Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

khảo sát hàm lượng một số kim loại nặng độc trong các loại đồ chơi trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT



PHAN BÁ MINH



KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG
MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG ĐỘC
TRONG CÁC LOẠI ĐỒ CHƠI TRẺ EM




LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC





ÑAØ LAÏT – 2009
Luận văn thạc sỹ - 2009
Phan Bá Minh – Lớp Cao học hóa phân tích K15
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

PHAN BÁ MINH
KHẢO SÁT HÀM LƯNG
MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG ĐỘC TRONG


CÁC LOẠI ĐỒ CHƠI TRẺ EM
CHUN NGÀNH HĨA PHÂN TÍCH
MÃ SỐ: 604429
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH HĨA HỌC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LÊ NGỌC CHUNG
ĐÀ LẠT - 2009
Luận văn thạc sỹ - 2009
Phan Bá Minh – Lớp Cao học hóa phân tích K15
LỜI CẢM ƠN !
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này trước hết tôi xin chân thành cảm ơn
PGS.TS. Lê Ngọc Chung đã tận tình hướng dẫn và cho nhiều ý kiến qúy báu trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Viện nghiên cứu hạt nhân, Ban lãnh đạo Trung
tâm phân tích VNCHN, Khoa Sau Đại học, Khoa Hóa học, các cô chú, anh, chò, các
bạn thuộc Trung tâm phân tích VNCHN, các thầy cô trong Khoa Hóa – ĐH Đà lạt,
các bạn cùng lớp Cao học hóa phân tích K15 đã giúp đỡ và tạo điều kiện trong quá
trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin tỏ lòng biết ơn với cha mẹ, người thân đã ủng hộ và tạo điều
kiện cho tôi hoàn thành khóa học của mình.
Tác giả.
Luận văn thạc sỹ - 2009
Phan Bá Minh – Lớp Cao học hóa phân tích K15
Lời cam đoan
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số siệu
trong luận văn này chưa được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.
Đà lạt, ngày 25 tháng 11 năm 2009
Tác giả
Phan Bá Minh

Luận văn thạc sỹ - 2009
Phan Bá Minh – Lớp Cao học hóa phân tích K15
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN
1.1 Sơ lược về đồ chơi trẻ em 2
1.1.1 Phân loại theo tác dụng: 2
1.1.1.1 Loại đồ chơi hình tượng (hay mô phỏng) 2
1.1.1.2 Loại đồ chơi xây dựng và lắp ghép 2
1.1.1.3 Loại đồ chơi có tính kỹ thuật 2
1.1.1.4 Loại đồ chơi để phát triển vận động 3
1.1.2 Phân loại theo độ tuổi 3
1.1.2.1 Trẻ sơ sinh (0-18 tháng tuổi) 3
1.1.2.2 Trẻ mới biết đi (18 tháng – 3 tuổi) 3
1.1.2.3 Mẫu giáo ( 3 – 5 tuổi) 3
1.1.2.4 Trẻ nhỏ trên 6 tuổi 3
1.1.3 Vật liệu chế tạo đồ chơi: 3
1.1.3.1 Plastic 4
1.1.3.2 Gỗ 4
1.1.3.3 Kim loại 4
1.1.3.4 Các vật liệu khác: 4
1.2 Tổng quan về một số loại nhựa tổng hợp (plastic) thường sử dụng
sản xuất đồ chơi 5
1.2.1 Nhựa acrylonitryl butadiene styrene - ABS: 5
1.2.2 Nhựa HDPE 5
1.2.3 Nhựa polyvinyl clorua (PVC) 6
1.2.4 Các chất phụ gia trong gia công nhựa 7
1.2.4.1 Chất ổn định 7
1.2.4.2 Chất hóa dẻo 8

1.2.4.3 Chất bôi trơn 9
1.2.4.4 Chất độn 9
Luận văn thạc sỹ - 2009
Phan Bá Minh – Lớp Cao học hóa phân tích K15
1.2.4.5 Chất tạo màu 9
1.3 Một số tiêu chuẩn trên thế giới về hàm lượng kim loại nặng xâm
nhập của các vật liệu đồ chơi trẻ em 11
1.4 Sơ lược về tính chất và độc tính của một số kim loại nặng 11
1.4.1 Arsen –As 11
1.4.1.1 Tính chất vật lý 11
1.4.1.2 Tính chất hóa học 11
1.4.1.3 Độc tính của arsen 12
1.4.2 Cadimi –Cd 13
1.4.2.1 Tính chất vật lý 13
1.4.2.2 Tính chất hóa học 13
1.4.2.3 Độc tính của Cd 13
1.4.3 Crom –Cr 14
1.4.3.1 Tính chất vật lý 14
1.4.3.2 Tính chất hóa học 14
1.4.3.3 Độc tính của Cr 15
1.4.4 Chì –Pb 16
1.4.4.1 Tính chất vật lý 16
1.4.4.1 Tính chất hóa học 16
1.4.4.3 Độc tính của của Pb 16
1.4.5 Antimon –Sb 17
1.4.5.1 Tính chất vật lý 17
1.4.5.2 Tính chất hóa học 17
1.4.5.3 Độc tính của Sb 17
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Lựa chọn phương pháp phân tích 18

2.2 Giới thiệu về phương pháp phân tích kích hoạt neutron 18
2.2.1 Nguyên tắc của phương pháp phân tích kích hoạt neutron 18
2.2.2 Phương trình kích hoạt neutron 19
Luận văn thạc sỹ - 2009
Phan Bá Minh – Lớp Cao học hóa phân tích K15
2.2.3 Độ nhạy của phương pháp 20
2.2.4 Các loại neutron dùng để chiếu xạ 21
2.2.4.1 Neutron nhiệt 21
2.2.4.2 Neutron cộng hưởng hay neutron trên nhiệt 21
2.2.4.3 Neutron nhanh 22
2.2.5 Các kỹ thuật phân tích kích hoạt 22
2.2.6 Phương pháp định lượng trong phân tích kích hoạt: 22
2.2.6.1 Phương pháp tuyệt đối 22
2.2.6.2 Phương pháp tương đối 22
2.2.6 Các nguyên nhân gây sai số trong quá trình phân tích kích
hoạt neutron 23
2.2.7.1 Sai số trong quá trình chiếu mẫu 23
2.2.7.2 Sai số trong quá trình tách hóa 24
2.2.7.3 Sai số gây ra từ sự sai khác của hình học đo mẫu 24
2.2.7.4 Sai số t ương đối của số đếm từ hệ đo mẫu 24
2.3 Tổng quan phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử dùng
lò graphite (GF-AAS) 25
2.3.1 Cơ sở lý thuyết 25
2.3.2 Kỹ thuật nguyên tử hóa không ngọn lửa dùng lò graphite ( GF-AAS) 25
2.3.2.1 Đặc điểm 25
2.3.2.2 Yêu cầu của hệ thống nguyên tử hóa 26
2.3.2.3 Các giai đoạn của quá trình nguyên tử hóa 26
2.3.2.4 Các quá trình trong cuvet Graphit 28
2.3.3 Các trang bị của kỹ thuật GF-AAS 30
2.3.3.1 Nguồn phát bức xạ đơn sắc 30

2.3.3.2 Hệ thống tạo tia đơn sắc 30
2.3.3.3 Hệ thống nguyên tử hóa mẫu 31
2.3.3.4 Detector 31
2.3.4 Phương pháp định lượng trong kỹ thuật AAS 31
2.3.4.1 Phương pháp so sánh 31
2.3.4.2 Phương pháp đồ thị chuẩn 32
Luận văn thạc sỹ - 2009
Phan Bá Minh – Lớp Cao học hóa phân tích K15
2.3.4.3 Phương pháp thêm tiêu chuẩn 32
2.4 Xử lý số liệu và tính sai số 33
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Thiết bị, dụng cụ và hóa chất 35
3.1.1 Thiết bị 35
3.1.2 Dụng cụ 35
3.1.3 Hóa chất – chất chuẩn 35
3.2 Thu thập và chuẩn bị mẫu 36
3.2.1 Thu thập mẫu 36
3.2.2 Chuẩn bị mẫu 36
3.3 Thiết lập quy trình xác định một số kim loại bằng phương pháp
kích hoạt neutron dụng cụ -INAA 36
3.3.1 Định tính – bán định lượng một số kim loại trong mẫu nhựa đồ chơi 36
3.3.1.1 Chiếu mẫu – đo mẫu – ghi phổ gamma 36
3.3.1.2 Kết quả định tính và bán định lượng 37
3.3.2 Khảo sát độ nhạy xác định của phương pháp phân tích As,
Sb, Cr bằng kỹ thuật INAA 38
3.4 Thiết lập quy trình phân tích Cd, Cr, Pb, Sb bằng GF-AAS 40
3.4.1 Khảo sát các điều kiện của thiết bị 40
3.4.2 Khảo sát độ nhạy và giới hạn dưới của đường chuẩn khi phân tích
Cd, Cr, Pb, Sb bằng kỹ thuật GF-AAS 41
3.4.2.1 Khảo sát độ nhạy và giới hạn dưới khi phân tích Cd 41

3.4.2.2 Khảo sát độ nhạy và giới hạn dưới khi phân tích Cr 42
3.4.2.3 Khảo sát độ nhạy và giới hạn dưới khi phân tích Pb 43
3.4.2.4 Khảo sát độ nhạy và giới hạn dưới khi phân tích Sb 45
3.4.3 Xây dựng đường chuẩn phân tích Cd, Cr, Pb, Sb bằng
kỹ thuật GF-AAS 46
3.5 Phân tích mẫu thực tế 49
3.5.1 Quy trình xác định As, Sb, Cr tổng trong mẫu nhựa bằng
kỹ thuật INAA 49
Luận văn thạc sỹ - 2009
Phan Bá Minh – Lớp Cao học hóa phân tích K15
3.5.2 Quy trình xác định Cd, Cr, Pb, Sb tổng trong mẫu nhựa bằng kỹ
thuật GF-AAS 51
3.5.3 Kiểm tra quy trình phân tích 52
3.6 Kết quả và biện luận 52
3.6.1 Kết quả phân tích hàm lượng tổng các kim loại:As,Cd, Cr, Pb, Sb 52
3.6.1.1 Kết quả phân tích As tổng bằng kỹ thuật INAA 52
3.6.1.2 Kết quả phân tích Cd tổng bằng kỹ thuật GF-AAS 54
3.6.1.3 Kết quả phân tích Cr tổng bằng kỹ thuật INAA và GF-AAS 56
3.6.1.4 Kết quả phân tích Pb tổng bằng kỹ thuật GF-AAS 61
3.6.1.5 Kết quả phân tích Sb tổng bằng kỹ thuật INAA và GF-AAS 63
3.6.1.6 Đánh giá kết quả theo màu sắc 67
3.6.2 Khảo sát hàm lượng kim loại hòa tan: 68
3.6.2.1 Khảo sát khả năng hòa tan của các kim loại Cr, Pb, Sb
từ mẫu nhựa theo thời gian 69
3.6.2.2 Khảo sát khả năng hòa tan của các kim loại từ mẫu nhựa
theo pH 72
3.6.2.3 Quy trình phân tích hàm lượng kim loại hòa tan Cr, Sb, Pb
từ mẫu nhựa 76
3.6.2.4 Kết quả khảo sát hàm lượng Cr hòa tan từ mẫu nhựa 76
3.6.2.5 Kết quả khảo sát hàm lượng Pb hòa tan từ mẫu nhựa 78

3.6.2.6 Kết quả khảo sát hàm lượng Sb hòa tan từ mẫu nhựa 79
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Luận văn thạc sỹ - 2009
Phan Bá Minh – Lớp Cao học hóa phân tích K15
Danh mục các chữ viết tắt
HDPE: nhựa polyethylene tỷ trọng cao
ABS: nhựa acrylonitrile butadien styrene
PVC: nhựa polyvinile clorua
IARC: cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế
PTWI: lượng đưa vào cơ thể hàng tuần có thể chịu đựng được
JECFA: ủy ban chuyên viên IAO/WHO về phụ gia thực phẩm
NAA: phương pháp phân tích kích hoạt neutron
INAA: phương pháp phân tích kích hoạt neutron dụng cụ
RNAA: phương pháp phân tích kích hoạt neutron có xử lý hóa
GF-AAS: phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử sử dụng lò graphite
Luận văn thạc sỹ - 2009
Phan Bá Minh – Lớp Cao học hóa phân tích K15
Danh mục hình vẽ
Số hiệu hình
vẽ
Tên hình vẽ
Trang
1.1
Các monomer tổng hợp nhựa ABS (acrylonitryl butadiene
styrene)
5
1.2
Nhu cầu về các loại nhựa của thế giới năm 2007

6
1.3
Sơ đồ tổng hợp một số chất dẻo từ các nguồn khác nhau.
7
2.1
Mô tả quá trình kích hoạt neutron
19
2.2
Các giai đoạn của quá trình nguyên tử hóa không ngọn
lửa
26
2.3
Biễu diễn phương pháp đồ thị chuẩn
32
2.4
Biễu diễn phương pháp thêm chuẩn
33
Danh mục đồ thị
Số hiệu đồ thị
Tên đồ thị
Trang
3.1
Biểu diễn sự phụ thuộc mật độ hấp thụ vào nồng độ Cd
42
3.2
Biểu diễn sự phụ thuộc mật độ hấp thụ vào nồng độ Cr
43
3.3
Biểu diễn sự phụ thuộc mật độ hấp thụ vào nồng độ Pb
44

3.4
Biểu diễn sự phụ thuộc mật độ hấp thụ vào nồng độ Sb
46
3.5
Đường chuẩn của Cd
47
3.6
Đường chuẩn của Cr
47
3.7
Đường chuẩn của Pb
48
3.8
Đường chuẩn của Sb
48
3.9
So sánh hàm lượng As trong mẫu với TCVN 6238-3:2008
54
3.10
So sánh hàm lượng Cd trong mẫu với TCVN 6238-3:2008
56
3.11
So sánh hàm lượng Cr tổng trong mẫu với TCVN 6238-
3:2008
60
3.12
So sánh hàm lượng Pb trong mẫu với TCVN 6238-3:2008
62
3.13
So sánh hàm lượng Sb trong mẫu với TCVN 6238-3:2008

67
3.14
Biểu diễn hàm lượng tổng trung bình các kim loại theo
màu sắc.
68
3.15
Biểu diễn khả năng hòa tan của Cr từ nhựa theo thời gian
70
3.16
Biểu diễn khả năng hòa tan của Pb từ nhựa theo thời gian
71
3.17
Biểu diễn khả năng hòa tan của Sb từ nhựa theo thời gian
72
3.18
Biểu diễn khả năng hòa tan Cr từ nhựa theo độ pH
73
Luận văn thạc sỹ - 2009
Phan Bá Minh – Lớp Cao học hóa phân tích K15
3.19
Biểu diễn khả năng hòa tan Pb từ nhựa theo độ pH
74
3.20
Biểu diễn khả năng hòa tan Sb từ nhựa theo độ pH
75
3.21
So sánh hàm lượng Cr hòa tan từ mẫu với TCVN 6238-
3:2008
77
3.22

So sánh hàm lượng Pb hòa tan từ mẫu với TCVN 6238-
3:2008
79
3.23
So sánh hàm lượng Sb hòa tan từ mẫu với TCVN 6238-
3:2008
80
Danh mục các bảng
Số hiệu bảng
Tên bảng
Trang
1.1
Một số chất màu thông dụng
9
1.2
Một số tiêu chuẩn về hàm lượng kim loại hòa tan từ vật
liệu của đồ chơi trẻ em đơn vị ppm (mg/kg)
11
3.1
Thông số hạt nhân của một số đồng vị
37
3.2
Kết quả xác định LOD

của các nguyên tố
39
3.3
Kết quả khảo sát nhiệt độ tro hóa và nguyên tử hóa của các
nguyên tố
40

3.4
Kết quả khảo sát sự phụ thuộc mật độ quang D vào nồng
độ Cd
41
3.5
Kết quả khảo sát sự phụ thuộc mật độ quang D vào nồng
độ Cr
42
3.6
Kết quả khảo sát sự phụ thuộc mật độ quang D vào nồng
độ Pb
43
3.7
Biểu diễn sự phụ thuộc mật độ quang D vào nồng độ Sb
45
3.8
Kết quả khảo sát xây dựng đường chuẩn xác định Cd, Cr,
Pb, Sb bằng kỹ thuật GF-AAS.
46
3.9
Kết quả phân tích mẫu chuẩn NIST 1577b – Bovine liver.
52
3.10
Kết quả khảo sát hàm lượng As tổng (ppm)bằng kỹ thuật
INAA.
52
3.11
Kết quả khảo sát hàm lượng Cd tổng (ppm) bằng kỹ thuật
GF-AAS
54

3.12
Kết quả khảo sát hàm lượng Cr tổng (ppm) bằng kỹ thuật
INAA
56
3.13
Kết quả khảo sát hàm lượng Cr tổng (ppm) bằng kỹ thuật
58
Luận văn thạc sỹ - 2009
Phan Bá Minh – Lớp Cao học hóa phân tích K15
GF-AAS
3.14
Giá trị F-Test so sánh hai phương sai khi phân tích Cr
59
3.15
Giá trị t-Test so sánh hai giá trị trung bình khi phân tích Cr
60
3.16
Kết quả khảo sát hàm lượng Pb tổng(ppm) bằng kỹ thuật
GF-AAS
61
3.17
Kết quả phân tích Sb tổng(ppm) bằng kỹ thuật INAA
63
3.18
Kết quả phân tích Sb tổng(ppm) bằng kỹ thuật GF-AAS
64
3.19
Giá trị F-Test so sánh hai phương sai khi phân tích Sb
65
3.20

Giá trị t-Test so sánh hai giá trị trung bình khi phân tích Sb
66
3.21
Kết quả hàm lượng kim loại tổng trung bình theo màu sắc
67
3.22
Kết quả khảo sát khả năng hòa tan của Cr từ nhựa theo
thời gian
69
3.23
Kết quả khảo sát khả năng hòa tan của Pb từ nhựa theo
thời gian
70
3.24
Kết quả khảo sát khả năng hòa tan của Sb từ nhựa theo
thời gian
71
3.25
Kết quả hàm lượng Cr hòa tan từ nhựa theo pH
72
3.26
Kết quả hàm lượng Pb hòa tan từ nhựa theo pH
73
3.27
Kết quả hàm lượng Sb hòa tan từ nhựa theo pH
74
3.28
Kết quả khảo sát hàm lượng Cr hòa tan (ppm)
76
3.29

Kết quả khảo sát hàm lượng Pb hòa tan
78
3.30
Kết quả khảo sát hàm lượng Sb hòa tan
79
Danh mục sơ đồ
Số hiệu sơ đồ
Tên sơ đồ
Trang
3.1
Quy trình phân tích As, Cr, Sb trong mẫu bằng kỹ thuật
INAA
50
3.2
Quy trình phân tích kim loại tổng trong nhựa bằng GF-
AAS
51
3.3
Quy trình phân tích kim loại hòa tan bằng GF-AAS
76
Luận văn thạc sỹ - 2009 Trang 1
Phan Bá Minh – Lớp Cao học hóa phân tích K15
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vấn đề an toàn về đồ chơi cho trẻ em được các nước phát triển đặt lên hàng
đầu, các quốc gia tiên tiến, một số khu vực đều đã đưa ra những tiêu chuẩn về an
toàn đồ chơi cho trẻ ở các lứa tuổi khác nhau, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ dưới ba
tuổi, chúng rất hiếu động, chưa tự chủ được bản thân, trong quá trình chơi đồ chơi
dễ bị tổn thương, đặc biệt là thói quen ngậm, mút đồ chơi. Trong khi đó đồ chơi
cho trẻ thường được làm rất sặc sỡ để thu hút trẻ.
Đồ chơi cho trẻ em thường được làm từ gỗ, kim loại, nhựa,…Đặc biệt đồ

chơi làm từ nhựa tổng hợp là phổ biến nhất. Nhựa tổng hợp được sử dụng thường
là nhựa polyethylene tỷ trọng cao - HDPE (high density polyethylene ) nhựa ABS
(Acrylonitrile butadiene styrene) hoặc polyurethane. Đó là các vật liệu an toàn và
được ưu tiên sử dụng,
Tuy nhiên do vấn đề lợi nhuận, người ta thường sử dụng nhựa PVC
(polyvinyl chloride), nhựa tái chế vì giá thành rẻ hơn. Trong thành phần nhựa
PVC, nhựa tái chế người ta thường độn các vật liệu vô cơ để tăng độ cứng, tạo
màu và thường chứa các kim loại nặng: Pb, Cd, Hg, As, Se, Sb, …;chất hữu cơ có
hại: các phthalate, phenol, formaldehyde, benzen, toluen,… chúng có thể xâm
nhập vào cơ thể trẻ qua đường tiêu hóa, đường hô hấp.
Mong muốn của chúng tôi là khảo sát sơ bộ hàm lượng một số kim loại
trong đồ chơi trẻ em bằng nhựa trên thị trường hiện nay để có thể góp một phần
nhỏ lên tiếng cảnh báo về tình trạng trên.
Mục tiêu của đề tài:
- Định tính một số kim loại nặng trong nhựa một số đồ chơi bằng phương
pháp kích hoạt neutron. Từ đó:
- Xác định hàm lượng tổng một số kim loại nặng: As, Cd, Hg, Pb, Sb, trong
nhựa một số đồ chơi trẻ em.
- Xác định hàm lượng kim loại hòa tan theo một số điều kiện về pH, thời
gian, …
- So sánh sơ bộ với một số tiêu chuẩn của Việt nam, và một số nước trên thế
giới.
Phạm vi nghiên cứu: Đồ chơi trẻ em bằng nhựa trên thị trường.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích kích hoạt neutron
- Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử
Luận văn thạc sỹ - 2009 Trang 2
Phan Bá Minh – Lớp Cao học hóa phân tích K15
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1 Sơ lược về đồ chơi trẻ em:[12,28,30 ]
Có nhiều cách phân loại đồ chơi: phân loại theo tuổi, theo tác dụng của
chúng,…
1.1.1 Phân loại theo tác dụng:
1.1.1.1 Loại đồ chơi hình tượng (hay mô phỏng)
Là các đồ chơi mô phỏng con người hay các đồ vật, con vật trong thế giới
xung quanh trẻ, dùng trong các trò chơi đóng vai, bắt chước để trẻ có thể khám phá
thế giới xung quanh một cách cụ thể, dễ dàng, ví dụ: búp bê, con gà, con vịt bằng
nhựa hay bằng vải, bông gòn - cái muỗng, ly, bàn ủi, rổ, xoong v.v .
Với những đồ chơi này trẻ học cách sử dụng các công cụ phục vụ cuộc sống
hàng ngày hoặc bắt chước hoạt động của người lớn như đóng vai mẹ nấu ăn, ủi đồ,
cô giáo dạy học, bác sĩ khám bệnh v. v . Trẻ từ 2 tuổi đến 6 tuổi có thể chơi say mê
với loại đồ chơi này hàng giờ trong các trò chơi đóng vai. Ðồ chơi loại này có thể
mô tả giống thật hoặc không thật lắm mà có thể khái quát một chút cho dễ thương
và ngộ nghĩnh.
1.1.1.2 Loại đồ chơi xây dựng và lắp ghép
Nói theo cách khác đây là loại đồ chơi vật liệu mở. Trẻ có thể sử dụng để
xây dựng các công trình, lắp ghép các hình ảnh, đồ vật, dụng cụ v. v . như bộ xếp
hình bằng gỗ, nhựa . bộ lắp ghép từ các khối hình học, từ các hình in sẵn cắt rời ra
từ một bức tranh hoàn chỉnh. Các bé trai đặc biệt thích loại đồ chơi này vì với
chúng, bé có được hoạt động tích cực và thỏa mãn được tính hiếu động, kích thích
trí tưởng tượng và tính sáng tạo. Bé có thể chơi một mình hoặc với một tốp bạn để
xây dựng lắp ráp những gì mà chúng thích thú.
1.1.1.3 Loại đồ chơi có tính kỹ thuật
Hiện nay các nhà chế tạo đồ chơi trẻ em đã tung ra rất nhiều mẫu mã,
chủng loại đồ chơi kỹ thuật từ đồ chơi lên dây cót đến chạy bằng pin, bằng điện,
đồ chơi kỹ thuật số v. v . Ðặc điểm của loại đồ chơi này là chúng hoạt động được,
phát ra âm thanh . làm trẻ rất thích thú : máy bay, tàu hoả, ô tô, con khủng long có
thể đi và hú lên, con ếch có thể nhảy và kêu ộp ộp, . Nói cách khác đồ chơi loại
này có tính chất "động", rất phù hợp với các đứa trẻ hiếu động. Chúng có thể chơi

say mê rất lâu và ôm đi ngủ cùng, coi như một người bạn biết hoạt động của mình.
Luận văn thạc sỹ - 2009 Trang 3
Phan Bá Minh – Lớp Cao học hóa phân tích K15
1.1.1.4 Loại đồ chơi để phát triển vận động
Là những đồ chơi để kích thích trẻ vận động phát triển các kỹ năng cơ bản
như đi, chạy, ném, bò, trườn, nhảy v. v . và phát triển cơ bắp, phát triển và rèn
luyện tố chất của cơ thể (sức bền, sự nhanh nhẹn, sức mạnh). Ðó là các đồ chơi -
dụng cụ tập luyện có thể dùng ở nhà, ở trường (bóng các loại, gậy thể dục, thang
leo, dây leo, vợt cầu lông, bóng bàn, bóng rổ, ).
1.1.2 Phân loại theo độ tuổi
1.1.2.1 Trẻ sơ sinh (0-18 tháng tuổi)
Lứa tuổi này thích những đồ chơi hấp dẫn những giác quan của chúng,
nhiều dứa trẻ thích những đồ chơi có máy móc hoạt động hoặc phát nhạc. những
đứa trẻ lớn hơn cũng rất thích những đồ chơi có thể cầm nắm và lắc kêu như : lục
lạc, đồ chơi mềm, các con vật phát ra tiếng kêu cót két, chít chít,…
1.1.2.2 Trẻ mới biết đi (18 tháng – 3 tuổi)
Trẻ ở lứa tuổi này thích những đồ chơi có tính vận động và khám phá, các
đồ chơi, có thể điều khiển, lắp ghép,… Chúng thích những đồ chơi được ở bên
ngoài hoặc khi tắm, ở lứa tuổi này cũng bắt đầu biết chơi búp bê, thú nhồi bong,
1.1.2.3 Mẫu giáo ( 3 – 5 tuổi)
Lứa tuổi này thích những đồ chơi mà chúng nghĩ rằng có thể hiểu được ý
của chúng như: búp bê, những hình ảnh sinh động, các con rối, nhà lắp ghép, bộ đồ
bếp,…Chúng thích chơi với những đồ chơi có nhiều mảnh ghép: lâu đài, thuyền,
nhà xe, sở thú, bộ lắp ghép,…
1.1.2.4 Trẻ nhỏ trên 6 tuổi
Ở lứa tuổi này trẻ đã có nhiều ý tưởng khác nhau về các đồ vật mà chúng
thích chơi hoặc không. Trẻ trai thường thích xe hơi, xe tải, các động cơ, máy bay
trực thăng, bộ đoàn tàu xe lửa, … Bé gái thường thích búp bê, nhà búp bê, thiết kế
đồ cho búp bê, bộ đồ làm bếp, tất nhiên có nhiều bé gái cũng rất thích những đồ
chơi mà được coi là đồ cho con trai.

Chúng cũng rất thích những trò chơi, đồ chơi có tính kỹ thuật: xe điều
khiển, sung laze, hoặc những đồ chơi mô phỏng từ phim ảnh,…
1.1.3 Vật liệu chế tạo đồ chơi
Vật liệu chế tạo đồ chơi là tất cả các vật liệu tiếp xúc được có trong đồ chơi.
Vật liệu chế tạo đồ chơi phải đảm bảo nguyên tắc an toàn trên hết “safety
first”, thường người ta sử dụng các vật liệu sau: nhựa tổng hợp (plastic), gỗ, kim
loại, vải, gốm,…và các vật liệu phụ: sơn, verni,
Luận văn thạc sỹ - 2009 Trang 4
Phan Bá Minh – Lớp Cao học hóa phân tích K15
1.1.3.1 Plastic
Hiện nay plastic là vật liệu chính dùng chế tạo đồ chơi cho trẻ vì những ưu
điểm vượt trội của chúng: giá rẻ, dễ gia công, nhiều màu sắc, an toàn cho trẻ.
Có rất nhiều loại nhựa tổng hợp được sử dụng: HDPE (High density
polyethylene) là nhựa cứng và dễ gia công, nhựa ABS (Acrylonitrile butadiene
styrene), cứng , bền, khó trầy xước thường sử dụng để chế tạo các chi tiết cứng.
Trong khi đó nhựa polyurethane mềm hơn thường dùng chế tạo đồ chơi cho trẻ sơ
sinh, búp bê hay những chi tiết mềm dễ cầm nắm. Nhựa PVC cũng có thể sử dụng
nếu được chế tạo đặc biệt không sử dụng những chất phụ gia độc.
1.1.3.2 Gỗ
Nhiều bậc phụ huynh thường thích các đồ chơi chế tạo bằng gỗ, tuy nhiên
đồ chơi bằng gỗ thường đắt hơn do nguyên liệu đắt cũng như các đồ chơi này
thường làm thủ công, cần phải có sự khéo léo tỉ mỉ của các nhà chế tạo.
Vật liệu bằng gỗ thường dễ hút ẩm, do đó thường phải phủ lên một lớp sơn,
verni, để bảo vệ và tạo màu sắc. Do đó loại đồ chơi chế tạo từ vật liệu gỗ ít thông
dụng.
1.1.3.3 Kim loại
Trước khi công nghệ nhựa tổng hợp ra đời những năm 1950 thì đồ chơi
được làm từ vật liệu không sắt như chì và thiếc. Tuy nhiên hiện nay chúng ta biết
rằng chì là một chất rất độc và hoàn toàn cấm trong quá trình chế tạo đồ chơi cho
trẻ.

Kim loại thiếc vẫn còn được sử dụng để chế tạo một số đồ chơi cho trẻ như:
tàu điện, xe hơi, …Đồ chơi bằng thiếc thường được xử lý bế mặt, sơn lót trước khi
sơn màu.
Vật liệu bằng sắt, đặc biệt là sắt không rỉ thường rất cứng.
1.1.3.4 Các vật liệu khác:
Ngoài các vật liệu trên đồ chơi trẻ em còn được làm từ những vật liệu sau:
- Giấy và bìa có khối lượng trên đơn vị diện tích tối đa 400g/m
2
- Vật liệu dệt tự nhiên hoặc tổng hợp
- Vật liệu bằng thủy tinh, gốm,
- Vật liệu dẻo để nặn, bao gồm đất nặn và chất gel
- Lớp phủ từ sơn, verni, bột tráng men và vật liệu tương tự ở dạng rắn hoặc
lỏng
Luận văn thạc sỹ - 2009 Trang 5
Phan Bá Minh – Lớp Cao học hóa phân tích K15
Như vậy, có rất nhiều vật liệu sử dụng cho đồ chơi nhưng vật liệu từ nhựa
tổng hợp plastic thường được sử dụng nhiều nhất. Trong đề tài này chúng tôi chỉ
quan tâm đến vật liệu bằng plastic.
1.2 Tổng quan về một số loại nhựa tổng hợp (plastic) thường sử dụng sản
xuất đồ chơi [12,13,17,18,23,32,34].
1.2.1 Nhựa acrylonitryl butadiene styrene - ABS:
ABS là nhựa tổng hợp từ acrylonitryl, butadiene và styrene với các tỉ lệ
khác nhau, nên nó có tính chất tổng hợp của ba hợp chất này đó là:
- Tính chịu nhiệt và hóa chất của acylonitryl
- Tính chịu va đập, chịu được nhiệt độ thấp của butadiene
- Và khả năng chịu được các điệu kiện gia công khắc nghiệt
Do vậy nhựa ABS cứng là nhựa nhiệt dẻo, chịu được độ kéo căng và sự va
đập mạnh ở nhiệt độ thấp (- 40
o
C). Nó chịu được ẩm và hóa chất (các dung dịch

kiềm, acid, các muối vô cơ,…). ABS có tính cách điện tốt, chống cháy và chịu
nhiệt tốt.
Một ưu điểm đáng kể của nhựa ABS là không chứa các kim loại nặng độc
như chì, cadmi, As, … nên nó thường được sử dụng để chế tạo các vật dụng trong
ngành gia dụng, đồ chơi trẻ em. Nhựa ABS được sử dụng nhiều nhất trong ngành
công nghiệp ô tô, công nghiệp chế tạo: chế tạo thuyền, cano, nhà lắp ghép,….
Hình 1.1: Các monomer tổng hợp nhựa ABS (acrylonitryl butadiene styrene)
1.2.2 Nhựa polyethylene tỷ trọng cao - HDPE
Nhựa HDPE có tỷ trọng cao khoảng từ 0.941 -> 0.965 là loại nhựa nhiệt
dẻo, được sản xuất từ dầu mỏ, cần khoảng 1.75kg dầu mỏ để tổng tổng hợp được
1kg HDPE (chưa tính các phụ gia và năng lượng), nó là loại nhựa dễ tái sử dụng.
Về tính chất: nhựa HDPE chịu lực nén và kéo cao, bền với hóa chất, chịu độ
pH từ 1,5 – 14.
Luận văn thạc sỹ - 2009 Trang 6
Phan Bá Minh – Lớp Cao học hóa phân tích K15
1.2.3 Nhựa polyvinyl clorua (PVC)
Polyvinylclorua (PVC) là một loại nhưạ được tổng hợp bằng cách trùng hợp
vinylclorua monomer (MVC):
Hiện nay PVC là loại nhựa nhiệt dẻo được sản xuất và tiêu thụ nhiều thứ 3
trên thế giới (sau polyethylen – PE và Polypropylene - PP). Hình 1.2 cho ta bức
tranh tổng thể về nhu cầu các loại chất dẻo của thế giới năm 2007.
Hình 1.2: Nhu cầu về các loại nhựa của thế giới năm 2007 [Nguồn: Tạp chí Thông
tin kinh tế & Công nghệ công nghiệp hóa chất, số 06/năm 2007]
Thành phần PVC có đặc thù mà các loại nhựa khác không có: Trong phân
tử monomer VMC (CH
2
=CHCl) có tới gần 60% khối lượng là từ clo (Cl), clo được
hình thành qua quá trình điện phân muối ăn (NaCl). Do đó có thể nói rằng, PVC
được hình thành từ 60% muối ăn. Với sản lượng nhựa hiện nay, để sản xuất PVC
chỉ cần 0,5% tổng sản lượng dầu tiêu thụ. Do vậy nhựa PVC ít phụ thuộc vào sự

biến đổi của dầu mỏ hơn so với những loại polymer được tổng hợp từ 100% dầu
mỏ.
Luận văn thạc sỹ - 2009 Trang 7
Phan Bá Minh – Lớp Cao học hóa phân tích K15
Hình 1.3: Sơ đồ tổng hợp một số chất dẻo từ các nguồn khác nhau. [ Tạp
chí Thông tin kinh tế & Công nghệ công nghiệp hóa chất, số 06/năm 2007]
1.2.4 Các chất phụ gia trong gia công nhựa
Phụ gia có thể là một hóa chất riêng biệt hay kết hợp hai, ba hóa chất để có
được hiệu ứng cao hơn (synergic) hay mang tính chọn lọc hơn Khi ấy ta sẽ có
một hệ chất phụ gia.Việc lựa chọn phụ gia cần phải chú ý đến một số yếu tố sau:
- Phụ gia hoặc hệ phụ gia phải có khả năng giảm đến mức tối đa sự phân hủy
của nhựa trong quá trình gia công;
- Lĩnh vực ứng dụng sản phẩm;
- Môi trường sử dụng sản phẩm;
- Điều kiện gia công sản phẩm
1.2.4.1 Chất ổn định
Chất ổn định giúp các sản phẩm từ PVC chống lại các tác động bên ngoài
như: nhiệt độ, ánh sáng, sự ôxy hóa Chúng có thể được phân loại như sau:
- Muối kim loại của axít vô cơ: 3PbO.PbSO
4
.H
2
O; 2PbCO
3
.Pb(OH)
2
;
2PbO.PbHPO
3
.1/2H

2
O;
- Muối kim loại của axít béo: stearat, laurat, naphthenat,ricinoleat
- Phức kim loại: Các phenat của Ba/Cd và Ba/Cd/Zn;
Luận văn thạc sỹ - 2009 Trang 8
Phan Bá Minh – Lớp Cao học hóa phân tích K15
- Hợp chất cơ thiếc: Thiếc dibutyl-dilaurat (DBTL), thiếc dibutyl maleat
(DBTM);
- Hợp chất có chứa nhóm epoxi như: Glicidyl ether của resorcinol, di-iso-
butylphenol; Ester epoxi hóa của axít: oleic, lauric ; dầu thực vật epoxi hóa: dầu
đậu nành, dầu thầu dầu ; nhựa epoxi
- Các loại khác: các chelat, các chất chống oxi hóa, mercaptit
Việc lựa chọn các chất ổn định phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: mục đích sử
dụng sản phẩm, điều kiện và môi trường sử dụng sản phẩm, các yếu tố kỹ thuật
cũng như kinh tế Ngoài ra kinh nghiệm thực tế của nhà sản xuất cũng đóng một
vai trò rất quan trọng.
Ví dụ, đối với sản phẩm có yêu cầu cao về tính không độc bắt buộc ta phải
chọn hệ chất ổn định là hỗn hợp của dầu đậu nành epoxi hóa (3-5 phần) và phức
Ca/Mg/Zn (1,5-3 phần). Đối với PVC để sản xuất ống dẫn nước sinh hoạt và phụ
kiện ta dùng sulphat chì trung tính (3PbO.PbSO
4
.H
2
O) với tỉ lệ không quá 2 phần
khối lượng.
1.2.4.2 Chất hóa dẻo
Chất hóa dẻo giúp cho việc gia công dễ dàng hơn và tạo ra những sản phẩm
có độ linh hoạt, mềm dẻo.
Cũng như các chất ổn định, số lượng chất hóa dẻo cho nhựa PVC rất phong
phú và đa dạng. Có thể phân loại các chất hóa dẻo như sau:

- Các ester của axit thơm, trong đó ester của axit phtalic – các phtalate -
chiếm đến hơn 70% tổng lượng các chất hóa dẻo trên thị trường.
- Ester của axit aliphatic: Các adipat, sebacat, azelat… phù hợp cho sản xuất
các sản phẩm sử dụng ở nhiệt độ thấp. Còn acetyl-tributyl citrate và một số dẫn
xuất tương tự được sử dụng cho các sản phẩm không độc hại.
- Chất hóa dẻo polymer: Những chất hóa dẻo loại này thường không bị bốc
hơi và dịch chuyển ra khỏi hỗn hợp nhựa nên được sử dụng cho bao bì và các sản
phẩm chịu nhiệt độ cao.Ví dụ như: adipat và sebacat của propylene glycol (PPA và
PPD).
- Các phosphat hữu cơ: Do tính độc hại nên ít được dùng. Chúng chỉ được sử
dụng khi đòi hỏi sản phẩm có khả năng chống cháy cao. Ví dụ: tritolyl phosphat
(TTP) và trixylyl phosphat (TXP).
- Chất hóa dẻo từ epoxy: Là các loại dầu thực vật epoxy hóa và các eter của
epoxy-axit như dầu đậu nành epoxy hóa, butyl epoxy-stearat …
Luận văn thạc sỹ - 2009 Trang 9
Phan Bá Minh – Lớp Cao học hóa phân tích K15
Việc lựa chọn chính xác các chất hóa dẻo cho từng loại sản phẩm cũng
tương tự như việc lựa chọn các chất ổn định.
1.2.4.3 Chất bôi trơn:
Được sử dụng với 2 mục đích:
- Làm giảm độ bám dính giữa chất dẻo ở trạng thái nóng với vật liệu làm
khuôn mẫu. Các chất loại này được gọi là chất bôi trơn bên ngoài. Ví dụ: Axit
stearic và các muối kim loại của nó (Cd, Pb, Ca, Ba…), axit myristic, sáp parafin.
Tỉ lệ dùng thường là từ 0,25 – 0,6 phần khối lượng.
- Tạo sự trượt dễ dàng giữa các phân tử polymer với nhau. Các phụ gia dạng
này gọi là bôi trơn bên trong. Chúng ít được dùng cho loại PVC hóa dẻo nhưng lại
phổ biến đối với PVC cứng (không hóa dẻo). Ví dụ amit hoặc glyceryl ester của
các axit: stearic, oleic. Có thể dùng riêng từng loại hay hỗn hợp của 2, 3 thậm chí 4
loại. Tỉ lệ sử dụng không quá 4 phần khối lượng.
1.2.4.4 Chất độn:

Chất độn sử dụng cho PVC nói riêng hay cho chất dẻo nói chung, không chỉ
với mục đích giảm giá thành mà còn để cải thiện tính năng kỹ thuật của chúng.
- Chất độn cho PVC cứng: Canxi cacbonat (CaCO
3
), thạch cao;
- Chất độn cho PVC hóa dẻo: CaCO
3,
muội than, đất sét, canxi silicat…
1.2.4.5 Chất tạo màu:
Các chất tạo màu sau đây thường là các chất màu vô cơ hay hữu cơ. Việc lựa
chọn chất màu cần chú đến một số đặc tính của chúng như:
- Khả năng phân tán vào nhựa;
- Độ bền nhiệt;
- Độ bền với môi trường sử dụng;
- Độ dịch chuyển
- Độ bền màu…
Bảng 1.1: Một số chất màu thông dụng
Màu
Màu vô cơ
Màu hữu cơ
Trắng
- Titan oxit TiO
2
- Kẽm oxit ZnO
- Hỗn hợp kẽm chì oxit là hỗn hợp kẽm oxid và chì
sulfat với ZnO chiếm khoảng 50-88% và Lithopone
được hình thành bởi phản ứng hóa học giữa kẽm sulfat
với bari sulfua tạo kẽm sulfua và barisulfat, litopone
Luận văn thạc sỹ - 2009 Trang 10
Phan Bá Minh – Lớp Cao học hóa phân tích K15

chứa khoảng 28% kẽm sulfua
- Bột chì: 2PbCO
3
. Pb(OH)
2
, đã được thay thế sau
khi có Titandioxid và lithopone.
- Antimon trioxid: (SbO
3
) ít được sử dụng.
Đen
Muội than, oxid sắt
Đen aniline
Đỏ
- Đỏ cadmi: cadmi sulfua, cadmi selenua (CdS) ,
cadmi –thủy ngân sulfua (CdS – HgS)
- Chì molibdat PbMoO
4
- Chì đỏ bao gồm Pb
3
O
4
và một lượng PbO, Pb
3
O
4
chiếm khoảng 85 – 98%
- Màu azo
- quinacridin
- đỏ

antraquinon
Cam
- Màu cam molydate: là hỗn hợp bột gồm: chì
molydate, chì chromate, và chì sulphate
- Cam crom: thành phần PbO.PbCrO
4
, trong đó
PbCrO
4
chiếm 74%
Vàng
- Vàng crom: chủ yếu là chì chromate – PbCrO
4
, có
màu vàng
- Màu vàng kẽm: thành phần gồm kẽm chromate có
công thức như sau: 4ZnO.4CrO
3
.K
2
O.3H
2
O và
4ZnO.5CrO
3
.4H
2
O, cho màu vàng chanh
- Bismut (III) vanadat – BiVO
4

- Màu vàng stronti: bản chất là stronti cromate
- Màu gốc
azo
Antraquinon
Benzidin
Lục
- Xanh Chrome : là hỗn hợp bột của chrom vàng và
bột sắt (iron blue)
Lam
- Bột sắt – iron blue: là phức sắt cyanua chứa kim
loại kiềm hoặc gốc amoni [Fe(NH
4
)Fe(CN)
6
], khả năng
cách nhiệt tốt
- Các chất gốc titanat, …
Tím
- Mangan amoni photphat (NH
4
)
2
MnO
2
.(P
2
O
7
)2
- Dioxzin

Luận văn thạc sỹ - 2009 Trang 11
Phan Bá Minh – Lớp Cao học hóa phân tích K15
1.3 Một số tiêu chuẩn trên thế giới về hàm lượng kim loại nặng xâm nhập
của các vật liệu đồ chơi trẻ em [12, 14,19,27] :
Bảng 1.2: Một số tiêu chuẩn về hàm lượng kim loại hòa tan từ vật liệu của đồ chơi
trẻ em, đơn vị ppm (mg/kg)
Tiêu chuẩn
Antimon
(Sb)
Arsen
(As)
Bari
(Ba)
Cadmi
(Cd)
Chrom
(Cr)
Chì
(Pb)
Thủy
ngân
(Hg)
Selen
(Se)
TCVN 6238-3:
2008
60
25
1000
75

60
90
60
500
- Đối với đất
nặn và sơn bằng
tay
60
25
250
50
25
90
25
500
ASTM F963-3
Mỹ
60
25
1000
75
60
90
60
500
EN 71 part 3
Châu Âu
60
25
1000

75
60
90
60
500
ISO 8124 part 3
Quốc tế
60
25
1000
75
60
90
60
500
CRC, C931
Canada
1000
1000
1000
1000
-
Tổng
600
Tổng
10
1000
Tiêu chuẩn ASTM F963-3 có thêm tiêu chuẩn về hàm lượng chì tổng trong
sơn hoặc màng sơn phủ ≤ 600ppm.
Như vậy hiện nay thế giới đang quan tâm đến các kim loại: As, Ba, Cd, Cr,

Hg, Pb, Sb, Se trong các đồ chơi trẻ em.
1.4 Sơ lược về tính chất và độc tính của một số kim loại nặng: As, Cd, Cr,
Pb, Sb [3,5,6,9,10].
1.4.1 Arsen -As
1.4.1.11 Tính chất vật lý
Asen tồn tại trong thiên nhiên dưới ba dạng:
- Dạng As( là dạng bền, tương đối cứng và dòn, tỷ khối d= 5.727
- Dạng asen đen, As(là dạng vô định hình, dòn. d=4.9
- Dạng asen vàng Aslà dạng giả bền, hoạt tính hóa học cao hơn hai dạng
trên .
1.4.1.2 Tính chất hóa học:
Arsen có số oxy hóa từ +1 đến +5 trong đó đặc trưng nhất là mức +3 và +5.
Luận văn thạc sỹ - 2009 Trang 12
Phan Bá Minh – Lớp Cao học hóa phân tích K15
ở nhiệt độ thường, arsen kim loại bị oxi hóa trên bề mặt, khi đun nóng cháy
trong không khí tạo thành oxit:
4As + 3O
2
= 2 As
2
O
3
Do có thế điện cực dương nên arsen không phản ứng với nước, acid
chlohidric.
Arsen phản ứng với các HNO
3
đặc tạo acid arsenic, với H
2
SO
4

đặc tạo
diarsentrioxit, với nước cường thủy tạo arsen triclorua. Ví dụ:
As + HNO
3
(đặc) = H
3
AsO
4
+ NO
2
 + H
2
O
2As + 3H
2
SO
4
(đ,n) = As
2
O
3
 + SO
2
 + H
2
O
Arsen có thể tan trong kiềm, giải phóng hydro, phản ứng xảy ra chậm và thu
nhiệt:
2As + 2NaOH (20%) + 4H
2

O = 2NaAsO
3
+ 5H
2

Ở dạng bột, arsen cháy trong khí clo tạo triclorua:
As + 3/2Cl
2
= AsCl
3
Ngoài ra khi đốt nóng arsen còn tác dụng với lưu huỳnh, brom, iod tạo các
hợp chất có trạng thái oxi hóa khác nhau ví dụ: As
2
S
3
, As
2
S
5
, …
Arsen tác dụng với các kim loại kiềm tạo arsenua.
ở dạng hợp chất, điển hình nhất là As(III) và As(V):
- Arsen(III) oxit vừa có tính baz vừa có tính acid:
As
2
O
3
+ H
2
O = H

3
AsO
3
As
2
O
3
+ 2KOH + 3H
2
O = 2K[As(OH)
4
]
As
2
O
3
+ 8HCl = HAsCl
4
+ H
2
O
- Các halogenua của As(III) là những hợp chất dễ ttan trong nước và bị phân
hủy không hoàn toàn:
AsCl
3
+ H
2
O = As(OH)
3
+ HCl

Chúng cũng dễ phản ứng với các halogenua kim loại kiềm tạo các phức chất
dạng M[AsX
4
], M
2
[AsX
5
], hoặc tạo những sản phẩm như AsCl
3
. 4NH
4
Arsen phân bố rộng rãi trong vỏ quả đất, arsen xâm nhập vào nước từ các
công đoạn hoà tan các chất và quặng mỏ, từ nước thải công nghiệp và từ sự lắng
đọng không khí. ờ một vài nơi, đôi khi Arsenic xuất hiện trong nước ngầm do sự
ăn mòn các nguồn khoáng vật thiên nhiên.
1.4.1.3 Độc tính của arsen
Ba ảnh hưởng chính của arsen tới sức khoẻ con người là: làm đông keo
protein, tạo phức với Asen(III) và phá hủy quá trình photpho hóa. Asen gây ung
thư biểu mô da, phế quản, phổi, các xoang do Asen và các hợp chất của Asen có

×