Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề cương địa lý 9 học kỳ II năm học 2012-2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.9 KB, 5 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA 9 HK II NĂM HỌC 2012 - 2013
Câu 1: Vùng Đông Nam Bộ
1.1 Vị trí địa lí- giơí hạn lãnh thổ:
-ĐNB bao gồm TPHCM, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng
Nai. Với diện tích 23550 km vuông
- Giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, ĐBSCL, biển Đông và Campuchia.
- Là đầu mối giao lưu kinh tế xã hội của các tỉnh phía nam với các nước và quốc tế qua
mạng lưới các loại hình giao thông.
1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Điều kiện tự nhiên Thế mạnh kinh tế
Vùng đất liền Địa hình thoải, đất badan, đất xám.
Khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm, nguồn sinh
thuỷ tốt
Mặt bằng xây dựng tốt. Các cây
trồng thích hợp: cao su, hồ tiêu, cà
phê ,điều, đậu tương, lạc, mí, đường,
thuốc lá, hoa quả.
Vùng biển Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong
phú, gần đường hàng hải quốc tế. Thềm lục
địa nông, rộng giàu tiềm năng dầu khí.
Khai thác dầu khí ở thềm lục địa,
đánh bắt hải sản, giao thông, dịch vụ,
du lịch biển.
Bên cạnh những đk thuận lợi ĐNB còn gặp nhiều khó khăn: trên đất liền ít khoáng sản,
diện tích rừng tự nhiên ít, nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và chất
thải đô thị.
1.3 Đặc điểm dân cư - xã hội: Số dân: 10,9 triệu người (2002)
- Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, lành nghề và năng động, sáng tạo trong nền kinh
tế thị trường. Thị trường tiêu thụ rộng lớn. ĐNB ( đặt biệt là TPHCM có sức hút mạnh đối
với lao động cả nước.
Tại sao ĐNB (đặt biệt là TPHCM) có sức hút mạnh đối với lao động cả nước: Vì ĐNB có


nền kinh tế phát triển mạnh, đặt biêt TPHCM là trung tâm kinh tế lớn của nước ta, là
trung tâm dịch vụ, công nghiệp rất phát triển nên thu hút mạnh nguồn lao động của cả
nước.
Câu 2: Vùng Đông Nam Bộ (tt) Tình hình phát triển kinh tế:
2.1: Công nghiệp: ĐNB là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng trong cả
nước
- Trước năm 1975 công nghiệp ĐNB phụ thuộc vào nước ngoài, chỉ có một số ngành sản
xuất hàng tiêu dùng, chế biến lương thực, thực phẩm phân bố ở Sài Gòn- Chợ lớn.
- Ngày nay công nghiệp là thế mạnh của vùng. Cơ cấu sản xuất công nghiệp cân đối đa
dạng, tiến bộ bao gồm các ngành quan trọng: khái thác dầu, hoá dầu, cơ khí, điện tử, công
nghệ cao, CBLTTP xuất khẩu, hàng tiêu dùng.
- Công nghiệp- xây dựng chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của ĐNB
- Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của TPHCM.
- Công nghiệp tập trung chủ yếu ở TPHCM, Biên Hoà, Bà Rịa - Vũng Tàu.
* Khó khăn: Cơ sở hạ tầng chưa đấp ứng nhu cầu phát triển và sự năng động của vùng,
lực lượng lao động tại chỗ chưa phát triển về lượng và chất, công nghệ chậm đổi mới,
nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.
- Sắp xếp các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng theo thứ tự tăng dần: vật liệu xây
dựng, chế biến thực phẩm, điện, dệt may, cơ khí điện tử, hoá chất, năng lượng.
- Những ngành cn sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có: khai thác nhiên liệu, năng lượng, chế
biến thực phẩm.
- Những ngành cn sử dụng nhiều lao động: dệt may, chế biến thực phẩm
- Những ngành cn đòi hỏi kỹ thuật cao: khai thác nhiên liệu, điện, cơ khí- điện tử, hoá
chất, vật liệu xây dựng.
2.2 Nông nghiệp:
-Là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước bao gồm cây công nghiệp lâu
năm và cây công nghiệp ngắn ngày như cao su, hồ tiêu, điều, mía, đậu tương, thuốc lá và
cây ăn quả.
- Cao su trồng nhiều ở Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai.
- Cà phê trồng nhiều ở Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu

- Hồ tiêu trồng nhiều ở Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai.
- Điều trrồng nhiều ở Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai.
* ĐNB có những điều kiện thuận lợi để trở thành vùng trồng cây cn quan trọng: có đất
xám và đất đỏ ba dan, khí hậu gió mùa nóng ẩm quanh năm, người dân có kinh nghiệm
cũng như tập quán sản xuất, có nhiều cơ sở chế biến, thị trường tiêu thị rộng lớn.
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng theo phương pháp chăn nuôi công nghiệp,
nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản cũng được chú trọng.
Câu 3: Vùng Đông Nam Bộ (tt)
3.1 Dịch vụ: Dịch vụ rất phát triển và đa dạng bao gồm các hoạt động thương mại, du
lịch, vận tải, bưu chính viễn thông Tỉ trọng các loại dịch vụ có biến động.
- TPHCM là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu của ĐNB và của cả nước.
- ĐNB có sức hút mạnh đối với vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 50,1% vốn đầu tư nước
ngoài của toàn quốc(năm 2003).
- Tại sao ĐNB có sức hút mạnh đối với vốn đầu tư nước ngoài? Vì vị trí địa lí kinh tế
thuận lợi, có tiềm năng kinh tế hơn các vùng khác, vùng phát triển năng động, nguồn lao
động dồi dào, giá mhân công rẻ, đội ngũ lao động lành
nghề, năng động, sáng tạo trong nền kinh tế thị trường, cơ sở hạ tầng tương đối hoàn
thiện
- TPHCM dẫn đầu hoạt động xuất khẩu của vùng và cũng là trung tâm du lịch lớn nhất cả
nước.
3.1 Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm:
- Các trung tâm kinh tế: TPHCM, Biên Hoà, Đồng Nai
- Vùng kinh tế trọng điểm phía nam: TPHCM, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà
Rịa - Đông Nai, Tây Ninh, Long An. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan
trọng đối với ĐNB và đối với các tỉnh phía Nam và cả nước.
Câu 4: Vùng đồng bằng sông Cửu Long
4.1 Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
- Là vùng tận cùng phía tây nam của nước ta với diện tích 39734 km vuông, gồm các tỉnh
Cần Thơ, Long An, Đông Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang,
Sóc Trăng, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.

- Phía Bắc giáp Campuchia, Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan, Đông Nam giáp biển Đông,
Đông Bắc giáp vùng Đông Nam Bộ
- ĐBSCL có vị trí rất thuận lợi cho việc giao lưu và phát triển kinh tế với các vùng và các
nước.
4.2 Điêu kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
* Đất, rừng: diện tích gần 4 triệu ha trong đó đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha, đất phền, mặn
2,5 truệi ha. Rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn.
* Khí hậu, nước: khí hậu nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào. Sông Mê Công đem
lại nguồn lợi lớn. Hệ thống kênh rạch chằn chịt, vùng nước mặn, nước lợ cửa sông, ven
biển rộng lớn
* Biển và hải đảo: nguồn hải sản hết sức phong phú, biển ấm, ngư trường rộng lớn, nhiều
đảo và quần đảo thuận lợi cho khai thác hải sản.
Tài nguyên thiên nhiên có thế mạnh để phát triển nông nghiệp.
- Tuy nhiên thiên nhiên còn gây khó khăn cho đời sống và sản xuất của ĐBSCL đó làdiện
tích đất phèn, mặn lớn, lũ lụt, mùa khô thiếu nước, nguy cơ xâm nhập mặn
- Biện pháp khắc phục: Đầu tư lớn cho các dự án thoát lũ, cải tạo đất mặn, phèn, cấp nước
ngọt cho sản xuất và sinh hoạt trong màu khô. Phương hướng hiện nay là sống chung với
lũ, khai thác lợi thế kinh tế do lũ đem lại.
4.3: Đặc điểm dân cư xã hội:
-Số dân: 17,6 triệu người (2002) là vùng đông dân. Bao gồm các dân tộc sinh sống: Kinh,
Chăm, Hoa, Khơ me.
- Người dân cần cù, năng động thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hoá và lũ lụt hàng
năm. Mặt bằng dân trí chưa cao và tỉ lệ dân thành thị chưa cao. Nâng cao dân trí và phát
triển đô thị có tầm quan trọng đặt biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế của vùng.
Câu 5: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (tt): Tình hình phát triển kinh tế
5.1: Nông nghiệp:
* Sản xuất lương thực: ĐBSCL là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước. Diện tích
và sản lượng lúa cua ĐBSCL chiếm hơn 50% diện tích trồng lúa và sản lượng lúa của cả
nước. Lúa được trồng hầu hết ở các tỉnh nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Kiên Giang,
An Giang, Long An, Đồng Tháp

- ĐBSCL giải quyết được vấn đề an ninh lương thực và trở thành vùng xuất khẩu gạo chủ
lực của nứơc ta.
- Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước. nhiều loại trái cây như: xoài, cam
* Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản:
- Sản lượng thuỷ sản chiếm khoảng 50% sản lượng thuỷ sản của cả nước, đặt biệt là nghề
nuôi tôm và cá xuất khẩu chủ yếu ở các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang.
-Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nghề trròng rừng cũng đựoc chú trọng nhất là rừng
ngập mặn.
* ĐBSCL có điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành thuỷ sản: vùng biển rộng, biển
ấm, nhiều bãi cá, tôm, vùng ven biển cung cấp nguồn tôm giống tụe nhiên và thức ăn nuôi
tôm trên các vùng ngập mặn, sông Mê Công có nhiều cá vào mùa lũ, nguồn thức ăn dồi
dào từ ngành trồng trọt. Người dân có kinh nghiệm, cơ sở chế biến nhiều, thị trường tiêu
thụ rộng lớn
5.2: Công nghiệp:
- Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế của vùng
khoảng 20% GDP của vùng, bao gồm các ngành CBLTTP, vật liệu xây dựng, cơ khí và
một số ngành khác. Ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất. Cần
Thơ là trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng.
5.3: Dịch vụ:
- Chủ yếu xuất nhập khẩu, giao thông vận tải, du lịch. Hàng xuất khẩu chủ lực là gạo,
thuỷ sản đông lạnh, hoa quả. Giao thông vận tải giữ vai trò quan trọngtrong đời sống và
hoạt động giao lưu kinh tế.
- Du lịch sinh thái cũng phát triển như du lịch miệt vườn, du lịch sông nước, du lịch biển
đảo.
- Các trung tâm kinh tế: Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau.
Câu 6: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo
6.1: Biển và đảo nứoc ta:
- Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km, vùng biển rộng 1 triệu km vuông, là bộ phận
của biển Đông bao gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặt quyền kinh tế
và thềm lục địa. Có 29 tỉnh và thành phố giáp với biển

- Vùng ven bờ có hơn 3000 đảo lớn nhỏ, hệ thống đảo vên bờ có khoảng 2800 đảo phân
bố ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Kiên Giang. Có 2 quần đảo Hoàng Sa( Đà
Nẵng) và Trường Sa( Khánh Hoà). Các đảo diện tích lớn: Phú Quốc, Cát Bà, đảo đông
dân: Phú Quốc, Cái Bầu, Phú Quý, Lí Sơn, Cát Bà, Côn Đảo.
- Vùng biển có nhiều tiềm năng phát triển tổng hợp kinh tế biển và có nhiều lợi thế trong
quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
6.2: Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển:
Ngành kt biển Tiềm năng
( ĐKTN thuận
lợi)
Tình hình khai
thác và phát
triển
Hạn chế Hướng khai thác
hiệu quả hơn
Khai thác, nuôi
trồng, chế biến
hải sản.
Có hơn 2000
loài cá, 110 loài
cá có giá trị và
hơn 100 loài
tôm. Tổng trử
lượng4 triệu
tấn.
Cho phép khai
thác hàng năm
1,9 triệu tấn,
gần bờ 500
nghìn tấn còn

lại là xa bờ.
Khai thác gần
bờ quá mức
gấp 2 lần khả
năng cho phép,
xa bờ chỉ bằng
1/5 khả năng
cho phép.
Ưu tiên phát triển
khai thác xa bờ,
đẩy mạnh nuôi
trồng, hiện đại
công nghiệp chế
biến.
Du lịch biển
đảo
Phong phú, dọc
bờ biển có hơn
120 bãi tắm
rộng, đẹp. Đảo
ven bờ phong
cảnh kì thú, khí
hậu mát mẻ
Mới tập trung
khai thác hoạt
động tắm biển.
Các hoạt động
khác chưa khai
thác mặc dù
tiềm năng lứon.

Phát triển du lịch
thể thao trên
biển, hình thành
nhưng trung tâm
bơi lặn.
Khai thác và
chế biên
khoáng sản biển
Có nguồn muối
vô tận, ôxit
titan, cát thuỷ
tinh, dầu mỏ,
khí tụe nhiên.
Khai thác dầu
khí là ngành cn
hàng đầu, cn
hoá dầu đang
hình thành.
Dầu thô khai
thác đều phục
vụ cho xuất
khẩu
Xây dựng nhà
máy lọc dầu để
chế biến phục vụ
nhu cầu trong
nước.
Phát triển tổng
hợp GTVT
Nước ta nằm

gần đường hàng
hải quốc tế, có
nhiều vũng
vịnh.
90 cảng biển,
cảng lớn nhất
là SGòn.
Phát triển nhanh
đội tàu chở công
- ten –no, tàu chở
dầu, hình thành 3
cụm đóng tàu
Bắc, Trung,
Nam.
6.3: Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo:
* Sự giảm sút tài nguyên và môi trường biển đảo:
+ Thực trạng: diện tích rừng ngập mặn giảm, nguồn lợi hải sản giảm đáng kể, một số
loài có nguy cơ tuyệt chủng, hải sản giảm về mức độ tập trung, kích thước cá đánh bắt
ngày càng nhỏ.
+ Nguyên nhân: ô nhiễm môi trường biển, đánh bắt khai thác quá mức.
+ Hậu quả: suy giảm tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng xấu đến du lịch biển.
* Các phương hướng giải quyết: có 5 phương huớng giải quyết
- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư chuyển hướng khai
thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập
mặn.
- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- B ảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặt biệt là dầu mỏ.
Câu 7: Địa lí địa phương

- Quảng Nam thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, diện tích 10408 km vuông, giáp TP
Đà Nẵng, Huế, Quảng Ngãi, Kon Tum, Lào, biển Đông.
- Quảng Nam được tách ra ngay 6/11/1997 từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Gồm 2 thành
phố( Hội An, Tam Kì) và 16 huyện
- Địa hình có 3 dang: núi ở phía tây, trung du ở giữa và đồng bằng phía đông.
- Khí hậu; nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng IX đến tháng I
năm sau, có gió mùa đông bắc. Mùa khô từ tháng II đến tháng VIII, có gió tây khô nóng.
Bão và áp thấp trùng vói mùa mưa.
- Thuỷ văn: có 3 hệ thống sông lớn bắt nguồn từ dãy Trường Sơn: Thu Bồn, Vu Gia, Tam
Kì.
- Khoáng sản đa dạng; than, vàng, cát trắng
-Số dân: gần 1,5 triệu người (2005). MDDS 141 người/ km vuông, có nhiều dân tộc sinh
sống, người kinh phân bố ở đồng bằng và trung du, dân tộc thiểu số phân bố ở miền núi.
Dân cư tập trung đông ở đồng bằng vàcác đô thị.
- Tỉnh có 2 di sản văn hoá thế giới: Hội An và Mỹ Sơn. Có nền văn hoá dân gian phong
phú và đa dạng là điều kiện để phát triển du lịch mang đậm nét văn hoá xứ Quảng
- Trình độ văn hoá ngày càng được nâng cao, nưam 2004 đã phổ cập THCS ở các huyện
đồng bằng. Mạng lưới y tế ngày càng đảm bảo.
- Cơ cấu kinh tế 2005: nông nghiệp chiếm 31%, công nghiêp – xây dựng; 34%, dịch vụ
35%. Nhìn chung trình độ phát triển kinh tế của tỉnh thấp hơn mức bình quân chung của
cả nước.
* Lưu ý: trên đây là những gợi ý, học sinh về nhà xem thêm trong SGK, làm
các bài tập cuối bài và xem lại các dạng biểu đồ, các bài thực hành.

×