Công ty CP thương mại và xây lắp DT
MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU CHUNG 3
1.1 Đặc điểm công trình 3
1.2 Căn cứ lập biện pháp 3
1.3 Khối lượng công việc thi công chính 3
II. TỔ CHỨC THI CÔNG 3
2.1 Phương án tổ chức thi công 3
2.2. Sơ bộ về các cung đường vận chuyển 4
Công trình thủy điện Bảo Lâm, nằm trên địa phận xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm, tỉnh
Cao Bằng, cách thị trấn Bảo Lâm 17km, cách thành phố Cao Bằng 150km, cách thành
phố Hà Giang 105km. Công trường chính của dự án cách tỉnh lộ 34 khoảng 500m,
cách tỉnh lộ 4C đi Huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang khoảng 1km 4
Đoạn đường từ Thành phố Hà Nội – Thành phố Hà Giang đi theo đường Quốc Lộ 2,
quãng đường dài khoảng 320 km 4
Đoạn đường từ Thành phố Hòa Bình – Thành phố Hà Giang dài khoảng 300 km, đi
qua huyện Thanh Sơn Tỉnh Phú Thọ ra Quốc Lộ 2 4
Đoạn đường từ Thành phố Hà Giang vào công trường thủy điện Bảo Lâm đi theo Tỉnh
Lộ 34, dài khoảng 105 Km có đặc điểm là đường dốc, quanh co liên tục, rất nhiều đoạn
cua tay áo nguy hiểm, rất khó khăn cho công tác vận chuyển nhất là những thiết bị có
trọng lượng và kích thước lớn. Tối đa chỉ bố trí được xe tải 4 chân có kích thước thùng
là 2500x10100m để vận chuyển các thiết bị lên công trường trong cung đường này 4
2.3.1.Công ty cổ phần Thương Mại và Xây Lắp DT 6
2.3.2.Ban chỉ huy công trình thủy điện Bảo Lâm 1 6
2.3.3.Xưởng cơ khí tổng hợp tại hiện trường 7
2.3.4.Đội lắp máy số 1 7
III. TIẾN ĐỘ THI CÔNG: 7
IV. BIỆN PHÁP THI CÔNG 7
4.1 Công tác quản lý chất lượng gia công chế tạo và lắp đặt thiết bị cơ khí 7
4.2. Quy trình gia công chế tạo 7
4.2.1 Nhận bản vẽ TKTC, bóc tách khối lượng 9
4.2.2 Lập biện pháp gia công chế tạo 9
4.2.3 Kiểm tra vật liệu đầu vào 9
4.2.4 Pha cắt và tạo phôi 10
4.2.5 Pha cắt, tạo phôi 10
Biện pháp TCTC Bảo Lâm 1 1/26
Công ty CP thương mại và xây lắp DT
4.2.6 Tổ hợp cụm chi tiết 11
4.2.7 Hàn các cụm chi tiết 11
4.2.8 Làm sạch – sơn –kết cấu thép 11
4.2.9 Nghiệm thu và vận chuyển sản phẩm 13
4.3 Quy trình lắp đặt thiết bị cơ khí 14
4.3.1 Kiểm tra , nghiệm thu tiếp nhận mặt bằng lắp đặt 16
4.3.2 Lập biện pháp thi công 16
4.3.3 Tiếp nhận, kiểm tra Thiết bị + bảo dưỡng, vệ sinh 16
4.3.4 Gá lắp, tổ hợp cụm chi tiết tại bãi tổ hợp 16
4.3.5 Vận chuyển thiết bị đến vị trí lắp (Vận chuyển nội bộ) 16
4.3.6 Lắp đặt tổ hợp thiết bị 17
4.3.7 Hàn lắp ghép 17
4.3.12 Bàn giao đưa vào sử dụng 17
V. BIỆN PHÁP ÁP DỤNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ TIẾN ĐỘ CHO THI
CÔNG 17
VI. BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN 17
6.1. Công tác tổ chức 18
6.2. Quy định chung 18
6.3. Quy định cụ thể 19
VII. PHỤ LỤC KÈM THEO 21
Biện pháp TCTC Bảo Lâm 1 2/26
Công ty CP thương mại và xây lắp DT
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG
GÓI THẦU TB 02: CUNG CẤP, VẬN CHUYỂN, LẮP ĐẶT VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT
THIẾT BỊ CƠ KHÍ THỦY CÔNG
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
1.1 Đặc điểm công trình
Nhà máy Thuỷ điện Bảo Lâm 1 do Công ty cổ phần Xây lắp điện 1 làm Chủ đầu tư. Công
trình thủy điện Bảo Lâm 1 được xây dựng nằm tại xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng,
tuyến công trình nằm sau điểm nhập lưu của sông Nho Quế với sông Gâm và nằm ở thượng lưu
cầu Lý Bôn 500m. Nhà máy thủy điện được thiết kế 02 tổ máy, tổng công suất lắp máy là
30MW.
1.2 Căn cứ lập biện pháp
- Hồ sơ mời thầu Gói thầu TB 02: Cung cấp, vận chuyển, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật thiết bị cơ
khí thủy công” thuộc dự án thủy điện Bảo Lâm 1.
- Các văn bản hướng dẫn và các tiêu chuẩn hiện hành.
- Điều kiện mặt bằng và thời điểm thi công tại hiện trường.
- Căn cứ vào năng lực về máy móc thiết bị thi công và nhân lực của đơn vị thi công
1.3 Khối lượng công việc thi công chính
Gói thầu TB 02: “Cung cấp, vận chuyển, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật thiết bị cơ khí thủy
công” thuộc dự án thủy điện Bảo Lâm 1 gồm có các hạng mục và các công việc sau:
Gia công lắp đặt Cửa van vận hành khối lượng 810 tấn,Ray cầu trục.
II. TỔ CHỨC THI CÔNG
2.1 Phương án tổ chức thi công
a. Phương án thi công
Do các cánh van của các hạng mục: đập tràn, cửa nhận nước và hạ lưu nhà máy có kích thước
lớn, mỗi cánh van lại được cấu thành từ các phân đoạn khác nhau. Phân đoạn lớn nhất có kích
thước bao 4793x16079, khối lượng 36 tấn (hạng mục đập tràn); phân đoạn nhỏ nhất có kích
thước bao 2940x10410, khối lượng 23 tấn (hạng mục hạ lưu nhà máy). Do vậy phương án tổ
chức thi công như sau: một phần vật tư được tập kết và gia công tại xưởng của Công ty CP
Thương Mại và Xây Lắp DT tại thành phố Hà Nội để gia công và các sản phẩm cần phải gia
công trên máy công cụ. Các sản phẩm quá khổ và các sản phẩm không có nguyên công gia công
trên máy công cụ, sản phẩm nhập ngoại được gia công và tổ hợp tại công trường trước khi lắp
đặt.
Bảng dự kiến phân chia khối lượng gia công tại xưởng Hà Nội và xưởng công
trường:
b. Bố trí khu lán trại, phụ trợ
−
Khu phụ trợ và lán trại được triển khai trước tiên theo quy hoạch tổng thể của Chủ đầu
tư.
−
Khu văn phòng làm việc: 2 gian kích thước 1 x 5 x 8 gian = 40 m
2
−
Kho,Xưởng chế tạo và tổ hợp tại hiện trường: 4000 m
2
−
Nhà ở cho CBCNV: Tại thời điểm cao điểm nhất tại công trường số CBCNV có thể lên
đến 90 người. Dự kiến diện tích nhà ở 15 gian kích thước 267 m
2
(Có bản vẽ quy hoạch tổng thể QHMBXCKHT kèm theo)
Biện pháp TCTC Bảo Lâm 1 3/26
Công ty CP thương mại và xây lắp DT
c. Phương án cấp điện, nước thi công, sinh hoạt
Điện, nước phục vụ thi công:
−
Sử dụng điện lưới công trường.
−
Sử dụng 01 máy phát 125 KVA dự phòng khi cần.
−
Sử dụng nguồn nước thi công của công trường.
Điện, nước phục vụ sinh hoạt:
−
Sử dụng điện lưới công trường.
−
Sử dụng một máy phát dự phòng.
−
Sử dụng nước sinh hoạt của công trường.
−
Tham khao nguồn nước của người dân địa phương sử dụng, mắc thêm hệ thống lấy nước
từ các đầu nguồn nước mới có kiểm nghiệm chất lượng nguồn nước.
2.2. Sơ bộ về các cung đường vận chuyển.
Công trình thủy điện Bảo Lâm, nằm trên địa phận xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao
Bằng, cách thị trấn Bảo Lâm 17km, cách thành phố Cao Bằng 150km, cách thành phố Hà Giang
105km. Công trường chính của dự án cách tỉnh lộ 34 khoảng 500m, cách tỉnh lộ 4C đi Huyện
Mèo Vạc tỉnh Hà Giang khoảng 1km.
Đoạn đường từ Thành phố Hà Nội – Thành phố Hà Giang đi theo đường Quốc Lộ 2, quãng
đường dài khoảng 320 km.
Đoạn đường từ Thành phố Hòa Bình – Thành phố Hà Giang dài khoảng 300 km, đi qua
huyện Thanh Sơn Tỉnh Phú Thọ ra Quốc Lộ 2.
Đoạn đường từ Thành phố Hà Giang vào công trường thủy điện Bảo Lâm đi theo Tỉnh Lộ 34,
dài khoảng 105 Km có đặc điểm là đường dốc, quanh co liên tục, rất nhiều đoạn cua tay áo nguy
hiểm, rất khó khăn cho công tác vận chuyển nhất là những thiết bị có trọng lượng và kích thước
lớn. Tối đa chỉ bố trí được xe tải 4 chân có kích thước thùng là 2500x10100m để vận chuyển các
thiết bị lên công trường trong cung đường này.
Biện pháp TCTC Bảo Lâm 1 4/26
Công ty CP thương mại và xây lắp DT
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC THI CÔNG
Biện pháp TCTC Bảo Lâm 1 5/26
CHỈ HUY TRƯỞNG
TRẦN ANH THẮNG
KỸ THUẬT
LÊ THANH TÙNG
NINH ĐỨC ANH
TỔ GIA CÔNG 1
LÊ ĐẮC CHỈNH
TỔ GIA CÔNG 2
NGUYỄN HỮU
SÁNG
TỔ BẮN CÁT,SƠN
TRỊNH CÔNG THÁI
TỔ LẮP MÁY
NGUYỄN THÀNH
NGHĨA
NHÂN LỰC:
-THỢ HÀN
PHẠM VĂN PHƯƠNG
NGUYỄN VĂN LỢI
TRỊNH XUÂN KIÊN
LÊ VĂN HẢI
LÊ NGỌC ÁNH
PHẠM VĂN QUYỀN
-THỢ NGUỘI
NGUYỄN MINH TUẤN
NGUYỄN VĂN MINH
KHƯƠNG VIẾT TÙNG
NGUYỄN VĂN THIỆN
TRẦN BÁ DUY
NGUYỄN QUANG SƠN
TRẦN VĂN TOÁN
NHÂN LỰC:
-THỢ HÀN
NGUYỄN VĂN HÙNG
PHẠM VĂN THẮNG
NGUYỄN ĐỨC HÙNG
NGUYỄN VĂN CHIẾN
PHÙNG CÔNG ĐỊNH
-GIA CÔNG:
LÝ VĂN TÚ
ĐẶNG ĐÌNH HÀ
ĐẶNG ĐÌNH HUY
NGUYỄN VĂN HÙNG
TRỊNH VĂN TÂN
PHẠM HỮU HÒA
NGUYỄN VĂN LỘC
NGUYỄN VĂN PHONG
NHÂN LỰC:
NGUYỄN ĐÌNH HẬU
NGUYỄN VĂN
THẮNG
TRƯƠNG XUÂN
THƯƠNG
NGUYỄN VĂN
PHONG
NHÂN LỰC:
-THỢ LẮP
ĐINH HOÀNG NAM
NGUYỄN VĂN ĐỊNH
NGUYỄN VĂN HUY
PHAN VĂN LONG
NGÔ VĂN THẮNG
NGUYỄN VĂN THẮNG
NGUYỄN VĂN TUÂN
TRẦN VĂN HÙNG
NGUYỄN VĂN CHIẾN
Công ty CP thương mại và xây lắp DT
Thuyết minh sơ đồ tổ chức thi công.
2.3.1. Công ty cổ phần Thương Mại và Xây Lắp DT
- Chỉ Huy Trưởng : KS.CK. Trần Anh Thắng
- Thay mặt giám đốc Công ty CP thương mại và xây lắp DT. chỉ đạo thi công và giải quyết tất
các các vướng mắc trong quá trình thi công Gói thầu TB 02: “Cung cấp, vận chuyển, lắp đặt và
dịch vụ kỹ thuật thiết bị cơ khí thủy công” thuộc dự án thủy điện Bảo Lâm 1. Ký kết tất cả các
văn bản đã được GĐ ủy quyền.
2.3.2. Ban chỉ huy công trình thủy điện Bảo Lâm 1.
Chỉ huy trưởng
Giám đốc Công ty CP Thương Mại và Xây Lắp DT ra quyết định bổ nhiệm chức danh chỉ
huy trưởng xây dựng nhà máy thuỷ điện Bảo Lâm 1. Chỉ huy trưởng thay mặt giám đốc Công ty
CP Thương Mại Và Xây Lắp DT trực tiếp điều hành toàn diện công tác triển khai thi công tất cả
các hạng mục công trình, trực tiếp tham gia giao ban công trường với các đơn vị thi công khác
dưới sự chủ trì của chủ đầu tư, trực tiếp liên hệ với chủ đầu tư để giải quyết các vướng mắc phát
sinh trong quá trình thi công; Chịu trách nhiệm chính về tiến độ thi công, chất lượng công trình;
Chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và pháp luật Việt Nam về công tác an toàn lao động, phòng
chống cháy nổ và vệ sinh môi trường. Chỉ huy trưởng công trình thay mặt Công ty CP Thương
Mại Và Xây Lắp DT tổ chức nghiệm thu khối lượng hoàn thành, bàn giao công trình đưa vào sử
dụng; thanh quyết toán công trường với chủ đầu tư.
Ông : Trần Anh Thắng
- Sinh năm: 1971, Nghề nghiệp: Kỹ sư cơ khí
- Thâm niên công tác: 20 năm công tác liên tục trong lĩnh vực gia công chế tạo lắp đặt các
thiết bị cơ điện nhà máy thuỷ điện, sản xuất thiết bị chế biến vật liệu xây dựng,
Hiện tại là Trưởng phòng Kỹ thuật Cơ giới Công ty CP Thương Mại Và Xây Lắp DT; Có
kinh nghiệm quản lý điều hành thi công 15 năm.
Chỉ huy phó kiêm Đội trưởng Đội lắp máy số 1.
Ông: Lê Đắc Chỉnh
Sinh năm: 1958
Nghề nghiệp: Thợ lắp Máy .
Thâm niên công tác: 30 năm công tác liên tục trong lĩnh vực gia công chế tạo lắp đặt các
thiết bị cơ điện nhà máy thuỷ điện, sản xuất thiết bị chế biến vật liệu xây dựng,
Hiện tại là Đội trưởng thi công của Chi nhánh Công ty CP Thương Mại Và Xây Lắp DT; Có
kinh nghiệm quản lý điều hành thi công trên 20 năm.
Cán bộ nghiệp vụ:
02 người (Lê Thanh Tùng,Ninh Đức Anh).
Nghề nghiệp: KS cơ khí.
Nhiệm vụ:
− Lập biện pháp thi công, bóc tách khối lượng, yêu cầu cấp vật tư chính, vật tư phụ phục vụ
thi công.
− Giám sát thi công tại công trường, mời CĐT và TVGS nghiệm thu sản phẩm.
− Lập hồ sơ nghiệm thu, thu vốn.
Biện pháp TCTC Bảo Lâm 1 6/26
Công ty CP thương mại và xây lắp DT
2.3.3. Xưởng cơ khí tổng hợp tại hiện trường.
Quy mô: Xưởng hiện trường có diện tích 4000 m2.
Bố trí nhân lực : 20 người
- Xưởng trưởng: Nguyễn Hữu Sáng.
- Nghề nghiệp: Thợ Lắp Máy.
Nhiệm vụ :
- Tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản, bảo dưỡng: Vật tư, thiết bị thuộc gói thầu từ xưởng
Hòa bình, từ công ty cấp đến và vận chuyển đến các vị trí lắp đặt.
- Gia công chế tạo tất cả các cánh van, sàn công tác, các chi tiết phụ, v.v
- Tiếp nhận các thiết bị cơ khí thủy công, các phôi, v.v từ xưởng Hòa bình để tổ hợp.
- Tổ hợp các loại khe van thành từng bộ trước khi đưa đi lắp đặt.
- Tổ hợp hoàn chỉnh phân đoạn nhỏ thành các phân đoạn hoàn chỉnh trước khi đưa đi lắp đặt.
- Tổ hợp các loại cơ cấu nâng các loại thuộc gói thầu.
Tất cả các sản phẩm cuối cùng phải được Chủ đầu tư nghiệm thu trước khi lắp đặt.
2.3.4. Đội lắp máy số 1
Đội trưởng: Nguyễn Thành Nghĩa.
Bố trí nhân lực: : 10 người
Nhiệm vụ:
• Lắp đặt tất cả các thiết bị cơ khí thủy công
• Ghi chú: Nhân lực của đội lắp máy và xưởng tổ hợp tại công trưởng có thể điều động
tăng cường cho nhau tùy thuộc vào tiến độ thi công thực tế.
III. TIẾN ĐỘ THI CÔNG:
- Có phụ lục biểu đồ tiến độ thi công chi tiết kèm theo.
IV. BIỆN PHÁP THI CÔNG
4.1 Công tác quản lý chất lượng gia công chế tạo và lắp đặt thiết bị cơ khí
Quá trình gia công chế tạo và lắp đặt được nhà thầu tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình quản lý
chất lượng: ISO 9001- 2008.
Trước khi thực hiện công tác gia công chế tạo và lắp đặt kết cấu thép phải tiến hành lập biện
pháp thi công chi tiết cho từng hạng mục, tiến độ thi công, kế hoạch quản lý đảm bảo chất lượng,
kế hoạch huy động nhân lực và kế hoạch huy động thiết bị thi công,…
Công việc chế tạo và lắp đặt được kiểm tra và nghiệm thu theo trình tự của hệ thống quản lý cht
lượng, theo qui định của nhà nước và theo yêu cầu chung của dự án.
4.2. Quy trình gia công chế tạo
Biện pháp TCTC Bảo Lâm 1 7/26
Công ty CP thương mại và xây lắp DT
Biện pháp TCTC Bảo Lâm 1 8/26
Công ty CP thương mại và xây lắp DT
4.2.1 Nhận bản vẽ TKTC, bóc tách khối lượng
- Kiểm soát số lượng bản vẽ thiết kế thi công, so sánh với danh mục các bản vẽ thiết kế thi
công được Chủ đầu tư cung cấp.
- Kiểm soát số lượng các tài liệu kỹ thuật có liên quan, lấy từ các nguồn :
+ Các tài liệu do Tư vấn-Thiết kế cung cấp.
+ Các tài liệu do Nhà cung cấp vật t, thiết bị cung cấp.
+ Các tài liệu do Chủ đầu t cung cấp.
+ Các tài liệu pháp quy do Đơn vị tự su tầm hoặc mua về.
+ Các tài liệu tham khảo khác
- Kiểm soát chất lượng các bản vẽ thiết kế thi công : Vẽ đúng, vẽ rõ, có đủ các chú thích về
yêu cầu kỹ thuật, trình tự thi công; có đủ bảng kê chi tiết, ngôn ngữ sử dụng trong bản vẽ
Kiểm soát sự thay đổi thiết kế :
- Mọi sự thay đổi về thiết kế, thay đổi về yêu cầu kỹ thuật phải được phê duyệt.
- Các tài liệu bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về thiết kế cũng phải được sửa đổi, phê duyệt
sửa đổi và kịp thời phân phối đến Nhà máy chế tạo và các bộ phận lắp máy hiện trường
4.2.2 Lập biện pháp gia công chế tạo
Đơn vị sẽ lập biện pháp gia công chi tiết trước khi triển khai thi công, bao gồm các bước:
- Lập sơ đồ tổ chức công trường.
- Lập biện pháp thi công, thuyết minh chi tiết các công việc.
- Các biện pháp quản lý chất lượng thi công:
- Các biện pháp thi công an toàn, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
- Lập các bản vẽ biện pháp thi công chi tiết.
- Lập biểu đồ cung ứng nhân lực theo từng giai đoạn thi công (số lượng công nhân, cơ cấu
nghề, bậc thợ, thời gian sử dụng). Vẽ biểu đồ tiến độ cung ứng nhân lực theo sơ đồ cột đứng.
- Lập biểu đồ cung ứng thiết bị thi công theo từng giai đoạn thi công (loại thiết bị, tính năng
chính của các thiết bị, thời gian sử dụng).
- Lập kế hoạch tiến độ thi công chi tiết từng hạng mục, phù hợp với Tổng tiến độ chung của
toàn công trường. Vẽ biểu đồ tiến độ thi công chi tiết theo sơ đồ ngang.
- Xây dựng các loại biểu mẫu phục vụ thi công, thí nghiệm, nghiệm thu, thanh toán, phù hợp
với Quy trình nghiệm thu- thanh toán của Chủ đầu tư ; các quy định về mở Nhật ký thi công của
Đơn vị thi công, Nhật ký thi công của Tư vấn giám sát Công ty, Nhật ký thi công của Giám sát
tác giả.
4.2.3 Kiểm tra vật liệu đầu vào
- Vật tư, vật liệu cho công trình chuẩn bị cung cấp theo hồ sơ yêu cầu cung cấp phải phù hợp
với các bản vẽ khai triển chi tiết. Các kích thước vật liệu phải đảm bảo dung sai theo yêu cầu
của thiết kế.
- Việc kiểm tra vật liệu ở đây là kiểm tra chất lượng, quy cách, chủng loại của vật liệu phù
hợp với yêu cầu kỹ thuật của dự án.
- Đối với vật liệu kim loại: Kiểm tra bề mặt lồi, lõm, nứt, rỗ, cong, vênh…
Biện pháp TCTC Bảo Lâm 1 9/26
Công ty CP thương mại và xây lắp DT
- Toàn bộ vật tư, vật liệu trước khi đưa vào pha cắt cần phải được kiểm tra chiều dày và
chủng loại đúng với bản vẽ ghép phôi của kỹ thuật đưa xuống.
- Đối với vật liệu hàn, sơn: Kiểm tra hồ sơ, chứng chỉ, kiểm tra chất lượng bề ngoài và lấy
mẫu thí nghiệm vật liệu. Vật liệu được chấp nhận đưa vào sử dụng nếu đạt tất cả các tiêu chí về
hồ sơ cũng như kết quả thí nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn vật liệu như trong thiết kế.
4.2.4 Pha cắt và tạo phôi
a. Khai triển, lấy dấu, vạch chi tiết .
- Dựa vào các chi tiết của thiết bị gia công được ghép phôi trên máy tính sau đó đưa ra pha
cắt tại hiện trường để đảm bảo tính chính xác, tiết kiệm vật tư.
- Nội dung của các bước bao gồm:
+ Khai triển, vạch dấu các chi tiết trên bề mặt vật liệu theo các bản vẽ tách chi tiết và bản vẽ
ghép phôi được lập.
+ Kiểm tra lại kích thước thực tế của các chi tiết theo bản vẽ thiết kế để phát hiện và hiệu
chỉnh sự chính xác của công việc trước khi cắt phôi.
+ Việc khai triển, vạch dấu sẽ được tiến hành trên các mặt sàn phóng dạng.
+ Sau khi được kiểm tra công tác vạch dấu, khai triển do kỹ sư phụ trách chế tạo thực hiện
kiểm tra và kết luận. Vật liệu sẽ được chuyển vào để cắt phôi.
4.2.5 Pha cắt, tạo phôi
- Công việc cắt phôi được tiến hành bằng máy cắt ôxy – gas tự động, máy cắt plastma, máy
cắt tôn liên hợp…tuy theo từng loại vật liệu. Với những đường cong phức tạp sử dụng mỏ cắt thủ
công, các tấm tôn sau khi được cắt đúng kích thước, tiến hành làm sạch đường cắt và góc vát
mép theo yêu cầu của thiết kế, công việc này được thực hiện bằng máy cắt hoặc máy mài cầm
tay.
- Các mối nối ghép phải được cắt vát mép theo tiêu chuẩn gia công để đảm bảo sức bền và
sự liên kết của các mối hàn.
- Kiểm tra các kích thước và đưa sang bước tiếp theo.
- Các chi tiết đơn giản có thể tính toán đột hoặc khoan lỗ trước.
- Đánh số chi tiết bằng đóng số hoặc sơn.
c. Gia công chế tạo chi tiết.
- Vệ sinh làm sạch ba via, cạch sắc sau khi cắt phôi.
- Hiệu chỉnh kích thước của phôi đúng với kích thước chế tạo.
- Tạo lỗ, các rãnh, gia công trên máy công cụ (tiện, phay, bào…) các chi tiết ( nếu có).
- Kiểm tra chi tiết sau khi gia công và phân loại.
d. Kiểm tra, phân loại chi tiết và đóng số nhận dạng
- Nhóm chi tiết đơn chiếc: Những chi tiết nhóm này sẽ được lập hồ sơ nghiệm thu chuyển
bước thi công, chuyển vào đóng số, mã hiệu chi tiết và lắp ráp thử.
- Nhóm chi tiết thuộc cụm hoặc khối liên kết: Nhóm này gồm tất cả các chi tiết trong cụm có
từ 2 đến 3 chi tiết đơn trở lên liên kết với nhau. Những chi tiết này được tiếp tục hoàn thiện qua
các bước gá lắp.
Biện pháp TCTC Bảo Lâm 1 10/26
Công ty CP thương mại và xây lắp DT
4.2.6 Tổ hợp cụm chi tiết.
- Tổ hợp các cụm chi tiết trên sàn gá chuyên dụng.
- Hàn đính.
- Kiểm tra việc gá các cụm chi tiết trước khi chuyển công đoạn.
4.2.7 Hàn các cụm chi tiết.
- Do chi tiết hàn là các dầm tổ hợp, các bản mã vào dầm, các đường hàn thẳng và để đảm
bảo năng suất, chất lượng mối hàn hạn chế biến dạng Nhà thầu sử dụng phương pháp hàn tự
động và bán tự động.
- Chỉ thợ hàn có đủ năng lực, tay nghề và chứng chỉ phù hợp qua sát hạch mới được hàn
thành phẩm.
- Chọn chủng loại que hàn, dây hàn, thuốc hàn phù hợp với yêu cầu.
- Chọn máy hàn và phương pháp hàn cho phù hợp theo dòng điện que hàn yêu cầu.
- Công tác hàn được tiến hành theo quy trình đã được lập.
- Các cụm chi tiết sau khi được đưa sang công đoạn hàn hoàn thiện phải có các biện pháp
gia cố chặt trẽ và có các biện pháp chống cong vênh biến dạng do nhiệt độ mối hàn gây nên.
- Que hàn trước khi mang ra hàn phải được sấy ở nhiệt độ quy định trng tủ sấy que hàn, tùy
thuộc vào yêu cầu thiết kế.
- Các mối hàn lót sau khi hàn song cần phải được vệ sinh sạch sẽ các sỉ hàn và các mối ghép
sau khi hàn xong một bên phải rạch mối ghép phía sau mới được hàn phủ lên.
- Khi hàn ở các thiết bị có bản dày của thép 20mm trở lên phải áp dụng phương pháp hàn
bậc thang, hàn mở đoạn 2 phía để giảm tốc độ nguội cho mối hàn, hàn giữa mối hàn ra 2 phía do
2 thợ hàn đồng thời.
- Đối với chi tiết có độ dày lớn và ở các vị trí quan trọng ( chịu lực lớn ) thì trước khi hàn
cần phải ra nhiệt cục bộ đường hàn (với nhiệt độ từ 150 đến 300°C ) để tránh hiện tượng nứt, rỗ
khí do tốc độ nguội của vật liệu nhanh và hơi nước của bề mặt mối hàn gây ra.
- Đối với mối hàn chữ T, mối hàn góc, mối hàn giáp mép cần phải tẩy sạch xỉ hàn và các
khuyết tật ( nếu có ) ở góc mối hàn mặt trước khi hàn mặt sau.
- Toàn bộ kích thước của mối hàn hoàn chỉnh được tuân thủ theo quy định của thiết kế.
- Hình dáng bề mặt mối hàn phải nhẵn, đều, đảm bảo kích thước, chiều cao, chiều rộng
đường hàn, không cháy chân, khuyết cạch, rỗ khí, ngậm xỉ…
- Sau khi hàn xong tiến hành kiểm tra mối hàn bằng siêu âm hoặc theo yêu cầu của thiết kế
nếu đạt mới cho chuyển bước tiếp theo.
4.2.8 Làm sạch – sơn –kết cấu thép.
a. Quy trình làm sạch sản phẩm
Trước khi sơn hay quét phủ tất cả các chi tiết và sản phẩm đều được làm sạch theo tiêu chuẩn
hướng dẫn chống rỉ S 0200-1102. Làm sạch trước khi sơn có thể dùng các biện pháp sau:
- Bắn cát:
+ Bắn cát được thực hiện trong xưởng bắn cát được che kín tránh gây ảnh hưởng, ô nhiễm
đối với môi trường.
Biện pháp TCTC Bảo Lâm 1 11/26
Công ty CP thương mại và xây lắp DT
+ Vật liệu làm sạch dùng cát vàng có cỡ hạt 1∼2mm không có tạp chất, cát được sàng tuyển
và sấy khô.
+ Dùng máy nén khí và thiết bị phun cát để thực hiện công việc này. Khi bắn cát vào kim
loại phải đưa đều tay, không ngắt quãng hoặc dừng quá lâu tại một vị trí.
+ Sau khi bắn cát xong, bề mặt được làm sạch bằng súng phun khí nén và giẻ lau.
Việc sơn được tiến hành ngay ( chậm nhất sau 4 giờ ) kể từ việc làm sạch hoàn thành để tránh
hiện tượng ôxy hóa trở lại bề mặt của sản phẩm.
- Bắn kim loại
- Kiểm tra làm sạch ( độ làm sạch Sa2.5 )
- Kiểm tra bằng mắt thường
- Kiểm tra bằng các mẫu so sánh
b. Quy trình Sơn
Toàn bộ kết cấu sử dụng hệ sơn chống cháy và sơn chống rỉ theo yêu cầu của thiết kế. Theo
tiêu chuẩn DIN EN ISO 12944 và tài liệu ST3-TXX-065 hoặc theo quy trình, tiêu chuẩn của nhà
cung cấp sơn. Nhà thầu sẽ trình Chủ đầu tư phê duyệt chủng loại và quy trình sơn, mạ trước khi
thực hiện.
- Kiểm tra chiều dày lớp sơn, mạ theo tiêu chuẩn: TCVN 2097; 1993.
Hệ sơn bảo vệ chống cháy được sử dụng trong trường hợp phải thi công ở xưởng nhằm mục
đích chống cháy đối với kết cấu thép. Do sơn chịu nhiệt có đặc tính khô nhanh và thời gian phủ
ngắn, thích hợp thi công ngay tại xưởng kết cấu.
- Sơn lót chống rỉ: Nhằm bảo vệ chống rỉ cho kết cấu thép.
- Sơn chống cháy: Một loại sơn có phản ứng lại với hơi nóng bằng cách phồng to nhằm sản
sinh ra than có chứa cac bon đóng vai trò như một lớp cách nhiệt bảo vệ kết cấu thép. Độ dày
màng sơn khô cho từng phần riêng biệt của kết cấu thép phụ thuộc vào kích cỡ, hình dạng và
thời gian bảo vệ chống cháy được yêu cầu. Các số liệu về độ dày màng sơn theo tài liệu của nhà
cung cấp sơn.
- Sơn phủ: Lớp sơn phủ là lớp sơn trám gắn, bảo vệ lớp sơn trống cháy khỏi bị ẩm, đồng
thời cũng là một lớp sơn phủ trang trí nhằm làm giảm việc lưu giữ bẩn và bụi. nếu không có quy
định có thể bỏ qua lớp sơn phủ ngoài.
* Sơn sản phẩm: Chỉ được phép sơn khi độ ẩm không khí không lớn hơn 85%.
+ Việc sơn lớp lót không được chậm hơn 4 giờ sau khi làm sạch bề mặt.
+ Thời gian sơn giữa các lớp theo quy định. Việc sơn sản phẩm cũng được tiến hành trong
các xưởng sơn, nếu sơn bên ngoài phải được che chắn cẩn thận để không ảnh hưởng đến môi
trường. Thiết bị dùng cho công việc sơn.
+ Máy phun sơn ( áp lực P=120-150At )
+ Sơn tuần tự từng lớp cho đến khi đủ chiều dày, thời gian chờ đợi giữa hai lớp sơn tùy thuộc
vào loại sơn sử dụng quy định. Việc pha sơn và bảo quản sơn cũng được tuân theo chỉ dẫn của
nhà cung cấp sơn.
Biện pháp TCTC Bảo Lâm 1 12/26
Công ty CP thương mại và xây lắp DT
+ Kiểm tra sơn sản phẩm, dùng đồng hồ đo độ ẩm và chiều dày từng lớp sơn, chiều dày tổng
cộng. Nếu tổng chiều dày không đủ thì sơn bù vào lớp ngoài cùng cho đủ tổng chiều dày theo
quy định.
4.2.9 Nghiệm thu và vận chuyển sản phẩm.
a. Nghiệm thu sản phẩm.
Đây là bước nghiệm thu cuối cùng, là tổng hợp của các lần sau mỗi công đoạn như đã nêu
ở trên.
Đơn vị thi công sẽ lập ra lịch trình tiến hành nghiệm thu và thông báo cho các bên có thành
phần tham gia nghiệm thu.
Tất cả các tài liệu và lịch trình nghiệm thu phải được BQLDA xem xét và chấp thuận.
Các sản phẩm trong các công đoạn gia công chế tạo ta luôn kiểm tra các kích thước. Vì vậy
công tác nghiệm thu sản phẩm cuối cùng để bàn giao sản phẩm là công đoạn bắt buộc, toàn bộ
các biểu mẫu về nghiệm thu sản phẩm được bêm giám sát đưa ra để các đơn vị thi công thực hiện
trên các phom mẫu đó.
+ Các kich thước thực tế, danh nghĩa phải được mô phỏng đầy đủ.
+ Các kích thước thực tế phải được điền vào cùng với các kích thước danh nghĩa (được nằm
trong dấu ngoặc) để so sánh các kích thước thực tế và kích thước danh nghĩa.
+ Khi nghiệm thu các sản phẩm kiểm tra các kích thước thực phải đúng như trong bảng đã
ghi.
c. Quy định đóng kiện cho sản phẩm.
- Về quy định các sản phẩm được đóng gói theo sự chỉ dẫn công trường về công tác quản lý
đóng gói và treo mác kiện theo quy định chung.
- Các sản phẩm nhỏ trong cùng hạng mục được đóng gói trong cùng một kiện.
- Các thùng kiện đóng gói phải được quy định theo kích thước tiêu chuẩn. Trên các thùng
đều phải treo các mác của hạng mục và đóng danh mục các thiết bị bên trong kiện, bản danh mục
kê chi tiết phải được ep plastic để tránh mục nát do yếu tố thời tiết gây nên.
- Các chi tiết, cụm chi tiết được liên kết lại thành kiện phải ở cùng một khu vực.
- Việc liên kết các cụm chi tiết thành một kiện được thực hiện bằng cách dùng các thanh gỗ
kê có kích thước 100x100xL (L phụ thuộc vào bề rộng của kiện cần đóng ). Các chi tiết, cụm chi
tiết được kẹp giữa các thanh gỗ kê. Các thanh gỗ kê này được liên kết với nhau bằng thanh ren.
- Việc liên kết các chi tiết, cụm chi tiết thành một kiện phải đảm bảo chắc chắn, không làm
biến dạng chi tiết và phải đảm bảo khi cẩu hay vận chuyển các kiện vẫn còn nguyên đai nguyên
kiện.
Vận chuyển đến nơi lắp dựng và bảo quản tại công trường.
Biện pháp TCTC Bảo Lâm 1 13/26
Công ty CP thương mại và xây lắp DT
Khi vận chuyển các kết cấu thép đã chế tạo xong để lắp dựng phải thực hiện theo đúng các
biện pháp xếp dỡ sản phẩm, công tác vận chuyển cần phải đảm bảo các yêu cầu chung. Do đặc
thù Nhà quốc hội nằm trong nội đô nên việc vận chuyển phải được đăng ký trước theo quy định
của đơn vị quản lý về giao thông.
- Với các chi tiết dời phải gói thành từng cụm giống nhau, hàng không được xếp cao hơn
hay bằng thùng xe. Trong bất cứ trường hợp nào hàng chằng buộc cẩn thận, không sử dụng dây
thừng, chão để chằng hàng, phải sử dụng dây cáp thép có tiết diện phù hợp. Khi chung chuyển
hàng bằng xe nâng hoặc xe tải cho khâu tiếp nhận không xếp hàng cao hơn thành xe và cũng
phải chằng buộc chắc chắn.
- Đối với hàng siêu trường, siêu trọng nhất thiết phải có biện pháp vận chuyển thích hợp. Sử
dụng phương tiện vận chuyển đủ tải, có giấy phép của cơ qun có thẩm quyền.
- Sản phẩm được tập kết trên đường Bắc Sơn và có che phủ bảo quản. Vị trí tập kết phải
thuận lợi cho công tác tổ hợp cấu kiện trước khi lắp dựng.
4.3 Quy trình lắp đặt thiết bị cơ khí
Biện pháp TCTC Bảo Lâm 1 14/26
Cơng ty CP thương mại và xây lắp DT
Quy tr×nh l¾p ®Ỉt THIÕT BÞ c¬ khÝ
SỬA CHỮA
NGHIỆM THU
CHẠY THỬ ĐƠN ĐỘNG
KHÔNG TẢI
HÀN,
LẮP
GHÉP
NGHIỆM
THU LẮP
ĐẶT
KIỂM TRA
THIẾT BỊ +
BẢO DƯỢNG
VỆ SINH
BIÊN BẢN BÀN GIAO
NHẬN MẶT BẰNG
NHẬN THIẾT BỊ
SỬA ĐỔI
DUYỆT
BIỆN
PHÁP
LẬP
BIỆN
PHÁP
NHẬN BẢN VẼ
BIÊN BẢN GIAO NHẬN
ĐƠN VỊ THI CÔNG
SỬA CHỮA MẶT BẰNG
CHẠY THỬ ĐƠN
ĐỘNG KHÔNG TẢI
CHẠY THỬ LIÊN
ĐỘNG KHÔNG TẢI
NGHIỆM THU
CHẠY THỬ LIÊN ĐỘNG
KHÔNG TẢI
CHẠY THỬ LIÊN
ĐỘNG CÓ TẢI
NGHIỆM THU
LIÊN ĐỘNG
CÓ TẢI
BÀN GIAO ĐƯA
VÀO SỬ DỤNG
NHÀ CUNG CẤP
LẮP
ĐẶT TỔ
HP
THIẾT
BỊ
VẬN
CHUYỂN
TỚI VỊ
TRÍ LẮP
NGHIỆM
THU LẮP
ĐẶT TĨNH
SỬA
CHỮA,
HIỆU
CHỈNH
SỬA CHỮA,
HIỆU CHỈNH
SỬA CHỮA,
HIỆU CHỈNH
SỬA CHỮA,
HIỆU CHỈNH
SỬA CHỮA
NGHIỆM
THU
GÁ LẮP
TỔ HP
CỤM
THIẾT BỊ
TẠI BÃI TỔ
HP
KIỂM TRA
THÍ NGHIỆM
CHẠY THƯ ÛĐƠN
ĐỘNG CÓ TẢI
NGHIỆM THU
ĐƠN ĐỘNG
CÓ TẢI
SỬA CHỮA,
HIỆU CHỈNH
Biện pháp TCTC Bảo Lâm 1 15/26
Công ty CP thương mại và xây lắp DT
4.3.1 Kiểm tra , nghiệm thu tiếp nhận mặt bằng lắp đặt.
Chỉ huy trưởng cùng cán bộ các đội cùng tham gia kiểm tra nghiệm thu mặt bằng lắp đặt.
Nếu còn sai sót so với thiết kế đề nghị Chủ đầu tư chỉ đạo đơn vị thi công trước tiến hành sửa
chữa và bàn giao lại.
Làm biên bản ghi chép thời gian bàn giao chậm mặt bằng thi công lắp đặt
4.3.2 Lập biện pháp thi công
Lập biện pháp lắp đặt bao gồm các bước
- Lập sơ đồ tổ chức công trường.
- Lập biện pháp thi công, thuyết minh chi tiết các công việc.
- Các biện pháp quản lý chất lượng thi công:
- Các biện pháp thi công an toàn, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
- Lập các bản vẽ biện pháp thi công chi tiết.
- Lập biểu đồ cung ứng nhân lực theo từng giai đoạn thi công (số lượng công nhân, cơ cấu
nghề, bậc thợ, thời gian sử dụng). Vẽ biểu đồ tiến độ cung ứng nhân lực theo sơ đồ cột đứng.
- Lập biểu đồ cung ứng thiết bị thi công theo từng giai đoạn thi công (loại thiết bị, tính năng
chính của các thiết bị, thời gian sử dụng).
- Lập kế hoạch tiến độ thi công chi tiết từng hạng mục, phù hợp với Tổng tiến độ chung của
toàn công trường. Vẽ biểu đồ tiến độ thi công chi tiết theo sơ đồ ngang.
- Xây dựng các loại biểu mẫu phục vụ thi công, thí nghiệm, nghiệm thu, thanh toán, phù
hợp với Quy trình nghiệm thu- thanh toán của Chủ đầu tư ; các quy định về mở Nhật ký thi công
của Đơn vị thi công, Nhật ký thi công của Tư vấn giám sát Công ty, Nhật ký thi công của Giám
sát tác giả.
4.3.3 Tiếp nhận, kiểm tra Thiết bị + bảo dưỡng, vệ sinh
Cán bộ kỹ thuật cùng với tổ bảo quản, bảo dưỡng của các đội lắp lắp đặt thiết bị công nghệ
và tổ lắp đặt thí nghiệm thiết bị điện mở kiện kiểm tra.
Các thiết bị nhận bàn giao để đưa vào lắp đặt phải được kiểm tra tổng thể về số lượng, hình
thức, hồ sơ chất lượng để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trước khi lắp.
Mọi sự không phù hợp về yêu cầu kỹ thuật, chất lượng của sản phẩm phải được thong báo
ngay đến nhà cung cấp để sửa chữa, thay thế trước khi đưa vào lắp đặt.
4.3.4 Gá lắp, tổ hợp cụm chi tiết tại bãi tổ hợp
Một số các thiết bị do điều kiện vận chuyển, tiến độ… nên được gia công thành các cụm
chi tiết, trước khi lắp đặt phải tiến hành tổ hợp.
Khi tổ hợp cần chú ý lập biện pháp tổ hợp: Sàn gá, bố trí cẩu, phương án thi công đảm bảo
chất lượng… sao cho việc tổ hợp được thực hiện theo phương án thuận tiện, dễ dàng nhất, đảm
bảo chất lượng sản phẩm sau khi tổ hợp.
4.3.5 Vận chuyển thiết bị đến vị trí lắp (Vận chuyển nội bộ)
Các thiết bị sau khi vận chuyển đến công trường hoặc sau khi tổ hợp được vận chuyển đến
vị trí lắp.
Biện pháp TCTC Bảo Lâm 1 16/26
Công ty CP thương mại và xây lắp DT
Khi vận chuyển cần chú ý các biện pháp cẩu chuyển nâng, hạ, phương án di chuyển sao
cho thuận tiện, phù hợp với mặt bằng thi công, thiết bị sẵn có, đảm bảo an toàn, nhanh chóng
và hiệu quả.
4.3.6 Lắp đặt tổ hợp thiết bị
Công việc lắp tổ hợp các thiết bị trên công trường được thực hiện trình tự biện pháp đã được
phê duyệt, theo khối lượng và tiến độ thi công tổng thể.
Lắp các tổ hợp kết cấu và thanh chống, giàn giáo, cáp neo, để thi công và neo giữ các cột
chống, dầm thép… trên cao tại chỗ bằng thủ công theo các biện pháp lắp chi tiết do kỹ thuật
thi công trực tiếp chỉ đạo.
Trước khi tiến hành lắp, đơn vị thi công phải lập và trình chủ đầu tư phê duyệt biện pháp lắp
đặt chi tiết.
4.3.7 Hàn lắp ghép
Đơn vị trước khi hàn phải lập và trình Chủ đầu tư phê duyệt Quy trình hàn
Trước khi thực hiện, đơn vị cần phải nghiên cứu kỹ hồ sơ kỹ thuật: Thiết kế, yêu cầu kỹ thuật vật
liệu hàn, quy cách, cấp mối hàn… để triển khai thi công phù hợp, đảm bảo chất lượng mối hàn.
4.3.12 Bàn giao đưa vào sử dụng
Các thiết bị sau khi nghiệm thu lắp đặt, chạy thử đạt yêu cầu thì tiến hành bàn giao Chủ
đầu tư để đưa vào sử dụng.
V. BIỆN PHÁP ÁP DỤNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ TIẾN ĐỘ CHO THI CÔNG
Để đảm bảo chất lượng công trình, đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường phải thực hiện các
biện pháp sau đây:
- Thực hiện triệt để Quy trình lắp đặt thiết bị được xây dựng trên nền tảng ISO 9001-2008.
- Duy trì nghiêm chế độ làm việc của đơn vị thi công.
- Thiết lập cơ cấu tổ chức thi công, lựa chọn người đủ trình độ, đúng chuyên môn cho mỗi vị
trí công tác. Phân chia rõ ràng về chức năng nhiệm vụ là động lực thúc đẩy mỗi người phải
nỗ lực trong vị trí của mình, điều đó làm nên một cơ cấu tổ chức thi công chặt chẽ từ trên
xuống dưới đảm bảo chất lượng cho công trình.
- Chỉ huy trưởng công trình là Kỹ sư đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề chế tạo, xây
lắp, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc công ty về chất lượng, tiến độ công trình. Trực
tiếp điều động toàn bộ hoạt động tại công trình theo kế hoạch đã được thông qua giữa Giám
đốc và Ban quản lý dự án.
VI. BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN
Phòng ngừa tai nạn là trách nhiệm của mọi người dân, phòng ngừa tai nạn trên công trường
là trách nhiệm của toàn thể cán bộ công nhân tham gia thi công. Để đảm bảo thi công được an
toàn, đạt chất lượng cao, đúng tiến độ thì các tiêu chuẩn về an toàn phải được áp dụng cho mọi
người trong quá trình thi công kể cả khách tham quan và những người khác có liên quan đến
công việc. Tất cả mọi đối tượng trên đều phải có trách nhiệm thực hiện đúng các qui định về an
toàn, phải tuân thủ theo đúng biện pháp, qui trình và hiểu rõ tác dụng của nó để thực hiện trong
quá trình làm việc tại công trường.
Biện pháp TCTC Bảo Lâm 1 17/26
Công ty CP thương mại và xây lắp DT
Để đảm bảo an toàn lao động trong thi công, yêu cầu toàn thể cán bộ công nhân tham gia thi
công phải chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh các nội quy và quy phạm an toàn sau:
6.1. Công tác tổ chức.
- Tại mọi vị trí làm việc có yêu cầu cao về tiến độ và công việc có mức độ nguy hiểm cao phải
phân công cán bộ BHLĐ giám sát hàng ngày trên công trường.
- Trong mỗi tổ đội phải có ít nhất một an toàn vệ sinh viên.
- Tất cả các CBCNV khi tham gia thi công trên công trường phải đảm bảo đầy đủ sức khoẻ và
phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ.
- Tất cả các CBCNV khi tham gia thi công đều phải được học và được huấn luyện về công tác an
toàn BHLĐ.
6.2. Quy định chung.
- Khi tham gia thi công trên công trường tất cả CBCNV phải mang đầy đủ trang bị BHLĐ và
tuyệt đối tuân theo nội quy, quy trình, quy phạm an toàn trong thi công theo TCVN 5308 - 1991.
- Đối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn phải có lý lịch rõ ràng và được kiểm
định của cơ quan có thẩm quyền rồi mới được sử dụng theo TCVN 5179 - 1990.
- Tại mọi vị trí sản xuất , thi công phải có biển báo và biển báo khu vực nguy hiểm, không cho
người lạ vào khu vực đó theo TCVN 2572 - 1978
- Nâng cao và chấp hành triệt để các quy phạm an toàn và phòng chống cháy nổ theo TCVN
3254 - 1979 "An toàn cháy nổ - Yêu cầu chung"
- Với các thiết bị sử dụng điện phải được nối đất và nối theo TCVN 4756 -1989.
- Việc kéo điện và mắc điện trong thi công xây dựng phải đảm bảm cách điện tốt , các chỗ nối
phải được bao bọc tốt , tiếp xúc tốt, không nóng, các tủ điện cầu giao phải chắc chắn được che
chắn an toàn theo TCVN 4086 - 1985.
- Khi thi công XD trên cao, các giàn giáo phải được lắp đặt chằng buộc chắc chắn phải được nối
đất bảo vệ và người thi công phải có dây an toàn.
- Việc sắp xếp bốc dỡ vật tư thiết bị phải đảm bảo an toàn dễ trông, dẽ nhìn dễ lấy theo TCVN
3149- 90.
- Việc gia công các thiết bị cơ khí tiêu chuẩn và phi tiêu chuẩn phải đảm bảo tuân theo các quy
phạm an toàn hiện hành của nhà nước.
- Khi hàn điện trên cao phải có ít nhất 2 người: Một người hàn , một người giám sát theo TCVN
3146 - 1979 "Công việc hàn điện - Yêu cầu chung về an toàn".
- Bất cứ khi triển khai một công việc cụ thể nào phải lập biện pháp thi công chi tiết và biện pháp
an toàn cụ thể.
- Tuỳ theo từng mùa trong năm phải có biện pháp vệ sinh nơi làm việc và nơi ở của CBCNV cho
phù hợp, để đảm bảo sức khoẻ cho CBCNV.
- Trong quá trình thi công nếu có xen kẽ các công việc khác phải thường xuyên liên hệ và kết
hợp với các đơn vị bạn để đảm bảo an toàn và tiến độ chung.
Biện pháp TCTC Bảo Lâm 1 18/26
Công ty CP thương mại và xây lắp DT
- Biện pháp thi công, an toàn phải được phổ biến đến mọi người tham gia thi công.
- Khi làm việc ở độ cao quá 2m bắt buộc phải thắt dây an toàn tránh xẩy ra sự cố đáng tiếc.
6.3. Quy định cụ thể
3.1. Trong gia công chế tạo:
- Thực hiện đầy đủ các nguyên tắc an toàn trong các ngành nghề phục vụ cho công tác gia công
như hàn, cẩu chuyển, cắt hơi .
- Thực hiện công tác và quản lý an toàn theo TCVN 5308-1991 cho toàn bộ công tác thi công tại
hiện trường .
- Ngoài ra chú ý các vấn đề sau:
+ Khi cẩu tôn tấm cần có móc cẩu chuyên dùng chắc chắn không sinh công và trượt tấm .
+ Đặc biệt hàn tổ hợp các gân tăng cứng với dầm U,I do cấu tạo thành các hốc sâu và hẹp khi
người vào làm việc phải có quạt thông gió riêng, cử người quan sát phía trên để kịp sử lý khi có
sự cố.
+ Thợ vận hành và thi công phải đầy đủ trang bị bảo hộ giày, mũ áo, găng tay, kính mắt an toàn.
+ Tất cả các cán bộ công nhân viên tham gia công tác gia công đều qua sát hạch an toàn lao động
đạt yêu cầu .
+ Thường xuyên được huấn luyện về công tác an toàn và bảo hộ lao động.
+ Máy móc, dụng cụ trang bảo hộ lao động thường xuyên kiểm tra để sử lý thay thế kịp thời.
+ Y tế trực thường xuyên tại nơi gia công để tổ chức sơ cứu khi cần thiết.
+ Khu vực thi công phải gọn sạch.
+ An toàn và phòng chống cháy nổ cho khu vực gia công như:
+ Hệ thống nước, xô cát, xẻng ,bình cứu hoả Phương án phòng chống cháy nổ đã được đơn vị
lập và báo cáo cơ quan Phòng cháy nổ.
+ Bố trí cáp điện, dây điện, đèn chiếu sáng và cầu dao phù hợp với điều kiện thi công ngoài bãi
xưởng để tiện cắt điện nhanh chóng kịp thời khi có sự cố.
+ Với thợ vận hành máy móc thiết bị: thực hiện đúng nội qui vận hành máy và có nội quy treo tại
nơi làm việc.
* Vệ sinh môi trường :
- Giữ vệ sinh môi trường bằng các nội qui, tổ chức vệ sinh hàng tuần .
- Dọn vệ sinh khu vực gia công được làm hàng ngày .
3.2. Trong lắp đặt:
- Đặc điểm lắp ống trong hầm kín và độ cao lớn của giếng ngiêng. Yêu cầu đảm bảo an toàn phải
được quan tâm đầu đủ và chuẩn bị kỹ trước khi thi công. Các công việc đảm bảo an toàn phải
được thông báo và đào tạo, truyền đạt đầy đủ đến người thi công. Người thi công phải có đủ sức
khoẻ cũng như trình độ tay nghề, ý thức làm việc tốt mới cho làm việc tại các vị trí lắp này.
Biện pháp TCTC Bảo Lâm 1 19/26
Công ty CP thương mại và xây lắp DT
* Các công việc cụ thể cần quan tâm như sau:
- Chiếu sáng
+ Trong hầm ngang và trong giếng nghiêng phải được cung cấp ánh sáng đầy đủ. Phối hợp giữa
chiếu sáng toàn tuyến và chiếu sáng cục bộ bằng pha đèn.
+ Tủ điện phải đúng quy cách, có đấu dây tiếp đất, đặt nơi cao giáo, có hàng rào bảo vệ, có biển
cảnh báo nguy hiểm.
+ Dây dẫn điện có vỏ bọc tốt, được đấu nối và treo trên vách hầm thông qua các sứ cách điện.
+ Điện nguồn trong ống áp lực: Điện chiếu sáng dùng nguồn 36V. Cáp hàn điện đúng quy cách,
có lớp vỏ bọc cao su cách điện tốt, không bị hở. Các loại dây điện của dụng cụ cầm tay (máy
mài, máy khoan, quạt thông gió ) đều phải được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đem vào sử dụng
trong lòng tuyến ống.
+ Có hệ thống bảo vệ tự động ngắt điện khi điện nguồn dò ra lớp vỏ bọc của cáp động lực (cáp
nguồn).
- Phòng chống cháy nổ
+ Quy định nghiêm ngặt chế độ vận hành dụng cụ cắt bằng khí ga + ôxy trong đường ống thép.
Phải bố trí công nhân có chuyên môn và tay nghề cao sử dụng mỏ cắt hơi, bố trí công nhân
chuyên làm nhiệm vụ trông coi, đóng mở van khí ga, van khí ôxy theo mệnh lệnh của thợ cắt hơi
chính.
+ Cấm hút thuốc lá khi đang làm việc trong đường ống thép.
+ Không để dây dẫn khí ga, dây dẫn khí ôxy đè vắt chéo qua bất kỳ dây cáp dẫn điện nào, không
đè vắt chéo qua các mối hàn cắt còn đang nóng.
- Thông gió
+ Phải bố trí quạt thông gió sao cho cung cấp đủ dưỡng khí để công nhân làm việc.Thiết bị thông
gió phải có bao che cánh quạt, phải có biện pháp giảm tiếng ồn do quạt thông gió gây ra.
+ Trang bị bảo hộ lạo động cho công nhân làm việc trong ống thép: ngoài các trang bị bảo hộ lao
động thông thường phải trang bị thêm các phương tiện bảo hộ lao động sau: Dầy hoặc ủng cách
điện. Nút tai chống ồn, khẩu trang chống bụi. Đèn lò 12V. Máy bộ đàm. Micro cầm tay.Dây an
toàn và cáp treo cố định. Kính trắng phòng hộ.
- Cấp cứu hiện trường:
Có nhân viên Y tế trực cấp cứu hiện trường suốt thời gian thi công.
- Phê duyệt biện pháp thi công an toàn:
+ Biện pháp tổ chức thi công và biện pháp thi công an toàn được lập thành văn bản trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
+ Tổ chức học tập biện pháp thi công an toàn bước 2 và bước 3 cho công nhân.
+ Tổ chức phổ biến, học tập biện pháp thi công, biện pháp thi công an toàn cho toàn thể cán bộ
công nhân tham gia thi công, có ký xác nhận của từng cá nhân tham gia.
Biện pháp TCTC Bảo Lâm 1 20/26
Công ty CP thương mại và xây lắp DT
- Các công tác khác:
+ Thống nhất hệ thống thông tin giữa các khu vực, các thông tin chuẩn xác để phối hợp giữa các
bộ phận được đảm bảo nhanh, chính sác, an toàn. Thông tin được bố trí với người có trách nhiện
trong khu vực làm việc thực hiện, tránh nhầm lẫn.
+ Duy trì thường xuyên chế độ giữa ca, chế độ bố trí ca kíp hợp lý đảm bảo sức khỏe và trạng
thái tinh thần cho người lao động.
VII. PHỤ LỤC KÈM THEO
1. Phụ lục 01: Tổng tiến độ thi công.
2. Phụ lục 02: Biểu đồ huy động nhân lực cung cấp, lắp đặt thiết bị.
3. Phụ lục 03: Danh sách máy móc thiết bị thi công chủ yếu
4. Phụ lục 03: Bản vẽ biện pháp thi công.
Biện pháp TCTC Bảo Lâm 1 21/26