Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Nâng cao lợi thế cạnh tranh của công ty cổ phần xây dựng công trình ngầm – VINAVICO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.64 KB, 57 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Dương Thị Ngân
LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên: Đoàn Thanh Tùng
Mã sinh viên: CQ524115
Khóa: 52
Lớp: Thương mại quốc tế 52
Viện: Thương mại và Kinh tế quốc tế.
Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo tốt nghiệp đã viết dưới đây là do tôi thực
hiện, không sao chép cắt dán nội dung của người khác. Nếu sai phạm tôi xin chịu
mọi hình thức kỉ luật của nhà trường.
Sinh viên thực hiện:
Đoàn Thanh Tùng
SV: Đoàn Thanh Tùng Lớp: Thương mại quốc tế 52
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Dương Thị Ngân
MỤC LỤC
Trang
SV: Đoàn Thanh Tùng Lớp: Thương mại quốc tế 52
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Dương Thị Ngân
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Trang
SV: Đoàn Thanh Tùng Lớp: Thương mại quốc tế 52
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Dương Thị Ngân
LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành xây dựng
đóng một vai trò hết sức quan trọng. Để đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa được
thuận tiện cũng như nhu cầu ngày càng tăng về điện năng phục vụ cho đời sống và
sản xuất thì không thể thiếu vai trò của các hầm đường bộ hay các nhà máy thủy
điện. Được thành lập vào năm 2003 với chức năng ngành nghề chính là thi công xây
dựng công trình ngầm thủy điện, hầm đường bộ, trải qua 10 năm phát triển công ty
cổ phần xây dựng Công trình ngầm - VINAVICO đã dần khẳng định được năng lực
và thương hiệu của mình trên thị trường.


Công trình ngầm thủy điện và hầm đường bộ là loại hình hoạt động lâu dài
và ổn định, có khả năng đem lại lợi nhuận lớn tuy nhiên đây là ngành kinh doanh
đặc thù, đòi hỏi vốn lớn, công nghệ cao cùng nguồn nhân lực có chuyên môn tốt.
Do rào cản gia nhập ngành rất cao nên hiện nay chưa có nhiều công ty xây dựng
chuyên thi công về lĩnh vực này. Mặc dù số lượng đối thủ cạnh tranh không lớn
nhưng áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực này cũng không hề nhỏ khi các đối thủ trực
tiếp của VINAVICO có nhiều kinh nghiệm thi công, cùng nguồn lực lớn. Ngoài ra
còn phải kể đến một số đối thủ tiềm ẩn trong và ngoài nước có khả năng tham gia
vào lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, tình hình kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao, thị trường bất
động sản đóng băng khiến cho các doanh nghiệp xây dựng gặp nhiều khó khăn
thách thức như: nhu cầu xây dựng giảm, chi phí nguyên vật liệu và nhân công tăng
cao, khó huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất.
Vì vậy, doanh nghiệp cần nắm rõ được các thách thức và cơ hội do thị trường
đem lại, đồng thời hiểu rõ được các điểm mạnh, điểm yếu của chính doanh nghiệp
mình. Qua đó, có thể phát huy các điểm mạnh, tận dụng các cơ hội và hạn chế điểm
yếu, vượt qua những nguy cơ nhằm thu được lợi nhuận và phát triển bền vững.
Do đó, em đã chọn đề tài: “Nâng cao lợi thế cạnh tranh của công ty cổ phần
xây dựng Công trình ngầm – VINAVICO” cho bài chuyên đề thực tập của mình.
SV: Đoàn Thanh Tùng 4 Lớp: Thương mại quốc tế 52
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Dương Thị Ngân
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NGẦM (VINAVICO)
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
VINAVICO được thành lập ngày 28/05/2003 với các cổ đông sáng lập là
Tổng Công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam VINACONEX, Công ty
CAVICO và Công ty VINACONEX 34. Hiện nay, VINAVICO là đơn vị thành viên
của Tổng Công ty VINACONEX. Trải qua quá trình trưởng thành và phát triển, đến
nay VINAVICO đã xây dựng một hệ thống gồm 15 công ty thành viên, tham gia thi
công và phát triển kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau như:

- Xây dựng
- Thương mại
- Khai thác mỏ
- Truyền thông
- Công nghệ thông tin
- Sản xuất thiết bị vật liệu xây dựng
Trong đó xây dựng và khai thác mỏ là các lĩnh vực hoạt động trọng tâm.
Các giai đoạn hình thành và phát triển của VINAVICO
Năm 2003: Trong bối cảnh đất nước trên đà đổi mới và phát triển kinh tế
theo xu hướng đa dạng hóa nhiều thành phần và hội nhập quốc tế, ngày 28/5/2003,
công ty đầu tiên trong hệ thống VINAVICO là Công ty Cổ phần Xây dựng Công
trình ngầm chính thức được thành lập với các chức năng ngành nghề chính là thi
công xây dựng công trình ngầm thủy điện, hoạt động trên phạm vi cả nước. Ngay
sau khi thành lập, tháng 11/2003, Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình ngầm
được giao thi công công trình thủy điện Buôn Kuốp -Đăklăk (280MW), một công
trình trọng điểm của Quốc gia với tư cách là nhà thầu chính.
Năm 2004: Phát huy năng lực và kinh nghiệm từ các dự án đã hoàn thành,
VINAVICO từng bước trưởng thành và khẳng định uy tín của mình bằng việc tiếp
tục được giao thi công các hạng mục thuộc nhiều dự án lớn của Quốc gia, trong đó
có dự án thuỷ điện Ngòi Phát – Lào Cai (57MW); dự án thuỷ điện Bản Vẽ - Nghệ
An (300MW); dự án thuỷ điện Buôn Tua Srah - Đắk Lắk (86MW). Để tăng cường
việc quản lý thi công, công ty thành lập hàng loạt các chi nhánh tại Lào Cai, Nghệ
An, Đăk Lăk, Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh việc nâng cao năng lực thi công,
đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, VINAVICO triển khai củng cố sức mạnh nội tại
thông qua việc thành lập các tổ chức Đoàn thể, thể hiện chiến lược phát triển bền
vững của doanh nghiệp.
Năm 2005: Thương hiệu VINAVICO tiếp tục được khẳng định qua việc
SV: Đoàn Thanh Tùng 5 Lớp: Thương mại quốc tế 52
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Dương Thị Ngân
tham gia thi công các dự án thuỷ điện Cửa Đạt - Thanh Hoá (97MW); dự án thuỷ

điện Sêrêpok 3 - Đắk Lắk (220MW). Ghi nhận những nỗ lực của VINAVICO, Bộ
xây dựng đã trao tặng Bằng khen cho những thành tích xuất sắc của tập thể cán bộ
công nhân viên VINAVICO. Bên cạnh đó, công ty được xếp trong TOP 20 Thương
hiệu uy tín do Báo Thương mại - Bộ Công Thương bình chọn và vinh dự được nhận
giải thưởng Thương hiệu Vàng Việt Nam lần thứ nhất năm 2005.
Cũng trong giai đoạn này, nhận thấy nhu cầu trong lĩnh vực Khai thác mỏ
phát triển mạnh, ngày 04/7/2005, thành viên thứ 2 trong hệ thống là Công ty Cổ
phần Đầu tư Xây dựng và Khai thác mỏ (Vinavico Incom) được thành lập.
Năm 2006: Đây là năm đánh dấu bước ngoặt quan trọng của VINAVICO
trong chiến lược phát triển. Với việc niêm yết Cổ phiếu CTN của Công ty Cổ phần
Xây dựng Công trình ngầm (VINAVICO CTN) trên sàn chứng khoán HASTC vào
ngày 20/12/2006, công ty đã tiếp cận kênh huy động vốn hiệu quả, có tính linh hoạt
cao phục vụ cho chiến lược phát triển dài hạn của mình. Bên cạnh đó, thông qua
việc niêm yết, VINAVICO khẳng định thương hiệu, khuếch trương vị thế, cũng như
tìm kiếm cơ hội hợp tác nhằm tạo nên bước đột phá trong hoạt động kinh doanh.
Nhờ đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự tin mở rộng lĩnh vực kinh doanh, gia tăng
giá trị và phát triển bền vững, khởi đầu cho một chặng đường mới đầy triển vọng.
Trong lĩnh vực thi công, VINAVICO tham gia thi công dự án thuỷ điện Bản
Chát – Lai Châu (320MW) và trở thành thành viên chính thức của Tổng Hội Xây
dựng Việt Nam. Trong năm 2006, thương hiệu VINAVICO tiếp tục được khẳng
định với nhiều giải thưởng lớn: Là doanh nghiệp có thương hiệu nằm trong TOP
“10 Thương hiệu Vàng’’; đạt giải thưởng “Doanh nghiệp uy tín”; đạt danh hiệu
“Thương hiệu uy tín” do Uỷ Ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế chứng nhận.
Năm 2007: Được đánh giá là giai đoạn phát triển hệ thống VINAVICO theo xu
thế đa dạng hóa ngành nghề. Hàng loạt các công ty thành viên ra đời trong giai đoạn
này, hoạt động trong một VINAVICO Group theo mô hình quản trị “Nguồn lực dùng
chung” vì sự phát triển của toàn hệ thống với slogan “Hợp nguồn sức mạnh”:
Công ty cổ phần Vinavico (NAVICOM): Lĩnh vực đầu tư khai thác khoáng sản.
Công ty cổ phần Vật liệu mới (VINAVICO New Materials): Sản xuất kinh
doanh vật liệu mới.

Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Hạ tầng (VINAVICO IDI): Lĩnh vực
bất động sản.
Công ty cổ phần Ứng dụng Công nghệ cao Việt Nam (CNC-VINA): Lĩnh
vực thiết bị công nghệ cao.
SV: Đoàn Thanh Tùng 6 Lớp: Thương mại quốc tế 52
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Dương Thị Ngân
Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Công nghệ thông tin (VINAVICO
INFORTECH): Lĩnh vực Công nghệ thông tin.
Năm 2008: VINAVICO tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên các lĩnh vực
thi công xây lắp với nhiều hợp đồng như: dự án thuỷ điện Đắk R’tih - Đắk Nông
(144MW); dự án thuỷ điện Nho Quế - Hà Giang (110MW).
Trong chiến lược kinh doanh, VINAVICO triển khai tăng vốn điều lệ từ 30 tỷ
đồng lên 50 tỷ đồng, tiếp tục mở rộng lĩnh vực hoạt động qua việc thành lập mới 3
công ty:
Công ty cổ phần năng lượng (VINAVICO ENERGY): Đầu tư và thi công các
dự án Năng lượng.
Công ty cổ phần Truyền thông đa phương tiện (VINACO MEDIA): Dịch vụ
và Sản phẩm Văn hóa.
Công ty cổ phần Đầu tư sản xuất và Thương mại Việt Nam (VITRAVICO):
Chuyên kinh doanh thiết bị xây dựng.
Tiếp tục phát huy thành tích trong sản xuất kinh doanh và phát triển thương
hiệu, VINAVICO vinh dự nhận Cờ thi đua của Bộ Xây dựng; Chứng nhận doanh
nghiệp phát triển bền vững năm 2008 của Bộ Công thương; Giải thưởng Thương
hiệu Vàng Việt Nam lần thứ nhất năm 2008; Cúp vàng ISO – Chìa khóa hội nhập
lần thứ IV do Bộ Khoa học và Công nghệ chứng nhận.
Năm 2009: Trong bối cảnh kinh tế thế giới trên đà suy giảm, kinh tế trong
nước lạm phát cao, VINAVICO vẫn duy trì sự ổn định và tính bền vững. Một mặt
triển khai tái cấu trúc hệ thống, một mặt tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, ký
hợp đồng triển khai thi công dự án thuỷ điện Hủa Na - Nghệ An (180MW); dự án
thuỷ điện Tà Thàng – Lào Cai (60MW). Đặc biệt trong năm, VINAVICO đã niêm

yết thành công Cổ phiếu mã CTM của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và Khai
thác mỏ VINAVICO trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Tiếp tục đạt
Giải thưởng “Doanh nghiệp phát triển bền vững” do Bộ Công Thương trao tặng.
Năm 2010: VINAVICO công bố “Cương lĩnh xây dựng và phát triển của hệ
thống” bao gồm những giá trị cốt lõi và định hướng phát triển của doanh nghiệp
trong giai đoạn mới, giai đoạn đòi hỏi sự “kết tinh trí tuệ” của toàn hệ thống
VINAVICO. Công tác chỉ đạo điều hành của hệ thống VINAVICO được chuẩn hóa
và thống nhất. Bên cạnh đó, công ty triển khai niêm yết thành công mã chứng khoán
CTA của Công ty Cổ phần VINAVICO CTA trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội
SV: Đoàn Thanh Tùng 7 Lớp: Thương mại quốc tế 52
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Dương Thị Ngân
(HNX), nâng tổng số Công ty niêm yết lên con số 3 công ty.
Trong lĩnh vực xây lắp, VINAVICO tiếp tục nhận những hợp đồng thi công
các hạng mục tại: Dự án thủy điện Hủa Na (180 MW); Dự án Thủy điện Đamb'ri
(75MW). Nghiệm thu và bàn giao Dự án thuỷ điện Buôn Kuốp. Đây là dự án thuỷ
điện đầu tiên, có quy mô lớn mà VINAVICO tham gia thi công với tổng giá trị sản
lượng gần 800 tỷ đồng. Năm 2010 đánh dấu thành tích 7 năm liên tục VINAVICO
đạt tăng trưởng từ 25 đến 35%/năm, vinh dự đón nhận các giải thưởng lớn mang
tầm Quốc gia như: “Thương hiệu nổi tiếng quốc gia” và “Doanh nhân xuất sắc đất
Việt”, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Năm 2011: Năm đánh dấu chặng đường 8 năm hình thành và phát triển,
toàn hệ thống VINAVICO đã vượt qua những khó khăn, thử thách để ổn định và
phát triển vững chắc. Để ghi nhận những đóng góp xuất sắc trong việc góp phần xây
dựng đất nước, Chủ tịch nước đã ban hành quyết định số 12/QĐ/CTN ngày
06/1/2011 trao tặng huân lao động cho tập thể cán bộ công nhân lao động công ty.
Đây là phần thưởng xứng đáng thể hiện lòng quyết tâm, ý chí kiên cường, tinh thần
hăng say lao động sản xuất của tập thể cán bộ công nhân viên lao động hệ thống
VINAVICO.
TRỤ SỞ VĂN PHÒNG VINAVICO:
Tầng 11 Toà nhà Vinaconex 9 - Lô HH2-2 - Đường Phạm Hùng - Từ Liêm –

HàNội
Điện thoại: (84)4.62510101 - (84)4.62510102 * (84)4.62510100
Website: vinavico.com
SV: Đoàn Thanh Tùng 8 Lớp: Thương mại quốc tế 52
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Dương Thị Ngân
1.2 Sơ đồ tổ chức của VINAVICO
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức công ty
VINAVICO GROUP
BAN CHỨC NĂNG
CÔNG TY THÀNH VIÊN
BAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
BAN TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
BAN TRUYỀN THÔNG
BAN PHÁP CHẾ
BAN CHIẾN LƯỢC
BAN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
BAN ĐẤU THẦU QUẢN LÝ DỰ ÁN
BAN THỊ TRƯỜNG
VINACICO CTN
VINAVICO CTM
VINAVICO IDI
VINAVICO MINCOM
VINAVICO ENERGY
VINAVICO CTA
VINAVICO CNC
VINAVICO NEW MATTERIAL
VITRAVICO
VINAVICO INFORTECH
VINAVICO MEDIA
VINAVICO CTV

VINAVICO CID
VINAVICO CIN
SV: Đoàn Thanh Tùng 9 Lớp: Thương mại quốc tế 52
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Dương Thị Ngân
VICOE
BAN THI ĐUA KHEN THƯỞNG
BAN ĐẦU TƯ QUẢN TRỊ RỦI RO
SV: Đoàn Thanh Tùng 10 Lớp: Thương mại quốc tế 52
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Dương Thị Ngân
1.3 Cương lĩnh và tầm nhìn chiến lược
1.3.1 Cương lĩnh VINAVICO
“Cương lĩnh xây dựng và phát triển hệ thống Vinavico” là hệ giá trị cơ bản
xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển kinh doanh, là ngọn cờ tập hợp lực
lượng, nguồn động lực chủ yếu làm nên tính cạnh tranh và vị thế mang tính riêng
biệt của tổ chức trong thời đại kinh doanh chuẩn mực và hội nhập toàn cầu. Do vậy
hệ giá trị đó phải được nhìn nhận, đánh giá lại một cách toàn diện trong hệ thống
doanh nghiệp về các phương diện truyền thống, tổ chức, quản lý, kinh doanh và làm
cho giá trị đó thâm nhập tích cực vào đời sống quản lý, kinh doanh ở tất cả các cấp
độ của doanh nghiệp.
Mục tiêu của cương lĩnh: Tạo ra môi trường chung hoàn hảo để mọi người
tự hào là thành viên của VINAVICO.
VINAVICO sẽ là nơi bất cứ ai cũng có thể gửi gắm niềm tin, hy vọng, hài
lòng khi quan hệ hợp tác và đầu tư.
• Người trong cuộc tự nguyện theo đuổi chứ không bị ép buộc bởi thế mạnh bên
ngoài nào.
• Môi trường chung này là tiền cảnh được lãnh đạo, cán bộ quản lý và đông đảo nhân
viên trong doanh nghiệp bảo vệ và chấp nhận.
• Đây là môi trường sinh động, có giá trị, có mục đích và mục tiêu, loại môi trường
này có thể nhìn được, cảm nhận được và theo đuổi được.
MỤC TIÊU HÀNH ĐỘNG

Mục tiêu vĩnh viễn của hệ thống là:
Hệ thống mạnh: Uy tín, chiến lược, Nguồn lực.
Thành viên giàu: Tinh thần, trí tuệ, vật chất
Nhà đầu tư hưởng lợi: Làm chủ, vật chất, ghi nhận
Đóng góp nhiều cho xã hội: Hiện đại, giàu đẹp, văn minh
CHIẾN LƯỢC HÀNH ĐỘNG
VINAVICO là một tổ chức kinh tế, hoạt động tuân thủ các quy luật đặc thù
của nền kinh tế thị trường hoàn hảo
VINAVICO được xây dựng theo mô hình công ty mẹ, công ty con:
- Công ty mẹ là nơi đề ra đường lối chiến lược, tầm nhìn cho hệ thống, quản trị, điều
hành chiến lược.
- Công ty con sẽ phân theo vùng miền, lĩnh vực hoạt động và hoạt động theo nhiều
cấp khác nhau.
1.3.2 Tầm nhìn chiến lược VINAVICO
Sứ mệnh
SV: Đoàn Thanh Tùng 11 Lớp: Thương mại quốc tế 52
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Dương Thị Ngân
Trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực thi công công trình
ngầm, đồng thời làm gia tăng giá trị cho các cổ đông.
Tầm nhìn đến 2020
Trở thành tập đoàn kinh tế trẻ năng động, hùng mạnh với trên 2000 cán bộ,
nhân viên đều là cổ đông.
Sức mạnh cốt lõi
Con người VINAVICO: Tài năng, sáng tạo, tận tụy vì sự phát triển của
VINAVICO.
Mục tiêu
Cán bộ, nhân viên: Sự chia sẻ, Niềm đam mê, Lòng tự hào
Đối tác: Sự tin cậy
Khách hàng: Hình ảnh đẹp đậm trong tâm trí
Xã hội: Sự ngưỡng mộ đích thực

Chiến lược phát triển
Tạo sự khác biệt bằng cách luôn sáng tạo ra giá trị mới
Mô hình hoạt động
Yếu tố nền tảng: Công nghệ đạt chuẩn (của thị trường mục tiêu) và quản trị
hiện đại
Yếu tố phát triển: Nghệ thuật tạo hình ảnh ấn tượng và truyền thông chuyên nghiệp
1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây
Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2013của Công ty cổ
phầnxây dựng Công trình ngầm
(đơn vị tính: Triệu đồng)
Năm Doanh thu
Lợi nhuận trước
thuế
Lợi nhuận
sau thuế
2009 510.881 16.705 10.450
2010 320.759 16.806 12.715
2011 357.743 1.972 1.578
2012 345.442 1.141 841
6 tháng đầu năm 2013 120.010 272 217
(Nguồn: Báo cáo tài chính VINAVICO từ năm 2009 - 6 tháng đầu năm 2013)
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm
gần đây có thể thấy doanh thu bị giảm mạnh từ năm 2009 – 2010 sau đó có xu
hướng ổn định từ năm 2010 – 2012. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, cũng
SV: Đoàn Thanh Tùng 12 Lớp: Thương mại quốc tế 52
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Dương Thị Ngân
như sự đóng băng của thị trường bất động sản, sự ảm đạm của các sàn giao dịch
chứng khoán,đầu tư công trong nước bị cắt giảm,đã khiến hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty bị ảnh hưởng. Tuy nhiên nhờ các biện pháp linh hoạt, phù hợp
với điều kiện kinh tế, công ty đã duy trì được mức doanh thu ổn định trong những

năm gần đây. Trong cùng điều kiện đó, hàng loạt doanh nghiệp của Việt Nam đã
làm ăn thua lỗ và rất nhiều doanh nghiệp bị phá sản thì VINAVICO vẫn duy trì ổn
định được hoạt động kinh doanh của mình, hoạt động vẫn có lãi, mặc dù lợi nhuận
có sự sụt giảm. Điều này cho thấy VINAVICO đang từng bước vượt qua được giai
đoạn khó khăn. Nhưng sự cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng công trình ngầm vẫn
khá lớn, đòi hỏi công ty cần có những biện pháp nhằm phát huy tối đa nguồn lực
của mình, tận dụng triệt để các cơ hội để phát triển mạnh hơn nữa.
SV: Đoàn Thanh Tùng 13 Lớp: Thương mại quốc tế 52
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Dương Thị Ngân
CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH NGẦM
Mô hình cạnh tranh hoàn hảo giả thiết rằng tỷ suất lợi nhuận và mức độ rủi
ro là cân bằng giữa các doanh nghiệp và giữa các ngành trong nền kinh tế. Tức là
các doanh nghiệp hoạt động trong bất cứ ngành của nền kinh tế nào cũng đều có tỷ
suất lợi nhuận tiềm năng và mức độ rủi ro như nhau do cơ chế tự điều tiết của cạnh
tranh. Các doanh nghiệp trong môi trường có mức lợi nhuận thấp và độ rủi ro cao sẽ
tìm có xu hướng rút lui và tìm đến ngành có tiềm năng lợi nhuận cao hơn và ít rủi ro
hơn. Tuy nhiên, nhiều mô hình nghiên cứu gần đây lại khẳng định các ngành kinh
doanh khác nhau có khả năng sinh lợi khác nhau, sự khác biệt này có nguyên nhân
từ các đặc tính cấu trúc của ngành. Ví dụ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
dịch vụ viễn thông có tỷ suất lợi nhuận khác với các công ty xây dựng hay các công
ty chế biến thực phẩm.
Michael Porter đã cung cấp cho chúng ta một mô hình phân tích cạnh tranh
theo đó một ngành kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi năm lực lượng cơ bản và được
gọi là mô hình Năm lực lượng cạnh tranh. Theo Porter, các điều kiện cạnh tranh
trong một ngành phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong số các yếu tố này,
ngoài các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trong nội bộ ngành, còn các nhân tố
khác như khách hàng, hệ thống cung cấp, các sản phẩm thay thế hay các đối thủ
cạnh tranh tiềm năng. Các nhà quản trị chiến lược mong muốn phát triển lợi thế
nhằm vượt trên các đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng công cụ này để phân tích các

đặc tính và phạm vi của ngành ở đó hoạt động kinh doanh của mình đang được diễn
ra hoặc sẽ nhắm tới.
2.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại
Lĩnh vực thi công xây dựng các công trình ngầm như: hầm đường bộ, nhà
máy thủy điện là một lĩnh đặc thù và hầu như chưa có hoạt động thay thế được. Bởi
chỉ những trường hợp không thể thi công thông thường thì nhà đầu tư mới quyết
định lựa chọn hình thức xây dựng công trình ngầm. Công việc thi công trong lĩnh
vực này đòi hỏi phải có các máy móc thiết bị chuyên dùng, công nhân am hiểu về kĩ
thuật, có sự giám sát chặt chẽ nếu không sẽ rất nguy hiểm và gây thiệt hại lớn. Tuy
nhiên lợi ích mà các công trình ngầm mang lại cũng rất to lớn.
Hiện nay, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của VINAVICO là Công ty cổ phần
Sông Đà 10 và công ty xây dựng công trình ngầm thuộc Tổng công ty xây dựng
Lũng Lô
SV: Đoàn Thanh Tùng 14 Lớp: Thương mại quốc tế 52
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Dương Thị Ngân
2.1.1 Công ty cổ phần Sông Đà 10
Công ty Cổ phần Sông Đà 10 được thành lập năm 1981, chuyên xây dựng
công trình ngầm, khoan nổ phục vụ cho công trình thủy điện, xây dựng hầm giao
thông. Công ty là một trong những đơn vị chủ lực của Tổng Công ty Sông Đà về thi
công các công trình ngầm thủy điện trong những năm qua. Hiện nay, đơn vị có trên
500 đầu xe máy thiết bị (chủ yếu được đầu tư trong giai đọan 2000 – 2005, của các
nước phát triển) với tổng giá trị nguyên giá gần 500 tỷ đồng, và đội ngũ lao động
hơn 2400 cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn, tay nghề vững, giàu kinh
nghiệm Công ty luôn được Tổng Công ty giao cho đảm nhiệm các công trình trọng
điểm như: thủy điện Sơn La, thủy điện Huội Quảng, thủy điện Nậm Chiến, thủy
điện Sekaman 3…
2.1.1.1 Các công trình thủy điện Công ty Sông Đà 10 đã tham gia thi công hoàn
thành
Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà - Công suất 108 MW: Khối lượng mà đơn vị
tham gia thi công hoàn thành tại công trình này gồm: Khoan nổ mỏ đá phục vụ đào

đắp 4.500.000 m
3
đất đá, khoan phun lấp đầy toàn bộ tuyến đập chính dài 600m,
chiều cao 45m và đáp ứng công tác đổ bê tông 150.000m
3
.
Thủy điện Hoà Bình - công suất 1.920 MW: Khối lượng công ty tham gia thi
công hoàn thành tại công trình thuỷ điện Hoà Bình với tổng chiều dài các đường
hầm hơn 20 km.
Thuỷ điện Yaly - công suất 720 MW: Khối lượng hoàn thành tại Nhà máy
thuỷ điện Yaly: Các hệ thống đường hầm nhà máy với tổng chiều dài hầm 16 Km.
Thuỷ điện Cần Đơn - công suất 72 MW: Khoan nổ mỏ đá đắp đập và khoan
phun tuyến đập nhà máy.
Thuỷ điện Sông Hinh - 66 MW: Khoan nổ toàn bộ công trình.
Thuỷ điện Hàm Thuận - công suất 300 MW: Khoan nổ toàn bộ công trình.
Thuỷ điện Vĩnh Sơn - công suất 66 MW: Khoan nổ toàn bộ công trình.
Thuỷ điện Ry Ninh 2 - công suất 8,1 MW: Khoan nổ và đổ bê tông toàn bộ
tuyến đập và hố móng Nhà máy.
Thủy điện Nậm Mu - công suất 15 MW: Khoan nổ toàn bộ công trình.
Thuỷ điện Nà Lơi - công suất 9,3 MW: Khoan nổ hầm và khoan nổ lộ thiên
toàn bộ các hạng mục nhà máy.
Thuỷ điện Sê san 3A - công suất 100 MW: Khoan nổ hố móng, khoan nổ
khai thác đá và phục vụ đắp đập nhà máy.
Thuỷ điện Sê san 3 - công suất 273 MW: Khoan nổ hố móng và khoan nổ
toàn bộ các mỏ đá phục vụ công tác đắp đập nhà máy
SV: Đoàn Thanh Tùng 15 Lớp: Thương mại quốc tế 52
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Dương Thị Ngân
Thuỷ điện Pleikrông - công suất 120 MW: Khoan nổ hố móng, khoan phun
lấp đầy và khoan nổ toàn bộ các mỏ đá phục vụ công tác đắp đập nhà máy
Thuỷ điện Tuyên Quang – công suất 342 MW: Khoan nổ hố móng, khoan

phun lấp đầy và khoan nổ toàn bộ các mỏ đá phục vụ công tác đắp đập nhà máy
Thuỷ điện Quảng Trị - công suất 66 MW: Khoan nổ xây dựng các tuyến hầm
nhà máy với chiều dài 7,1 km và khoan nổ các mỏ đá phục vụ đắp đập nhà máy.
Thuỷ điện Của Đạt - công suất 97 MW: Khoan nổ hầm với chiều dài 1,46
km, khoan nổ hố móng, khoan nổ và bê tông giếng điều áp và công tác bê tông hầm
nhà máy.
Thuỷ điện Ba Hạ - công suất 220 MW: Đào đường hầm và đổ bê tông hầm
với tổng chiều dài 2,2 km.
Thuỷ điện Bình Điền - công suất 44 MW: Khoan nổ hố móng, khoan phun
lấp đầy và khoan nổ toàn bộ các mỏ đá phục vụ công tác đắp đập nhà máy.
Thuỷ điện Nậm Ngần - công suất 13,5 MW: Khoan nổ hố móng, khoan phun
lấp đầy và khoan nổ toàn bộ các mỏ đá phục vụ công tác đắp đập nhà máy.
Thuỷ điện Nậm Chiến 2 - công suất 32 MW: Thi công toàn bộ các tuyến hầm
và khoan nổ mỏ đá.
Các công trình thủy điện đang tham gia thi công:
Thuỷ điện Bản Vẽ - công suất 300 MW: Khoan nổ hố móng, khoan phun lấp
đầy và khoan nổ toàn bộ các mỏ đá phục vụ công tác đắp đập nhà máy.
Thuỷ điện Đồng Nai 4 - công suất 340 MW: Khoan nổ hố móng, khoan phun
lấp đầy và khoan nổ toàn bộ các mỏ đá phục vụ công tác đắp đập nhà máy.
Thuỷ điện Nậm Chiến 1 - công suất 210 MW: Thi công toàn bộ các tuyến
hầm và khoan nổ mỏ đá.
Thuỷ điện Sơn La - công suất 2.400 MW: Khoan nổ hố móng, kênh dẫn, toàn
bộ các mỏ đá phục vụ công tác đắp đập và công tác khoan phun lấp đầy.
Thuỷ điện Sêkaman1 - công suất 100 MW: Thi công toàn bộ các tuyến hầm
và khoan nổ mỏ đá.
Thuỷ điện Sêkaman3 - công suất 250 MW: Thi công toàn bộ các tuyến hầm
và khoan nổ mỏ đá.
Thuỷ điện AnkhêKnak - công suất 173 MW: Thi công toàn bộ các tuyến hầm
và khoan nổ mỏ đá.
Thuỷ điện Huội Quảng - công suất 520 MW: Thi công toàn bộ các tuyến

hầm và khoan nổ mỏ đá.
Thủy điện Hủa Na: Thi công toàn bộ các tuyến hầm và khoan nổ mỏ đá.
Thủy điện Lai Châu: Khoan nổ các mỏ đá.
Thủy điện Đắc Mi 4: Thi công các tuyến hầm và khoan nổ mỏ đá.
SV: Đoàn Thanh Tùng 16 Lớp: Thương mại quốc tế 52
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Dương Thị Ngân
Công ty cổ phần Sông Đà 10 là một trong những công ty tiên phong trong
ngành xây dựng công trình ngầm, nhà máy thủy điện ở nước ta. Công ty đã có rất
nhiều kinh nghiệm thi công, đặc biệt công ty đã và đang thi công những nhà máy
thủy điện lớn như: Thủy điện Hòa Bình (1920 MW), thủy điện Yaly (720 MW),
thủy điện Sơn La (2400 MW), Đây là lợi thế của công ty trong việc tham gia đấu
thầu thi công các dự án tiếp theo, khi các nhà chủ đầu tư thường ưu tiên cho các
công ty đã có kinh nghiệm thi công các dự án lớn. Tuy nhiên việc đang tham gia
khá nhiều các dự án, đòi hỏi công ty cần phải có sự quản lý và phân phối nguồn lực
một cách hợp lý. Nếu không rất dễ dẫn đến tình trạng các dự án đều bị chậm tiến
độ, chi phí tăng cao do vận chuyển bảo quản máy móc thiết bị, giảm uy tín đối với
các nhà chủ đầu tư.
Bên cạnh đó các dự án lớn thường có nhiều hạng mục với khối lượng công
việc lớn. Một công ty thường chỉ đảm nhận một hoặc một số hạng mục nhất định.
Do vậy, cơ hội tham gia thi công vẫn còn cho các công ty xây dựng khác, trong đó
có công ty cổ phần xây dựng Công trình ngầm VINAVICO.
2.1.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Sông Đà 10 những năm
gần đây:
Bảng 2.1 doanh thu của Công ty cổ phần Sông Đà 10 giai đoạn 2010 – 2013
(đơn vị tính: tỷ đồng)
2010 2011 2012 2013
Quý 1 138,35 150,77 231,84 247,61
Quý 2 211,88 456,40 382,34 372,80
Quý 3 305,06 390,79 359,62
Quý 4 321,04 555,23 495,08

Tổng 976,33 1.553,19 1.468,88 620,41
Bảng 2.2 Lợi nhuận của Công ty cổ phần Sông Đà 10 giai đoạn 2010 – 2013
2010 2011 2012
12,90 8,39 15,63
30,56 30,83 26,03
30,40 23,38 25,79
SV: Đoàn Thanh Tùng 17 Lớp: Thương mại quốc tế 52
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Dương Thị Ngân
26,96 49,10 38,56
100,83 111,69 106,01
(theo phân tích cổ phiếu SDT – mã giao dịch của cổ phiếu công ty cổ phần
Sông Đà 10 sàn chứng khoán Hà Nội của stox.vn)
Qua 2 bảng trên có thể thấy Công ty Sông Đà 10 có doanh thu hằng năm rất
lớn (năm 2011 và 2012 đều có doanh thu khoảng 1500 tỷ đồng). Lợi nhuận từ năm
2010 đến năm 2012 của công ty Sông Đà 10 đều trên 100 tỷ đồng (tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu khoảng từ 7-9%/năm). Doanh thu của công ty đạt mức cao do công
ty đã ký kết được nhiều hợp đồng thi công nhiều dự án, trong đó có một số dự án
lớn. Xét về doanh thu thì công ty Sông Đà 10 gấp từ 3-4 lần so với VINAVICO. Do
công ty Sông Đà 10 được thành lập sớm hơn nhiều so với VINAVICO, hơn nữa
Sông Đà 10 là công ty vốn Nhà nước 100% trong nhiều năm trước khi chuyển sang
hình thức công ty cổ phần năm 2005.
2.1.1.3 Năng lực thiết bị của công ty Sông Đà 10
Bảng 2.3 Năng lực thiết bị của công ty Sông Đà 10
TT Danh mục thiết bị Ký mã hiệu
Hãng - Nước
chế tạo
Số
lượng
Năm
SX

Công
suất
động cơ
Máy khoan hầm
1 Máy khoan hầm Tamrock H205
Tamrock
-Phần Lan
2 1995 102 kw
2 Máy khoan hầm Boomer 322
Atlas Copco –
Thụy Điển
2 1996 56 kw
3 Máy khoan hầm Boomer 352
Atlas Copco –
Thụy Điển
6 1996 108 kw
4 Máy khoan giếng Robinns 73RM Robbins - Mỹ 1 1997 230 kw
5
Máy khoan hầm 3
cần
Rocket Boomer
H195
Atlas Copco –
Thụy Điển
1 2002
187,5
kw
6
Máy khoan néo
hầm

BOLTEC 335
Atlas Copco –
Thụy Điển
2 1996 56 kw
7 Máy khoan hầm AXERA 7-260T
Tamrock
-Phần Lan
2 2006 149 hp
8 Máy khoan hầm JTHA-2A Furukawa- 5 2008 122kw
SV: Đoàn Thanh Tùng 18 Lớp: Thương mại quốc tế 52
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Dương Thị Ngân
Nhật Bản
Máy ép khí
1 Máy ép DK-9 CHLB Nga 1 1997 108 hp
2 Máy ép khí P1600 WCU
Ingersollrand
– Mỹ
1 1998 250 kw
3 Máy ép LS1040 Sullair – Mỹ 1 2003 30 kw
4 Máy ép LS 375 DPQ Sullair – Mỹ 4 2003 81 kw
5 Máy ép XP -825 WCU
Ingersollrand
– Mỹ
3 2005 315 hp
6 Máy ép XP -750 WCU
Ingersollrand
– Mỹ
20 2005 250 hp
7 Máy ép khí GA 250-7,5
Atlas Copco –

Thụy Điển
2 1996 250 kw
8 Máy ép khí XAM S355
Atlas Copco –
Thụy Điển
1 2002 225 hp
9
Máy nén khí cao
áp
C650-350S Compair- Đức 2 2005 246 kw
10 Máy ép khí R123-10 IU
Ingersollrand
– Mỹ
2 2008 145 kw
Máy ủi- xúc- đào
1 Máy ủi DZ 171 CHLB Nga 2 2002 170 hp
2 Máy ủi D6R
Caterfillar-
Mỹ
3 2001 225 hp
3 Máy ủi DT 75 CHLB Nga 1 2002 54 hp
4 Máy ủi
Misubishi D20-
BF2F
Mitsubishi –
Nhật Bản
1 2001 60 hp
5 Máy xúc SK 75UR
Kobelco –
Nhật Bản

1 2002 85 hp
6 Máy xúc SK 50 UR
Kobelco –
Nhật Bản
1 2002 40 hp
7 Máy xúc Volvo L120B
Volvo- Thụy
Điển
1 1995 180 hp
8 Máy xúc DK 8,25 CHLB Nga 1 1990 240 hp
9 Máy xúc TORO 400D
Tamrock-
Phần Lan
2 1998 158 kw
10 Máy xúc Volvo L180D
Volvo -
ThụyĐiển
1 2001 158 kw
11
Máy xúc hầm đổ
nghiêng
PFL12
PAUS- CHLB
Đức
4 2004 50 kw
12 Máy xúc 70 ZIV-2
Kawasaki –
Nhật Bản
2 2005 120 kw
13

Máy xúc hầm đổ
nghiêng
LF-4,5F
GmbH-
CHLB Đức
2 2006 102 kw
14 Máy đào
Volvo EC
360BLC
Volvo – Thụy
Điển
1 2002 180 kw
SV: Đoàn Thanh Tùng 19 Lớp: Thương mại quốc tế 52
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Dương Thị Ngân
15 Máy đào Volvo EC240
Volvo – Thụy
Điển
1 2001 170 hp
16 Máy đào
ROBEX 170 W-
3
Hyundai –
Hàn Quốc
1 2001 126 hp
17 Máy đào CAT 330B
Caterfillar-
Mỹ
1 2001 236 kw
18 Máy xúc 90 ZIV-2
Kawasaki –

Nhật Bản
2 2007 203 kw
19
Máy xúc hầm đổ
nghiêng
Paus PFL-30 Paus - Đức 4 2008 102 kw
20 Máy cào – xúc đá LDWZ100 Trung Quốc 1 2008 45 kw
Thiết bị khác
1
Đầu kéo
ắc qui
CDXT-5 Trung Quốc 1 2002
7,5 kw x
2
2
Đầu kéo Diezel
10T
CD10-65
CLAYTON -
Anh Quốc
6 2004 48 kw
3
Xe goòng chuyển
trộn bê tông
Valente Spa
VALENTE-
Thụy Sỹ
6 2005 15 kw
4 Cẩu tháp
Potain MC-

175B
Potain - Pháp 1 2005 71 kw
5 Xe cẩu IFA ADK 70 CHLB Đức 1 2002 115 hp
6 Xe cẩu KTA 14,05 CHLB Nga 1 2002 180 hp
7 Cần trục bánh lốp KC 5363 CHLB Nga 1 2001 180 hp
8 Xe cẩu bánh lốp QY 16C Trung Quốc 3 2007 158 kw
Xe vận tải, chở bê tông
1 Ô tô tải ben MAZ 5551 CHLB Nga 1 2001 180 hp
2 Ô tô tải ben Kamaz 55111 CHLB Nga 9 2001 240 hp
3 Ô tô tải ben Daewoo K4D6A
Daewoo-
Hàn Quốc
5 2002 250 hp
4 Ô tô ben
Hyun dai HD
270
Hyundai-
Hàn Quốc
10 2002 320 hp
5 Ô tô tải ben 4,6T CL 7550D2B
CửuLong
Motor-VN
3 2008 75 kw
6 Ô tô tải ben 3,45T CL 5840D2
CửuLong
Motor-VN
6 2008 70 kw
7 Ô tô chở đá hầm Moaz 74051 CHLB Nga 9 1996 240 hp
8 Ô tô chở đá hầm UNI 50-2
PAUS-CHLB

Đức
10 2006 118 hp
9 Ô tô chở đá hầm BM A20
Volvo-Thụy
Điển
3 1995 173 kw
10 Ô tô tải bệ URAL CHLB Nga 4 2003 240 hp
11 Ô tô tải bệ ISUZU Nhật Bản 3 2002 75 hp
12 Ô tô tải bệ Kamaz 53229 CHLB Nga 1 2002 240 hp
13 Ô tô tải bệ Maz 6303 CHLB Nga 2 2003 180 hp
14 Ô tô trộn bê tông KIA ASIA KIA Hàn 1 1998 330 hp
SV: Đoàn Thanh Tùng 20 Lớp: Thương mại quốc tế 52
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Dương Thị Ngân
Quốc
15 Ô tô trộn bê tông PKC210EHC
NISSAN -
Nhật Bản
10 2007 202 hp
16 Ô tô trộn bê tông Kamaz 53229 CHLB Nga 2 2001 240 hp
17 Ô tô trộn bê tông Hyundai HD270
Hyundai - Hàn
Quốc
8 2002 320 hp
18 Ô tô trộn bê tông Daewoo K4M7F
Daewoo- Hàn
Quốc
13 2006 272 hp
(theo trang web của Công ty cổ phần Sông Đà 10: songda10.com.vn)
Công ty Sông Đà 10 có số lượng máy móc thiết bị lớn, đa dạng về chủng loại,
công suất và xuất sứ. Đây là lợi thế của công ty Sông Đà 10 cho phép họ có khả

năng thi công được nhiều dự án cùng tổng khối lượng công việc lớn. Tuy nhiên
có thể thấy là phần lớn máy móc và thiết bị thi công của công ty Sông Đà 10
được sản xuất trước năm 2006, trong đó còn có một số lượng không nhỏ máy
móc được sản xuất từ những năm 1995-1998. Chỉ có 15% số lượng máy móc
thiết bị được sản xuất trong khoảng từ năm 2007-2008. Điều này cho thấy, số
lượng máy móc thiết bị của công ty tuy nhiều nhưng chưa được cập nhật những
công nghệ mới nhất. Trong khi khoa học công nghệ đang phát triển với tốc độ
cao thì các thiết bị này đứng trước nguy cơ bị lạc hậu, không còn đáp ứng được
các yêu cầu kĩ thuật thi công ngày càng hiện đại trong các năm tới.
Đây lại là một lợi thế của VINAVICO so với công ty Sông Đà 10, khi các
máy móc thiết bị của VINAVICO hiện nay phần lớn được sản xuất từ năm 2008-
2010. Với các máy móc thiết bị mới, VINAVICO sẵn sàng thi công các dự án đòi
hỏi những công nghệ mới, bên cạnh đó việc áp dụng các công nghệ mới cho phép
công ty đạt được hiệu quả thi công cao hơn.Có thế thấy VINAVICO rất quan tâm
đến việc cập nhật những công nghệ mới nhất nhằm đáp ứng nhu cầu thi công
hiện đại trong tương lai.
2.1.1.4 Năng lực nhân sự của công ty Sông Đà 10:
Bảng 2.4 Số lượng và cơ cấu lao động của công ty Sông Đà 10 (năm 2012)
Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Đại học 276 10.78
Cao đẳng 66 2.58
Trung cấp 153 7.41
Công nhân kỹ thuật 2065 80.83
SV: Đoàn Thanh Tùng 21 Lớp: Thương mại quốc tế 52
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Dương Thị Ngân
Tổng 2560 100
(theo trang web của Công ty cổ phần Sông Đà 10: songda10.com.vn)
Công ty cổ phần Sông Đà 10 có lực lượng nhân lực rất đông đảo, tuy nhiên
việc này có thể là một gánh nặng lên chi phí sản xuất của công ty. Điều này đòi hỏi
công ty Sông Đà 10 cần phải có biện pháp quản lý nhân sự thật tốt. Bên cạnh đó, tỷ

lệ nhân lực có trình độ từ đại học trở nên còn thấp (10,78%), trong khi tỷ lệ công
nhân kĩ thuật lại quá cao (80%). Nguồn nhân sự của công ty Sông Đà 10 có số
lượng lớn nhưng trình độ chuyên môn trung bình chưa thực sự cao.
VINAVICO tuy có số lượng lao động ít hơn (khoảng 700 lao động) nhưng tỷ
lệ lao động có trình độ từ đại học trở lên lại cao hơn so với Công ty cổ phần Sông
Đà 10 (27,8% của VINAVICO so với 10,78% của Sông Đà 10).
2.1.2 Tổng công ty xây dựng Lũng Lô
Tổng công ty xây dựng Lũng Lô là doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng thuộc
Bộ Quốc Phòng.
Ngày 12 tháng 01 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số
99/QĐ-BQP về việc tổ chức lại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây
dựng Lũng Lô thành Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô, hoạt động theo hình thức
công ty mẹ - công ty con. Tổng công ty xây dựng Lũng Lô bao gồm 16 công ty
thành viên và văn phòng đại diện.
2.1.2.1 Năng lực tài chính Tổng công ty xây dựng Lũng Lô
Bảng 2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty xây dựng Lũng Lô
giai đoạn 2010 -2012
(đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh thu 805.234 1.017.598 1.306.147
Lợi nhuận sau
thuế
47.227 56.545 60.368
(theo Hồ sơ năng lực Tổng công ty xây dựng Lũng Lô)
Qua bảng trên, có thể thấy doanh thu của Tổng công ty xây dựng Lũng Lô
khá cao và có xu hướng tăng từ năm 2010 – 2012. Đi đôi với tăng doanh thu là lợi
nhuận của Tổng công ty cũng tăng qua các năm 2010 – 2012. Bảng kết quả hoạt
động kinh doanh cho thấy Tổng công ty xây dựng Lũng Lô đang có những bước
phát triển khá vững chắc. Bên cạnh việc thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu
SV: Đoàn Thanh Tùng 22 Lớp: Thương mại quốc tế 52

Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Dương Thị Ngân
quả thì Tổng công ty cũng nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và Bộ quốc
phòng. Ví dụ một số dự án được chỉ định thầu đích danh cho Tổng công ty Lũng
Lô.
Mặc dù tham gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau như : xây dựng cầu hầm, xây
dựng công trình thủy, xây dựng công trình ngầm, đầu tư phát triển đô thị, phát triển
hạ tầng, nhưng tổng doanh thu của cả Tổng công xây dựng Lũng Lô vẫn thấp hơn
so với Công ty cổ phần Sông Đà 10. Điều này chứng tỏ rằng doanh thu từ hoạt động
xây dựng công trình ngầm của Tổng công ty xây dựng Lũng Lô còn kém rất nhiều
so với công ty Sông Đà 10.
SV: Đoàn Thanh Tùng 23 Lớp: Thương mại quốc tế 52
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Dương Thị Ngân
2.1.2.2 Năng lực nhân sự Tổng công ty xây dựng Lũng Lô
Bảng2.6 Năng lực nhân sự phân theo trình độ của Tổng công ty xây dựng
Lũng Lô (năm 2012)
Phân loại Sốlượng (người)
Tiến sĩ 3
Thạc sĩ 6
Kỹ sư 471
- Thủy lợi, thủy điện 80
- Xe máy công trình 37
- Xây dựng công nghiệp, dân dụng 70
- Xây dựng cầu đường 110
- Xây dựng sân bay 6
- Xây dựng cảng 12
- Trắc địa 28
- Công trình ngầm 48
Kiến trúc sư 17
Cơ khí 25
Địa chất công trình 10

Cao đẳng, trung cấp kỹ thuật
205
Thạc sỹ kinh tế 2
Cử nhân kinh tế 102
Kỹ sư kinh tế xây dựng 48
Cử nhân ngoại ngữ 16
Công nhân kỹ thuật 7.487
Tổng cộng
8.612
(Theo hồ sơ năng lực Tổng công ty xây dựng Lũng Lô)
Tổng công ty xây dựng Lũng Lô có nguồn nhân lực hùng hậu với trên
8600 người ở nhiều lĩnh vực và trình độ khác nhau. Điều này đáp ứng nhu cầu hoạt
động trên nhiều lĩnh vực xây dựng và đầu tư khác nhau của Tổng công ty. Tuy
nhiên, tỷ lệ nhân lực có trình độ đại học trở lên còn chưa cao (chỉ chiếm 8,1%), tỷ lệ
công nhân kỹ thuật lại khá cao với 87%. So với công ty cổ phần Sông Đà 10 ta thấy
số lượng công nhân viên của Tổng công ty xây dựng Lũng Lô cao hơn khá nhiều
(gấp hơn 3 lần) trong khi doanh thu lại thấp hơn một chút. Điều này cho thấy hệ
thống nhân sự của Tổng công ty xây dựng Lũng Lô còn cồng kềnh, kém hiệu quả.
So với VINAVICO thì tỷ lệ nhân sự có trình độ đại học của Tổng công ty Lũng Lô
thấp hơn khá nhiều ( 8,1% so với 28%). Đây là lợi thế rõ rệt của VINAVICO so với
Tổng công ty xây dựng Lũng Lô.
2.1.2.3 Năng lực thi công
Các công trình mà công ty xây dựng công trình ngầm thuộc Tổng công ty
SV: Đoàn Thanh Tùng 24 Lớp: Thương mại quốc tế 52
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Dương Thị Ngân
xây dựng Lũng Lô đã thi công:
- Công trình thủy điện Đa Mi – Hàm Thuận là công trình trọng điểm cấp
nhà nước giai đoạn 1997 – 2000 thuộc địa phận tỉnh Bình Thuận, có
tổng công suất 430 MW (Đa Mi 180 MW; Hàm Thuận 250 MW). Công
ty đã đào toàn bộ hệ thống đường hầm dẫn dòng, hầm chính, ngách thi

công tổng chiều dài 7765 m, đổ bê tông hầm 165.000 m
3
với tổng sản
lượng 447,7 tỷ.
- Công trình thủy điện A Vương nằm trên sông A Vương, huyện Đông
Giang – tỉnh Quảng Nam, có công suất 210 MW. Công ty là đơn vị đảm
nhận thi công toàn bộ hệ thống đường hầm dài 5270 m, đổ bê tông hầm
áp lực 4059 m, thi công tháp điều áp cao 200 m và thi công tường chắn
thượng lưu đập với tổng sản lượng trên 450 tỷ.
- Công trình đường hầm nhà máy thủy điện Hàm Thuận 2
- Đường hầm nhà máy xi măng Nghi Sơn
- Thủy điện Huội Quang – Sơn La
- Xây dựng công trình thủy điện Sông Tranh 2
- Thủy điện Krong H’nang
- Thủy điện Nậm Mở 3
- Công trình tuynel Đô Lương
- Công trình tuynel Cao Lan
- Công trình tuyến năng lượng thủy điện Cao Thắng
Số lượng công trình mà Công ty xây dựng công trình ngầm thuộc Tổng công
ty Lũng Lô đã thi công ít hơn so với VINAVICO và Công ty cổ phần Sông Đà 10.
Dự án lớn nhất mà công ty này đã tham gia thi công chỉ có sản lượng 447,7 tỷ trong
khi dự án lớn nhất mà VINAVICO đã từng thi công có sản lượng lên tới 1109 tỷ
đồng (dự án thủy điện Buôn Kuốp). Vì vậy năng lực, kinh nghiệm thi công của
công ty xây dựng công trình ngầm thuộc Tổng công ty xây dựng Lũng Lô còn kém
hơn so với VINAVICO và công ty Sông Đà 10
2.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của công ty xây dựng Công trình ngầm
VINAVICO là:Công ty cổ phần Kỹ thuật nền móng và Công trình ngầm
FECON,Công ty xây dựng dân dụng và công nghiệp DELTA. Ngoài ra còn có các
công ty xây dựng đến từ Trung Quốc như: Tập đoàn điện khí Dongfang; Beijing

IWHR Corporation (viết tắt IWHR); công ty xây dựng Kiên Lương; hay một
số công ty xây dựng của châu Âu.
2.2.1 Công ty cổ phần Kỹ thuật nền móng và Công trình ngầm FECON
Công ty cổ phần Kỹ thuật nền móng và Công trình ngầm FECON là công ty
hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình, trong đó tập trung vào chuyên ngành
sâu là nền móng và tầng ngầm.
SV: Đoàn Thanh Tùng 25 Lớp: Thương mại quốc tế 52

×