 tháng tuổi.
Giao tiếp:Bé sẽ sớm bắt đầu phát ra những âm thanh bi bô bập bẹ. Các âm thanh này
thường có xu hướng bắt đầu bằng những chữ cái p, b và m, được phát ra từ môi của
bé. Do đó không có gì là bất ngờ khi các từ “ba ba”, “mẹ mẹ” là những từ bé nói đầu
tiên.
Các giác quan của bé:Bé sẽ giật mình hoặc khóc khi nghe tiếng động mạnh nhưng
giọng nói của bạn luôn là âm thanh êm ái nhất có thể dỗ dành bé nín ngay. Lúc này,
em bé rất tò mò về những gì diễn ra xung quanh mình và bé sẽ sử dụng tất cả mọi giác
quan có thể để khám phá thế giới xung quanh.
Khuyến khích cơ thể và trí tuệ bé phát triển:Đây là thời điểm lý tưởng để bạn treo
một đồ chơi có thể chuyển động, có nhiều màu sắc phía trên cũi vừa tầm với của bé.
Những màu sắc sống động, vui mắt, tiếng kêu leng keng của chuông gió sẽ kích thích
em bé 3 tháng tuổi. Bé sẽ nhanh chóng phát hiện ra rằng, chạm vào các vật này sẽ tạo
HTSV:NGUYỄN THẮNG DUY
MSSV:53130281
Page 7
GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
ra tiếng động và làm chúng chuyển động. Đây là cách tuyệt vời để bé phối hợp tay và
mắt.
Bé 4-6 tháng tuổi
Bé đã sẵn sàng ngồi dậy:Loáng một cái đã mấy tháng trôi qua, dường như mới hôm
qua đây thôi bé còn là một bé sơ sinh, vậy mà giờ đây bé đã sắp tự ngồi được rồi. Bạn
đã, đang và sẽ chứng kiến hàng loạt những phát triển đầy thú vị của bé yêu qua từng
cột mốc thời gian. Tay, thân trên và cổ của bé đã hoàn toàn cứng cáp và bé sắp tự

mình ngồi thẳng dậy được rồi!
Cho bé ăn:Vào giai đoạn này, bạn bắt đầu nghĩ đến việc tập cho bé làm quen với các
thức ăn đặc hơn ngoài sữa. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, bạn không
nên cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi! Việc tập cho bé làm quen với các thức ăn đặc
khác ngoài sữa giúp cơ hàm bé phát triển hơn, hỗ trợ cho bé tập nói sau này cũng như
giúp bé làm quen với các món ăn và mùi vị thức ăn mới. Bạn cũng có thể muốn xem
xét đến việc sử dụng sữa công thức nếu như bạn không có điều kiện cho con bú sữa
mẹ như một giải pháp để bổ sung các dưỡng chất cần thiết khi bé được hơn 6 tháng
tuổi.
Em bé linh hoạt hơn:Dần dần, bé đã kiểm soát thân trên của mình chắc chắn hơn và
có thể tự ngồi vững vàng. Giai đoạn này bạn sẽ nhận thấy các múi cơ ở cổ, vai và
ngực của em bé đã phát triển hơn.
Bé trở nên nhanh nhẹn và hoạt bát hơn, bạn sẽ thấy bé ngọ nguậy rất nhiều khi bạn
thay tã cho bé. Bạn nên đặt chiếu hoặc nệm trên sàn nhà để thay tã cho bé và không
nên để bé một mình quá lâu.
Hãy dành chút thời gian chơi cùng bé trên sàn nhà. Đặt bé nằm sấp và khuyến khích
bé với lấy đồ chơi ngoài tầm tay của bé một chút. Điều này giúp bé tập lăn trên sàn
nhà và giúp các cơ chắc khỏe hơn.
Phản xạ cầm nắm và thị lực của bé:Bé đã khám phá cách sử dụng đôi bàn tay của
mình và đã biết phối hợp nhịp nhàng giữa bàn tay và các ngón tay bằng việc cầm nắm
đồ chơi và ôm bình sữa bằng hai tay để bú. Từ giờ trở đi, phản xạ cầm nắm tự nhiên
đã chuyển thành các động tác bằng tay có kiểm soát. Bé đã biết tìm hiểu vật lạ bằng
cách dùng tay lúc lắc đồ vật, chứ không chỉ còn dùng miệng để mút. Một thay đổi thú
vị khác là bé có thể nhìn xa hơn và tập trung tốt hơn. Vì vậy thế giới xung quanh trở
thành một nơi đầy màu sắc và thú vị đối với bé. Em bé đã có thể tóm lấy tóc và kính
đeo mắt của bạn. Từ 4 tháng tuổi, bé có thể với tay xa hơn, đến tận ngón chân của bé.
Và bé rất thích tóm lấy ngón chân đưa vào miệng để mút!
HTSV:NGUYỄN THẮNG DUY
MSSV:53130281
Page 8

GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
Nếu bạn cho bé bú bình, bạn có thể tập cho bé tự cầm bình bằng hai tay để bú, điều
này giúp bé có cơ hội thực hành tốt hơn đôi tay của mình và bạn cũng có nhiều thời
gian hơn cho những công việc khác.
Bạn có biết:Bé sơ sinh bẩm sinh đã thích đồ ăn ngọt, do vậy những loại rau củ quả có
vị ngọt tự nhiên như cà rốt, bí ngô, lê, táo và chuối đều là những thứ bé thích ăn ngay
từ đầu.
Bé tìm hiểu về giọng nói của mình:Giai đoạn này là lúc em bé bắt đầu tìm hiểu
giọng nói thực sự của mình. Bé bật ra các âm thanh thành tiếng bất cứ khi nào bé bập
bẹ. Bạn sẽ nghe em bé gọi “mẹ”, “ba” một thời gian, trước khi bạn có thể nghe em bé
gọi “mẹ” cùng với tên riêng của bạn. Ở thời điểm này, đó là những âm thanh thú vị
mà em bé muốn tạo ra. Âm thanh rõ nhất bạn nghe từ bé là tiếng cười thành tiếng rõ
to. Hãy thử chọc léc em bé nhẹ nhàng để thư giãn cùng những tràng cười vui vẻ của
bé. Có thể bạn hơi ngạc nhiên, nhưng sự thực là lúc này bạn càng nói chuyện nhiều
với bé yêu, bạn càng giúp bé phát triển khả năng nói tốt hơn.
Học hỏi:Bạn có thể làm nhiều thứ để giúp bé học các kỹ năng mới. Mặc dù bé không
thể trả lời bạn bằng cách nói, nhưng bạn hãy cười nói với bé càng nhiều càng tốt vì
điều này giúp khả năng nói của bé phát triển nhanh hơn. Ôm một hộp nhựa có chứa
một ít gạo hoặc đồ ăn trong đó sẽ giúp bé thực hành cách sử dụng bàn tay và các ngón
tay của mình, đồng thời âm thanh phát ra từ hộp gạo sẽ kích thích bé, khiến bé thấy
bất ngờ và thích thú!
Bé 7-9 tháng tuổi
Đến lúc bé khám phá ngôi nhà của mình!Khi bé yêu được 7 tháng tuổi, bé trở nên
nhanh nhẹn hơn và cần nhiều không gian hơn để di chuyển, chơi đùa và khám phá. Bé
bắt đầu thích tìm kiếm đồ vật, cầm lên rồi lại vứt xuống, bé có thể chơi mãi trò này
không biết chán. Bằng cách khám phá này, bé tạo ra cho bạn vô số công việc phải dọn
dẹp và có thể gây ra những
tình huống bất ngờ không hay. Vì thế, bạn phải đảm bảo cho bé không gian chơi
thoáng đãng và thật sự an toàn.
Cho bé ăn:Giai đoạn này bạn có thể cho em bé thử làm quen với một số mùi vị và

thức ăn mới. Mùi vị mới sẽ làm bé thích thú với thức ăn hơn. Bạn cũng có thể xem xét
đến việc sử dụng sữa công thức nếu như bạn không có điều kiện cho con bú sữa mẹ
như một giải pháp để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho bé trong giai đoạn ăn dặm
HTSV:NGUYỄN THẮNG DUY
MSSV:53130281
Page 9
GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
này.
Để khuyến khích và tạo lập thói quen tốt cho bé khi ăn uống, bạn hãy cho bé ăn vào
một giờ nhất định trong ngày và cho bé ngồi vào chiếc ghế ăn của riêng mình. Bạn có
thể tìm hiểu thêm các mẹo hay trong giai đoạn tập cho bé ăn dặm tại đây.
Bạn hãy để ý đến dấu hiệu giao tiếp không lời của bé, nếu bé muốn ăn bốc, bạn hãy
làm cho bé vài món để bé có thể tự bốc ăn bằng tay, hãy tạo cho bé cảm giác thoải mái
khi ăn, và như thế, bé có thể ăn nhiều hơn. Mặt khác, việc khuyến khích bé nhai sẽ
giúp rèn luyện các cơ hàm và miệng để bé nói tốt hơn sau này.
Sẵn sàng vui chơi nhé!Đến thời điểm này, em bé đã có thể làm đủ trò, nếu em bé
không thích bò, bạn cũng đừng lo lắng. Em bé có thể thích lê la bằng mông hơn, và có
bé lại thích lê mông thụt lùi!Hãy biến ngôi nhà của bạn thành một sân chơi vui nhộn
và an toàn cho bé. Hãy dùng nệm, chăn và gối tạo ra các chướng ngại vật để bé bò qua
và bò xung quanh. Việc này giúp kích thích bản năng khám phá của bé, đồng thời
giúp các cơ của bé được chắc khỏe hơn.
Giờ đây, chân của em bé đã đủ khỏe để nâng đỡ trọng lượng của cơ thể. Bé thường
xuyên nhảy dựng lên khi được bế. Bé làm được điều này là do não điều khiển các
chuyển động và do “kỹ năng vận động” của bé đã hoàn thiện hơn. Bé đã hoàn toàn
kiểm soát được cổ, vai, ngực và lưng dưới, bây giờ đến lượt thân dưới, tay và chân.
Thân trên của bé đã hoàn toàn chắc khỏe để bé có thể tự ngồi dậy vững vàng mà
không cần được trợ giúp. Vì thế bạn hãy để bé ngồi vào chiếc ghế ăn của riêng mình
và cùng tham gia vào bữa ăn của cả gia đình.
Bạn có biết?Ban đầu bé có thể từ chối ăn các thức ăn lổn nhổn, vì thế bạn cần phải
cho bé ăn thử một vài lần trước khi bé chấp nhận kiểu và mùi vị thức ăn mới.

Sự phối hợp và nhận thức:Bạn đừng lo lắng nếu lúc này em bé liên tục đánh rơi và
ném các đồ vật xuống đất. Vì em bé mới học được cách thả đồ vật từ tay mình rơi
xuống và bé rất thích thú thực hành kỹ năng mới này. Giai đoạn này bé cũng bắt đầu
biết lo lắng và sợ hãi khi bạn rời xa bé dù chỉ là trong tích tắc thôi. Tuân thủ đều đặn
các thói quen hàng ngày có thể giúp xoa dịu sự sợ hãi của bé, cho dù đó chỉ đơn giản
là việc đưa cho bé một bình sữa khi bé mới thức giấc. Hãy tạo lập các thói quen và
làm mọi việc nằm trong sự dự đoán của bé để bé có cảm giác an toàn.Việc chơi trò
HTSV:NGUYỄN THẮNG DUY
MSSV:53130281
Page 10
GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
trốn tìm với bé cũng giúp bé giảm bớt sự sợ hãi mỗi khi bạn rời xa bé. Em bé chẳng
bao giờ biết chán với trò chơi “ú òa” thậm chí khi bạn đã chán ngấy với trò này. Bạn
hãy thử giấu một thứ đồ chơi yêu thích của bé và bảo bé đi tìm nó.
Nói bập bẹ và sử dụng từ ngữ:Lúc này em bé đã hình thành một chút cá tính. Em bé
đã nhận ra tên mình và bé sẽ quay xung quanh tìm khi bạn gọi tên bé dù bé chưa biết
nói. Những từ bập bẹ ngẫu nhiên của bé có thể nghe giống như các từ khi bé lập lại
các âm thanh mà bé đã nắm vững.
Bây giờ khi bé nói tiếng “mẹ” hoặc “ba” tức là bé muốn nói đến 2 người rất đặc biệt
trong cuộc sống của mình mặc dù bé luôn làm bạn rối tung cả lên. Em bé không hề
ngại ngùng khi biểu lộ ý kiến của mình bằng cách bập bẹ, cười to hay kêu ré, la ó. Em
bé đã hiểu khi bạn nói từ “không”, mặc dù không phải lúc nào bé cũng làm theo bạn.
Học hỏi:Khi bạn đọc sách cho bé nghe, bé luôn muốn học hỏi để tham gia cùng bạn,
ví dụ như lật trang sách cho bạn, chăm chú lắng nghe và dõi theo các bức tranh nhiều
màu sắc. Nhưng bé cần phải có thời gian để liên kết các bức tranh với những gì bạn
đọc. Trong giai đoạn này, sách nói về động vật rất thú vị để bé học hỏi từ mới.
Môi trường bên trong và bên ngoài căn nhà cũng trở nên thú vị với bé. Ví dụ như bò
dưới gầm bàn, mở và đóng cửa, nhìn ra ngoài cửa sổ và gọi tên những gì bé nhìn thấy
cũng đều kích thích khả năng khám phá của bé.
Bé 10-11 tháng tuổi

Những bước đi đầu tiên và những từ đầu tiên:Bé yêu sẽ sớm nói được những từ
đầu tiên và sẽ chập chững bước những bước đi đầu tiên mà không cần quá nhiều sự
trợ giúp của bạn. Sự thay đổi từ lúc bé biết bò đến lúc bé chập chững đi và bé biết nói
quả là có rất nhiều điều thú vị. Bạn nên chuẩn bị sẵn một máy quay phim để có thể ghi
lại những khoảnh khắc đổi thay diệu kỳ đầu tiên của bé vào những lúc bất ngờ nhất!
Cho bé ăn:Giờ đây em bé vô cùng nhanh nhẹn, hoạt bát và cũng rất hiếu kỳ. Nhu cầu
dinh dưỡng của bé đang thay đổi, em bé cần thêm năng lượng để duy trì hoạt động
cho cả ngày. Tuy nhiên, dạ dày của em bé còn rất nhỏ, nên em bé cần thêm các bữa ăn
phụ để bổ sung năng lượng và dưỡng chất cho các hoạt động của cơ thể.
Thức ăn trong giai đoạn bé tăng trưởng cần phải chuẩn bị sẵn sàng và chu đáo, bạn
cần lưu ý xem nấu cho bé món ăn gì và tổ chức cho bé ăn ra sao để có thể khuyến
HTSV:NGUYỄN THẮNG DUY
MSSV:53130281
Page 11
GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
khích bé tham gia hăng hái vào các bữa ăn. Dù bé có làm bừa bộn trong các bữa ăn đi
chăng nữa, thì bạn hãy tiếp tục khích lệ bé ăn bằng tay hoặc bằng muỗng (thìa), uống
nước bằng ly (cốc) để khuyến khích bé phát triển tính tự lập. Lúc này, bé bắt đầu biết
tự hào về những gì bé làm được, nên việc khen ngợi, khuyến khích các nỗ lực của bé
sẽ giúp bé tự tin vào bản thân hơn.
Đứng bằng hai chân:Các động tác bò của bé trong những tháng qua đã giúp chân bé
chắc khỏe lên rất nhiều. Bây giờ bé đã có thể tự mình vịn ghế đứng lên mà không cần
sự trợ giúp.Bé bắt đầu có thể bước đi những bước đi đầu tiên khi vịn vào tay bạn, vào
đồ đạc hay tường nhà. Nhưng nếu lúc này bé yêu của bạn chưa bước được những
bước đi đầu tiên, bạn cũng đừng quá lo lắng vì mỗi bé phát triển theo một tốc độ khác
nhau.
Mặc dù bé vẫn còn bước đi loạng choạng, nhưng không gì có thể ngăn được “nhà
thám hiểm” tí hon tìm tòi và khám phá căn nhà của mình với sự trợ giúp của bất cứ
thứ gì hay bất cứ ai tình cờ ở gần bé.
Bạn có biết?Bây giờ bé bắt đầu cảm thấy tự hào vì những gì bé làm được. Khuyến

khích bé càng nhiều bạn càng giúp bé phát triển sự tự tin hơn.
Khả năng kiểm soát và phối hợp nhịp nhàng:Thật ngạc nhiên khi bé có thể tự chơi
rất lâu với một trò rất đơn giản như bỏ đồ chơi vào thùng, rồi lại đổ ra, rồi lại bỏ vào
và cứ thế lặp đi lặp lại. Điều này chứng tỏ bé hoàn toàn kiểm soát được bàn tay và
ngón tay của mình.Bé cũng rất hứng thú với các trò chơi “nguyên nhân & kết quả”, ví
dụ như trò quay dây cót để xe chuyển động, trò này giúp bé phối hợp tay và mắt nhịp
nhàng hơn.
Giờ đây bé có thể cầm muỗng (thìa) khá thành thạo để tự ăn, tuy nhiên bé vẫn còn làm
thức ăn vương vãi ra ngoài, vì thế bạn hãy để sẵn một khăn lau bên cạnh bé nhé!
Những từ đầu tiên của bé yêu:Thời gian này bạn sẽ có những kỷ niệm đáng nhớ với
những từ đầu tiên bé nói. Những từ này không hoàn toàn tròn vành rõ chữ như bạn
mong đợi, nhưng rất đáng yêu và đáng nhớ!
Trước đây có thể bạn đã nghe những từ bé nói rời rạc và đơn lẻ, ví dụ như “mẹ”, “ba”,
nhưng bây giờ bé đã biết liên kết giữa các từ này với đồ vật hoặc người lại với nhau
để tạo thành cụm từ đơn giản có nghĩa thực sự, ví dụ như “mẹ Hoa”.
Học hỏi:Hiện tại bé vẫn tự đi loanh quanh nhà bằng cách vịn vào đồ vật như thành
giường, ghế, bàn , bé vẫn chưa tự tin để tự đi mà không cần vịn. Vì thế, khi bé đã
HTSV:NGUYỄN THẮNG DUY
MSSV:53130281
Page 12
GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
đứng thật vững trên hai chân, bạn hãy khuyến khích bé tự đi vài bước nhỏ bằng cách
đứng xa bé ra một chút và giơ tay đón bé để bé đi về phía bạn. Bạn nhớ dành cho bé
lời khen tặng với nỗ lực của bé nhé, đặc biệt là khi bé có thể tự đi đến chỗ bạn mà
không bị ngã!
C.Mối liên quan giữa sữa mẹ và sự phát triển của trẻ sơ sinh
I.Sữa mẹ tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Tại sao?
a. Trước hết, sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong
sữa mẹ có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, vitamin
và muối khoáng với tỉ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ, trẻ

sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng.
b. Sữa mẹ là dịch thể sinh học tự nhiên chứa nhiều chất kháng khuẩn, tăng cường sức
đề kháng cho trẻ. Trong sữa mẹ có những yếu tố quan trọng bảo vệ cơ thể mà không
một thức ăn nào có thể thay thế được đó là: các globulin miễn dịch, chủ yếu là IgA có
tác dụng bảo vệ cơ thể chống các bệnh đường ruột và bệnh nhiễm khuẩn. Do tác dụng
kháng khuẩn của sữa mẹ nên trẻ được bú sữa mẹ sẽ ít mắc bệnh.
c. Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng. Trẻ bú mẹ ít bị dị ứng, eczema như ăn sữa bò.
d. Cho con bú sữa mẹ sẽ thuận lợi và kinh tế. Cho trẻ bú sữa mẹ rất thuận lợi vì không
phụ thuộc vào giờ giấc, không cần phải đun nấu, dụng cụ pha chế. Trẻ bú sữa mẹ sẽ
kinh tế hơn nhiều so với nuôi nhân tạo bằng sữa bò hoặc bất cứ loại thức ăn nào khác,
vì sữa mẹ không mất tiền mua. Khi người mẹ ăn uống đầy đủ, tinh thần thoải mái thì
sẽ đủ sữa cho con bú.
e. Nuôi con bằng sữa mẹ có điều kiện gắn bó mẹ con, người mẹ, có nhiều thời gian
gần gũi tự nhiên đó là yếu tố tâm lý quan trọng giúp cho sự phát triển hài hoà của đứa
trẻ.
f. Cho con bú góp phần hạn chế sinh đẻ, vì khi trẻ bú, tuyến yên sẽ tiết ra prolactin.
Prolactin ức chế rụng trứng, làm giảm khả năng sinh đẻ, cho con bú còn làm giảm tỉ lệ
ung thư vú
Chính vì những lý do trên, các bà mẹ cần thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ. Điều quan
trọng các bà mẹ khi nuôi con bú cần biết cách cho con bú và có đủ sữa nuôi con.
II.Bé bú sữa mẹ sẽ phát triển vượt bội. Biểu hiện
HTSV:NGUYỄN THẮNG DUY
MSSV:53130281
Page 13
GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
Cho con bú luôn là một quá trình gian nan nhưng vì hiểu được sữa mẹ là nguồn
dinh dưỡng dồi dào và tốt nhất cho sự phát triển của trẻ, rất nhiều bà mẹ vẫn
không ngại béo, ngại hỏng ngực, ngại vất vả để dành cho con những gì tốt đẹp
nhất.
Trẻ bú mẹ có địa vị cao hơn trong xã hội

Đây là kết quả của một cuộc nghiên cứu tại Anh đối với các em bé sinh trong năm
1970 và được theo dõi trong 15-18 năm tiếp theo kể từ lúc sinh ra. Các chuyên gia đã
so sánh 50% các em bé được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ với 50% số lượng trẻ được
nuôi bằng sữa bột và đã không ngần ngại khẳng định kết luận trên sau một thời gian
dài theo dõi và nghiên cứu sự phát triển của những em bé này. Các chuyên gia cho
rằng nguyên nhân có sự khác biệt trên do trong sữa mẹ có giàu chất axit béo không
no, nhiều DHA và ARA có vai trò tối quan trọng trong sự phát triển hệ thần kinh và
não bộ ở trẻ. Chính những thành phần này giúp các bé đạt được sự tập trung tối ưu và
do đó dễ dàng đạt được mục đích của mình hơn với những em bé khác và có kết quả
học tập tốt hơn nhiều.
Trẻ bú mẹ có chỉ số IQ cao hơn
Với lý do tương tự như kết luận trẻ bú mẹ có địa vị cao hơn trong xã hội, DHA trong
sữa mẹ cùng nhiều nguồn vitamin và năng lượng dồi dào khác từ bầu sữa đã góp phần
phát triển não bộ của trẻ và các bé được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ có chỉ số IQ cao
hơn so với những em bé được nuôi bộ. Chưa kể nếu càng cho con bú lâu thì chỉ số này
lại càng tăng. Đó là kết quả của cuộc nghiên cứu được đăng trên tạp chí JAMA
Peaditrics ngày 29/7 đã nêu rõ, trẻ đươc bú mẹ trong năm đầu đời có chỉ số cao hơn 4
điểm so với những em bé khác. Các em bé này có khả năng tiếp thu ngôn ngữ tốt hơn
lúc 3 tuổi và khả năng hiểu biết bằng lời và không lời tốt hơn khi lên 7 tuổi. Chính kết
quả của những cuộc nghiên cứu này đã ủng hộ khuyến cáo của quốc tế về việc nuôi
con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và tiếp tục kéo dài đến ít nhất 1 năm.
HTSV:NGUYỄN THẮNG DUY
MSSV:53130281
Page 14
GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN

Vì quyền lợi của trẻ, mẹ nên cố gắng cho bé bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời
Trẻ bú mẹ có răng “xịn” hơn trẻ bú bình
Đây là một “bí mật” khá thú vị mà không phải mẹ nào cũng biết nhé. Thông thường
đa số răng được hình thành trong thời kỳ thai nhi còn trong bụng mẹ. Sau khi chào đời

khoảng 20 cái răng sữa gần như đã được vôi hóa dưới lợi để vài tháng sau sẽ nhú lên.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá mang lại nhiều lợi ích cho răng của trẻ sơ sinh.
Mặc dù chứa ít calcium nhưng sữa mẹ lại được hấp thụ tốt hơn đến 30% so với sữa
công thức. Do vậy trẻ bú mẹ thường có hệ xương và răng có chất lượng tốt hơn so với
trẻ bú bình. Ngoài ra bé được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ có nhiều sức lực hơn, tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cơ mặt và hàm, giúp răng của bé mọc thẳng hàng
hơn.
Trẻ bú mẹ có làn da đẹp hơn và mùi thơm hơn trẻ bú bình
Những em bé được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ có làn da đẹp hơn so với các em bé
bú sữa công thức. Da của bé bú mẹ mượt mà hơn và mịn hơn. Các hợp chất béo trong
sữa mẹ được lưu trữ dưới da của những em bé này cũng ít gây các chứng bệnh về da
và giữ cho da luôn trơn mượt, không có xu hướng bị khô và bong tróc. Da của bé bú
mẹ cũng săn chắc hơn do các hợp chất béo của sữa mẹ khác hoàn toàn so với trong
sữa công thức.
HTSV:NGUYỄN THẮNG DUY
MSSV:53130281
Page 15
GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
Không những thế, mùi cơ thể của bé bú mẹ cũng thơm tho và đáng yêu hơn do mùi
thơm từ sữa mẹ tỏa ra nữa.
Trẻ bú mẹ có thị giác tốt hơn
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời không chỉ tốt cho sự phát triển của não bộ, trí
tuệ của bé mà còn cực kỳ giá trị với thị giác của trẻ nhỏ. Nghiên cứu so sánh giữa bé
bú mẹ và bé bú bình cho thấy sự phát triển vượt trội của thị giác của các bé được nuôi
hoàn toàn bằng sữa mẹ. Phát hiện này đặc biệt được chú ý ở bé sơ sinh thiếu tháng.
Chất DHA có trong sữa mẹ được cho là một trong những lý do của kết luận này. Mẹ
cho bé bú ngay từ lúc mới chào đời thì các tế bào thị giác càng phát triển và duy trì
các chức năng một cách tốt nhất và bé cũng có một cuộc sống khỏe mạnh hơn về sau.
Sữa mẹ có khả năng làm lành các vết thương
Một bí mật cuối cùng vô cùng thú vị đó là khả năng làm lành vết thương của sữa mẹ.

Nếu trẻ bị muỗi đốt, mẹ có thể bôi một chút sữa mẹ vào vết đốt, chỉ trong 1,2 ngày vết
đốt sẽ mất hẳn. Trong dân gian còn truyền miệng việc nhỏ sữa non vào mắt trẻ sơ sinh
sẽ giúp mắt bé trong, hết gèn mắt. Tuy nhiên, việc này vẫn chưa được chứng thực. Đối
với mẹ cho con bú, nếu bị nứt đầu ti, đầu ti sưng cũng có thể dùng sữa mẹ để chữa
lành. Nguồn vitamin dồi dào có trong sữa mẹ góp phần làm giảm độ sưng và hàn gắn
những vết nứt này.
III.Lợi ích của việc cho trẻ bú sữa mẹ
Từ xưa tới nay, sữa mẹ luôn khẳng định tình ưu việt của mình. Sữa mẹ là nguồn
thức ăn tốt nhất cho trẻ. Trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu phát
triển cả về trí tuệ và tinh thần.
HTSV:NGUYỄN THẮNG DUY
MSSV:53130281
Page 16
GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
Trong những năm gần đây, trước sự phát triển như vũ bão của quá trình công nghiệp
đô thị hóa, tại hầu hết các nước phát triển và đang phát triển nhiều bà mẹ vẫn phải làm
việc trong các nhà máy, xí nghiệp, môi trường độc hại. Cùng đó là sự phát triển và
quảng cáo rộng rãi của các thức ăn nhân tạo cho trẻ đặc biệt là sữa công thức trên thị
trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc cho con bú. Bên cạnh đó, việc các bà mẹ
chưa hiểu hết các tác dụng của việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng là một nguyên nhân
không nhỏ ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Nhiều công trình nghiên cứu đã
chứng tỏ nuôi con bằng sữa mẹ là tốt hơn hẳn và rẻ hơn nhiều so với việc nuôi nhân
tạo bằng sữa bò. Cho đến nay mọi người đều phải thừa nhận sữa mẹ là thức ăn tốt nhất
cho trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới một năm tuổi và không có bất kỳ loại thức ăn nào có
thể thay thế được. Nuôi con bằng sữa mẹ cung cấp sự khởi đầu tốt nhất cho cuộc đời
của một đứa trẻ đồng thời là một khâu quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe
ban đầu
Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất, phù hợp nhất đối với trẻ, nuôi con bằng sữa mẹ sẽ
đảm bảo cho trẻ phát triển tốt về cả vật chất lẫn tinh thần đồng thời hạn chế được bệnh
tật đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp…Để hiểu thêm chúng tôi xin giới

thiệu một số lợi ích của sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ.
1.Những lợi ích của sữa non
Sữa non đã có từ những ngày trước khi đẻ và được bài tiết vài ngày đầu sau khi đẻ,
sữa có màu vàng nhạt, đặc, sánh. Số lượng sữa tuy ít nhưng cũng đủ đáp ứng cho trẻ
mới sinh trong những ngày đầu tiên. Chính vì vậy, phải cho trẻ bú sớm để tận dụng
lượng sữa non vì nó có nhiều ích lợi. Sữa non có nhiều năng lượng, protein và vitamin
A, đồng thời lại có nhiều chất kháng khuẩn tăng cường miễn dịch cho trẻ. Không chỉ
HTSV:NGUYỄN THẮNG DUY
MSSV:53130281
Page 17
GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
vậy, sữa non còn có tác dụng xổ nhẹ giúp cho việc tống phân su nhanh, ngăn chặn
vàng da. Sau giai đoạn sữa non, sữa mẹ chuyển tiếp thành sữa ổn định.
2. Sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo dễ tiêu hóa và hấp thụ
Protein của sữa mẹ tuy ít hơn sữa bò nhưng có đủ các acid amin cần thiết và tỉ lệ cân
đối. Chủ yếu là lactambumin 80% tổng lượng protein trong sữa mẹ nên khi vào trong
dạ dày sẽ tủa thành các phân tử nhỏ, dễ tiêu hóa. Trái lại trong sữa bò chủ yếu là
casein, khi vào dạ dày sẽ tủa thành thể tích lớn khó tiêu hóa.
Sữa mẹ có các acid béo cần thiết như acid linoleic, acid linolenic cần thiết cho sự phát
triển của não, mắt và sự bền vững các mạch máu của trẻ. Lipid của sữa mẹ dễ tiêu hóa
hơn vì có men lipase.
Lactose trong sữa mẹ có nhiều hơn sữa bò, cung cấp thêm nhiều năng lượng. Một số
lactose vào ruột chuyển thành acid lactic giúp cho sự hấp thu calci và muối khoáng.
Trong sữa mẹ có nhiều vitamin A hơn sữa bò. Trẻ bú sữa mẹ sẽ đề phòng được bệnh
khô mắt do thiếu vitamin A. Calci và sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu, do đó trẻ ít bị còi
xương và thiếu máu.
3. Các chất kháng khuẩn trong sữa mẹ
Một số kháng thể từ người mẹ truyền qua rau đã giúp cho trẻ mới đẻ có sức đề kháng
và miễn dịch với một số bệnh đặc biệt trong 4 – 6 tháng đầu trẻ không mắc các bệnh
như cúm, sởi, ho gà. Sữa mẹ vô khuẩn, sạch sẽ, trẻ bú trực tiếp ngay, vi khuẩn không

có điều kiện phát triển nên trẻ ít bị tiêu chảy.
Globulin miễn dịch IgA : có nhiều trong sữa non và giảm dần trong những tuần sau.
IgA thường không hấp thu mà hoạt động tại ruột để chống lại một số vi khuẩn như
E.coli và virus.
Lactoferin : là một protein có gắn sắt tác dụng kìm khuẩn không cho vi khuẩn cần sắt
phát triển.
Lysozym : là một enzym có trong sữa mẹ có tác dụng diệt khuẩn.
Ngoài ra, còn một số yếu tố quan trọng khác như: các Bạch cầu, Nitrogen…có tác
dụng ức chế và kìm hãm một số vi khuẩn gây bệnh phát triển, bảo vệ cơ thể trẻ.
HTSV:NGUYỄN THẮNG DUY
MSSV:53130281
Page 18
GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
4. Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng và miễn dịch
Trẻ bú sữa mẹ thường không bị dị ứng, eczema vì IgA tiết cùng một loại đại thực bào
có tác dụng chống dị ứng.
Con người ta ngay từ khi sinh ra đã cần được nuôi dưỡng. Đối với trẻ, dòng sữa mẹ đã
giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh ngay từ những ngày tháng đầu đời. Thị trường ngày nay có
rất nhiều loại sữa thay thế nhưng không thể có loại nào hoàn hảo bằng sữa mẹ.
Sữa mẹ không chỉ đơn thuần là một tập hợp các chất dinh dưỡng, nó là một dịch thể
sống có độ phức hợp sinh học rất cao, vừa có tính bảo vệ tích cực, vừa có tính điều
khiển miễn dịch.
Các đặc tính chống lây nhiễm trong sữa non và sữa trưởng thành có cả thành phần hòa
tan và thành phần tế bào, các thành phần hòa tan bao gồm immunoglobulin (IgA -
IgM IgG), lysozyme, lactoferin, nhân tố nhị phân, các enzym và các chất điều khiển
miễn dịch khác. Các thành phần tế bào bao gồm macrophage (chứa IgA, lysozyme và
lactoferin) tế bào limpho, bạch cầu hạt trung tính và các tế bào biểu mô. Các cấu phần
này tập trung rất cao ở sữa non và giảm đi ở sữa trưởng thành.
SIgA là thành phần globulin quan trọng nhất, nó được tạo ra bởi các tế bào nhũ tương
(Plasma) dưới biểu mô của hệ ruột. Nghiên cứu các mẫu sữa non nồng độ globulin

miễn dịch SIgA cao nhất trong ngày đầu, giảm dần ở ngày thứ 2 và ngày thứ 3 chỉ còn
HTSV:NGUYỄN THẮNG DUY
MSSV:53130281
Page 19
GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
khoảng 1/4 so với ngày đầu (Đào Ngọc Diễn - Nguyễn Văn Bàng & CS) do đó cần
cho trẻ bú sớm ngay sau khi đẻ, để trẻ bú được sữa non rất phù hợp tiêu hóa của trẻ
đồng thời bảo vệ cơ thể trẻ chống lại nhiễm khuẩn ngay sau khi chào đời.
SIgA còn được tạo ra từ tuyến vú, nó chịu được các enzym phân giải protein và nồng
độ pH thấp, IgA tan sẽ bao phủ niêm mạc ruột như ruột “lớp sơn trắng” và làm cho nó
không bị các mầm bệnh thâm nhập vào. Người ta tin rằng, các kháng thể IgA sẽ bao
bọc các độc tố vi khuẩn và các kháng nguyên phân tử lớn (macromolecular antigen)
do vậy ngăn chặn sự tiếp cận của chúng với biểu mô. Sữa mẹ cũng kích thích sự sản
xuất SIgA của bản thân đứa trẻ.
Lysozyme là một enzym có đặc tính tiêu diệt vi khuẩn và chống lại một số virut, ở sữa
mẹ có hàm lượng lớn hơn 5.000 lần so với sữa bò.
Lactoferin là một glucoprotein bọc sắt chưa bão hòa, bảo vệ sắt chống lại các vi sinh
vật sống phụ thuộc sắt, do đó nó là loại kìm khuẩn. Cũng giống SIgA, lactoferin chịu
được các hoạt động phân giải protein.
Nhân tố nhị phân được đề cập trong các thành phần hòa tan, đó là một carbonhydrat
chứa nitơ, dễ bị thủy phân bởi nhiệt, nó xúc tiến sự tụ cư ở ruột nhờ các lactonbacilli
với sự có mặt của lactose. Kết quả, nồng độ pH thấp ở lòng ống ruột sẽ làm ức chế sự
phát triển của E.Coli vi khuẩn Gram (-) và các loại nấm như Candida albican.
Bất cứ một mầm bệnh nào mà người mẹ bị nhiễm cũng làm kích thích sự sản xuất các
kháng thể đặc trưng có mặt trong sữa mà con của bà mẹ đó nhận được.
HTSV:NGUYỄN THẮNG DUY
MSSV:53130281
Page 20
Những ưu thế của nuôi con bằng sữa mẹ
• Sữa mẹ đã được xác nhận là một thức ăn hoàn hảo nhất trong 6 tháng đầu đời của trẻ.

• Sữa mẹ sạch, không có vi khuẩn lại chứa nhiều kháng thể chống lại nhiều loại vi khuẩn khác nhau, các tế bào bạch cầu diệt vi khuẩn.
• Tăng cường sự gắn bó, tình thương yêu giữa mẹ và con, giúp trẻ phát triển bình thường.
• Tăng cường sức khỏe cho mẹ: Giúp ngừng chảy máu sau đẻ nhanh, co hồi tử cung nhanh; Mẹ chóng phục hồi sức khỏe; Bú mẹ thường xuyên giúp tránh thai.
• Thuận tiện: Sữa mẹ luôn có sẵn, không phải chế biến; Sữa mẹ không bao giờ bị chua, hỏng ở trong vú, thậm chí ngay cả khi người mẹ không cho con bú trong vài ngày; Sữa mẹ không phải mua nên không tốn kém.
GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
Trong ống nghiệm, sữa mẹ đã được chứng tỏ là tích cực chống lại nhiều mầm bệnh
như E.Coli, V.Choleare, Salmonella, Shigella và có tính bảo vệ đặc trưng chống lại
rất nhiều trong các mầm bệnh này (gồm virus Rubella, Herpes simple và cả ký sinh
trùng như G.Lamblia). Đến nay, chưa có một nghiên cứu nào về vai trò ngăn ngừa và
chữa trị tiềm tàng của sữa mẹ đối với sự lây nhiễm HIV.
Hoạt động của các cấu phần tế bào của sữa mẹ còn chưa được rõ. Mức tập trung cao
nhất là các đại thực bào, tiếp đến là tế bào lympho và bạch cầu hạt trung tính. Những
tế bào ngăn ngừa sự lây nhiễm bằng cách tổng hợp thực bào (bạch huyết cầu) và sự
tiết ra các chất miễn dịch có mức độ cao đặc trưng nào đó với các vi sinh vật mà
người mẹ tiếp xúc.
5. Gắn bó tình cảm mẹ con
Nuôi con bằng sữa mẹ còn có tác dụng tốt về phương diện tâm lý. Nuôi con bằng sữa
mẹ đã giúp cho bà mẹ và trẻ hình thành mối quan hệ gần gũi, yêu thương. Điều này
làm gắn bó thêm tình cảm giữa mẹ con, giúp trẻ phát triển tốt về mặt tình cảm và trí
tuệ sau này.
6. Bảo vệ sức khỏe cho mẹ
Sữa mẹ đóng góp vào việc bảo vệ sức khoẻ bà mẹ như: giảm thiếu máu, thiếu sắt,
giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư tử cung. Nuôi con bằng sữa mẹ giúp kéo dài thời
gian sinh sản, giảm xuất huyết sau sinh, giảm bài tiết hóc môn oxytocin (làm co cơ
tuyến vú để tống sữa vào ống dẫn sữa) và các hóc môn điều hoà thần kinh.
7. Giá thành rẻ
Nuôi con bằng sữa mẹ là một cách nuôi dưỡng trẻ vô cùng kinh tế và tiện lợi vì sữa
mẹ luôn sẵn có. Nuôi con bằng sữa mẹ không phải đun nấu, không tốn dụng cụ pha
chế, không mất tiền mua giúp cho người mẹ và gia đình tiết kiệm về kinh tế cũng như
thời gian.

D.Tình hình hiện nay
Ngày càng nhiều trẻ không được bú sữa mẹ
Điều tra mới nhất của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, tỷ lệ trẻ được nuôi
bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời chỉ đạt 19,4 %.
HTSV:NGUYỄN THẮNG DUY
MSSV:53130281
Page 21
GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
Bú sữa mẹ đúng cách còn giúp trẻ thông minh hơn.
Thống kê được các chuyên gia dinh dưỡng nêu hôm 30/7 trong buổi phát động tuần lễ
tuyên truyền nuôi con bằng sữa mẹ do Bộ Y tế phát động. Tuần lễ này bắt đầu từ 1/8
tại TP HCM và các tỉnh thành trong cả nước.
Theo đại diện Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sữa mẹ có lợi cho trẻ nhưng không phải bà
mẹ nào cũng biết và thực hiện. “Tỷ lệ trẻ được bú sớm trong vòng 30 phút sau sinh là
hơn 70%, tuy nhiên sau đó trẻ được nuôi bằng sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu lại chưa
đến 20%”, một bác sĩ nói.
Tìm hiểu nguyên nhân, các chuyên gia nhận thấy, yếu tố ảnh hưởng đến việc cho trẻ
bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu thường là do mẹ phải đi làm sớm (hiện các bà mẹ
chỉ được nghỉ đẻ 4 tháng, ở nông thôn có một số người phải đi làm sớm hơn). Việc
quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm thay thế sữa mẹ có tác động tiêu cực khiến một số bà
mẹ không tin tưởng vào dòng sữa của mình. Ngoài ra một số ít bà mẹ không biết cách
cho trẻ bú đúng và bảo vệ nguồn sữa của mình.
Trong khi đó, cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa mẹ là nguồn thức ăn tự nhiên
và tốt nhất cho trẻ nhỏ vì trong sữa mẹ có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng với tỉ lệ
cân đối nên rất thích hợp cho sự tiêu hóa và hấp thu của trẻ. Sữa mẹ còn có kháng thể
giúp trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm trùng.
Về kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ, Bà Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh
dưỡng TP HCM, cho biết, trẻ nên được cho bú ngay trong vòng 1 giờ đầu sau sinh và
bú hoàn toàn sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu, không cần cho uống nước, không sữa
bột và không thức ăn bổ sung. Trẻ bú mẹ càng nhiều, cơ thể mẹ càng tiết ra nhiều sữa.

HTSV:NGUYỄN THẮNG DUY
MSSV:53130281
Page 22
GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
“Trẻ nên được cho bú đến 24 tháng tuổi, vì sữa mẹ vẫn tiếp tục cung cấp các dưỡng
chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ”, bác sĩ Diệp khuyên.
Theo thống kê từ các bệnh viện nhi, trẻ bú mẹ sẽ ít bị nhiễm khuẩn, nhất là nhiễm
khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh
trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có chỉ số thông minh cao hơn, giảm nguy cơ suy dinh
dưỡng hoặc thừa cân béo phì, các bệnh mãn tính không lây khi trưởng thành đặc biệt
là bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản.
Tuần lễ tuyên truyền nuôi con bằng sữa mẹ 2011 diễn ra từ 1/8 đến hết ngày 7/8 tại
TP HCM và các tỉnh thành trong cả nước với các hoạt động như triển lãm ảnh mẹ cho
con bú, ngày hội nuôi con bằng sữa mẹ. Qua đó nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ
trong việc cung cấp dinh dưỡng cho con của các mẹ.
WHO, UNICEF và dự án Nuôi dưỡng và Phát triển ( A&T) khẳng định : Sữa mẹ
cung cấp 100 % nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ trong 6 tháng đầu, 50% nhu cầu ấy
khi trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi. Trong năm thứ 2, sữa mẹ vẫn có thể cung cấp 33
% nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ. Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ cho trẻ chỉ số
thông minh, khi lớn lên sẽ ít gặp các nguy cơ mắc phải các bệnh như tiểu đường,
chứng cao huyết áp, béo phì và một số bệnh ung thư khác.
E.Các khuyến cáo khoa học về việc cho con bú bằng sữa mẹ
Sữa mẹ là thực phẩm hoàn hảo nhất của tự nhiên, cung cấp cho con bạn sự khởi đầu
tốt nhất trong cuộc sống. Đây là lý do tại sao tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo
nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu. Và một điều vô cùng quan
trọng là nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ mang lại lợi ích cho bé, mà còn tốt cho bạn
nữa !
F.Nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ đang cho con bú
Trong sáu tháng đầu đời, sữa mẹ là một trong những nhân tố đóng vai trò quyết định
đến sự phát triển của bé; mà chất lượng của sữa mẹ lại chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chế

độ ăn uống và sinh hoạt. Vậy nên đây không còn là vấn đề cá nhân nữa, các bà mẹ hãy
lưu tâm hơn đến nguồn dinh dưỡng mà mình thu nhận vào, vì sức khỏe của những đứa
con thơ.
Chế độ dinh dưỡng hoàn hảo cho mẹ Đó là chế độ ăn bao gồm nhiều loại vitamin,
khoáng chất, các chất đạm cần thiết. Theo các chuyên gia, bà mẹ đang trong giai đoạn
cho con bú nên bổ sung khoảng 2.700 đơn vị calo mỗi ngày (nhiều hơn 500 đơn vị
HTSV:NGUYỄN THẮNG DUY
MSSV:53130281
Page 23
GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
calo so với những người bình thường). Quan trọng nhất, nhóm 3 chất carbohydrate,
sắt, nước… tuyệt đối không thể vắng mặt trong thực đơn hàng ngày của các mẹ. Nếu
thiếu carbohydrate, chất có chức năng tiếp tế và cung cấp năng lượng cho cơ thể, các
mẹ sẽ nhanh chóng có cảm giác hụt hơi, kiệt quệ ngay sau bữa ăn, hậu quả là tình
trạng ngủ gật ngay khi đang cho con bú. Vậy nên bạn hãy sử dụng các loại thực phẩm
giàu carbonhydrate như ngũ cốc, các loại đậu, hạt, trái cây sấy, tinh bột, bánh mì
Trứng và phô mai tuy được liệt vào nhóm thực phẩm nghèo carbonhydrate nhưng lại
là nguồn cung cấp protein dồi dào, có tác dụng làm chậm và kéo dài quá trình tiêu tán
carbohydrate trong mạch máu. Thiếu sắt là triệu chứng phổ biến ở các bà mẹ trong
thời kỳ mang thai và trong giai đoạn hậu sản, gây nên tình trạng mệt mỏi kéo dài. Thủ
thuật để bổ sung chất sắt hiệu quả nhất là uống thêm nước trái cây. Các vitamin trong
nước trái cây sẽ thúc đẩy quá trình hấp thụ chất sắt trong cơ thể diễn ra nhanh và
mạnh hơn. Tuy nhiên, các bà mẹ nên thận trọng khi bổ sung bơ đậu phộng vào khẩu
phần. Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm trước nguy cơ bị dị ứng với các chất có trong bơ đậu
phộng có thể truyền vào cơ thể bé thông qua sữa mẹ. Nguy cơ này đặc biệt cao khi gia
đình bạn có tiền sử các bệnh dị ứng thực phẩm, hen suyễn, chàm bội nhiễm và sốt vào
mùa hè. Có thể bạn nên kiêng hoàn toàn bơ đậu phộng cho đến khi ngừng cho bé bú.
Một trong những công việc quan trọng nhất của một phụ nữ sau sinh là cho con bú.
Sữa là dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ
sơ sinh. Bằng cách cho con bú, người mẹ có thể đảm bảo trẻ đã nhận được dinh dưỡng

tốt nhất có thể. Và để có đủ sữa cho con, người mẹ cần có chế độ ăn uống hợp lý và
khoa học nhất.
Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ đồng ý rằng bú sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho
trẻ sơ sinh. Trong một tuyên bố chính của họ, họ nói rằng “con bú sữa mẹ, đảm bảo
sức khỏe tốt nhất có thể cũng như những kết quả tốt nhất phát triển và tâm lý xã hội
cho trẻ.”
Phụ nữ trong thời kỳ cho con bú, chế độ ăn uống cần lưu ý.
1. Cố gắng ăn những thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng. Bạn nên kiềm chế cơn
thèm với những thứ trước đây bạn thích nhưng có chứa ít hàm lượng calo.
2. Cân bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày với lượng protein, chất béo, cacbonhydrate
vừa đủ. Đây không phải là lúc mà bạn thực hiện chiến dịch giảm cân vì thấy mình quá
“khổ” sau khi sinh.
3. Mỗi ngày cung cấp thêm hàm lượng calo, không quá 500g.
HTSV:NGUYỄN THẮNG DUY
MSSV:53130281
Page 24
GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
4. Uống nhiều nước vì khi cho con bú cơ thể sẽ bị thiếu nước. Trước mỗi lần cho con
bú, nên uống một cốc nước, tuyệt đối tránh dùng cà phê hay các thức uống khác như
bia, rượu, trà…Nên uống 8 cốc nước mỗi ngày.
5. Nếu bạn nghiện hoặc thèm rượu hoặc uống vì bất kỳ lý do gì thì chỉ uống khi đảm
bảo không cho con bú sau đó một vài giờ, và không uống quá 1 hoặc 2 cốc/ngày.
6. Trong chế độ ăn uống hàng ngày nên chú ý tới lượng canxi và sắt. Để giúp cho cơ
thể bạn hấp thụ chất sắt tốt hơn, kết hợp thực phẩm giàu chất sắt với thực phẩm chứa
vitamin C.
7. Vẫn tiếp tục duy trì “nạp” lượng vitamin giống như trước khi sinh. Dành chút thời
gian phơi nắng hàng ngày để làm tăng lượng vitamin D trong cơ thể bạn.
G.Muc lục
I. Giới thiệu chung
II. Nội dung

A.Tìm hiểu về sữa mẹ
a.Khái niệm
b.Cấu tạo của sữa mẹ
c.Phản xạ tạo sữa
d.Phân loại
1. Sữa non
2. Sữa bắt đầu cữ bú
3. Sữa cuối cữ bú
e. Các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ
f. Gía trị dinh dưỡng từ sữa mẹ
B.Tìm hiểu về sự phát triển của trẻ sơ sinh
1. Bé sơ sinh
2. Bé 1 tháng tuổi
3. Bé 2 tháng tuổi
4. Bé 3 tháng tuổi
5. Bé 4-6 tháng tuổi
HTSV:NGUYỄN THẮNG DUY
MSSV:53130281
Page 25

×