Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề cương ôn thi GDCD HKII lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.96 KB, 3 trang )

Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
1/ Tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng:
- Là tài sản của toàn dân do nhà nước chịu trách nhiệm quản lí.
- Lợi ích công cộng là lợi ích chung dành cho mọi người như công viên, nhà văn
hóa, cầu đường.
- Tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng có vai trò quan trọng trong việc phát triển
kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Bảo vệ tài sản Nhà nước là ý thức bảo vệ môi trường.
2/ Nghĩa vụ của công dân:
*Công dân có nghĩa vụ tôn trọng vào bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.
- Không lấn chiếm, phá hoại, sử dụng tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng vào
mục đích cá nhân.
- Khi được giao quản lí phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm, không tham ô,
lãng phí, đấu tranh với những hành vi làm ô nhiễm môi trường, phá hoại tài
nguyên thiên nhiên.
3/ Trách nhiệm của Nhà nước:
- Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về quyền quản lí
và sở hữu tài sản người dân.
- Nhà nước tuyên truyền, giáo dục công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng tài sản
Nhà nước và lợi ích công cộng.
Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
1/ Quyền khiếu nại và tố cáo:
a/ Quyền khiếu nại:
- Là quyền của công dân đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các
quyết định trái với quy định của của pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân.
b/ Quyền tố cáo:
- Là quyền của công dân báo cho cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về
một vụ việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào gây thiệt
hạ, đe dọa đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
* Cách thực hiện hai quyền này: trực tiếp trình bày hoặc gửi đơn.


2/ Trách nhiệm của Nhà nước:
- Nhà nước kiểm tra cán bộ, công chức Nhà nước có thẩm quyền, xem xét khiếu
nại và tố cáo trong thời hạn pháp luật quy định.
- Nhà nước xử lí nghiêm khắc các hành vi xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của tập thể, của công dân.
- Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại hoặc tố cáo, lợi dụng việc khiếu nại, tố
cáo để vu khống người khác.
3/ Nghĩa vụ của công dân:
- Công dân thực hiện quyền này khách quan, trung thực và thận trọng đúng theo
quy định của pháp luật.
Quyền tự do ngôn luận
1/ Ngôn luận:
- Ngôn luận là dùng lời nói để diễn đạt công khai suy nghĩ của mình, bàn về vấn đề
chung.
2/ Quyền của công dân:
- Là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến.
3/ Quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận:
- Quyền tự do của công dân được pháp luật quy định:
+ Công dân có quyền cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật.
+ Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
+ Trong các cuộc họp, phương tiện thông tin đại chúng, kiến nghị với đại biểu
quốc hội, hội đồng nhân dân, góp ý vào các dự thảo, văn bản luật và các bộ luật
quan trọng,…
+ Sử dụng quyền tự do ngôn luận phải theo quy định của pháp luật để phát huy
quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dựng Nhà nước và quản lí xã hội.
4/ Trách nhiệm của Nhà nước:
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện tốt quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.
5/ Công dân, học sinh:
- Rèn luyện kĩ năng phát biểu trước tập thể, mọi người, trau dồi kiến thức văn hóa,

chuyên môn, thường xuyên đóng góp ý kiến ở trường, ở lớp và ở cộng đồng nhằm
sử dụng tốt quyền tự do ngôn luận.
Hiếp pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
1/ Hiến pháp:
- Là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp
luật Việt Nam, Mọi văn bản pháp luật khác nhau đều được xây dựng, ban hành trên
cơ sở các quy định của hiến pháp, không được trái với hiến pháp.
- Trường hợp sửa đổi hiến pháp phải có 2/3 số đại biểu biểu quyết tán thành.
2/ Nội dung hiến pháp:
- Hiến pháp quy định những vấn đề nền tảng, những quy tắc mang tính định hướng
của đường lối xây dựng, phát triển đất nước:
+ Bản chất Nhà nước.
+ Chế độ chính trị.
+ Chế độ kinh tế.
+ Chính sách văn hóa, xã hội.
+ Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
+ Tổ chức bộ máy Nhà nước.
3/ Trách nhiệm của công dân:
- Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
* Các cơ quan quyền lực:
+ Quốc hội và HĐND các cấp ( tỉnh, thành phố): Huyện (quận, thị xã), xã (phòng,
thị trấn).
+ Cơ quan quản lí Nhà nước: Chính phủ, UBND chí cấp (tỉnh, thành phố):
Huyện(quận, thị xã), xã(phường, thị trấn).
Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
1/ Pháp luật:
-Là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà
nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp: giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế,…
2/ Đặc điểm của pháp luật:
a/ Tính quy phạm phổ biến: các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của

mọi người trong xã hội quy định khuôn mẫu, những quy tắc xử sự chung mang tính
phổ biến.
b/ Tính xác định chặt chẽ: các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ,
thể hiện trong các văn bản pháp luật.
c/ Tính bắt buộc(tính cưỡng chế): pháp luật do Nhà nước ban hành, mang tính
quyền lực Nhà nước, bắt buộc mọi người đều phải tuân theo, ai vi pha5mse4 bị
Nhà nước xử lí theo quy định
3/ Nguyên nhân vi phạm pháp luật:
- Thiếu hiểu biết.
- Tham lam.
- Nghèo khó.
- Pháp luật không tuyên truyền rộng rãi.
4/ Bản chất pháp luật:
- Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. thể hiện ý chí của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội(chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục).
5/ Vai trò của pháp luật:
- Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí Nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa, xã
hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, là phương tiện để phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo
đảm công bằng xã hội.

×