Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

thi ĐH Chuyen Phan Boi Chau lan 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.37 KB, 6 trang )

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013. LẦN 1.
TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU Môn: ĐỊA LÝ; Khối C.
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát
đề
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm).
1. Trình bày đặc điểm chung về địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Những đặc
điểm đó có ảnh hưởng gì tới sông ngòi của miền?
2. Phân tích mối quan hệ giữa quá trình đô thị hóa và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
nước ta.
Câu II (3,0 điểm)
1. Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta. Tại sao trong những
năm gần đây, nuôi trồng tăng tỷ trọng trong cơ cấu sản lượng và giá trị sản xuất của
ngành thủy sản?
2. So sánh thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp giữa Trung du miền núi Bắc
Bộ và Tây Nguyên. Xác định tên Nhà máy, địa điểm, công suất của 2 nhà máy thủy
điện lớn nhất đang hoạt động ở mỗi vùng.
Câu III (3,0 điểm).
Cho bảng số liệu:
Diện tích và sản lượng lúa của nước ta.
Năm Diện tích lúa cả năm
(nghìn ha)
Sản lượng lúa cả
năm (nghìn tấn)
Trong đó sản lượng lúa
đông xuân (nghìn tấn)
1995 6 766 24 964 10 737
1999 7 654 31 394 14 103
2000 7 666 32 530 15 571
2002 7 504 34 447 16 720
2005 7 329 35 833 17 332


2006 7 325 35 850 17 588
2007 7 207 35 942 17 762
Anh (chị) hãy:
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta trong giai đoạn
1995 – 2007.
2. Nhận xét và giải thích tình hình sản xuất lúa của nước ta ở giai đoạn trên.
II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm).
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a (2,0 điểm)
Vấn đề lương thực thực phẩm của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ cần được giải quyết
bằng cách nào? Tại sao việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng.
Câu IV.b (2,0 điểm).
Chứng minh rằng: Nước ta có nguồn tài nguyên du lịch phong phú. Để phát triển du lịch
bền vững cần phải thực hiện những giải pháp gì?
………… Hết……………
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013. LẦN 1
Môn: ĐỊA LÝ, Khối C.
(Đáp án – thang điểm có 05 trang)
Câu Ý Nội dung Điểm
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm)
I
(2,0đ
)
1 Đặc điểm chung địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ,
ảnh hưởng của đặc điểm đó tới sông ngòi của miền:

- Đặc điểm chung địa hình.

+ Chủ yếu là địa hình đồi núi, trong đó có những dãy núi cao, đồ
sộ ( Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc…)
+ Hướng nghiêng chung địa hình: Tây Bắc – Đông Nam; hướng
núi: Tây Bắc – Đông Nam và Tây – Đông.
+ Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ Đồng bằng Châu thổ →
Đồng bằng ven biển.
+ Nhiều cồn cát, bãi biển đẹp, nhiều đầm phá.
- Ảnh hưởng:
+ Quy định hướng sông ngòi của miền: Hướng TB – ĐN (dẫn
chứng); hướng Tây – Đông (dẫn chứng).
+ Ảnh hưởng đến chiều dài, độ dốc của sông: sông Tây Bắc dài,
diện tích lưu vực lớn, độ dốc trung bình nhỏ; sông Bắc Trung Bộ
ngắn, dốc, diện tích lưu vực nhỏ.
+ Ảnh hưởng đến chế độ nước sông, tới khả năng xâm thực, vận
chuyển và bồi tụ sông ngòi.
0,25đ
0,25đ
0,5đ
2 Mối quan hệ giữa quá trình đô thị hóa và sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ở nước ta:

- Tác động đô thị hóa đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
+ Đô thị hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực CN – XD và
dịch vụ → thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ Khu vực kinh tế đô thị có sức hút đối với đầu tư trong và
ngoài nước, tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh
tế.
+ Đô thị hóa góp phần thức đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo lãnh thổ.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy quá trình đô thị hóa:

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng KV
I
, tăng tỷ trọng
KV
II
, KV
III
) tạo ra một số lao động dư thừa trong nông nghiệp để
chuyển sang lao động Công nghiệp, dịch vụ.
+ Sự nâng cấp, hiện đại hóa các ngành thuộc kết cấu hạ tầng tạo
0,5đ
0,5đ
điều kiện thúc đẩy quá trình đô thị hóa.
+ Hoạt động Công nghiệp, dịch vụ phát triển tạo sức hút đối với
dân cư, đồng thời nâng cao vai trò của đô thị
II
(3,0đ
)
1 Tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản. Nuôi trồng
tăng tỷ trọng trong cơ cấu sản lượng và giá trị sản xuất
ngành thủy sản:
1,5đ
- Tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản:
+ Tình hình chung:
• Sản lượng thủy sản tăng nhanh, 2005 đạt hơn 3,4 triệu tấn.
• Bình quân thủy sản/người tăng, hiện nay đạt
42kg/người/năm.
• Nuôi trồng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong sản lượng
và giá trị sản xuất ngành thủy sản.
+ Khai thác:

• Sản lượng khai thác tăng (dẫn chứng)
• Phân bố: tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh khai thác
thủy sản, các tỉnh dẫn đầu (dẫn chứng).
+ Nuôi trồng:
• Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt gần 1 triệu ha.
• Nhiều giống thủy sản được nuôi trồng, quan trọng nhất là
tôm, cá tra, cá ba sa…
• Phân bố: Đồng bằng sông Cửu Long, ĐB Sông Hồng…
- Nuôi trồng tăng tỷ trọng vì:
+ Nguồn lợi tự nhiên ngày càng cạn kiệt.
+ Thực hiện chính sách coi trọng và bảo vệ nguồn lợi tự nhiên.
+ So với khai thác, thủy sản nuôi trồng đáp ứng tốt hơn nhu cầu
thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
2 So sánh thế mạnh tự nhiên để phát triển công nghiệp giữa
Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. Xác định tên 2
nhà máy:
1,5đ
- So sánh:
+ Giống nhau:
• Đều có nhứng loại khoáng sản trữ lượng lớn hoặc có giá
trị kinh tế cao.
• Đều có tiềm năng lớn về thủy điện.
+ Khác nhau:
→ Trung du miền núi Bắc Bộ:
• Giàu khoáng sản để phát triển công nghiệp hơn Tây
Nguyên (dẫn chứng).

• Có tiềm năng rất lớn về thủy điện (dẫn chứng)
• Cơ sở nguyên liệu phong phú từ nông nghiệp, thủy sản.
→ Tây Nguyên:
0,25đ
0,5đ
0,5đ
• Nghèo tài nguyên khoáng sản hơn Trung du miền núi Bắc
Bộ (chỉ có Boxit trữ lượng hàng tỷ tấn nhưng đang ở dưới
dạng tiềm năng)
• Tiềm năng thủy điện sau vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
• Cơ sở nguyên liệu phong phú từ lâm nghiệp, nông nghiệp.
- Hai nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất đang hoạt động ở
mỗi vùng:
+ Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ:
• Nhà máy thủy điện Hòa Bình (Sông Đà, 1920 MW)
• Nhà máy thủy điện Sơn La (Sông Đà, 2400 MW)
+ Vùng Tây Nguyên:
• Nhà máy thủy điện YALY (Sông Xexan, 700 MW)
• Nhà máy thủy điện Đa Nhim (sông Đa Nhim, 160 MW)
0,25đ
III
(3,0đ
)
1 Biểu đồ thích hợp nhất: 1,5đ
- Biểu đồ kết hợp (cột chồng và đường)
- Yêu cầu:
• Có tên, ghi chú.
• Chính xác về khoảng cách năm.
• Đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ.
2 Nhận xét và giải thích: 1,5đ

BSL: Năng suất lúa cả năm và tỷ trọng sản lượng lúa Đông
Xuân trong sản lượng lúa cả nước.
Năm 1995 1999 2000 2002 2005 2006 2007
Năng
suất
(tạ/ha)
36,9 41,0 42,4 45,9 48,9 48,9 49,9
Tỷ
trọng
lúa
ĐX
(%)
43,0 44,9 47,9 48,5 48,4 49,0 49,4
- Nhận xét:
+ Diện tích:
• Giai đoạn 1995 – 2007 diện tích lúa cả năm tăng (dẫn
chứng).
• Tốc độ tăng không ổn định: giai đoạn 1995 – 2000 tăng
liên tục sau đó 2000 – 2007 giảm (dẫn chứng).
+ Năng suất: Năng suất lúa cả năm tăng, tăng liên tục và tăng
tương đối nhanh (dẫn chứng)
+ Sản lượng:
• Tổng sản lượng lúa cả năm và sản lượng lúa Đông Xuân
tăng (dẫn chứng)
• Tỷ trọng sản lượng lúa đông xuân tăng trong tổng sản
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
lượng lúa (dẫn chứng).

- Giải thích:
+ Diện tích tăng do khai hoang phục hóa, do nâng cao hệ số sử
dụng đất. Giai đoạn 2000 – 2007 giảm chủ yếu do chuyển đổi
mục đích sử dụng.
+ Năng suất tăng do áp dụng KHKT váo sản xuất lúa.
+ Sản lượng tăng chủ yếu do năng suất tăng. Lúa đông xuân
tăng tỷ trọng trong tổng sản lượng lúa vì đây là vụ lúa cho năng
suất cao và ổn định.
0,5đ
II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)
IV.a
(2,0đ
)
Giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm vùng Duyên hải
Nam Trung Bộ. Ý nghĩa của việc tăng cường kết cấu hạ tầng
giao thông vận tải.

- Giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm của vùng bằng cách:
+ Tận dụng diện tích đất nông nghiệp thuộc các đồng bằng ven
biển để phát triển cây lương thực, đặc biệt là lúa, cây CN ngắn
ngày, cây rau, đậu.
+ Đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm (Bò, dê, cừu…)
+ Phát huy lợi thế ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.
+ Với những sản phẩm lương thực thực phẩm vùng không đáp
ứng được, phải tiến hành trao đổi ngoại vùng.
- Việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa
quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng vì:
+ Xuất phát từ vai trò của giao thông vận tải trong sự phát triển
kinh tế cũng như hình thành cơ cấu kinh tế của vùng.
+ Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của vùng chưa đáp

ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế.
+ Vùng đang đẩy mạnh hoạt động tăng cường kết cấu hạ tầng
giao thông vận tải:
• Nâng cấp QL 1, đường sắt Bắc – Nam làm tăng vai trò
trung chuyển, thúc đẩy giao lưu kinh tế với các vùng kinh
tế khác.
• Nâng cấp hệ thống sân bay trong vùng (dẫn chứng).
• Các dự án phát triển các tuyến đường ngang (dẫn chứng).
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
IV.b
(2,0đ
)
Nước ta có nguồn tài ngyên du lịch phong phú. Định hướng
phát triển du lịch bền vững.

- Nước ta có nguồn tài nguyên du lịch phong phú:
+ Khái niệm tài nguyên du lịch.
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên:
• Địa hình: ĐH bờ biển, ĐH Cacxto, ĐH núi… (dẫn
chứng)
• Tài nguyên khí hậu: (dẫn chứng)
• Tài nguyên nước: nhiều hệ thống sông, hồ tự nhiên và
0,25đ
0,5đ

nhân tạo, nguồn nước khoáng, nước nóng (dẫn chứng).
• Tài nguyên sinh vật: (dẫn chứng)
+ Tài nguyên du lịch nhân văn:
• Di tích lịch sử văn hóa: (dẫn chứng)
• Lễ hội: (dẫn chứng)
• Tiềm năng về văn hóa dân tộc, văn nghệ dân gian, làng
nghề truyền thống…. (dẫn chứng).
- Để phát triển du lịch bền vững cần thực hiện các giải pháp:
+ Tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo.
+ Tôn tạo và bảo vệ tài nguyên - môi trường gắn với lợi ích của
cộng đồng.
+ Tổ chức thực hiện theo quy hoạch, giáo dục – đào tạo về du
lịch…
(Lưu ý: Thí sinh làm bài theo cách khác nhưng đảm bảo đủ ý thì
vẫn cho điểm tối đa)
0,5đ
0,75đ

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×