Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

phân tíchtình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.19 KB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH












LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


BẢN NHÁP


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG






Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THÚY HẰNG NGUYỄN VĂN THÀNH
MSSV: 4053629


LỚP: KT0520A1









Cần Thơ 2009
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang


GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 1 SVTH: Nguyễn Văn Thành
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1.Sự cần thiết nghiên cứu
Hiện nay, nước ta đang mở cửa giao lưu, hội nhập về kinh tế; đặc biệt là
Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO đã đưa các doanh
nghiệp vào một sân chơi mới đầy tính cạnh tranh và thử thách. Và đó cũng là cơ
hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam phát triển trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường mở cửa, cạnh
tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp phải tạo được một chổ đứng trên
thương trường. Muốn làm được như vậy, các doanh nghiệp phải tự nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh của mình và để thực hiện điều này mỗi doanh nghiệp
phải hiểu rõ về tình hình tài chính của mình như thế nào để từ đó điều chỉnh hoạt

động kinh doanh cho phù hợp. Do đó, việc phân tích tình hình tài chính của
doanh nghiệp là rất cần thiết, nó sẽ làm cơ sở cho việc quyết định đúng đắn để
đưa ra những chính sách thích hợp nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao
nâng lực tài chính của doanh nghiệp. Từ đó giúp cho doanh nghiệp có thể phát
huy được điểm mạnh, khắc phục điểm yếu về tài chính của doanh nghiệp mình
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh để mang lại nhiều lợi nhuận cho
doanh nghiệp và phục vụ cho nhu cầu quản lý tài chính trong toàn bộ nền kinh tế
quốc gia.
Vậy muốn tìm ra nguyên nhân để giải quyết đúng đắn thì việc phân tích
báo cáo tài chính là rất cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này
và từ các số liệu thực tế của Công ty cũng như sự hiểu biết của bản thân nên em
chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu
Giang”
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
- Căn cứ khoa học: Dựa trên những kiến thức đã học ở trường trọng tâm là
môn Quản Trị Tài Chính, Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh và Kế Toán Tài
Chính. Thông qua các lý thuyết về phân tích báo cáo tài chính để tính được các tỷ
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang


GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 2 SVTH: Nguyễn Văn Thành
số tài chính, phương pháp phân tích sơ đồ Dupont… ngoài ra còn có một số tài
liệu tham khảo khác.
- Căn cứ thực tiễn: Dựa trên các hoạt động tài chính của doanh nghiệp
trong thời gian 3 năm gần đây thông qua các bảng báo cáo tài chính được các kế
toán viên tổng hợp lại như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích và đánh giá các báo cáo tài chính nhằm tìm ra những mặt mạnh
và cả những mặt yếu kém, từ đó đề xuất những biện pháp quản trị tài chính đúng
đắn và kịp thời để phát huy ở mức cao nhất hiệu quả sử dụng nguồn t ài chính của
doanh nghiệp.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Đánh giá khái quát tình hình tài chính.
+ Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán.
+ Phân tích tình hình tài chính thông qua kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính.
+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính.
Trên cơ sở phân tích và đánh giá trên sẽ đề ra những biện pháp cải thiện
những mặt còn hạn chế góp phần làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp
được cũng cố và vững mạnh hơn.
1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định
Giả thuyết cho rằng khả năng tài chính của công ty luôn ổn định và có xu
hướng phát triển. Để kiểm định điều này, chúng ta tiến hành thực hiện một số
phương pháp phân tích dựa trên hệ thống báo cáo tài chính của công ty.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
+ Sự biến động của nguồn tài chính như thế nào?
+ Cơ cấu nguồn tài chính có hợp lý hay không?
+ Vấn đề sử dụng tài chính có hiệu quả như thế nào?
+ Những thế mạnh và mặt yếu kém về tài chính của công ty là do đâu?
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang


GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 3 SVTH: Nguyễn Văn Thành

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Không gian
Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang, số
184 Trần Hưng Đạo, Phường An Nghiệp, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ.
1.4.2. Thời gian
- Trực tiếp thâm nhập thực tế tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang trong
khoảng thời gian ngắn, bắt đầu từ ngày 02/02/2009 và kết thúc vào ngày
02/05/2009.
- Thu thập số liệu về tình hình tài chính của công ty từ năm: 2006 – 2008.
1.4.3. Đối tượng
Là tình hình tài chính của công ty
1.5. LƯỢC KHẢO CÁC TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Trong quá trình thực hiện luận văn em đã tham khảo tiểu luận tốt nghiệp: “
Phân tích hình tài chính công ty cổ phần vật tư Hậu Giang” thời gian từ 2004 –
2006 của Đặng Hoàng Hiếu, lớp kế toán 2003.
Trong bài tiểu luận, tác giả đã phân tích tình hình tài chính của công ty cổ
phần vật tư Hậu Giang thông qua những nội dung sau:
- Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn.
- Phân tích tình hình lợi nhuận.
- Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu như: khả năng thanh toán, tỷ số hoạt
động, tỷ số sinh lời, tình hình đầu tư và các đòn bẩy hoạt động.
Kết quả tác giả đã đánh giá tình hình tài chính của công ty như sau:
+ Tình hình tổng tài sản và nguồn vốn qua các năm điều tăng. Trong đó
nguồn vốn tăng là do nợ phải trả luôn tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn. Đây là
vấn đề không tốt vì sẽ dẫn đến tình trạng chi phí tài chính tăng.
+ Lợi nhuận có xu hướng tăng qua các năm, cho thấy tốc độ tăng doanh thu
nhanh hơn chi phí.
+ Tình hình khả năng thanh toán của công ty chỉ ở mức chấp nhận được
nhưng vẫn chưa cao. Đòi hỏi công ty cần phải cố gắng nổ lực hơn nữa trong việc
giải quyết vấn đề thanh toán của mình.


www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang


GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 4 SVTH: Nguyễn Văn Thành
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình tổng hợp các phương pháp
phân tích cho phép kiểm tra, so sánh và đánh giá tình hình tài chính đã qua và
hiện tại, cũng như dự đoán tài chính trong tương lai, giúp nhà quản lý đưa ra các
quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được công ty, từ đó đề xuất những biện
pháp quản trị tài chính đúng đắn và kịp thời để phát huy ở mức cao nhất hiệu quả
sử dụng vốn.
2.1.2. Giới thiệu hệ thống báo cáo tài chính
Hệ thống báo cáo tài chính là tập hợp những văn bản đặc biệt của hệ thống
kế toán, được tiêu chuẩn hóa trên phạm vi quốc tế về nguyên tắc và chuẩn mực.
Người ta gọi các báo cáo tài chính là hệ thống vì người ta muốn nhấn mạnh đến
sự quan hệ chặt chẽ và hữu cơ giữa chúng. Mỗi báo cáo tài chính riêng biệt cung
cấp cho người đọc một khía cạnh hữu ích khác nhau, nhưng sẽ không thể nào có
được những kết quả mang tính khái quát về tình hình tài chính nếu không có sự
kế hợp giữa các báo cáo tài chính. Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân
đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền
tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.
2.1.2.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán còn được gọi là bảng tổng kết tài sản, là tài liệu quan
trọng đối với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau: Bên ngoài và bên trong doanh

nghiệp. Nội dung bảng cân đối kế toán khái quát tình hình tài chính của một
doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, thường là cuối kỳ kinh doanh. Cơ cấu
gồm hai phần luôn bằng nhau: Tài sản và nguồn vốn, tức nguồn hình thành nên
tài sản, gồm nợ phải trả cộng với vốn chủ sở hữu. Khi phân tích bảng cân đối kế
toán, chúng ta sẽ xem xét và nghiên cứu các vân đề cơ bản sau:
+ Xem xét sự biến động của tổng tài sản và của từng loại tài sản. Qua đó
thấy được quy mô kinh doanh và năng lực kinh doanh của công ty.
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang


GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 5 SVTH: Nguyễn Văn Thành
+ Xem xét cơ cấu vốn có hợp lý hay không? Cơ cấu vốn có tác động như
thế nào đến quá trình kinh doanh.
+ Khái quát xác định mức độ độc lập hay phụ thuộc về mặt tài chính của
doanh nghệp.
+ Xem xét mối quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu, các khoản mục.
+ Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán và cấu trúc tài chính.
2.1.2.2. Phân tích Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Là báo cáo thu nhập hay còn gọi là báo cáo lợi tức – là báo cáo tài chính
tổng hợp về tình hình và kết quả kinh doanh, phản ánh thu nhập của kết quả hoạt
động tài chính và các hoạt động khác qua một thời kỳ kinh doanh. Ngoài ra theo
quy định ở Việt Nam báo cáo thu nhập còn có thêm phần kê khai tình hình thực
hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước và tình hình thực
hiện thuế giá trị gia tăng – VAT. Khi phân tích báo cáo kết quả kinh doanh,
chúng ta sẽ xem xét các vấn đề sau:
+ Xem xét biến động của từng chỉ tiêu trên phần lãi, lỗ giữa năm nay với
năm trước. Đặc biệt chú ý đến tình hình doanh thu, doanh thu thuần, chi phí, lợi
nhuận gộp, lợi nhuận thuần, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế.

+ Tính toán phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi
phí, kết quả kinh doanh của công ty.
2.1.2.3. Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Còn gọi là báo cáo ngân lưu hay báo cáo lưu kim, là báo cáo tài chính cần
thiết không chỉ đối với nhà quản trị hoặc giám đốc tài chính mà còn là mối quan
tâm của nhiều đối tượng liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Kết
quả phân tích ngân lưu giúp doanh nghiệp điều phối được lượng tiền mặt một
cách cân đối giữa các lĩnh vực: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt
động tài chính. Nói cách khác, báo cáo ngân lưu chỉ ra các hoạt động nào tạo ra
tiền, lĩnh vực nào sử dụng tiền, khả năng thanh toán, lượng tiền thừa thiếu và thời
điểm cần sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời tối thiểu hóa chi phí sử
dụng vốn.
2.1.2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang


GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 6 SVTH: Nguyễn Văn Thành
Là báo cáo được trình bày bằng lời văn nhằm giải thích thêm chi tiết những
nội dung thay đổi về tài sản, nguồn vốn mà các dữ liệu bằng số trong các báo cáo
tài chính không thể hiện hết được
2.1.3. Ý nghĩa, mục đích và nội dung phân tích tình hình tài chính
2.1.3.1. Ý nghĩa
a) Đối với doanh nghiệp
Phân tích tình hình tài chính là công cụ đắc lực cho hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Nó cần thiết cho sự tạo vốn và chu chuyển vốn, đảm bảo cho
quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Đồng thời giúp cho doanh nghiệp
thưc hiện tốt chức năng giám đốc và kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi
ích doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và cán bộ công nhân viên. Qua đó, thúc đẩy

quá trình sản xuất kinh doanh phát triển và giúp quản trị tốt tiềm năng của doanh
nghiệp.
b) Đối với các đối tượng bên ngoài
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có mối quan hệ với các
nhà cung cấp vật liệu, nhà đầu tư, ngân hàng v.v…Các tổ chức này thường dựa
và tình hình tài chính để đưa ra quyết định về cung cấp các yếu tố đầu vào cho
doanh nghiệp.
2.1.3.2. Mục đích
Mục đích chính của phân tích báo cáo tài chính là giúp các đối tượng sử
dụng thông tin đánh giá đúng sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng
của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với mục tiêu mà
họ cần quan tâm.
2.1.3.3. Nội dung
Nội dung phân tích gồm:
+ Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán.
+ Phân tích tình hình tài chính thông qua kết quả hoạt động kinh doanh
+ Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính
+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính.


www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang


GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 7 SVTH: Nguyễn Văn Thành
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Các báo cáo tài chính của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính của công ty cổ
phần vật tư Hậu Giang qua 3 năm ( 2006 – 2008 )
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
2.2.3.1. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá kết quả và xác định xu
hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối.
Trong bài phân tích tình hình tài chính này, chủ yếu sử dụng phương pháp so
sánh để phân tích theo chiều dọc và phân tích theo chiều ngang.
+ Phân tích theo chiều dọc: Nhằm đánh giá quan hệ kết cấu và biến động
kết cấu của từng chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính.
+ Phân tích theo chiều ngang: Là việc so sánh cả về số tuyệt đối là số
tương đối trên cùng một hàng trên báo cáo tài chính. Qua đó thấy được sự biến
động của từng chỉ tiêu.
2.2.3.2. Phương pháp cân đối
Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch và cả
công tác kế toán để nghiên cứu mối quan hệ cân đối về lượng của các yếu tố với
quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó, xác định ảnh hưởng của các nhân tố.
2.2.3.3. Phương pháp phân tích các tỷ số tài chính
a) Nhóm tỷ số khả năng thanh toán
- Vốn luân chuyển ( đồng)
Là phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này
phản ảnh khả năng thanh toán của các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn trả. Vốn
luân chuyển càng lớn thì khả năng chi trả các khoản nợ của doanh nghiệp càng
cao.

Vốn luân chuyển = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang



GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 8 SVTH: Nguyễn Văn Thành
- Khả năng thanh toán vốn lưu động ( lần )
Trong tổng tài sản ngắn hạn bao gồm nhiều khoản mục có tính thanh khoản
khác nhau, hệ số thanh toán vốn lưu động là tỷ lệ giữa tài sản có khả năng
chuyển hóa thành tiền để trả nợ.



- Khả năng thanh toán hiện hành ( lần )
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp. Nếu tỷ số này xấp xỉ bằng hoặc lớn hơn 1 thì doanh nghiệp có đủ khả
năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.



- Khả năng thanh toán nhanh ( lần )
Hệ số này phản ảnh khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng các
tài sản ngắn hạn có thể chuyển hóa nhanh thành tiền. Hệ số này càng lớn thể hiện
khả năng thanh toán càng cao.



Tuy nhiên, hệ số này quá lớn sẽ gây mất cân đối trong quá trình sử dụng
vốn, khi tập trung quá nhiều vào vốn bằng tiền có thể không mang lại hiệu quả
trong kinh doanh. Thông thường tỷ lệ này >= 1 thì tình hình thanh toán của
doanh nghiệp khả quan, doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu thanh toán.
Nếu tỷ lệ < 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp gặp khó khăn. Tuy nhiên,
nếu hệ số này cao do khoản phải thu khó đòi cao thì doanh nghiệp được đánh giá

là hoạt động không hiệu quả.
- Khả năng thanh toán vốn bằng tiền ( lần)


Khả năng thanh toán hiện hành
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
=
Khả năng thanh toán nhanh
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
=
Khả năng thanh toán vốn bằng tiền
Tiền & khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
=
Khả năng thanh toán vốn lưu động
Tiền & khoản tương đương tiền
Tài sản ngắn hạn
=
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang


GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 9 SVTH: Nguyễn Văn Thành
Tỷ lệ này > 0.5 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp có hiệu quả,
ngược lại doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, tỷ lệ này quá cao lại là điều
không tốt vì điều này xảy ra tình trạng ứ động vốn, do đó hiệu quả sử dụng vốn
không cao.

b) Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động
- Số vòng quay hàng tồn kho ( vòng)



Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp, tỷ
số này càng lớn thì hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao. Vì hàng tồn kho
quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và
vốn lưu động ở hàng tồn kho. Thông thường số vòng quay hàng tồn kho của
doanh nghiệp lớn hơn 6 là tốt.
- Kỳ thu tiền bình quân ( ngày )



Trong đó:



Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu, tỷ số
này cho biết bình quân phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải thu.
- Vòng quay tài sản cố định ( vòng )



Chỉ tiêu này nhằm đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định, nó cho biết
một đồng giá trị tài sản cố định dùng để đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh
thu thuần. Tỷ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao.
Số vòng quay hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân

=
Kỳ thu tiền bình quân
Các khoản phải thu bình quân
Doanh thu bình quân ngày
=
Doanh thu bình quân ngày
Tổng doanh thu thuần
360
=
Số vòng quay tài sản cố định
Doanh thu thuần
Tổng tài sản cố định bình quân
=
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang


GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 10 SVTH: Nguyễn Văn Thành
- Vòng quay tổng tài sản ( vòng )



Hệ số vòng quay tổng tài sản nói lên doanh thu được tạo ra từ tổng tài sản
hay nói cách khác: một đồng tài sản mang lại bao nhiêu đồng doanh thu.
- Vòng quay khoản phải thu ( vòng )



Vòng quay các khoản phải thu đo lường tốc độ luân chuyển của các khoản

phải thu, số vòng quay ngày càng lớn thì hiệu quả của việc thu hồi vốn càng tăng.
- Vòng quay vốn lưu động ( vòng )



Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, việc tăng
vòng quay vốn lưu động có ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với doanh nghiệp, có thể
giúp doanh nghiệp giảm một lượng vốn cần thiết trong kinh doanh trên cơ sở vốn
hiện có.
c) Nhóm tỷ số quản trị nợ
- Tỷ số nợ trên tổng tài sản (%)
Phản ánh mức độ sử dụng các khoản nợ để tài trợ cho tài sản của doanh
nghiệp hay cho biết các khoản nợ của doanh nghiệp được đảm bảo bằng tài sản ở
mức độ nào.


- Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu ( lần )
Tỷ số này dùng để so sánh giữa nợ và vốn chủ sở hữu, cho biết cơ cấu tài
chính của doanh nghiệp rõ ràng nhất. Tỷ số này càng cao sẽ mang lại hiệu quả
cho chủ sở hữu càng lớn trong trường hợp ổn định khối lượng hoạt động và kinh
Số vòng quay tổng tài sản
Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân
=
Vòng quay khoản phải thu
Doanh thu thuần
Các khoản phải thu bình quân
=
Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Nợ phải trả x 100%

Tổng tài sản
=
Vòng quay vốn lưu động
Doanh thu thuần
Tài sản ngắn hạn bình quân
=
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang


GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 11 SVTH: Nguyễn Văn Thành
doanh có lãi. Ngược lại, nếu tỷ số này càng thấp thì mức độ an toàn càng đảm
bảo trong trường hợp hoạt động kinh doanh giảm và bị thua lỗ.




- Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay ( lần )
Đo lường khả năng thanh toán lãi vay của lợi nhuận trước thuế, chỉ tiêu này
được các nhà cung cấp tín dụng rất quan tâm.




d) Nhóm tỷ số sinh lời
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( ROS )
Tỷ số này cho chúng ta biết một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận.




- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ( ROA )
Tỷ số này cho chúng ta biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận ròng. Hệ số này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản
càng hợp lý và hiệu quả.



- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE )
Tỷ số này dùng để đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu, một đồng
vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ tao được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
=
Khả năng thanh toán lãi vay
Lợi nhuận trước thuế + lãi vay
Lãi vay
=
Tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu
Lợi nhuận ròng x 100%
Doanh thu thuần
=
Tỷ suất lợi nhuận trên
tổng tài sản
Lợi nhuận ròng x 100%
Tổng tài sản bình quân

=
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang


GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 12 SVTH: Nguyễn Văn Thành




2.2.3.4. Phương pháp thay thế
Đây là phương pháp dùng để đánh giá sự biến động của từng nhân tố được
cấu thành trong những khoản mục nhất định, khi chúng có mối quan hệ tác động
qua lại với nhau.
2.2.3.5. Phương pháp Dupont
Phương pháp phân tích tài chính Dupont cho thấy mối quan hệ tương quan
giữa các tỷ lệ tài chính chủ yếu. Theo phương pháp này, trước hết chúng ta xem
xét được mối quan hệ tương tác giữa tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu với hiệu
suất sử dụng vốn tài sản.







Hình 1: Sơ dồ Dupont












Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản

Lợi nhuận ròng/Doanh thu thuần

Doanh thu thuần/Tổng tài sản
X
Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân
Tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận ròng x 100%
=
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang


GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 13 SVTH: Nguyễn Văn Thành
Chương 3
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển


Tên đơn vị: Công ty cổ phần vật
tư Hậu Giang
Tên tiếng anh: Hau Giang
Material Joint – Stock Company.
Trụ sở chính: 184 Trần Hưng
Đạo, Phường An Nghiệp, TPCT.

Công ty được thành lập theo quyết định số 245/VT – QĐ vào ngày
03/03/1976 do Bộ Vật Tư ký trên cơ sở sát nhập 5 đơn vị: Công ty vật tư kỹ thuật
TP Cần Thơ, công ty xăng dầu TP Cần Thơ, công ty vật tư tỉnh cần Thơ, công ty
xăng dầu tỉnh Cần Thơ và công ty xăng dầu tỉnh Sóc Trăng. Kể từ ngày thành lập
đến nay công ty đã trãi qua các giai đoạn khác nhau về tên gọi và đường lối hoạt
động.
- Giai đoạn từ năm 1976 – 1986: Khi mới thành lập, trụ sở đặt tại số 135
đường Trần Hưng Đạo, Cần Thơ, với gần 500 cán bộ công nhân viên và mạng
lưới cung ứng đến tận 14 huyện thị trong tỉnh dưới sự chỉ đạo trực tiếp của tỉnh
Hậu Giang và Bộ Vật Tư. Trong giai đoạn này công ty đã hoàn thành nhiệm vụ
được giao và được nhà nước tặng Huân Chương lao động hạng ba năm 1984 và
nhiều bằng khen của Liên Hiệp cung ứng vật tư khu vực II, Bộ Vật Tư và UBND
tỉnh Hậu Giang.
- Giai đoạn từ năm 1987 – 2002: Trong giai đoạn này nền kinh tế nước ta
chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Sau khi tách tỉnh Hậu
Giang thành tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Cần Thơ vào cuối năm 1991, công ty hoạt
động với tên gọi Công ty vật tư tỉnh Cần Thơ năm 1993 đổi thành công ty vật tư
tổng hợp hậu Giang, và đã sắp xếp lại tổ chức cho phù hợp với cơ chế mới, trong
quá trình chuyển đổi mặc dù có những khó khăn nhất định nhưng với sự quyết
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang



GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 14 SVTH: Nguyễn Văn Thành
tâm và nổ lực vươn lên, công ty đã không ngừng phát triển và đạt mức tăng
trưởng bình quân từ 15 – 20% / năm.
- Giai đoạn từ năm 2003 đến nay: Trong giai đoạn này thực hiện chủ trương
cổ phần hóa, công ty đã chuyển đổi thành công ty cổ phần với tên gọi là công ty
cổ phần vật tư Hậu Giang theo quyết định số 0024/2003/QĐ – BT ngày
10/01/2003 của Bộ Trưởng Bộ Thương Mại và chính thức đi vào hoạt động theo
luật doanh nghiệp vào ngày 01/04/2003.
3.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý và chức năng các phòng ban
3.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

















Ghi chú: : Quan hệ lãnh đạo

: Quan hệ nghiệp vụ

Hình 2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Tài Chính
Phó Giám Đốc
Kinh Doanh
CN Thành Phố
CN Bạc Liêu
CN Vị Thanh
CH Gas, Nhớt
Phòng
Kế
Toán
Tài
Chính
Phòng
Kinh
Doanh
Phòng
Tổ
Chức
Hành
Chánh
Phòng
Kho
Vận
XDCB
www.kinhtehoc.net


Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang


GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 15 SVTH: Nguyễn Văn Thành
Nhận xét về bộ máy tổ chức: Hiện nay công ty đang áp dụng cơ cấu tổ
chức theo dạng tham mưu – trực tuyến, cơ cấu tổ chức này được nhiều công ty áp
dụng vì nó có nhiều ưu điểm trong quản lý. Các bộ phận trực tuyến ( tài chính,
kinh doanh) có chức năng thực hiện các mục tiêu của công ty và được giám đốc
ủy quyền rộng rãi kể cả quyền ra chỉ thị, còn các bộ phận tham mưu ( các phòng
ban, chi nhánh, cửa hàng ) sẽ cung cấp những ý kiến, đề án thuộc về chuyên môn
của họ cho lãnh đạo cấp trên. Việc sử dụng cấu trúc này sẽ giúp cho công ty phát
huy hiệu quả các tài năng chuyên môn và quản lý, tạo ra sự hợp tác trong từng
chức năng.
3.1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Ban giam đốc
+ Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất của công ty và chịu trách nhiệm
trước pháp luật về việc quản lý điều hành mọi lĩnh vực hoạt động của công ty,
đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công ty đối với nhà nước.
+ Các phó giám đốc: Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc, giúp giám
đốc trong việc quản lý công ty, phụ trách đôn đốc kiểm tra các phòng ban.
Phòng Kinh doanh: Là tham mưu cho giám đốc về việc lập các kế hoạch
kinh doanh, chiến lược phát triển của công ty. Tổ chức trực tiếp tìm nguồn hàng
để đáp ứng nhu cầu hàng hóa cho thị trường.
Phòng tổ chức hành chính: Là phòng nghiệp vụ giúp giám đốc về quản
lý, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương,
hành chính quản trị. Đồng thời quan tâm đến nhu cầu đời sống của cán bộ công
nhân viên, thực hiện công tác kiểm tra bảo vệ phòng cháy chữa cháy, giữ an toàn
lao động cho công ty. Ngoài ra đây là nơi tuyển chọn sắp xếp cán bộ và phân
công lực lượng lao động cho phù hợp.

Phòng kho vận xây dựng cơ bản: Thường xuyên kiểm tra tình hình hàng
hóa và nguyên vật liệu có trong kho, để kịp thời cung cấp cho các cửa hàng phục
vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh.
Phòng kế toán tài chính: Là phòng nghiệp vụ giúp giám đốc kiểm tra và
thực hiện chế độ kế toán thống kê quản lý tài chính theo pháp lệnh của nhà nước,
phòng kế toán còn có nhiệm vụ thống kê các thông tin kinh tế, các hoạt động có
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang


GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 16 SVTH: Nguyễn Văn Thành
liên quan đến tài chính trong công ty để kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
Đồng thời lập báo cáo gửi lên cấp trên.
Các chi nhánh và cửa hàng: Có chức năng kinh doanh mua bán các loại
mặt hàng được giao hàng tháng, tiến hành lập báo cáo theo quy định gửi lên công
ty. Ngoài việc kinh doanh mua bán bộ phận này còn có nhiệm vụ nắm bắt thông
tin theo nhu cầu thị trường để kịp thời phản ảnh lên ban lãnh đạo về tình hình
thay đổi thị trường
3.2. KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY ( 2006-
2008 )
Tình hình doanh thu và lợi nhuận sẽ cho chúng ta thấy khái quát về kết quả
hoạt động của Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang trong ba năm qua. Đây cũng là
cơ sở để xác định nguyên nhân và mục tiêu của việc phân tích tài chính trong
công ty.
Bảng 1: TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM
ĐVT: Triệu đồng

CHỈ TIÊU


Năm
2007 / 2006
2008 / 2007
2006
2007
2008
Số tiền
%
Số tiền
%
Doanh thu
821.209
1.009.210
1.330.841
188.001
22,89
321.631
31,87
Chi phí
814.954
998.857
1.312.541
183.903
22,57
313.684
31,40
LNTT
6.255
10.353
18.300

4.098
65,52
7.947
76,76
Thuế
625
1.449
2.562
824
131,84
1.113
76,81
LNR
5.630
8.904
15.738
3.274
58,15
6.834
76,75
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh )

Qua bảng trên ta thấy, kết quả kinh doanh của công ty cổ phần vật tư Hậu
Giang có xu hướng biến động tăng dần qua các năm, Trong đó:
- Về doanh thu:
Tổng doanh thu của công ty luôn tăng qua 3 năm. Năm 2007 với số tiền đạt
hơn 1.009 tỷ đồng tăng gần 23% so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh thu lại
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang



GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 17 SVTH: Nguyễn Văn Thành
tiếp tục tăng với số tiền đạt được hơn 1.330 tỷ đồng, tăng hơn 31% so với năm
2007. Khi đó, doanh thu thì chịu sự tác động của nhiều nguyên nhân, đồng thời
cũng được tạo nên từ nhiều nguồn thu khác nhau. Trong đó, nguồn thu quan
trọng nhất là thu từ hoạt động kinh doanh. Chính vì thế để tìm ra nguyên nhân
làm tăng doanh thu như vậy chúng ta sẽ nghiên cứu kỷ hơn ở phần phân tích tài
chính dựa vào kết quả kinh doanh.
- Về chi phí:
Tổng chi phí cũng biến đổi theo chiều hướng tăng dần. Năm 2007 tổng chi
phí tăng hơn 22% so với năm 2006 tương ứng tăng hơn 183 tỷ đồng. Khi đó, năm
2008 con số này đạt gần 1.313 tỷ đồng tăng hơn 31% tương ứng gần 313 tỷ đồng
so với năm 2007. Cũng như doanh thu, tổng chi phí được cấu thành từ nhiều
khoản mục khác nhau, như giá vốn hàng bán, chí phí bán hàng, chí phí quản lý
doanh nghiệp…Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là giá vốn hàng bán đã góp
phần rất lớn tạo nên sự biến đổi của tổng chi phí, để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ
nghiên cứu sâu ở phần phân tích chí phí của công ty.
- Về lợi nhuận:
Lợi nhuận công ty có xu hướng tăng nhanh qua các năm, nhưng điều đáng
lưu ý ở đây là lợi nhuận năm 2008 tăng hơn 76% tương ứng gần 7 tỷ đồng so với
năm 2007. Trong khi đó, lợi nhuận năm 2007 chỉ tăng hơn 58% tương ứng 3 tỷ
đồng so với năm 2006. Như vậy, mặc dù sự biến động của doanh thu và chi phí
trong 2 năm 2007 và 2008 tương đối như nhau, nhưng với tốc độ tăng lợi nhuận
lại cao hơn, nguyên nhân là do hệ thống kiểm soát các khoản mục chi phí có hiệu
quả hơn. Đây là một dấu hiệu khả quan của công ty, bởi vì mục đích cuối cùng
của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận.
Tóm lại: Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm
là khá cao, khi đó lợi nhuận luôn biến động theo chiều hướng tăng. Điều này cho
thấy công ty đã có những chính sách và bước đi thích hợp nhằm tối đa hóa lợi

nhuận trong hoạt động kinh doanh của mình.
3.3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
3.3.1. Thuận lợi
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang


GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 18 SVTH: Nguyễn Văn Thành
Công ty luôn được sự hỗ trợ của Bộ Thương Mại Ủy Ban Nhân Dân TPCT,
các cấp các ngành cùng với sự chỉ đạo của ban giám đốc và sự cố gắng của tập
thể công nhân viên.
Tình hình chung của công ty khá ổn định, cơ sở vật chất kỹ thuật không
ngừng được nâng cấp, công ty được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp đây là yếu tố
quan trọng đem lại lợi nhuận cao cho công ty.
Cán bộ công nhân viên và ban lãnh đạo là những người có nhiều kinh
nghiệm trong kinh doanh, có trình độ chuyên môn cao, năng lực quản lý giỏi
luôn phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3.3.2. Khó khăn
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay công ty không tránh khỏi sự
cạnh tranh gay gắt của các đơn vị khác trong cùng lĩnh vực hoạt động. Hiện nay
giá cả các loại nguyên vật liệu luôn biến động không ngừng, điều này đã gây ảnh
hưởng lớn đến lợi nhuận của công ty.
Hoạt động trong công ty chưa được tiến triển như mong muốn và chưa phù
hợp với khả năng hiện có của công ty.
Quản lý tài sản có những mặt chưa chặt chẽ, chưa có bộ phận marketing
nên việc nắm bắt thông tin thị trường để xây dựng chiến lược kinh doanh chưa
kịp thời.
3.4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN
TỚI

- Mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng.
- Tiếp tục khai thác khách hàng tiềm năng, năng động trong công tác tìm
kiếm thị trường.
- Phân khúc thị trường, xây dựng hệ thống bán hàng, từ đó đưa ra chính
sách phù hợp để đáp ứng nhanh nhu cầu thực tế của thị trường.
- Phấn đấu hoàn thành cơ sở vật chất, kinh doanh những sản phẩm chất
lượng tốt, tăng uy tín và tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty.
- Năng cao trình độ kiến thức chuyên môn cho công nhân và công nhân
viên, từng bước cải thiện đời sống vật chất của họ.
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang


GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 19 SVTH: Nguyễn Văn Thành
- Phấn đấu tập trung kinh doanh các mặt hàng chủ lực nhằm tăng doanh
thu, ổn định giá trên địa bàn.
- Phải chiếm lĩnh được thương trường cũng như khách hàng và đồng thời
phải nêu cao bản chất, tác dụng của mặt hàng mà công ty đang kinh doanh với
việc mở rộng thị phần cũng như khách hàng mới.
- Với phương châm chăm sóc tốt nhu cầu của người tiêu dùng, cũng như
khẩu hiệu “Uy tín – chất lượng – hiệu quả”.























www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang


GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 20 SVTH: Nguyễn Văn Thành
Chương 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
VẬT TƯ HẬU GIANG
4.1. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG
TY
Bước đầu tiên của quá trình phân tích tình hình tài chính là phải đánh giá
khái quát về tình hình tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty, từ đó ta có cái
nhìn tổng quát về vấn đề sử dụng vốn và huy động vốn, xem xét sự biến động
của chúng.Trên cơ sở đó, có những nhận định chung về hiệu quả hoạt động kinh

doanh cũng như sức mạnh tài chính của công ty.

Bảng 2: TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY QUA 3
NĂM ( 2006 – 2008 )
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2007/2006
2008/2007
2006
2007
2008
Số tiền
%
Số tiền
%
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
108.975
121.099
187.692
12.124
11
66.593
55
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
15.014
15.647
26.932
633
4

11.285
72
TỔNG TÀI SẢN
123.989
136.746
214.624
12.757
10
77.878
57
A. NỢ PHẢI TRẢ
100.537
107.491
172.759
6.954
7
65.268
61
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
23.452
29.255
41.865
5.803
25
12.610
43
TỔNG NGUỒN VỐN
123.989
136.746
214.624

12.757
10
77.878
57
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán )

Qua bảng trên ta có thể đánh giá khái quát về sự biến động của tài sản và
nguồn vốn như sau:
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang


GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 21 SVTH: Nguyễn Văn Thành
4.1.1. Tình hình tổng tài sản
Tình hình tổng tài sản của công ty có sự biến động tăng dần qua 3 năm.
Năm 2007 tổng tài sản đạt 123.989 triệu đồng tăng 12.757 triệu đồng, tương ứng
tăng 10% so với năm 2006. Năm 2008 tình hình tài sản lại tiếp tục tăng nhưng
với tốc độ nhanh hơn, và tăng 77.787 triệu đồng tương ứng 57% so với năm
2007. Nguyên nhân làm cho tình hình tổng tài sản của công ty biến động theo xu
hướng tăng nhanh là do tác động chủ yếu của tài sản ngắn hạn đã chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng tài sản của công ty.
4.1.2. Tình hình tổng nguồn vốn
Do tính chất cân đối của bảng cân đối kế toán nên sự thay đổi trong tổng tài
sản của công ty cũng chính là sự thay đổi tương ứng bên phần tổng nguồn vốn.
Tuy nhiên, nguyên nhân chính làm cho nguồn vốn bị tác động chủ yếu là do phần
nợ phải trả. Cụ thể, năm 2007 nợ phải trả của công ty đạt 107.491 triệu đồng tăng
6.954 triệu đồng, tương ứng tăng 7% so với năm 2006, nhưng sang năm 2008
tổng nợ phải trả đã tăng lên đáng kể và tăng 65.268 triệu đồng, tương ứng 61%
so với năm 2007, do chính điều này đã làm cho cơ cấu tăng trưởng của tổng

nguồn vốn cũng biến đổi theo.
- Tóm lại: Qua 3 năm hoạt động, tình hình biến động tổng tài sản của công
ty luôn tăng. Mặc dù đang đứng trước với hàng loạt những thánh thức là phải đối
phó với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng năm 2008 công ty vẫn giử
được mức tăng tổng tài sản cũng như tổng nguồn vốn 57% so với năm 2007, đây
là bước tiến thành công trong tiến trình xây dựng chiến lược hoạt động của ban
lãnh đạo cũng như hiệu quả sử dụng nguồn tài chính hợp lý của công ty.
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN
ĐỐI KẾ TOÁN
Bảng cân đối kế toán là bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của công
ty tại thời điểm lập báo cáo. Phân tích bảng cân đối kế toán chúng ta thấy được
tổng quát về tình hình tài chính cũng như trình độ quản lý và hiệu quả sử dụng
vốn. Để giải quyết vấn đề này được cụ thể hơn, chúng ta cần phải đi sâu nghiên
cứu các khoản mục trong bảng cân đối kế toán.

www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang


GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 22 SVTH: Nguyễn Văn Thành
4.2.1. Phân tích tình hình tài sản
88%
89%
87%
12%
11%
13%
0%
10%

20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2006 2007 2008
Tài sản ngắn hạn
Tài sản dài hạn


Hình 3: Cơ cấu tài sản của công ty qua 3 năm ( 2006 – 2008 )

Qua biểu đồ trên ta thấy tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong
cơ cấu tài sản gần 90%, trong khi đó tài sản dài hạn lại chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ
có hơn 10%, để hiểu được điều này chúng ta cần đi vào xem xét từng khoản mục
cấu thành nên tài sản. Từ đó đưa ra biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn của đơn vị.
4.2.1.1. Tài sản ngắn hạn
Đây là phần tài sản mà trong quá trình hoạt động kinh doanh chúng không
ngừng quay vòng và thay đổi hình thái của mình. Đồng thời, đây cũng là một
phần trong cơ cấu đầu tư và việc thay đổi của tài sản ngắn hạn sẽ có ảnh hưởng
đáng kể đến lợi nhuận cũng như tình hình tài chính của công ty.


www.kinhtehoc.net


Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang


GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 23 SVTH: Nguyễn Văn Thành
Chênh lệch
2008/2007
%
55
84
42
101
-85
72
-
43.846
-23
57
Số tiền
66.593
6.961
31.091
33.601
-5.060
11.285
8
11.400
-123
77.878
Chênh lệch
2007/2006

%
11
-7
-7
63
602
4
5
-
-21
10
Số tiền
12.124
-654
-5.215
12.875
5.118
633
780
-
-147
12.757
Năm 2008
%
87
7
49
31
-
13

7
5
-
100
Số tiền
187.692
15.219
104.555
67.010
908
26.932
15.087
11.426
419
214.624
Năm 2007
%
89
6
54
24
5
11
11
-
-
100
Số tiền
121.099
8.258

73.464
33.409
5.968
15.647
15.079
26
542
136.746
Năm 2006
%
88
7
63
17
1
12
12
-
1
100
Số tiền
108.975
8.912
78.679
20.534
850
15.014
14.299
26
689

123.989
CHỈ TIÊU
TÀI SẢN NGẮN HẠN
1. Tiền & khoản tương đương tiền
2. Khoản phải thu
3. Hàng tồn kho
4. Tài sản ngắn hạn khác
TÀI SẢN DÀI HẠN
1. Tài sản cố định
2. Đầu tư tài chính dài hạn
3.Chi phí trả trước dài hạn
TỔNG TÀI SẢN
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán )
Bảng 3: TÌNH HÌNH TÀI SẢN QUA 3 NĂM 2006 - 2008
ĐVT: Triệu đồng
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang


GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 24 SVTH: Nguyễn Văn Thành
Qua bảng 3 ta thấy tài sản ngắn hạn của công ty qua 3 năm có xu hướng
tăng. Cụ thể, năm 2006 là 108.975 triệu đồng đến năm 2007 là 121.099 triệu
đồng đã tăng thêm 12.124 triệu đồng tương ứng 11% và đến năm 2008 đã là
187.692 triệu đồng tăng thêm 66.593 triệu đồng tương ứng 55% so với năm
2007. Tài sản ngắn hạn tăng lên cho thấy công ty đang mở rộng quy mô kinh
doanh của mình. Sở dĩ có sự thay đổi về kết cấu của tài sản ngắn hạn như vậy là
do sự ảnh hưởng và biến động của các nhân tố sau:
a) Vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền được xem là khoản mục tài sản quan trọng đối với hoạt động

của doanh nghiệp, vốn bằng tiền bao gồm: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các
khoản tương đương tiền…Đây là loại tài sản giúp doanh nghiệp thực hiện ngay
việc thanh toán trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, phân tích
cơ cấu và sự biến động của khoản mục vốn bằng tiền là hết sức cần thiết.
Ta thấy vốn bằng tiền của công ty có mức độ giảm trong năm 2007 và tăng
nhanh trong năm 2008, cụ thể:
Năm 2006 vốn bằng tiền của công ty là 8.912 triệu đồng, chiếm tỷ trọng
7% trên tổng tài sản.
Năm 2007 vốn bằng tiền đã giảm xuống chỉ còn 8.258 triệu đồng, đồng
thời giảm 654 triệu đồng tương ứng 7% so với năm 2006. Bên cạnh việc giảm
với tốc độ đó, tỷ trọng vốn bằng tiền cũng giảm theo và chỉ đạt 6% trên tổng tài
sản.
Năm 2008 nhìn chung khoản mục này đã tăng lên đáng kể với giá trị đạt
gần 15.29 triệu đồng, tăng 6.961 triệu đồng với tốc độ tăng là 84% so với năm
2007. Sự gia tăng này đã kéo tỷ trọng của vốn bằng tiền lên 7% trên tổng tài sản.
Tóm lại: Qua 3 năm hoạt động thì khoản mục vốn bằng tiền của công ty có
xu hướng tăng về mặt giá trị và cao nhất là năm 2008. Vì đây là thời điểm công
ty muốn tăng khả năng thanh toán của mình lên, do chính sách mở rộng quy mô
kinh doanh, nên đòi hỏi công ty cần phải có một lượng tiền nhất định để đáp ứng
đủ nhu cầu mua hàng hóa. Do đó, đã làm cho khoản mục vốn bằng tiền tăng lên
đáng kể.

www.kinhtehoc.net

×